Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP RỪNG TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.19 KB, 65 trang )

PHẦN MỘT
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Năm 2006 Việt Nam đã gia nhập WTO, hàng hóa các nước tràn vào Việt
Nam, Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để đưa các mặt hàng của mình ra thị trường
thế giới, các doanh nghiệp cạnh tranh ngày một gay gắt. Đứng trước bối cảnh trên
doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để làm ra sản phẩm có chất lượng cao, giá
thành hạ. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng và
xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đó yêu cầu các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm biết được thực trạng của doanh nghiệp
đang ở trong hoàn cảnh nào, để có những biện pháp xác thực, xây dựng và lựa chọn
những giải pháp tối ưu, có thể khai thác hiệu quả tiềm năng sản xuất hiện có của
mình, đồng thời khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp phải trong
quá trình sản xuất. Nhằm giảm chi phí sản xuất. Đó là điều kiện để tồn tại và phát
triển trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà
nước vẫn còn nhiều điều bất hợp lý trong công tác quản lý, làm giá thành sản phẩm
phải gánh chịu những khoản chi phí bất hợp lý, và có thể thiếu hợp lệ điều này gây
ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế, về phía doanh nghiệp nó làm tăng giá thành
sản phẩm, giảm lợi nhuận, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Vì
vậy doanh nghiệp cần phải thực hiện cổ phần hóa, nhằm gắn trách nhiệm của công
nhân viên trong doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động
của doanh nghiệp sẽ năng động hơn, khai thác được tính năng động sáng tạo của
cán bộ công nhân viên, nâng cao được hiệu quả sản xuất, là tiền đề để đứng vững
trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.
Trong bối cảnh trên, các doanh nghiệp sản xuất - chế biến lâm sản ở Việt
Nam, đã thường xuyên cải tiến máy móc, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân
viên, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, từ đó một số doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường


1


trong nước và nước ngoài. Về kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ, Việt Nam đã vượt qua
Philippin, vươn lên chiếm vị trí thứ 4 trong khối các nước Đông Nam Á (sau
Malaixia, Inđônêxia và Thái lan) và được các nước đánh giá là một đối thủ mới nổi
đầy tiềm năng nhờ chi phí sản xuất rẻ, nhân lực dồi dào và trình độ tay nghề khá, và
năm 2007 được dự báo sẽ là năm thành công với sản phẩm gỗ này. Bên cạnh đó
cũng đang còn nhiều doanh nghiệp có những hạn chế, vấn đề như: nguồn nguyên
liệu ngày một khan hiếm, máy móc thiết bị còn lạc hậu, tác phong làm việc của
người lao động chưa cao, khả năng quản lý còn hạn chế đặc biệt là trong công tác
tìm đầu ra cho sản phẩm.
Công ty cổ phần công nghiệp rừng Tây Nguyên. Là công ty nhà nước được
cổ phần ngày 1/1/2005, theo quyết định số 3402 BNN- TCCB/QĐ ngày 05/10/2004
của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhằm mục tiêu gắn kết trách nhiệm
của công nhân với kết quả hoạt động sản xuất của công ty. Trong những năm gần
đây công ty đã hoạt động có lãi, hoạt động của công ty đã thường xuyên hơn không
còn bị gián đoạn. Nhưng vẫn còn một số vướng mắc chung của các công ty nhà
nước mới được cổ phần hóa như, chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường năng
động, chưa tự chủ trong công việc, tâm lý ỷ lại vào bầu sữa của nhà nước, đặc biệt
trong khâu tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài: “ PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP RỪNG TÂY
NGUYÊN ” nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất của công ty.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Tìm hiểu thực trạng ngành sản xuất - chế biến lâm sản của Việt Nam nói
chung và của Tây Nguyên nói riêng, tìm hiểu những thế mạnh cũng như hạn chế, và
tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất

của các sản phẩm lâm nghiệp.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất của công ty.
- Phân tích những nguyên nhân ảnh đến hiệu quả sản xuất của công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty.
2


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu quá trình hoạt động sản xuất của công ty cổ phần công nghiệp
rừng Tây Nguyên

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Nội dung:
 Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả sản xuất của công ty.
 Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất của công ty.
 Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
công ty.
- Địa điểm: Tại công ty cổ phần công nghiệp rừng Tây Nguyên, số 9 Nguyễn
Thị Định - Phường Khánh Xuân – TP. Buôn Ma Thuột.
- Thời gian:


Nghiên cứu số liệu công ty trong ba năm ( 2004-2006).




Thời gian thực tập: Ba tháng, từ ngày 4/2007- 6/2007

3


PHẦN HAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ cở lý luận.
2.1.1. Sản xuất và kết quả sản xuất
2.1.1.1. Sản xuất.
a. Khái niệm sản xuất.
Sản xuất là việc sử dụng những nguồn nhân lực để biến đổi những nguồn vật
chất và tài chính thành của cải và dịch vụ. Những của cải và dịch này phải phù hợp
với nhu cầu của thị trường. Sự kết hợp các các nhân tố sản xuất phải thực hiện trong
những điều kiện có hiệu quả nhất.
Sản xuất hàng hoá là quá trình sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để bán,
không phải để tiêu dùng bởi chính người sản xuất ra sản phẩm đó. Theo nghĩa rộng
hoạt động sản xuất bao gồm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quá trình sản xuất và
cả khâu tiêu thụ sản phẩm..[7]
b.Sản xuất trong lâm nghiệp.
Sản xuất trong lâm nghiệp là kết quả trực tiếp và hữu ích của lao động trong
ngành lâm nghiệp kết hợp với quá trình sinh trưởng tự nhiên của sinh vật và các
điều kiện thiên nhiên khác sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định, kể cả các sản
phẩm thu hoạch thêm trong quá trình sản xuất như cành cây, hoa quả, thú rừng…[7]
2.1.1.2. Kết quả sản xuất
Kết quả sản xuất là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài
chính và các hoạt động khác của đơn vị sản xuất. Để hiểu rõ kết quả trong hoạt
động sản xuất kinh doanh ta tìm hiểu các khái niệm sau.
a. Doanh thu.
Doanh thu của doanh nghiệp là biểu hiện thu nhập toàn bộ của đơn vị sản

xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. đó chính là đối tượng phân phối chủ
yếu của đơn vị nhằm bù đắp mọi chi phí, hộp ngân sách nhà nước, chia lãi và trích
lập các quỹ của đơn vị. Xét một cách tổng quát, doanh thu là tổng số tiền thu được
từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, nó bao
gồm toàn bộ số tiền bán hàng, trả gia công hoặc cung ứng dịch vụ.[5]

4


Theo quy định hiện hành, tổng doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
+ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
+ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất
kinh doanh phụ.
+ Thu nhập từ các hoạt động liên doanh, liên kết.
+ Thu nhập của các nghiệp vụ tài chính.
+ Thu nhập khác.
Như vậy tổng doanh thu trong doanh nghiệp là:
n

D = ∑ Di
i =1

Trong đó:
D: Tổng doanh thu của doanh nghiệp
Di: Doanh thu của từng loại hoạt động kinh doanh
b. Chi phí.
 Khái niệm.
Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong
muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất
định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến

việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: doanh thu và lợi nhuận. Tuy
nhiên chi phí được phân loại dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau và việc phân loại
chi phí như vậy không nằm mục đích phục vụ nhu cầu quản trị doanh nghiệp.[5]
 Phân loại chung: Còn gọi là phân loại theo nội dung chi phí hay phân loại
theo hệ thống kế toán hiện hành. Chi phí bao gồm các loại.
+ Chi phí sản xuất ( nhóm tài khoản 62)
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- chi phí sản xuất chung
+ Chi phí ngoài sản xuất (nhóm tài khoản 64)
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
c. Lợi nhuận.

5


 Khái niệm.
+ Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền bộ phận của sản phẩm
thặng dư do kết quả của công nhân mang lại.
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biều hiện kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của
doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao
động, vật tư, tài sản cố định…. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng co tác dụng
khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối
đúng đắn. [5]
+ Khái niệm hiệu số gộp (Contribution Margin).
Hiệu số gộp là phần còn lại từ doanh thu, sau khi trừ chi phí khả biến, là

hiệu số giữa doanh thu và chi phí khả biến. Hiệu số gộp là phần đóng đóng góp
dùng đảm bảo trang trải cho chi phí bất biến và có lãi.[5]
- Hiệu số gộp = Doanh thu – Chi phí khả biến.
- Hiệu số gộp = Lợi nhuận + Chi phí bất biến
 Cơ cấu lợi nhuận.
Do đặc điểm sản xuất kinh của doanh nghiệp đa dạng , nên lợi nhuận được
hình thành từ nhiều bộ phận khác nhau. Trong đó lợi nhuận cấu thành từ:
- Lợi nhuận về hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lợi nhuận về hoạt động tài chính
- Lợi nhuận bất thường.

3.1.2. Điểm hoà vốn của công ty
a. Khái niệm.
Điểm hoà vốn BEP (break even point) là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng
với tổng chi phí (total costs equal total revenue). Tại điểm doanh thu này, doanh
nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ. Đó là sự hoà vốn. Như vậy, tại điểm hoà
vốn vì không có lãi cũng như không lỗ nên hiệu số gộp bằng với chi phí bất biến.[5]
b. Các thước đo tiêu chuẩn hoà vốn.

6


Ngoài khối lượng hoà vốn và doanh thu hoà vốn, điểm hoà vốn còn được
quan sát dưới các góc nhìn khác: Chất lượng điểm hoà vốn, mỗi phương cách đều
cung cấp một tiêu chuẩn đánh giá hữu ích về hiệu quả kinh doanh.
o Thời gian hoà vốn: Là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hoà vốn
trong một kỳ kinh doanh thường là một năm.
o Công suất hoà vốn: Còn gọi là tỉ suất hoà vốn, là tỉ lệ giữa khối lượng sản
phẩm hoà vốn so với tổng khối lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hoà
vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh.

o Doanh thu an toàn: Đây là phần doanh thu vượt qua điểm hoà vốn, phần
doanh thu đó bắt đầu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp và đặc biệt, khi ấy
doanh thu chỉ còn trang trại cho chi phí khả biến mà thôi, vì chi phí bất
biến đã được bù đắp đủ tại doanh thu hoà vốn. Doanh thu an toàn càng
lớn , điểm hoà vốn càng gần hơn và vì thê sự rủi ro sẽ giảm đi, mức an
toàn tất nhiên sẽ cao hơn.
c. Các phương pháp xác định điểm hoà vốn
o Phương pháp đại số (algebraic method)
o Phương pháp hiệu số gộp (contribution margin method)
o Phương pháp đồ thị (graphical method)

2.1.3. Tình hình tài chính.
2.1.3.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu phân tích tài chính
a. Khái niệm:
Phân tích các báo cáo tài chính không phải là một quá trinh tính toán các chỉ
số mà là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở
doanh nghiệp mà được phản ảnh trên các báo cáo tài chính đó. Phân tích các báo
cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ
sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các
điểm yếu. Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính là cần làm sao cho các con số
trên các báo cáo đó "biết nói" để những người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình
hình tài của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những
nhà quản lý doanh nghiệp đó.[8]
b. Ý nghĩa.
7


Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tót hay xấu đều có

tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đói với quá trình sản xuất kinh doanh.
c. Mục tiêu phân tích.
Các mục tiêu của phân tích là:
+ Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà
đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra quyết định về đầu
tư, tín dụng và các quyết định tương tự.
+ Nhằm cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và những
những người sử dụng khác đánh giá số lượng thời gian và rủi ro của những khoản
thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi.
+ Phân tích báo cáo tài chính cũng phải cung cấp thông tin về các nguồn lực
kinh tế của một doanh nghiệp.
2.1.3.2. Định nghĩa về vốn.
a. Đinh nghĩa.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một loại hàng hóa là một trong những
yếu tố của nguồn lực. Vốn được thể hiện bằng giá trị, nghĩa là vốn phải đại diện cho
một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định, một loại giá trị tài sản nhất định, nhưng không
phải tất cả các nguồn tiền đều là vốn.
Tiền chỉ là vốn khi nó được sử dụng vào mục đích đầu tư hoặc kinh doanh.
tiền để tiêu dùng hàng ngày, Tiền dữ trữ không phải là vốn. Vì đó là khoản chi tiêu
và tiền tiết kiệm, để dành là tiền không có khả năng sinh lời, không thể tạo ra sự
phát triển kinh tế. Vốn là một loại hàng hóa giống các loại hàng hóa khác ở chỗ đều
có chủ sở hữu đích thực, song nó khác ở chỗ là người sở hữu vốn có thể chỉ bán
quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định.
Vốn là yếu tố sản xuất khan hiếm nhất của nền kinh tế nước ta hiện nay.
Dưới dạng tiền tệ vốn được định nghĩa là khoản, tức là một bộ phận thu nhập chưa
tiêu dùng. Dưới dạng vật chất bao gồm các loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng,
nguyên vật liệu, thành phẩm…. Bên cạnh vốn tồn tại dưới dạng vật chất còn có các
loại vốn vô hình như bằng phát minh, thương hiệu… Trong quá trình hoạt động của

8



nền kinh tế, vốn luôn luôn vận động và chuyển hoá về hình thái vật chất cũng như
từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ. [8]
b. Phân loại. Dựa vào hoạt động kết quả đầu tư, vốn được chia làm hai loại
- Vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định:
- Vốn đầu tư nhằm tái tạo ra các tài sản lưu động cho cơ sở sản xuất
kinh doanh, dịch vụ.

2.1.4. Lao động .
2.1.4.1Khái niệm lao động.
Nguồn lao động là tất cả những người trong độ tuổi lao động(Nữ 15-55, Nam
15-65), đang tham gia làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm. Trong doanh nghiệp
nguồn lao động bao gồm cả chất lượng lao động( trình độ, kinh nghiệm…) và số
lượng lao động(số công nhân, số giờ lao động…).
Quản trị lao động là lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra sự
trao đổi chất giữa con người với các yếu tố tự nhiên trong quá trình tạo ra của cải
vật chất, tinh thần để thoả mãn nhu cầu của con người. Nhằm duy trì , sử dụng và
phát triển tiềm năng vô tận của con người.[8]
2.1.4.2.Phương pháp quản trị nguồn nhân lực.
Quản trị nói chung và quản trị nhân lực nói riêng là một khoa học và là một
nghệ thuật. Để quản trị nguồn nhân lực tốt các nhà khoa học về quản trị thường
phân tích qua sơ đồ quản trị sau.
Sơ đồ 1: Sơ đồ phương pháp quản trị nhân lực

Kỹ thuật và công
nghệ mới

Quản lý truyền
thống

Điều kiện kinh tế
chính trị xã hội

Những yếu tố chủ yếu

Những thay đổi trong
quản trị nhân lực

Những điều kiện
(môi trường ngoài)

9

Sức lao động

Quản lý đổi
mới
Tư duy tư tưởng của người
quản lý(người khởi xướng)


Dựa vào sơ đồ nhà quản trị định hướng, đưa ra phương pháp quản trị thích
hợp. Nội dung chính của quản trị nguồn nhân lực gồm các bước: Phân tích công
việc, bố trí lao động, đào tạo, xây dựng các đòn bẩy kinh tế- kích thích vật chất tinh
thần người lao động, cuối cùng là tổ chức hệ thống quản trị nguồn nhân lực.[8]
2.1.4.3. Năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động có thể sáng tạo
ra một số sản phẩm vật chất có ích trong một thời gian nhất định, hoặc là thời gian
lao động hao phí để sản xuất ra một sản phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất
lượng tổng hợp, biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng

nâng cao năng suất lao động là biện pháp chủ yếu để tăng sản lượng, hạ giá thành
sản phẩm. Năng suất lao động được tính như sau.[3]
Số lượng sản phẩm
Năng suất lao động =
Thời gian lao động
Giá trị sản xuất
Năng suất lao động =
Số lượng công nhân

2.2. Cơ sở thực tiễn.
2.2.1. Tình hình sản xuất-chế biến lâm sản của Việt Nam
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ đạt 1,93 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm 2005. Trong đó, Mỹ vẫn là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch chiếm tới 38,55% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này.
Theo các chuyên gia thương mại dự báo năm 2007 sẽ tiếp tục là một năm
thành công đối với ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam do nhu cầu nhập
khẩu sản phẩm gỗ trên thế giới rất lớn trong khi thị phần của Việt Nam còn rất nhỏ,
đồng thời sản phẩm gỗ của Việt Nam ngày càng tạo được uy tín trên thị trường đồ
nội thất bằng gỗ của thế giới.
Trong năm 2006, thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ tương đối ổn định so với
năm 2005. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam,

10


với kim ngạch đạt hơn 744 triệu USD trong năm 2006, tăng 31,2% so với năm 2005
và chiếm tới 38,55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này.
Bảng 2.1:Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2005-2006
ĐVT: USD

Năm 2006
Năm 2005
2006/2005
Thị trường
(USD)
(USD)
(USD)
(%)
Mỹ
744.083.385
566.968.429
177.114.956
31,2%
Nhật Bản
286.799.143
240.873.378
45.925.765
19,1%
Anh
135.686.710
114.928.625
20.758.085
18,1%
Trung Quốc
94.067.697
60.341.237
33.726.460
55,9%
Pháp
83.854.795

74.202.159
9.652.636
13,0%
Đức
69.973.469
75.311.341
-5.337.872
-7,1%
Hàn Quốc
65.718.820
49.678.170
16.040.650
32,3%
Ôxtrâylia
54.473.083
41.865.008
12.608.075
30,1%
Đài Loan
50.306.111
40.627.003
9.679.108
23,8%
Hà Lan
45.660.037
45.443.004
217.033
0,5%
Canada
33.474.367

17.597.598
15.876.769
90,2%
Bỉ
29.184.297
24.905.053
4.279.244
17,2%
Tây Ban Nha
28.012.019
33.732.510
-5.720.491
-17,0%
Italia
23.269.791
21.902.078
1.367.713
6,2%
Đan Mạch
19.401.660
16.324.924
3.076.736
18,8%
Singapore
9.593.423
12.290.182
-2.696.759
-21,9%
Hồng Kông
7.259.855

8.644.521
-1.384.666
-16,0%
Áo
843.458
2.003.015
-1.159.557
-57,9%
Philippin
400.447
347.156
53.291
15,4%
Nguồn: www.tcvg.hochiminhcity.gov.vn
Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 là EU, kim ngạch xuất khẩu đạt 500,2 triệu
USD, tăng 9,47% so với năm 2005, trong đó Anh là thị trường tiêu thụ lớn nhất,
tiếp đến là Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha và Italia. Riêng tại khu vực thị
trường này, xuất khẩu tới Anh, Bỉ và Pháp tăng trưởng mạnh nhất, nhưng xuất khẩu
tới Tây Ban Nha và Đức đã giảm sút so với năm 2005.
Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 3 trong năm 2006 là Nhật
Bản. Kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này trong năm 2006 đã đạt 286.8 triệu
USD, tăng 19,1% so với năm 2005, chiếm 14,86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

11


Năm 2006, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang hầu hết các thị
trường đều tăng so với năm 2005. Hungary là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của
Việt Nam với tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 137,7% so với năm 2005, kim
ngạch xuất khẩu đạt 1,86 triệu USD. Ả rập xê út là thị trường có tốc độ tăng trưởng

mạnh thứ 2 với kim ngạch đạt 3,39 triệu USD, tăng 106% so với năm 2006. Ai Len,
Nga, Canada là 3 thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch lớn tiếp theo với tốc
độ tăng trên 90%.
Tuy nhiên, cũng có những thị trường giảm nhập khẩu sản phẩm gỗ từ Việt
Nam như: Áo(57,9%), Singapore(21,9%), Tây ban nha(17%), Hồng Kông(16%)…

2.2.2. Tình hình sản xuất-chế biến lâm sản của tỉnh Đắk Lắk.
2.2.2.1. Một số chỉ tiêu chung của Đắk Lắk.
Tỉnh Đắk Lắk là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên. Phía bắc của
tỉnh giáp với tỉnh Gia Lai, phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây nam giáp tỉnh
Đắk Nông, phía đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà, phía tây giáp với vương
quốc Campuchia.
Tỉnh Đắk Lắk bao gồm 01 thành phố là TP Buôn Ma Thuột và có 12 huyện.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 13.085 Km 2 , dân số năm 2004 là 1.710 nghìn người ,
chiếm 24% về diện tích và 36,3% về dân số vùng Tây Nguyên. Mật độ dân số toàn
tỉnh là 131 người/ Km2. Với tình hình dân số và lao động của tỉnh năm 2001- 2005
được thể hiện bảng sau.
Bảng 2.2: Dân số và lao động tỉnh Đắk Lắk
ĐVT: Người
Năm
Chỉ tiêu
Dân số
+Nam
+ Nữ
Lao động
+Số người trong độ tuổi
+Số người ngoài độ tuổi
có tham gia lao động

2001


2002

2003

2004

2005

1.599.238 1.634.343 1.667.737 1.690.135 1.714.855
805.806
824.364 840.074
850.966
865.553
793.432
809.979 827.663
839.169
849.302
838.573
860.987 898.317
936.455
956.120
816.571
838.517 875.333
913.139
932.314
36.782

37.589


38.281

38.836

39.615

Nguồn: Niên giám thống kê 2005 tỉnh Đắk Lắk
Nhận xét :

12


Dân số của tỉnh năm 2001 là 1.599.238 người, năm 2005 là 1.714.855 người,
trung bình mỗi năm tăng 28.904 người. Trong đó Nam tăng 14.937 người/năm, Nữ
tăng 13.968 người/năm.
Lao động của tỉnh trong 5 năm trung bình chiếm 54% dân số đây là tỉ lệ cao,
thể hiện lực lượng lao động của tỉnh Đắk Lắk dồi dào. Lực lượng lao động tăng đều
qua các năm theo tỉ lệ tăng dân số, với mức tăng trung bình trong 5 năm là 29.387
lao động/năm. Với tỉ lệ và mức tăng này làm cho cơ cấu lao động của tỉnh chủ yếu
là lực lượng lao động trẻ, có khả năng làm việc tốt .
2.2.2.2. Một số chỉ tiêu về sản xuất lâm sản tại Đắk Lắk.
a. Chỉ tiêu về diện tích rừng và giá trị lâm sản .
Bảng 2.3: Chỉ tiêu về diện tích rừng và giá trị lâm sản.
Năm
Chỉ tiêu
Tổng diện tích rừng (ha)
+ Rừng tự nhiên
+Rừng trồng
Giá trị sản phẩm gỗ, lâm
sản (Trđ)


2001

2002

2003

2004

2005

621.748
612.033
9.175

619.329
608.572
10.757

608.887
594.489
14.398

614.446
595.088
19.358

614.446
595.088
19.358


165.272

148.279

257.471

261.122

262.102

Nguồn: Niên giám thống kê 2005 tỉnh Đắk Lắk
Nhận xét:
Trong 5 năm diện tích rừng tự nhiên giảm 16.945 ha, rừng trồng tăng 10.183
ha làm cho tổng diện tích giảm 7.302 ha (giảm 1,2%). Diện tích rừng tự nhiên trong
ba năm (2001-2003) giảm liên tục, đến năm 2004 nà năm 2005 tăng lại và đạt
595.088 ha, do chính sách đóng cửa rừng của Chính Phủ trong năm 2004, còn diện
tích rừng trồng tăng liên tục trong 5 năm, với mức tăng bình quân hàng năm của
rừng trồng là 2.546 ha/năm.
Ta thấy diện tích rừng giảm trung bình qua 5 năm là 1,2% nhỏ hơn nhiều so
với tốc độ tăng của giá trị từ sản phẩm gỗ, lâm sản với mức tăng trung bình là 59%
(tăng 96.830 triệu đồng). Cho thấy giá trị từ rừng ngày một cao, nên cần chú trọng
bảo vệ rừng, khai thác có hiệu quả tài nguyên quý giá này
b. Chỉ tiêu về sản xuất hàng mộc.
13


Bảng 2.4: Chỉ tiêu về sản xuất hàng mộc.
Năm
Chỉ tiêu

Số cơ sở SX sản phẩm
gỗ, lâm sản
Sản phẩm gỗ xẻ
(1000m3)
Giá trị sản xuất sản phẩm
gỗ, lâm sản(Trđ)
Giá trị xuất khẩu hàng hoá
lâm sản (1000USD)

2001

2002

2003

2004

2005

36

42

48

41

42

25


29

36

30

30

165.272

148.279

257.471

261.122

262.102

2.527

5.558

2.949

5.191

7.174

Nguồn: Niên giám thống kê 2005 tỉnh Đắk Lắk

Nhận xét:
Qua 5 năm (2001-2005) số cơ sở sản xuất sản phẩm gỗ, lâm sản trên địa bàn
tỉnh tăng 6 cơ sở. Với sản phẩm gỗ sẻ tăng 5000 m 3, sản phẩm gỗ sẻ hai năm 2004
và 2005 giảm do chính sách đóng cửa rừng của Chính Phủ.
Giá trị sản phẩm gỗ lâm sản tăng nhanh năm 2001 đạt 165.272 triệu đồng
đến năm 2005 là 262.102 triệu đồng tăng 96.830 triệu đồng. Trong đó giá trị xuất
khẩu hàng lâm sản qua 5 năm tăng 4.647.000 USD.

14


PHẦN BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
3.1.1.1. Sự hình thành và phát triển:
Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Rừng Tây Nguyên là công ty cổ phần trực
thuộc Tổng Công Ty Lâm Nghiệp Việt Nam. Được thành lập trên cơ sở xáp nhập
hai đơn vị làm ăn thua lỗ, không hiệu quả đó là Nhà Máy Cơ Khí Lâm Nghiệp
Rừng Tây Nguyên và Xí Nghiệp Khai Thác Vận Chuyển Lâm Sản 21.
Công ty được thành lập theo quyết định số 11100 TCLD/QĐ ngày
10/07/1996 của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn.
Trải qua gần 10 năm hoạt động đến ngày 1/1/2005, công ty đã tiến hành cổ
phần hoá theo quyết định số 3402 BNN- TCCB/QĐ ngày 05/10/2004 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn với vốn điều lệ là 4 tỷ đồng. Giấy phép kinh doanh
số 4003000046 ngày 14/01/2005 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh ĐắkLắk cấp
Trụ sở giao dịch: Số 09 Nguyễn Thị Định -Phường Khánh Xuân- Tỉnh Đắk Lắk.
Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Rừng Tây Nguyên.
TAYNGUYEN FORESTRY INDUSTRIAL COMPANY.

Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Rừng Tây Nguyên là công ty có tư cách
pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng. Với 51% cổ phiếu thuộc
quyền sở hữu của Tổng Công Ty Lâm Nghiệp Việt Nam và 49% cổ phiếu thuộc
quyền sở hữu của cán bộ công nhân viên trong công ty.
3.1.1.2. Chức Năng Của Công Ty.
Là một doanh nghiệp thành viên của Tổng Công Ty Lâm Nghiệp Việt Nam
hoạt động theo quy định pháp luật của nhà nước Việt Nam, hạch toán kinh tế độc
lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thực
hiện các chức năng sau:
-

Khai thác và kinh doanh gỗ tròn.

15


-

Chế biến gỗ XDCB, ván trang trí nội thất và hàng mộc xuất khẩu, nội địa.

-

Cung cấp dịch vụ: Khai thác vận chuyển lâm sản, gia công hàng mộc.

3.1.1.3.Các đơn vị trực thuộc.
Hiện nay công ty có các đơn vị cơ sở sau:
+ Đội khai thác vận chuyển lâm sản và hoạt động trồng rừng cách
công ty khoảng 70-150 Km.
+ Xưởng sản xuất hàng mộc xuất khẩu và trang trí nội thất.
+ Xưởng chế biến ván ép cách công ty 15km ở quốc lộ 26.


3.1.2. Cơ cấu tổ chức
3.1.2.1.Cơ cấu tổ chức sản xuất.
sơ đồ 1:Công tác tổ chức sản xuất của công ty .

Công ty
Xưởng SX
ván ép

Bóc
phơi

Ván
ép

Đội Kthác-VC
lâm sản

Hoàn
thiện

Tổ
khai
thác

Tổ vận
chuyển

Xưởng mộc
xuất khẩu



chế
xẻ

Tổ
luộc
sấy

Tổ
gia
côn
g

Tổ
lắp
ráp

Qua sơ đồ trên ta thấy hoạt động của công ty là một chu trình khép kín, từ
khâu khai thác đến khâu chế biến. Các tổ sản xuất làm các nhiệm vụ cụ thể, kết hợp
liên hoàn nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động.
- Xưởng ván ép: Tổ cắt sẽ cắt khúc gỗ nguyên liệu, tổ bóc lạng sẽ bóc vỏ đưa
vào nhà máy lạng, gỗ lạng sẽ được phơi khô và bấm vá, dán keo, ép sau đó cắt ván
ép theo yêu cầu để tạo sản phẩm hoàn chỉnh.
- Đội khai thác vận chuyển lâm sản: Tổ khai thác có nhiệm vụ khai thác gỗ
tròn từ rừng ra bãi II. Tổ vận chuyển đưa từ bãi II về xưởng sản xuất.
- Xưởng mộc xuất khẩu: Là phân xưởng hoạt động chính của công ty. Trong
đó tổ sơ, chế xẻ gỗ nguyên liệu dạng phôi, tổ luộc sấy đưa phôi vào luộc, sấy. Tổ
16



gia công chế biến cắt phôi gỗ thành phôi các chi tiết sản phẩm, phôi được phay
thành chi tiết sản phẩm, sau đó được chà nhám. Sau đó tổ lắp ráp sẽ lắp ráp thành
sản phẩm hoàn chỉnh.
3.1.2.2.Cơ cấu tổ chức quản lý.
Bộ máy quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Yêu cầu phải gọn nhẹ, đảm bảo tính khoa học, tạo hiệu quả trong
quá trình hoạt động và linh hoạt với thị trường.
Trong quá trình phát triển Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Rừng Tây
Nguyên, đã tổ chức bộ máy quản lý của mình theo kiểu hỗn hợp trực tuyến, chức
năng. Cụ thể được thể hiện qua sơ đồ dưới.
Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy quản lý

Đại hội cổ
đông

Hội đồng
quản trị

Ban kiểm
soát

Ban giám
đốc

Phòng TChứcHChính

Xưởng sản xuất ván
bóc ép


Phòng KTếK Hoạch

Đội khai thác vận
chuyển lâm sản

: Biểu diễn mối quan hệ chức năng
: Biểu diễn mối quan hệ trực tuyến

17

phòng KToánTVụ

xưởng mộc xuất
khẩu


Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty.
 Đại hội cổ đông: Có quyền hành cao nhất trong công ty, có quyền điều
hành công ty và mọi vấn liên quan đến công ty.
 Hội đồng quản trị:Là cơ quan quản lý cao nhất giữa hai kỳ đại hội của
công ty do đại hội cổ đông bầu ra, có quyền quyết định các chiến lược, giải pháp
phát triển công ty, phát triển thị trường tiếp thị và công nghệ, quyết định, cơ cấu tổ
chức , quản lý nội bộ và biên chế của công ty.
 Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
các hoạt động về tài chính, nhân sự, sản xuất kinh doanh và tham mưu cho hội đồng
quản trị về các vấn đề trên.
 Giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ trực tiếp điều hành
mọi hoạt động của công ty: Như hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, nhân sự,
công tác XDCB. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty trực tiếp tham
gia ký kết các hợp đồng kinh tế, lệnh, thủ tục xuất nhập khẩu, chứng từ nhập xuất

vật tư... và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị công ty cũng như tổng công ty
lâm nghiệp Việt Nam về tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
 Phòng kinh tế kế hoạch: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của các
xưởng, đội khai thác, phối hợp với các phòng ban nhằm mục đích tham mưu cho
lãnh đạo công ty khi ra các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh.
Xây dựng mảng kinh doanh xuất nhập khẩu, tham mưu cho lãnh đạo khi ra
quyết định điều hành kinh doanh xuất nhập khẩu như: giá cả, công tác đối ngoại với
bạn hàng trong và ngoài nước.


Phòng kế toán - tài vụ: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh kịp thời các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, thực hiện đúng pháp luật quy định của nhà nước về kế toán- tài chính và tham
mưu cho lãnh đạo trong lĩnh vực kế toán thống kê và lập các chỉ tiêu tài chính trong
sản xuất kinh doanh.


Phòng tổ chức- hành chính: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ công nhân

viên và toàn bộ lao động của công ty, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sắp xếp cán
bộ theo đúng chức danh, xây dựng quỹ tiền lương áp dụng và khuyến khích các
phương pháp trả lương tiên tiến, nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng lao

18


động. Đồng thời giải quyết các công tác hành chính như: văn thư bảo mật, chế độ
nghỉ phép, tiếp khách...



Các xưởng sản xuất: tổ chức sản xuất các sản phẩm và chịu trách

nhiệm trước công ty về chất lượng sản phẩm của đơn vị mình sản xuất ra.
 Đội khai thác vận chuyển lâm sản: Có nhiệm vụ khai thác và vận chuyển
gỗ tròn cho các lâm trường và khai thác vận gỗ nguyên liệu về công ty chế biến.

3.1.3. Những khó khăn, thuận lợi chung của công ty.
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường, Công Ty Cổ Phần Công
Nghiệp Rừng Tây Nguyên đã trải qua những năm tháng hoạt động đầy những biến
động. Cho đến nay công ty đã cổ phần và hoạt động ổn định hơn năm 2006 lợi
nhuận thuần đạt 438 triệu đồng, hiệu quả sản xuất ngày một cao, nhưng bên cạnh đó
cũng còn không ít những khó khăn. Với những thuận lợi và khó khăn chính sau.


Thuận lợi:

- Nền kinh tế đất nước đang phát triển ổn định. Ngành chế biến lâm sản của
nước ta đang phát triển mạnh, cụ thể Việt Nam đã vượt qua Philiphin, vươn lên
chiếm vị trí thứ 4 trong khối các nước Đông Nam Á (sau Malaixia, Inđônêxia và
Thái lan) về kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ. Trong khi đó hàng mộc mỹ nghệ là thế
mạnh của công ty.
- Với cơ chế thị trường tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh, công ty có đủ
điều kiện chủ động trong điều hành và quản lý trong kinh doanh, chủ động lựa chọn
phương án kinh doanh, lựa chọn mặt hàng sản xuất đáp nhu cầu thị trường. Đồng
thời công ty được sự chỉ đạo trực tiếp và hỗ trợ vốn cũng như các điều kiện kinh tế
kỹ thuật của tổng công ty và các ban ngành liên quan.
- Công ty nằm trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk là tỉnh có tiềm năng về nguồn
nguyên liệu. Nằm trên quốc lộ 14 thuận tiện cho công tác vận chuyển và tiêu thụ
sản phẩm.

- Công ty đã xây dựng một đội ngũ công nhân viên từ cán bộ quản lý đến
công nhân lao động trực tiếp đoàn kết nhất trí, công nhân công ty đa số là công
nhân đã từng làm việc Nhà Máy Cơ Khí Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, có tuổi
nghề và trình độ cao, đảm trách được những khâu quan trọng trong dây chuyền sản
xuất, và có tư tưởng gắn bó lâu dài với công ty.
19




Khó khăn:

- Công ty mới cổ phần hoạt động chưa ổn định lại hoạt động trong cơ chế thị
trường cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong ngành. Đặc biệt công ty gặp không
ít khó khăn trong khâu tìm đầu ra cho sản phẩm.
- Thị trường đầu ra không ổn định, mặt khác công ty đóng xa khu công
nghiệp nên không thu hút được khách hàng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài.
- Hiện nay nguồn nguyên liệu ngày một khan hiếm, nguồn gỗ tròn khai thác
từ tự nhiên đang ngày một giảm dần cùng với chính sách đóng cửa rừng của chính
phủ. Còn nguồn gỗ cao su đòi hỏi phải có công nghệ sơ chế cao, là khó khăn về
nguồn nguyên liệu của công ty.
- Các mặt hàng của công ty đơn điệu về chủng loại, lại hầu như không được
đầu tư quảng cáo.
- Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu
về vốn cho một ngành kinh doanh cần nhiều vốn như ngành mộc xuất khẩu.

3.2. Phương pháp nghiên cứu,
3.2.1. Phương pháp chung.
Phương pháp duy vật biện chứng: Trong đề tài, phương pháp duy vật biện
chứng được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu.


3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Thu thập số liệu thông qua báo cáo tài chính, các chứng từ, hoá đơn của
công ty trong ba năm (2004-2006).
3.2.2.2.Phương pháp SWOT.
Là trên cơ sở phân tích 6 mục hành động của công ty về:
1. Sản phẩm (Chúng ta sẽ bán cái gì?)
2. Quá trình (Chúng ta bán bằng cách nào?)
3. Khách hàng (Chúng ta bán cho ai?)
4. Phân phối (Chúng ta tiếp cận khách hàng bằng cách nào?)
5. Tài chính (Giá, chi phí và đầu tư bằng bao nhiêu?)
6. Quản lý (Làm thế nào chúng ta quản lý được tất cả những hoạt động đó?)

20


Từ đó đưa: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của công ty theo bảng
Điểm mạnh-S

Điểm yếu-W

Cơ hội-O

Nguy cơ-T

Tiếp theo, phân tích bảng để đưa ra những những kết luận, kiến nghị cho
luận văn và là tài liệu tham khảo cho công ty.
3.2.2.3.Phương pháp sử lý số liệu:
- Phân loại số liệu thành các nhóm chỉ tiêu: Doanh thu, lợi nhuận, vốn, lao động

- Dùng phần mềm Microsoft Execl sử lý số liệu.
3.2.2.4.Phương pháp phân tích số liệu:
 Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Trong luận văn dùng hai
phương pháp so sánh:
+ Phương pháp số tuyệt đối (+/-)
+ Phương pháp tương đối (%).
 Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần
lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ
ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng
cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
 Phương pháp số chênh lệch. Là một dạng khác - dạng đơn giản hơn của
phương pháp thay thế liên hoàn.

3.2.3. Một số chỉ tiêu nghiên cứu.
3.2.3.1. Chỉ tiêu về kết quả sản xuất.
+ Lợi nhuận gộp = Dthu thuần - GV hàng bán
+ Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp - các loại chi phí
a. Nhóm chỉ tiêu doanh thu.
- Tổng doanh thu.
n

D = ∑ Di
i =1

Trong đó:
D: Tổng doanh thu của doanh nghiệp
Di: Doanh thu của từng loại hoạt động kinh doanh
21



- Tỷ trọng các loại doanh thu.
Doanh thu loại n
Tỷ trọng doanh thu loại n =
Tổng doanh thu
b. Nhóm chỉ tiêu chi phí.
Hệ số khái quát tình
hình thực hiện chi phí

Chi phí năm thực hiện
Chi phí năm gốc

=

Hệ số >1: Chi phí tăng
Hệ số < 1: Chi phí giảm
-

Tỉ xuất chi phí =

Tổng chi phí
×100%
Doanh thu

- Tiết kiệm chi phí
Mức tiết kiệm (+)
hay bội chi(-)

=


Doanh thu Tỉ suất CP
thực hiện thực hiện

Tỉ suất CP
năm trước

c. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
• Hiệu số gộp
+ Hiệu số gộp = Doanh thu – Chi phí
+ Hiệu số gộp = Lợi nhuận + Chi phí bất biến.
• Chỉ tiêu quan hệ trong lợi nhuận
+ Tỉ suất lợi nhuận =

+

Tỉ suất lợi nhuận =
so với vốn

Lợi nhuận
Doanh thu

×100%

Lợi nhuận
×100%
Nguồn vốn

• Lực đòn bẩy
Lực đòn bẩy =


Hiệu số gộp
×100%
Lợi nhuận

3.2.3.2. Chỉ tiêu về điểm hoà vốn.
a.Thời gian hoà vốn
+ Thời gian hoà vốn =
+
22

Doanh thu hoà vốn
×100%
Doanh thu bình quân một ngày


+

Doanh thu bình
quân một ngày =

Doanh thu trong kỳ
×100%
360 ngày

b.Doanh thu hoà vốn
+ Doanh thu hoà vốn

Chi phí bất biến
×100%

Tỉ lệ hiệu số gộp

=

c.Doanh thu an toàn
Doanh thu an toàn =Dthu thực hiện – Dthu hoà vốn
3.2.3.3. Chỉ tiêu về tình hình tài chính.
a. Một số chỉ tiêu chung về phân tích tài chính.
Lãi gộp
+
Hệ số lãi gộp =
×100%
Doanh thu
Lãi ròng
Doanh thu

×100%

+

Hệ số lãi gộp =

+

Số vòng
quay tài sản

=

Doanh thu

Tổng tài sản

×100%

+

Suất sinh lời
tài sản ROA

=

Lãi ròng
Tổng tài sản

×100%

+

Suất sinh lời vốn
chủ sở hữu ( ROE)

+

Phương trình DuPont.

=

Lãi ròng
×100%
Vốn chủ sở hữu


ROE = ROA × Đòn bẩy tài chính
b. Chỉ tiêu về biến động tài sản và nguồn vốn.
 Chỉ tiêu biến động tài sản.
+

Tỷ suất đầu tư

+

Tỷ suất đầu tư
TSCĐ

TSCĐ và ĐTDH
×100%
Tổng tài sản

=

=

TSCĐ bình quân
×100%
Tổng tài sản

 Chỉ tiêu biến động nguồn vốn.
+ +

Nguồn vốn i
trọng

vốn i = Nguồn vốn CSH ×100%
×100%
TỷTỷ
suất
tài trợ
=
Tổng
nguồn vốn
vốn
Tổng nguồn
23


c. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản.
 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
+

Hệ số luân chuyển
TSLĐ

Doanh thu thuần ×100%
TSLĐ

=

+

Thời gian một kỳ =
luân chuyển


360
×100%
Hệ số luân chuyển TSLĐ

+
+

Hệ số đảm nhiệm =
Sức sinh lời
=
TSLĐ
TSLĐ

TSLĐ
Lợi nhuận thuần ×100%
×100%
Doanh thu thuần
Tài sản lưu động

 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
+

Hệ suất sử dụng
TSCĐ

Doanh thu thuần ×100%
TSCĐ bình quân

+


Sức sản xuất
TSCĐ

=

Doanh thu thuần ×100%
Nguyên giá TSLĐ

+

Sức sinh lời
TSCĐ

=

Lợi nhuận thuần ×100%
TSCĐ Bình quân

+

Hao phí
TSCĐ

=

=

TSCĐ bình quân ×100%
Doanh thu thuần


3.2.3.4.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động.


Chỉ tiêu về mặt số lượng.
+

Số công nhân
tăng(giảm)
tương đối

+

Giá trị sản xuất = Số lượng công nhân × NSLĐ

+

Số
công
nhân
=
thực tế

Tỉ lệ nhân viên kỹ
thuật so công nhân
sản xuất

Số
công nhân
kế hoạch


Số nhân viên kỹ thuật ×100%
Số công nhân sản xuất

=

 Chỉ tiêu về năng suất lao động
+

Năng suất lao động trong một đơn vị thời gian.
W=

Tỉ lệ hoàn thành
× kế hoạch giá trị
sản xuất

Q
T

24


+

Lượng thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
W =

Với:

T
Q


W: Năng suất lao động của một lao động
Q: Là khối lượng lao động sản xuất trong thời gian T
T: Là tổng thời gian hao phí.

+

Năng suất lao động tính theo giá trị.
Năng suất
lao động

+ Giá trị
+ sản xuất

Số công
=
nhân

Giá trị sản xuất
Tổng số công nhân

=

×

Số ngày làm
Số giờ trong
Năng
việc của 1 ×
làm việc

× suất lao
công nhân
trong ngày
động giờ

25


×