Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ CHO các vận ĐỘNG VIÊN THÀNH TÍCH CAO ở các TRUNG tâm THỂ dục THỂ THAO QUÂN đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.24 KB, 125 trang )

MỤC LỤC

Trang
3

MỞ ĐẦU

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
CHÍNH TRỊ CHO VẬN ĐỘNG VIÊN THÀNH TÍCH
CAO Ở CÁC TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO

12

QUÂN ĐỘI

1.1.

Giáo dục chính trị và những vấn đề cơ bản về nâng cao
chất lượng giáo dục chính trị cho vận động viên thành

1.2.

tích cao ở các trung tâm thể dục thể thao quân đội
Thực trạng; nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng

12

cao chất lượng giáo dục chính trị cho vận động viên
thành tích cao ở các trung tâm thể dục thể thao quân đội


35

Chương 2 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO VẬN
ĐỘNG VIÊN THÀNH TÍCH CAO Ở CÁC TRUNG
TÂM THỂ DỤC THỂ THAO QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

2.1.

54

Yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo
dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các

2.2.

trung tâm thể dục thể thao quân đội hiện nay
Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục

54

chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các trung
tâm thể dục thể thao quân đội hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ
Chính trị viên

Chủ nghĩa đế quốc
Chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa Mác-Lênin

Chữ viết tắt
CTV
CNĐQ
CNTB
CNML-N

60
95
97
103


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công tác đảng công tác chính trị
Công tác tư tưởng
Diễn biến hoà bình
Giáo dục chính trị
Quân đội nhân dân Việt Nam
Thể thao thành tích cao
Trung tâm thể dục thể thao
Tư bản chủ nghĩa
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Vận động viên
Xã hội chủ nghĩa

CNH, HĐH

CTĐ,CTCT
CTTT
DBHB
GDCT
QĐNDVN
TT TTC
TT TDTT
TBCN
TTHCM
VĐV
XHCN

2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục chính trị là một nội dung, hình thức công tác tư tưởng của
Đảng trong quân đội nhằm trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức, định
hướng tư tưởng chính trị và hướng dẫn hành động cách mạng, góp phần bồi
dưỡng, hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách và năng lực hoạt
động thực tiễn của người quân nhân cách mạng nói chung của vận động viên
thành tích cao ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội nói riêng.

3


Trải qua hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của ngành
thể thao quân đội, giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các

trung tâm thể dục thể thao quân đội đã được tiến hành thường xuyên, góp
phần tích cực vào xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng
cao chất lượng tổng hợp và thành tích thi đấu của thể thao quân đội. Những
năm qua, giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao đã chấp hành
nghiêm những quy chế, quy định của cấp trên, đồng thời vận dụng một cách
linh hoạt, sáng tạo, phát huy hiệu quả thiết thực trong việc truyền bá chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ quân đội và đơn vị, bồi dưỡng phát triển,
hoàn thiện nhân cách người quân nhân cách mạng trên lĩnh vực thể thao, cổ
vũ động viên vận động viên thành tích cao hăng hái, tích cực phấn đấu hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ. Tuy nhiên, những chuyển biến, tiến bộ nêu trên chưa
thể hiện được sự vững chắc đồng đều, hiệu quả đạt được cả về nhận thức
chính trị tư tưởng và hoạt động thực tiễn chưa đáp ứng mục đích, yêu cầu giáo
dục chính trị cho vận động viên thành tích cao đang đặt ra. Nhận thức trách
nhiệm và xác định biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho vận
động viên thành tích cao ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội hiện
nay chưa đúng đắn, thống nhất, cá biệt có biểu hiện xem nhẹ giáo dục chính
trị, hoặc chỉ quan tâm đến kết quả chuyên môn, đến thành tích thi đấu, chưa
gắn giáo dục chính trị với hoạt động luyện tập và thi đấu, nên còn không ít
những hạn chế bất cập kéo dài của hoạt động này chưa được giải quyết dứt
điểm.
Trong những năm tới, thể dục thể thao tiếp tục nhận được sự quan tâm,
đầu tư to lớn của Đảng, Nhà nước và Quân đội; sự cổ vũ, động viên của đông
đảo các tầng lớp nhân dân. Song, do sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế
thị trường, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng, sự tác động,
ảnh hưởng của lối sống thực dụng, sự mua chuộc, lôi kéo của các phần tử xấu
4


trong xã hội…nên tình hình tư tưởng của vận động viên thành tích cao ở các

trung tâm thể dục thể thao quân đội còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, đòi
hỏi GDCT ở các trung tâm TDTT quân đội cần được thường xuyên tăng
cường với chất lượng ngày càng cao hơn nhằm làm cho vận động viên thành
tích cao luôn kiên định vững vàng về lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị,
động cơ, quyết tâm trong luyện tập và thi đấu thành tích cao, thông qua đó
củng cố đoàn kết thống nhất, góp phần xây dựng trung tâm vững mạnh toàn
diện, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Vì vậy, việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng giáo
dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các trung tâm thể dục thể
thao quân đội hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết hiện nay
cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Các đề án, đề tài khoa học
Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn
mới”[8]. Đề án khẳng định vai trò, tầm quan trọng của GDCT trong xây dựng
quân đội, đồng thời đánh giá chính xác thực trạng GDCT tại đơn vị cơ sở; đề
ra mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc đổi mới GDCT; xác định nội
dung, lộ trình, biện pháp thực hiện trong thời gian tới là đổi mới công tác đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức trách nhiệm, năng lực và phát huy vai trò
các tổ chức, lực lượng tiến hành công tác GDCT, trong đó chú trọng đổi mới
nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường.
Đề tài cấp Bộ mã B.08 - 23 do PGS.TS Ngô Ngọc Thắng (Chủ nhiệm
đề tài), (2008), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào giáo dục lý
luận chính trị trong giai đoạn hiện nay. Đề tài đã khái quát các luận điểm cơ
bản của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục lý luận chính trị, khảo sát thực
trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào công tác giáo dục lý
luận chính trị hiện nay; từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực, khả thi, vận
5



dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào giáo dục lý luận chính trị hiện
nay.
* Sách chuyên khảo
Hồ Chí Minh với công tác giáo dục lý luận chính trị, Nxb CTQG, Hà
Nội, năm 2007. Cuốn sách giới thiệu các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam; đặc biệt,
các tác phẩm của Người nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng Đảng vững mạnh
về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đến việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của
người đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ về mặt nội dung và
nhiệm vụ học tập lý luận chính trị; vấn đề để nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác giáo dục lý luận chính trị.
Tổng cục Chính trị, Sơ kết 5 năm công tác giáo dục chính trị tại đơn vị
2006-2010”, Nxb QĐND, H 2010; Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị, Kỷ
yếu Hội nghị sơ kết công tác GDCT tại đơn vị 5 năm 2006 - 2010, Nxb
QĐND, Hà Nội, năm 2010. Đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tiến
hành công tác GDCT tại đơn vị 5 năm (2006 - 2010) trong toàn quân. Rút ra
những bài học kinh nghiệm trong thực hiện công tác GDCT tại đơn vị. Từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả GDCT tại đơn vị
trong những năm tiếp theo...
Đại tá, Tiến sĩ Lê Duy Chương, Một số vấn đề về nâng cao chất lượng
giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở, Nxb Quân đội nhân
dân; Hà Nội, năm 2008. Cuốn sách đã trình bày những vấn đề cơ bản về chất
lượng và nâng cao chất lượng GDCT ở đơn vị cơ sở; Thực trạng, nguyên
nhân, một số kinh nghiệm, yêu cầu và những giải pháp cơ bản nâng cao chất
lượng GDCT cho hạ sỹ quan, binh sỹ ở đơn vị cơ sở hiện nay.
Ngô Văn Thạo, Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, Nxb Lao
động Xã hội, Hà Nội, năm 2008. Trong cuốn sách tác giả đã khái quát chung
về lí luận chính trị và giáo dục lí luận chính trị; một số vấn đề tâm lí và giáo
6



dục học trong giảng dạy, học tập lí luận chính trị, phẩm chất nghề nghiệp,
nghệ thuật diễn giảng, kiểm tra, đánh giá trong dạy học lí luận chính trị. Tác
giả chủ yếu đề cập nhiều đến quy trình phương pháp giảng dạy chính trị, từ
mở đầu đến đánh giá kết quả.
Vũ Ngọc Am, Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy lý luận chính
trị, Nxb Thông tấn, Hà Nội, năm 2009. Cuốn sách được coi như cẩm nang
nghiệp vụ của những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị nói chung
và những người trực tiếp làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng.
Nội dung chủ yếu của cuốn sách gồm có ba phần chính, đặc biệt, trong phần
thứ hai (phần trọng tâm của cuốn sách này) có một nội dung rất mới, đó là Đề
cương một số bài giảng dành cho giảng viên tham khảo.
Nguyễn Tiến Quốc, Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính
ủy, chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt nam hiện nay”, Nxb QĐND,
Hà Nội, năm 2011. Tác giả đã nêu lên một số đặc điểm, vị trí, vai trò và
những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của chính ủy, CTV; đưa ra một số vấn
đề về nâng cao phẩm chất năng lực, đặc biệt là những vấn đề có tính nguyên
tắc nâng cao phẩm chất, năng lực của chính ủy, CTV; đánh giá thực trạng, rút
ra những kinh nghiệm và đưa ra 4 nhóm giải pháp nâng cao phẩm chất, năng
lực của chính ủy, CTV trong QĐND Việt nam hiện nay.
* Luận án, luận văn
Nguyễn Chính Lý, Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác đảng, công
tác chính trị cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện
Chính trị quân sự, luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị, Hà
Nội, năm 2005. Đã xác định rõ đặc điểm học viên đào tạo CBCT cấp phân
đội; khái quát các khái niệm về bồi dưỡng, bồi dưỡng năng lực thực hành
CTĐ, CTCT; đưa ra các tiêu chí đánh giá, các vấn đề có tính nguyên tắc bồi
dưỡng năng lực thực hành CTĐ, CTCT, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế,
những nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm; Đồng thời xác định các nhân
7



tố tác động, phương hướng, yêu cầu và những giải pháp để bồi dưỡng năng
lực thực hành CTĐ, CTCT của học viên đào tạo CBCT cấp phân đội ở Học
viện Chính trị.
Bùi Thanh Cao, Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác tư tưởng cho
học viên đào tạo chính trị viên đại đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay,
luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện chính trị, Hà Nội, năm 2008. Luận
văn đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về năng lực thực hành và bồi
dưỡng năng lực thực hành CTTT cho học viên đào tạo để trở thành CTV đại
đội ở Học viện Chính trị quân sự, chỉ rõ vai trò bồi dưỡng và đưa ra những
vấn đề có tính nguyên tắc trong bồi dưỡng năng lực thực hành CTTT cho
CBCT cấp phân đội. Đánh giá thực trạng và chỉ ra một số kinh nghiệm trong
hoạt động bồi dưỡng năng lực thực hành CTTT cho học viên đào tạo trở thành
CTV đại đội. Đưa ra phương hướng, yêu cầu và 5 giải pháp cơ bản bồi dưỡng
năng lực thực hành CTTT cho học viên đào tạo CTV đại đội ở Học viện
Chính trị quân sự.
Trần Xuân Kỳ, Bồi dưỡng năng lực công tác tư tưởng cho học viên
đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay,
luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội, năm 2009; đã
tập trung luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn bồi dưỡng
năng lực CTTT cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Trường
Sĩ quan Lục quân 1. Đồng thời, đánh giá thực trạng những ưu điểm, hạn chế,
nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm, xác định 4 yêu cầu, đề xuất 4 giải
pháp cơ bản về bồi dưỡng năng lực CTTT cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ
huy cấp phân đội ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay.
Vũ Mạnh Cường, Bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền cổ động cho học
viên đào tạo chính trị viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, Luận văn
thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội, năm 2014. Đã luận giải
rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp cơ bản tăng

8


cường bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, cổ động cho học viên đào tạo CTV ở
Trường SQCT hiện nay. Phân tích làm rõ một số vấn đề về học viên đào tạo
CTV, kỹ năng tuyên truyền cổ động của CTV đại đội và bồi dưỡng kỹ năng
tuyên truyền cổ động cho học viên đào tạo CTV ở Trường SQCT. Đánh giá
đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm về bồi
dưỡng kỹ năng tuyên truyền cổ động cho học viên đào tạo CTV ở Trường
SQCT. Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường bồi
dưỡng kỹ năng tuyên truyền cổ động cho học viên đào tạo CTV ở Trường
SQCT hiện nay.
* Các bài báo khoa học
Đào Duy Quát (2006) “Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng hiệu
quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới”, Tạp chí Tư
tưởng - Văn hoá, số 6, năm 2006. Mạch Quang Thắng (2008), “Phương pháp
đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lý luận chính trị theo quan điểm Hồ Chí Minh”
Tạp chí Tuyên giáo số 11, năm 2008. Nguyễn Hoàng Lân (2008),“ Một số
yêu cầu cơ bản nâng cao chất lượng bài tập thực hành bồi dưỡng kỹ năng
Công tác tư tưởng trong đào tạo chính ủy, chính trị viên”, Tạp chí giáo dục lý
luận chính trị quân sự, số 4, Hà Nội, 2008. Cấn Thanh Niên (2013), “Giải
pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực công tác cán bộ cho đội ngũ cán bộ chủ trì
các đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận
chính trị quân sự, Học viện Chính trị quân sự, Số 137, năm 2013. Mai Quang
Phấn (2013), “Nâng cao chất lượng công tác GDCT ở các đơn vị cơ sở hiện
nay”, Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, Số 11, Hà nội, 2013.
Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình khoa học đã công
bố, đề cập tới nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác CTĐ, CTCT,
CTTT, GDCT, học tập chính trị, đội ngũ CBCT ở đơn vị cơ sở; về bồi dưỡng
năng lực, phương pháp, tác phong giáo dục lý luận chính trị... nhưng chưa có

công trình nào đi sâu nghiên cứu, hệ thống về “Nâng cao chất lượng giáo
9


dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các trung tâm thể dục thể
thao quân đội hiện nay”. Vì vậy, tác giả chọn đó làm đề tài nghiên cứu gắn
với thực tiễn ở các trung tâm thể dục thể thao quân đội hiện nay là hoàn toàn
độc lập, mới, không trùng lặp với các công trình luận văn, luận án đã nghiệm
thu công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn, đề xuất một
số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho vận động
viên thành tích cao ở các trung tâm thể dục thể thao quân đội hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất
lượng giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các trung tâm thể
dục thể thao trong quân đội.
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích
cao ở các trung tâm thể dục thể thao quân đội.
- Xác định những yếu tố tác động, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo
dục chính trị cho vận động viên thành tích cao và đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích
cao ở các trung tâm thể dục thể thao quân đội hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích
cao ở các trung tâm thể dục thể thao quân đội hiện nay là đối tượng nghiên
cứu của luận văn.

* Phạm vi nghiên cứu

10


Nghiên cứu thực tiễn nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho vận
động viên thành tích cao ở các trung tâm thể dục thể thao quân đội hiện nay.
Đối tượng, phạm vi tiến hành khảo sát, điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến là
cấp ủy, chỉ huy, cơ quan liên quan, huấn luyện viên và vận động viên thành
tích cao ở các trung tâm thể dục thể thao quân đội. Các tư liệu, số liệu chủ yếu
từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa MácLênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chính trị, quân sự của Đảng, các
nghị quyết, chỉ thị của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của
Tổng cục Chính trị, Tổng cục Thể dục thể thao về giáo dục chính trị trong
quân đội và giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các trung
tâm TDTT quân đội.
* Cơ sở thực tiễn
Thực trạng nâng cao chất lượng giáo dục chính trị của các trung tâm
thể dục thể thao quân đội; các báo cáo tổng kết, đánh giá trong nghị quyết
lãnh đạo của cấp ủy đảng các cấp; các báo cáo kết qủa công tác chuyên môn
và báo cáo sơ kết, tổng kết công tác đảng, công tác chính trị của các trung tâm
thể dục thể thao quân đội; các số liệu, tư liệu của tác giả thu thập trong quá
trình điều tra, khảo sát.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và
liên ngành, chú trọng các phương pháp lôgíc, lịch sử, điều tra khảo sát, tổng
kết thực tiễn, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia.

6. Ý nghĩa của đề tài

11


Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp luận cứ khoa học
giúp cấp ủy đảng, người chỉ huy, cán bộ chính trị, cơ quan chức năng các
trung tâm thể dục thể thao quân đội vận dụng vào thực tế lãnh đạo, chỉ đạo
nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao. Đề
tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giáo dục, bồi
dưỡng cho vận động viên thành tích cao các trung tâm TDTT trong quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

12


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO VẬN ĐỘNG VIÊN
THÀNH TÍCH CAO Ở CÁC TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO
QUÂN ĐỘI

1.1. Giáo dục chính trị và những vấn đề cơ bản về nâng cao chất
lượng giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các trung
tâm thể dục thể thao quân đội
1.1.1. Giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các
trung tâm thể dục thể thao quân đội
* Khái quát về các trung tâm thể dục thể thao quân đội:

Thể dục thể thao quân đội đã trải qua 61 năm xây dựng, phát triển và
trưởng thành. Từ “Đội công tác thể dục thể thao” do đồng chí Nguyễn Chí
Thanh - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ký quyết
định thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1954, với chỉ 20 người, được chia thành
ba đội là bóng đá, bóng rổ và bóng chuyền. Đến nay, toàn quân có 05 trung
tâm thể dục thể thao, 02 đoàn thể dục thể thao và 04 câu lạc bộ bóng chuyền.
Các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội hiện đang quản lý, huấn
luyện 19 đội thể thao thành tích cao là bóng chuyền (nam, nữ), bóng chuyền
nam bãi biển, bóng rổ nam, bóng bàn, bắn súng, vật, điền kinh, thể dục dụng
cụ, karatedo, wushu (tán thủ và taolu), cờ vua, xe đạp, cầu lông, quần vợt,
quyền anh, taekwondo, vovinam, judo, pencak silat, bi sắt và 03 đội thể thao
nghiệp dư là: billiards, võ cổ truyền và kich boxing.
Các đơn vị thể dục thể thao quân đội được thành lập theo quyết định
của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu hoặc quyết định của Tư lệnh Quân
khu, Quân chủng. Vì thế rất đa dạng về thời điểm thành lập, quy mô tổ chức
biên chế và chức năng, nhiệm vụ.

13


Các trung tâm thể dục thể thao, được tổ chức gồm Ban Giám đốc, khối
cơ quan và các đội thể thao. Ban Giám đốc có Giám đốc, Chính trị viên và
Phó Giám đốc chuyên môn. Cơ quan có Ban Tham mưu Kế hoạch, Ban Chính
trị, Ban Hậu cần và Ban Tài chính. Các đội thể thao có Ban huấn luyện, gồm
huấn luyện viên trưởng, huấn luyện viên và trợ giáo. Đội ngũ vận động viên
được chia làm ba tuyến, tuyến 1 (thi đấu giải vô địch quốc gia), tuyến 2 (thi
đấu các giải trẻ quốc gia), tuyến 3 (năng khiếu nghiệp dư), số lượng vận động
viên của các tuyến tùy thuộc vào nhiệm vụ của từng đội.
* Vận động viên thành tích cao ở các trung tâm thể dục thể thao quân
đội

Vận động viên thành tích cao ở các trung tâm TDTT quân đội là những
người có năng khiếu và niềm đam mê thể thao, được tuyển chọn, luyện tập, ăn
ở, sinh hoạt tập trung tại các trung tâm thể dục thể thao quân đội. Đây là lực
lượng trực tiếp tham gia thi đấu các môn trong hệ thống các giải vô địch quốc
gia, cúp quốc gia, giải trẻ quốc gia, Đại hội thể thao toàn quốc và một số tham
gia đội tuyển quốc gia thi đấu các giải quốc tế mang vinh quang về cho đất
nước và Quân đội, có những đặc điểm cơ bản sau:

14


Thứ nhất, vận động viên thành tích cao ở các trung tâm thể dục thể thao
quân đội được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau, một số ít là lính nghĩa vụ
có năng khiếu thể thao, trưởng thành từ các giải thể thao phong trào của các
đơn vị trong toàn quân và được tuyển chọn về các đội thể thao thành tích cao
như bắn súng, bóng đá; còn lại phần lớn được tuyển chọn từ khi còn rất trẻ từ
các giải thể thao học đường và hội khỏe phù đổng của các địa phương. Do đó,
vận động viên thành tích cao ở các trung tâm thể dục thể thao quân đội rất đa
dạng về thành phần xuất thân, trong đó thành phần xuất thân từ nông thôn
chiếm tỷ lệ cao. Vận động viên ở các trung tâm TDTT quân đội đến với thể
thao thành tích cao với nhiều lý do khác nhau, có người đến với thể thao vì
niềm đam mê, muốn được thể hiện và khẳng định bản thân, có người xác định
thể thao là một con đường để lập nghiệp, là cảnh cửa để thoát khỏi cảnh đói
nghèo và cải thiện cuộc sống của gia đình và bản thân; cũng có người ban đầu
đi tập thể thao chỉ đơn thuần là do gia đình hoặc nghe theo bạn bè. Vì thế, quá
trình giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các trung tâm
TDTT là quá trình tiếp tục phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đã
được hình thành từ trong gia đình, trường học, nơi công tác. Sự hình thành và
phát triển các phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống không những đáp ứng cho
nhiệm vụ luyện tập, thi đấu mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát

triển phẩm chất nhân cách của họ sau khi hết tuổi thi đấu đỉnh cao, chuyển
sang nhiệm vụ công tác khác.

15


Thứ hai, vận động viên thành tích cao ở các trung tâm thể dục thể thao
quân đội là lực lượng có tuổi đời rất trẻ, phần lớn vận động viên thi đấu đỉnh
cao đều trong độ tuổi thanh thiếu niên, chỉ một số ít vận động viên bắn súng
còn tham gia thi đấu đỉnh cao trong độ tuổi trung niên. Họ là những người có
tố chất đặc biệt về thể hình, thể lực và năng khiếu phù hợp với yêu cầu, đặc
điểm của từng môn thể thao; họ luôn thể hiện rõ ý thức trách nhiệm và quyết
tâm trong luyện tập, khát khao được cống hiến, được đóng góp sức lực, tài
năng cho thể thao Quân đội và đất nước. Họ được tổ chức ăn, ở, sinh hoạt,
luyện tập theo quy trình huấn luyện vận động viên thể thao thành tích cao hết
sức bài bản, chặt chẽ, khoa học, nhưng vẫn phải tuân theo và thực hiện đầy đủ
các chế độ, quy định của một đơn vị quân đội, được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ
huy, quản lý trực tiếp của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ các cấp ở các trung
tâm TDTT. Họ có chung điều kiện sống, chung nhiệm vụ luyện tập và thi đấu
các môn thể thao theo năng khiếu, sở trường của mỗi người, đem vinh quang
về cho quân đội và đất nước.
Thứ ba, vận động viên thành tích cao ở các trung tâm thể dục thể thao
quân đội luôn luyện tập với cường độ cao, đầy khó khăn, nguy hiểm, đòi hỏi
khắt khe về ý chí quyết tâm, lòng can đảm, khả năng chịu đựng và nghị lực
vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; nhiều môn thể thao quá trình luyện tập và
thi đấu có nhiều rủi ro, dễ gặp chấn thương nặng, thậm chí nguy hiểm đến
tính mạng như thể dục dụng cụ, bóng đá, bóng chuyền và các môn võ, môn
vật... song thành tích đạt được có sức lan tỏa nhanh chóng và rộng khắp,
nhiều vận động viên trở thành thần tượng của giới trẻ cả nước, là động lực để
thu hút sự quan tâm của công chúng đối với thể thao. Chính vì vậy, việc giáo

dục chính trị cho vận động viên thành tích cao có ý nghĩa góp phần xây dựng,
phát huy nguồn lực con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự nghiệp thể thao nước ta.

16


Thứ tư, đời sống vật chất, tinh thần của đa số vận động viên thành tích
cao ở các trung tâm thể dục thể thao quân đội đã được cải thiện đáng kể, song
vẫn còn nhiều khó khăn. Họ có những băn khoăn về con đường lập nghiệp,
nhất là đối với số vận động viên năng khiếu nghiệp dư, vì không phải vận
động viên nào cũng có thể phát triển lên đỉnh cao. Không ít vận động viên do
hạn chế về nhận thức chính trị nên thiếu trách nhiệm với đơn vị, quân đội và
bản thân mình, biểu hiện tư tưởng trung bình chủ nghĩa trong luyện tập, tu
dưỡng, rèn luyện và thi đấu. Một bộ phận vận động viên chỉ tập trung vào
thành tích thi đấu mà thờ ơ với chính trị, coi nhẹ truyền thống cách mạng,
truyền thống của đơn vị, cá biệt vẫn còn hiện tượng vi phạm pháp luật nhà
nước, kỷ luật quân đội, làm ảnh hương đến bản chất tốt đẹp của quân đội và
hình ảnh cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ". Vì vậy, cần phải nâng cao chất lượng giáo
dục chính trị nhằm làm cho họ giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng, lòng trung
thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nhân dân, sẵn sàng
nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân và quân đội giao cho,
thực sự là những người lính trên mặt trận thể thao.
* Giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các
trung tâm thể dục thể thao quân đội.
Về bản chất, giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm
xã hội- lịch sử của các thế hệ loài người. Về hoạt động, giáo dục là quá trình
tác động của xã hội và của nhà giáo dục đến các đối tượng giáo dục để hình
thành ở họ quan điểm, thái độ, hành vi, những phẩm chất nhân cách đáp ứng
yêu cầu của xã hội [125. tr 22]. Về phạm vi, giáo dục là “Quá trình tác động

có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa
học của các nhà sư phạm trong các nhà trường, các tổ chức giáo dục tới đối
tượng giáo dục nhằm bồi dưỡng cho người học những phẩm chất đạo đức,
những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kỹ năng kỹ
xảo cần thiết trong cuộc sống” [26]
17


Giáo dục chính trị là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch
của một chính đảng nhằm truyền bá hệ tư tưởng, đường lối, quan điểm của
giai cấp mình cho quần chúng nhằm hình thành ở họ nhận thức, thái độ, niềm
tin, hành vi chính trị và những phẩm chất nhân cách phù hợp với mục tiêu, lý
tưởng của giai cấp tổ chức quá trình giáo dục.

18


Giáo dục chính trị trong Quân đội nhân dân Viêt Nam là hoạt động
truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ quân đội, nhiệm vụ
đơn vị cho toàn thể cán bộ, chiến sỹ trong quân đội nhằm xây dựng thế giới
quan, phương pháp luận khoa học, nâng cao nhận thức, ý thức chính trị, xây
dựng niềm tin cộng sản chủ nghĩa để cán bộ chiến sỹ hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ, chức trách được giao, góp phần xây dựng đơn vị VMTD, xây dựng
quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các trung tâm
TDTT quân đội là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị trong quân đội.
Vì vậy, bản chất nhiệm vụ giáo dục chính trị trong quân đội quy định bản chất
nhiệm vụ giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các trung tâm
TDTT quân đội.

Từ những luận giải trên đây có thể quan niệm: Giáo dục chính trị cho
vận động viên thành tích cao ở các trung tâm TDTT quân đội là hoạt động có
mục đích, có tổ chức chặt chẽ của các tổ chức, các lực lượng ở đơn vị thông
qua những hình thức giáo dục đa dạng và phương pháp giáo dục tổng hợp
nhằm trang bị những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm
vụ của quân đội, truyền thống cánh mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của
quân đội và các trung tâm TDTT; nhiệm vụ, chức trách của vận động viên
thành tích cao nhằm xây dựng bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp,
truyền thống ngành thể thao và các kiến thức cần thiết khác, góp phần quan
trọng xây dựng phẩm chất nhân cách của vận động viên thành tích cao ở các
trung tâm thể dục thể thao quân đội, giành được nhiều thành tích trong luyện
tập và thi đấu, mang vinh quang về cho Quân đội và đất nước.

19


Giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các trung tâm thể
dục thể thao là một bộ phận công tác giáo dục chính trị trong quân đội. Vì
vậy, Chủ thể lãnh đạo trực tiếp công tác giáo dục chính trị ở các trung tâm thể
dục thể thao là đảng uỷ cơ sở các trung tâm và chi bộ các đội thể thao. Chủ
thể trực tiếp tiến hành giáo dục chính trị là đội ngũ cán bộ các cấp mà trực
tiếp, thường xuyên là cán bộ chính trị, cơ quan chính trị. Trong đó, cơ quan
chính trị là cơ quan tham mưu cho đảng uỷ, chỉ huy trung tâm về toàn bộ
công tác giáo dục chính trị, giúp đảng uỷ, chỉ huy chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra các cấp thuộc quyền thực hiện giáo dục chính trị theo kế hoạch đã xác
định. Trợ lý tuyên huấn và huấn luyện viên các đội thể thao trực tiếp giảng bài
chính trị cho vận động viên theo sự điều hành của cơ quan chính trị. Do đó,
điều đặc biệt quan trọng là phải nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức
đảng ở cơ sở, sử dụng và phát huy sức mạnh khả năng của các lực lượng để tổ

chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục chính trị.
Đối tượng giáo dục chính trị ở các trung tâm thể dục thể thao là vận
động viên thành tích cao, gồm vận động viên tuyến một, vận động viên tuyến
hai và vận động viên năng khiếu nghiệp dư của các đội thể thao. Có thể thấy
đối tượng giáo dục chính trị rất đa dạng, thuộc nhiều đội thể thao khác nhau,
luôn luôn vận động biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Vì vậy
chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn phải bám sát các diễn biến của
đối tượng để xác định nội dung, phương pháp, hình thức, biện pháp giáo dục
cho phù hợp.
Mục đích giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các
trung tâm TDTT quân đội hiện nay: nhằm xây dựng thế giới quan, phương
pháp luận khoa học, trình độ tri thức toàn diện, xây dựng niềm tin cộng sản
chủ nghĩa để cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ, chức trách được giao, từng bước phát triển và hoàn
thiện nhân cách người chiến sĩ trên mặt trận thể thao.
20


Lực lượng GDCT cho vận động viên TTC ở các trung tâm TDTT quân
đội là tất cả các tổ chức, các lực lượng ở đơn vị, cơ quan chính trị và cán bộ
chính trị của cấp trên.
Nội dung giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các
trung tâm TDTT bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, giáo dục cho vận động viên thành tích cao những kiến thức
cần thiết, cốt lõi nhất về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm
cơ sở để họ quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, củng cố vững chắc niềm
tin, lý tưởng cách mạng, bởi lẽ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
là cơ sở tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân ta. Nắm
vững lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận động viên mới có cơ sở
hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, có lập trường quan điểm và phương

pháp tư tưởng đúng để suy nghĩ và có thái độ đúng, khả năng vận dụng sáng
tạo trong thực hiện nhiệm vụ.
Thứ hai, giáo dục cho vận động viên thành tích cao quán triệt sâu sắc
quan điểm, đường lối chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
tình hình nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, nhiệm vụ của
quân đội, của đơn vị, nhằm nâng cao giác ngộ chính trị của họ.
Thứ ba, giáo dục cho vận động viên thành tích cao truyền thống lịch sử
dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử quân đội; lịch sử, truyền thống của ngành thể
thao quân đội và thể thao nước ta; giáo dục niềm vinh dự tự hào và trách
nhiệm của một người chiến sĩ thể thao, luôn thi đấu vì màu cờ sắc áo của quân
đội và đất nước. Những nội dung đó trực tiếp góp phần xây dựng tư tưởng,
tình cảm đạo đức trong sáng cho vận động viên.
Thứ tư, giáo dục cho vận động viên thành tích cao về những quan điểm
đạo đức cách mạng, những tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức của người
quân nhân cách mạng, góp phần định hướng, điểu chỉnh, chi phối tình cảm,
thói quen, hành vi đạo đức của vận động viên.
21


Thứ năm, giáo dục vận động viên thành tích cao về pháp luật Nhà nước
và kỷ luật quân đội; lòng trung thành với lời thề quân nhân, sẵn sàng vượt qua
mọi khó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ; tinh thần phục tùng tuyệt
đối mệnh lệnh của chỉ huy, luôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật quan hệ
quân dân, kỷ luật trong luyện tập và khi đi thi đấu; chấp hành quy định của
ban tổ chức, điều lệ thi đấu và sự điều hành của trọng tài.
Thứ sáu, giáo dục cho vận động viên thành tích cao những kiến thức cơ
bản về văn hóa, phong tục tập quán của các địa phương, các quốc gia mà họ
đến tập huấn, thi đấu để họ có đủ sự nhạy cảm, sự tự tin và nhanh chóng hòa
nhập với các môi trường khác nhau; đồng thời cần tăng cường giáo dục về
những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, để họ có nhận thức đúng đắn

và làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của sự móc ngoặc, lôi kéo,
mua bán thành tích và cá độ trong thi đấu.
- Hình thức giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các
trung tâm TDTT quân đội rất đa dạng, phong phú và có mối quan hệ gắn bó
chặt chẽ với nhau, thường xuyên hỗ trợ, bổ sung cho nhau, bao gồm:
+ Học tập chính trị tập trung trong chương trình huấn luyện hàng năm
do Tổng cục Chính trị quy định là hình thức giáo dục chính trị quan trọng
nhất. Là một trong những nội dung cơ bản của nhiệm vụ huấn luyện bộ đội; là
khâu căn bản trung tâm, có ý nghĩa quyết định hình thành nhân cách quân
nhân, phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" và năng lực hoạt động thực tiễn của vận
động viên. Theo hệ thống chương trình này, vận động viên có thể lĩnh hội
được những quan điểm tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, những tư tưởng quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ quân đội.
+ Sinh hoạt chính trị tư tưởng, là hình thức giáo dục chính trị quan
trọng ở các trung tâm TDTT quân đội. Hình thức này được thực hiện thông
các hoạt động như: quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, tổ
22


chức toạ đàm, sinh hoạt dân chủ về những vấn đề, nhiệm vụ trực tiếp liên
quan đến nhiệm vụ của trung tâm; tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào các chủ
trương, biện pháp, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, thi đấu của các
đội…, thông qua đó giáo dục, quán triệt nâng cao nhận thức và trách nhiệm
chính trị cho vận động viên thành tích cao trong trung tâm.
+ Thông báo chính trị- thời sự và tổ chức có hiệu quả các hoạt động
đọc báo, nghe đài, xem truyền hình theo chế độ nền nếp: là hình thức giáo dục
chính trị quan trọng, đồng thời còn là một trong những chế độ quy định hàng
tuần, hàng tháng ở đơn vị. Thực hiện hình thức này nhằm thông tin kịp thời
tình hình chính trị- thời sự quốc tế, trong nước, của quân đội và đơn vị, tạo cơ

sở cho họ tiếp nhận các quan điểm chính trị, đạo đức, khoa học; làm phong
phú thêm đời sống tinh thần của vận động viên TTC qua đó bổ sung số liệu
thực tế cho nội dung học tập chính trị, đồng thời định hướng nhận thức tư
tưởng đúng đắn, hướng dẫn vận động viên nhận diện và kiên quyết đấu tranh
với những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc phản động của các thế lực thù
địch và mọi biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong trung tâm.
+ Thông qua hoạt động thực hiện các nhiệm vụ; các cuộc vận động, các
phong trào thi đua, hoạt động văn hoá, văn nghệ, các thiết chế văn hoá và tổ
chức tốt các hoạt động vui chơi trong những ngày nghỉ, giờ nghỉ ở trung tâm
để giáo dục chính trị: đây vừa là một hình thức giáo dục, vừa là biện pháp gắn
giáo dục chính trị với hoạt động thực tiễn tại đơn vị, do vậy, hình thức này có
vai trò rất quan trọng, trực tiếp nâng cao ý thức và trách nhiệm chính trị, hình
thành và phát triển những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và phẩm chất, đạo đức
cách mạng cần thiết cho vận động viên.
+ Ngày chính trị và văn hoá tinh thần ở cơ sở: là hình thức quan trọng,
thường xuyên, nhằm thực hiện và phát huy tốt dân chủ ở đơn vị cơ sở. Ngày
chính trị văn hoá tinh thần thường được tổ chức một tháng một lần vào sáng
thứ năm tuần cuối tháng, theo phương pháp cán bộ chủ trì trung tâm đối thoại
23


với huấn luyện viên, vận động viên của các đội; lắng nghe mọi ý kiến đóng
góp, phê bình của vận động viên đối với lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và việc bảo
đảm quyền lợi, chế độ cho vận động viên; giải đáp và giải quyết kịp thời mọi
vướng mắc tư tưởng, mọi nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của vận động
viên… Thực hiện tốt hình thức này sẽ trực tiếp nắm được chất lượng bài
giảng chính trị và nhận thức của vận động viên ở mức độ nào để kịp thời có
biện pháp điều chỉnh, mặt khác sẽ củng cố, nâng cao nhận thức và niềm tin
chính trị cho vận động viên vào Đảng, quân đội, đơn vị.
+ Tự học là một trong những hình thức có vai trò đặc biệt quan trọng

trong giáo dục chính trị. Đó là hoạt động nhận thức của từng vận động viên
nhằm củng cố, mở rộng kiến thức chính trị đã lĩnh hội. Sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình làm cho lượng thông tin
tác động vào ý thức của vận động viên ngày càng nhiều. Do đó cần định
hướng cho vận động viên trong tiếp nhận thông tin, giúp họ tự phê phán
những thông tin sai lệch, biết sử dụng những kiến thức chính trị vào việc tự lý
giải, tự đánh giá các hiện tượng trong đời sống xã hội, quân đội và đơn vị.
- Phương pháp giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở
các trung tâm TDTT quân đội rất đa dạng, phong phú, bao gồm các phương
pháp chủ yếu như: sử dụng ngôn ngữ (giảng giải); thông qua trực quan (sơ đồ,
tranh vẽ, tham quan bảo tàng, truyền thống…); nêu vấn đề nghiên cứu, giáo
dục thuyết phục nêu gương, kết hợp giáo dục chung với giáo dục riêng, phát
huy tinh thần tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo của vận động viên … Thực
hiện kiểm tra, đánh giá kết quả nghiêm túc, có thưởng, phạt nghiêm minh lấy
việc sửa chữa tư tưởng và kết quả công việc thực tế của vận động viên để
đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục chính trị.
Từ những phân tích trên cho thấy, hoạt động giáo dục chính trị cho vận
động viên thành tích cao ở các trung tâm TDTT quân đội bao gồm nhiều yếu
tố tạo thành, có quan hệ biện chứng với nhau không thể tách rời. Trong đó,
24


mục đích giáo dục quyết định việc lựa chọn, xác định nội dung, nội dung quy
định hình thức, phương pháp giáo dục cụ thể, song hình thức, phương pháp,
phương tiện lại là yếu tố cơ bản và con đường duy nhất để hoàn thành nội
dung. Tuy nhiên, bao trùm các yếu tố trên và xuyên suốt quá trình giáo dục
chính trị tại các trung tâm TDTT quân đội đó là vai trò chủ quan của chủ thể
và đối tượng giáo dục chính trị. Nếu chủ thể có phẩm chất, năng lực tốt, xác
định nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp, chi phí, sử
dụng cơ sở vật chất, lực lượng hợp lý thì mục đích giáo dục sẽ đạt được.

Ngược lại, nếu phẩm chất, năng lực và trách nhiệm của chủ thể hạn chế, giáo
dục chính trị ở các trung tâm TDTT quân đội khó đạt được mục đích đặt ra.
Trong trường hợp, chủ thể có trách nhiệm tốt, nhưng chuẩn bị cho đối tượng
không chu đáo, nội dung, hình thức không phù hợp, phương pháp không khoa
học, chi phí tốn kém, hoặc chạy theo số lượng đơn thuần, xa rời thực tiễn…thì
hiệu quả giáo dục chính trị không cao, thậm chí khó đạt được. Vì vậy, để nâng
cao chất lượng giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các trung
tâm TDTT quân đội, cần phải giải quyết tốt từng yếu tố tạo thành và luôn đặt
chúng trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tiến hành và đạt được mục đích
giáo dục chính trị đề ra.
* Vai trò của giáo dục chính trị cho vận động viên thành tích cao ở các
trung tâm thể dục thể thao quân đội
Một là, GDCT trực tiếp góp phần bồi dưỡng, nâng cao nhận thức toàn
diện, mà trước hết là nâng cao nhận thức, giác ngộ về chính trị cho vận động
viên thành tích cao ở các trung tâm thể dục thể thao quân đội.
Thông qua các hoạt động GDCT mà việc nghiên cứu học tập chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như những vấn đề lý
luận, thực tiễn đặt ra của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
25


×