Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

KHẢ NĂNG SINH sản, SINH TRƯỞNG và ĐỊNH HƯỚNG CHỌN lọc đối với lợn DUROC, LANDRACE và YORKSHIRE (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.29 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐOÀN PHƢƠNG THÚY

KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG
VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC ĐỐI VỚI LỢN DUROC,
LANDRACE VÀ YORKSHIRE

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 62.62.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2016


Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn:

1. PGS.TS. VŨ ĐÌNH TÔN
2. GS.TS. ĐẶNG VŨ BÌNH

Phản biện 1: PGS.TS. Võ Trọng Hốt
Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Hữu Lanh
Phản biện 3: TS. Phạm Sỹ Tiệp

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi



ngày

tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
-

Thƣ viện Trƣờng Đại học Nông Lâm Bắc Giang


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay đã có những bước phát triển khá mạnh,
tuy nhiên, mới chỉ đạt được về số lượng còn năng suất và chất lượng vẫn thấp hơn so
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, song song với việc cải tiến điều
kiện chăn nuôi, cần chú trọng tới công tác giống.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác giống, chúng ta đã nhập khá nhiều giống
lợn ngoại. Cũng như nhiều nước chăn nuôi phát triển, trong hệ thống nhân giống lợn
công nghiệp của Việt Nam, ba giống thuần Yorkshire, Landrace và Duroc đang
chiếm vị trí quan trọng trong đàn giống cụ kỵ (GGP).
Để phát huy hơn nhiệm vụ của công tác giống, bên cạnh việc tiếp tục bổ sung
nguồn gen, cần tập trung nghiên cứu đánh giá chọn lọc nhằm duy trì, nâng cao tiềm
năng di truyền một số tính trạng chủ yếu ở lợn nái sinh sản và lợn đực giống của ba
giống lợn ngoại nói trên. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu trong nước
đã tập trung theo hướng này. Tuy nhiên, vẫn còn ít các nghiên cứu đánh giá năng suất

sinh sản ở lợn nái cũng như khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng ở lợn đực hậu bị của
ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire thuần chủng và định hướng chọn lọc chúng,
đặc biệt là các cơ sở ở các tỉnh phía Bắc.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao tiềm năng di truyền đàn lợn giống Duroc, Landrace và Yorkshire, đáp
ứng yêu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc năng suất cao của nước ta.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng; ước tính hệ số di truyền, dự đoán
giá trị giống của hai tính trạng này và xây dựng định hướng chọn lọc đối với lợn đực
giống hậu bị của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty Lợn giống
hạt nhân Dabaco.
- Đánh giá khả năng sinh sản; ước tính hệ số di truyền, dự đoán giá trị giống của
số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ và xây dựng định hướng chọn lọc đối với lợn
nái sinh sản của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty Lợn giống
hạt nhân Dabaco.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lợn đực và lợn nái trên ba giống lợn thuần
chủng Duroc, Landrace và Yorkshire thuộc đàn cụ kỵ nuôi tại Công ty Lợn giống hạt
nhân Dabaco.
Thời gian nghiên cứu: dữ liệu theo dõi và xử lý từ năm 2011 tới năm 2015.
Địa điểm nghiên cứu: Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco, xã Tân Chi, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, thuộc tập đoàn Dabaco.
1


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đã xác định được hệ số di truyền, giá trị giống của bố mẹ và đời sau: xây dựng
được định hướng chọn lọc đối với chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ đối
với lợn nái thuần Duroc, Landrace và Yorkshire.

- Đã xác định được hệ số di truyền, giá trị giống của bố mẹ và đời sau: xây dựng
được định hướng chọn lọc đối với chỉ tiêu tăng khối lượng trung bình hàng ngày và
dày mỡ lưng đối với lợn đực giống hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire.
- Bổ sung vào tư liệu quản lý giống về năng suất sinh sản, hệ số di truyền, giá trị
giống của một số chỉ tiêu năng suất chủ yếu đối với 3 giống lợn quan trọng là Duroc,
Landrace và Yorkshire.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá được các tính trạng chủ yếu về năng suất sinh sản của lợn nái, tốc
độ sinh trưởng, dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị và đối với ba giống lợn Duroc,
Landrace và Yorkshire.
- Ước tính được hệ số di truyền, hệ số lặp lại về số con sơ sinh sống/ổ, số con cai
sữa/ổ; hệ số di truyền về tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị đối với
ba giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp thêm tư liệu về khả năng sản xuất, hệ số di truyền, hệ số lặp lại đối
với một số tính trạng năng suất chủ yếu của ba giống lợn Duroc, Landrace và
Yorkshire.
- Xây dựng định hướng chọn lọc nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi đối với ba
giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire, trên cơ sở đó góp phần đáp ứng yêu cầu sản
xuất chăn nuôi lợn hướng nạc năng suất cao ở nước ta.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cải thiện năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt luôn được quan tâm
xem xét trong các mục tiêu nhân giống vật nuôi nói chung và giống lợn nói riêng.
Khả năng sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng của giống, kiểu gen (Biedermann
et al., 1997; Stalder et al., 1998; Marsac et al., 2000; Hoque et al., 2002 và Hamann
et al., 2004); chế độ nuôi dưỡng, tuổi, khối lượng phối, phương thức phối, lứa đẻ,
mùa vụ, nhiệt độ môi trường, thời gian chiếu sáng, bệnh tật... (Dierckx et al., 1997;
Sohst, 1997; Gamba, 2000; Riha et al., 2000; Gaustad-Aas et al., 2004; Phạm Thị
Kim Dung và Trần Thị Minh Hoàng, 2009 và Tretinjak et al., 2009).

Khả năng sinh trưởng của lợn bị ảnh hưởng bởi giống, dòng và kiểu gen khác
nhau (Mrode and Kennedy, 1993; Youssao et al., 2002; Merour et al., 2009; Salmi et
al., 2010; Werner et al., 2010; Lewis and Bunter, 2011); chế độ nuôi dưỡng, mùa vụ,
thời gian nuôi (Quiniou et al., 1995; Thomke et al., 1995; Curstis, 1996; Gourdine et
al., 2006).
2


Việc nghiên cứu khả năng sản xuất, chọn lọc dòng cao sản đã thành công lớn ở
các nước có trình độ chăn nuôi tiên tiến như: Mỹ, Đức, Canada, Anh, Hà Lan, Đan
Mạch và Úc (Alfonso et al., 1997; Mabry, 2001; Holl and Robinson, 2003;
Hermesch, 2005; Boyette et al., 2005; Szyndler-Nędza et al., 2010; Lewis and
Bunter, 2011; Lewis and Hermesch, 2013; Krupa and Wolf, 2013; DanBred, 2014
và Leonova et al., 2015).
Các nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu đề cập đến khả năng sinh sản, sinh
trưởng của các tổ hợp lai (Đặng Vũ Bình và cs., 2008; Vũ Đình Tôn và cs., 2008; Lê
Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi, 2009; Phan Xuân Hảo, 2010; Vũ Đình Tôn và
Nguyễn Công Oánh, 2010; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010; Đoàn Văn
Soạn và Đặng Vũ Bình, 2010; 2011; Phạm Thị Đào và cs., 2013; Nguyễn Tiến Thành
và Đỗ Văn Khoa, 2015; Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Thị Xuân, 2016), trong khi
đó các nghiên cứu trên lợn ngoại thuần còn hạn chế.
Trong công tác giống lợn, chọn lọc đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến di
truyền đối với đàn giống vật nuôi. Phương pháp BLUP là phương pháp chọn giống
tốt nhất và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Tuy nhiên kết quả
nghiên cứu về giá trị giống ở nước ta còn hạn chế. Trần Thị Minh Hoàng và cs.
(2008; 2010); Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên (2009); Tạ Thị Bích
Duyên và cs. (2009); Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị Viễn (2011); Trịnh Hồng Sơn
và cs. (2014a), Hà Xuân Bộ và cs. (2015) cũng đã sử dụng phương pháp BLUP để
xác định giá trị giống ước tính của một số tính trạng trên lợn ngoại.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên đàn lợn nái cụ kỵ (GGP) và đàn lợn đực hậu bị
kiểm tra năng suất của 3 giống thuần: Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty
TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco, xã Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ 2011 tới 2015
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện với hai nội dung nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu thứ nhất: Năng suất sinh sản và định hướng chọn lọc đối
với lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire.
Các nghiên cứu thuộc nội dung này bao gồm:
- Đánh giá năng suất sinh sản của ba giống lợn nái được nhân giống thuần chủng
là: Duroc, Landrace và Yorkshire;
- Ước tính hệ số di truyền, hệ số lặp lại đối với hai tính trạng là số con sơ sinh
sống/ổ và số con cai sữa/ổ; dự đoán giá trị giống và định hướng chọn lọc đối với ba
giống lợn này.
Nội dung nghiên cứu thứ hai: Khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng và định hướng
chọn lọc đối với lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire.
3


Các nghiên cứu thuộc nội dung này bao gồm:
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, xác định dày mỡ lưng lợn đực hậu bị trong
thời gian nuôi kiểm tra năng suất của ba giống lợn thuần Duroc, Landrace và
Yorkshire;
- Ước tính hệ số di truyền đối với hai tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng
ngày và dày mỡ lưng; dự đoán giá trị giống và định hướng chọn lọc đối với ba giống
lợn này.
3.4. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Nội dung nghiên cứu thứ nhất: Năng suất sinh sản và định hướng chọn lọc

đối với lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire
3.4.1.1. Vật liệu
Vật liệu nghiên cứu là các dữ liệu về hệ phổ và năng suất sinh sản của đàn nái cụ
kỵ nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco trong khoảng thời gian từ
2012 đến 2015, bao gồm ba giống thuần: Duroc, Landrace và Yorkshire. Các giống
thuần này có nguồn gốc xuất phát như sau:
- Lợn Duroc được nhập từ Canada vào năm 2012, từ Đài Loan vào năm 2015;
- Lợn Landrace được nhập từ Canada vào năm 2012, từ Tây Ban Nha vào năm
2013 và từ Mỹ vào năm 2013;
- Lợn Yorkshire được nhập từ Canada vào năm 2012, từ Tây Ban Nha vào năm
2013 và từ Mỹ vào năm 2013.
Ba đàn lợn trên được nhân giống thuần tại Công ty TNHH Lợn giống Dabaco
tạo nên đàn cụ kỵ. Số lượng cá thể lợn nái, số ổ đẻ, số lượng bố và mẹ của các lợn nái
theo dõi được nêu trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Số lƣợng nái, số ổ đẻ, số lƣợng bố và mẹ của lợn nái
Số lượng cá thể
Số lượng ổ đẻ
Số lượng bố của Số lượng mẹ của
lợn nái
của các nái
lợn nái
lợn nái
Duroc
85
208
24
46
Landrace
267
649

52
114
Yorkshire
321
919
39
141
Tổng
673
1776
115
301
3.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu
* Chế độ nuôi dưỡng và phòng bệnh
Cả ba giống lợn trên đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh
theo cùng một quy trình của Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco. Cụ thể như
sau:
Các loại thức ăn do Dabaco sản xuất được sử dụng cho nái hậu bị là: N962,
N972 và N992, nái chửa là N982, nái nuôi con là N829 và lợn con tập ăn, sau cai sữa
là N907. Hàm lượng năng lượng trao đổi của các loại thức ăn tương ứng là: 3200,
4


3125, 3200, 2900, 3100 và 3450 kcal ME/kg; hàm lượng protein thô tương ứng là:
16,5; 15,5; 17,0; 14,0; 17,0 và 21,0%.
Mức ăn của nái hậu bị:
Sau cai sữa - 100 kg: ăn tự do
Từ 100 – 130 kg: 2,4 – 2,6 kg/con/ngày
Từ 130 kg - phối giống: 2,5 – 2,7 kg/con/ngày.
Mức ăn đối với lợn nái chửa:

1 – 11 tuần: 2,3 – 2,5 kg/con/ngày
12 – 16 tuần: 2,4 – 2,9 kg/con/ngày
Vào chuồng đẻ: 2,3 – 2,4 kg/con/ngày.
Mức ăn đối với lợn nái nuôi con:
Tăng dần từ ngày đẻ 1 đến ngày đẻ 6 từ 1,4 đến 6,8 kg/con/ngày; từ 7 ngày sau
khi đẻ đến trước cai sữa: theo khả năng ăn của nái; ngày cai sữa: nhịn ăn.
Lợn nái chờ phối ăn thức ăn cùng loại với nái nuôi con với mức ăn 2,5 – 2,7
kg/con/ngày.
Lợn con tập ăn tới cai sữa được cho ăn tự do.
Lợn con và hậu bị được tiêm các loại vaccine: phòng suyễn, viêm teo mũi truyền
nhiễm, Glasser, tai xanh, dịch tả, lở mồm long móng và Circovirus.
Lợn nái sinh sản được tiêm các loại vaccine: tai xanh, giả dại, dịch tả, E.coli,
khô thai, lở mồm long móng và tẩy nội ngoại ký sinh trùng.
* Thu thập dữ liệu
Các số liệu các dữ liệu về hệ phổ và năng suất sinh sản từng lứa đẻ của lợn nái
cụ kỵ thuộc 3 giống Duroc, Landrace và Yorkshire trong khoảng thời gian từ 2012
đến 2015. Các tính trạng theo dõi năng suất sinh sản bao gồm: ngày đẻ, số con sơ
sinh, số con sơ sinh còn sống, khối lượng sơ sinh toàn ổ, số con để nuôi, ngày cai sữa,
số con cai sữa và khối lượng cai sữa toàn ổ. Trên cơ sở đó, các tính trạng khác được
tính toán bao gồm: tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, thời gian cai sữa, khối
lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con.
* Xử lý dữ liệu
Tính các tham số thống kê đối với các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu. Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng tới 2 tính trạng năng suất sinh sản là số con sơ sinh sống/ổ
và số con cai sữa/ổ. Các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (P<0,05) được đưa vào
mô hình thống kê để ước tính hệ số di truyền, cũng như dự đoán giá trị giống đối với 2
tính trạng này. Dựa vào giá trị giống, phân loại lợn nái tương ứng với các tỷ lệ chọn lọc
khác nhau, tính giá trị giống trung bình của các loại nái và đời con của chúng.
Sử dụng Excel 2013 để tính các tham số thống kê (n, Mean và SE). Các giá trị
ngoài phạm vi Mean ± 3σ (giá trị trung bình ± 3 lần độ lệch tiêu chuẩn) được loại bỏ

khỏi tập hợp dữ liệu. Mô hình về ảnh hưởng của giống đối với các tính trạng năng
suất sinh sản:
Yij = µ + Gi + eij
Trong đó:
Yij : giá trị kiểu hình của tính trạng;
µ
: trung bình quần thể;
5


Gi
: ảnh hưởng của giống i;
eij
: sai số ngẫu nhiên.
Phần mềm Minitab 16 và phân tích ANOVA 1-way được sử dụng, so sánh các
giá trị trung bình theo Tukey.
Hai tính trạng năng suất sinh sản là số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ
được phân tích các yếu tố ảnh hưởng bằng thủ tục GLM với phần mềm SAS 9.1.3.
Mô hình thống kê phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cố định như sau:

Yijklm = µ + NGBi + NGMj + LDk + MVl + eijklm
Trong đó:
Yijklm: giá trị kiểu hình của năng suất sinh sản
µ: trung bình quần thể
NGBi: nguồn gốc của bố thứ i
NGMj: nguồn gốc của mẹ thứ j
LDk: lứa đẻ thứ k
MVl: mùa vụ thứ l
eijklm: sai số ngẫu nhiên.
Mô hình hỗn hợp được sử dụng để ước tính hệ số di truyền, hệ số lặp lại như

sau: Yijklm = µ + Si + Dj + PEk + Fl + eijklm
Trong đó:
Yijklm: giá trị kiểu hình của năng suất sinh sản
µ : trung bình quần thể
Si : ảnh hưởng ngẫu nhiên của bố thứ i
Dj : ảnh hưởng ngẫu nhiên của mẹ thứ j
PEk : ảnh hưởng của môi trường chung thứ k
Fl : ảnh hưởng của yếu tố cố định thứ l (mô hình yếu tố cố định đã nêu trên)
eijklm : sai số ngẫu nhiên.
Ước tính hệ số di truyền và hệ số lặp lại của hai tính trạng năng suất sinh sản là
số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ bằng phần mềm VCE 6.0 (Groeneveld et
al., 2008).
Dự đoán giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ cho từng lợn
nái bằng mô hình lặp lại của phần mềm Pest 4.2.3 (Groeneveld et al., 2002).
Trên cơ sở các dữ liệu dự đoán giá trị giống thu được, đánh giá mức độ phụ
thuộc của giá trị giống ở các lợn nái được chọn lọc theo các tỷ lệ: 20, 40, 60, 80 và
100% đối với từng tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ.
Cũng trên cơ sở các dữ liệu dự đoán giá trị giống thu được, đánh giá ảnh hưởng
của việc chọn lọc lợn nái mẹ về giá trị giống theo các tỷ lệ chọn lọc khác nhau: 40,
60, 80 và 100% đến giá trị giống của các lợn nái là con của các lợn nái mẹ này đối
với từng tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ.
Xác định và vẽ đồ thị khuynh hướng di truyền đối với từng tính trạng số con sơ
sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ trên cơ sở giá trị giống trung bình của đàn lợn nái qua
các năm từ 2012 đến 2015.
6


3.4.2. Nội dung nghiên cứu thứ hai: Khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng và định
hướng chọn lọc đối với lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire
3.4.2.1. Vật liệu

Vật liệu nghiên cứu là các lợn đực hậu bị nuôi kiểm tra năng suất tại Công ty
TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco trong 3 năm từ 2011 đến 2014, bao gồm 3 giống
thuần: Duroc, Landrace và Yorkshire với số lượng tương ứng là: 246, 524 và 466 cá thể.
Các lợn đực hậu bị trên được chọn từ các cặp bố mẹ có năng suất sinh trưởng và
sinh sản tốt. Trong thời gian theo mẹ và cai sữa có ngoại hình đẹp, không mắc bệnh
và có khối lượng sơ sinh, cai sữa thuộc nhóm cao nhất so với các lợn con nuôi cùng
thời điểm.
3.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Lợn được chuyển vào nuôi kiểm tra khi có khối lượng từ 15 đến 35kg, tương
ứng với ngày tuổi 50 đến 75 ngày. Kết thúc kiểm tra khi lợn đạt 80 – 100kg, tương
ứng với 120 đến 165 ngày tuổi.
Các loại thức ăn do Dabaco sản xuất được sử dụng cho lợn từ bắt đầu kiểm tra
tới 70kg là 962 (năng lượng trao đổi: 3200kcal/kg, protein tổng số: 16,5%) từ 70kg
tới kết thúc kiểm tra là 972 (năng lượng trao đổi: 3150 kcal/kg, protein tổng số:
16%). Lợn được ăn tự do và uống bằng núm nước tự động.
Quy trình chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh của Công ty Lợn giống hạt nhân
Dabaco được thực hiện trong suốt thời gian kiểm tra. Giai đoạn lợn con và kiểm tra
năng suất, lợn được tiêm các loại vaccine: phòng suyễn, viêm teo mũi truyền nhiễm,
Glasser, tai xanh, dịch tả, lở mồm long móng và Circovirus.
Lợn kiểm tra được cân khối lượng vào ngày bắt đầu, cân và đo dày mỡ lưng tại
vị trí P2 bằng máy đo siêu âm Renco (Mỹ) vào ngày kết thúc kiểm tra. Tăng khối
lượng trung bình hàng ngày trong thời gian kiểm tra được tính trên cơ sở khối lượng
bắt đầu, kết thúc kiểm tra và số ngày nuôi kiểm tra.
Xử lý dữ liệu
Các số liệu theo dõi được nhập vào phần mềm Excel 2013 tính các tham số
thống kê (n, Mean và SE). Các giá trị ngoài phạm vi Mean ± 3σ (giá trị trung bình ± 3
lần độ lệch tiêu chuẩn) được loại bỏ khỏi tập hợp dữ liệu. Mô hình về ảnh hưởng của
giống đối với các tính trạng kiểm tra năng suất:
Yij = µ + Gi + eij
Trong đó:

Yij : giá trị kiểu hình của tính trạng;
µ
: trung bình quần thể;
Gi
: ảnh hưởng của giống i;
eij
: sai số ngẫu nhiên.
Phần mềm Minitab 16 và phân tích ANOVA 1-way được sử dụng để so sánh các
giá trị trung bình theo Tukey.
Các yếu tố ảnh hưởng đối với 2 tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày
trong thời gian kiểm tra và dày mỡ lưng khi kết thúc kiểm tra được xử lý bằng thủ tục
GLM của phần mềm SAS 9.1.3.
7


Mô hình thống kê phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cố định như sau:
Yijklmn = µ + NVi + TBDj + KLBDk + TKTl + KLKTm + eijklmn
Trong đó:
Yijklmn : chỉ tiêu theo dõi (tăng khối lượng trung bình hàng ngày trong thời gian
kiểm tra và dày mỡ lưng khi kết thúc kiểm tra);
µ
: trung bình quần thể
NVi : năm – vụ;
TBDj : tuổi bắt đầu kiểm tra;
KLBDk : khối lượng bắt đầu kiểm tra;
TKTl : tuổi kết thúc kiểm tra;
KLKTm: khối lượng kết thúc kiểm tra;
eijklmn : sai số ngẫu nhiên.
Mô hình hỗn hợp được sử dụng để ước tính hệ số di truyền như sau:
Yijkl = µ + Si + Dj + Fk + eijkl

Trong đó:
Yijkl
: giá trị kiểu hình của chỉ tiêu kiểm tra năng suất
µ
: trung bình quần thể
Si
: ảnh hưởng ngẫu nhiên của bố thứ i
Dj
: ảnh hưởng ngẫu nhiên của mẹ thứ j
Fk
: ảnh hưởng của yếu tố cố định thứ k (mô hình yếu tố cố định đã nêu trên)
eijkl
: sai số ngẫu nhiên.
Ước tính hệ số di truyền đối với 2 tính trạng: tăng khối lượng trung bình hàng
ngày và dày mỡ lưng bằng phần mềm VCE version 6.0.2 (Groeneveld et al., 2008).
Dự đoán giá trị giống cho từng cá thể đối với từng tính trạng tăng khối lượng
trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng bằng phần mềm PEST version 4.2.3
(Groeneveld et al., 2002).
Trên cơ sở các dữ liệu dự đoán giá trị giống thu được, đánh giá mức độ phụ
thuộc của giá trị giống ở các lợn đực hậu bị được chọn lọc theo các tỷ lệ: 5, 10, 20,
30, 40, 50 và 100% đối với từng tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày và
dày mỡ lưng.
Cũng trên cơ sở các dữ liệu dự đoán giá trị giống thu được, đánh giá ảnh hưởng
của việc chọn lọc lợn đực hậu bị bố về giá trị giống theo các tỷ lệ chọn lọc khác nhau:
10, 20 và 30% đến giá trị giống của các lợn đực là con của các lợn đực bố này đối với
từng tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng.
Xác định và vẽ đồ thị khuynh hướng di truyền đối với từng tính trạng tăng khối
lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng trên cơ sở giá trị giống trung bình của
đàn lợn đực hậu bị qua các năm từ 2011 đến 2014.
8



PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHỌN LỌC ĐỐI VỚI LỢN
NÁI DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE
4.1.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire

4.1.1.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire
Kết quả nghiên cứu về các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Duroc,
Landrace và Yorkshire được xử lý thống kê và so sánh (Bảng 4.1).
Bảng 4.1. Một số tính trạng năng suất sinh sản của 3 nhóm lợn nái
Tính trạng

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
Số con sơ sinh/ổ (con)
Số con sơ sinh sống/ổ (con)
Số con để nuôi/ổ (con)
Số con cai sữa/ổ (con)
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
Khối lượng sơ sinh/con (kg)
Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
Khối lượng cai sữa/con (kg)
Thời gian cai sữa (ngày)

n
85
122
208
208

197
157
182
182
157
157
194

Duroc
Mean
362,32
143,86b
10,30c
9,33c
9,92b
9,71b
14,20b
1,56a
68,79b
6,90a
22,78b

SE
2,24
0,80
0,17
0,16
0,08
0,11
0,26

0,01
1,04
0,09
0,28

n
267
377
649
649
595
533

Landrace
Mean
357,55
147,83a
11,47b
10,48b
10,49a
10,35a

SE
1,44
0,59
0,11
0,10
0,03
0,04


533
533
596

73,61a
7,01a
23,61a

0,65
0,06
0,12

n
321
588
919
919
856
756
749
749
756
756
857

Yorkshire
Mean
358,17
145,35b
11,91a

10,85a
10,48a
10,31a
15,16a
1,46b
69,36b
6,61b
23,54a

SE
1,27
0,38
0,10
0,10
0,03
0,04
0,14
0,01
0,55
0,05
0,09

Ghi chú: Trên cùng một hàng, các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Nái Duroc có số con để nuôi và cai sữa/ổ nhiều hơn số con sơ sinh sống/ổ, cũng
như nái Landrace có số con để nuôi/ổ nhiều hơn số con sơ sinh sống/ổ là do dung
lượng mẫu theo dõi (n) khác nhau. Đối với tất cả các tính trạng năng suất sinh sản theo
dõi được, chỉ duy nhất có tuổi đẻ lứa đầu là không có sai khác có ý nghĩa thống kê giữa
3 giống lợn (P>0,05). Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của lợn nái Landrace dài hơn khoảng
2 ngày so với nái Yorkshire và Duroc. Các tính trạng về số con sơ sinh/ổ và số con sơ

sinh sống/ổ của nái Yorkshire đạt cao nhất và thấp nhất là nái Duroc. Tuy nhiên, do số
con để nuôi của nái Yorkshire và Landrace là tương đương, nên số con cai sữa của 2
loại nái này cũng tương đương nhau và cao hơn so với nái Duroc. Không có dữ liệu
theo dõi về khối lượng sơ sinh của nái Landrace, nái Yorkshire có khối lượng sơ sinh/ổ
cao hơn nái Duroc, nhưng khối lượng trung bình sơ sinh/con lại thấp hơn so với nái
Duroc. Thời gian cai sữa của nái Landrace và Yorkshire dài hơn so với nái Duroc, tuy
nhiên chỉ có khối lượng toàn ổ của nái Landrace là cao hơn so với nái Duroc, trong khi
đó nái Duroc lại đạt được khối lượng toàn ổ tương đương với nái Yorkshire và khối
lượng trung bình cai sữa/con tương đương với nái Landrace và cao hơn so với nái
Yorkshire.
9


4.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn
nái Duroc, Landrace và Yorkshire
Các đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến số con sơ sinh sống/ổ và số
con cai sữa/ổ của lợn nái Duroc, Landrace, Yorkshire được nêu trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ
của lợn nái Duroc, Landrace, Yorkshire
Giống
Duroc
Landrace
Yorkshire

Tính trạng
Số con sơ sinh sống/ổ
Số con cai sữa/ổ
Số con sơ sinh sống/ổ
Số con cai sữa/ổ
Số con sơ sinh sống/ổ

Số con cai sữa/ổ

Nguồn gốc bố
NS
NS
NS
NS

Nguồn gốc mẹ
NS
NS
NS
NS

Lứa đẻ
NS
NS
*
NS

Vụ
NS
**
NS
**

**
**

NS

***

**
*
*
NS
Ghi chú: NS: P>0,05; *: P<0,05; **: P<0,01; ***: P<0,001.

Đối với lợn nái Duroc, chỉ có mùa vụ ảnh hưởng đến tính trạng số con cai sữa/ổ.
Số con cai sữa/ổ vụ đông - xuân đạt cao hơn vụ hè - thu.
Đối với nái Landrace, số con sơ sinh sống/ổ chịu ảnh hưởng của lứa đẻ, thấp
nhất ở lứa 1 và 2, duy trì ở mức cao từ lứa 3 tới lứa 6. Số con cai sữa/ổ chịu ảnh
hưởng bởi mùa vụ, trong đó vụ đông - xuân cao hơn vụ hè - thu.
Đối với nái Yorkshire, hầu hết các yếu tố đều ảnh hưởng số con sơ sinh sống/ổ
và số con cai sữa/ổ, ngoại trừ mùa vụ không ảnh hưởng đến số con sơ sinh sống/ổ và
nguồn gốc mẹ không ảnh hưởng đến số con cai sữa/ổ. Số con sơ sinh sống/ổ và số con
cai sữa/ổ của lợn Yorkshire có nguồn gốc bố, mẹ từ nước ngoài đạt cao hơn ở nguồn
gốc ở Việt Nam. Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ đạt mức thấp ở lứa 1 và 2,
duy trì ở mức cao từ lứa 3 đến lứa 5, lứa 6 giảm xuống. Số con cai sữa/ổ của lợn
Yorkshire ở vụ đông - xuân cao hơn vụ hè - thu.
4.1.2. Ước tính hệ số di truyền, hệ số lặp lại và định hướng chọn lọc lợn nái
Duroc, Landrace và Yorkshire
Ước tính hệ số di truyền, hệ số lặp lại của nái Duroc, Landrace và Yorkshire
được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Hệ số di truyền, hệ số lặp lại số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ
của nái Duroc, Landrace và Yorkshire
Giống
Duroc
Landrace
Yorkshire


Tính trạng
Số con sơ sinh sống/ổ
Số con cai sữa/ổ
Số con sơ sinh sống/ổ
Số con cai sữa/ổ
Số con sơ sinh sống/ổ
Số con cai sữa/ổ

h2
0,07
0,05
0,08
0,05
0,04
0,03

±
±
±
±
±
±
±

SE
0,06
0,05
0,05
0,03

0,05
0,01

R
0,07
0,05
0,09
0,05
0,11
0,07

±
±
±
±
±
±
±

SE
0,01
0,01
0,05
0,01
0,05
0,03

Đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, các giá trị ước tính của hệ số di truyền
ở cả 3 nhóm nái đều thấp, dao động trong khoảng 0,04 đến 0,08; mức độ biến động
khá cao (SE: 0,05–0,06); hệ số lặp lại có giá trị cao hơn một chút, dao động trong

10


khoảng 0,05–0,11 và cũng có mức độ biến động khá cao (SE: 0,01–0,05). Tương tự
như số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ của cả 3 nhóm nái đều có các giá trị ước
tính thấp đối với hệ số di truyền, dao động trong khoảng 0,03 đến 0,05 và mức độ
biến động khá cao (SE: 0,01–0,05); các giá trị của hệ số lặp lại cũng thấp, dao động
trong khoảng 0,05 – 0,07 và mức độ biến động cao (SE: 0,01–0,03) (Bảng 4.3).
Bảng 4.4. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ ở đời con
tƣơng ứng với các tỷ lệ chọn lọc theo giá trị giống lợn mẹ của 3 nhóm nái
Tỷ lệ
chọn lọc theo

Loại nái

Duroc

Landrace

Yorkshire

giá trị giống

Giá trị giống ở đời con
Số con sơ sinh sống/ổ

Số con cai sữa/ổ

đối với lợn nái mẹ


Số lượng
nái

Giá trị
giống

Số lượng
nái

Giá trị
giống

40
60
80
100
40
60
80
100
40
60
80
100

1
14
21
25
6

9
12
14
10
13
17
22

5,1887
5,7382
5,5278
5,5073
0,4358
0,3515
0,2827
0,2655
0,2757
0,2202
0,1349
0,0931

11
14
21
25
6
9
12
14
10

13
17
22

0,0510
0,0581
0,0459
0,0440
0,0381
0,0322
-0,0050
-0,0104
0,0603
0,0388
0,0096
-0,0142

Giá trị giống trung bình của đời con đối với 2 tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và
số con cai sữa/ổ của từng nhóm lợn nái được tính toán trên cơ sở giá trị giống trung
bình của lợn nái mẹ theo các tỷ lệ chọn lọc khác nhau đối với các đàn nái (Bảng 4.4).
Giá trị giống trung bình của đời con đối với 2 tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số
con cai sữa/ổ của nái Duroc được chọn lọc đều giảm khi tỷ lệ chọn lọc theo giá trị
giống ở đời mẹ tăng lên, ngoại trừ trường hợp giá trị giống ở đời con thấp ứng với tỷ
lệ chọn lọc ở lợn mẹ là 40%. Giá trị giống số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ ở
đời con đạt cao nhất với tỷ lệ chọn lọc 60% (5,7382 và 0,0581 con), thấp hơn ứng với
tỷ lệ chọn lọc 80% (5,5278 và 0,0459 con), đạt thấp ở tỷ lệ chọn lọc 100% (5,5073 và
0,0440 con) và ở tỷ lệ chọn lọc 40% (5,1887 và 0,0440 con).
Giá trị giống trung bình của đời con đối với 2 tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và
số con cai sữa/ổ của nái Landrace và Yorkshire với các tỷ lệ chọn lọc khác nhau có
xu hướng giảm dần khi tỷ lệ chọn lọc tăng lên, đạt cao nhất với tỷ lệ chọn lọc 40%,

11


thấp nhất ở tỷ lệ chọn lọc 100% (Bảng 4.4). Khuynh hướng di truyền số con sơ sinh
sống/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn nái sinh sản ba giống qua các năm 2012-2015 thể
hiện qua hình 4.1 và 4.2.

Hình 4.1. Khuynh hƣớng di truyền số con sơ sinh sống/ổ

Hình 4.2. Khuynh hƣớng di truyền số con cai sữa/ổ

4.2. KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, DÀY MỠ LƢNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHỌN
LỌC ĐỐI VỚI LỢN ĐỰC HẬU BỊ DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE
4.2.1. Khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị Duroc, Landrace
và Yorkshire
Các chỉ tiêu kiểm tra năng suất lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire
được thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả theo dõi kiểm tra năng suất lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire
Duroc
Landrace
Yorkshire
(n = 246)
(n = 524)
(n = 466)
Tính trạng

Mean

±


Khối lượng sơ sinh (kg)

1,57a

±

Khối lượng cai sữa (kg)

7,34

±

Tuổi bắt đầu kiểm tra (ngày)

62,82

Khối lượng bắt đầu kiểm tra (kg)

±

a

Tuổi kết thúc kiểm tra (ngày)

24,91 ±
148,87 ±

Khối lượng kết thúc kiểm tra (kg)

91,51a


±

Số ngày kiểm tra (ngày)
Tăng khối lượng trung bình
(g/ngày)
Dày mỡ lưng (mm)

86,15

±

a

785,23 ±
11,75b

±

SE
0,0
1
0,0
5
0,4

Mean

±


1,56a

±

7,38

±

0
0,3
0
0,5

b

23,53 ±
146,80 ±

9
0,1
7
0,7

90,70ab ±

9
6,3
1
0,9


796,25 ±

61,35

±

b

85,53
12,10a

±
±

SE
0,0
1
0,0
3
0,2

Mean

±

±

SE
0,0
1

0,0
4
0,2

1,53b

±

7,46

±
b

0
0,1
4
0,3

23,52 ±
147,51a ±

3
0,1
6
0,4

8
0,1
0
0,4


90,57b

±

85,92

±

5
4,4
6
0,0

794,78

±

12,07a

±

61,59

b

8
0,1
1
0,5

7
5,2
5
0,0

Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng một hàng mang các chữ 0
a, b khác nhau là sai khác
4 có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
4

12


Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 loại lợn về tuổi bắt đầu kiểm
tra, số ngày kiểm tra. Lợn Duroc có khối lượng sơ sinh lớn hơn, khối lượng khi bắt
đầu và kết thúc kiểm tra năng suất cũng lớn hơn. Ngược lại, lợn Yorkshire có khối
lượng sơ sinh nhỏ hơn, khối lượng khi bắt đầu và kết thúc kiểm tra năng suất cũng
nhỏ hơn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tăng khối lượng trung bình hàng ngày
trong thời gian kiểm tra năng suất giữa 3 giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire
(P>0,05). Dày mỡ lưng lợn Duroc là thấp nhất (P<0,05).
4.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tăng khối lƣợng trung bình hàng ngày và dày mỡ
lƣng của lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire
Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến các chỉ tiêu về tăng khối lượng trung
bình hàng ngày và dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị Duroc được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tăng khối lƣợng trung bình hàng ngày
và dày mỡ lƣng của lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire
Giống
Khối
Khối
Ngày

Ngày

Tính trạng
Duroc

Landrace

lượng
BĐKT

lượng
KTKT

tuổi
BĐKT

tuổi
KTKT

Năm-Vụ

Tăng KLTB hàng ngày
Dày mỡ lưng
Tăng KLTB hàng ngày

***
NS
***

***

***
***

***
NS
***

***
**
***

NS
***
*

Dày mỡ lưng

NS

***

NS

NS

***

***
NS


***
***

***
**

***
NS

***
***

Tăng KLTB hàng ngày
Yorkshire Dày mỡ lưng

Ghi chú: BĐKT: bắt đầu kiểm tra; KTKT: kết thúc kiểm tra; KLTB: khối lượng trung bình;
NS: P>0,05; *: P<0,05; **: P<0,01; ***: P<0,001.

Các yếu tố: khối lượng, tuổi khi bắt đầu kiểm tra; khối lượng, tuổi khi kết thúc
kiểm tra; năm - vụ đều ảnh hưởng tới tăng khối lượng trung bình hàng ngày trong
thời gian nuôi kiểm tra của cả đực giống Landrace và Yorkshire. Tính trạng tăng khối
lượng trung bình hàng ngày của lợn đực Duroc cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố
trên, ngoại trừ ảnh hưởng về năm - vụ. Đối với tính trạng dày mỡ lưng, cả 3 giống lợn
đều không bị ảnh hưởng của khối lượng khi bắt đầu kiểm tra và chịu ảnh hưởng của
khối lượng khi kết thúc kiểm tra cũng như năm - vụ, trong khi tuổi kết thúc kiểm tra
chỉ ảnh hưởng tới lợn đực Duroc và tuổi bắt đầu kiểm tra chỉ ảnh hưởng tới lợn
Yorkshire.
4.2.3. Định hướng chọn lọc đối với lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire
4.2.3.1. Hệ số di truyền của tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng
Trên cơ sở kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới 2 tính trạng chủ yếu về kiểm

tra năng suất lợn đực giống hậu bị, tương ứng với từng tính trạng và từng loại giống
khác nhau, các yếu tố cố định ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (P<0,05; P<0,01 và
P<0,001) được đưa vào mô hình ước tính các hệ số di truyền trong phần mềm VCE.
13


Bảng 4.7. Hệ số di truyền (h2) đối với tăng khối lƣợng trung bình hàng ngày và
dày mỡ lƣng của lợn đực Duroc, Landrace và Yorkshire
Giống
Tính trạng
h2 ± SE
Duroc
Landrace
Yorkshire

Tăng KLTB hàng ngày

0,20 ± 0,11

Dày mỡ lưng

0,52 ± 0,11

Tăng KLTB hàng ngày

0,24 ± 0,12

Dày mỡ lưng

0,42 ± 0,11


Tăng KLTB hàng ngày

0,29 ± 0,12

Dày mỡ lưng

0,48 ± 0,11

Giá trị ước tính được về hệ số di truyền của tính trạng tăng khối lượng trung
bình hàng ngày của 3 giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire biến động trong
khoảng 0,20 đến 0,29; các giá trị này cao hơn đối với tính trạng dày mỡ lưng: biến
động trong khoảng 0,42 đến 0,52. Cả 2 tính trạng đều có mức độ biến động cao (SE:
0,11 – 0,12).
4.2.3.2. Kết quả chọn lọc theo giá trị giống đối với tăng khối lượng trung bình
hàng ngày và dày mỡ lưng của đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire
Kết quả chọn lọc theo giá trị giống đối với tăng khối lượng trung bình hàng ngày
và dày mỡ lưng của đực hậu bị Duroc thể hiện qua bảng 4.8.
Đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, do số lượng cá thể ít
nên từng đực Duroc đời bố được xếp theo thứ tự giá trị giống từ cao nhất ở đực
D0774 (+33,47 g/con/ngày) đến thấp nhất ở đực D0039 (+1,3 g/con/ngày). Giá trị
kiểu hình tương ứng với từng đực giống cũng giảm dần theo thứ tự sắp xếp của giá trị
giống. Các kết quả so sánh giữa các đời con cho thấy có những khác biệt về giá trị
kiểu hình và giá trị giống không hoàn toàn tương ứng với thứ tự xếp hạng theo giá trị
giống của bố (Bảng 4.8).
Bảng 4.8. Kết quả chọn lọc theo giá trị giống đối với tăng khối lƣợng
trung bình hàng ngày và dày mỡ lƣng của đực hậu bị Duroc
Bố
Con
Giá trị kiểu hình

Giá trị
Giá trị
Giá trị
Số hiệu
n
Mean
SE
Cv(%)
giống
kiểu hình
giống
Tăng
khối lượng
trung bình
(g/ngày)

D0774
DA0790
D0050
D0039

33,47
28,72
6,91
1,30

1.002,09
946,94
770,11
769,23


39
3
45
13

32,16
24,96
22,57
13,77

799,88
840,91
775,58
756,69

18,95
47,41
11,69
23,35

15,49
10,95
10,23
11,82

Dày mỡ
lưng
(mm)


D0774
DA0790
D0050
D0039

-0,93164
-0,43164
-0,08824
-0,04762

11
10
11
11

39
3
45
13

-0,21
-0,02
-0,02
-0,01

10,67
11,72
12,22
11,92


0,58
0,76
0,12
0,21

5,77
6,90
6,33
5,84

Đối với tính trạng dày mỡ lưng, thứ tự xếp hạng giá trị giống của bố theo chiều
ngược lại từ thấp đến cao. Do máy đo siêu âm dày mỡ lưng có dung sai 1mm nên
không có chênh lệch rõ rệt về giá trị kiểu hình của tính trạng này giữa các bố. Giá trị
14


kiểu hình của bố DA0790 đạt thấp nhất 10mm, 3 bố còn lại đạt 11mm nhưng ở đời
con lại đạt thấp nhất D0774 (10,67mm), đạt cao nhất ở đời con của bố D0050
(12,22mm) (Bảng 4.8).
Kết quả chọn lọc theo giá trị giống đối với tăng khối lượng trung bình hàng ngày
và dày mỡ lưng của đực hậu bị Landrace thể hiện qua bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quả chọn lọc theo giá trị giống đối với tăng khối lƣợng
trung bình hàng ngày và dày mỡ lƣng của đực hậu bị Landrace
Bố
Con
Tỷ lệ
chọn lọc (%)

n


Giá trị
giống

Tăng
KLTB
(g/ngày)

10

3

62,10

Giá trị kiểu hình
Cv
Mean
SE
(%)
835,08 26,77 5,55

20

7

30

Dày
mỡ lưng
(mm)


Tính
trạng

n

Giá trị
giống

5

45,70

Giá trị kiểu hình
Cv
Mean
SE
(%)
818,95 17,05 4,66

48,92

795,01 20,02 6,66 51

24,20

783,08 11,92 10,87

10

43,82


791,38 13,94 5,57 60

9,44

784,68 24,91

10

3

-0,34

12,33

0,33

4,68 17

-0,22

11,53

1,12

9,75

20

7


-0,25

12,29

0,19

3,97 34

-0,15

11,71

1,06

9,05

30

10

-0,20

12,10

0,18

4,69 46

-0,03


12,17

0,72

5,90

9,52

Đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, tỷ lệ chọn lọc bố thấp
nhất ở mức 10%, giá trị giống và giá trị kiểu hình đạt cao nhất +62,10 (835,08
g/con/ngày), đời con tương ứng có giá trị giống và kiểu hình lần lượt là +45,70 và
818,95 g/con/ngày. Tỷ lệ chọn lọc tăng lên, giá trị giống của bố và con đều giảm. Xếp
hạng thứ tự các đực đời bố theo tỷ lệ chọn lọc về giá trị giống cũng đạt được thứ tự
tương ứng ở các đời con của chúng. Giá trị kiểu hình của bố và con đều đạt cao nhất
ở tỷ lệ chọn lọc 10%, tuy nhiên giá trị kiểu hình của đời con lại đạt thấp nhất ở tỷ lệ
chọn lọc 20% (783,08 g/con/ngày) (Bảng 4.9).
Tương tự như vậy, nhưng theo chiều ngược lại từ thấp đến cao, thứ tự xếp hạng
về giá trị giống đối với tính trạng dày mỡ lưng của đời con cũng tương ứng với thứ tự
xếp hạng theo giá trị giống của bố. Tuy nhiên, trong khi giá trị kiểu hình của bố có xu
hướng giảm dần, giá trị kiểu hình ở đời con lại có xu hướng tăng dần (Bảng 4.9).
Kết quả chọn lọc theo giá trị giống đối với tăng khối lượng trung bình hàng ngày
và dày mỡ lưng của đực hậu bị Yorkshire thể hiện qua bảng 4.10.
Đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, tỷ lệ chọn lọc bố ở
mức 10%, giá trị giống và giá trị kiểu hình đạt cao nhất +31,60 (791,05 g/con/ngày),
đời con có giá trị tương ứng là +14,94 (809,39 g/con/ngày). Tỷ lệ chọn lọc tăng lên,
giá trị giống và giá trị kiểu hình của bố và con đều giảm thấp, với tỷ lệ chọn lọc 30%,
giá trị giống và giá trị kiểu hình tương ứng ở bố là +22,28 và 780,33 g/ngày, tương
ứng ở con là +10,66 và 790,78 g/ngày (Bảng 4.10).
Tương tự như vậy, nhưng theo chiều ngược lại từ thấp đến cao, thứ tự xếp hạng

về giá trị giống cũng như kiểu hình đối với tính trạng dày mỡ lưng của đời con cũng
tương ứng với thứ tự xếp hạng của bố (Bảng 4.10).
15


Bảng 4.10. Kết quả chọn lọc theo giá trị giống đối với tăng khối lƣợng
trung bình hàng ngày và dày mỡ lƣng của đực hậu bị Yorkshire
Bố
Tính
trạng

Tăng
KLTB
(g/ngày)
Dày
mỡ lưng
(mm)

Tỷ lệ
Giá trị
chọn n
giống
lọc
(%)
10
2 31,60

Con
Giá trị kiểu hình
Cv

(%)

Giá trị kiểu hình

n

Giá trị
giống

Mean

SE

Cv
(%)

Mean

SE

791,05

15,77

2,82

44

14,94


809,39

19,49

15,97

20

5 25,82

782,67

27,56

7,87

77

10,77

800,64

13,84

15,17

30

7 22,28


780,33

19,21

6,51 100

10,66

790,78

11,68

14,76

10

2 -0,71

9,50

0,50

7,44

14

-0,30

11,36


0,17

5,58

20

5 -0,45

11,20

0,73

14,67

48

-0,24

11,60

0,13

7,70

30

7 -0,37

11,57


0,57

13,07

51

-0,23

11,63

0,12

7,68

Khuynh hướng di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng
của lợn đực hậu bị qua các năm 2011-2014 thể hiện qua hình 4.3 và 4.4.

Duroc

Landrace

Yorkshire

Hình 4.3. Khuynh hƣớng di truyền về tăng khối lƣợng trung bình hàng ngày

Duroc

Landrace
Yorkshire
Hình 4.4. Khuynh hƣớng di truyền về dày mỡ lƣng


16


PHẦN 5. THẢO LUẬN
5.1. NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHỌN LỌC ĐỐI VỚI LỢN
NÁI DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE
5.1.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire
Các tính trạng năng suất sinh sản của cả 3 nhóm nái nuôi tại Công ty Lợn giống
hạt nhân Dabaco (Bảng 4.1) đều đạt các giá trị khá cao, đặc biệt là đối với lợn nái
Yorkshire và Landrace.
Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Duroc (362,32 ngày) cao hơn Landrace và Yorkshire
(tương ứng là 357,55 và 358,17 ngày), tuy nhiên sự sai khác giữa 3 nhóm nái này là
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Landrace và Yorkshire nêu trên là không chênh lệch
nhiều so với kết quả nghiên cứu của một số công bố nước ngoài: Bzowska et al.
(1997), Walkiewics et al. (2000), Orzeckowska and Mucha (1999), Csornyei and
Kovacs (1999); Missohou et al. (2000), Wolf (2010), Krupa and Wolf (2013) và Liga
et al. (2014). Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với công bố của một số tác giả
trong nước: Phùng Thị Vân và cs. (2000), Đoàn Xuân Trúc và cs. (2001), Đặng Vũ
Bình (2003), Lê Đình Phùng và cs. (2011), Đỗ Đức Lực và cs. (2013).
Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty
TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco đều đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 657/QĐBNN-CN (2014) về định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật nuôi giống gốc đối với
lợn ngoại (từ 340 đến 385 ngày).
Khoảng cách lứa đẻ của lợn nái Duroc (143,86 ngày) và Yorkshire (145,35
ngày) là ngắn hơn so với lợn nái Landrace (147,83), chênh lệch là có ý nghĩa thống
kê (P<0,05). Kết quả nghiên cứu trên thấp hơn các công bố trên lợn nái Landrace và
Yorkshire của Phùng Thị Vân và cs. (2000), Đoàn Xuân Trúc và cs. (2001), Đặng Vũ
Bình (2003), Lê Đình Phùng và cs. (2011), Wolf (2010) và Krupa and Wolf (2013).
Khoảng cách lứa đẻ trong nghiên cứu này đạt thấp, do 2 nguyên nhân chủ yếu.

Một là do Công ty áp dụng quy trình cai sữa sớm cho lợn con, trung bình thời gian
cai sữa của lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire tương ứng là 22,78; 23,61 và 23,54
ngày (Bảng 4.1). Hai là việc quản lý tốt khâu phối giống, đặc biệt là việc áp dụng kỹ
thuật thụ tinh phối sâu có hiệu quả nên tỷ lệ thụ thai cao là nguyên nhân của kết quả
đã nêu trên. Khoảng cách lứa đẻ ảnh hưởng tới số lứa đẻ của một nái trong một năm.
Số lứa đẻ của lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire ước tính được sẽ tương ứng là:
2,54; 2,47 và 2,51 lứa/nái/năm. Trên cơ sở đó, số con cai sữa/ổ ước tính được của ba
giống sẽ đạt tương ứng là: 24,64; 25,55 và 25,89 con/nái/năm. Kết quả ước tính thu
được là cao hơn tiêu chuẩn theo Quyết định số 657/QĐ-BNN-CN (2014) (Landrace,
Yorkshire ≥ 2,2 lứa/nái/năm; Duroc ≥ 2 lứa/nái/năm) cũng như kết quả theo dõi của
một số nghiên cứu ở nước ta Đoàn Xuân Trúc và cs. (2001), Đặng Vũ Bình (2003),
17


Lê Đình Phùng và cs. (2011); Nguyễn Thanh Sơn (2014). Các kết quả khá cao mà
Công ty đã đạt được về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp quan trọng nhất đối với lợn
nái là số lợn con sai sữa/nái/năm. Tuy nhiên, các kết quả đạt được này còn thấp hơn
khá nhiều so với công bố của DanBred (2014).
Các giá trị về số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ và số
lứa đẻ/nái/năm đều vượt cao hơn nhiều so với Định mức theo Quyết định của Bộ NN
và PTNT (2014) cũng như hầu hết kết quả theo dõi của một số nghiên cứu ở nước ta:
Thong et al. (1995), Đặng Vũ Bình (1999), Đoàn Xuân Trúc (2001), Tạ Thị Bích
Duyên (2003), Đặng Vũ Bình (2003), Nguyễn Hữu Tỉnh (2009), Nguyễn Văn Đức và
cs. (2010), Lê Đình Phùng và cs. (2011), Nguyễn Hữu Tỉnh và cs. (2013), Đỗ Đức
Lực và cs. (2013), Nguyen Huu Tinh et al. (2014) tuy nhiên đạt thấp hơn Nguyễn
Văn Đức (2015).
Các chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ trong nghiên cứu này
cũng đạt cao hơn công bố của Hamon (1994), Haley et al. (1995), Nakavisut et al
(2006), Imboonta et al. (2007), Lukač and Vidović (2013), Raghavendran et al.
(2015) và Prem et al. (2015). Kết quả nghiên cứu này phù hợp công bố Estany and

Sorensen (1995), Wolf (2010), Lewis and Bunter (2011), Krupa and Wolf (2013),
Lewis and Hermesch (2013). Tuy nhiên đạt thấp hơn so với Leonova et al. (2015).
Các giá trị thu được về khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh, khối lượng toàn ổ lúc cai
sữa đều đạt tiêu chuẩn Định mức kinh tế kỹ thuật đối với lợn giống gốc theo Quy
định của Bộ NN và PTNT (2014) và đạt cao hơn kết quả theo dõi của một số nghiên
cứu ở trong và ngoài nước: Phùng Thị Vân và cs. (2000), Đặng Vũ Bình (2003),
Nguyễn Hữu Tỉnh (2009), Nguyễn Văn Đức và cs. (2010), Lê Đình Phùng và cs.
(2011), Đỗ Đức Lực và cs. (2013), Nguyễn Hữu Tỉnh và cs. (2013), Nguyen Huu
Tinh et al. (2014), Liga et al. (2014), Raghavendran et al. (2015). Tuy nhiên đạt thấp
hơn Lewis and Bunter (2011), Leonova et al. (2015).
5.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hai tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai
sữa/ổ của lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire
Nguồn gốc bố và nguồn gốc mẹ không ảnh hưởng số con sơ sinh sống/ổ và số
con cai sữa/ổ đối với nái Duroc và Landrace (bảng 4.2). Điều này chứng tỏ khả năng
thích ứng và phát triển của đàn nái thuần đối với 2 giống này tại Công ty là khá tốt.
Lứa đẻ là yếu tố ảnh hưởng tới số con sơ sinh sống/ổ của nái Landrace, ảnh
hưởng tới cả hai tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của nái
Yorkshire.
Một số công bố đã khẳng định lứa đẻ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn
nái: Tretinjak et al. (2009), Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010), Lê Đình
Phùng và cs. (2011), Šprysl et al. (2012), Liga et al. (2014), Nguyễn Tiến Thành và
Đỗ Võ Anh Khoa (2015), Hà Xuân Bộ (2015), Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Thị
Xuân (2016).
18


Những kết quả đánh giá ảnh hưởng của lứa đẻ tới 2 tính trạng số con sơ sinh
sống/ổ và số con cai sữa/ổ cho thấy tiềm năng về thời gian sử dụng đối với đàn nái cụ
kỵ của Công ty, đặc biệt là Duroc và Landrace. Những nái có khả năng sinh sản và
thể chất tốt nếu được chăm sóc và quản lý tốt có thể sử dụng qua nhiều lứa đẻ. Đánh

giá để sử dụng và loại thải lợn nái sinh sản một cách hợp lý là những biện pháp góp
phần quan trọng nâng cao năng suất sinh sản, hiệu quả kinh tế đối với chăn nuôi đàn
nái cụ kỵ.
Yếu tố mùa vụ không ảnh hưởng tới tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, nhưng ảnh
hưởng tới tính trạng số con cai sữa/ổ của cả 3 nhóm lợn nái. Cả 3 nhóm nái đều có số
con cai sữa/ổ vụ Đông – Xuân cao hơn vụ Hè - Thu. Yếu tố mùa vụ ảnh hưởng đến
năng suất sinh sản của lợn nái đã được nhiều nghiên cứu xác nhận: Koketsu and
Annor (1997), Lorvelec et al. (1998), Tummaruk et al. (2000), Peltoniemi et al.
(2000b), Karveliene et al. (2008), Sandru et al. (2012), Raghavendran et al. (2015),
Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Thị Xuân (2016).
Số con cai sữa/ổ của cả 3 nhóm lợn nái trong vụ Đông – Xuân luôn cao hơn vụ
Hè – Thu là do các chuồng lợn nái nuôi con của Công ty đều là chuồng lồng, ô lợn
con được trang bị đèn hồng ngoại và duy trì chế độ sưởi trong vụ Đông – Xuân một
cách hết sức chặt chẽ. Vấn đề chế độ sưởi cho lợn con, chống nóng cho chuồng nuôi
về mùa hè, kèm theo thời tiết nóng, ẩm độ cao trong mùa hè tạo điều kiện thuận lợi
cho mầm bệnh phát triển là nguyên nhân ảnh hưởng tới số con cai sữa của lợn nái.
Như vậy quan tâm chống nóng, chế độ sưởi, bệnh tật lợn con mùa hè là biện pháp cần
thiết góp phần nâng cao năng suất sinh sản cho đàn nái nuôi tại Công ty.
5.1.3. Ước tính hệ số di truyền, hệ số lặp lại số con sơ sinh sống/ổ và số con cai
sữa/ổ của lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire
Các kết quả thu được này cho thấy hệ số di truyền và hệ số lặp lại của cả 2 tính
trạng ở cả 3 nhóm nái đều thấp.
Trong nhiều năm qua, các nghiên cứu ở nước ngoài về hệ số di truyền đối với 2
tính trạng này cũng thu được những kết quả tương tự: Hamann et al. (2004),
Suwanasopee et al. (2005), Ehlers et al. (2005), Nakavisut et al. (2006), Wolf (2010),
Bidanel (2011), Lewis and Bunter (2011), Morić (2011), Lukač and Vidović (2013),
Krupa and Wolf (2013), Lewis and Hermesch (2013), Liga et al. (2014).
Các kết quả nghiên cứu ở nước ta như Tạ Thị Bích Duyên (2003), Tạ Thị Bích
Duyên và cs. (2004), Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008b), Nguyễn Hữu Tỉnh và cs.
(2006, 2013), Nguyen Huu Tinh et al. (2014) cũng đạt rất thấp.

Mức độ biến động của giá trị ước tính được (SE) về cả hệ số di truyền và hệ số
lặp lại đối với cả 2 tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ đều khá lớn.
Tập hợp dữ liệu dùng ước tính các tham số di truyền trong nghiên cứu này bao gồm:
số lứa đẻ từ 208 đến 919 của từ 85 đến 321 lợn nái có hệ phổ từ 24 đến 39 bố và 46
đến 141 mẹ (Bảng 3.1). Để ước tính các tham số di truyền, tập hợp dữ liệu như vật
là tương đối nhỏ, đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho các giá trị SE lớn.
19


5.1.4. Dự đoán giá trị giống và định hướng chọn lọc lợn nái Duroc, Landrace và
Yorkshire
Kết quả kiểm chứng việc căn cứ vào giá trị giống được để chọn lọc lợn nái và
giá trị giống thu được ở đời con các lợn nái này cho thấy: Trong tất cả các trường hợp
của lợn nái Landrace và Yorkshire, đối với cả 2 tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số
con cai sữa/ổ, các lợn mẹ ở nhóm được chọn với tỷ lệ chọn lọc thấp (giá trị giống
cao) đều cho đời con của chúng giá trị giống trung bình cao và ngược lại, các lợn mẹ
ở nhóm được chọn với tỷ lệ chọn lọc cao (giá trị giống thấp) đều cho đời con của
chúng giá trị giống trung bình thấp. Chiều hướng tăng tỷ lệ chọn lọc theo giá trị giống
đối với lợn mẹ, dẫn đến giảm thấp giá trị giống ở đời con được thể hiện rất rõ nét đối
với 2 nhóm nái Landrace và Yorkshire.
Đối với lợn nái Duroc, chiều hướng trên không hoàn toàn chỉ thể hiện đối với
các tỷ lệ chọn lọc từ 60 đến 100%. Trường hợp ngoại lệ xảy ra đối với tỷ lệ chọn lọc
lợn mẹ 40%, đời con có giá trị giống trung bình về số con sơ sinh sống/ổ thấp nhất,
số con cai sữa/ổ thấp hơn đời con của nhóm nái được chọn lọc với tỷ lệ 60% (Bảng
4.4). Nguyên nhân của trường hợp ngoại lệ này là do tổng số nái Duroc được dự đoán
giá trị giống là rất ít (85 cá thể), trong số 40% nái mẹ được chọn (18 cá thể) chỉ theo
dõi được 1 đời con duy nhất về số con sơ sinh sống/ổ và 11 đời con về số con cai
sữa/ổ. Dung lượng nhỏ được sử dụng trong nghiên cứu đối với nái Duroc là nguyên
nhân của các trường hợp ngoại lệ này.
Như vậy, mặc dù hệ số di truyền và hệ số lặp lại ước tính được trong nghiên cứu

này đều thấp, nhưng do sử dụng phần mềm PEST trên nền tảng của phương pháp
BLUP với mô hình vật giống (Animal Model), mô hình lặp lại (Repeatability Model),
các giá trị kiểu hình của tất cả các con vật họ hàng trong hệ phổ được phối hợp để dự
đoán giá trị giống, vì vậy khi phân chia theo tỷ lệ chọn lọc, giữa các nhóm nái mẹ và
nhóm nái con đã đạt được mối tương đồng nhất định về giá trị giống.
Chọn lọc vật giống bằng phương pháp BLUP hiện đang là phương pháp tối ưu
và được ứng dụng rộng rãi ở các nước chăn nuôi tiên tiến. Các thử nghiệm ở nước ta
đều khẳng định ưu việt của phương pháp này (Nguyễn Hữu Tỉnh và cs., 2006, 2013;
Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên, 2009; Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị
Viễn, 2011).
Trên cơ sở dự đoán giá trị giống của các lợn nái thuộc 3 nhóm khác nhau qua 4
năm từ 2012 đến 2015, việc xác định khuynh hướng di truyền đã được xác định đối
với 2 tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ. Khuynh hướng di truyền
đối với cả 2 tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ trên cả 3 giống lợn
Duroc, Landrace và Yorkshire đều cho thấy sự dao động qua các năm (hình 4.1, 4.2).
Điều này chứng tỏ Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco chưa có định hướng và biện
pháp cụ thể đánh giá chọn lọc theo giá trị giống nhằm cải tiến di truyền đối với 2 tính
trạng này. Các dự đoán giá trị giống và thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chọn lọc
theo giá trị giống lợn nái mẹ đối với giá trị giống ở đời con trong nghiên cứu này là
định hướng đúng cho việc chọn lọc nhằm nâng cao năng suất sinh sản đàn lợn nái
một cách có hiệu quả.
20


5.2. KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, DÀY MỠ LƢNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHỌN
LỌC ĐỐI VỚI LỢN ĐỰC HẬU BỊ DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE
5.2.1. Khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị Duroc, Landrace
và Yorkshire
Các kết quả theo dõi được cho thấy tại Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco, các
lợn đực hâu bị Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi kiểm tra năng suất đều đạt được

tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở mức khá cao, tương ứng là: 785,23; 796,25
và 794,78 g/ngày và dày mỡ lưng cũng tương đối thấp, tương ứng là: 11,75; 12,10 và
12,07mm (Bảng 4.5).
Kết quả trong nghiên cứu này đạt cao hơn một số nghiên cứu trong và ngoài
nước: Hai et al. (1997), Chen et al. (1997), Nguyễn Văn Đức và cs. (2000), Phan
Xuân Hảo (2007), Nguyễn Văn Đức và cs. (2010), Szyndler-Nędza et al. (2010),
Pham Thi Kim Dung et al. (2014), Nguyen Huu Tinh et al. (2015b), Trần Văn Hào
và cs. (2015), Nguyễn Văn Hợp và cs. (2015), Ngô Thị Kim Cúc và cs. (2015).
Kết quả nghiên cứu này tương đương với các số liệu thu được trong nghiên cứu
của Nakavisut et al. (2006), Tomka et al. (2010).
Tuy nhiên, các mức tăng khối lượng trung bình hàng ngày nêu trên còn thấp
hơn so với số liệu theo dõi ở các nước phát triển: Suzuki et al. (2005), Zhang et al.
(2011), Lewis and Bunter (2011), DanBred (2014).
Kết quả nghiên cứu khẳng định, dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị Duroc là thấp
nhất. Có sự khác biệt như vậy là do Duroc là dòng đực, vốn có tỷ lệ nạc cao hơn so
với Landrace và Yorkshire. Các kết quả theo dõi về dày mỡ lưng cao hơn so công bố
của Szyndler-Nędza et al. (2010), Ngô Thị Kim Cúc và cs. (2015); Trong phạm vi
nghiên cứu mà một số tác giả trong và ngoài nước đã công bố như Nguyen Huu Tinh
et al. (2015a), Trần Văn Hào và cs. (2015), Nguyễn Văn Hợp và cs. (2015). Tuy
nhiên, các mức dày mỡ lưng nêu trên còn thấp hơn so với một vài nghiên cứu khác:
Hai et al. (1997), Tomka et al. (2010), Holl et al. (2010).
Khác biệt về các kết quả thu được đối với dày mỡ lưng không chỉ phụ thuộc vào
đặc điểm của giống mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tuổi, khối lượng con vật tại thời
điểm xác định, cũng như khẩu phần ăn, phương thức chọn lọc, nuôi dưỡng và thiết bị
sử dụng.
Một điều nhận thấy rất rõ rệt là cả hai chỉ tiêu tăng khối lượng trung bình hàng
ngày, dày mỡ lưng đều đạt và vượt khá xa so với Định mức kinh tế - kỹ thuật đối
với lợn đực kiểm tra năng suất mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành theo quyết định số 2489/QĐ-BNN-CN ngày 16/9/2010 cũng như một số
nghiên cứu của một vài tác giả trong nước gần đây. Điểm hạn chế là: tăng khối

lượng trung bình của lợn đực Duroc không vượt trội so với 2 giống Landrace và
Yorkshire. Tăng cường chọn lọc tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày
đối với lợn Duroc là một yêu cầu cấp bách cần được đặt ra.
21


5.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày
mỡ lưng của lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire
Các yếu tố tuổi và khối lượng khi bắt đầu kiểm tra; tuổi và khối lượng khi kết
thúc kiểm tra đều ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối với tăng khối lượng trung bình
hàng ngày trong thời gian nuôi kiểm tra của cả 3 giống lợn Duroc, Landrace và
Yorkshire. Yếu tố năm - vụ chỉ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới tăng khối lượng
trung bình hàng ngày của lợn đực hậu bị Landrace và Yorkshire, không ảnh hưởng
đối với lợn đực Duroc (P>0,05). Đối với tính trạng dày mỡ lưng, cả 3 giống lợn đều
không bị ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê bởi khối lượng khi bắt đầu kiểm tra. Khối
lượng khi kết thúc kiểm tra cũng như năm - vụ là hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa
thống kê đến dày mỡ lưng của cả 3 giống lợn. Trong khi tuổi kết thúc kiểm tra chỉ
ảnh hưởng tới lợn đực hậu bị Duroc và tuổi bắt đầu kiểm tra chỉ ảnh hưởng tới lợn
đực hậu bị Yorkshire (Bảng 4.6).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp một số công bố về ảnh hưởng của
mùa vụ: Vries et al. (1994), Lewis and Bunter (2011), Hà Xuân Bộ (2015).
5.2.3. Ước tính hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ
lưng của lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire
Các giá trị của hệ số di truyền ước tính được đối với tính trạng tăng khối lượng
trung bình hàng ngày của 3 giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire đều nằm trong
phạm vi mà rất nhiều tác giả nước ngoài và trong nước đã công bố. Chênh lệch về hệ
số di truyền ước tính được giữa 3 giống lợn này là không lớn.
Một số nghiên cứu cho rằng hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng
ngày đạt mức thấp 0,11-0,25 (Kanis et al., 2005; Van Wijk et al., 2005; Tomka et al.,
2010; Kiszlinger et al., 2011; Radović et al., 2013).

Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại cho rằng hệ số di truyền của tăng
khối lượng trung bình hàng ngày ở mức trung bình cao đạt từ 0,36 đến 0,47 (Suzuki
et al., 2005; Roh et al., 2006; Szyndler-Nędza et al., 2010 và Saintilan et al., 2011)
Một số nghiên cứu khác còn ước tính được hệ số di truyền của tính trạng này ở
mức cao, dao động trong khoảng từ 0,5 đến 0,7 (Kang, 2008).
Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các nghiên cứu từ trước tới nay, đều xếp loại hệ số di
truyền của tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở mức trung bình trong
khoảng từ 0,2 đến 0,4 và trung bình là 0,30 (Cassady and Robison, 2002; Nakavisut
et al., 2006; Gilbert et al., 2007; Cluster, 2010). Một số nghiên cứu ở nước ta cũng đã
thu được kết quả tương tự: Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh (2000), Hà Xuân Bộ
và cs. (2014), Trịnh Hồng Sơn và cs. (2014a), Ngô Thị Kim Cúc và cs. (2015).
5.2.4. Dự đoán giá trị giống và định hướng chọn lọc lợn đực hậu bị Duroc,
Landrace và Yorkshire
Trên cơ sở các dự đoán về giá trị giống của từng cá thể theo phương pháp BLUP
và bằng phần mềm PEST, các số liệu thu được về giá trị giống ở đời bố và giá trị
giống thu được ở đời con của chúng (Bảng 4.8- 4.10) cho thấy: ở cả 3 giống lợn
Duroc, Landrace và Yorkshire các đực bố có giá trị giống cao đều truyền đạt được
cho con của chúng cũng có giá trị giống cao về tăng khối lượng trung bình hàng
22


ngày, cũng như các đực bố có giá trị giống thấp đều truyền đạt được cho con của
chúng cũng có giá trị giống thấp về dày mỡ lưng.
Trong một vài trường hợp, một vài con vật hoặc nhóm con vật có giá trị giống
thấp hơn, nhưng lại có giá trị kiểu hình cao hơn. Chẳng hạn, đối với đực giống hậu bị
Duroc số tai là DA0790, dày mỡ lưng có giá trị kiểu hình là 10 mm, thấp nhất trong
số 4 đực giống, nhưng lại có giá trị giống là -0,43164, xếp hạng thứ 2 trong số 4 đực
giống được đánh giá (Bảng 4.8). Hoặc trường hợp 3 đời con của đực giống hậu bị
Duroc số tai là DA0790, có kiểu hình đối với tăng khối lượng trung bình hàng ngày
là 840,91 ± 47,41 g/ngày, cao nhất so với 4 nhóm đời con, nhưng giá trị giống lại là

24,96, chỉ xếp thứ 2 trong số 4 nhóm đời con của các đực giống được đánh giá.
Tương tự như vậy, 13 đời con của đực giống hậu bị Duroc số tai là D0039, có kiểu
hình đối với dày mỡ lưng trung bình là 11,92 ± 0,21 mm, thấp hơn so với nhóm 45
đời con của đực giống số tai D0050, nhưng giá trị giống lại là -0,01, cao hơn so với
đời con của đực giống D0045. Một trường hợp tương tự như vậy cũng xảy ra ở lợn
Landrace: đời con của đực bố được chọn lọc với tỷ lệ 30% có giá trị kiểu hình cao
hơn so với đời con của đực bố có tỷ lệ chọn lọc 20% (784,68 ± 24,91 so với 783,08 ±
11,92 g/ngày), trong khi giá trị giống lại thấp hơn (Bảng 4.9). Nhưng kết quả so sánh
này cho thấy không thể căn cứ vào giá trị kiểu hình để chọn lọc vật giống. Việc loại
trừ một số yếu tố ảnh hưởng trong mô hình dự đoán giá trị giống, đồng thời sử dụng
toàn bộ hệ phổ của các con vật để dự đoán giá trị giống là sự khác biệt giữa dự đoán
giá trị giống bằng BLUP và đánh giá đơn thuần theo giá trị kiểu hình.
Tính ưu việt của phương pháp BLUP trong dự đoán giá trị giống được thể hiện
khá rõ nét trong nghiên cứu này, mặc dù quần thể gia súc được đánh giá, chọn lọc chỉ
ở mức độ vừa phải.
Một số nghiên cứu ở nước ta trong thời gian gần đây cũng đã ứng dụng phương
pháp BLUP để dự đoán giá trị giống của vật nuôi và sử dụng giá trị giống này làm
tiêu chuẩn để chọn lọc cải tiến vật nuôi. Theo Ishii and Furukawa (2005), dày mỡ
lưng của lợn đực dòng Shimofuri Red (giống Duroc) sau 7 thế hệ chọn lọc, giảm
được 0,8 mm. Trịnh Hồng Sơn và cs. (2014a, b) đã ứng dụng BLUP đánh giá, chọn
lọc lợn VCN03. Căn cứ giá trị giống ước tính bằng phương pháp BLUP chọn lọc đực
giống Piétrain kháng stress đã cải thiện năng suất của đời con: với các tỷ lệ chọn lợn
đực giống 5, 10, 15, 20%, nâng cao được 13,25; 12,20; 10,32 và 9% khả năng tăng
khối lượng trung bình hàng ngày ở đời con (Hà Xuân Bộ và cs., 2015).
Khuynh hướng di truyền đối với cả 2 tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng
ngày và dày mỡ lưng của cả 3 giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire đều cho thấy
sự dao động qua các năm (Hình 4.3 – 4.4). Điều này chứng tỏ Công ty Lợn giống hạt
nhân Dabaco chưa có định hướng và biện pháp cụ thể nhằm đánh giá chọn lọc nhằm
cải tiến di truyền đối với 2 tính trạng này. Các dự đoán giá trị giống và thử nghiệm
đánh giá ảnh hưởng của chọn lọc theo giá trị giống của đực bố và giá trị giống ở đời

con là định hướng đúng cho việc chọn lọc nhằm nâng cao tốc độ tăng khối lượng
trung bình hàng ngày, giảm dày mỡ lưng một cách có hiệu quả.
23


×