Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

PR nội bộ PR In House

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.55 KB, 6 trang )

PR nội bộ (PR in-house)
PR nội bộ là một bộ phận trực thuộc một công ty, tổ chức riêng biệt.Người làm PR
nội bộ thường là một chuyên gia am hiểu sâu sắc về lĩnh vực mà tổ chức của mình hoạt
động.
Bạn có thể tìm một vị trí trong những bộ phận có tên gọi rất khác nhau như Phòng,
Vụ, Trung tâm Thông tin, Tuyên truyền, Báo chí, PR... tại các cơ quan, tổ chức nhà nước,
công ty tư nhân, tổ chức nước ngoài, các hiệp hội.
Kinh nghiệm: Một công ty tư vấn PR sẽ cho nhiều kinh nghiệm nền trong việc
thực hiện các lý thuyết truyền thông để ứng dụng vào thực tiễn. Bởi vì, cùng một lúc,
công ty tư vấn sẽ thực hiện dịch vụ PR cho nhiều khách hàng ở các lĩnh vực khác nhau,
từ tiêu dùng nhanh cho đến ngành công nghiệp nặng, từ y tế dược phẩm cho đến công
nghệ thông tin...
Trong khi đó, làm việc cho in-house PR chỉ tập trung vào ngành nghề mà công ty
đang hoạt động. Vì thế, người làm PR tại DN có kiến thức chuyên sâu đến mức có thể
gần như là chuyên gia trong lĩnh vực đó.
Những người trẻ thường xin làm việc trong PR agency bởi ở đó họ được đi nhiều
nơi, tiếp xúc và tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, tuy nhiên làm việc trong PR
agency cũng đồng nghĩa với việc rất khó để cân bằng cuộc sống. Bởi vậy, khi đến tuổi lập
gia đình, các bạn nữ làm PR thường chuyển về làm việc ở PR in house, khi đó với kinh
nghiệm làm PR agency, bạn đó có thể nhanh chóng thăng tiến lên cấp quản lý, hơn nữa
với công việc của PR in house thì cân bằng cuộc sống cũng không quá khó. Công việc
PR in house mang lại thu nhập tương đối ổn định, trong khi PR agency có thể có nhiều
khoản thưởng theo chương trình, tuy nhiên các vị trí quản lý của PR in house thường có
thu nhập cao hơn, đặc biệt là trong các công ty niêm yết bạn còn có cơ hội được chia cổ
phiếu.


Các chức danh PR thường thấy
Quan hệ đối ngoại (PR) là một nghề đang thu hút sự quan tâm rất nhiều của giới
trẻ hiện nay. Chúng tôi xin giới thiệu sơ nét những chức danh PR thường được định hình
trong các doanh nghiệp, tổ chức.


Thực tập viên:
Thực tập viên thường thực hiện những nhiệm vụ giống như thực tập viên trong các
công ty đại diện PR. Trách nhiệm có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu công ty, nhưng
có thể bao gồm những công việc cơ bản sau: trả lời những yêu cầu bài viết, xử lý, chuẩn
bị cho chuyến thăm và làm việc của báo chí, họp báo, và những sự kiện báo chí khác,
soạn thư mời, thông cáo báo chí, theo dõi lịch lên bài và tìm kiếm các cơ hội PR doanh
nghiệp.
Trợ lý
Nhiều người bắt đầu sự nghiệp PR trong doanh nghiệp với vai trò là trợ lý PR (PR
Assistant). Trợ lý PR thường chịu trách nhiệm công bố thông tin cho báo giới và công
chúng, đáp ứng chính xác các thời gian đã định và đảm bảo đủ số lượng báo chí đã đăng.
Trợ lý cũng cung cấp các tài liệu thông tin khác cho báo chí.
Điều phối viên
Hầu hết mọi người đều bắt đầu nghề PR trong doanh nghiệp bằng vị trí Điều phối
viên PR(PR Executive), nếu không phải là giữ vai trò trợ lý. Thông thường Điều phối
viên PR giữ vai trò quản trị, và công việc thường liên quan đến các dự án như theo dõi
thông tin báo chí, hỗ trợ nghiên cứu, duy trì danh sách báo chí liên quan, và gửi thông tin
báo chí cho báo giới. Nhìn chung, vai trò của điều phối viên PR là bước đệm quan trọng
để trở thành chuyên viên PR trong doanh nghiệp.


Bên ngoài:
- Phối hợp với các đối tác của công ty trong việc tổ chức công việc được giao
- Phối hợp với các đơn vị có quan hệ để thực hiện các công tác hỗ trợ cho dự án
hoặc công việc
-Xây dựng các chương trình liên kết
Bên trong:
- Phối hợp với các bộ phận liên quan như dự án, thiết kế để thực hiện một số công
tác nội bộ
- Lập kế hoạch thực hiện đối với từng dự án khi được chấp thuận

- Ghi nhận các phản hồi, các kết quả thực hiện từ sự hỗ trợ của các bộ phận.
- Báo cáo thường xuyên các công việc thực hiện kế hoạch
Hiệu quả công việc được đo bằng
- Trung thực, nhiệt tình, năng động, ham học hỏi, làm việc có trách nhiệm ,hiệu
quả cao.
- Kỹ năng đàm phán, thuyết trình và khả năng thuyết phục, giao tiếp tốt.
- Có khả năng thiết lập chiến lược, mục tiêu phấn đấu cao
- Có kỹ năng làm việc nhóm, chịu áp lực công việc
Chuyên viên PR
Chuyên viên PR chịu trách nhiệm về các hoạt động PR trong phòng truyền thông
của các doanh nghiệp lớn, và có nhiệm vụ tương tự như là nhân viên phụ trách khách
hàng trong các Đại diện PR. Chuyên viên PR thường chịu trách nhiệm viết thông cáo báo
chí, bài phát biểu và chương trình hành động, lập kế hoạch các sự kiện quan trọng, đại
diện công ty trong các buổi họp báo hoặc hội trợ thương mại, theo dõi xu hướng, và tìm
kiếm cơ hội doanh nghiệp có thể duy trì tần suất xuất hiện trên báo chí.


Chuyên viên PR cao cấp
Chuyên viên PR cao cấp tham gia vào nhu cầu PR của tổ chức, và chịu trách
nhiệm lập kế hoạch cũng như triển khai các chương trình PR. Họ thường tạo điều kiện
cho doanh nghiệp có thể xuất hiện trước công chúng, xây dựng các sự kiện đặc biệt, và
viết thông cáo báo chí, bài phát biểu, báo cáo năm, và những tài liệu khác nhằm xây dựng
hình ảnh doanh nghiệp.
Quản lý PR
Quản lý PR thường phát triển và triển khai các chính sách và thủ tục cho phòng
PR và quản lý một nhóm các chuyên viên PR. Quản lý chịu trách nhiệm lập kế hoạch và
triển khai các kế hoạch và chương trình PR (thường liên quan đến bộ phận đặc biệt hoặc
lĩnh vực sản phẩm) đồng thời báo cáo trực tiếp cho Quản lý PR cao cấp hoặc Giám đốc
PR.
Quản lý PR cao cấp

Quản lý PR cao cấp giúp phát triển và định hướng các chương trình PR cho doanh
nghiệp, quản lý các chuyên viên PR để chủ động thức hiện kế hoạch, triển khai các
chương trình PR, thực hiện các hoạt động quan hệ/phân tích báo chí và các hoạt động PR
khác. Quản lý PR cao cấp thường làm việc với các nhóm tiếp thị truyền thông khác trong
doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa tiếp thị và PR, và thường quản lý
các chuyên gia PR thuê ngoài.
Giám đốc PR
Phát triển và triển khai các chương trình PR chiến lược chung của doanh nghiệp.
Các chương trình có thể bao gồm quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, truyền thông nội
bộ và quan hệ đầu tư. Giám đốc PR thường báo cáo cho phó chủ tịch và chủ tịch phụ
trách PR và thường là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính và ngân sách quản
trị.


Giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành thường chịu trách nhiệm điều hành hoạt động PR hằng ngày
của bộ phận PR, giám sát các nhân viên cấp cao, hỗ trợ phát triển các chiến lược và chiến
dịch PR. Ngoài ra, Giám đốc điều hành thường chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính
và ngân sách quản trị.
Phó Chủ tịch/Chủ tịch
Báo cáo trực tiếp cho chủ tịch hội đồng quản trị hoặc các nhà điều hành cấp cao,
Phó chủ tịch PR chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược PR dài hạn, quản trị hình ảnh,
danh tiếng của doanh nghiệp và kiểm soát các chức năng PR liên quan trong doanh
nghiệp: Truyền thông doanh nghiệp/nội bộ, quan hệ báo chí, quản trị khủng hỏang, quan
hệ với nhà phân tích và nhà đầu tư. Phó chủ tịch chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính
và triển khai thực hiện và đóng vai trò là phát ngôn viên cấp cao của doanh nghiệp.
Ví dụ tổ chức chương trình PR inhouse
Để xây dựng một kế hoạch, trước tiên bạn phải xác định được thông điệp của bạn
là gì. Sứ mệnh của bạn là gì? Mục tiêu và mục đích trước tiên của bạn là gì? Và thông
điệp nào bạn muốn gửi tới những nhóm đối tượng mục tiêu của bạn? Bạn nên xét xét

những câu hỏi này khi xây dựng kế hoạch truyền thông. Ví dụ, hãng của bạn muốn nhấn
mạnh vào tính an toàn của sản phẩm, và có thể, trong thực tế, đã giành được giải thưởng
an toàn. Bạn có thể chắc chắn rằng
Một phần của kế hoạch truyền thông sẽ tập trung vào khía cạnh an toàn này.
Một khi bạn đã xác định được điều bạn muốn nói, bạn cần phải tiến hành một cuộc điều
tra sơ bộ. Trước tiên bạn cần phải xác định đâu là nhóm công chúng mục tiêu của bạn khách hàng tiềm năng, nhà thầu phụ, cộng đồng nói chung và, trong một vài trường hợp,
thậm chí là những nhà làm luật. Bạn cũng muốn xây dựng một danh sách báo chí (media
list) bao gồm các tờ báo, các chương trình truyền hình và phát thanh mà nhóm công
chúng mục tiêu của bạn đọc, xem và nghe. Hãy tìm ra những điểm mấu chốt như số


lượng phát hành, lĩnh vực bao quát cũng như tập trung của các báo để phát triển danh
sách này. Đừng quên đưa vào những tờ báo “thương mại” - đó thường là những tờ báo
hay đưa tin về những dự án mà bạn xây dựng và những thông tin liên quan đến công ty
bạn.
Kế hoạch truyền thông bản thân nó nên gồm rất nhiều “công cụ” để bạn có thể
đưa được thông điệp của bạn ra bên ngoài. Những “công cụ” này bao gồm thông cáo báo
chí, thư gửi tổng biên tập, xã luận, một “internet site”, những bài báo minh hoạ và những
sự kiện đặc biệt. Bạn có thể xem thông tin chi tiết về những “công cụ” này trong từng
phần cụ thể dưới đây.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×