Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Lỗi dùng từ, nguyên nhân và biện pháp khắc phục cho học sinh lớp 4, lớp 5 trong nhà trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.36 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ THANH NGA

LỖI DÙNG TỪ, NGUYÊN NHÂN
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CHO
HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5 TRONG
NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài Lỗi dùng từ, nguyên
nhân và biện pháp khắc phục cho học sinh lớp 4, lớp 5 trong nhà trường
Tiểu học, tôi đã nhận được sự cộng tác nhiệt tình của thầy cô giáo và các em
học sinh. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo của trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học, các cô
giáo và học sinh trường Tiểu học Định Trung- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. Đặc
biệt, tôi vô cùng cảm ơn TS. Lê Thị Thùy Vinh, người đã trực tiếp hướng dẫn
tôi để hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Nga



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài Lỗi dùng từ, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục cho học sinh lớp 4, lớp 5 trong nhà trường Tiểu học là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, căn cứ, kết quả có trong bài tập là trung
thực.
Đề tài này chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào
khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
3.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................... 5
1.1 Những vấn đề cơ bản về từ vựng tiếng Việt ............................................... 5
1.1.1 Đặc trưng về từ tiếng Việt ........................................................................ 5
1.1.2 Cấu tạo từ tiếng Việt ................................................................................ 8

1.1.3 Nghĩa của từ và một số hiện tượng về nghĩa của từ............................... 10
1.2 Từ trong hoạt động giao tiếp ..................................................................... 15
1.2.1 Đặc trưng phong cách chức năng của từ ................................................ 15
1.2.2 Đặc trưng biểu cảm của từ ..................................................................... 16
1.2.3 Sự chuyển biến ý nghĩa của từ ............................................................... 16
1.3 Những yêu cầu chung của việc dùng từ trong văn bản ............................. 18
1.3.1 Dùng từ đúng hình thức âm thanh và cấu tạo ........................................ 18
1.3.2 Dùng từ đúng về nghĩa ........................................................................... 19
1.3.3 Dùng từ đúng về quan hệ kết hợp .......................................................... 19
1.3.4 Dùng từ phải thích hợp ngôn ngữ văn bản ............................................. 20


1.3.5 Dùng từ đảm bảo tính hệ thống .............................................................. 20
1.3.6 Tránh thừa từ, lặp từ, dùng từ sáo rỗng, công thức ................................ 21
1.4 Các lỗi dùng từ thông thường ................................................................... 21
1.4.1 Lỗi dùng từ sai hình thức âm thanh và cấu tạo ...................................... 21
1.4.2 Lỗi dùng từ sai về nghĩa ......................................................................... 22
1.4.3 Lỗi dùng từ sai về quan hệ kết hợp ........................................................ 22
1.4.4 Lỗi dùng từ sai về sự thích hợp ngôn ngữ văn bản ................................ 23
1.4.5 Lỗi dùng từ không đảm bảo tính hệ thống ............................................. 23
1.4.6 Lỗi dùng thừa từ, lặp từ, từ sáo rỗng, công thức .................................... 24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LỖI DÙNG TỪ VÀ GIẢI PHÁP CHỮA
LỖI DÙNG TỪ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 Ở NHÀ TRƯỜNG TIỂU
HỌC ................................................................................................................ 25
2.1 Thực trạng lỗi dùng từ của học sinh lớp 4, 5 ở nhà trường Tiểu học ....... 25
2.1.1 Địa điểm tiến hành điều tra .................................................................... 25
2.1.2 Phương pháp điều tra ............................................................................. 25
2.1.3 Cách thức tiến hành ................................................................................ 25
2.1.4 Kết quả điều tra ...................................................................................... 25
2.2 Nguyên nhân ............................................................................................. 30

2.2.1 Nguyên nhân chung................................................................................ 30
2.2.2 Nguyên nhân lỗi dùng từ ........................................................................ 31
2.3 Biện pháp khắc phục lỗi dùng từ cho học sinh ......................................... 35
2.3.1 Biện pháp chung ..................................................................................... 35
2.3.2 Biện pháp thực hành từ ngữ - làm giàu vốn từ cho học sinh ................ 36
KẾT LUẬN .................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong
quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học, các em học sinh được
học 9 môn, trong đó Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng. Môn học này
đóng vai trò trong việc giáo dục và đào tạo con người, giúp cho học sinh cảm
nhận được cái hay, cái đẹp, phát triển tư duy, cung cấp những kiến thức sơ
giản về tiếng, kiến thức sơ giản về xã hội, thiên nhiên, con người, văn hóa và
văn học, biểu diễn tư tưởng, tình cảm, nhân cách của học sinh.
Ở bậc Tiểu học, các em học sinh bắt đầu làm quen với các kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết. Các kĩ năng này dần hình thành và phát triển theo các em
suốt cuộc đời. Chương trình môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học hiện nay
bao gồm bảy phân môn. Mỗi phân môn đều rèn luyện cho các em những kĩ
năng nhất định. Để rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh, giáo viên phải dạy tốt
cho các em các phân môn như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết và Tập làm
văn. Để viết đúng viết hay thì chúng ta phải đặc biệt chú ý tới hai phân môn là
Luyện từ và câu và Tập làm văn. Cả hai phân môn đều góp phần nuôi dưỡng
và phát triển mối quan tâm của các em với sự vật hiện tượng, con người xung
quanh mình. Không những thế nó còn góp phần khơi gợi ở các em lòng yêu
cái đẹp và khả năng phát triển ngôn ngữ.
Trong thực tế dạy học, có rất nhiều bài làm hay bài văn của học sinh

thể hiện khả năng tái hiện đời sống, tư duy linh hoạt, sáng tạo và trí tưởng
tượng phong phú của các em. Kỹ năng dùng từ viết đúng được thể hiện nhiều
nhất, rõ ràng nhất và cụ thể nhất trong các bài tập, bài văn của học sinh. Tuy
nhiên, các em vẫn mắc không ít lỗi dùng từ. Để các bài tập của các em ít gặp
lỗi dùng từ thì việc nghiên cứu các lỗi dùng từ, xác định những khó khăn mà
học sinh gặp phải là rất cần thiết. Công việc này giúp ích cho chúng tôi rất

1


nhiều trong việc tìm ra cách hạn chế các lỗi dùng từ của học sinh đồng thời có
hướng dạy học cho các em phù hợp và hiệu quả hơn.
Chúng tôi mong muốn thông qua việc tìm hiểu thực trạng lỗi dùng từ,
đưa ra cách sửa chữa và các biên pháp giúp các em học sinh viết đúng sẽ đem
lại cho chúng tôi những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc giảng dạy của
chúng tôi sau này. Vì vậy chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Lỗi dùng từ,
nguyên nhân và biện pháp khắc phục cho học sinh lớp 4, lớp 5 trong nhà
trường Tiểu học”.
2. Lịch sử vấn đề
Từ lâu vấn đề lỗi dùng từ đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu:
Năm 1996, trong cuốn “Tiếng Việt thực hành”, tác giả Nguyễn Minh
Thuyết ( chủ biên ) và Nguyễn Văn Hiệp - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội đã đề cập đến một số lỗi sai về dùng từ và cách chữa. Tuy nhiên đây chỉ
là những lỗi cơ bản chưa cụ thể và vấn đề này được tác giả xem xét trong diện
rộng, chưa thật phù hợp đối với cấp Tiểu học.
Tác giả Nguyễn Trí trong cuốn “Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học”,
Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000 cũng đề cập đến các vấn đề về lỗi sai mà
học sinh Tiểu học thường gặp ( bao gồm lỗi dùng từ đặt câu) trong bài Tập
làm văn viết. Nhưng vấn đề này chỉ được tác giả xem xét và đưa ra phương
pháp dạy học một cách khái quát mà không đưa ra biện pháp chữa lỗi cụ thể.

Năm 2005, trong cuốn “Lỗi từ vựng và cách khắc phục”, tác giả Hồ Lê,
Trần Thị Ngọc Lang, Lê Đình Nghĩa đã nêu ra 9 loại lỗi, trong đó có những
kiểu lỗi có thể gộp thành một như: lỗi do phối hợp nghĩa không ăn khớp với
những đơn vị từ vựng đi với nó với lỗi phong cách. Các tác giả mới đưa ra
cách khắc phục một số lỗi như: lỗi viết sai âm gây ra sự lẫn lôn về nghĩa, lỗi
hiểu sai nghĩa của từ, lỗi do phối hợp nghĩa giữa một số từ hoặc không ăn
khớp, hoặc bị trùng lặp.

2


Ngoài ra, trong cuốn “Từ điển lỗi dùng từ”, tác giả Hà Quang Năng, đã
xác định 5 dạng lỗi cơ bản như: dùng từ sai vỏ âm thanh, dùng từ sai nghĩa,
dùng lặp từ, dùng thừa từ, thiếu từ, dùng từ sai phong cách và sai từ loại. Từ
đó các tác giả đưa ra các biện pháp khắc phục lỗi.
Năm 2009, “Tiếng Việt thực hành”, tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ
Việt Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục cũng đã nêu ra cách dùng từ: dùng đúng
âm thanh và hình thức cấu tạo, đúng về nghĩa và quan hệ kết hợp, dùng từ
phải hợp với phong cách văn bản, đảm bảo tính hệ thống của văn bản.
Kế thừa và phát triển các thành tựu nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành
đề tài “Lỗi dùng từ, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của học sinh lớp 4,
lớp 5trong nhà trường Tiểu học” để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này.
Chúng tôi không chỉ thống kê các lỗi dùng từ, tìm cách sửa chữa mà còn đề
xuất một số biện pháp để hạn chế lỗi dùng từ, rèn kĩ năng dùng từ cho học
sinh Tiểu học cuối cấp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua xem xét thực trạng về lỗi dung từ của học sinh lớp 4, lớp 5,
đề tài hướng tới việc đề xuất cách chữa lỗi dùng từ cho học sinh Tiểu học
thông qua các bài tập và bài tập làm văn ở lớp 4, lớp 5.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về những vấn đề từ vựng tiếng việt và các lỗi dùng
từ thông thường.
- Thực trạng lỗi dùng từ trong các bài tập, bài tập làm văn viết của học
sinh lớp 4, 5.
- Nguyên nhân và biện pháp chữa lỗi dùng từ.

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lỗi dùng từ trong các bài tâp, bài tập
làm văn và các biện pháp chữa lỗi dùng từ đó.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng kĩ năng dùng từ của các em
học sinh khối 4, 5 trong nhà trường Tiểu học (trường Tiểu học Định Trung),
cụ thể là khảo sát lỗi dùng từ, lỗi trong các bài tập, bài tâp làm văn viết của
các em.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài
này đó là:
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
- Thủ pháp thống kê
- Thủ pháp so sánh
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của khóa luận gồm có hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Thực trạng lỗi dùng từ và giải pháp chữa lỗi dùng từ của
học sinh lớp 4, lớp 5 ở nhà trường Tiểu học

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Những vấn đề cơ bản về từ vựng tiếng Việt
1.1.1 Đặc trưng về từ tiếng Việt
1.1.1.1 Đặc trưng về ngữ âm
Hình thức âm thanh của từ tiếng Việt cố định, bất biến ở mọi vị trí, mọi
quan hệ và chức năng trong câu.
Tính cố định, bất biến có mối quan hệ mật thiết với tính độc lập tương
đối cao của từ tiếng Việt đối với câu, với ngôn cảnh. Có thể nói ở các ngôn
ngữ biến hình, với những mức độ khác nhau, chỉ có các “từ - cú pháp” mà
không có các từ ‘phi cú pháp” . Các từ tiếng Việt khác hẳn. Chúng ta có từ
sách nói chung, từ sách không mang trong lòng mình bất cứ một dấu vết nào
của các quan hệ, các chức năng cú pháp.
Thuật ngữ ngôn cảnh được hiểu là hoàn cảnh ngôn ngữ trực tiếp của từ
như lời nói miệng, bài, đoạn, câu và các từ ngữ khác chung quanh nó. Cần
phân biệt với ngữ cảnh là hoàn cảnh tổng quát của một hành vi giao tiếp.
Trong tiếng Việt cũng như trong tất cả các ngôn ngữ khác - và có thể
trong tiếng Việt thì nhiều hơn - có không ít những từ mà hình thức âm thanh
gợi tả cái mà nó biểu thị: đó là các từ tượng thanh, những từ mà hình thức âm
thanh của nó mô phỏng âm thanh của tự nhiên. Không kể những từ như ầm
ầm, ào ào, vù vù, vi vu, róc rách, líu lo,….. là từ tượng thanh chân chính trực
tiếp miêu tả âm thanh, các từ như ( con) bò, (con) mèo, (con) chút chit (đồ
chơi của trẻ em có miệng sáo); cạch (bắn súng cối: “ cẩn thận không chúng nó
cạch cho vài quả cối bây giờ !”)….cũng là tượng thanh, mặc dù chúng chỉ

toàn bộ một sự vật, hoạt động chứ không chỉ miêu tả riêng âm thanh do các sự
vật, hoạt động đó phát ra.

5


Những từ này là “ tượng thanh” được là vì thể chất vật chất của ngôn
ngữ ( tức thể chất âm học - thính giác) trùng làm một với toàn bộ hoặc một bộ
phận thể chất vật chất của cái được biểu thị thể chất ( âm thanh tự nhiên). Nói
như thế cũng tức là nói: điều kiện để cho một từ có thể “ gợi tả”, mô phỏng sự
vật, hiện tượng là thể chất vật chất của từ phải trùng hợp với thể chất vật chất
( toàn bộ hay bộ phận) của sự vật, hiện tượng.
1.1.1.2 Đặc trưng về ngữ pháp
Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt không được thể hiện ở hình thức
ngữ âm của từ mà chỉ biểu lộ trong cụm từ, trong câu khi từ kết hợp với các từ
khác ở trước và sau nó. Ví dụ từ cây khi đứng một mình thì không có dấu
hiệu nào biêu hiện đặc điểm ngữ pháp của nó. Khi tham gia vào việc tạo câu,
từ cây cũng không biến đổi hình thức ngữ âm để thể hiện các đặc điểm từ loại.
Chỉ có thể biết được đăc điểm ngữ pháp của nó khi có sự kết hợp với các từ
khác. Chẳng hạn trong câu Chẳng mấy chốc, mà ông đã cày xong thửa ruộng.
Từ cày kết hợp với phụ từ đã ở trước chứng tỏ nó mang đặc điểm ngữ pháp
của động từ. Tuy nhiên trong các tổ hợp lưỡi cày, cày chia vôi thì từ cày lại
mang đặc điểm ngữ pháp của danh từ.
Cùng với đặc điểm ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp có vai trò quyết định
trong sự kết hợp từ thành cụm từ, thành câu. Nếu sự kết hợp không tương ứng
với đặc điểm ngữ pháp của từ thì sẽ mắc cả lỗi dùng từ và lỗi về đặt câu.
Ví dụ: Hằng ngày cô đến trường bằng bộ quần áo giản dị.
Ở câu này từ bằng dùng không đúng với đặc điểm ngữ pháp. Bằng là
quan hệ thường được dùng trước danh từ biểu thị một phương tiện hay cách
thức hoạt động do động từ biểu thị. Ở đây bộ quần áo không phải là phương

tiện hay cách thức hoạt động đến trường mà nó được nêu ra để nói về phong
cách, đức đọ của cô giáo. Do đó, dùng từ bằng là sai, phải thay bằng từ với
mới phù hợp. Có thể chữa Hằng ngày cô đến trường với bộ quần áo giản dị.

6


1.1.1.3 Đặc trưng về cấu tạo
Do trong tiếng Việt, hình vị, từ, cụm từ và câu….về mặt ngữ âm đều là
những âm tiết tổ hợp âm tiết, cho nên việc nhận thức một âm tiết hoặc một tổ
hợp âm tiết nào đó có phải là từ hay không có ý nghĩa cực kì quan trọng đối
với việc sử dụng từ và lĩnh hội ý nghĩa của câu nói.
Ví dụ: Câu sau đây: “Cái xe đạp nhẹ lắm!”. Có thể hiểu 2 cách: thứ
nhất câu này vừa nhận xét đánh giá về trọng lượng của cái xe đạp, thứ hai câu
này vừa nhận xét vừa đánh giá về đặc điểm vận hành của một cái xe đạp nào
đấy. Theo nghĩa thứ nhất chúng ta hiểu là cái xe đạp nặng tầm 5, 6kg trở lại.
Theo nghĩa thứ hai chúng ta hiểu cái xe đạp đó khi đạp không tốn nhiều sức,
ít mệt người, mặc dù trọng lượng thực của nó có vẻ không nhẹ.
Hiểu theo cách nào là tùy thuộc vào chúng ta nhận thức tổ hợp âm tiết
xe đạp là một từ (và do đó phát âm liên tục) hay là một cụm từ xe đạp ( do đó
có thể phát âm ngắt giọng ở giữa).
Như thế cùng với đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm cấu tạo cũng là một
thành phần hình thức góp phần xác định từ và nghĩa của từ.
Nhận thức tư cách từ và đặc điểm cấu tạo của một tổ hợp âm thanh náo
đó là:
- Nhận thức xem tổ hợp âm thanh đó đã đủ tư cách là từ hay chưa,
hay chỉ là một yếu tố cấu tạo từ, hay chỉ là một tổ hợp của hai hay ba từ….
- Nếu đã là từ thì nó do những yếu tố nào tạo nên và được tạo ra theo
phương thức nào.
Điều đáng chú ý là, về nguyên tắc, cấu tạo từ là những vận động trong

lòng một ngôn ngữ. Vận động cấu tạo từ sản sinh ra không phải chỉ một từ
riêng lẻ mà sản sinh ra hàng loạt từ cùng một kiểu.
Có thể nói rằng, trong tiếng Việt, các yếu tố cấu tạo từ là những hình
thức ngữ âm có ý nghĩa nhỏ nhất - tức là những yếu tố không thể phân chia
thành những yếu tố nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa - được dùng để cấu tạo ra

7


các từ theo phương thức cấu tạo từ tiếng Việt. Chúng ta gọi các yếu tố đặc
điểm trên và chức năng trên bằng thuật ngữ quốc tế: hình vị (ví dụ như: xe,
áo, người, bịch, đét, học…).
1.1.2 Cấu tạo từ tiếng Việt
1.1.2.1 Từ đơn
Trong tiếng Việt từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên. Đa số từ
đơn tiếng Việt là từ đơn âm (ví dụ: song, núi, đi, chạy,….). Từ đơn đa âm có
thể là từ thuần Việt ( ví dụ: bồ kết, tắc kè, chèo bẻo,….), cũng có thể là từ vay
mượn (ví dụ: mì chính, cà phê, xà phòng, mít tinh,….)
Phần lớn từ đơn tiếng Việt là từ nhiều nghĩa. Một số ví dụ:
+ Đầu: bộ phận cơ thể, thứ nhất, trước tiên.
+ Đi: vận động rời chỗ, xỏ (đi ủng, đi giầy), di chuyển (đi quân cờ…)
+ Đứng: đứng trên dôi chân của người hoặc động vật, không vận động,
không làm việc…
Từ đơn tiếng Việt mang đặc trưng ngữ nghĩa của từ vựng tiếng Việt,
mà những đặc trưng ấy ,một phần quan trọng được biểu hiện trong các từ
nhiều nghĩa. Về mặt ngữ nghĩa, từ đơn không lập thành hệ thống ngữ nghĩa
như các từ ghép hoặc từ láy (nhất là từ ghép).
Về mặt lịch đại, từ đơn được dùng để cấu tạo hàng loạt từ phức ( lúc
này nó được hình vị hóa).
1.1.2.2 Từ láy

Từ láy là từ phức được tạo thành bởi hình vị gốc (hình vị mang ý nghĩa
từ vựng) và hình vị láy lại hình vị gốc đó.
Ví dụ: xanh → xanh xanh
rối → bối rối
đỏ → đo đỏ
Căn cứ vào số lần láy, người ta chia từ láy tiếng Việt thành hai loại từ
láy lớn : từ láy đôi, láy ba và từ láy tư.

8


Ví dụ: gọn → gọn gàng ( láy đôi)
Sạch → sạch sành sanh ( láy ba)
Khểnh → khấp khểnh→ khấp kha khấp khểnh (láy tư)
Láy đôi gồm: láy toàn bộ và láy bộ phận.
Trong các từ láy toàn bộ ( toàn bộ âm tiết của hình vị gốc được giữ
nguyên) : xanh xanh, xinh xinh, xa xa,..., cần chú ý hai biến thể: láy toàn bộ
có biến thanh và láy toàn bộ có biến thanh, biến vần ( ví dụ: đo đỏ, nằng nặng,
đèm đẹp, khang khác,..).
Cũng vẫn dựa vào tiêu chí trên người ta chia từ láy bộ phận thành từ láy
âm (cái được giữ là phụ âm đầu), ví dụ: dễ dãi, gượng gạo, mập mạp, múa
may, run rẩy,…và từ láy vần ( cái được giữ là vần), ví dụ: lò dò, luẩn quẩn, lờ
mờ, bắng nhắng, bỡ ngỡ,..).
Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy: Nghĩa của từ láy được hình thành từ
nghĩa cỉa tiếng gốc. so với nghĩa của tiếng gốc nghĩa của từ láy có những sắc
thái riêng như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, nhấn mạnh…
1.1.2.3 Từ ghép
Từ ghép là những từ gồm hai tiếng trở nên có quan hệ với nhau về
nghĩa. Ví dụ: nhà cửa, sách vở, hợp tác xã, nhà kho,…
Từ ghép gồm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

Từ ghép đẳng lập được tạo thành bởi hai tiếng có quan hệ bình đẳng về
mặt ngữ pháp. Ví dụ: yêu thương, kính trọng, quần áo, sách vở, đi đứng,…
Về mặt ý nghĩa, từ ghép đẳng lập có ý nghĩa tổng hợp, khái quát. Nghĩa
của từ ghép đẳng lập thường rộng hơn, bao trùm hơn so với nghĩa của từ tiếng
tạo thành.
Từ ghép chính phụ được tạo thành bởi hai tiếng, trong dó có một tiếng
chính và một tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính
đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Ví dụ: nhà kho, xe đạp, bong chuyền, cá mập,…

9


Về mặt ý nghĩa, từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. nghĩa của
từ ghép chính phụ hẹp hơn so với nghĩa của tiếng chính.
1.1.3 Nghĩa của từ và một số hiện tượng về nghĩa của từ
1.1.3.1 Các thành phần nghĩa của từ
Tùy theo chức năng mà các từ chuyên đảm nhiệm, trong ý nghĩa của từ
có những thành phần ý nghĩa của từ sau đây:
+ Ý nghĩa biểu vật với chức năng biểu vật.
+ Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm.
+ Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái.
Ba thành phần ý nghĩa trên được gọi chung là ý nghĩa từ vựng; ý nghĩa
từ vựng thường được đối lập với thành phần ý nghĩa thứ tư là:
+ Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp.
Ngoài bốn thành phần trên, có tác giả còn nói tới nghĩa hành vi. Đó là
phản ứng tâm lí, những phản ứng hành động mà một từ có thể gây ra ở người
nghe. Cũng có thể đó là những phản xạ sinh lý ( phản xạ tăng áp lực máu,
phản xạ tiết nước bọt khi ta nghe từ “ chanh ”…)
1.1.3.2 Hiện tượng nhiều nghĩa
 Hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật

Ví dụ:
Mũi:
1. Bộ phận của cơ quan hô hấp
2. Bộ phận nhọn của vũ khí: mũi dao, mũi súng.
3. Phần trước của tàu thuyền: mũi tàu, mũi thuyền.
4. Năng lực càm giác về mũi: con chó này mũi rất thính
Những từ trên có ý nghĩa biểu vật khác nhau ví mỗi từ ứng với những
phạm vi sự vật, hiện tượng khác nhau. Ngoài ra, căn cứ xác định tính nhiều
nghĩa biểu vật cần chú ý những điểm sau:

10


+ Có những nghĩa biểu vật đã cố định và có những nghĩa biểu vật xuất
hiện trong ngôn bản, không cố định như nghĩa “ chủ nghĩa xã hội” của từ
“xuân” hoặc nghĩa “ thành tựu, chiến thắng” của từ “hoa” . Chúng ta gọi hiện
tượng nhiều nghĩa cố định là hiện tượng nhiều nghĩa ngôn ngữ.
+ Nói căn cứ để tách các nghĩa biểu vật là phạm vi sự vật, hiện tượng
khác nhau ứng với từ, nhưng trong thực tế, việc xác định danh giới thật dứt
khoát giữa các nghĩa biểu vật không dễ dàng, khả năng của một từ biểu thị sự
vật, hiện tượng trong thực tế khách quan là vô hạn.
 Hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm
Ví dụ:
Đứng:
1. (Ở tư thế) (thân hình thẳng góc với mặt nền) ( trên hai chân): nhiều người
đứng trước nhà, đứng nghiêm.
2. (Hoạt động) (A tác động đến A) (làm cho mình dừng lại): đang đi bỗng
đứng lại.
3. (Đặc điểm) (thẳng góc không nghiêng lệch): cây cột chôn rất đứng, cắt
cho đứng áo.

Các nét nghĩa, nhất là ý nghĩa phạm trù của ba ý nghĩa mà các từ đứng
diễn đạt rất khác nhau. Mỗi ý nghĩa là một cấu trúc biểu niệm tương đối độc
lập với nhau. Chúng ta nói từ đứng là một từ nhiều nghĩa biểu niệm.
Sau đây là những căn cứ để xác định tính biểu niệm của một từ:
+ Ý nghĩa từ loại khác nhau và đi kèm với chúng là các đặc điểm ngữ
pháp khác nhau. Một từ có bao nhiêu ý nhĩa từ loại khác nhau thì có bấy
nhiêu ý nghĩa biểu niệm. Ví dụ: thịt (sự vật, chất liệu lấy từ động vật hay chỉ
hoạt động thịt một con gà).
+ Đặc điểm ngữ pháp đi kèm với chúng là các ý nghĩa ngữ pháp của
các từ loại nhỏ trong một từ loại lớn. Ví dụ như nghĩa 1 và 2 của từ đứng, tuy

11


thuộc một loại động từ nhưng ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, do đó chúng là hai
nghĩa biểu niệm.
+ Tính đồng nhất giữa các nghĩa biểu niệm được tách ra trong một từ
với ý nghĩa biểu niệm các từ khác. Ví dụ:
Che:
1. (Hoạt động) (tác động đến X) (để bảo vệ X) (chống tác động khác
của vật bên ngoài): phủ, bịt, đậy,…
2. (Hoạt động) (tác động đến X) (để hạn chế tác động của X đến một
khác cần bảo vệ): ngăn, cản, chống,…
Nên chú ý là những từ cùng cấu trúc biểu niệm được đưa ra để đối
chiếu khi tách nghĩa biểu niệm phải là những điển hình cho cái cấu trúc biểu
niệm đó.
1.1.4 Hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa
1.1.4.1 Trường nghĩa
Trường nghĩa là tập hợp các từ đồng nhất về ngữ nghĩa.
Trường nghĩa gồm : trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm,

trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng.
Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu
vật. Căn cứ vào danh từ chọn làm gốc để tập hợp các từ. Ví dụ:
Người:
1. Xét về giới: đàn ông, đàn bà, nữ ,nam,…
2. Xét về tuổi tác: trẻ em, nhi đồng, thanh niên, cụ già,…
3. Xét về nghề nghiệp: giáo sư, giáo viên, công an, bác sĩ,…
Trường nghĩa biểu niệm là tập hợp những từ đồng nhất với nhau về ý
nghĩa biểu niệm. Căn cứ để phân lập các trường biểu niêm là các ý nghĩa biểu
niệm của từ. Ví dụ:
Trường biểu niệm (vật thể nhân tạo), (thay thế hoặc tăng cường thao tác
lao động), (cầm tay)

12


1. Dụng cụ để chia cắt: dao, cưa, liềm ….
2. Dụng cụ để nện, gõ: búa, dùi, đục, dùi cui,..
3. Dụng cụ để kìm, giữ: kìm, kẹp, néo, móc,…
Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp các từ có thể kết hợp được với từ
được chọn làm gốc thành những chuối tuyến tính ( cụm từ, câu) chấ nhận
được trong ngôn ngữ. Ví dụ: trường tuyến tính của từ tay là: búp măng, mềm,
ấm, lạnh, nắm, khoác…
Trường nghĩa liên tưởng là tập hợp trong đó các từ trong một trường
nghĩa liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng từ các ý nghĩa liên hội
có thể có của từ trung tâm. Các từ trong một trường nghĩa liên tưởng trước hết
là các từ cùng nằm trong trường biểu vât, biểu niệm, và trường tuyến tính, tức
là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ
trung tâm. Song, trong trương lien tưởng còn có nhiều từ khác được liên
tưởng do sự xuất hiện đòng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có

chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại. Điều này khiến cho các trường
nghĩa liên tưởng có tính dân tộc, thời đại, cá nhân và thường không ổn định.
1.1.4.2 Đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Ví dụ: cho, biếu, tặng, bố thí; lùn tịt - thâm thấp; quả - trái;….
Các từ trong nhóm đồng nghĩa có thể phân biệt với nhau về sắc thái ý
nghĩa, sắc thái biểu thái hay phạm vi sử dụng. Chẳng hạn như ba từ cho, biếu,
bố thí đều có nghĩa chung của hoạt động trao quyền sở hữu một vật gì đó cho
người khác, nhưng mỗi từ đều biểu thị một thái độ cho khác nhau. Từ cho
dùng khái quát, không hàm ý đánh giá, từ biếu thường dùng với người trên,
thể hiện thái độ kính trọng, từ bố thí biểu thị cách cho với thái độ ban ơn.
Như vậy đây chính là từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái biểu thái.

13


Chính vì khác nhau về sắc thái biểu thái nên ta cần lưu ý: không phải
lúc nào các từ đồng nghĩa cũng thay thế được cho nhau trong cùng một ngữ
cảnh. Khi nói cũng như khi viết cần phải lựa chon từ sao cho phù hợp về sắc
thái biểu cảm và thể hiện đúng thực tế khách quan.
1.1.4.3 Trái nghĩa
Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: đen - trắng, sáng - tối, gầy - béo, lùn - cao,….
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc về nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Ví dụ; yếu trái nghĩa với mạnh (đội mạnh >< đội yếu); với khỏe ( người khỏe
>< người yếu; từ tươi trái nghĩa với từ héo ( rau tươi >< rau héo), với úa ( cỏ
tươi >< cỏ úa), với ươn ( cá tươi >< cá ươn).
Từ trái nghĩa có giá trị tu từ học rất lớn, vì vậy được sử dụng nhiều
trong ngôn ngữ văn chương. Đặc biệt từ trái nghĩa được sử dụng nhiều trong

phép đối, sinh động.
1.1.4.4 Đồng âm
Bên cạnh từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trong hệ thống từ vựng còn có hiện
tượng đồng âm. Từ đồng âm là những từ giống nhau về hình thức ngữ âm
nhưng khác nhau về mặt ý nghĩa.
Trong hệ thống ngôn ngữ, có những hình vị đồng âm với từ mà có
những từ đồng âm với cụm tự do hay cố định. Nếu như đã chấp nhận sự phân
biệt các cấp độ khác nhau thì chỉ nên xem là đồng âm thực sự khi các đơn vị
trong cùng một cấp độ đồng âm, khi các hình vị đồng âm với hình vị, từ đồng
âm với từ, cụm từ đồng âm với cụm từ.
Cũng không nên xem đồng âm thực sự như trường hợp phát âm do địa
phương lệch chuẩn mà có. Ví dụ: trăng - giăng, trời - giời, nhưng - dưng,…
Hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt xuất hiện khá nhiều trong khu vực
những từ một âm tiết. Thống kê sơ bộ những từ một âm tiết ở vế có phụ âm
đầu “ L” trong Từ điển tiếng Việt, sau khi đã điều chỉnh lại những trường hợp

14


nhiều nghĩa mà các tác giả tách thành hai hay ba từ, thì thấy có tất cả 106 âm
tiết tương đương với hai từ trở lên và 164 âm tiết tương đương với một từ.
Ví dụ:
La 1: một nốt nhạc

Là 1: là quần áo

La 2: con la

Là 2: từ nối


La 3: la hét

Là 3: lụa là

La 4: bay la

Là 4: chim là sát nước

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là từ vựng tiếng Việt có nhiều đơn
vị đồng âm. Bởi vì, hiện tượng đồng âm sẽ giảm hẳn khi các hình vị một âm
tiết chúng tạo ra các từ phức hai âm tiết trở lên. Những trường hợp đồng âm
hai âm tiết sau đây cực kì hiếm thấy:
Bà mụ: nữ hộ sinh

Bà mụ: loại côn trùng

Bụt mọc: thạch nhũ

Bụt mọc: cây bụt mọc

Bàn tính: bàn bạc, tính toán

Bàn tính: dụng cụ tính

Vì vậy, một trong những cách khắc phục hiên tượng đồng âm là tạo ra
những từ phức.
1.2 Từ trong hoạt động giao tiếp
1.2.1 Đặc trưng phong cách chức năng của từ
Trải qua quá trình sử dụng, các từ dần định hình những đặc điểm về
phong cách, về lĩnh vực và phạm vi sử dụng. Chúng tạo nên bình diện phong

cách từ. Cùng với đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, đặc điểm phong cách cũng
được ghi n hận trong từ điển để xác nhận nét riêng biệt của từ và hướng dẫn
cách dùng từ. Ví dụ:
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Trung tâm từ điển ngôn ngữ
Hà Nội 1992) giải thích từ chuồn như sau:
Chuồn : (đg) (kng). Bỏ đi nơi khác một cách lén lút, lặng lẽ
Ngoài việc ghi lại hình thức âm thanh và ý nghĩa của từ chuồn, từ điển
còn ghi chú về đặc điểm ngữ pháp: đg (tức là động từ) và đặc điểm phong
cách: kng (tức là phong cách khẩu ngữ hay phong cách sinh hoạt hằng ngày).

15


Phu nhân: d. (trtr). Từ dùng để gọi vợ của người có địa vị cao trong xã
hội. cũng trong từ điển ghi cú ngữ pháp của từ phu nhân: d tức danh từ, đặc
điểm phong cách: trtr, tức là mang sắc thái trang trọng, thường dùng trong
hoàn cảnh giao tiếp nghi lễ.
Ở bình diện phong cách có thể phân biệt từ đa phong cách và từ chuyên
phong cách. Từ đa phong cách là những từ trung hòa về đặc điểm phong cách,
nói cách khác là không mang những đặc điểm chuyên biệt. Vì thế chúng chỉ
được dùng trog một vài lĩnh vực hay một phong cách ngôn ngữ nhất định. Ví
dụ: các từ bổ nhiệm, đình chỉ, thi hành, quyết định,… chỉ chuyên dùng trong
phong cách hành chính. Các từ địa phương như: mô, tê, răng, rứa, nỏ,… chỉ
thích hợp khi dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt chứ không dùng
trong phong cách khoa học, hành chính hay chính luận.
Khi sử dụng những từ chuyên phong cách cần ý thức rõ về đặc điểm
phong cách văn bản để dùng cho phù hợp. Nếu dùng không đúng lĩnh vực
giao tiếp và phong cách ngôn ngữ thì mắc lỗi về phong cách ngôn ngữ của từ.
1.2.2 Đặc trưng biểu cảm của từ
Về mặt từ ngữ, ngoài các từ mang sắc thái trung hòa thì có những từ có

sắc thái biểu cảm cao. Ví dụ: từ chỉ màu sắc như “ xanh” mang ý nghĩa trung
tính thì có các từ chỉ mức độ xanh: xanh rì, xanh rợn, xanh um, xanh lè, xanh
ngắt,… Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh là rất phổ biến trong ngôn
ngữ Việt.
1.2.3 Sự chuyển biến ý nghĩa của từ
Từ (đơn hay phức) lúc mới xuất hiện đều chỉ có một nghĩa biểu vật.
Sau một thời gian sử dụng nó có thể có thêm những nghĩa biểu vật mới. Các
nghĩa biểu vật của nó ngày càng nhiều thì nghĩa biểu niệm của nó càng có khả
năng biến đổi.
Trong sự chuyển biến ý nghĩa có khi nghĩa biểu vật đầu tiên không còn
nữa, chúng ta đã quên đi. Như nghĩa “ cái búa để điều khiển voi” của từ vố;

16


nghĩa “ gánh” ( hoạt động gánh) của từ đểu;… Nhưng thường thì cả nghiã đầu
tiên và nghĩa mới đều cùng tồn tại, cùng hoạt động khiến cho đối với những
người không chuyên từ nguyên học khó nhận biết hay khó khẳng định nghĩa
nào là nghĩa đầu tiên của từ.
Các từ có ý nghĩa biểu vật cùng thuộc một phạm vi hoặc có ý nghĩa
biểu niệm cùng một cấu trúc thì chuyển biến ý nghĩa theo cùng một hướng
giống nhau. Ví dụ: từ mũi là một từ chỉ bộ phận cơ thể, được chuyển sang
phạm vi đồ vật, vật thể địa lý chỉ bộ phận của các đối tượng này. Những từ
khác cũng chỉ bộ phận cơ thể như cổ, chân, sườn, mặt, lòng,…đều có khả
năng chuyển sang phạm vi đồ vật, vật thể địa lý,…chỉ bộ phận của chúng.
Sự chuyển nghĩa có thể dẫn tới kết quả là ý nghĩa sau khác hẳn với ý
nghĩa trước.Thậm chí ngay cùng một từ, sự chuyển nghĩa có thể khiến nó trở
thành đồng nghĩa với cái từ trái nghĩa trước kia của nó. Như từ đứng có cấu
trúc biểu niệm “ hoạt động dời chỗ dừng lại” vốn trái nghĩa với từ chạy. Nhưng
do sự chuyển nghĩa từ đứng mang nghĩa “ điều khiển máy” trong câu “ Chị

công nhân đứng 24 máy một ca”. Ở nghĩa này đứng lại đồng nghĩa với chạy.
Khi các nghĩa chuyển biến còn liên hệ với nhau, sự chuyển nghĩa có thể
làm cho ý nghĩa của từ mở rộng ra hoặc thu hẹp lại. Ví dụ: so từ chân với
cẳng thì thấy, ở từ cẳng nét nghĩa “ chi dưới của động vật” còn giữ nguyên, ở
từ chân hầu như nét nghĩa được loại bỏ trong cách dùng “ chân bàn” “ chân
tường” “ chân núi”… Nói cách khác, sự mở rộng ý nghĩa là hậu quả của hiện
tượng tăng thêm các ý nghĩa biểu vật của từ.
Sự chuyển biến ý nghĩa có thể làm thay đổi ý nghĩa biểu thái ( nghĩa
xấu đi hay tốt lên). Ví dụ: từ tếch trước kia vốn có nghĩa là “ ra đi”, không
xấu cũng không tốt. Nay thì chỉ khi nào muốn phê phán sự ra đi của ai đó thì
ta mới nói “ Anh ta tếch thẳng”.

17


1.3 Những yêu cầu chung của việc dùng từ trong văn bản
1.3.1 Dùng từ đúng hình thức âm thanh và cấu tạo
Từ là một chỉnh thể gồm hai mặt âm thanh và ý nghĩa. Mỗi hình thức
ngữ âm, mỗi từ chuyền tải một nội dung ý nghĩa nhất định. Bởi thế nếu dùng
sai hình thức ngữ âm của từ sẽ dẫn đến sai về mặt ý nghĩa. Chẳng hạn, ta nói
kể chuyện, nói chuyện, buôn chuyện, vẽ chuyện, viết truyện, truyện trinh thám,
truyện ngắn mà không nói kể truyện, viết chuyện, chuyện trinh thám, vẽ
truyện… Vì từ chuyện dùng để biểu đạt nội dung “ sự việc được kể lại” hoặc “
việc nói chung” hay “ việc lôi thôi rắc rối”. Còn từ truyện lại có ý nghĩa chỉ “
tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến sự việc thông qua
lời kể của nhà văn”.
Trong câu sau đây:
Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh đang phát đọng trào lưu hiến máu
để chuyền máu cứu người. ( Dẫn theo Nguyễn Thị Ly Kha)
Người viết đã dùng từ truyền sai về mặt ngữ âm, do đó dẫn đến sai về

mặt ý nghĩa. Trong tiếng Việt có hai từ truyền và chuyền. Chuyền có nghĩa là
“ di chuyển từng quãng ngắn từ người này, chỗ này sang người khác, chỗ
khác. Còn truyền lại có nghĩa “ đưa dẫn từ nơi này đến nơi khác”. Trong câu
trên ta không thể dùng từ chuyền mà phải thay bằng từ truyền. Có như vậy
mới diễn đạt chính xác ý định của người nói.
Một trong cách phát triển của tiếng Việt đó là ghép lại để tạo từ mới.
Gần đây người nói (viết) có xu hướng tỉnh lược và ghép các tiếng trong từ có
nghĩa gần giống nhau theo kiểu: tham gia, góp ý → tham góp. Một số học
sinh cũng theo cách này nhưng cấu tạo đơn vị lại không chuẩn như: đánh
thức, thức tỉnh → đánh thức tỉnh; đau khổ,khổ sở → đau khổ sở,…
Loại lỗi này hiện đang phổ biến trong cách dùng của học sinh.chính vì
vậy việc dùng từ đúng hình thức âm thanh cấu tạo là một yếu tố có tính bắt
buộc đối với việc dùng từ.

18


1.3.2 Dùng từ đúng về nghĩa
Từ được dùng phải biểu hiện được chính xác nội dung cần thể hiện,
nghĩa là ý nghĩa của từ phải phù hợp với nội dung định thể hiện. Có nhiều
trường hợp do người viết không nắm được nghĩa của từ nên không đạt được
sự phù hợp này.
Ví dụ: Theo dự đoán của các chuyên gia khảo cổ, những cái chum này
đã có cách đây khoảng 3000 năm. Trong câu này từ dự đoán dùng chưa đúng
nghĩa. Bởi lẽ dự đoán là từ biểu thị hành động đoán trước tình hình, sự việc
nào đó có thể xảy ra ( không dự đoán cái đã xảy ra rồi) ta thường dùng dự
đoán tỉ số của trận đấu, dự đoán giá cả thị trường trong tuần tới…Cho nên, ở
ví dụ này, ta phải thay từ dự đoán bằng tính toán.
Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa biểu vật và nghĩa biểu thái. Vì vậy, khi
dùng từ cần phải đạt được yêu cầu: vừa đúng về nghĩa sự vật, vừa đúng về

nghĩa biểu thái, biểu cảm.
Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa đen, nghĩa bóng ( nghĩa chuyển đổi,
nghĩa phát sinh). Đây là hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Khi muốn sử dụng một
từ theo cách chuyển đổi ý nghĩa, cần phải dựa vào nghĩa đen, nghĩa gốc của từ,
giữ được mối liên hệ với nghĩa gốc. Nếu không việc dùng tù sẽ mắc lỗi.
1.3.3 Dùng từ đúng về quan hệ kết hợp
Các từ được dùng trong câu, trong văn bản luôn luôn có mối quan hệ
với nhau về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp. Chúng nằm trong mối quan hệ với
những từ đi trước và những từ đi sau. Các mối quan hệ này có thể có cơ sở
ngay trong bản chất ngữ nghĩa - ngữ pháp của mỗi từ và nó được thể hiện ra
bằng sự kết hợp giữa các từ. Chẳng hạn như ta có thể nói: cỏ chết, trâu bò
chết, xe chết máy,... chú không thể nói cỏ hi sinh, trâu bò hi sinh,…

19


Vì thế, khi dùng từ trong văn bản cần thiết lập cho đúng các quan hệ
kết hợp của từ, vì các quan hệ này do bản chất ngữ nghĩa - ngữ pháp cảu từ
quy định. Nếu không sẽ mắc lỗi khi dùng từ.
1.3.4 Dùng từ phải thích hợp ngôn ngữ văn bản
Mỗi phong cách ngôn ngữ văn bản được sử dụng trong một phạm vi
nhất định của cuộc sống xã hội và nhằm thực hiên một chức năng nhất định,
hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Do đó, mỗi phong cách văn bản
đòi hỏi và cho phép việc dùng những nhóm từ nhất định, nghĩa là từ trong mỗi
phong cách văn bản mang những đặc điểm nhất định. Chẳng hạn, các từ địa
phương chỉ được sử dụng trong phong cách sinh hoạt mà không thể xuất hiện
trong phong cách chính luận hay khoa học. Từ địa phương cũng thể xuất hiện
trong các văn bản nghệ thuật nhưng thường gắn liền với một nội dung ý nghĩa
nào đó. Trong câu: Gan chi gan rứa mẹ nờ! Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi
ai, các từ địa phương chi, rứa, nờ có tác dụng tạo nên sắc thái gần gũi thân

thương đối với nhân vật. Vì thế, khi dùng từ trong văn bản cần ý thức rõ về
phong cách văn bản để dùng từ cho đúng và cho phù hợp. Nếu không sẽ mắc
lỗi về phong cách.
1.3.5 Dùng từ đảm bảo tính hệ thống
Khi xuất hiện trong câu, trong văn bản, các từ không phải là những đơn
vị rời rạc, được sắp nhau một cách máy móc, mà ngược lại, từ được sắp xếp
trong một chỉnh thể. Mỗi từ là một bộ phận trong chỉnh thể thống nhất của câu
của đoạn; giữa các từ có sự tương hỗ, làm rõ cho nhau, bổ sung cho nhau. Sự
thống nhất, tương hỗ đó nhằm mục đích hướng tới chủ thể chung của văn bản.
Muốn thế, người viết văn bản khi dùng từ cần chú ý đến sự thống nhất của các
từ về trường nghĩa, về phong cách văn bản, về sắc thái chuyên môn, sắc thái
nghề nghiệp hay sắc thái địa phương. Chúng ta xem xét ví dụ dưới đây:
Dải mây trắng đỏ dần trên núi

20


×