SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2013-2014
Đề chính thức
Môn: Ngữ văn - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 21/9/2013
_______________
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (8,0 điểm)
Đọc câu chuyện ngụ ngôn sau:
THẦY BÓI XEM VOI
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy
nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó thế nào. Chợt nghe người
ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho
voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai,
thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun (co lại) như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải, nó chần chẫn (tròn lẳn) như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
- Đâu có, Nó bè bè trông như cái quạt thóc
Thầy sờ chân bảo:
- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói:
- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn (rất ngắn) như cái
chổi sể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai, thành ra
xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
(Theo Trương Chính, trích Ngữ Văn 6, NXB Giáo dục, 2011)
Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện trên?
Câu 2: (12, 0 điểm)
Cảm hứng nhân đạo của ba tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao), Hai đứa
trẻ (Thạch Lam), Vợ nhặt (Kim Lân).
--- HẾT --Họ tên thí sinh: ............................................Số báo danh: ...............................
Chữ ký của Giám thị 1: ...............................Chữ ký của Giám thị 2::...............
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Ngày thi: 02/11/2012.
Câu 1 (3,0 điểm).
W. Whitman từng tâm niệm: Hãy nhìn về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau
lưng bạn.
Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.
Câu 2 (7,0 điểm).
Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến
trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
----------------HẾT---------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh……………………………..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013
Môn: NGỮ VĂN – THPT
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 03 trang)
Câu 1 (3,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý
sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt
chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định.
- Mặt trời là nguồn sáng đem lại hơi ấm và sự sống cho muôn loài. Mặt trời còn là
biểu tượng cho những điều tươi sáng, đẹp đẽ, là niềm tin và hi vọng tốt đẹp ở tương lai
trong cuộc đời con người.
- Bóng tối là màn đêm âm u, tăm tối. Bóng tối cũng là biểu tượng cho sự đen đủi, bi
đát, bất hạnh, thiếu may mắn, những thất bại trong đường đời của con người.
◊ Ý nghĩa nhận định: Lời nhận định là một phương châm sống tích cực, một lời
khuyên sâu sắc nhắc nhở ta phải biết vượt lên những bất hạnh, rủi ro, đau buồn, thất bại
trong cuộc đời. Phải biết quên đi quá khứ đen tối mà hướng về tương lai tươi sáng, tốt đẹp ở
cuộc sống phía trước.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống là một
trường tranh đấu. Bởi thế, cuộc đời mỗi con người cũng không thể tránh khỏi những gian
nan, trắc trở, những khó khăn, thất bại.
- Mỗi người cần phải có ý chí, nghị lực, dũng khí để vượt lên những thất bại. Phải
xem những gian nan, trắc trở như một thử thách để ta được rèn luyện, trưởng thành.
- Cần biết hướng về phía trước, lạc quan, tin tưởng vào tương lai, có bản lĩnh vững
vàng để vượt lên những vấp ngã của bản thân. Đây là xu hướng phát triển, là yêu cầu tất yếu
phù hợp với quy luật khách quan của cuộc sống. Nếu cứ đắm chìm trong những thất bại, đau
buồn là tự hại mình.
- Phê phán những người không có niềm tin, không có ý chí phấn đấu vươn lên trong
cuộc sống.
3. Bài học nhận thức và hành động.
- Cần phải có ý chí, nghị lực, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai để vững bước
trong cuộc đời.
- Trong cuộc sống cũng như trong học tập phải biết vượt lên chính mình, không nên
chùn bước trước những khó khăn thử thách. Sống cần có lý tưởng, khát vọng và ước mơ.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
1
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm
sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc.
Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được
những ý cơ bản sau:
1. Khái quát về hình tượng người lính, vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng
- Hình tượng người lính là nguồn cảm hứng lớn của thơ ca cách mạng Việt Nam. Tuy
nhiên, hình tượng người lính được cảm nhận từ nhiều phương diện với nhiều cảm xúc khác
nhau: có hình tượng người lính được viết theo cảm hứng hiện thực mang vẻ đẹp hồn nhiên,
chân chất, giản dị; có hình tượng người lính được viết theo cảm hứng lãng mạn với vẻ đẹp
oai phong, sang trọng, hào hoa.
- Vẻ đẹp lãng mạn thể hiện trên những phương diện: cái tôi trữ tình tràn đầy tình cảm,
cảm xúc, phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng những yếu tố cường điệu, thủ pháp đối lập
để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hào hùng, tuyệt mĩ. Vẻ đẹp lãng
mạn thể hiện ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng chung của dân tộc,
thể hiện ở vẻ đẹp tâm hồn hào hoa, thơ mộng.
- Cái bi là sự gian khổ, hi sinh. Cái tráng là sự hào hùng, tráng lệ. Chất bi tráng hòa
quyện vào nhau, sự gian khổ, hi sinh được thể hiện qua màu sắc hào hùng, tráng lệ, bi mà
không lụy.
2. Vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong
bài thơ Tây Tiến
a. Vẻ đẹp lãng mạn
- Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên chân dung người lính được đặt
trong khung cảnh miền Tây vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ dữ dội, lại hết sức thơ mộng. Ngòi
bút của nhà thơ chú trọng đến những nét độc đáo, khác thường làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng,
hào hoa của người lính Tây Tiến.
- Vẻ đẹp hào hùng của người lính qua bức tượng đài tập thể. Cảm hứng lãng mạn
khiến cách nhìn những người lính có vẻ tiều tuỵ, tàn tạ trong hình hài nhưng lại chói ngời vẻ
đẹp lí tưởng, mang dáng dấp của những tráng sĩ thời xưa. Đó là ý chí, tư thế hiên ngang
vượt lên, coi thường gian khổ, hi sinh.
- Vẻ đẹp hào hoa thể hiện ở tâm hồn của người lính: nhạy cảm trước thiên nhiên Tây
Bắc hùng vĩ, hoang sơ dữ dội mà huyền ảo thơ mộng; đằm thắm tình người; những khao
khát, mộng mơ mãnh liệt.
b. Chất bi tráng
- Quang Dũng không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn trên những chặng đường
hành quân, những căn bệnh hiểm nghèo và cả những hi sinh mất mát của người lính.
- Những câu thơ khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ. Người lính Tây Tiến
không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh
xuân cho Tổ quốc. Đó là dũng khí tinh thần và hành động cao đẹp. Tư thế ra trận, lý tưởng
lên đường hào hùng mà bi tráng.
- Tuy nhiên, những người lính không hề chìm trong bi thương, bi luỵ. Bài thơ viết về
sự hi sinh của người lính một cách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. Cái chết của người
2
lính gợi lên sự bi thương nhưng họ đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đó là cái chết hợp
với trời đất, lòng người và trở nên thiêng liêng, bất tử.
3. Đánh giá
- Bài thơ có sự kết hợp một cách hài hoà giữa cái nhìn hiện thực với cảm hứng lãng
mạn. Thể thơ 7 chữ chắc khoẻ mang giọng điệu hào hùng như một khúc quân hành. Thủ
pháp đối lập tương phản đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn được sử dụng triệt để, phát huy
cao độ trí tưởng tượng, sử dụng những yếu tố cường điệu để tô đậm vẻ đẹp khác thường, phi
thường của người lính. Hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ vừa gân guốc, khỏe khoắn vừa mềm
mại, trữ tình. Những vần thơ giàu chất nhạc, chất hoạ…
- Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài người lính cách mạng vừa chân thực vừa có
sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp, sức mạnh của dân tộc ta trong thời kỳ đầu chống thực dân
Pháp. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến, được khắc
tạc bằng cả tình yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước mình.
- Tây Tiến được ví như “một thứ quả lạ trái mùa” trong thơ ca kháng chiến còn bởi lẽ
bài thơ đã góp vào nền thi ca hiện đại Việt Nam hình tượng người lính hào hoa, thanh lịch,
lãng mạn mang đậm chất Hà Thành.
- Bài thơ tiêu biểu cho thơ ca dân tộc trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
và thơ ca cách mạng Việt Nam, là một trong những thi phẩm hay nhất viết về người lính. Từ
hình ảnh người lính Tây Tiến đã gửi đến người đọc thông điệp về lòng yêu nước và lí tưởng
sống cao đẹp của con người.
III. Biểu điểm
* Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ
sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với
tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5
điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
3
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN – THPT CHUYÊN
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Ngày thi: 02/11/2012.
Câu 1 (3,0 điểm).
R.Ta-go, nhà thơ Ấn Độ cho rằng: Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy
mặt trời rồi mất hết tinh nhụy, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh
vĩnh cửu của mùa đông.
Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.
Câu 2 (7,0 điểm).
Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự
giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ.
Anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.
----------------HẾT---------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên học sinh…………………….....………..Số báo danh……………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013
Môn: NGỮ VĂN – THPT CHUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 04 trang)
Câu 1 (3,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối
hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc,
thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ
bản sau:
1. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định
- Hoa sen: ủ mầm trong bùn đất, tối khuất, nhơ bẩn nhưng mạnh mẽ vươn lên. Hoa
sen là biểu tượng cho phẩm cách thanh sạch, biết vươn lên trong cuộc sống của con người.
- Mặt trời: Đó là ánh sáng vĩnh cửu đem lại sự sống cho vạn vật. Mặt trời tượng
trưng cho sức sống mạnh mẽ, sự huy hoàng.
- Nụ búp: ẩn dụ cho cái non nớt, nhút nhát, e sợ của con người.
- Sương lạnh vĩnh cửu: là môi trường lạnh giá, khắc nghiệt, ở đó vạn vật phải ẩn
mình, thu mình, không thể sinh sôi phát triển. Vì thế nó tượng trưng cho những khó khăn,
thử thách trong cuộc sống.
=> Ý nghĩa câu nói: Ý kiến của Ta- go là một triết lí sống mạnh mẽ, tích cực và tiến
bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng nếu biết sống và cống hiến hết
mình ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Nếu sống nhút nhát, thụ động thì cuộc đời thật
nhạt nhẽo, vô nghĩa.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề
a. Tại sao nên chọn cách sống như “bông hoa sen”?
- Cuộc sống rất quý giá nhưng lại ngắn ngủi, và chỉ đến duy nhất một lần. Ta phải
sống thế nào cho xứng đáng, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những tháng năm đã
sống hoài, sống phí. Ta cần có một trái tim đầy nhiệt huyết để sống hết mình, để cảm nhận
từng hơi thở trong khoảnh khắc của đời mình.
- Đã là con người thì cần phải có ước mơ, lý tưởng và khát khao thực hiện những
điều đó. Tuy nhiên, cuộc sống luôn ẩn chứa những khó khăn, thử thách và những điều tốt
đẹp không bỗng dưng mà có. Thay vì để khó khăn đánh bại, ta hãy đón nhận chúng như một
cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của chính mình, để ta thêm trưởng thành.
- Khi ta chọn làm “bông hoa sen nở trong ánh mặt trời” đó là lúc ta sống hết mình và
cống hiến hết mình. Ta sẽ có cơ hội được toả sáng, được khẳng định, lưu lại dấu chân trên
con đường đã đi và tận hưởng những điều tuyệt diệu mà cuộc sống mang lại. Đó cũng chính
là cách khiến cuộc sống của ta thêm ý nghĩa và trở nên có ích. Đó mới là cuộc sống đích
thực của con người.
1
b. Tại sao không nên chọn cách sống như “nụ búp”?
- Nếu ta không dám đối mặt trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống vì ta sợ
sai lầm, sợ sẽ thất bại, sợ bị cười chê… để rồi mãi mãi ta sống trong vỏ bọc hèn nhát của
mình. Đó là lối sống mòn, sống thừa, sống vô ích mà không được ai biết đến. Một “cuộc
sống đang mòn ra, đang rỉ đi, đang nổi váng.”
- Cuộc sống không mục tiêu, ước mơ, hoài bão thật vô vị. Sống như thế thực chất chỉ
là tồn sự tại mà thôi, là chết ngay cả khi đang sống.
c. Nâng cao
- Liệu có phải lúc nào ta cũng sống hết mình? Nếu cứ hết mình như thế sẽ có lúc ta
kiệt sức. Vậy ta cần phải biết lượng sức mình, không phải lúc nào cũng nên lao về phía
trước. Để đối mặt với mọi thử thách trên đường đời trước tiên ta phải trân trọng chính bản
thân ta. Đừng nôn nóng theo đuổi mục đích mà quên mất bản thân mình.
- Có những phút giây ta nên thu mình lại khi đã cảm thấy mỏi mệt. Khi ấy không
phải ta đang hèn nhát, chỉ là ta đang tìm kiếm chút bình yên cho tâm hồn, tìm được lại ý chí,
lòng quyết tâm để tiếp tục tiến lên phía trước.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Phê phán lối sống yếu mền, thụ động, chỉ biết ngồi chờ vận may và sự thuận lợi.
- Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực
vươn lên không ngừng. Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết mình đến tận cùng của
khát vọng, ước mơ.
III. Biểu điểm
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong
phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm
sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc.
Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh hiểu đúng vấn đề : đề bài bàn về vai trò của tình cảm,cảm xúc trong thơ.
Đó là một trong những đặc trưng của thơ, nhất là thơ trữ tình. Bài viết cần xuất phát từ điều
đó để bình luận và chứng minh vấn đề. Quá trình viết bài, phải có dẫn chứng phân tích để
làm nổi bật các luận điểm. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần
trình bày được các ý sau đây:
1. Giải thích
- Thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua tổ
chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm.
- Hành động sáng tạo thi ca: là qúa trình làm thơ của người nghệ sĩ trước tác động
của đời sống hiện thực.
2
- Sự giải phóng những cảm xúc tràn đầy được hiểu là: mỗi khi có điều gì chất chứa
trong lòng, không nói ra, không chịu được, đó là lúc thi sĩ tìm đến thơ để giãi bày.
=> Ý kiến trên đã chỉ ra đặc trưng của thơ trữ tình và đề cao vai trò của tình cảm,
cảm xúc trong thơ.
2. Bình luận và chứng minh
- Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng, ý kiến đó đã xuất phát từ đặc trưng của
thể loại thơ trữ tình và từ quy luật chung của sáng tạo nghệ thuật. Đã có nhiều ý kiến của
các nhà thơ, nhà phê bình văn học xưa nay có những quan điểm tương đồng. Thơ chỉ bật ra
khi tim ta cuộc sống đã tràn đầy (Tố Hữu), Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần
(Ngô Thì Nhậm)… Xuân Diệu từng phát biểu: Một bài thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm
xúc.Thiếu tình cảm, cảm xúc chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu chữ có vần chứ
không làm được nhà thơ.
- Thơ là tiếng nói của đời sống tình cảm con người trước cuộc sống. Thơ trữ tình lấy
cảm xúc bên trong của đời sống tinh thần nhà thơ để biểu hiện. Khi rung động sâu sắc với
cuộc sống, trong những trạng thái vui, buồn ở mức thăng hoa, con người có nhu cầu bộc lộ
tình cảm, khi đó, người ta cần đến thơ. (dẫn chứng )
- Thơ ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại. Người ta làm thơ như một nhu cầu cần
thiết trong cuộc sống. Con người dùng thơ để bộc lộ tâm tư tình cảm, nỗi niềm. Thơ là tiếng
nói tha thiết của tâm hồn. Đó có thể là những cảm xúc, suy tư về nhân tình thế thái, về số
phận con người, thăng trầm của xã hội, những cảm xúc về đất nước, nhân dân, nhân loại. Có
khi đó chỉ là những tâm tư của cá nhân trong cuộc đời… ( dẫn chứng)
- Tình cảm trong thơ phải là thứ tình cảm chân thật của nhà thơ. Tình cảm ấy là
những trạng thái vui, buồn, sung sướng, đau khổ… mà người nghệ sĩ từng trải qua, từng
sống trong những cung bậc ấy. Thơ không chấp nhận thứ tình cảm giả tạo, mờ nhạt. Nếu
nhà thơ không viết thơ bằng nước mắt, bằng máu của chính mình, không sống sâu sắc với
những tình cảm của con người thì thơ sẽ thiếu sức sống, chỉ có thể làm được những bài thơ
vô hồn, chỉ là những câu chữ hoa mĩ được ép khô trên trang giấy. ( dẫn chứng)
- Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải có sức lay động lòng người. Thơ là kết quả của
sự nhập tâm với đời sống. Chế Lan Viên có lí khi cho rằng: Chẳng có thơ đâu giữa lòng
đóng khép. Như vậy, nhà thơ cần có tấm lòng với cuộc đời, mở lòng với cuộc sống để đón
nhận những tình cảm, những rung động từ hiện thực cuộc đời. Đó cũng là cách để nâng tâm
hồn mình lên, biết yêu thương, đồng cảm vui buồn với mọi người xung quanh. Nhà thơ phải
biết sống đẹp, có trái tim mãnh liệt, phong phú, sâu sắc. Tình cảm là yếu tố ngọn nguồn của
cái đẹp trong thơ, khi đó thơ sẽ có sức mạnh thanh lọc tâm hồn con người. (dẫn chứng)
- Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải phải được truyền tải bằng một hình thức nghệ
thuật độc đáo, mang tính thẩm mỹ thể hiện trên các phương diện: Thể loại, ngôn ngữ thơ,
hình ảnh, tứ thơ, tính nhạc, chất họa…. Điều đó đem lại cho thơ vẻ đẹp hoàn mĩ. (dẫn
chứng)
3. Nâng cao
- Thơ gắn kết những tâm hồn đồng điệu. Nhà thơ cần nắm bắt cái riêng biệt để biểu
hiện được cái phổ quát, qua cảm xúc, nỗi lòng của nhà thơ, người đọc thấy được mình ở
trong đó.
3
- Thơ không chỉ cần cảm xúc mà cần cả lí trí. Đó là chiều sâu của nhận thức. Nếu thơ
chỉ thiên về cảm xúc, bài thơ sẽ thiếu chất trí tuệ, thiếu sự suy tưởng triết lí mang tính khái
quát về cuộc sống.
- Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: cần sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ
để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng
người đọc nhiều thế hệ.
- Bài học cho người nghệ sĩ: phải biết đề cao yếu tố tình cảm, cảm xúc trong việc
sáng tác thơ.
III. Biểu điểm
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm
sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
4
GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 MÔN NGỮ VĂN – THPT NĂM 2015-2016
Phần một: GỢI Ý GIẢI ĐỀ
Câu 1(3 điểm) Nghị luận xã hội:
Thí sinh cần làm rõ:
Ý kiến nêu so sánh làm nổi bật việc làm giàu có vật chất của con người cần ít thời gian hơn
việc làm giàu tâm hồn, cảm xúc và tri thức. Từ đó, thí sinh nhận thức được vai trò của văn hóa
và trách nhiệm làm cho tâm hồn giàu có về văn hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay.
a. Giải thích
- Để làm cho mình giàu về vật chất (tiền bạc, tiện nghi sinh hoạt, vật chất nuôi sống con
người..) chỉ cần một vài năm, khoảng thời gian không nhiều. Những thứ cần thiết cho cuộc
sống tinh thần của con người cần rất nhiều thời gian.
- Con người có văn hóa thể hiện trong hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội con người
đang sống. Văn hóa ứng xử, văn hóa lời nói, văn hóa ăn mặc; văn hóa tư duy; văn hóa giao
thông; văn hóa đọc; văn hóa ẩm thực…Người có văn hóa thường xử sự và giải quyết vấn đề
theo hiểu biết và các chuẩn mực đạo đức, luật pháp và thuần phong dân tộc.
- Người có văn hóa hiểu theo nghĩa rộng đạt đến mức nào đó về hiểu biết, giàu cảm xúc,
trong sáng và giữ được vẻ đẹp thuần Việt trong cách sống và ứng xử.
b. Phân tích, bình luận
Phân tích các biểu hiện:
- Cuộc sống hiện đại, làm giàu về của cải vật chất, làm ra nhiều tài sản, tiền bạc rất khó
nhưng chỉ cần một khoảng thời gian ngắn có thể đạt được. “Nghèo thì lâu, giàu chẳng mấy
chốc”.
- Việc tích cóp của cải tiền bạc dễ hơn và nhanh hơn nhiều việc tích lũy tri thức văn hóa.
Quá trình trở thành người nhiều của cải vật chất cũng khác với quá trình trở thành người có
văn hóa.
- Người có hiểu biết văn hóa không giới hạn ở mức bao nhiêu là giàu có. Người có văn hóa
không chỉ thể hiện ở bề ngoài: diện mạo, lời nói, cử chỉ lịch thiệp, sang trọng hay giản dị, hợp
với người Việt Nam theo vùng miền và thời đại. Người có văn hóa còn cần một trí tuệ sâu rộng
hiểu biết nhiều lĩnh vực và phạm vi của cuộc sống và khoa học. Người có văn hóa luôn làm cho
tâm hồn mình trong sáng, giàu tình nhân ái; thân thiện, cởi mở; hướng đến chân, thiện, mĩ,
hướng đến vẻ đẹp chân chính của nhân loại.
- Hiện nay, cuộc sống của chúng ta đang còn những vấn đề bức thiết: không ít người hiểu
về văn hóa lơ mơ; chuẩn mực văn hóa phát triển có phần lệch lạc; chưa có giải pháp và định
hướng hiệu quả xây dựng người Việt Nam có văn hóa; một bộ phận người lớn và giới trẻ đã và
đang làm mất vẻ đẹp thuần văn hóa Việt…
Thí sinh chọn lọc một số dẫn chứng làm rõ từng khía cạnh.
c. Nêu ý nghĩa, nhận thức hành động
- Người Việt nhận thức đúng về con đường làm giàu về tiền bạc và làm giàu bản sắc văn
hóa Việt không giống nhau về thời gian và bản chất.
- Mỗi người hãy tự học hỏi, bổ sung và hoàn thiện dần vốn văn hóa trong tất cả mọi lĩnh
vực của đời sống. Bằng hành đông tích cực trong giao tiếp, công việc, học tập và cuộc sống để
trở thành người có văn hóa. Đó là quá trình lâu dài tích lũy tri thức và thực hành, tiếp nhận và
hoàn thiện bản thân; kế thừa và phát huy chọn lọc văn hóa, với sự nỗ lực bền bỉ và thống nhất
của cá nhân và công đồng người Việt trên toàn thế giới.
Câu 2 (7điểm) Nghị luận văn học
Thí sinh cần làm rõ:
a. Nhận thức đề bài
- Đề bài yêu cầu thí sinh nêu hiểu biết về hai quan niệm của người xưa về đặc điểm thi
pháp của thơ nói chung: tính nhạc và tính họa. Từ đó, thí sinh vận dụng làm nổi bật bức tranh
thơ giàu hình ảnh và nhạc điệu được thể hiện trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Việt
Bắc của Tố Hữu.
- Thí sinh hiểu hai bài thơ; nắm vững tri thức lí luận văn học; biết cách làm bài nghị
luận văn học; diễn đạt lưu loát và thuyết phục.
b. Gợi ý nội dung
1. Giải thích nhận định
- Thi trung hữu họa: ngôn ngữ thơ giàu hình và cảm xúc khắc vẽ bức tranh thiên nhiên,
cuộc sống và con người. Thi trung hữu nhạc: cách gieo vần, hiệp vần, hài thanh, cách ngắt
nhịp của mỗi dòng thơ tạo nên nhịp điệu, nhạc điệu. Hai đặc điểm tạo nên giá trị và sức sống
lâu bền của thơ ca. Thơ đánh thức các giác quan, hướng tới hoài niệm, đồng điệu hòa quyện
giữa tâm hồn thi nhân và độc giả.
2. Phân tích hai bài thơ làm sáng tỏ vấn đề
Thí sinh chọn lọc một số đoạn thơ điển hình giàu hình ảnh và nhạc điệu để phân tích chỉ
rõ cái hay và hấp dẫn của tính họa và tính nhạc. Có thể có nhiều cách nhưng cần làm rõ một số
ý sau:
- Hai tác phẩm cùng viết về cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp tuy cách nhìn và
miêu tả trong từng thời gian khác nhau nhưng đã khắc họa được những nét vẻ tiêu biểu của
thiên nhiên và con người kháng chiến. Bức tranh ngời lên vẻ đẹp riêng dữ dội và thơ mộng,
hoang sơ và bí hiểm của thiên nhiên qua các từ láy gợi cảm và nhiều màu sắc, đường nét. Nhịp
thơ thay đổi hòa với tâm trạng nhân vật trữ tình gợi cảm giác tự hào và hứng thú chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.
- Mỗi bài có nét riêng nhờ thể thơ bảy chữ, cách ngắt nhịp và cảm xúc về nỗi nhớ hình
thành âm hưởng bi tráng hào hùng của bài Tây Tiến. Vẻ dữ dội và hoang dại của thiên nhiên
Tây Bắc và con người trong bút pháp hào hoa và trẻ trung của Quang Dũng kết hợp với tài
năng hội họa và âm nhạc làm cho thi phẩm nét cuôn hút riêng theo cảm hứng nhớ thương và
xúc động. Nhà thơ Tố Hữu sử dụng thể thơ truyền thống lục bát với cách gieo vân hài thành
muốn diễn tả âm hưởng hùng ca về con người và thiên nhiên Việt Bắc. Cảnh sắc rực rỡ, đầy
ấm áp và tươi tắn bốn mùa; tình nghĩa người đi kẻ ở bịn rịn lưu luyến và sâu lắng theo dòng
thời gian dần hiện lên uyển chuyển, nhẹ nhàng tạo sức hấp dẫn riêng.
c. Đánh giá
- Các nhà thơ đã thành công khi vận dụng linh hoạt và khéo léo hệ thống ngôn ngữ giàu
hình ảnh và nhạc điệu (từ láy, động tính từ) và các phép tu từ (so sánh, ẩn dụ, lặp, liệt kê), cách
nhắt dòng, ngắt nhịp…làm cho mỗi bài như bức tranh thơ tiêu biểu của thơ Việt Nam 19451954. Mỗi bài thơ viết trong thời khắc hào hùng của chiến tranh nhưng tác giả đã thành công
khi chọn phương thức biểu đạt dễ hiểu và phù hợp với chủ đề. Ca ngợi biểu dương bằng ngôn
ngữ trang trọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh; thể thơ trữ tình kết hợp tự sự nhưng bài nào cũng
hay cũng đẹp, xứng đáng là những áng thơ cách mạng xuất sắc nhất.
- Các nhà thơ coi trọng cảm hứng thi ca cần học tập và vận dụng linh hoạt các tính nhạc
điệu và tính hoa trong sáng tác văn học của mình. Học sinh cần hiểu và vận dụng tri thức về
tính nhạc và tính họa khi đọc hiểu tác phẩm văn chương, đặc biệt là thơ ca.
.
Đề thi HSG Ngữ văn 12 –THPT (2015-2016) . Ảnh NVL
Phần trao đổi
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 (năm học 2015-2016) của tỉnh Vĩnh Phúc vừa được tổ
chức thành công. Chúng tôi xin trao đổi thêm về đề thi Ngữ văn khối THPT.
Đề thi đã đạt các yêu cầu chung của đề chọn học sinh giỏi (HSG) hệ không chuyên, đã
bám sát đối tượng và có tính đổi mới. Đề thi (câu 1) đề cập vấn đề lớn của xã hội khi văn hóa
Âu châu lấn át văn hóa Việt trong nhiều lĩnh vực đời sống. Giới trẻ đã và đang hòa tan văn hóa
khi hội nhập thế giới.
Câu 2, nghị luận văn học, chọn hai bài thơ tiêu biểu thời chống Pháp đúng chương trình
và đối tượng học sinh giỏi. Cái khó của đề liên quan lý luận văn học, thi sinh cần cái nhìn bao
quát và hiểu sâu tính nhạc và tính họa của thơ ca. Đa phần thí sinh sẽ đi vào trình bày hiểu biết
về giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm.
Nguyễn Văn Lự/ THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN
ĐỀ THI CHỌN HSG NGỮ VĂN LỚP 12
NĂM HỌC 2015 - 2016
Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian giao đề
PHẦN MỘT: MA TRẬN
Vận dụng
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Chủ đề
Nghị luận
xã hội
Nghị luận
văn học
Cấp độ
thấp
Cộng
Cấp độ cao
Nhận biết các
nhân tố trong
vấn đề
Nêu biểu hiện
cụ thể của vấn
đề
0,5 điểm
5%
Hiểu đúng nội
dung ngữ nghĩa
của bài thơ
2 điểm
20%
0,5 điểm
5%
Các phương
thức biểu đạt
dùng tả cảnh
và tình
2 điểm
20%
Bàn luận vấn đề
trong các góc nhìn
hiện nay của học
sinh
2 điểm
20 %
Tích hợp kiến thức,
kỹ năng đã học để
làm một bài văn
Nghi luận văn học.
3 điểm
30%
2,5 điểm
25%
2,5 điểm
25%
5 điểm
50%
3 điểm
30%
7 điểm
70%
Tổng
10 điểm
100%
PHẦN HAI: ĐỀ THI
Câu I (3 điểm)
Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi con người trong cuộc
sống hôm nay.
Anh, chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
Câu II (7 điểm)
Anh,chị hãy phát biểu điều tâm đắc nhất của mình về đoạn thơ sau trong đoạn
trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 119 — 120)
------ Hết--------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1- HSG VĂN 12
A.Yêu cầu chung:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố
cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm,
ít mắc lỗi chính tả.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định
tính chứ không định lượng. Giám khảo linh hoạt khi vận dụng đánh giá bài làm của
thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu
riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn
chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài là 10,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Thí sinh có thể trình bày theo cách riêng nhưng cần làm rõ các nội dung sau
Câu I (3 điểm)
1. Khẳng định mình là phát huy cao nhất năng lực, in dấu ấn cá nhân trong không
gian cũng như trong thời gian, cụ thể là trong môi trường và lĩnh vực hoạt động
riêng của mình. Ở các thời đại và xã hội khác nhau, việc tự khẳng định mình của
con người vươn theo những tiêu chuẩn và lí tưởng không giống nhau. (0,5 điểm)
2. Trong thời đại ngày nay, việc khẳng định mình mang một ý nghĩa đặc biệt, khi sự
phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha hoá con
người, khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn của dòng đời.
Sự bi quan trước nhiều chiều hướng phát triển đa tạp của cuộc sống, sự suy giảm
lòng tin vào lí tưởng dẫn đường cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến ý
thức khẳng định mình của mỗi cá nhân có những biểu hiện lệch lạc. (1,0 điểm)
3. Khẳng định bản thân là biết đặt kế hoạch rèn luyện để có được những phẩm chất
xứng đáng, đáp ứng tốt những yêu cầu của lĩnh vực hoạt động mà mình tham gia,
có thể khiến cộng đồng phải tôn trọng. Tất cả, trước hết và chủ yếu, phải phụ
thuộc vào chính năng lực của mình. Bởi thế, rèn luyện năng lực, bồi đắp năng lực
cá nhân là con đường tự khẳng định mình phù hợp và đúng đắn. Mọi sự chủ quan,
ngộ nhận, thiếu căn cứ không phải là sự tự khẳng định mình đúng nghĩa. (1,0
điểm)
4. Khi khẳng định bản thân là khi chúng ta thực sự thúc đẩy sự phát triển bền vững
của cuộc sống, của xã hội. Sự khẳng định mình bước đầu không nhất thiết phải
gắn liền với những kế hoạch đầy tham vọng. Nó có thể được bắt đầu từ những việc
làm nhỏ trên tinh thần trung thực, trọng thực chất và hiệu quả. (0,5 điểm)
(Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức thuyết phục)
Câu II (7 điểm)
Đất Nước là chương V của trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác vào cuối
năm 1971 (đoạn trích trong SGK chỉ là một phần của chương này). Có thể nói đây
là chương hay nhất, thể hiện sâu sắc một trong những tư tưởng cơ bản nhất của
bản trường ca - tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. (0,5 điểm)
Trong đoạn thơ, đất nước được nhìn ở tầm gần và hiện hình qua lời tâm sự của anh
và em. Bởi thế, “khuôn mặt” đất nước trở nên vô cùng bình dị, thân thiết. Tình
cảm dành cho đất nước vô cùng chân thật, được nói ra từ chiêm nghiệm, trải
nghiệm của một con người cá nhân nên có khả năng làm lay động thấm thía tâm
hồn người đọc. (1,0 điểm)
Hàm ngôn của các câu thơ thật phong phú: sự tồn tại của đất nước cũng là sự tồn
tại của ta và chính sự hiện hữu của tất cả chúng ta làm nên sự hiện hữu của đất
nước. Hành động “cầm tay” là một hành động mang tính biểu tượng. Nhờ hành
động đó, đất nước mới có được sự “hài hoà nồng thắm”, mới trở nên “vẹn tròn to
lớn”. (1,0 điểm)
Ba câu tiếp theo của đoạn thơ vừa đẩy tới những nhận thức - tình cảm đã được
triển khai ở phần trên, vừa đưa ra những ý tưởng có phần “lạ lẫm”: Mai này con ta
lớn lên / Con sẽ mang Đất Nước đi xa / Đến những tháng ngày mơ mộng. Thực
chất, đây là một cách biểu đạt đầy hình ảnh về vấn đề: chính thế hệ tương lai sẽ
đưa đất nước lên một tầm cao mới, có thể “sánh vai với các cường quốc năm
châu”. Như vậy, quá trình hình thành và phát triển của đất nước luôn gắn với nỗ
lực vun đắp đầy trách nhiệm cho cộng đồng của rất nhiều thế hệ nối tiếp nhau, mà
thế hệ của chúng ta chỉ là một mắt xích trong đó. (1,5 điểm)
Trong bốn câu thơ cuối, cảm xúc được đẩy tới cao trào. Nhân vật trữ tình thốt lên
với niềm xúc động không nén nổi: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình /
Phải biết gắn bó và san sẻ / Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở / Làm nên Đất
Nước muôn đời… Đoạn thơ có những câu mang sắc thái mệnh lệnh với sự lặp lại
cụm từ “phải biết”, nhưng đây là mệnh lệnh của trái tim, của tình cảm gắn bó thiết
tha với đất nước. (1,5 điểm)
Cách bày tỏ tình yêu nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ này thật độc
đáo, nhưng quan trọng hơn là vô cùng chân thật. Điều đó đã khiến cho cả đoạn
thơ, cũng như toàn bộ chương thơ đã được bao nhiêu người đồng cảm, chia sẻ,
xem là tiếng lòng sâu thẳm nhất của chính mình. Đọc đoạn thơ, ta vừa được bồi
đắp thêm những nhận thức về lịch sử, vừa được thuyết phục về tình cảm để từ đó
biết suy nghĩ nghiêm túc về trách nhiệm của mình đối với đất nước. (1,5 điểm)
Giám khảo cân nhắc nội dung các ý trên và chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đủ ý, diễn
đạt lưu loát, không mắc nhiều lỗi cơ bản về dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp.
TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN
ĐỀ THI CHỌN HSG NGỮ VĂN LỚP 12
NĂM HỌC 2015 - 2016
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm).
Phía sau lời nói dối...
Câu 2 (7,0 điểm).
Mỗi bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có khả năng làm sống dậy
trong lòng người đọc những liên tưởng phong phú.
Từ cảm nhận về bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo, anh chị hãy làm
sáng tỏ nhận xét trên.
--- Hết ---
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI SỐ 2
Môn thi: NGỮ VĂN 12 - (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
A.Yêu cầu chung:
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ
ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi
chính tả.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ
không định lượng. Giám khảo linh hoạt vận dụng, đánh giá bài làm của thí sinh trong tính
chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách
kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức
thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài là 10,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1. (8 điểm)
Đây là dạng đề mở, người viết cần đưa ra được quan điểm riêng của mình và lựa chọn
kiểu văn bản phù hợp. Sau đây là một số gợi ý về nội dung.
1. Nói dối là nói không đúng sự thật. Đây là một biểu hiện thường gặp trong cuộc
sống.
2. Phía sau lời nói dối có thể là:
- Những động cơ, nguyên nhân khác nhau: những toan tính, thủ đoạn của kẻ
không trung thực; sự yếu đuối, hèn nhát của người không dám đối diện sự thật;
né tránh sự thật đau lòng, không muốn làm tổn thương người khác...
- Những trạng thái tâm lí, cảm xúc khác nhau: buồn - vui, đau khổ - hạnh
phúc, hối hận - hả hê,...
- Những hệ lụy không ai mong muốn, những hậu quả khôn lường: lời nói dối
có thể kéo theo những hành động gian dối, làm xói mòn nhân phẩm, niềm tin giữa con
người với nhau, gây bất ổn nhiều mặt trong xã hội,...
3. Bài học:
- Nói dối là một thói xấu, vì thế con người cần rèn luyện cho mình phẩm chất
trung thực, không được nói dối.
- Cần lên án, phê phán nghiêm khắc những kẻ nói dối cũng như những hành vi
gian dối. Nhưng cũng nên có cách nhìn nhận thấu đáo nếu phải nghe những lời nói dối.
- Trong tình huống, cảnh ngộ cụ thể, nhất thời, con người có thể buộc phải nói dối.
Tuy nhiên, không được lạm dụng lời nói dối. Bởi suy cho cùng, trong cuộc sống không ai
muốn nghe hoặc phải nói những lời gian dối và sớm muộn sự thật cũng sẽ được phơi bày.
Biểu điểm:
- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu
hình ảnh.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch
lạc.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính
tả.
- Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt.
Câu 2. (12 điểm)
Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức lí luận văn học, cảm thụ tác phẩm và kĩ
năng vận dụng các thao tác lập luận.
Sau đây là một số gợi ý:
1.Giải thích:
- Bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo: mới mẻ về nội dung, đặc sắc về
nghệ thuật.
- Có khả năng làm sống dậy trong lòng người đọc những liên tưởng phong phú:
gợi nhắc các tác phẩm văn học nghệ thuật khác, đánh thức những rung động trong lòng
người ...
2. Cảm nhận về một bài thơ như thế:
Học sinh có thể chọn một bài thơ theo cảm nhận riêng của mình, miễn là:
- Bài viết chỉ ra và phân tích được những đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn
từ, sáng tạo hình ảnh, nhịp điệu, xây dựng hình tượng,... để làm nổi bật cảm xúc của chủ
thể trữ tình.
- Từ cảm nhận về bài thơ, người viết có được những liên tưởng đa chiều hướng
đến những lời thơ, câu văn đẹp khác có nét gần gũi về đề tài, chủ đề, bút pháp...; gợi
những cảm xúc sâu lắng trước vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống...
3. Đánh giá:
- Đóng góp của bài thơ về nội dung và nghệ thuật.
- Người đọc cần có ý thức bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi kĩ năng, tích lũy kiến thức
để phát huy khả năng liên tưởng trong quá trình cảm nhận tác phẩm văn học.
Biểu điểm:
- Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình
ảnh.
- Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc.
- Điểm 8-9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi.
- Điểm 6-7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 4-5: Đáp ứng được một số ý, còn lỗi diễn đạt.
- Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt.
ĐỀ LUYÊN THI NGỮ VĂN - NĂM 2015-2016
Số 001
Thời gian làm bài : 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
C©u 1 (1,5 ®iÓm)
a. Các đoạn và câu trong văn bản được liên kết chặt chẽ với nhau. Kể tên các phép liên kết
chính về hình thức trong văn bản.
b. Chỉ ra phép liên kết câu sử dụng trong ví dụ sau:
“Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều ta ít nghĩ.
Việc ấy làm bác già và cô gái cảm động và bị cuốn hút ngay. Cô ôm bó hoa vào ngực, bạo dạn
nhìn thẳng vào mặt anh.”
(Nguyễn Thành Long -Lặng lẽ Sa Pa)
C©u 2: (1,5 ®iÓm)
a. Thế nào là câu đơn bình thường? Cho ví dụ.
b. Xác định (gạch chân) thành phần nòng cốt của câu sau:
“Cô ôm bó hoa vào ngực, bạo dạn nhìn thẳng vào mặt anh.”
C©u 3: (2,0 ®iÓm)
Điền vào chỗ dấu chấm lửng các từ còn thiếu trong đoạn thơ của Nguyễn Du
Bước ... theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề ...
Nao nao ... uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ... bắc ngang.
- Em hãy chép chính xác đoạn thơ vào bài thi.
- Em hiểu nghĩa của từ “Nao nao”?
- Cảnh vật chiều xuân hiện lên như thế nào qua đoạn thơ? (Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu)
C©u 4: (5,0 ®iÓm)
Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong đoạn thơ:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Đêm nay rừng hoang sương muối
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Đứng canh bên nhau chờ giặc tới
Áo anh rách vai
Đầu súng trăng treo.
(Chính Hữu, Đồng chí - Ngữ văn 9, tập 1).
Quân tôi vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm bàn tay.
-HếtCán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐỀ LUYÊN THI NGỮ VĂN - NĂM 2015-2016
Số 002
Thời gian làm bài : 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Phần I: (4 điểm )
Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã thể tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần
kháng chiến của người nông dân hết sức chân thực, sâu sắc và cảm động. Trong truyện có đoạn:
"…Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được.Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài.
Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo
ở gian trên. Tiếng mụ chủ…Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập
thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài…”
Câu 1: Đoạn trích thể hiện rất chân thực tâm trạng của nhân vật ông Hai. Em hãy viết một câu văn nêu
nhận xét khái quát về tâm trạng của nhân vật.
Câu 2: Dựa vào nội dung đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết về tác phẩm, em hãy cho biết vì sao
ông Hai có tâm trạng như vậy khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc (khoảng 10 câu)?
Câu 3: Cụm từ “Tiếng mụ chủ…”đã là câu chưa? Vì sao?
Phần II: (6 điểm)
Bếp lửa là bài thơ gợi lại kỉ niệm sâu sắc về người bà. Trong bài thơ có câu thơ :
"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi"
Câu 1: Bài thơ Bếp lửa là sáng tác của ai? Hãy chép 6 dòng thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ?
Câu 2: Dựa vào đoạn thơ vừa chép, em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu theo cách lập luận
diễn dịch, trong đó có sử dụng phép lặp và phép thế với chủ đề: Đoạn thơ đã làm hiện lên hình ảnh
người bà giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh luôn hướng về kháng chiến, Cách mạng. (Gạch
dưới phép lặp và phép thế).
Câu 3: Cũng trong bài thơ trên còn có đoạn :
"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…"
Trong những câu thơ trên, hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa có ý nghĩa gì?
-Hết-
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ..................................................Số báo danh:..................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2015-2016
Đề chính thức
Môn: Ngữ văn - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 26/9/2015
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (8,0 điểm)
Anh/chị có đồng ý với câu nói: Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển
hách nhất. (Platon)
Câu 2: (12,0 điểm)
Bàn về phong cách văn học, có ý kiến cho rằng:
- Nếu tác giả không có lối đi riêng của mình thì người đó không bao giờ
là nhà văn cả... Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn
thực thụ. (Sê-khốp)
- Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn
(Lê Đạt)
Bằng tri thức văn học của mình, anh/chị hãy bình luận hai ý kiến trên.
--- HẾT ---
Họ tên thí sinh: ............................................Số báo danh: ...............................
Chữ ký của Giám thị 1: ...............................Chữ ký của Giám thị 2:...............
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
——————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1 (1,0 điểm).
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
(Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà, Quang Huy)
Sông được lúc dềnh dàng
(Sang thu, Hữu Thỉnh)
Hãy phát hiện và phân tích giá trị của biện pháp tu từ mà Quang Huy và Hữu
Thỉnh đã sử dụng để miêu tả dòng sông trong những câu thơ trên.
Câu 2 (3,0 điểm).
Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về tinh
thần tự học trong xã hội hiện đại.
Câu 3 (6,0 điểm).
Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước qua một
số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
— Hết —
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh…………………………………………Số báo danh…………
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
———————
HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 – 2016; MÔN THI: NGỮ VĂN
Dành cho lớp chuyên Ngữ văn
( Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang)
Câu 1 (1,0 điểm).
Ý
Nội dung
Phát hiện biện - Câu thơ của Quang Huy dùng biện pháp ẩn dụ qua từ
dòng trăng để miêu tả dòng sông.
pháp tu từ
- Câu thơ của Hữu Thỉnh dùng biện pháp nhân hóa qua từ
dềnh dàng để miêu tả dòng sông.
Phân tích hiệu - Sử dụng biện pháp ẩn dụ, ngầm so sánh dòng sông phản
quả của biện chiếu ánh trăng là dòng trăng lấp loáng, câu thơ của
Quang Huy làm hiện lên hình ảnh dòng sông tuyệt đẹp, nên
pháp tu từ
thơ và cảm xúc của nhà thơ trở nên lãng mạn, bay bổng.
- Hữu Thỉnh sử dụng biện pháp nhân hóa vừa miêu tả sự
chuyển động nhẹ nhàng của dòng sông, vừa thể hiện nỗi
niềm của thiên nhiên, tạo vật: dòng sông lắng lại, lững lờ
như ngẫm ngợi, suy tư trước thời khắc giao mùa từ hạ sang
thu.
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2 (3,0 điểm).
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải thể hiện rõ quan
điểm của mình về tự học, tầm quan trọng của tự học trong xã hội hiện đại. Cụ thể cần
đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
1
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
0,25
2
Giải thích
0,5
- Học là quá trình thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng để sống,
0,25
hòa nhập với xã hội.
- Tự học là mỗi cá nhân độc lập, tự mình tiếp nhận, trau dồi kiến
thức và hình thành kỹ năng. Tự học chia làm hai loại: tự học hoàn
0,25
toàn và tự học có hướng dẫn, có sự chỉ bảo của người khác.
3
Bàn luận, mở rộng vấn đề
2,0
- Tinh thần tự học trong xã hội hiện đại có tầm quan trọng như thế
nào?
+ Ở thời nào việc tự học cũng cần thiết vì tự học giúp con người trở
nên năng động, biết tự hoàn thiện mình, không ỷ lại, không bị phụ
0,5
thuộc, hiệu quả học tập cao.
+ Trong xã hội hiện đại, việc tự học càng trở nên cần thiết, quan
trọng hơn bởi sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự
bùng nổ thông tin đặt ra yêu cầu mới đối với người lao động: phải có
0,5
tri thức, phải luôn cập nhật thông tin để đáp ứng yêu cầu công việc,
HDC Văn HS2 TS10 CVP năm học 2015-2016
1