Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tình trạng cà phê rụng trái nguyên nhân và biện pháp khắc phục ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.52 KB, 8 trang )

Tình trạng cà phê rụng trái nguyên nhân và
biện pháp khắc phục

Tình trạng cà phê rụng trái xảy ra khá phổ biến trên nhiều vườn cà ở
Đăk Lăk, Lâm
Đồng, Đăk Nông, Gia Lai… Theo phản ánh của nhiều nhà vườn, tình trạng cà phê
rụng trái năm nào cũng có nhưng năm 2008 này mức độ rụng nhiều hơn so với
năm 2007. Ông Trần Đình Triển – Buôn Eana – Xã Eana – Huyện Krông Ana –
Tỉnh Đăk Lăk cho biết tình trạng cà phê rụng trái xảy ra khá phổ biến ở địa
phương. Hiện vườn của ông đã bị rụng trên 30% và đang tiếp tục rụng nữa. Ông
cũng đã sử dụng một số loại thuốc trừ bệnh nhưng không giảm. Vậy đâu là nguyên
nhân và giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Qua khảo sát thực tế một số
vườn cà phê trên địa bàn, chúng tôi thấy rằng cà phê rụng trái trong thời điểm này
chủ yếu là do bón phân không đầy đủ, không cân đối và do một số loại sâu bệnh
gây ra.

Khi tình trạng rụng trái không xảy ra trên cả vườn mà chỉ rụng ở những cây kém
phát triển, trái nhỏ, rụng ở các chùm trái gần gốc trước, đầu cành sau, kèm theo
rụng lá già nhiều là do bón phân không đầy đủ hoặc không kịp thời. Giai đoạn giữa
mùa mưa là giai đoạn tăng trưởng rất nhanh về kích thước của trái nên cà phê cần
một lượng lớn dinh dưỡng để nuôi trái. Nếu bón phân không đầy đủ hay không kịp
thời sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi trái, do đó một số trái sẽ tự rụng đi để tập
trung dưỡng chất nuôi các trái còn lại. Nếu tỷ lệ rụng trái nhiều, trái gần gốc rụng
trước nhưng lá non vẫn xanh, cành vượt mọc nhiều, lá mỏng, lá già vàng từ chóp lá
trở xuống, rìa lá trở vào và rụng sớm là do bón phân không cân đối, trong đó bón
nhiều phân đạm và ít kali. Trong thực tế, do giá phân bón vào đầu mùa mưa năm
2008 tăng khá cao so với các năm trước nên nhiều nông dân bón ít phân hơn năm
trước, điều này dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, cây cằn cỗi và rụng trái. Một
số nông dân khác lại chuyển từ phân NPK 16-8-16+TE đã sử dụng có hiệu quả ở
những năm trước sang sử dụng phân đơn, trong đó chủ yếu là bón ure, SA mà bón
ít kali nên đã xảy ra tình trạng thừa đạm, thiếu kali làm cành vượt phát mạnh


nhưng trái lại rụng nhiều. Một số vườn khác lại xảy ra hiện tượng cà phê rụt đọt
(chùm lá non trên ngọn ngắn lại, xù ra) do thiếu kẽm hay đầu chồi chuyển vàng,
đen kèm theo lá non bị cong mép, lá mỏng, cuống trái yếu do thiếu bo đã dẫn đến
rụng trái hàng loạt khi gặp mưa lớn. Vườn cà phê của ông Trần Đình Triển bị rụng
trái nhiều cũng do thiếu kali và vi lượng vì chủ yếu bón phân đạm (SA, urea) mà
không dùng NPK 16-8-16+TE Đầu Trâu như những năm trước. Đối với những
vườn cà phê rụng trái do bón phân không dầy đủ và cân đối thì biện pháp khắc
phục cấp thời là phải bón bổ sung ngay những chất mà cà phê đang thiếu trong đợt
bón 2 này, đồng thời phun bổ sung phân bón qua lá. Tuy nhiên việc tự tính toán để
có tỷ lệ đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đối với nông dân là rất khó, do vậy cách tốt
nhất là bón phân đợt 2 bằng NPK 16-8-16+TE Đầu Trâu hay NPK 16-16-13+TE
Đầu Trâu với lượng 700-1000 kg/ha tùy theo mức độ tốt của vườn và số trái trên
cây. Phun ngay phân bón lá Đầu Trâu 009 với lượng 200gam/200lít nước, phun
1000 lít/ha, phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày/lần nhằm cung cấp dinh dưỡng cấp
thời cho cây. Ngoài ra, cần tỉa bớt các chồi vượt, cành trong tán, cành tăm, cành
thừa để tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Để cà phê có trái lớn, nhân to nhằm bù lại
phần năng suất mất đi do những trái đã rụng, cần bón tiếp phân NPK 16-8-16+TE
hoặc 16-16-13+TE Đầu Trâu với lượng 700-1000kg/ha vào mùa mưa. NPK 16-8-
16+TE và 16-16-13+TE là những loại phân có tỷ lệ dinh dưỡng đa, trung và vi
lượng khá phù hợp với cây cà phê đang nuôi trái, giúp trái lớn nhanh, giảm rụng và
tăng tỷ lệ nhân. Nông dân không nên sử dụng phân đơn nếu không tính toán được
một cách đầy đủ, đặc biệt tránh dùng quá nhiều phân đạm và ít kali và vi lượng
trong thời kỳ trái đang lớn nhanh.

Ngoài nguyên nhân rụng trái do bón phân không cân đối, bệnh khô cành, khô quả
do nấm Collectotrichum coffeanum cũng là tác nhân gây rụng trái đáng kể trong
thời điểm hiện nay. Triệu chứng thể hiện là đoạn cành mang trái vàng dần và khô,
trái khô đen và rụng. Bệnh thường xuất hiện trên các cây cà phê cằn cỗi, kém phát
triển do thiếu phân bón và phát sinh vào đầu mùa mưa nhưng phát triển mạnh nhất
khi trái được khoảng 6-7 tháng tuổi. Khác với rụng trái do bón phân không đầy đủ

và cân đối, rụng trái do bệnh khô cành, khô quả chỉ rụng ở những cành bị bệnh,
còn các cành không bị bệnh trái vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên trong thực
tế thường hay gặp tình trạng cà phê rụng trái vừa do bón phân không đầy đủ, cân
đối, vừa do khô cành, khô quả xảy ra trên cùng một cây. Biện pháp khắc phục là
phải bón bổ sung ngay phân bón gốc và bón lá theo hướng cân đối như đã hướng
dẫn ở trên, đồng thời cắt bỏ ngay các cành đang bị bệnh nặng và phun các loại
thuốc trừ nấ
m như Tilt super, antracol, carbendazim, copper oxychoride, propinneb
theo đúng hướng dẫn trên nhãn chai để diệt trừ. Cùng với các biện pháp đó phải
tiến hành cắt các chồi vượt, tỉa các cành ăn ngược vào trong tán, các cành tăm…
kịp thời để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, giảm rụng trái. Đợt bón phân cuối mùa
mưa vẫn tiếp tục sử dụng phân NPK 16-8-16+TE hoặc NPK 16-16-13+TE Đầu
Trâu như đã hướng dẫn ở trên để có được trái to, nhân lớn và đảm bảo năng suất.
Bệnh khô cành, khô quả là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rụng
trái cà phê, tuy nhiên nguyên nhân gián tiếp và sâu xa hơn vẫn là do bón phân
không cân đối, tỉa cành tạo tán không hợp lý làm cây không khỏe mạnh mà suy
yếu, sức chống chịu sâu bệnh kém và tán không thông thoáng cũng là điều kiện
thuận lợi để bệnh khô cành, khô quả cũng như các sâu bệnh khác tấn công.

Các loại sâu bệnh khác cũng có thể là nguyên nhân gây rụng trái ở cà phê trong
giai đoạn giữa mùa mưa này tuy không nhiều như tuyến trùng, rệp sáp
(Pseudococus. Spp), gỉ sắt (Hemileia vastatrix), nấm hồng (Corticium
salmonicolor), mọt đục cành (Xyleborus mortati), mọt đục trái (Stephanoderes
lampei), sâu đục trái (Prays endolemma), sâu đục thân (Xylotrechus quadripe).
Nhà vườn cần xem xét kỹ đối tượng gây hại trên cà phê của mình để có biện pháp
diệt trừ cho đúng và kịp thời. Mỗi đối tượng gây hại đều có những loại thuốc đặc
trị có bán rộng rãi trên thị trường. Khi sử dụng thuốc trừ sâu bệnh bà con nhớ áp
dụng quy tắc 4 đúng và theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Tuyệt đối không nên lạm
dụng, sử dụng cùng lúc thật nhiều loại thuốc vì không diệt trừ được đối tượng lại
phải chi phí cao.



Ngoài những nguyên nhân chủ yếu gây rụng trái cà phê trong giai đoạn giữa mùa
mưa đã nêu ở trên, cây cà phê còn có thể rụng trái do thời tiết và rụng sinh lý tự
nhiên. Cà phê rụng trái do thời tiết thường xảy ra khi trái còn nhỏ và rụng trên cả
cây khỏe và cây yếu dù mức độ có khác nhau. Ngay sau đậu trái, vào thời điểm
chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, trái cà phê còn non, tầng rời (lớp mỏng giữa
trái và cuống) còn yếu nên nếu gặp những đợt gió lạnh hay mưa trái mùa nặng hạt
dài ngày có thể làm cà phê rụng trái non hàng loạt. Trái non rụng càng nhiều nếu
cây cà phê bị thiếu kali hay thiếu bo, kẽm. Trong thực tế, thời kỳ cà phê ra hoa đậu
trái là vào mùa khô nên nông dân thường chỉ bón phân đạm (SA hay urea) mà
không bón lân, kali hay vi lượng nên cà phê thường bị thiếu chất nhất là ở những
vườn đậu trái nhiều. Để phòng chống rụng trái do thời tiết cần phải bón phân đầy
đủ và cân đối, trong đó chú ý tới kali và bo, kẽm, không nên chỉ dùng urea hay SA.
Loại phân thích hợp nhất nông dân nên sử dụng trong mùa khô là NPK 20-5-6+TE
Đầu Trâu, bón kết hợp với các đợt tưới nước. Đây là loại phân có hàm lượng đạm
tương đương SA, ngoài ra còn có thêm lân, kali và đặc biệt là các chất trung, vi
lượng. Các chất này giúp cà phê ra hoa đậu trái đồng loạt, đậu trái nhiều, cuố
ng trái
chắc khỏe, giảm rụng trái non. Cà phê bị rụng trái sinh lý tự nhiên là do đậu trái
quá nhiều nhưng có thể thời kỳ đầu không đủ dinh dưỡng giúp cuống trái dài ra,
đến khi gặp điều kiện thích hợp, lại được bón phân đầy đủ, trái lớn quá nhanh làm
các trái chèn ép nhau gây rụng. Tình trạng rụng trái này chỉ xuất hiện ở các chùm
trái quá sai mà không rụng ở các chùm ít trái. Tuy nhiên tình trạng này không phổ
biến do cà phê có đặc tính lớn trái kèm theo dài cuống ra và không ảnh hưởng
nhiều đến năng suất. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do cà phê đậu trái
nhiều nhưng không đủ dinh dưỡng từ giai đoạn đầu để trái lớn đều từ khi đậu trong
khi gian đoạn sau trái lại lớn nhanh. Biện pháp khắc phục tình trạng này phải bón
phân bổ sung ngay theo hướng dẫn ở trên, đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu
009 nhằm cung cấp chất điều hòa sinh trưởng như NAA hay GA3, giúp cuống trái

kéo dài nhanh, giảm sự chèn ép giữa các trái gây rụng và vi lượng bo giúp cuống
trái chắc khỏe, giảm rụng.

Trên đây là những biện pháp cấp thời khắc phục tình trạng rụng trái hàng loạ
i trong
thời điểm giữa mùa mưa, tuy nhiên để phòng chống tình trạng này cần pháp áp
dụng biện pháp bón phân cân đối trong cả năm bằng phân bón hiệu Đầu Trâu theo
quy trình ở bảng 1. Bón phân theo đúng qui trình này cùng với việc tỉa cành hợ
p lý,
phòng trừ sâu bệnh kịp thời, chắc chắn sẽ giảm thiểu rụng trái và cà phê của bà con
sẽ có được năng suất cao, chất lượng tốt, thu nhiều lợi nhuận.

Bảng 1: Qui trình bón phân cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh
Thời kỳ Loại phân Lượng phân Phương pháp bón
Đợt tưới 2 trong mùa
khô
NPK 20-5-6+TE 200-300kg/ha

Rải trong bồn kết
hợp tưới
Đợt tưới 2 trong mùa
khô
NPK 20-5-6+TE
Đầu Trâu 007
200-300kg/ha

0,8-1kg/ha
Rải trong bồn kết
hợp tưới
Phun qua lá

Đầu mùa mưa NPK 16-16-8-
13S+TE hoặc NPK
16-16-13+TE
500-700kg/ha

Vét bồn, rải phân, lấp
đất
Giữa mùa mưa NPK 16-8-16+TE
hoặc NPK 16-16-
13+TE
Đầu Trâu 009
700-
1000kg/ha

0,8-1kg/ha
Vét bồn, rải phân, lấp
đất

Phun qua lá
Cuối mùa mưa NPK 16-8-16+TE
hoặc NPK 16-16-
13+TE
700-
1000kg/ha
Vét bồn, rải phân, lấp
đất

Đối với những vườn cà phê cằn cỗi hay cà phê đã già có thể dùng phân Đầu Trâu
cà phê (20-10-15+TE) để thay thế NPK 16-8-16+TE hay NPK 16-16-13+TE .


×