Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Câu hỏi ôn tập đánh giá đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.43 KB, 10 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
Câu 1: Công tác đánh giá đất đai được hiểu như thế nào? Trình bày định
nghĩa Đánh giá đất đai theo đề xuất của FAO 1976. Nêu mục đích của
đánh giá đất đai. Đánh giá đất đai đóng vai trò như thế nào đối với sử
dụng đất bền vững?
Đánh giá đất đai là quá trình xem xét khả năng thích nghi đất đai với những
loai hình sủ dụng đất khác nhau. Nhằm cung cấp thông tin về sự thuận lợi và
khó khăn của việc sử dụng đất làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về
việc sử dụng đất một cách hợp lý. Thực chất công tác đánh giá đất đai là quá
trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai với các yêu cầu sử dụng đất.
Định nghĩa Đánh giá đất đai:(FAO,1976) ĐGĐĐ là quá trình so sánh, đối
chiếu giữa những tính chất vốn có của những khoanh/vạt đất cần đánh giá với
những tính chất đất đai mà loại yêu cầu SDĐ cần phải có.
Mục đích củacông tác đánh giá đất đai: Nhằm cung cấp những thông tin về
sự thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng đất làm căn cứ cho việc đưa ra các
quyết định về việc sử dụng đất một cách có khoa học, hợp lý và hiệu quả.
Câu 2: Trình bày các khái niệm đơn vị bản đồ đất đai, tính chất đất đai,
đặc tính đất đai. Nêu 4 ví dụ cụ thể nhằm thể hiện mối quan hệ giữa tính
chất đất đai và đặc tính đất đai?
Theo FAO năm 1976 đơn vị bản đồ đất đai được định nghĩa như sau: “Đơn
vị bản đồ đất đai là một vùng hay một vạt đất trong đó có sự đồng nhất của các
yếu tố tự nhiên và có sự phân biệt của một hoặc nhiều yếu tố tự nhiên so với
các vùng lân cận.
Tínhchấtđấtđai(LandCharacteristic –LC) là các thuộc tính của đất có thể đo
đếm hoặc ước tính được. Hay tính chất đất đai là các số liệu cụ thể hóa, chi tiết
hóa, đơn vị hóa các đặc tính đấ tđai
Đặctínhđấtđai(Land Quanlity–LQ) Là các thuộc tính của đất tác động trực
tiếp đến tính thích nghi của đất đó đối với loại sử dụng đất riêng biệt.


Nêu 4 ví dụ cụ thể nhằm thể hiện mối quan hệ giữa tính chất đất đai và


đặc tính đất đai

Câu 3: Trình bày yêu cầu sử dụng đất (LR), cải tạo đất (LI) và hệ thống sử
dụng đất LUS. Giải thích vì sao trong đánh giá đất đai chúng ta không
đánh giá loại hình sử dụng đất mà là đánh giá hệ thống sử dụng đất.
Yêu cầu sử dụng đất(Requirement OfLandUse–RL) Là những điều kiện đất
đai cần thiết và đòi hỏi cho việc bố trí một loại hình sử dụng đất cụ thể một
cách ổn định và có hiệu quả.Bao gồm các yêu cầu của cây trồng,vật nuôi,các
yêu cầu về quản trịvà các yêu cầu bảo vệ đất đai.
Cải tạo đất (LI):là những h/đ tạo ra những thay đổi thuận lợi cho chất lượng
đất đai . Cải tạo đất cần đc phân biệt vs nhữn cải tạo trong sử dụng đất. Ví dụ
như những thay đổi trong sự dụng 1 loại đất hay nhữn bổ sung cho những tập
quán quản lý của 1 loại hình sử dụng đất cụ thể.
. Hệ thống sử dụn gđất :một loại hình sử dụng đất được bố trí trong một điều
kiện tự nhiên cụ thể, có thể là một đơn vị đất đai, nó bao hàm cả vấn đề đầu tư
cải tạo và thu nhập có thể có thì là một hệ thống sử dụng đất.
LUS= LMU+ LUT
Vì sao trong đánh giá đất đai chúng ta không đánh giá loại hình sử dụng
đất mà là đánh giá hệ thống sử dụng đất.
Hợp phần đất đai của LUS là đặc tính của LMU, ví dụ - loại đất, độ dốc,chế độ
ẩm của đất,lượng mưa…


• Hợp phần sử dụng đất của LUS các thuộc tính mô tả LUT : Thuộc tính sinh
học, thuộc tính kỹ thuật và quản lý sản xuất, thuộc tính kinh tế xã hội….
• Đánh giá đất chính là đánh giá tính thích nghi của hệ thống sử dụng đất
• LUS là một phần của Hệ thống canh tác và quan hệ chặt chẽ với Hệ thống
nông nghiệp của vùng sản xuất
Câu 4: Yếu tố chẩn đoán (yếu tố hạn chế) là gì? Vì sao trong đánh giá đất
đai cần phải xác định và xếp hạng các yếu tố chẩn đoán? Nêu cách xác

định ranh giới xếp hạng các yếu tố chẩn đoán.
Yếu tố chẩn đoán đoán là các tính chất đất đai có ảnh hưởng
lên sản phẩm đầu ra hay đầu tư cần thiết đầu vào nhằm xác
định đặc tính đất đai hay chất lượng đất đai.
. Yếu tố hạn chế (Limitations – Lim)
Là những chất lượng (đặc tính) đất đai hay tiêu chuẩn chẩn đoán ảnh hưởng
bất lợi đến một loại hình sử dụng đất cụ thể. Ví dụ như một đơn vị đất đai có
tính chất đất đai là độ dốc trên 80 sẽ là yếu tố hạn chế cho loại hình sử dụng
đất lúa nước; đất ngập nước thì yếu tố ngập nước sẽ là yếu tố hạn chế của
cây cà phê,…
Vì sao trong đánh giá đất đai cần phải xác định và xếp hạng các yếu tố
chẩn đoán?
o Xếp hạng các yếu tố chẩn đoán là tập hợp các giá trị yêu cầu sử dụng đất
thoả mãn các điều kiện thích nghi của một LUT
Ví dụ: Đặc tính đất đai "Chế độ nhiệt của đất"-----được xếp hạng cao nếu
như làm cho LUT đó sinh trưởng phát triển tốt, nhưng sẽ được xếp hạng
thấp nhất nếu cây trồng của LUT bị chết.
Như vậy do yêu cầu sử dụng đất của các LUT khác nhau nên việc xếp
hạng các yếu tố chẩn đoán sẽ khác nhau từ LUT này sang LUT khác
o Cấu trúc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán:
s1 - thích nghi cao

s2 - thích nghi trung bình

s3 - ít thích nghi

N - không thích nghi

Nêu cách xác định ranh giới xếp hạng các yếu tố chẩn đoán.



Ranh giới giữa S1/S2 là sự tập hợp các đk hạn chế thấp hơn của các điều
kiện thích nghi cao . Có thể coi các đk hạn chế thấp hơn là các đk mà chủ sử
dụng đất sẽ chỉ quan tâm đến khi ở mức rất an toàn.VD như độ sâu tối đa cho
rể bắp ít nhất là 120cm , ranh giới S1/S2 sẽ đc tính ở nơi mà hạn chế về độ sâu
của rể bắp bắt đầu bị a/h rỏ rệt , có thể từ 100cm or 75cm.
Ranh giới giữa S2/S3 là sự tập hợp các đk hạn chế mà mặc dù cây trồng
vẫn có thể sinh trưởng khi sử dụng các đầu vào của Lut nhưng do các đk hạn
chế đó mà nawng suất bị giảm sút (giảm tới 40%).
Ranh giới giữa S3/N là sự tập hợp các đk hạn chế mà từ đó việc sd đất or
cây trồng k có thực tế ná k có hiệu quả kinh tế. Muốn có thể sx trên loai đất
này cần phải tính toán đến việc đầu tư và quản lý sx để khắc phục dc các đk
hạn chế đó.
Câu 5: Trình bày quy trình đánh giá đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất
của FAO ?
B1-7: Đánh giá đất đai
B8-9: Quy hoạch sử đất

Câu 6: Phân hạng khả năng thích nghi đất đai là gì? Trong xây dựng bảng
phân hạng thích nghi cho một kiểu sử dụng đất thì tổng thích nghi của một
đơn vị đất đai được chọn như thế nào? Tại sao nói ranh giới các lớp thích
nghi có thể thay đổi theo thời gian? Cho ví dụ giải thích cụ thể.
Tiến trình của phân hạng khả năng thích hợp đất đai là sự đánh giá và gom các
vùng đất đai đặc trưng theo khả năng thích hợp của các vùng này đối với các
loại sử dụng đất xác định.


Câu 7: Nêu nguyên tắc và các bước xây dưng bản đồ đơn vị đất đai, các
phương pháp chồng ghép bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ đơn vị đất
đai? Nêu cách phân biệt giửa hai đơn vị bản đồ đất đai?

Nguyên tắc cơ bản xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là chồng xếp các lớp
thông tin bản đồ đơn tính thể hiện các đặc tính và tính chất đất đai quyết
định đến khả năng sử dụng đất.
Các bước tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được thực hiện như sau:
+ Thu thập các tư liệu (tài liệu bản đồ; các báo cáo thuyết minh; các tài liệu,
số liệu khác) có liên quan đến vùng nghiên cứu.
+ Lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp (các đặc tính và tính chất đất đai) thích
nghi với các LUT cần đánh giá. Trên cơ sở các chỉ tiêu phân cấp tiến hành
kiểm tra đánh giá chất lượng các tư liệu hiện có.
+ Xây dựng các bản đồ đơn/chuyên đề cùng tỉ lệ bản đồ cần thành lập theo
các chỉ tiêu phân cấp được lựa chọn, phù hợp mục đích, yêu cầu và phạm
vi đánh giá đất.
+ Lựa chọn bản đồ nền với tỷ lệ thích nghi cho việc đánh giá đất của vùng/
khu vực nghiên cứu. Thực hiện chồng ghép các bản đồ đơn tính để có
được bản đồ đơn vị đất đai với các LMU.
+ Thống kê, mô tả các đơn vị bản đồ đất đai- LMU.
Các phương pháp chồng ghép bản đồ đơn tính để xây dựng bản
đồ đơn vị đất đai


Phương pháp truyền thống
Phương pháp truyền thống xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được thực hiện trên
cơ sở chồng xếp các bản đồ đơn tính (sau khi đối soát ngoài thực địa) trên bàn
scan (bàn kính). Sau khi scan ve xong ta tiến hành chỉnh lý sơ bộ các contour
cho phù hợp. Các contour đất đai sau khi dược hoàn chỉnh sẽ được Scan vẽ
lên trên bản đồ nền chính xác, biên tập và tô màu cho bản đồ.
- Phương pháp ứng dụng GIS
Trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ứng dụng kỹ thuật GIS, ở mỗi một cơ
quan, đơn vị, trường học có những đề xuất khác nhau về quy trình cũng như
phần mềm được ứng dụng. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện của từng đơn vị mà họ

sẽ đề xuất quy trình và phần mềm ứng dụng phù hợp nhất đối với điều kiện
thực tế của đơn vị mình. Có thể kể đến 2 phần mềm được ứng dụng phổ biến
nhất trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở Việt Nam trong những năm gần
đây là phần mềm MapInfo và phần mềm Arcview. Sau đây là mô hình các
bước tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên cơ sở ứng dụng phối hợp


bộ phần mềm Mapping Offices, Microstation, Geovec, MapInfo và Arcview
được đề xuất.

Cách phân biệt giửa hai đơn vị bản đồ đất đai
Câu 8: Hãy trình bày qui trình đánh giá đất theo FAO?
- Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai dựa trên cơ sở kết quả điều tra
khảo sát các nguồn tài nguyên đất đai như: Khí hậu, địa hình, đất, nước, thực
vật, nước ngầm. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai sẽ có những đặc tính đất riêng và
khác so với những đơn vị bản đồ đất đai lân cận
- Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên quan đến
các mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bởi các nhà quy hoạch
cũng như phải phù hợp với những điều kiện về kinh tế xã hội và tự nhiên môi
trường trong khu vực đang thực hiện.
- Chuyển đổi đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất
lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này ảnh hưởng trực tiếp đến các
kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc.
- Xác định các yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã được chọn
lọc, hay gọi là yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở các chất lượng đất đai.
- Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được
diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng đất đai của mỗi đơn vị
bản đồ đất đai được diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn đoán. Kết quả cho được sự
phân hạng khả năng thích nghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng
kiểu sử dụng đất đai.

Câu 9: Cho ví dụ và giải thích vì sao nói đánh giá đất đai mang tính địa
phương. Trình bày các nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai mang tính địa phương , tức là ở các vùng có điều kiện tự
nhiên kinh tế xh khác nhau thì yếu tố dùng cho đánh giá đất đai cũng khác
nhau. Vì vậy k thể áp dụng các chỉ tiêu ĐGDD từ vùng này cho vùng khác mà
k có cùng đk tự nhiên,kt –xh.
VD: Ở vùng trung du các yếu tố dùng cho đánh giá đất đai là loại hình thổ
nhưỡng, địa hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới,... nhưng ở vùng đồng
các yếu dùng để ĐGDD lại là đất , chế độ nc tưới , xâm nhập mặn , mức độ
ngập và thời gian ngập ,...
Nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai:


1. khả năng thích nghi đất đai đc đáh giá và ploai cho từng kiểu hình sử
dung đất cụ thể.
2. Mức độ thích nghi đc XĐ từ tiêu chuẩn kinh tế
3. Phải kết hợp đa ngành trong ĐGDD
4. Việc đánh giá cần đc xem xét 1 cách tổng hợp các y/tố tự nhiên ,kinh tế
xh của vùng.
5. Khả năng thích ngi bao hàm cả việc sd đất trên cơ sở bền vững
6. Cần phải so sánh chất lượng(đặc tính) đất đai vs 2 hoặc nhiều kiểu sd
đất khác nhau.
Câu 10: Phân tích phương pháp đánh giá đất đai hai giai đoạn. Và so sánh
phương pháp đánh giá đất đai hai giai đoạn với phương pháp đánh giá đất
đai song song?
Phương pháp 2 bước: PP này đc tiến hành theo các tuần tự rõ rệt, gồm có 2
bc: B1 đsnh giá đất tự nhiên(đánh giá đất về mặt định tính, bán định lượng), B2
là phân tích kinh tế xh.
So Sánh:
Phương pháp 2 bước:

 Thuận lợi:
- Khi nghiên cứu chỉ tập trung theo từng phần từng phương pháp rõ ràng.
- Thời gian thực hiện cũng được uyển chuyển và nhân sự cũng dễ dàng tổ
chức.
- Phương pháp này được đầu tư kỹ.
- Số liệu thu được đầy đủ và rõ ràng.

-

Bất lợi:
Tốn nhiều thời gian.
Cần nhiều kinh phí cho việc đi thu thập số liệu.
Ở giai đoạn đầu chọn lọc kiểu sử dụng đất đai cho đánh giá thích nghi
không có những thông tin từ lãnh vực kinh tế.

Phương pháp song song:
 Thuận lợi:
- Có sự hợp tác đa ngành cùng thực hiện.
- Rút ngắn thời gian.
- Ít tốn kinh phí.
- Phân tích được tình hình kinh tế và xã hội.
 Bất lợi:


-

Cần phải kết hợp nhiều ngành cùng một lúc.
Phương pháp này được thực hiện cho các tỉ lệ chi tiết và bán chi tiết.

Câu 11: Trong phân hạng khả năng thích nghi đất đai của FAO thì những

cấp độ nào được công nhận và phản ảnh những gì trong cấp độ đó? Tại
sao người ta chia nhiều cấp độ khác nhau như vậy? Giải thích?


Bộ thích nghi: phản ánh loại thích nghi.
Lớp thích nghi phản ánh mức độ thích nghi trong bộ
Theo hướng dẫn đánh giá đất đai của FAO lớp thích nghi chia thành 3 lớp:
 Thích nghi cao S1.
 Thích nghi trung bình S2.
 Thích nghi kém S3.
Lớp phụ thích nghi: Lớp phụ thích hợp đất đai (Land Suitable Sub-Class):
Phản ánh những giới hạn cụ thể của từng LMU với từng LUT. Những yếu
tố này tạo ra sự khác biệt giữa các dạng thích hợp trong cùng một lớp . Vd:
thiếu ẩm độ, thiệt hại do xói mòn.
Đơn vị thích nghi: phản ánh những sự khác nhau nhỏ trong yêu cầu của lớp
phụ.
Người ta chia nhiều cấp độ khác nhau như vậy để xác định các khả năng
thích nghi một cách chi tiết và đưa ra cách quản lý đất đai chi tiết hơn mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Mỗi loại đất đai có một cách sử dụng chuyên biệt và tùy vào điều kiện
tự nhiên cũng như những đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội mà có cách
sử dụng khác nhau, chính vì vậy, để sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao


nhất thì cần phải phân ra nhiều cấp độ nhiều mức thích nghi để đánh giá sẽ
đạt được độ chính xác cao hơn.
Ví dụ:
Trên một diện tích đất ruộng với điều kiện khí hậu thời tiết như vậy thì
nên trồng cây gì là thích hợp? Cách chăm sóc phải như thế nào? Cách bón
phân phun thuốc ra làm sao?... Để đem lại năng suất cao thu được nhiều lợi

nhuận.
Việc phân hạng khả năng thích nghi sẽ giúp trả lời được phần nào
những câu hỏi trên.
Như vậy việc phân hạng khả năng thích nghi đất đai là rất cần thiết nó có
tác động rất lớn đến cả quá trình sản xuất (chi phí đầu tư, sản lượng, lợi
nhuận….) và việc phân hạng này phải dựa trên nhiều chỉ tiêu: năng lượng,
nhiệt độ, thiệt hại do đất, dịch bệnh…để có thể đánh giá một cách chi tiết và
chính xác nhất.
Câu 12: Nêu các kiểu sử dụng đất hiện có tại địa phương nơi gia đình bạn
đang sinh sống bằng quá trình chắt lọc bạn có thể lựa chọn được những
kiểu sử dụng đất nào?



×