Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

LUẬN văn THẠC sỹ HOẠT ĐỘNG LÃNH đạo NHIỆM vụ PHÁT TRIỂN văn hóa xã hội của các HUYỆN ủy ở TỈNH sóc TRĂNG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.41 KB, 109 trang )

MỞ ĐẦU
Chương 1

Trang
3
HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ PHÁT
TRIỂN VĂN HÓA – XÃ HỘI CỦA CÁC HUYỆN
ỦY Ở TỈNH SÓC TRĂNG – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ

1.1.

LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Các huyện ủy và những vấn đề cơ bản về hoạt động lãnh

9

đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội của các huyện
1.2.

ủy ở tỉnh Sóc Trăng
Thực trạng và kinh nghiệm các huyện ủy ở tỉnh Sóc
Trăng lãnh đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội

Chương 2

YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
TĂNG CƯỜNG

9

31



HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO

NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA – XÃ HỘI
CỦA CÁC HUYỆN ỦY TỈNH SÓC TRĂNG
2.1.

HIỆN NAY
Những nhân tố tác động và yêu cầu tăng cường hoạt

56

động lãnh đaọ nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội của
2.2.

các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay
Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đaọ nhiệm

56

vụ phát triển văn hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh
Sóc Trăng hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỤC LỤC

64
97
99

103


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước , dân tộc Việt Nam
đã tạo nên một bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo, không ngừng được củng cố
và phát triển trong các thời kỳ của lịch sử dân tộc. Văn hóa dân tộc Việt là
nhân tố tạo nên sức mạnh Việt Nam, bảo đảm cho dân tộc ta tồn tại, tự khẳng
định không ngừng phát triển, vượt qua mọi thử thách của thiên tai và giặc
ngoại xâm. Đó là hệ thống các chuẩn mực giá trị mà các thế hệ của dân tộc đã
liên tục lưu giữ, phổ biến, bồi đắp trong các thời kỳ lịch sử. Đặc biệt trong bối
cảnh tồn cầu hố hiện nay, một mặt đang đem lại những cơ hội và điều kiện
mới để phát triển, mặt khác trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù
địch phản động cùng sự tác động mạnh mẽ mặt trái nền kinh tế thị trường
cũng như những tiêu cực, lạc hậu của xã hội đang làm cho các giá trị văn hóa
thay đổi thang bậc, phai nhạt, mai một.
Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào đổi mới kinh tế, phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Đảng ta đã đổi mới tư duy về văn hóa và xác định: nền
văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Đường lối xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, đánh dấu sự phát triển tư duy lý luận xây dựng nền văn hóa ở
nước ta trong những năm đất nước đổi mới.
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển văn hóa - xã hội. Những
năm qua, quán triệt các quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng đã tập
trung lãnh đạo chỉ đạo, có nhiều chủ trương, giải pháp sáng tạo lãnh đạo

nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội của
3


từng huyện. Ngân sách đầu tư cho phát triển văn hóa - xã hội khơng ngừng
tăng. Đời sống văn hóa - xã hội của các địa phương có những bước phát triển
mạnh mẽ, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ nét. Nhờ
đó đời sống văn hóa ở các huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều khởi
sắc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, củng cố
quốc phịng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, sự lãnh đạo của huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng đối với nhiệm
vụ phát triển văn hóa - xã hội vẫn cịn những yếu kém, khuyết điểm, chưa
tương xứng với sự phát triển kinh tế… đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải
quyết, kinh tế có bước phát triển nhanh, nhưng văn hóa - xã hội chưa phát
triển tương xứng, phân hóa giàu nghèo nhanh, gia tăng các tệ nạn xã hội, mê
tín dị đoan, các hoạt động văn hóa tâm linh chưa quản lý chặt chẽ. Các cấp
ủy, tổ chức Đảng chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc nội dung, phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với văn hóa - xã hội, cịn biểu hiện buông lỏng sự lãnh đạo.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận, thực tiễn trên, học viên lựa chọn vấn
đề: “Hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội của các huyện
ủy ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học
chính trị chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đã có một số cơng trình nghiên cứu về lịch sử và văn hóa, Đảng lãnh
đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội trong thời kỳ đất nước đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
Phan Ngọc, Văn hố Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hố
Thơng tin, Hà Nội., Bản sắc văn hố Việt Nam, Nxb Văn hố thơng tin,Nhân
cách văn hoá trong bảng giá trị Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,1994.


4


Vũ Dương Ninh, Kinh nghiệm lịch sử và sự hội nhập văn hoá thế giới,
Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1996.
Đỗ Nguyên Phương, Nhân tố văn hoá - xã hội trong q trình đơ thị
hố, Hội nghị lần thứ 12 "Văn hố và nếp sống đơ thị trong cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước", Uỷ ban quốc gia thập kỉ quốc tế phát triển văn hoá của
Việt Nam, Hà Nội, 1997.
Phạm Văn Bính. Văn hóa xã hội chủ nghĩa. Nxb CTQG, Hà Nội, 1997.
Lương Hồng Quang, Dân trí và sự hình thành văn hố cá nhân, Viện
Văn hố và Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội, 1999.
Nguyễn Duy Quý và Đỗ Huy, Xây dựng nền văn hoá mới ở nước ta
hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992.
Văn Đức Thanh, Về xây dựng môi trường văn hố cơ sở, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2001.
Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1999. Chu Khắc Thuật và Nguyễn Văn Thủ (chủ biên),
Văn hố, lối sống với mơi trường, Trung tâm nghiên cứu và tư vấn phát
triển, Nxb. Văn hố thơng tin.
Nguyễn Tài Thư, Về giá trị văn hố tinh thần Việt Nam, Nxb thông tin
lý luận, Hà Nội, 1983.
Các cơng trình này cũng cung cấp những tư liệu lịch sử về tư tưởng văn
hóa và những đóng góp to lớn của các danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc
vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên, các cơng trình nêu trên mới
mơ tả sự kiện, nghiên cứu những mặt của đời sống văn hóa truyền thống mà
chưa luận giải những vấn đề đó một cách có hệ thống ở phương diện giá trị
văn hố truyền thống của dân tộc.
Tìm hiểu hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước bảo vệ Tổ quốc

trong lịch sử dân tộc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.
5


Tổng cục Chính trị, Tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động xây
dựng mơi trường văn hố, Nxb QĐND, Hà Nội, 2002. “Cơng tác tư tưởng văn
hố trong xây dựng Quân đội về chính trị” Tổng cục Chính trị;
Lê Sĩ Thắng (1997), “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội; “Nuôi dưỡng và xây dựng những giá trị văn hoá trong nhân cách
người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam”, Nxb QĐND, Hà Nội.2002;
Văn Đức Thanh (2001), “Định hướng giá trị nhân cách đội ngũ sĩ quan trẻ
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, Nxb QĐND, Hà Nội.2002;
Lê Văn Quang, Văn Đức Thanh, “Về xây dựng mơi trường văn hố cơ sở”
Nxb CTQG, Hà Nội, 2004.
Lê Văn Quang, Văn Đức Thanh, “Văn hoá quân sự Việt Nam”, Nxb
QĐND, Hà Nội, 2003.
Đặng Vũ Hiệp“Về nhiệm vụ xây dựng mơi trường văn hố tốt đẹp, lành
mạnh trong các đơn vị quân đội”; Đinh Xuân Dũng “Ni dưỡng giá trị văn hố
trong nhân cách người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam”;
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Văn hóa – xã hội, Nxb CTQG,
Hà Nội, 2004.
Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự. Văn hóa giữ nước của dân tộc
Việt Nam. Nxb QĐND. Hà Nội, 2006
Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự. Bẳn sắc văn hóa quân sự Việt
Nam. Nxb QĐND. Hà Nội, 2006
Những cơng trình trên, ở các góc độ tiếp cận khác nhau đã nghiên
cứu, tổng kết khá toàn diện những vấn đề lý luận, thực tiễn để cung cấp luận
cứ khoa học cho xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Tóm lại, các cơng trình trên đều thống nhất cho rằng, văn hoá và Đảng

lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội là một tất yếu khách quan. Nhưng do đối
tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của mỗi công trình khác nhau mà các tác giả chỉ
6


đề cập đến từng yếu tố của văn hoá và đời sống văn hóa; Đảng lãnh đạo
nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội mà chưa có cơng trình nào luận giải vấn
đề hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội của các huyện ủy
ở tỉnh Sóc Trăng một cách có hệ thống với tính chất là một cơng trình khoa
học độc lập. Vì vậy vấn đề mà tác giả lựa chọn nghiên cứu khơng trùng lặp
với các cơng trình đã được nghiệm thu, cơng bố trong những năm gần đây.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn hoạt động
lãnh đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội; đề xuất yêu cầu và giải pháp
chủ yếu tăng cường hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội
của các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ lý luận hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã
hội của các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng.
- Đánh giá đúng thực trạng, phân tích nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm lãnh đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh
Sóc Trăng.
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường hoạt động
lãnh đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh Sóc
Trăng hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ phát triển văn
hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng .
* Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ phát triển văn

hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng; các số liệu phục vụ nghiên
cứu giới hạn từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
7


* Cơ sở lý luận của đề tài: Hệ thống các quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về văn hoá và sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
* Cơ sở thực tiễn của đề tài : Hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ phát triển
văn hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng. Các báo cáo tổng kết của
các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng các cấp và kết quả điều tra khảo
sát của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác-Lê nin, luận văn sử dụng sử dụng các phương pháp lịch sử
- lơ gích, phân tích, tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, khảo sát - điều tra xã hội
học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia .
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp các
huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển
văn hóa – xã hội của các huyện tỉnh Sóc Trăng.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy ở các trường Đảng, trung tâm giáo dục chính trị các huyện, quận trên địa
bàn cả nước.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu; 2 chương (4 tiết); kết luận; danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.

8



Chương 1
HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA – XÃ HỘI CỦA CÁC HUYỆN ỦY Ở TỈNH SÓC TRĂNG
– NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội và những vấn đề cơ bản
về hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội của các
huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng
1.1.1. Các huyện tỉnh Sóc Trăng và nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã
hội của các huyện ở tỉnh Sóc Trăng
* Các huyện tỉnh Sóc Trăng .
Về điều kiện địa lý tự nhiên.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết chia tỉnh
Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Sóc Trăng có 7 đơn vị
hành chính gồm thị xã Sóc Trăng và 6 huyện: Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú,
Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu. Tỉnh lị là thị xã Sóc Trăng. Ngày 11 tháng
1 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2002/NĐ-CP, về việc điều
chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú để thành lập huyện Cù Lao Dung,
tỉnh Sóc Trăng. Huyện Cù Lao Dung chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30
tháng 4 năm 2002. Ngày 31 tháng 10 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban
hành Nghị định số 127/2003/NĐ-CP, về việc thành lập huyện Ngã Năm thuộc
tỉnh Sóc Trăng. Huyện Ngã Năm chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng
1 năm 2004.
Ngày 8 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số
22/2007/NĐ-CP, về việc thành lập thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng]
trên cơ sở tồn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực
thuộc của thị xã Sóc Trăng trước đó. Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Chính phủ
9



ban hành Nghị định số 02/NĐ-CP, thành lập huyện Châu Thành thuộc tỉnh
Sóc Trăng..Huyện Châu Thành chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1
năm 2009. Tỉnh Sóc Trăng có 10 đơn vị hành chính trực thuộc là: thành phố
Sóc Trăng, huyện Châu Thành, huyện Long Phú, huyện Cù Lao Dung, huyện
Mỹ Tú, huyện Thạnh Trị, huyện Vĩnh Châu, huyện Ngã Năm, huyện Kế
Sách, huyện Mỹ Xuyên.
Ngày 23 tháng 12 năm 2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 64/NQ-CP
quyết định thành lập huyện Trần Đề. Huyện Trần Đề chính thức đi vào hoạt
động kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2010. Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Chính phủ
ra Nghị quyết số 90/NQ-CP thành lập thị xã Vĩnh Châu và các phường thuộc
thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ra
Nghị quyết 133/NQ-CP quyết định chuyển huyện Ngã Năm thành thị xã Ngã
Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng.
Tỉnh Sóc Trăng có 331.164,25 ha diện tích tự nhiên, 1.326.740 nhân
khẩu. Hiện nay Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính, gồm thành phố Sóc
Trăng, thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm và 8 huyện: Châu Thành, Cù Lao
Dung, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề và 109
đơn vị hành chính cấp xã gồm 80 xã, 17 phường, 12 thị trấn.
Các huyện của Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh
hưởng gió mùa, chia thành mùa là mùa khơ và mùa mưa, trong đó mùa mưa
bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Sóc Trăng khoảng 26,8 0C, ít khi
bị bão lũ, Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung chủ yến
vào các tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các
loại hoa màu phát triển.
Đất đai của các huyện Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc
phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp,
các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu
10



riêng... Hiện đất nơng nghiệp chiếm 82,89%, trong đó, đất sản xuất nơng
nghiệp chiếm 62,13%, đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha chiếm 3,43%, đất
nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha chiếm 16,42%, đất làm muối và đất nông
nghiệp khác chiếm 0,97%. Đất nông nghiệp trong địa bàn tỉnh chủ yếu sử
dụng cho canh tác lúa, cây hàng năm khác và diện tích đất cịn lại dùng trồng
cây lâu năm và cây ăn trái, ngồi ra cũng có nhiều diện tích đất tự nhiên chưa
được sử dụng. Đất đai tại Sóc Trăng có thể chia thành các nhóm chính là
nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn.
Điều kiện tự nhiên trong địa bàn các huyện nhìn chung cũng đang gặp
phải khó khăn như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một
số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều
thuận lợi cơ bản để phát triển nơng, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình
thành những khu du lịch sinh thái phong phú. Đặc biệt, Sóc Trăng cịn có dải
cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa
biển với nhiều cây trái nhiệt đới, khơng khí trong lành như cồn Mỹ Phước,
Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển
loại hình du lịch sinh thái.
Địa hình các huyện trong tỉnh Sóc Trăng thấp và tương đối bằng phẳng,
có dạng lịng chảo, cao ở phía sơng Hậu và biển Đơng thấp dần vào trong,
vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc, với độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 1,5 mét, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Tiểu địa hình có dạng
gợn sóng khơng đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và
những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch
chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao
động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển gắn liền với các hoạt
động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, đồng thời còn mang lại nhiều
điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái
rừng tự nhiên.
11



Sóc Trăng cịn có nguồn tài ngun rừng với các loại cây chính như
tràm, giá, vẹt, đước, dừa nước. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn
ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn. Sóc Trăng cịn có 72 km bờ
biển với 02 cửa sơng lớn là sơng Hậu và sơng Mỹ Thanh, có nguồn hải sản
đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong
phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công
nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu,
du lịch và vận tải biển.
Về kinh tế
Về kinh tế, các huyện của tỉnh Sóc Trăng tạo thành một trong những
vùng kinh tế động lực quan trọng của đồng bằng song Cửu Long, có đủ các
thế mạnh để phát triển cơ cấu ngành kinh tế hợp lý như: nông nghiệp, ngư
nghiệp, công nghiệp và xây dựng, du lịch và dịch vụ. Nhìn chung kinh tế các
huyện tỉnh Sóc Trăng đang chuyển dịch mạnh từ sản xuất nông nghiệp phục
vụ thị trường trong tỉnh, sang sản xuất hàng hóa nơng nghiệp phục vụ thị
trường trong nước và khu vực. Đi liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế, là quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động – xã hội. Những biến đổi lớn
trong lĩnh vực kinh tế đã dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ về văn hóa – xã hội
ở các thơn, ấp của các huyện.
Kinh tế phát triển đã giúp cho các huyện giải quyết nhiều vấn đề văn
hóa – xã hội phức tạp như: người lao động có việc làm và thu thập ổn định,
góp phần đẩy lùi các tệ nạn; giáo dục đào tạo và dạy nghề phát triển giúp
người lao động có việc làm tốt; sự hưởng thụ và sang tạo văn hóa của nhân
dân khơng ngừng phát triển. Tuy nhiên sự phát triển nói trên cũng đang đặt ra
nhiều thách thức đối với năng lực lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội của đội
ngũ cán bộ các huyện tỉnh Sóc Trăng, lãnh đạo phịng chống các tệ nạn văn
hóa – xã hội, giữ vững an ninh và trật tự an tồn xã hội.
Về văn hóa – xã hội

12


Tính đến năm 2011, dân số tồn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700
người, mật độ dân số đạt 394 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị
đạt gần 339.300 người, dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người. Dân số
nam đạt 647.900 người, trong khi đó nữ đạt 655.800 người. Tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số phân theo địa phương tăng 9,4 ‰
Các huyện của Sóc Trăng là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Hoa,
Khmer cùng với người Chăm bản địa, với một nền văn hóa đặc sắc và khá
riêng biệt mà có thể gọi là: "văn hoá xứ giồng", thể hiện qua các mặt trong
đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng, từ ngơn ngữ, mối quan hệ xã hội,
tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tơn giáo, ẩm thực và lễ hội. Nói đến Sóc
Trăng, nhiều người thường nghĩ ngay đến chùa Chén Kiểu, chùa Dơi, Vườn
cò Tân Long, Lễ hội Okom bok, bún nước lèo, bánh pía...
Tình hình y tế tại các hun tỉnh Sóc Trăng nhìn chung cũng tương đối
tốt. Hầu hết ở các đơn vị hành chính cấp huyện đều có xây dựng các bệnh
viện hay những trung tâm y tế, trạm y tế, để phục vụ cho cuộc sống của người
dân, các bệnh viện lớn như Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng, Bệnh viện 30/4,
Bệnh viện Quân Dân Y Sóc Trăng, Bệnh viện đa khoa Kế Sách, Bệnh viện đa
khoa Long Phú,...Năm 2008, Trên địa bàn tồn tỉnh có 128 cơ sở khám chữa
bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 11 bệnh viện, 12 phịng khám đa khoa
khu vực và 105 trạm y tế phường xã, tổng số giường bệnh là 2.231 giường,
trong đó các bệnh viện có 1.460 giường, phịng khám đa khoa khu vực có 190
giường, trạm y tế có 581 giường.
Nhìn chung hệ thống giáo dục tại Sóc trăng, có cơ sở hạ tầng khá đấy
đủ, đáp ứng giảng dạy cho nhiều đối tượng khác nhau. Tính đến ngày 30
tháng 09 năm 2008, tồn tỉnh Sóc Trăng có 422 trường học ở các cấp phổ
thông, đứng thứ 4 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Đến thời điểm 31
tháng 12 năm 2008, Tổng số học sinh phổ thơng đạt 206.550 học sinh, trong

đó, cấp tiểu học là 114.639 học sinh, cấp trung học cơ sở là 64.216 học sinh,

13


cấp trung học phổ thông là 27.695 học sinh. Tổng số giáo viên phổ thông trực
tiếp giảng dạy đạt 12.286 người, trong đó, giáo viên tiểu học là 6.373 người,
giáo viên trung học cơ sở là 4.091 người, giáo viên trung học phổ thơng là
1.822 người.
Sóc Trăng có rất nhiều các di tích đã, đang được xếp hạng cấp quốc gia.
Bửu Sơn tự, Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi) được xây dựng cách đây hơn 400
năm. Hòa An Hội Quán (chùa Ông Bổn) được xây dựng vào năm 1875 với
kiến trúc độc đáo của người hoa chất liệu toàn bằng đá, gỗ quý từ Trung Quốc
chở qua. Di tích này được trải qua 7 đợt trùng tu nhưng vẫn giữ được những
giá trị nghệ thuật kiến trúc. Rằm tháng giêng hàng năm nhân tết nguyên tiêu
chùa đều có tổ chức lễ hội đấu đèn lồng.
Sóc Trăng có nền văn hóa ẩm thực hết sức phong phú và đa dạng, trong
đó có thể kể đến như: Bánh pía, lạp xưởng, bánh phồng tôm, bún nước lèo là
đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng. Bánh cống ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên.
Đây là loại bánh làm từ thịt heo băm nhuyễn, bột sắn và hột đậu xanh, với
nước nắm chua ngọt. Bị nướng ngói đặc sản của huyện Mỹ Xun. Thịt bị
được nướng trên tấm ngói, gói rau bún chấm với nước mắm nêm pha....
* Quan niệm văn hóa – xã hội:
Kinh tế và văn hóa là hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, của
mọi quốc gia. Hai hoạt động đó có liên quan trực tiếp đến nhau, tác động
đến doàn bộ hoạt động khác của xã hội như chính trị, an ninh, quốc phịng.
Kinh tế tạo ra của cải vật chất, tạo nên tiềm lực vật chất. Văn hóa tạo ra các
giá trị tinh thần, làm nên tiềm lực tinh thần của con người và xã hội. Vì vậy
thuật ngữ văn hóa – xã hội dùng để khu biệt với lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Từ những phân tích trên văn hóa – xã hội được hiểu là một bộ phận

của đời sống tinh thần xã hội bao gồm những vấn đề về đạo đức, lối sống,

14


dân trí, khoa học, cơng nghệ, giáo dục, đào tạo, các tập qn tín ngưỡng
….và các vấn đề văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quan niệm trên đã khắc phục được nhận thức lạc hậu trước đây chỉ
coi văn hóa là các hoạt động nghệ thuật, biểu diễn, sáng tác, thơng tin, báo
chí. Tư duy mới đã mở rộng khái niệm văn hóa về nội dung.
* Nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội của các huyện ở
tỉnh Sóc Trăng.
Phát triển con người và xây dựng mơi trường văn hóa – xã hội trong
các lĩnh vực hoạt động ở các huyện tỉnh Sóc Trăng thời kỳ mới với những
phẩm chất tiêu biểu về trí tuệ, tư tưởng, đạo đức, lối sống; có số lượng và
cơ cấu hợp lý, lành mạnh về môi sinh.
Phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ.
Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật ở các địa phương.
Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc và di sản văn hóa các
dân tộc ít người.
Phát triển và quản lý tốt hệ thống thơng tin đại chúng ở các huyện tỉnh
Sóc Trăng .
Xây dựng chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện tốt các chính sách
văn hóa – xã hội của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội,
đặc biệt là chính sách văn hóa – xã hội đối với các tơn giáo.
Xây dựng văn hóa trong các cơ quan Đảng và Nhà nước ở địa phương.
Tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế về văn hóa giữa các địa
phương với các đối tác nước ngồi.
Thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập.
Bảo đảm an sinh xã hội cho các thành viên trong cộng đồng.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và cơng tác dân
số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe và mẹ, trẻ em.
15


Đấu tranh phịng, chống có hiệu quả đối với các tệ nạn xã hội và tai
nạn giao thông.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ phát
triển văn hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng
* Các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng
Các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ huyện
giữa hai kỳ đại hội do đại hội Đảng bộ bầu ra và được cấp trên chuẩn y.
Chức năng các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng: Là hạt nhân lãnh đạo chính
trị của đảng bộ.
Nhiệm vụ: Căn cứ vào Điều Lệ Đảng, chức năng của cấp ủy và hướng
dẫn của trên, các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng có các nhiệm vụ:
Lãnh đạo các mặt công tác của Đảng bộ huyện giữa hai kỳ đại hội do
đại hội. Quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc,
cấp trên và nghị quyết của cấp mình.
Huyện ủy là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân
lãnh đạo hệ thống chính trị. Các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng trực tiếp lãnh đạo
hệ thống chính trị và lãnh đạo mọi mặt đời sống chính trị, xã hội thực hiện
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đảng
Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, vì vậy, các huyện ủy ở tỉnh Sóc
Trăng có nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành
chính, quốc phịng, an ninh và các đồn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững
mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Chính quyền huyện là cơ quan quyền lực nhà nước, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn, có chức năng,

nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên địa bàn. Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản
của cơ quan Nhà nước cấp trên, Chính quyền huyện xác định các chủ trương,

16


kế hoạch, biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở
cơ sở; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh,
chăm lo phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội và đời sống, văn hoá, xây
dựng chính quyền; khơng ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân địa phương; làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước;
giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam huyện là tổ chức tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, nơi
thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, thống nhất hành động
của các tổ chức thành viên, tham gia với chính quyền trong việc quản lý Nhà
nước; chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân.
Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc huyện là tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân.
Tuyên truyền động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và
pháp luật. Giám sát hoạt động của cơ quan chính quyền, đại biểu dân cử, cán
bộ, công chức; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị
với Đảng, Nhà nước. Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.
Cùng chính quyền chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các tổ chức chính trị - xã hội khác
trong hệ thống chính trị huyện tỉnh Sóc Trăng bao gồm Đồn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến
binh, Cơng đồn…. Huyện ủy có nhiệm vụ lãnh đạo các tổ chức này thực hiện

đúng chức năng, nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ lợi ích thiết thực và chính đáng
của đồn viên, hội viên và nhân dân. Giáo dục và nâng cao trình độ mọi mặt
cho đồn viên, hội viên và nhân dân. Tổ chức động viên nhân dân tham gia
xây dựng các chính sách, pháp luật, tham gia quản lý Nhà nước, xây dựng
17


chính quyền và giám sát hoạt động của chính quyền.
Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức;
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ. Theo đó các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng
lãnh đạo xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh
hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường sự
đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện, quản lý
cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ
kiến thức, năng lực cơng tác cho cán bộ, đảng viên. Tham gia xây dựng và
quy chế hoạt động của cấp ủy, bảo đảm vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức
đảng trong hệ thống chính trị địa phương. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện,
bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được
chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp
hành Điều lệ Đảng
Các mối quan hệ của các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng
Một là, quan hệ giữa các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng với chính quyền
huyện là quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Huyện ủy
đối với chính quyền là một điều kiện bảo đảm cho chính quyền hoạt động đúng
Hiến pháp, pháp luật. Các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng có chức năng lãnh đạo
phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền trong quản lý Nhà nước theo
Hiến pháp, pháp luật. Quan hệ giữa chính quyền với các huyện ủy ở tỉnh Sóc
Trăng là quan hệ vừa mang tính phụ thuộc, vừa mang tính độc lập. Tính phụ
thuộc được xác định bởi vai trò lãnh đạo và địa vị cầm quyền của Đảng. Tính

độc lập được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ của chính quyền. Chính
quyền huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ
quan nhà nước cấp trên đối với các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế,
18


văn hố, xã hội, quốc phịng, an ninh… theo đường lối, quan điểm của Đảng
và luật pháp nhà nước. Là người lãnh đạo, đồng thời là thành viên của hệ
thống chính trị, các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng phải phục tùng pháp luật của
Nhà nước, tôn trọng Luật tổ chức hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân.
Hai là, quan hệ giữa các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng với Mặt trận Tổ
quốc và tổ chức chính trị - xã hội khác là quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự
lãnh đạo. Huyện ủy lãnh đạo bằng nghị quyết, thông qua các hoạt động của
ban chấp hành, thường vụ Huyện ủy, bí thư và các huyện ủy viên và người
đứng đầu Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Thông qua các báo cáo
của Mặt trận Tổ quốc và ban chấp hành các đoàn thể, Huyện ủy, Thường vụ
Huyện ủy chỉ đạo hoạt động của các tổ chức đó.
* Quan niệm lãnh đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội của các
huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng
Lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội là một nhiệm vụ, nội dung lãnh
đạo của các huyện ủy, bao gồm xây dựng nghị quyết, xác định nhiệm vụ, mục
tiêu, bước đi cụ thể phát triển văn hóa – xã hội, bảo đảm đúng đường lối, quan
điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với đặc điểm
của địa phương; lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị, các
cấp, các ngành và nhân dân thực hiện nghị quyết, nhiệm vụ, mục tiêu, nội
dung xây dựng phát triển văn hóa – xã hội đã đề ra.
Lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội là một nhiệm vụ, nội
dung rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của các

huyện ủy, bao gồm tổng thể các hoạt động đề ra chủ trương,
giải pháp; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chủ
trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã
hội của hệ thống chính trị cán bộ, đảng viên và nhân dân các
huyện theo hướng không ngừng nâng cao năng lực bảo tồn,
sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa – xã hội của các

19


tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng con người mới, xã hội
mới- XHCN.
Mục đích các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng lãnh đạo phát triển văn hóa
– xã hội làm cho văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội
của các huyện, góp phần xây dựng địa phương vững mạnh toàn diện.
Chủ thể lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội các huyện ủy ở tỉnh Sóc
Trăng là các đảng bộ huyện ở tỉnh Sóc Trăng, trong đó trách nhiệm chính,
trực tiếp, thường xuyên là các huyện ủy và ban thường vụ huyện ủy.
Lực lượng tham gia vào quá trình huyện ủy lãnh đạo phát triển văn hóa
– xã hội là ban thường vụ, đảng ủy xã, chi bộ ấp. Là các tổ chức thuộc hệ
thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, các lực lượng vũ trang
hoạt động trên địa bàn.
Đối tượng lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội của các huyện ủy là các
tổ chức và lực lượng xã hội , là cán bộ, đảng viên và nhân dân với tư cách là
người thụ hưởng và sáng tạo văn hóa – xã hội.
Nội dung lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh
Sóc Trăng bao gồm các vấn đề như:
Nâng cao dân trí, xây dựng con người về tư tưởng, chính trị đạo đức,
lối sống. Đảng ta chỉ rõ: “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con
người Việt Nam phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức,

thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung,
tơn trọng tình nghĩa, lối sống có văn hóa. Quan hệ hài hịa trong gia đình,
cơng đồng và xã hội..phát huy tinh thần u nước, ý chí tự lực tự cường,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.[16, tr.114]. Vì vậy, đây là nội dung quan
trọng lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng.
Hoạt động lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh Sóc
Trăng cần huy động sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực văn hóa để giáo
dục, xây dựng phát triển toàn diện con người đáp ứng cho yêu cầu nhiệm vụ
20


phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Xây dựng mơi trường văn hóa. Mơi trường văn hóa là cái nơi ni
dưỡng, phát triển các giá trị văn hóa, giáo dục rèn luyện con người, thúc đẩy sự
phát trển kinh tế - xã hội. Đây là nội dung quan trọng lãnh đạo phát triển văn
hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng nhằm xây dựng đời sống văn
hóa lành mạnh ở các gia đình, làng, phum sóc, ấp, cơ quan, đơn vị cơ sở, bệnh
viện, trường học; xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng của các thiết chế
văn hóa ở cơ sở....
Phát triển văn học và nghệ thuật. Văn học và nghệ thuật là một bộ
phận của văn hóa. Đảng ta khẳng định, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
văn học và nghệ thuất là sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư
tưởng, nghệ thuật, thẩm mỹ, có ý nghĩa giáo dục, bồi dưỡng nhân cách và
bản lĩnh cho các thế hệ cơng nhân. Vì vậy đây là nội dung quan trọng lãnh
đạo phát triển văn hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng. Theo đó
các huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao trách nhiệm của đội ngũ nghệ sĩ
trước nhân dân; nâng cao thị hiếu thẩm mĩ nghệ thuật cho nhân dân; khuyến
khích các hoạt động văn nghệ quần chúng; tạo điều kiện để nhân dân sáng
tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa của dân tộc. Bài trừ khuynh hướng sáng tác
suy đồi, phi nhân tính.

Bảo vệ, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc. Di sản văn
hóa dân tộc là tài sản của dân tộc, phản ánh trình độ, diện mạo, bản sắc và
bản lĩnh của các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đây là nội dung quan trọng
lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng nhằm
nâng cao trách nhiệm của nhân dân đối với việc lưu giữ, bảo vệ các giá trị
văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong kho tàng di sản văn hóa, những
nét đẹp văn hóa của cộng đồng các dân tộcViệt Nam ở tỉnh Sóc Trăng; giáo
dục phát huy truyền thống, niềm tự hòa, ý thức tự lực, tự cường cho mọi
người dân...
21


Phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ. Đảng ta khẳng
định: Phát triển khoa học – công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, đây là nội dung quan trọng lãnh đạo
phát triển văn hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng để đáp ứng yêu
cầu về nguồn nhân lực, nhân tố quyết định cho công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn các huyện tỉnh Sóc Trăng.
Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tơn giáo và dân tộc.
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng và Nhà nước ta thực
hiện nhất qn chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của
cơng dân. Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dâ tộc, tín ngưỡng, tơn giáo để
hoạt động trái pháp luật, kích động, chia rẽ nhân dân, phá hoại khối đại đoàn
kết dân tộc. Đây là nội dung quan trọng lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội
của các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, nội dung cốt lõi của lãnh đạo
cơng tác tôn giáo, dân tộc của các huyện ủy là vận động nhân dân, lấy mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là điểm tương đồng
và giá trị định hướng để đồn kết, gắn bó các dân tộc, tôn giáo vào sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng các quan hệ dân tộc - giai cấp, dân
tộc – nhân loại, tôn giáo…quản lý văn hóa theo đúng quan điểm, đường lối
của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Xây dựng và phát huy vai trò của các thiết chế văn hóa. Hệ thống
các thiết chế, thể chế văn hóa là đề bảo dảm cho các hoạt động văn hóa có
hiệu quả, theo đúng pháp luật. Theo đó các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng lãnh
đạo xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy, cán bộ; xây dựng, thực hiện cơ chế,
chính sách văn hóa; nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa;
thực hiện nhiêm túc các văn bản pháp luật về văn hóa mà nhà nước ban hành;
22


loại bỏ các phần tử thối hóa, biến chất về đạo đức; nghiêm trị tội phạm; ngăn
ngừa, đẩy lùi các hoạt động phản văn hóa, các sản phẩm phản văn hóa
Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa. Giao lưu, hợp tác quốc tế về
văn hóa là một tất yếu để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Lãnh đạo nội dung này, các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng xây dựng
chủ trương.biện pháp giới thiệu văn hóa của tỉnh huyện, con người địa
phương với nhân dân thé giới và khu vực; tiếp thu có chọn lọc các giá trị
nhân văn của văn hóa nước ngoài; giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngồi giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, hiểu biết hơn về đất
nước Việt Nam; tạo điều kiện để họ tham gia xây dựng, phát triển văn hóa
dân tộc...
Phương thức lãnh đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội của các
huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng là sự quán triệt và vận dụng cơ chế Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng nghiên cứu, quán triệt đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nghị quyết của tỉnh ủy, tình hình văn
hóa – xã hội của huyện, trên cơ sở đó ban hành nghị quyết, hoạch định chủ
trương, mục tiêu, phương hướng phát triển văn hóa – xã hội sát đúng.

Lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính
trị - xã hội đề cao trách nhiệm cụ thể hóa các chủ trương biện pháp lãnh đạo
của cấp ủy về xây dựng đời sống văn hóa thành chương trình, kế hoạch thực
hiện cụ thể.
Lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền giáo dục vận động nhân dân
tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa, đời sống
văn hóa ở cơ sở. Động viên đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao
nhận trách nhiệm, thực hiện nghiêm các Nghị quyết, chương trình hành động
của huyện ủy về phát triển văn hóa - xã hội.
23


Giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên phát huy vai trò tiền phong
gương mẫu đi đầu thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội.
Chăm lo cơng tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ
trong các cơ quan văn hóa. Tiến hành công tác kiểm tra, giám sát việc thực
hiện chủ trương biện pháp lãnh đạo của cấp ủy về nhiệm vụ phát triển văn hóa
– xã hội của huyện ủy.
Các huyện ủy lãnh đạo nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội thông qua
công tác kiểm tra, giám sát.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các huyện ủy tiến hành
công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức và đảng viên thực hiện các nghị quyết,
chương trình hành động của huyện ủy về phát triển văn hóa - xã hội. Đối
tượng kiểm tra, giám sát là tất cả cán bộ, đảng viên, kể cả cấp ủy viên.
Tổng kết rút kinh nghiệm lãnh đạo của cấp ủy về nhiệm vụ phát triển
văn hóa – xã hội của huyện.
* Vai trị lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội của các huyện ủy ở tỉnh
Sóc Trăng.
Một là, sự lãnh đạo của các Huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng đối với nhiệm
vụ phát triển văn hóa – xã hội trực tiếp góp phần quyết định giữ vững định

hướng chính trị trong nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội; xây dựng đời
sống văn hóa; hình thành phát triển nhân cách con người Việt Nam trong thời
kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thỏa mãn nhu cầu văn hóa của nhân dân. Là
hạt nhân chính trị, các Huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng xác định mục tiêu, nhiệm
vụ, các chủ trương về phát triển văn hóa – xã hội cho từng giai đoạn. Không
những đề ra đường lối, các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng cịn lãnh đạo việc tổ
chức hiện thực hoá nghị quyết lãnh đạo vào cuộc sống. Đó là lãnh đạo chính
quyền quản lý văn hóa; phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ,
đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa; lãnh đạo huy động các
24


lực lượng vật chất và tinh thần của đất nước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển
văn hóa. Với ý nghĩa ấy, sự lãnh đạo của các Huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng, trực
tiếp góp phần quyết định giữ vững định hướng chính trị trong nhiệm vụ phát
triển văn hóa – xã hội; xây dựng đời sống văn hóa; hình thành phát triển
nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
thỏa mãn nhu cầu văn hóa của nhân dân.
Hai là, sự lãnh đạo của các Huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng đối với nhiệm
vụ phát triển văn hóa – xã hội trực tiếp góp phần tạo ra nền tảng tinh thần để
giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phịng, giữ
vững an ninh chính trị ở các huyện.
Là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị huyện, các Huyện ủy ở tỉnh Sóc
Trăng ln đưa ra những quyết sách chính trị đúng đắn để động viên, cổ vũ,
tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, tạo nên sự đồng
thuận xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa mới. Thực
tiễn những năm đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho thấy,
sự trung thành vô hạn đối với lý tưởng mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; một lòng một dạ chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì
chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc nhân dân. Khơng ngừng nâng cao trình độ trí

tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn... đã giúp cho các Huyện ủy ở tỉnh Sóc
Trăng khơng ngừng nâng cao uy tín chính trị và năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu. Với ý nghĩa ấy, sự lãnh đạo của các Huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng đối
với nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội trực tiếp góp phần tạo ra nền tảng
tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc
phòng, giữ vững an ninh chính trị ở các huyện.
Ba là, sự lãnh đạo của các Huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng đối với
nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội trực tiếp góp phần đấu tranh ngăn
ngừa phịng, chống văn hóa xấu độc giữ vững trận địa văn hóa - tư
25


tưởng của Đảng làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực
của đời sống xã hội các huyện. Trong chiến lược “diễn biến hịa bình”,
các thế lực thù địch coi phá hoại về tư tưởng – văn hóa là một mũi đột
phá. Sự lãnh đạo của các Huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng đối với nhiệm vụ
phát triển văn hóa – xã hội ln đi đơi với đấu tranh phòng, chống những
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá trên lĩnh vực tư
tưởng – văn hóa, loại bỏ những yếu tố lạc hậu và bảo thủ trong văn hóa;
khắc phục sự mơ hồ, bàng quang mất cảnh giác trước những luận điệu
thù địch, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ chế độ, nền văn hóa Việt Nam của
các thế lực thù địch. Với ý nghĩa ấy, sự lãnh đạo của các Huyện ủy ở
tỉnh Sóc Trăng đối với nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội trực tiếp góp
phần đấu tranh ngăn ngừa phịng, chống văn hóa xấu độc giữ vững trận
địa văn hóa - tư tưởng của Đảng làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu
vào các lĩnh vực của đời sống xã hội các huyện.
* Những vấn đề có tính nguyên tắc các huyện ủy lãnh đạo nhiệm vụ
phát triển văn hóa – xã hội
Một là, quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối của Đảng, về xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm bản sắc

dân tộc.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc là một tất yếu được bảo đảm bởi tính đúng đắn, sáng tạo của
chủ trương, đường lối xây dựng nền văn hóa mới. Vì vậy, muốn lãnh đạo
thắng lợi nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội, các huyện ủy ở tỉnh Sóc Trăng
phải quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm, đường lối của Đảng, tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Đảng
lãnh văn hóa theo phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Đảng vạch ra
đường lối, chủ trương chính sách, nhiệm vụ. Trên cơ sở các chủ trương, chính

26


×