Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

QUY TRÌNH sơ cấp cứu (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 27 trang )

QUY TRÌNH SƠ CẤP CỨU
Công ty TNHH QMI Industrial Việt Nam
CÁC HẠNG MỤC
Sơ cấp cứu là gì?

Trang 2

Cầm máu vết thương

Trang 3

Sơ cứu khi bị bỏng

Trang 4

Sơ cứu người bị say nóng, say nắng

Trang 6

Sơ cứu người bị trật khớp

Trang 8

Sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm

Trang 9

Sơ cứu người bị điện giật

Trang 11


Sơ cứu người bị bất tỉnh, xỉu

Trang 12

Sơ cứu khi bị chảy máu

Trang 15

Sơ cứu bị dị vật đường thở

Trang 18

Sơ cứu chấn thương phần mề

Trang 20

Sơ cứu người bị kim thêu đâm

Trang 22

Giảm sự lây truyền bệnh tật qua đau ốm

Trang 23

Sức khỏe, tầm quan trọng và cách nâng cao

Trang 25

Trang 1



Các bạn thân mến!
Con người là vốn quí nhất, con người làm ra của cải vật chất và là động lực chính cho sự phát
triển của xã hội. Sức khỏe và sinh mạng của người lao động là tài sản vô giá của mỗi gia đình,
mỗi quốc gia. Vì vậy, để đảm bảo hạnh phúc của mỗi gia đình, cho an sinh và phát triển kinh tế
xã hội. Công ty luôn cố gắng và muốn toàn thể nhân viên tham gia lao động sản xuất trong điều
kiện an toàn.
Vì thế, quan niêm kinh doanh nhất quán luôn được duy trì trong Công ty chúng ta là :
Thành thật, có trách nhiệm, đội ngũ ưu tú, tất cả cùng tham gia, cùng hưởng lợi nhuận, trách
nhiệm với xã hội. Ban giám đốc luôn xem nhân viên là tài sản quý giá nhất của Công ty, tạo ra
môi trường làm việc an toàn, vệ sinh, cho nhân viên chính là trách nhiệm của Công ty.
Công ty hy vọng rằng cuốn sổ tay này sẽ giúp người lao động hành động đúng, kịp thời, tránh
được những rủi ro đáng tiếc khi sự cố xảy ra.
Trong quá trình tìm hiểu và biên soạn ra sổ tay này, có sử dụng tài liệu Sơ cấp cứu của Hội chữ
thập đỏ Quận 1, Bệnh viện Quận Bình Tân và các trang mạng về sức khỏe y tế cộng cộng.
Chân thành cảm ơn sự đóng góp của các Anh / chị. Lời chúc sức khỏe và thành công luôn theo
các Anh / chị.
Trân trọng !

P. TỔNG GIÁM ĐỐC

Trang 2


SƠ CẤP CỨU LÀ GÌ ?
Sơ cấp cứu là những trợ giúp hay chữa trị ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị bất cứ chấn thương,
sự cố hay bị một căn bệnh nào đó trước khi có xe cấp cứu, bác sĩ, hoặc người có chuyên môn đến
chữa trị.
Việc sơ cấp cứu đó là vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay những người cấp
cứu đến có thể làm nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay không thể cứu được nữa cho dù

được đưa đến bệnh viện
Tính mạng nạn nhân lúc đó có thể đo từng phút từng giây. Nói một cách khác đó là những lúc
mà sự trợ giúp kịp thời của bạn có thể cứu sống được một con người. Thực tế đã xảy ra những sự
việc hết sức đau lòng và đáng tiếc không đáng xảy ra nếu những người xung quanh nạn nhân có
kiến thức về sơ cấp cứu.
Mục đích của việc sơ cấp cứu:
1.
2.
3.
4.

Bảo toàn tính mạng cho nạn nhân, người thân và có khi chính bản thân mình
Hạn chế ảnh hưởng của căn bệnh.
Giúp nạn nhân hồi phục .
Người sơ cấp cứu là người:
- Được huấn luyện thực tập tốt
- Được kiểm tra và thường xuyên được tái kiểm tra
- Có kiến thức và chuyên môn luôn được cập nhật

Nguyên tắc ứng cứu khẩn cấp:
1. Kiểm tra hiện trường:
2. Khi có sự cố xảy ra , trước hết kiểm tra xem có những nguy hiểm do dây điện bị đứt, hóa

chất độc hại, vật rơi hay không;
3. Kiểm tra xem nạn nhân có bị chảy máu, gẫy xương, nôn hay không.
4. Kiểm tra xem nạn nhân có còn tỉnh táo, còn thở, mạch còn đập hay không.

1. CẦM
1.1 Khi bị vết thương chảy máu , cần:


MÁU VẾT THƯƠNG
Trang 3


Nâng cao phần bị thương lên:
Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt tay vào vết thương. Giữ chặt cho đến
khi máu ngừng chảy.
Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều
máu:




Cứ ấn chặt vào vết thương,
Giữ cho phần bị thương giơ lên cao, càng cao càng tốt,
Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu
cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khăn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng

một dây thừng mảnh, dây thép,...
Chuyển ngay nạn nhân đến cở sở y tế.
1.2 Cầm máu:


Khi nạn nhân bị chảy máu quá nhiều, nếu không can thiệp kịp thời thì tính mạng nạn nhân sẽ bị
đe dọa, chúng ta phải tiến hành cầm máu ngay lập tức bằng cách ấn tay trực tiếp vào chỗ máu
chảy.
Nếu máu vẫn tiếp tục chảy mặc dù đã cầm máu trực tiếp hoặc là không thể tiến hành ấn tay trực
tiếp vào vết thương vì vết thương có kèm dị vật, cần tiến hành cầm máu bằng cách ấn điểm cầm
máu.
Trong trường hợp người cứu hộ chỉ có một mình để sơ câp cứu, hoặc trong trường hợp có nhiều

nạn nhân cần được sơ cấp cứu, và việc tiến hành ấn điểm cầm máu không hiệu quả, thì việc ấn
điểm cầm máu được thay bằng băng garo. Băng garo thực hiện với một miếng băng vải dài rộng
ở cánh tay và đùi nạn nhân.

2. SƠ CỨU KHI BỊ BỎNG
2.1 Tác nhân gây bỏng có nhiều loại:
Bỏng do nhiệt thường gặp nhất, chia thành 2 nhóm:


Do nhiệt khô: lửa, tia lửa điện, kim loại nóng chảy
Trang 4




Do nhiệt ướt : nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước nòng...

Bỏng do dòng điện chia thành 2 nhóm: Do luồng điện có hiệu điện thế thông dụng (dưới 1000 V)
và do luồng điện có hiệu điện thế cao (trên 1000V). Sét đánh cũng gay bỏng do luồng điện có
hiệu điện thế cao.
Bỏng do hóa chất gồm các chất oxy hóa, chất khử oxy, chất gặm mòn, chất gay độc cho bào
tương, chất làm khô, chất làm rộp da... bỏng do vôi tôi nóng là loại bỏng vừa do sức nhiệt vừa do
chất kiềm:
2.2 Xử trí
Khi bị bỏng, cần tìm mọi cách để sớm loại trừ tác nhân gây bỏng (dập lửa, cắt cầu dao điện ...).
Ngay sao đó, ngâm vùng bỏng vào nước hoặc dưới vòi nước chảy từ 20 đến 30 phút.
Nếu chậm ngâm lạnh, sẽ ít tác dụng. Nước mát trắng sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau,
giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sau của vết thương.
Nếu bỏng do hóa chất thì phải rửa các hóa chất bằng nước và chất trung hòa. Băng ép vừa phải
các vết thương bỏng để hạn chế phù nề, thoát dịch huyết tương. Cho uống nước chè nóng, nước

đường, oresol..., thuốc giảm đau.
Vận chuyển nhẹ nhàng, tránh va chạm và gây thêm đau.
2.3 Những sai lầm khi xử lý vết bỏng
Các kinh nghiệm dân gian này chỉ làm vết bỏng nặng thêm như:






Xát muối.
Dội nước mắm
Bôi kem đánh răng
Bôi mỡ trăn
Nhai đắp một số loại lá ( như lá khoai lang, lá ổi non… ).

Cách xử trí duy nhất đúng khi bị bỏng: Ngâm ngay vết thương vào nước lạnh sạch trong 30 phút.
Vào mùa đông hay thời tiết lạnh, thay vì ngâm, nên đắp khăn ướt lên vết thương, bước tiếp theo
là lấy gạc khô băng ép lên để tránh phồng rồi đến cơ sở y tế, tuyệt đối không bôi bất cứ cái gì.

Trang 5


Quan niệm khi bị bỏng thì không nên chạm vào nước để tránh phồng, Điều này rất sai lầm, Bởi
nước giúp hạ nhiệt tại chỗ, khiến tổn thương không ăn sâu vào trong, giảm đau, giảm nguy cơ
sốc. Nếu bỏng do axit , vôi tôi thì nước giúp làm loãng các chất này. Nếu không ngâm nước,
nhiệt độ sẽ truyền qua da vào sâu các tổ chức bên trong , khiến tổn thương càng trầm trọng, nguy
cơ hoại tử rất cao.
Việc bôi nước mắm, xát muối, sẽ làm bệnh nhân đau đơn hơn, dễ bị sốc, chưa kể nguy cơ nhiễm
trùng, Còn kem đánh răng khi bôi lên vết thương sẽ khiến bệnh nhân đã bỏng lửa lại thêm bị

bỏng kiềm nữa. Tổn thương sẽ sâu hơn và dễ hoại tử.
Về mỡ trăn, vốn được y học cổ truyền coi là chữa bỏng hiệu nghiệm, nó cũng có tác dụng làm
mát vết thương nhưng không đáng kể, thấp hơn nhiều so với nước. Nếu chỉ bôi mỡ trăn, bệnh
nhân đã bỏ lỡ cơ hội ngăn tổn thương lan rộng bằng cách ngâm nước mát, Ngoài ra, với làn da
đang tổn thương, việc bôi bất cứ cái gì cũng có thể mang đến nguy cơ nhiễm trùng.

3. SƠ CỨU NGƯỜI BỊ SAY NÓNG, SAY NẮNG
3.1 Triệu chứng:
Say nắng chỉ xảy ra với người hoạt động ngoài trời nắng. Một người bị say nắng thường có biểu
hiện sốt cao trên 40

0

C,Lúc đầu thở sau mạch nhanh, sau đó thở nông và mạch yếu, đồng tử

giãn, lú lẫn , mê sảng, co giật, ngất. Say nắng thường thấy da nóng và khô, mệt lả, đau đầu, khó
ở, đỏ mặt , nôn mửa và tiêu chảy.
Trang 6


Say nắng làm da bệnh nhân bị lạnh và ẩm ướt ( do gắng sức, da thường ẩm) tái mét, và mồ hôi:
miệng khô, yếu sức , choáng váng, nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, bị chuột rút, (vọp bẻ) , mạch
nhanh và yếu , loạn nhịp, hạ huyết áp , hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn, rối loạn thần kinh
trung ương , động kinh và hôn mê, suy gan và thận, rối loạn đông máu...
Say nóng diễn tiến từ từ, thân nhiệt không vượt quá 40

0

C còn say nắng thì diễn tiến đột ngột,


không có dấu hiệu báo trước, kèm tổn thương thần kinh và có thể gây tử vong.
3.2 Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết say nóng, say nắng :
3.2.1 Say nóng:










Da lạnh, ẩm ướt và tái mét.
Vã mồ hôi.
Miệng khô.
Mệt mỏi, đuối sức.
Choáng váng.
Nhức đầu.
Buồn nôn, thỉnh thoảng nôn.
Vọp bẻ.
Mạch nhanh và yếu.

3.2.2 Say nắng










Sốt cao (39,8o C trở lên );
Da nóng , khô và đỏ;
Không có mồ hôi;
Thở sâu, mạch nhanh sau đó là thở nông và mạch yếu;
Đồng tử giản;
Lú lẫn, mê sảng, ảo giác;
Co giật;
Bất tỉnh.

3.3 Cần làm gì ngay:







Bằng mọi cách làm giảm thân nhiệt người bị nạn.
Đưa ngay người bị nạn vào chỗ mát, thoáng gió, quạt mát;
Đặt nằm ngửa, gác chân cao;
Nới lỏng, cởi quần áo;
Cho uống nước lạnh có muối;
Chườm lạnh bằng nước đá khắp người (chú ý cổ, nách, háng) hoặc phun nước lạnh vào
người bệnh (tránh phun vào mũi miệng ).
Trang 7



3.4 Khi nào phải gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện ngay?






Không uống được nước;
Nôn liên tục;
Sốt tăng liên tục;
Bất tỉnh;
Kèm triệu chứng khác như đau ngực, khó thở, đau bụng.

3.5 Tránh say nóng, say nắng bằng cách nào?




Không ở lâu, làm việc quá sức trong môi trường quá nóng, nắng
Trẻ em, người lớn tuổi, bệnh lâu ngày hoặc người uống rượi bia không phơi nắng,
nóng lâu
Vào mùa nắng, tiết nóng:
Uống nhiều nước;
Mặc quần áo rộng, thoáng, thoát mồ hôi.
4. SƠ CỨU NGƯỜI BỊ TRẬT KHỚP

Trật khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Nếu nghi ngờ có trật khớp nên gọi ngay cấp cứu.
Trong khi chờ đợi chở đi cấp cứu bạn có thể làm những việc sau đây:
Đừng di chuyển khớp: Không di chuyển để tránh lực tác động, không nắn hoặc cố cử động khớp
bị trật, hoặc bắt nó trở lại vị trí, điều này có thể gay tổn thương khớp và cơ, dây chằng, dây thần

kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh.
Cố định tư thế mà khớp đang ở vị trí đó. Ví dụ trật khớp khuỷu, nạn nhân sẽ có tư thế khuỷu
gấp. Dùng một miếng vải hay cái áo cố định khuỷu vào thân người. Nói chúng trật khớp vùng
tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng chính thân người làm vật cố định nâng
đỡ cho tay.
Nếu là ở chân thì có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm đẹp cố định cho chân bị tai
nạn .
Đừng cố gắng nắn khớp. Vì làm như thế có thể làm cho tình hình xấu đi nếu không biết cách
nắn.

Trang 8


Chườm lạnh lên khớp bị trật nhằm tránh sưng phù. Không nhất thiết là phải chườm đá trực tiếp
lên da mà nên chườm qua lớp băng hay áo mà bạn đang dùng để cố định chỉ bị trật khớp.
Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển người bị trật khớp đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và
điều trị.
Một số khớp bị trật có nguy cơ tổn thương mạch máu cao như khớp gối. Bạn nên hỏi thăm nạn
nhân xem có bị lạnh chân, tê hay nhìn thấy chân tím hay không vì đây là những dấu hiệu báo
hiệu tình trạng mạch máu có thể bị tổn thương.

5. SƠ CỨU NGƯỜI NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
5.1 Các nguyên nhân gay ngộ độc thực phẩm:
Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học, các chất độc hại hóa học, độc hại vật
lý có thể gây độc nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng
5.2 Triệu chứng:
Nôn mửa, đau bụng quặn, đau quanh rốn, tiêu chảy (phân lỏng hoặc nhầy có đàm, máu );
nhức đầu, chóng mặt, uể oải toàn thân, bủn rủn tây chân, da niêm, nhợt nhạt. Toát mồ hôi
lạnh, thở nhanh hoa mắt, da ửng đỏ, nổi mảng đỏ, nổi mề đay, sốt nhẹ hoặc sốt cao( khi ngộ
độc do vi khuẩn), Trong trường hợp ngộ độc do hóa chất, đồng tử co nhỏ lại, huyết áp giảm,

nhịp tim chậm lại.
Riêng với ngộ độc cá nóc hay ngộ độc củ ấu tàu, bệnh nhân có cảm giác đầu to ra, lưỡi
phồng lên, ngắn lại khiến không nói được.
5.3 Một số biện pháp xử trí thông thường trong ngộ độc thực phẩm.

Trang 9


Khi có trường hợp nhiễm độc, ngộ độc do thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thì nhất thiết
phải đình chỉ việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước
tiểu... để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để điều tra xác minh và kịp
thời tổ chức cấp cứu người bị ngộ độc. Xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị
ngộ độc nôn ra hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá hủy
độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể:



Gây nôn: thực hiện ngay bằng cách cho ngón tay vào họng để kích thích nôn.
Rửa dạ dày: rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là trước 6 giờ. Có thể dùng



nước ấm, nước muối sinh lý để rửa.
Tẩy ruột: Nếu thời gian ngộ độc lâu trên 6 gờ thì có thể dùng thuốc tẩy magie sulphat,



natri sulphat.
Gây bài niệu bằng cách truyền dịch


Giải độc:




Dùng phương pháp hấp thu chất độc bằng than hoạt tính.
Trung hòa chất độc
Giải độc đặc hiệu theo nguyên nhân gây độc.

Nói chung khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm cần đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời
những biện pháp thông thường.
Nếu bị co giật và ngừng thở , ngừng tim phải cấp cứu cho bệnh nhân bằng cách hà hơi thổi ngạt
và ép tim. Nếu bệnh nhân hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất
nôn sặc vào phổi.
Sau khi sơ cứu, phải khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện sớm nhất để được xử lý
tiếp. Cần mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc , chất nôn hoặc phân để giúp bác sỉ chẩn đoán
và điều trị nhanh hơn.

Trang 10


6. SƠ CỨU KHI BỊ ĐIỆN GIẬT
Khi phát hiện người bị điện giật, trước tiên cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện
bằng cách cắt cầu dao điện, Có thể dùng bất cứ một vận dụng gì khô nhưng không phải bằng kim
loại để đẩy , tách nạn nhân ra khỏi dòng điện.
Lưu ý: Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô,
đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra).
Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.
Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách, áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng

ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạ nhân. Với nạn nhân
không có dấu hiệu thở tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ, cho đến khi tự thở
được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.
Hô hấp nhân tạo: Nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để
đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống
dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, sau đó
để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi
ngạt 20 lần.

Trang 11


Ép tim ngoài lồng ngực: Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên
nhau rồi để trước tim tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn
sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra, Người lớn và
trẻ em trên 1 tuổi , số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với
thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần.
Với nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra
tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu
không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để
nạn nhân yên tâm. Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

7. SƠ CẤP CỨU KHI BỊ BẤT TỈNH
7.1 Kiểm tra hiện trường
Liệu có an toàn không khi bạn tới gần người bị ngất xỉu.
Đừng để cho bạn trở thành nạn nhân kế tiếp. Hãy kiểm tra các mối nguy hiểm như: hóa chất,
điện, hay giao thông. Nếu bạn có thể loại bỏ một cách an toàn cấc mối nguy hiểm thì hãy làm.
Nếu không, tự hỏi xem bạn có thể di chuyển nạn nhân thật an toàn và dễ dàng ra khỏi nguy hiểm
hay không?
7.2 Dấu hiệu nhận biết







Gọi hỏi không đáp.
Người mềm nhũn
Không thở
Không có mạch hoặc mạch yếu
Các biểu hiện toàn thân: da tìm tái, xanh nhợt, người lạnh, vã mồ hôi…

7.3 Nguyên nhân




Dị vật đường thở;
Điện giật;
Đuối nước;
Trang 12






Ngạt khói và khí độc;
Mất máu quá nhiều;
Chấn thương không được sơ cứu kịp thời;


7.4 Nguy cơ
Bất tỉnh ngừng thở sau tai nạn chấn thương là một tình trạng nguy hiểm cần được sơ cứu kịp thời
và theo dõi thường xuyên để rtrasnh nguy cơ:
Thiếu máu não dẫn đến nhũn não không hồi phục
7.5 Xử lý:
7.5.1 Kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh hay bất tỉnh bằng cách:







Lay gọi nạn nhân
Yêu cầu nạn nhân thực hiện động tác đơn giản
Kiểm tra và làm thông đường thở
Để đầu nạn nhân ngửa tối đa tránh lưỡi tụt về phía sau.
Kiểm tra dị vật và làm thông đường thở ( ví dụ: máu, dịch, đờm dãi, bùn đất…)
Đối với trường hợp nạn nhân có dị vật ở sâu ( cách xử lý như trong bài dị vật đường thở).

7.5.2 Kiểm tra sự thở của nạn nhân





Bằng cách “ nhìn, sờ, nghe và cảm nhận”.
Nhìn: Lồng ngực có/không di động theo nhịp thở.
Sờ và cảm nhận: Đặt tay lên bụng để cảm nhận bụng có/không sự cử động.

Nghe và cảm nhận: Áp sát tai, má vào miệng và mũi nạn nhân để nghe và cảm nhận có /




không hơi thở phả vào má của người sơ cấp cứu.
Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng còn thở:
Cần nhanh chóng đư nạn nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn và tiếp tục theo dõi.

Trang 13


7.5.3 Nạn nhân không thở chuyển sang
7.5.3.1 Kiểm tra mạch của nạn nhân bằng cách bắt mạch tại vị trí cổ, cổ tay.
Nếu nạn nhân không thở, không có mạch thì tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực
như sau:


Đặt nạn nhân nằm ngủa trên nền phẳng, cứng. Dùng gốc hai bàn tay và lực của 2 cánh tay
ép vuông góc lên vị trí ½ dưới của đoạn giữa hõm ức trên và hõm ức dưới với tần số 30



lần ép tim và 2 lần thổi ngạt ( một chu kì) ( hình 1,2)
Ép sâu 1/3 đến độ dày lồng ngực đối với trẻ và 4-5 cm đối với người lớn.
Trang 14





Thực hiện 5 chu kỳ liên tục, sau đó dừng lại kiểm tra mạch, nhịp thở của nạn nhân. Làm
liên tục cho đến khi nạn nhân có đáp ứng.

7.5.3.2 Khi nào dừng ép tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt:





Nạn nhân có đáp ứng: có mạch và thở được
Có sự trợ giúp của nhân viên y tế
Hiện trường sơ cứu trở nên không an toàn
Nạn nhân không có đáp ứng: toàn thân lạnh, mềm nhũn, không thở, không có mạch,
da tím tái, đồng tử giãn không đáp ứng với ánh sáng.

8. CHẢY MÁU
8.1 Dấu hiệu nhận biết
8.1.1 Chảy máu ngoài:




Rách da, phần mềm.
Máu chảy từ vết thương ra ngoài da
Dấu hiệu toàn thân: vã mồ hôi, lạnh, da xanh tái,…

8.1.2 Chảy máu trong:




Đau vùng tổn thương tương ứng phía ngoài da
Vã mồ hôi, lạnh, da xanh tái, khát nước.
Trang 15






Sốc choáng do mất máu
Có thể có máu rỉ ra ở ngoài từ các hốc tự nhiên: mũi, miệng, tai,…
Có thể có máu trong chất nôn, nước tiểu, trong phân…

Trong tai nạn lao động, tai najngiao thông, tai nạn trong sinh hoạt,…: các vật săc nhọn đâm vào
da, phần mềm; xương bị gãy đâm ra ngoài làm rách da, phần mềm, rách, đứt mạch máu hoặc các
chấn thương gây tổn thương nội tạng dẫn tới tình trạng chảy máu trong.
8.2 Xử lý:
8.2.1 Chảy máu ngoài:
8.2.1.1 Vết thương cháy máu nhiều không có dị vật:


Không tiếp xúc trực tiếp với máu bằng cách đeo



gang tay cao su, ni lon hoặc vật dụng thay thế (H1)
Dùng gạc, vải sạch, ép trực tiếp vào 2 mép vết thương





và giữ chặt để cầm máu (H1)
Băng ép trực tiếp tại vết thương (H2)
Kiểm tra đầu chỉ sau khi băng (H3)

Đỡ nạn nhân nằm, ủ ấm đề phòng choáng và nâng
cao chi tổn thương để giảm lượng máu chảy đến
các vết thương.
Nếu máu vẫn chảy thấm qua băng thì băng chồng tiếp bên
ngoài

8.2.1.2 Chảy máu ngoài dị vật:





Không rút dị vật ra khỏi vết thương ( hình 1)
Mang găng tay (hình 1)
Ép chặt mép vết thương (hình 2)
Chèn băng, gạc quanh dị vật và băng cố định ( không băng trùm qua dị vật) ( hình 3,4)

Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
Trang 16


8.2.2 Chảy máu trong:
Đặt nạn nhân nằm đầu thấp.
Đắp ấm cho nạn nhân.
Nhanh chóng chuyến nạn nhân đến cơ quan y tế

gần nhất.

Trang 17


8.2.3 Chảy máu cam:
Đỡ nạn nhân ngồi, đầu cúi về phía trước.
Dùng 2 ngón tay bóp nhẹ hai bên cánh mũi
khoảng 10 phút, khuyên nạn nhân thở bằng
miệng.
Sau 10 phút nếu máu tiếp tục chảy, phải chuyển
nạn nhân đến cơ sở y tế.

Các điểm cần ghi nhớ:
1. Phải đeo gang tay khi sơ cứu cho nạn nhân.
2. Không được tự ý rút dị vật ra khỏi vết thương
3. Nâng cao chân, tay khi có vết thương và đắp ấm để phòng choáng khi chảy

nhiều máu
4. Không cho nạn nhân uống nước khi chảy máu.

9. SƠ CỨU KHI BỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ
9.1 Dấu hiệu nhận biết
9.1.1 Tắc không hoàn toàn:




Ho: nạn nhân cố ho khạc để tông dị vật ra ngoài.
Mặt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi

Có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường.

9.1.2 Tắc hoàn toàn:


Nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ.
Trang 18





Nạn nhân trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt.
Môi và lưỡi nạn nhân tím tái dần.

9.2 Nguyên nhân




Do ăn uống bị sặc, nghẹn.
Do chất nôn trào ngược vào đường thở.
Do tai nạn: máu, dịch, răng, bùn, đất rơi vào đường thở,…

9.3 Nguy cơ
Dị vật đường thở rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân có thể trở nên bất
tỉnh ngừng thở - ngừng tim và dẫn đến tử vong.
9.4 Xử trí
9.4.1 Phương pháp vỗ lưng:
Nạn nhân đứng, đầu cúi thấp, miệng há.

Người sơ cứu đứng 1 bên nạn nhân, một tay đỡ ngực nạn nhân, 1
tay vỗ mạnh vào lưng tối đa 5 lần ở giữa xương bả vai nạn nhân
và kiểm tra dị vật.
Nếu dị vật chưa ra, dùng phương pháp ép bụng.
9.4.2 Phương pháp ép bụng:
Nạn nhân đứng, đầu cúi thấp, miệng há.
Người sơ cứu quỳ hoặc đứng phía sau nạn nhân vòng hai tay ra phía trước bụng nạn nhân, một
tay nắm đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, tay kia bọc ra ngoài bàn tay trước.



Ép bụng đột ngột tối đa 5 lần từ trước ra sau, lên trên.
Nếu dị vật chưa ra tiếp tục làm xen kẽ hai phương pháp trên cho đến khi dị vật bật ra
ngoài. Nếu nạn nhân bất tỉnh xử trí như trường hợp bất tỉnh.

Trang 19


10. SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM
10.1 Dấu hiệu nhận biết
10.1.1 Chấn thương phần mềm là những tổ thương đụng giập phầm mềm với các dấu hiệu:





Không rách da
Đau
Sưng, bầm tím hoặc đỏ
Hạn chế cử động


10.1.2 Vết thương phần mềm là những tổn thương rách da, chảy máu:
Trang 20






Rách da, chảy máu
Đau, sưng nề, bầm tím tại vùng tổn thương
Có thể có dị vật tại vết thương

10.2 Nguyên nhân
• Va đập mạnh
• Vật sắc nhọn
• Ngã, tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
10.3 Nguy cơ


Chảy máu nhiều nếu không sơ cứu kịp thời có thể làm cho nạn nhân bị choáng, dẫn đến



tử vong.
Có thể bị nhiễm khuẩn nặng tại chỗ hoặc toàn thân.

10.4 Xử trí
10.4.1 Sơ cứu chấn thương phần mềm có bầm tím tụ máu:






Để nạn nhân ở tư thế thoải mái
Chườm lạnh, băng cố định vùng tổ thương.
Nghỉ ngơi nâng cao chi tổn thương.
Hạn chế cử động mạnh khi băng.

10.4.2 Sơ cứu vết thương phần mềm







Rửa vết thương bằng nước sạch nếu có bùn, đất, cát bám dính trên vết thương.
Nếu vết thương sâu, bẩn thì rửa bằng oxy già.
Cách rửa vết thương: rửa theo chiều xoắn ốc từ trong vết thương ra ngoài
Có thể dùng dung dịch povidin để sát trùng xung quanh vết thương.
Đặt gạc phủ kín vết thương và băng lại.
Kiểm tra lưu thông máu sau khi băng.

10.4.3 Sơ cứu vết thương có phần mềm có dị vật:






Không được rút dị vật
Chèn gạt, vải sạch quanh dị vật và băng cố định.
Kiểm tra lưu thông máu sau khi băng.
Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế

Các điểm cần ghi nhớ trong bài học:
5. Không tiếp xúc trực tiếp với máu, luôn mang găng tay
6. Làm sạch vết thương trước khi băng
7. Không được tự ý rút dị vật ra khỏi vết thương
Băng kín vết thương và kiểm tra lưu thông máu sau băng

Trang 21


11. SƠ CỨU NGƯỜI KHI BỊ KIM THÊU ĐÂM
11.1 Nguyên nhân:


Do kim máy thêu đâm vào tay người vận hành, chấn thương phần mềm do sơ ý hay



nguyên nhân khách quan.
Do không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành máy thêu.

Lưu ý: Khi có sự cố kim đâm tay tuyệt đối không được lấy dị vật trong tay ra. Giữ nguyên hiện
trạng báo ngay cho trưởng bộ phận và nhân viên an toàn lao dộng để được giúp đỡ.
11.2 Xử lý:



Khi bị kim đâm tay điều đầu tiên là phải bình tĩnh. Trấn an người bị sự cố để tránh bị tinh






thần hoảng loạn.
Rửa vết thương sạch sẽ nếu vết thương chảy máu.
Cầm máu nếu thấy máu chảy nhiều.
Nếu không xác định được còn xót kim hay không, có thể dùng máy rà kim để xác định.
Đưa đến bệnh viện để mổ lấy kim.

Trang 22


Giảm sự lây truyền bệnh tật qua đau ốm bằng cách
-

Rửa tay thường xuyên
Đừng để ho hay hắt hơi tùy tiện, hãy ho vào lòng bàn tay của bạn và sau đó rửa tay thật

-

sạch với nước và xà phòng.
Đừng chạm vào máu trực tiếp của nạn nhân.
Đưng để bất kỳ vật gì không sạch hoặc không hợp vệ sinh lên vết thương hở.
Hãy thường xuyên rửa tay với nước và xà phòng, nhất là khi có người thân của bạn bị
ốm.
Vì sao chúng ta nên rửa tay

Thường xuyên rửa tay là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh
tật cho cơ thể. Bởi vì trong quá thình hoạt động cả ngày, bạn sẽ thường xuyên va chạm
vào mọi người, các bề mặt và điều này khiến bạn tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay. Sau dó,
bạn có thể lây nhiễm bệnh tật cho chính bản thân bằng các hoạt động vô tình như đưa vi
trùng này chạm vào mắt, mũi hay miệng. Mặc dù, bạn không thể giữ tay vô trùng nhưng
việc rửa tay thường xuyên giúp bạn hạn chế chuyển giao và lây lan vi khuẩn, vi rút sang
người khác và ngược lại.
Thời điểm nào cần phải rửa tay?
Luôn luôn rửa tay trước khi:
• Chế biến hoặc chuẩn bị thực phẩm;
• Khi ăn uống;
• Điều trị vết thương hoặc trích thuốc;
• Chạm vào người bệnh người bị thương, vết thương;
• Chèn hoặc loại bỏ kính áp tròng;
Luôn luôn rửa tay sau khi:
Trang 23











Chuẩn bị thức ăn, thịt gia cầm đặc biệt là nguyên liệu thô;
Sử dụng nhà vệ sinh;
Chạm vào một con vật hay động vật đồ chơi, dây xích, chất thải;

Thổi mũi, ho hoặc hắt hơi vào tay của bạn;
Điều trị vết thương;
Chạm vào người bệnh hay các vết thương;
Khi xử lý rác thải hoặc một cái gì đó bị ô nhiễm, chẳng hạn như một miếng vải



hoặc giày bẩn;
Rửa tay của bạn bất cứ lúc nào bạn thấy bẩn.

sạch

Làm thế nào để rửa tay đúng cách?
Nói chung tốt nhất bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước bằng cách thực hiện theo các bước
đơn giản sau đây:





Làm ướt tay bằng nước máy:
Áp dụng xoa xà bông, nước rửa tay;
Bắt đầu cọ 2 tay của bạn;
Chà 2 tay trong ít nhất 20 giây. Hãy nhớ để chà tất cả bề mặt, bao gồm lưng bàn tay, cổ




tay, giữa các ngón tay và phần da bên dưới móng tay của bạn;
Rửa sạch lại tay với nước ký càng;

Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn dùng một lần hoặc sử dụng máy sấy không khí.
Rửa tay không mất nhiều thời gian cuarchungs mình đâu nhưng nó lại mang đến cho bọn
mình nhiều lợi ích để ngăn ngừa bệnh tật.

Trang 24


Sức khỏe, tầm quan trọng và cách nâng cao
Trong cuộc sống này, không có gì quan trọng bằng chính con người bạn, một thân thể không
bệnh tật, một tâm hồn không loạn đó là chân hạnh phúc của con người.
Có câu nói:”Người có sức khỏe có một trăm ước muốn, người không có sức khỏe chỉ có một ước
muốn duy nhất: đó là sức khỏe”.
Quả đúng như vậy, bệnh tật không trừ một ai bất kể bạn là người giàu hay người nghèo, người có
địa vị cao thấp. Nếu bạn may mắn được sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc bạn
đang cận kề với thành công về mọi lĩnh vực.
“Sức khỏe là mẹ thành công
Không ốm đau, làm giàu mấy chốc
Thể khỏe, chí sáng, tâm hiền
Nhân hòa, hạnh phúc gắn liền tu nhân”
Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng
sảng khoái, thoải mái, càng chứng tỏ bạn là người khỏe mạnh.

Không phải đương nhiên mà mỗi chúng ta được sở hữu một thân thể khỏe mạnh. Dó phải là một
kết quả của quá trình gìn giữ và rèn luyên thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày. Để khởi đầu
Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×