Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC LỚP 8 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.9 KB, 11 trang )

Họ và tên:……………………………………………

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI MÔN SINH
Bài 6:

Phản xạ

1. Nêu cấu tạo, phân loại và chức năng của nơron.
* Cấu tạo:
- Thân: chứa nhân
- Sợi nhánh: xung quanh thân
- Sợi trục: có bao miêlin, tận cùng các xinap
* Phân loại: Căn cứ vào chức năng, phân ra làm 3 loại:
Các loại
Vị trí
Chức năng
Nơron
Truyền xung thần
Nơron hướng tâm Thân nằm ngoài trung
kinh về trung ương
(nơron cảm giác) ương thần kinh
thần kinh
Nơron trung gian Nằm trong trung ương
Đảm bảo liên hệ
(nơron liên lạc) thần kinh
giữa các nơron
- Thân nằm trong trung
ương TK (hoặc ở hạch
Nơron li tâm
thần kinh sinh dưỡng).
(nơron vận động) - Sợi trục hướng ra cơ


quan phản ứng (cơ,
tuyến)

Truyền xung thần
kinh tới các cơ quan
phản ứng

* Chức năng:
- Cảm ứng: khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát
sinh xung TK
- Dẫn truyền xung thần kinh: khả năng lan truyền xung TK theo một chiều nhất định từ nơi phát
sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi trục
2. Phản xạ là gì? Cho VD và phân tích.
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ TK
VD: 1) Sờ tay vào vật nóng thì rụt tay lại; 2) Nhìn thấy đồ chua
thì tiết nước bọt; 3) Dẫm phải hòn than, chân ta nhấc vội…
=> VD3: Ta dẫm phải hòn than => CQTC ở chân nhận được
cảm giác rất nóng => Xuất hiện một xung TK theo dây hướng
tâm về trung ương TK => Tr. ương phát đi xung TK theo dây
li tâm tới chân => Chân rút lên => KQ của phản ứng được
thông báo ngược về tr. ương => Nếu phản ứng chưa chính xác
=> Phát lệnh điều chỉnh (dây li tâm truyền tới CQPƯ). Nhờ
vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích.


4. Nêu sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật
- Ở động vật: phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ
thần kinh.
- Ở thực vật: không phải là phản xạ mà là hiện tượng cảm ứng vì thực vật không có hệ thần kinh.
5. Cung phản xạ là gì? Thành phần của một cung phản xạ?

- Cung phản xạ là con đường mà xung TK truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương TK đến cơ
quan phản ứng
- 5 yếu tố của 1 cung phản xạ:
+ Nơron hướng tâm
+ Nơron li tâm
+ Nơron trung gian
+ Cơ quan thụ cảm
+ Cơ quan phản ứng
6. Thế nào là vòng phản xạ? Nêu ý nghĩa của nó trong đời sống. Cho biết sơ đồ cung PX.
- Là luồng TK bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược. Đường liên hệ ngược phản hồi
thông tin lại về trung ương TK để điều chỉnh phản ứng
* Nguyên lí thực hiện: Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát đi xung
thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương phát đi xung thần kinh theo
dây li tâm tới cơ quan phản ứng. Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương
theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ
dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng.
- Ý nghĩa: Nhờ hoạt động của vòng phản xạ mà cơ thể thích nghi kịp thời với sự thay đổi của môi
trường

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Bài 11:

Tiến hoá của hệ vận động.
Vệ sinh hệ vận động.

1. So sánh sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú.
Các phần so sánh
Bộ xương người

- Tỉ lệ sọ/mặt
Lớn
- Lồi cằm ở xương mặt
Phát triển
- Cột sống
Cong ở 4 chỗ
- Lồng ngực
Nở sang 2 bên
- Xương chậu
Nở rộng
- Xương đùi
Phát triển, khoẻ
Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm
- Xương bàn chân
Lớn, phát triển về phía sau
- Xương gót
- Khớp xương bàn tay
Linh hoạt
- Đặc điểm ngón cái
Đối diện với 4 ngón còn lại

Bộ xương thú
Nhỏ
Không có
Cong ở 2 chỗ
Nở theo chiều lưng bụng
Hẹp
Bình thường
Xương ngón dài, bàn chân phẳng
Nhỏ

Không linh hoạt
Không đối diện với 4 ngón còn
lại (trừ Bộ Linh trưởng)
 Bộ xương của con người phát triển phù hợp với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân sau
2. Trình bày những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ ở người.

Sự tiến hoá của cơ
- Cơ lưỡi phát triển
- Cơ tay phân hoá (thành nhiều nhóm nhỏ, phụ
trách các phần khác nhau)
- Cơ mặt phân hoá
- Cơ chân lớn, khoẻ; cơ đùi, lưng phát triển

Ý nghĩa
Tiếng nói phong phú
Cử động linh hoạt (thực hiện nhiều động tác lao
động phức tạp)
Biểu hiện tình cảm
-Tư thế đứng thẳng
- Nâng đỡ, vận động dễ dàng
- Hoạt động gấp, duỗi

- Cơ gập, ngửa thân phát triển
3. Để xương và cơ phát triển cân đối, chúng ta cần làm gì?
- Có chế độ ăn uống hợp lí
- Thường xuyên tắm nắng
- Rèn luyện thể dục thể thao
- Lao động vừa sức
4. Để chống cong, vẹo cột sống, trong lao động và học tập phải chú ý điều gì?
- Mang vác đều 2 vai

- Không mang vác vật nặng hoặc vật quá sức chịu đựng
- Tư thế ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cong vẹo
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Bài 13:

Máu và môi trường trong cơ thể

1. Nêu thành phần cấu tạo của máu.
- Máu là loại chất lỏng màu đỏ, vị mặn và có mùi tanh (do chứa sắt)
- Máu gồm:
+ Huyết tương:
Các chất
- Nước
- Các chất dinh dưỡng (protein, gluxit, lipt, vitamin)
- Các chất cần thiết khác (hoocmôn, kháng thể,…)
- Các muối khoáng
- Các chất thải của tế bào (urê, axit uric,…)
+ Các tế bào máu: Hồng cầu, Bạch cầu, Tiểu cầu

Tỉ lệ
90%
10%

2. Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
* Huyết tương:
- Duy trì trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch
- Vận chuyển các chất (Dinh dưỡng, Thải, Cần thiết khác…)
# Khi cơ thể bị mất nhiều nước, máu không thể lưu thông dễ dàng

* Hồng cầu:
- Tham gia vào việc vận chuyển các chất khí (O2, CO2)
# Trong Hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) có đặc tính: Khi kết hợp với O2 có màu đỏ tươi, kết
hợp với CO2 có màu đỏ thẫm
# Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, Máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi
có màu đỏ thẫm
3. Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào? MQH của: máu, nước mô, bạch
huyết; môi trường trong và môi trường
Mao mạch bạch huyết
ngoài.
- Gồm 3 phần:
+ Máu
+ Nước mô
NƯỚC MÔ
O2 và các chất dd
TẾ
+ Bạch huyết
(huyết tương, hồng
BÀO
=> Môi trường trong thường xuyên liên
cầu, tiểu cầu)
CO2 và các chất thải
hệ với môi trường ngoài (qua da, hệ bài
tiết, hô hấp, tiêu hoá) trong quá trình trao
đổi chất
Mao mạch máu

- Quan hệ:
+ Một số thành phần của máu thảm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô
+ Nước mô thảm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết

+ Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.


 Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường
trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Bài 23:

TH: Hô hấp nhân tạo

1. Nêu các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp và cách loại bỏ các nguyên nhân đó
- Chết đuối: nước tràn vào phổi làm ngăn cản sự trao đổi khí ở phổi loại bỏ nước khỏi phổi bằng
cách vừa cõng nạn nhân (ở tư thế dốc ngược đầu) vừa chạy.
- Điện giật: gây co cứng các cơ hô hấp làm gián đoạn quá trình thông khí ở phổi tìm vị trí cầu
dao hay công tắc điện để ngắt dòng điện.
- Lâm vào môi trường thiếu khí để thở hay môi trường có nhiều khí độc: thiếu khí oxi cung cấp cho
cơ thể, cản trở sự trao đổi khí, khí độc chiếm chỗ của oxi trong máu khiêng nạn nhân ra khỏi khu
vực đó.
2. So sánh điểm giống và khác trong các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo?
* Giống: cơ thể nạn nhân đều thiếu oxi, mặt tím tái.
* Khác nhau:
- Chết đuối do phổi ngập nước.
- Điện giật: do cơ hô hấp và có thể cả cơ tim co cứng.
- Bị lâm vào môi trường ô nhiễm: ngất hay ngạt thở.
3. Có mấy phương pháp hô hấp nhân tạo cho nạn nhân? Trình bày các bước thực hiện mỗi phương
pháp.
* Có 2 phương pháp hô hấp nhân tạo cho nạn nhân
a) Phương pháp hà hơi thổi ngạt:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngã ra sau.

- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Hít hơi đầy lồng ngực ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để
không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng.
- Ngừng thổi để hít vào rồi thổi tiếp.
- Thổi liên tục với 12-20 lần/phút cho tới khi nạn nhân hô hấp bình thường trở lại.
* Lưu ý:
+ Nếu miệng nạn nhân cứng khó mở, dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi.
+ Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim
b) Phương pháp ấn lồng ngực:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê gối mềm, đầu hơi ngửa ra sau.
- Cầm 2 cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép và ngực nạn nhân cho không khí
trong phổi bị ép ra ngoài, sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu.
- Làm liên tục với 12-20 lần/phút, cho tới khi nạn nhân hô hấp bình thường trở lại.
* Lưu ý:
+ Có thể đặt nạn nhân nằm sấp, đầu hơi nghiêng sang 1 bên.
+ Dùng 2 tay và sức nặng cơ thể ấn vào phần ngực dưới nạn nhân theo nhịp.
+ Thực hiện khoảng 12-20 nhịp/phút


4. Giữa 2 phương pháp hô hấp nhân tạo trên, phương pháp nào có ưu thế hơn? Vì sao?
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt có ưu thế hơn.
- Vì:
+ Đảm bảo được số lượng và áp lực không khí đưa vào phổi đều đặn
+ Không làm tổn thương lồng ngực
5. So sánh điểm giống và khác giữa 2 phương pháp hô hấp nhân tạo?
* Giống:
- Mục đích: phục hồi sự hô hấp bình thường của nạn nhân.
- Cách tiến hành: thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12-20 / phút.
lượng khí được thông ít nhất 200 ml.
* Khác nhau:

- Cách tiến hành:
+ Phương pháp hà hơi thổi ngạt: dùng miệng thổi không khí trực tiếp vào phổi qua đường dẫn
khí.
+ Phương pháp ấn lồng ngực: dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực.
* Hiệu quả: hiệu quả của phương pháp hà hơi thổi ngạt lớn hơn vì:
- Đảm bảo được số lượng và áp lực không khí đưa vào phổi đều đặn
- Không làm tổn thương lồng ngực (gãy xương sườn).
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Bài 27:

Tiêu hoá ở dạ dày

1. Trình bày cấu tạo dạ dày
- Dạ dày dạng túi, thắt 2 đầu. có dung tích khoảng 3 lít
- Thành dạ dày gồm 4 lớp:
+ Màng bọc
+ Lớp cơ dày, khỏe: cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo
+ Lớp dưới niêm mạc
+ Lớp niêm mạc: có nhiều tuyến tiết dịch vị
2. Thành phần dịch vị gồm những gì?
- Nước: 95%
- Enzim pepsin
- Axit clohiđric (HCl)
5%
- Chất nhày
3. Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày.
Biến đổi thức ăn
Các hoạt động
Các thành phần

ở dạ dày
tham gia
tham gia hoạt động
Sự tiết dịch vị
Tuyến vị
Biến đổi lí học
Sự co bóp của dạ dày Các lớp cơ của dạ dày

Tác dụng của
hoạt động
Hoà loãng thức ăn
Đảo trộn thức ăn
thấm đều dịch vị


Biến đổi hoá học

Hoạt động của
Enzim pepsin
Phân cắt chuỗi protein thành
enzim pepsin
3-10 chuỗi axit amin ngắn
* Gluxit và lipit không bị biến đổi hóa học ở dạ dày. Tuy nhiên, trong khoảng 20-30 phút
đầu, gluxit vẫn được biến đổi.
4. Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa nào?
- Tiết dịch vị
- Biến đổi lí học của thức ăn
- Biến đổi hóa học của thức ăn
- Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non
5. Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong

thức ăn cần đc tiêu hóa tiếp?
- Gluxit, Lipit, Protein
6. Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được
bảo vệ và không bị phân hủy ?
- Vì nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị. Các chất nhày phủ lên
bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.
7. Dạ dày hoạt động như thế nào? Thức ăn ở dạ dày giữa được bao lâu?
- Lúc đói, dạ dày co bóp rất nhẹ và thưa
- Khi có thức ăn, dạ dày co bóp mạnh, nhanh hơn
+ GĐ đầu: nhào trộn thức ăn với dịch vị
+ GĐ sau: đẩy thức ăn xuống ruột (nhờ hoạt động co của các cơ ở dạ dày phối hợp với sự co
cơ vòng ở môn vị)
- Thức ăn được lưu trữ trong dạ dày từ 3 đến 6 giờ.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Bài 28:

Tiêu hoá ở ruột non

1. Trình bày cấu tạo ruột non
- Ruột non có cấu tạo 4 lớp như dạ dày (màng bọc, lớp
cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc) nhưng mỏng
hơn:
+ Lớp cơ: cơ vòng và cơ dọc.
+ Lớp niêm mạc: chứa nhiều tuyến ruột tiết dịch
ruột và các tế bào tiết chất nhày.
- Đoạn đầu ruột non (tá tràng) có lỗ đổ vào của dịch tụy
và dịch mật.
# Trong dịch tuỵ và ruột có đủ loại enzim xúc tác các phản ứng phân cắt các loại phân tử của
thức ăn

# Trong dịch mật có các muối mật và muối kiềm cũng tham gia tiêu hoá thức ăn


2. Nêu các hoạt động tiêu hóa ở ruột non
Biến đổi thức ăn
Các hoạt động
Các thành phần
ở dạ dày
tham gia
tham gia hoạt động
Biến đổi lí học
Tiết dịch
Tuyến tuỵ, tuyến ruột,
tuyến gan
Sự co bóp
Thành ruột non

Biến đổi hoá học

Tác dụng của
hoạt động
Hoà loãng thức ăn
Đảo trộn thức ăn làm thức
ăn thấm đẫm dịch tiêu hóa;
đẩy thức ăn xuống phần tiếp
theo
Phân cắt nhỏ lipit
Tinh bột và đường đôi →
đường đơn.


Sự phân cắt Lipit
Enzim tác dụng lên
tinh bột

Muối mật
Enzim amilaza, Enzim
mantaza

Enzim tác dụng lên
protein
Enzim tác dụng lên
Lipit

Enzim pepsin, enzim
tripsin
Enzim lipaza

Prôtêin → Axit amin.

Enzim tác dụng lên
Nucleic

Enzim nucleaza

Axit Nuclêic → thành phần
Nuclêôtit.

Lipit (giọt nhỏ) → Axit béo
và Grixêrin.


4. Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì?Vì sao?
- Biến đổi hóa học ở ruột non là chủ yếu và quan trọng hơn biến đổi hoá học.
- Vì: ruột non có đầy đủ các loại enzim, dịch tụy, dịch mật và dịch ruột
Biến đổi tất cả các loại thức ăn (chưa được biến đổi hoặc mới chỉ biến đổi một phần) thành
chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ.
5. Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra hiệu quả thì thành phần các
chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?
- Đường đơn
- Axit amin
- Axit béo và glixêrin
- Các thành phần của nuclêôtit
- Vitamin
- Muối khoáng
- Nước
Biến đổi
hóa học
6. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
Biến đổi
Biến
đổi
thức
ăn


Hoạt
quan,
động
tế
bào
thực

hiện
lí học
- Thiếu axit trong dạ dày quá trình đóng mở môn vị bị rối loạn.
ruột
non
tham
gia
- Nếu môn vị liên tục mở thức ăn sẽ liên tục đi xuống ruột non ruột
non không
kịp tiêu hóa
- và
amilaza,
mantaza
Tinh
bột
đýờng
đôi

đýờng đõn.
thức ăn một số thức ăn chưa tiêu hóa kịp sẽ theo phân ra- Hòa
ngoài.
loãng- Tiết
thức-dịch
ăn.
Tuyến tụy, tuyến ruột, tuyến
Prôtêin
→ Axit
=> Hiệu quả tiêu hóa thấp.
- Pepsin,
- Enzim

gan.
tripsin,
tác amin.
động
êripsin
lên tinh bột.
- Đảo trộn -thức
-Sự
Lipaza
- Enzim
co
ăn
- Thành
bóp
làmtác
. thức
ruột
động
ăn
non.
lên
thấm
Prôtêin.
đẫm dịch
- Lipit
→ tác
Axit
béo lên
và Grixêrin.
tiêu

hóa. (giọt-nhỏ)
Enzim
động
Lipit.
- Phân
- Axitcắt
Nuclêic
-nhỏ
-Sự
Nucleaza
- Enzim
phân
Lipit.
-→
Muối
thành
cắt
tác
mật.
Lipit.
động
phầnlên
Nuclêôtit.
Nuclêic.


7. Vì sao thức ăn ở dạ dày được chuyển xuống ruột non theo từng đợt?
- Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được chuyển xuống
ruột non một cách từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở
của cơ vòng môn vị.

- Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã được
nghiền và nhào trộn kỹ
- Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ đóng
môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật
- Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hòa axit của thức ăn từ dạ dày xuống làm ngừng phản
xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng.
-Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với một lượng nhỏ, tạo thuận lợi cho
thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Bài 29:

Hấp thụ dinh dưỡng và thải phân

1. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh
dưỡng?
- Ruột dài từ 2,8m đến 3m, diện tích bề mặt bên trong từ 400
– 500m2 Hấp thụ chất dinh dưỡng triệt để hơn.
- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp, lông ruột và lông cực nhỏ
Tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn.
- Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc,
phân bố tới từng lông ruột Hấp thụ chất dinh dưỡng tốt
hơn và vận chuyển các chất về tim.
=> Tăng diện tích hấp thụ + Hiệu quả hấp thụ cao.
2. Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra hiệu quả thì thành phần các
chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là gì?
- Đường đơn
- Axit amin
- Axit béo và glixêrin
- Các thành phần của nuclêôtit

- Vitamin
- Muối khoáng
- Nước
3. Có bao nhiêu con đường vận chuyển và hấp thụ các chất dinh dưỡng? Kể tên các chất được vận
chuyển và hấp thụ qua mỗi con đường.
- Có 2 con đường vận chuyển và hấp thu các chất dinh dưỡng: máu và bạch huyết


Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và
vận chuyển theo đường máu
- 30% lipit
- Đường đơn
- Axit amin
- Muối khoáng
- Nước
- Vitamin tan trong nước

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và
vận chuyển theo đường bạch huyết
- 70% lipit
- Vitamin tan trong dầu (A, D, E, K)

4. Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim?
- Khử độc
- Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng
5. Gan đóng vai trò gì trong cả quá trình tiêu hóa ở cơ thể
người?
- Khử độc
- Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng
- Tiết dịch mật hỗ trợ cho tiêu hóa thức ăn (lipit)

7. Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể
người là gì?
- Hấp thụ nước
- Thải phân
# Tại ruột già, tỉ lệ nước trong phần dịch thức ăn vẫn còn
rất lớn (250ml nước/500ml dịch thức ăn) vì vậy nước tiếp
tục được hấp thụ, phần bã còn lại trở nên rắn đặc hơn, vi
khuẩn tại đây lên men thối rồi thành phân
# Sự co bóp của các cơ hậu môn phối hợp với các cơ
thành bụng giúp ta thải phân ra ngoài khi đại tiện
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Bài 30:

Vệ sinh tiêu hoá

1. Hãy nêu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa
Tác nhân
Các vi
sinh vật

Vi khuẩn

Cơ quan hoặc hoạt động
Mức độ ảnh hưởng
bị ảnh hưởng
Răng
Tạo môi trường axit làm hỏng men răng
Dạ dày
Bị viêm loét

Ruột
Tuyến tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…
Bị viêm, bị xơ


Giun, sán

Ruột

Tắc ruột

Tuyến tiêu hóa (đặc biệt
là ống mật)
Các cơ quan tiêu hóa

Tắc ống mật

Ăn uống không
đúng cách
Hoạt động tiêu hóa và
hấp thụ
Chế độ
ăn uống
Các cơ quan tiêu hóa
Khẩu phần ăn
không hợp lí Hoạt động tiêu hóa và
hấp thụ


Dạ dày và ruột bị mệt mỏi
Kém hiệu quả
Xơ gan
Bị rối loạn

kém hiệu quả

2. Hãy trình bày những biện pháp phòng tránh các tác nhân trên.
- Ăn uống hợp vệ sinh:
+ Ăn chín, uống sôi
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ Không ăn đồ ôi thiu
+ Bảo quản tốt thức ăn, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn
+ Rửa sạch rau sống
- Khẩu phần ăn hợp lí
=> Đảm bảo đủ dinh dưỡng
=> Tránh các cơ quan tiêu hoá làm việc quá sức
- Ăn uống đúng cách:
+ Ăn chậm nhai kĩ
+ Ăn đúng giờ, đúng bữa
+ Tinh thần khi ăn vui vẻ, thoải mái
+ Nghỉ ngơi sau khi ăn
- Vệ sinh răng miệng đúng cách
+ Dùng bàn chải lông mềm
+ Dùng kem đánh răng có chứa Ca và F
3. Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa được hiệu quả?
- Ăn chậm, nhai kĩ Thức ăn được nghiền nhỏ Thấm đều dịch tiêu hóa Tiêu hóa hiệu quả.
- Ăn đúng giờ, đúng bữa Sự tiết dịch tiêu hóa đều đặn, thuận lợi Tiêu hóa tốt.
- Nghỉ ngơi sau khi ăn động tiết dịch tiêu hóa và hoạt động co bóp của dạ dày, ruột được tập trung
tiêu hóa hiệu quả.

- Nghỉ ngơi sau khi ăn Hoạt động tiết dịch tiêu hóa và hoạt động co bóp của dạ dày, ruột được
tập trung Tiêu hóa hiệu quả.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

HẾT

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



×