Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

VŨ THỊ TRÀ MI

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

VŨ THỊ TRÀ MI

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Quang Quý

THÁI NGUYÊN - 2016




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sĩ “Giải pháp tạo việc làm cho lao
động nông thôn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên
cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Đỗ Quang Quý. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận văn
là hoàn toàn chính xác và có nguồn gốc rõ ràng.
Thái Nguyên, ngày…. tháng ….. năm 2016
Học Viên

Vũ Thị Trà Mi


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi
lời cảm ơn đến PGS.TS Đỗ Quang Quý, người đã tận tình hướng dẫn và cho
tôi những ý kiến định hướng quý báu giúp tôi thực hiện Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Phòng đào tạo sau đại
học, các thầy cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
kinh doanh Thái Nguyên, đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Lao động Thương binh và
Xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp tài liệu làm cơ sở
nghiên cứu Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, cùng

toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu để tôi hoàn luận văn này.
Học viên

Vũ Thị Trà Mi


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .......................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 4
5. Bố cục luận văn .......................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ
TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 5
1.1.2. Nội dung tạo việc làm cho lao động nông thôn ................................... 15
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn ......... 29
1.1.4. Một số chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam
hiện nay ...................................................................................................... 32
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 36

1.2.1. Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn của một số địa
phương hiện nay ........................................................................................... 36
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm tạo việc cho lao động nông thôn huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 40
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 42
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 42
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 42


iv
2.2.2. Phương pháp tổng hợp ........................................................................ 43
2.2.3. Phương pháp phân tích thống kê .............................................................. 44
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 47
2.3.1. Các chỉ tiêu về dân số ......................................................................... 47
2.3.2. Các chỉ tiêu về lao động nông thôn và việc làm của lao động nông thôn ......... 47
2.3.3. Chỉ tiêu về thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nông thôn .......... 49
2.3.4. Chỉ tiêu tạo việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn .. 49
Chương 3: THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN ..................... 51
3.1. Khái quát huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ......................................... 51
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 51
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 53
3.2. Kết quả tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015 .............................................................. 56
3.2.1. Tình hình việc làm của lao động nông thôn huyện Phú Bình giai đoạn
2013 - 2015 ............................................................................................................................ 56
3.2.2. Kết quả tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Phú Bình ............ 62
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 81

3.3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Bình .............................................. 81
3.3.2. Đặc điểm dân số và lao động có ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao
động nông thôn huyện Phú Bình ................................................................... 82
3.3.3. Cơ chế chính sách ............................................................................... 88
3.4. Đánh giá chung về thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn
huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 90
3.4.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 90
3.4.2. Hạn chế .............................................................................................. 92
3.4.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 94
Chương 4: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 ..... 97
4.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Bình ...................... 97


v
4.1.1. Phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú
Bình đến năm 2020 ....................................................................................... 97
4.1.2. Phương hướng tạo việc làm của huyện giai đoạn 2016 - 2020 ............ 98
4.2. Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 99
4.2.1. Phát triển kinh tế xã hội để tạo việc làm ............................................. 99
4.2.2. Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................. 100
4.2.3. Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn qua các khu công
nghiệp trên địa bàn ..................................................................................... 102
4.2.4. Giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ................................ 104
4.2.5. Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ..................................... 105
4.2.6. Giải pháp hỗ trợ vay vốn Quốc gia giải quyết việc làm cho người lao
động nông thôn ........................................................................................... 106
4.2.7. Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn qua xuất khẩu lao động....... 107
4.3. Một số kiến nghị ................................................................................... 109

4.3.1. Đối với Trung ương .......................................................................... 109
4.3.2. Đối với tỉnh ...................................................................................... 110
4.3.3. Đối với huyện ................................................................................... 111
KẾT LUẬN ............................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 114
PHỤ LỤC .................................................................................................. 116


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

Ban chấp hành

CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

CN – XD

Công nghiệp – xây dựng

CNH

Công nghiệp hóa

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ


ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

EPS

Employment Permit System

GDP

Gross Domestic Product

HDI

Human Developmet Index

HĐH

Hiện đại hóa

ILO

International Labor Organization

KCN

Khu công nghiệp

LĐ – TB & XH


Lao động Thương binh và Xã hội

LĐNT

Lao động nông thôn

LLLĐ

Lực lượng lao động

NLĐ

Người lao động

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

SX – KD

Sản xuất kinh doanh

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban Nhân dân


XKLĐ

Xuất khẩu lao động


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phú Bình giai đoạn 2011- 2015 ........53
Bảng 3.2: Tình hình việc làm của lực lượng lao động nông thôn huyện Phú
Bình giai đoạn 2013 -2015 ......................................................................57
Bảng 3.3: Quy mô và cơ cấu lao động nông thôn có việc làm việc theo ngành
kinh tế của huyện Phú Bình giai đoạn 2013 - 2015 .................................58
Bảng 3.4: Quy mô và cơ cấu lao động nông thôn có việc làm chia theo thành
phần kinh tế của huyện Phú Bình giai đoạn 2013 - 2015 ........................59
Bảng 3.5: Lao động nông thôn có việc làm phân theo vị thế việc làm của huyện
Phú Bình giai đoạn 2013 - 2015 ..............................................................61
Bảng 3.6: Kết quả công tác tạo việc làm mới cho lao động nông thôn huyện Phú
Bình giai đoạn 2013 - 2015 .....................................................................62
Bảng 3.7: Kết quả tạo việc làm mới cho lao động nông thôn huyện Phú Bình
trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2013 – 2015 ...............65
Bảng 3.8: Số lượng cơ sở kinh doanh công nghiệp cá thể trên địa bàn huyện
Phú Bình giai đoạn 2013 - 2015 ..............................................................67
Bảng 3.9: Số lượng lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh công nghiệp
cá thể trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2013 - 2015 .....................68
Bảng 3.10: Kết quả tạo việc làm mới cho lao động nông thôn huyện Phú Bình
trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2013 – 2015 .................71
Bảng 3.11: Quy mô lao động nông thôn đi xuất khẩu lao động huyện Phú Bình
giai đoạn 2013 - 2015 ..............................................................................75
Bảng 3.12: Kết quả thực hiện hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn

2013 - 2015 ..............................................................................................76
Bảng 3.13: Kết quả tạo việc làm mới cho lao động nông thôn huyện Phú Bình
thông qua vay vốn 120 giai đoạn 2013 – 2015 ........................................79
Bảng 3.14: Lao động nông thôn huyện Phú Bình làm việc trong các doanh
nghiệp ngoài tỉnh giai đoạn 2013 - 2015 .................................................80
Bảng 3.15: Biến động dân số huyện Phú Bình giai đoạn 2013-2015 .......................83


viii
Bảng 3.16: Quy mô và cơ cấu lao động nông thôn tham gia hoạt động kinh tế
huyện Phú Bình chia theo nhóm tuổi giai đoạn 2013 – 2015 ..................84
Bảng 3.17: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nông thôn
huyện Phú Bình giai đoạn 2013 – 2015 ...................................................86
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: Quy mô xuất khẩu lao động nông thôn huyện Phú Bình so với cả
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015 .................................................75


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là một bộ phận của nguồn lực phát triển kinh tế ở mỗi quốc
gia, là yếu tố đầu vào quan trọng không thể thay thế được. Sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế suy cho cùng cũng chính là do con người và vì con người,
trong đó lao động góp phần trực tiếp tạo ra của cải đó. Trong bất kỳ một
phương thức sản xuất nào từ lạc hậu cho đến hiện đại thì sự hiện diện của lao
động vẫn là yếu tố chính và chủ yếu quyết định đến sản lượng, yếu tố đầu ra
của doanh nghiệp và xã hội.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc
vào nông nghiệp, dân số tính đến năm 2015 là trên 90 triệu dân trong đó trên

67 % dân số sống ở nông thôn. Theo báo cáo điều tra lao động việc làm năm
2015, cả nước có 53,7 triệu người thuộc lực lượng lao động, trong đó lao
động nông thôn chiếm 69,3% lực lượng lao động. Với lực lượng lao động
đông đảo, lao động nông thôn đã và đang trực tiếp tạo ra những sản phẩm
thiết yếu cho xã hội, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia khi dân số
đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên nhóm lực lượng lao động này đang đứng
trước những thách thức trong việc khó tiếp cận với việc làm có thu nhập ổn
định và có chất lượng, đa phần lao động nông thôn còn chưa qua đào tạo, lao
động nông thôn có tính thời vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt. Bên cạnh đó, Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc vẫn đang là vấn
đề nóng ở khu vực nông thôn. Trong hơn 1 triệu lao động thất nghiệp thì tỷ lệ
thất nghiệp ở khu vực nông thôn chiếm 48,5%. Nếu dựa theo số giờ làm việc,
cả nước có hơn 897,8 nghìn lao động thiếu việc làm trong đó có 85,1% lao
động thiếu việc làm hiện sinh sống ở khu vực nông thôn [13]. Từ những yêu
cầu thực tế đặt ra thì bài toán chính sách hỗ trợ lao động nông thôn tự tạo việc
làm cũng như tạo ra việc làm mới cho lao động nông thôn luôn là thách thức
lớn cho phát triển kinh tế đất nước.


2
Với những vai trò quan trọng của lao động trong phát triển kinh tế, Việt
Nam luôn coi trọng chính sách đào tạo và phát triển lao động cả về số lượng
và chất lượng. Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi cho lao động đặc biệt là lao động nông thôn được tiếp cận
việc làm, hỗ trợ tài chính, an sinh xã hội, ổn định thu nhập và đời sống như:
Đề án 1956 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn... góp phần ổn định đời
sống cho lao động nông thôn, từ đó phát triển kinh tế xã hội của địa phương
và đất nước. Tuy nhiên sự phát triển đó còn chưa thực sự tương xứng với tiềm
năng và kỳ vọng, tình trạng thiếu việc làm lao động nông thôn trong độ tuổi,

lao động có việc làm không có hợp đồng ở nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao, có
sự chênh lệch lớn trong tỷ lệ thất nghiệp giữa nam và nữ, chênh lệch tỷ lệ thất
nghiệp theo độ tuổi, chất lượng lao động nông thôn còn nhiều hạn chế...
Phú Bình là một huyện trung du phía nam của tỉnh Thái Nguyên, với
93,57% dân số sống ở nông thôn, nguồn lao động dồi dào chiếm trên 65% dân
số, trong đó lực lượng lao động nông thôn chiếm trên 94% trong tổng lực
lượng lao động của huyện. Cơ cấu lao động nông thôn có xu hướng trẻ hóa
nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, tỷ lệ lao động nông thôn chưa qua đào
tạo chuyên môn kỹ thuật cao. Vấn đề tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn huyện còn nhiều bấp cập. Lực lượng lao động
nông thôn trẻ, được đào tạo nghề thường thoát ly khỏi địa bàn, đi tìm việc làm
tại các huyện hoặc tỉnh khác. Chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện diễn ra
còn chậm với tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm trên
75%, chưa tương xứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng đến
mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng và công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nền kinh tế nói chung. Do đó việc nghiên cứu những lý luận và
thực tiễn về công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Phú Bình
nhằm tận dụng những lợi thế tiềm năng về nguồn lao động, đảm bảo việc làm
và thu nhập ổn định cho người lao động nông thôn, góp phần phát triển kinh
tế gia đình và địa phương. Xuất phát từ những thực tế trên, tôi đã quyết định


3
chọn đề tài “Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa một số lý luận về việc làm và tạo
việc làm cho lao động nông thôn. Nghiên cứu thực trạng về lao động và việc
làm lao động nông thôn huyện Phú Bình trong giai đoạn 2013-2015, từ đó đề

xuất một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Phú Bình
trong giai đoạn 2016 - 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm và tạo việc
làm cho lao động nông thôn;
- Nghiên cứu thực trạng về việc làm cho lao động nông thôn huyện Phú
Bình trong những năm gần đây (2013-2015). Đánh giá tình hình tạo việc làm
cho lao động nông thôn tại huyện Phú Bình;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho lao động nông
thôn huyện Phú Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1.Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Tình hình việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn
tại huyện Phú Bình, đánh giá kết quả công tác tạo việc làm cho lao động nông
thôn huyện Phú Bình giai đoạn 2013 – 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tình hình việc làm và tạo việc làm cho
lao động nông thôn tại huyện Phú Bình.
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên


4
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình lao động và việc làm
của lao động nông thôn trong giai đoạn 2013-2015
4. Ý nghĩa khoa học
Đề tài “Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên” làm rõ và vận dụng những lý luận về việc làm và
tạo việc làm cho lao động nông thôn, trên cơ sở những lý luận đó đề tài
nghiên cứu thực trạng vấn đề việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn

tại địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất những giải pháp
thiết thực nhằm giải quyết vấn đề việc làm và tạo việc làm cho lao động nông
thôn ở vùng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nhà quản lý hoạch định chính sách
lao động và việc làm của huyện Phú Bình nói riêng và nhà hoạch định chính
sách lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên nói chung tham khảo để có
các định hướng trong việc giải quyết vấn đề việc làm và tạo việc làm cho lao
động nông thôn một cách có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu
tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về lao động và việc làm cho lao
động nông thôn.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và tạo việc làm cho lao
động nông thôn.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4: Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên.


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Lao động
Theo C.Mác “Lao động trước hết là quá trình diễn ra giữa con người và
tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người

làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Ph.Ăng Ghen viết: “Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của của cải.
Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật
liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì
vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ
đời sống loài người và như thế một mức và trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta
phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản chất loài người”.
Trong giáo trình Phân tích lao động xã hội của khoa Kinh tế Lao động,
trường Đại học Kinh tế Quốc dân viết “Lao động là hoạt động có mục đích
của con người, thông qua hoạt động đó, con người tác động vào giới tự nhiên,
cải biến chúng thành những vật có ích phục vụ nhu cầu của con người”.
Khái niệm này nhấn mạnh nhiều vào hoạt động sản xuất vật chất tạo của
cải vật chất cho sự phát triển của xã hội. Thực tế, hoạt động lao động của con
người được thực hiện trên nhiều lĩnh vực hết sức phong phú và đa dạng như
nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa nghệ thuật...vì vậy, khái niệm này
chưa thể hiện rõ được hết các hoạt động lao động của con người.
Trong giáo trình Kinh tế học chính trị Mác -Lenin viết: “Lao động là
hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm
phục vụ cho các nhu cầu của đời sống con người”. [3]


6
Trong bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
viết: “Lao động là hoạt động quan trong nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội” [12]
Như vậy có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về lao động. Tuy nhiên
suy cho cùng thì lao động được hiểu là sự tác động của con người vào yếu tố
tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho xã hội. Trong quá trình lao
động, con người ngày càng nâng cao trình độ hiểu biết về giới tự nhiên và xã
hội, là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội

1.1.1.2. Khái niệm cơ bản về nông thôn và lao động nông thôn
a. Khái niệm khu vực nông thôn
Theo từ điển bách khoa toàn thư thế giới thì “Nông thôn là khu vực mà ở
đó tập trung dân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp”.
Tại Việt Nam, trong quy định về hành chính và thống kê, khu vực nông
thôn là những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc phường hoặc thị trấn
được quy định là thành thị). Nông thôn ở nước ta được hiểu là nơi sinh sống
và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng sản
xuất nông nghiệp là chính. Nông thôn có cơ sở hạ tầng, trình độ tiếp cận thị
trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với khu vực thành thị.
Theo Thông tư số 54 ngày 21/08/2009 của Bộ nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, khái niệm nông thôn là: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc
nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi các cấp hành
chính cơ sở là UBND xã”.
b. Khái niệm lao động nông thôn
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc
ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến
60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động.


7
Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông
thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang
có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà
lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ
tuổi lao động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham
gia sản xuất với những công việc phù hợp với mình.Từ khái niệm nguồn lao
động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đây
cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn.

c. Đặc điểm của lao động nông thôn
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với đặc điểm của
các ngành khác. Vì vậy, lao động nông thôn cũng có những đặc điểm khác với
lao động ở các ngành kinh tế khác, cụ thể nó biểu hiện ở các mặt sau:
- Lao động nông thôn mang tính thời vụ.
Đây là đặc điểm dặc thù không thể xoá bỏ được của lao động nông thôn.
Nguyên nhân của nét đặc thù trên là do: đối tượng của sản xuất nông nghiệp
là cây trồng vật nuôi chúng là những cơ thể sống trong đó quá trình tái sản
xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau.
Cùng một loại cây trồng vật nuôi ở những vùng khác nhau có điều kiện
tự nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinh trưởng và phát triển khác
nhau. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xáo bỏ được
trong quá trình sản xuất chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ
của sản xuất nông nghiệp. Từ đó đặt ra vấ đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu
vào của quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông thôn một
cách hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng.
- Nguồn lao động nông thôn tăng về số lượng.
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: qui mô
và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô cơ cấu của nguồn lao


8
động. Tính đến năm 2015, dân số Việt Nam là trên 90 triệu dân, trong đó dân
số nông thôn chiếm trên 67% dân số cả nước. Cũng theo báo cáo điều tra lao
động việc làm năm 2015, cả nước có 53,7 triệu người thuộc lực lượng lao
động, trong đó lực lượng lao động nông thôn vào khoảng 37,21 triệu người
chiếm 69,3%. Do sự phát triển của quá trình đô thị hoá và sự thu hẹp dần về
tốc độ tăng tự nhiên của dân số giữa nông thôn và thành thị nên tỷ lệ dân số
cũng như lực lượng lao động so với cả nước ngày càng giảm. Mặc dù vậy, qui
mô dân số và nguồn lao động ở nông thôn vẫn tiếp tục gia tăng.

- Chất lượng nguồn lao động nông thôn chưa cao.
Chất lượng của người lao động được đánh gía qua trình độ học vấn,
chuyên môn kỹ thuật và sức khoẻ.
Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật: nguồn lao động của nước ta
đông về số lượng nhưng sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta còn nhiều
hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh đất
nước đang hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt chúng ta đang chuẩn bị gia nhập
tổ chức WTO trong thời gian tới trong đó nông nghiệp được xem là một trong
những thế mạnh.
Riêng lao động nông thôn chiếm hơn 3/4 lao động của cả nước. Tuy vậy
nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng do trình
độ chuyên môn của lao động thấp kỹ thuật lạc hậu. Do đó, để có một nguồn lao
động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà nước cần phải có chính sách
đào tạo bồi dưỡng để có nguồn nhân lực đủ trình độ để phát triển đất nước.
Sức khoẻ của người lao động nó liên quan đến lượng calo tối thiểu cung
cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trướng sống, môi trường làm việc,vv.... Nhìn
chung lao động nước ta do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu
hàng ngày chưa đáp ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, sức khỏe của nguồn
lao động cả nước nói chung và của nông thôn nói riêng là chưa tốt.


9
- Việc làm của lao động nông thôn
Lao động nông thôn khó tiếp cận với việc làm có thu nhập và chất
lượng cao. Đặc điểm cơ bản của lao động nông thôn là phần lớn chưa qua đào
tạo dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận với thu nhập cao và ổn định. Mặt
khác khả năng cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật, thị trường việc làm của
lao động nông thôn là không kịp thời làm giảm khả năng tự tạo việc làm. Do
vậy các chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ lao động nông thôn tự tạo việc
làm cũng như tạo việc làm mới cho lao động nông thôn đang là vấn đề cấp

bách và thiết thực.
1.1.1.3. Việc làm
Khái niệm việc làm đã được đề cập dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Cùng với sự phát triển của xã hội, quan niệm về việc làm cũng được nhìn
nhận một cách khoa học, đầy đủ và đúng đắn hơn.
Theo tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labor
Organization), việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng
tiền hoặc hiện vật. [10]
Theo giáo trình kinh tế chính trị thì “Việc làm là cơ sở vật chất để huy
động nguồn nhân lực vào hoạt động sản xuất trong nền kinh tế quốc dân” và
“Việc làm là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tức là
những điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó”.[3]
Theo Bộ Luật lao động 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật
lao động năm 2006 thì: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập,
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm,
đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là
trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội” [12]
Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Khánh (2008), Giáo trình Kinh tế
nguồn Nhân lực, Đại học Kinh tế Quốc dân, khái niệm việc làm là phạm trù


10
để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn,
tư liệu sản xuất, công nghệ...) để sử dụng sức lao động đó. [5]
Như vậy, việc làm được hiểu đầy đủ như sau: “Việc làm là hoạt động lao
động của con người nhằm mục đích tạo ra thu nhập đối với cá nhân, gia đình
hoặc cho toàn xã hội, các hoạt động này không bị pháp luật cấm”.
Nội dung của việc làm rất mở rộng và cho thấy khả năng to lớn để giải
phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người. Người lao
động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh; tự

do thuê mướn lao động theo quy định của pháp luật nếu có nhu cầu. Đồng
thời qua đây cho thấy, việc làm là một phạm trù lịch sử, phụ thuộc vào điều
kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong các giai đoạn phát triển khác
nhau. Việc mở rộng hay thu hẹp việc làm, phát huy hay kìm hãm năng lực tạo
việc làm phụ thuộc vào yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia, địa
phương hay doanh nghiệp.
1.1.1.4. Phân loại việc làm
Phân loại theo mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất và thu nhập:
+ Việc làm đầy đủ: Với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là
người đang có hoạt động nghề nghiệp, có thu nhập từ hoạt động đó để nuôi
sống bản thân và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên việc
xác định số người có việc làm theo quan niệm trên chưa phản ánh trung thực
trình độ sử dụng lao động xã hội vì không sử dụng đến chất lượng của công
việc. Trên thực tế, nhiều người lao động đang có việc làm nhưng làm việc nửa
ngày, việc làm có năng suất thấp và thu nhập thấp. Đây chính là sự không hợp
lý trong khái niệm người có việc làm và cần được bổ sung với ý nghĩa đầy đủ
của nó đó là việc làm đầy đủ.
Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là: Mức độ sử
dụng thời gian lao động, năng suất lao động và thu nhập. Mọi việc làm đầy đủ
đòi hỏi người lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo luật định


11
(theo Luật lao động thì thời gian làm việc quy định là 8 giờ/ngày) mặt khác
việc làm đó phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu
cho người lao động. Như vậy, những người làm việc đủ thời gian quy định và
có thu nhập lớn hơn tiền lương tối thiểu hiện hành là những người có việc làm
đầy đủ.
+ Thiếu việc làm: Là những việc làm không tạo điều kiện cho người lao
động tiến hành sử dụng hết quỹ thời gian lao động, mang lại thu nhập cho họ

thấp dưới mức lương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là
người thiếu việc làm.
Theo tổ chức lao động thế giới ILO, khái niệm thiếu việc làm được thể
hiện dưới hai dạng sau: Thiếu việc làm vô hình và thiếu việc làm hữu hình.
Thiếu việc làm vô hình là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian thạm
chí còn quá thời gian quy định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ năng lao
động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năng suất lao
động thấp thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao
hơn. Thiếu việc làm hữu hình là hiện tượng người lao động làm việc với thời
gian ít hơn quỹ thời gian quy định, không đủ việc làm và đang có mong muốn
kiếm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc.
Phân loại theo mức độ đầu tư cho việc làm:
+ Việc làm chính là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian
nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác.
+ Việc làm phụ là những việc làm mà người lao động dành nhiều thời
gian nhất sau việc làm chính.
1.1.1.5. Giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là việc tạo ra các cơ hội để người lao động có việc
làm và tăng được thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng
đồng và xã hội.


12
Như vậy, giải quyết việc làm là nhằm khai thác triệt để tiềm năng của
một con người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm có hiệu quả.
Chính vì vậy, giải quyết việc làm phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với người lao động ở chỗ tạo cơ hội cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình. Trong đó quyền cơ bản nhất là quyền được làm việc nuôi sống bản thân
và gia đình góp phần phát triển quê hương đất nước.
Chỉ khi nào trên thị trường người lao động và người sử dụng lao động

gặp gỡ và tiến hành trao đổi thì khi đó việc làm được hình thành. Giải quyết
việc làm phải được xem xét ở cả phía người lao động, người sử dụng lao động
và vai trò nhà nước.
Vì vậy “giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chính sách kinh tế,
xã hội từ vi mô đến vĩ mô tac động đến người lao động có thể có việc làm.
1.1.1.6. Thất nghiệp, thiếu việc làm
a. Thất nghiệp
Khái niệm thất nghiệp: Thất nghiệp là sự mất việc hay là sự tách rời sức
lao động khỏi tư liệu sản xuất, nó gắn liền với người có khả năng lao động
nhưng không được sử dụng có hiệu quả [9].
Theo ILO, thất nghiệp là hiện tượng mà người lao động trong độ tuổi có khả
năng lao động muốn làm việc nhưng chưa có việc làm và đang tìm việc làm.
Định nghĩa “thất nghiệp” căn cứ vào ba tiêu chuẩn sau: (i) hiện không
làm việc; (ii) đang tìm kiếm việc làm; và (iii) sẵn sàng làm việc. Các yếu tố
này phải được thỏa mãn đồng thời. [12]
Người thất nghiệp là những người trong tuần nghiên cứu không làm việc,
nhưng đã có những bước đi cụ thể để tìm việc làm và sẵn sàng làm việc. Các
hoạt động tìm việc bao gồm: đăng ký tìm việc tại văn phòng việc làm của nhà
nước hoặc tư nhân; nộp đơn xin việc đến người sử dụng lao động/ông chủ;


13
kiểm tra, đọc và trả lời các mục quảng cáo tìm việc trên báo; tìm sự hỗ trợ từ
những người bạn và người thân...
Những người không làm việc, sẵn sàng/có nhu cầu làm việc, nhưng hiện
không tìm việc do: giãn việc, thời tiết xấu, công việc thời vụ, đang chuẩn bị
để bắt đầu công việc mới, hoặc các hoạt động kinh doanh sau tuần nghiên
cứu, bận việc gia đình, ốm đau tạm thời, tin rằng không tìm được việc làm do
hạn chế về sức khỏe, trình độ chuyên môn không phù hợp cũng được phân
loại là người thất nghiệp.

b. Thiếu việc làm
Theo ILO người thiếu việc làm là người có số giờ làm việc dưới mức
quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm.
Theo Bộ lao động Thương binh và Xã hội thì “Người thiếu việc làm là
người có số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra dưới 35 giờ hoặc có số giờ làm
việc nhỏ hơn số giờ quy định và họ có nhu cầu làm việc” [12].
Thiếu việc làm là trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và thất
nghiệp. Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài
ý muốn, người lao động làm việc nhưng không sử dụng hết thời gian theo quy
định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống khiến họ
muốn tìm thêm việc làm bổ sung.
1.1.1.7. Tạo việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn
Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Khánh (2008), giáo trình kinh
tế nguồn nhân lực, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân: “Tạo việc làm là
quá trình tạo điều kiện kinh tế xã hội cần thiết để NLĐ có thể kết hợp giữa
sức lao động và tư liệu sản xuất, nhằm tiến hành quá trình lao động, tạo ra
hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu thị trường” [5].
“Tạo việc làm là một quá trình tạo ra môi trường hình thành các chỗ làm
việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm
chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao
động đồng thời phải đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước”.


14
“Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để
tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng
hóa và dịch vụ theo yêu cầu của thị trường”.
Có thể hiểu tạo việc làm là tổng hợp những hoạt động cần thiết để tạo ra
những chỗ làm việc mới, giúp người lao động chưa có việc làm có được việc
làm; tạo thêm việc làm cho những NLĐ đang thiếu việc làm và giúp NLĐ tự

tạo việc làm. Cơ chế tạo việc làm là cơ chế ba bên gồm có:
- Về phía Người lao động: NLĐ muốn tìm việc làm phù hợp có thu nhập
cao thì phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư phát triển sức lao động, phải tự
mình hoặc dựa vào các nguồn tài trợ từ gia đình, từ các tổ chức xã hội.....để
tham gia đào tạo, phát triển, nắm vững một nghề nghiệp nhất định.
- Về phía người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động bao gồm các
doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế xã hội cần có thông tin về thị trường
đầu vào và đầu ra, cần có vốn để mua nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên
vật liệu, sức lao động để sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngoài ra người
sử dụng lao động cần có kinh nghiệp, sự quản lý khoa học và nghệ thuật, sự
hiểu biết về các chính sách của nhà nước nhằm vận dụng linh hoạt, mở rộng
sản xuất, nâng cao sự thỏa mãn của NLĐ, khơi dậy động lực làm việc, không
chỉ tạo ra chỗ làm việc mà còn duy trì và phát triển chỗ làm việc.
- Về phía Nhà nước: Ban hành các luật, cơ chế chính sách liên quan trực
tiếp đến NLĐ và người sử dụng lao động, tạo ra môi trường pháp lý kết hợp
lao động với tư liệu sản xuất.
Tạo việc làm cho lao động nông thôn: Là phát huy sử dụng tiềm năng
sẵn có của từng đơn vị, từng địa phương và của từng người lao động nhằm tạo
ra những công việc hợp lý ổn định và đầy đủ xong việc làm đó phải đem lại
thu nhập đảm bảo thoả mãn nhu cầu đời sống hàng ngày cho người lao động
nông thôn.


15
Tạo việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói
riêng là một công việc hết sức khó khăn và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
như: Vốn đầu tư, sức lao động, nhu cầu thị trường về sản phẩm. Bởi vậy tạo
việc làm cho lao động nông thôn là quá trình kết hợp các yếu tố trên thông
qua nó để người lao động tạo ra của cải vật chất (số lượng, chất lượng), sức

lao động (tái sản xuất sức lao động) và các điều kiện kinh tế xã hội khác.
1.1.2. Nội dung tạo việc làm cho lao động nông thôn
1.1.2.1. Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ
cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã
hội. Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng
không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Tăng
trưởng kinh tế thường tạo việc làm cho người dân nhưng mức độ còn phụ
thuộc vào mối quan hệ vốn, lao động và công nghệ. Trong điều kiện trình độ
khoa học, công nghệ còn thấp, tăng trưởng dựa vào vốn và lao động hay tăng
trưởng theo chiều rộng là phù hợp và tạo được nhiều việc làm.
Đối với các quốc gia có trình độ công nghệ, đầu tư như Việt Nam, tăng
trưởng kinh tế là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với vấn đề tạo việc làm. Sự
tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu kinh tế, mà cơ cấu kinh
tế của nước ta đang chuyển dịch tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, hội nhập kinh tế thế giới. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP
giảm xuống, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời dịch
chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Dịch
chuyển cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tạo ra một số điều kiện tốt cho việc
làm của lao động qua đào tạo nghề. Hơn nữa, Việt Nam đang phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới hội nhập kinh tế thế
giới. Quá trình này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nền kinh tế. Đặc
biệt là sự cạnh tranh trên thị trường lao động, nguồn cung lao động rất dồi dào


×