Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

cách thiết kế câu hỏi – bài tập đánh giá năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.82 KB, 5 trang )

I. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC NHẬN THỨC VÀ MỘT SỐ ĐỘNG
TỪ THÔNG DỤNG ĐỂ SOẠN CÂU HỎI – BÀI TẬP
BIẾT:
Nhớ lại những kiến thức đã học
một cách máy móc và nhắc lại.
Các động từ tương ứng với mức độ
Biết: xác định, phân loại, mô tả, phác
thảo, lấy ví dụ, liệt kê, gọi tên, giới
thiệu/chỉ ra, nhận biết, nhớ lại, đối
chiếu.
HIỂU:
Khả năng diễn dịch, diễn giải,
giải thích hoặc suy diễn. Dự đoán
được kết quả hoặc hậu quả.
Các động từ tương ứng với mức độ
Hiểu: tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh,
chuyển đổi, ước lượng, diễn giải, phân
biệt, chứng tỏ, hình dung, trình bày lại,
lấy ví dụ.
VẬN DỤNG THẤP:
Vận dụng những gì đã học vào
một tình huống quen thuộc đã
học hay tình huống mới do GV
gợi ý.
Các động từ tương ứng thể hiện mức độ
Vận dụng thấp: giải quyết, minh họa,
tính toán, diễn dịch, dự đoán, áp dụng,
phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế ,
chứng minh
VẬN DỤNG CAO:
Sử dụng những kiến thức đã


học vào tình huống mới trong
thực tiễn cuộc sống.
Các hoạt động liên quan đến mức độ
Vận dụng cao có thể là vẽ biểu đồ, lập
dàn ý, phân biệt hoặc chia nhỏ các
thành phần, thiết kế, đặt kế hoạch, tạo
hoặc sáng tác, biện minh, phê bình hoặc
rút ra kết luận.
II. CÁCH THIẾT KẾ CÂU HỎI – BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG
LỰC:
1. Câu hỏi - bài tập đánh giá năng lực có đặc điểm: Có tình huống cụ thể,
mô tả một hiện tượng, một thí nghiệm, hoặc một đoạn văn có thể có hình ảnh
để làm sống động (lưu ý khi đưa thông tin hoặc hình ảnh cần phải trích
nguồn từ )
Sau đó đưa hệ thống câu hỏi để học sinh xử lí thông tin và vận dụng các kiến
thức,kĩ năng đã học để giải quyết tình huống thực tế.Các câu hỏi cần sắp xếp
từ dễ đến khó ở các mức độ nhận biết – thông hiểu – vận dụng thấp – vận
dụng cao.
2. Ví dụ thiết kế câu hỏi – bài tập đánh giá một số năng lực sau:
- Quan sát:
Ví dụ: Một bạn HS sau khi thu thập mẫu vật thì đã thu được các
mẫu cây như hình sau (hình vẽ).
Câu hỏi:
1. Căn cứ vào cách xếp lá trên cây, có thể chia các mẫu vật trên
thành những nhóm nào?
2. Căn cứ vào kiểu gân lá, có thể chia các mẫu vật trên thành
những kiểu gân lá nào?
- Đo đạc:
Ví dụ 1: bạn A thực hiện thí nghiệm gieo hạt đậu, bạn tiến hành đo
chiều cao cây trước và sau 3 ngày với hai nhóm cây và ghi lại được

kết quả sau (đưa bảng kết quả)
Câu hỏi:
1.
Để đo được chiều cao của cây mỗi ngày, theo em bạn đã làm như
thế nào?
2.
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy xây dựng biểu đồ biểu diễn đường
sinh trưởng của cây.
3.
Trong các ngày đó, ở thời điểm nào cây sinh trưởng nhanh nhất,
chậm nhất? Em có thể đưa ra một số lí do để dự đoán tại sao?
4.
Theo em cần làm gì để cây sinh trưởng tốt nhất?
Ví dụ 2: Để tính được S bề mặt lá/S cây đó chiếm chỗ người ta đã
thực hiện các bước làm như sau (liệt kê lần lượt các bước)
Câu hỏi:
1.
Vận dụng cách làm trên, hãy tính S lá của 2 cây trong hình vẽ bên
(một cây ít lá, một cây nhiều lá) biết S cây chiếm là như nhau và
biết số lượng lá trên cây.
2.
Tại sao cây thường có nhiều lá nhỏ?
3.
Nêu ý nghĩa của việc xếp lá
- Tìm mối quan hệ:
Ví dụ: Nghiên cứu số lượng mèo rừng và thỏ tại một khu rừng, người
ta ghi được đồ thị sau (đưa đồ thị)
Câu hỏi:
1.
Dựa trên đồ thị, nhận xét về mối quan hệ giữa số lượng 2 loài

2.
Nếu mèo bị bắt hết thì như thế nào?
- Xử lý số liệu:
Ví dụ: Một nhà điều tra xã hội học sau khi nghiên cứu về tình trạng
lây nhiễm bệnh giang mai ở một địa phương đã thu được kết quả
được thể hiện trong bảng sau (đưa bảng số liệu).
Câu hỏi:
1.
Theo em, nguyên nhân chính dẫn đến việc mắc loại bệnh đó?
2.
Năm nào có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất? Hãy đưa một số dự đoán tại
sao lại có tình trạng như vậy?
3.
Đưa ra một số biện pháp giúp làm giảm tỉ lệ lây nhiễm bệnh ở địa
phương trên?
- Đưa ra tiên đoán: dựa trên việc xử lý số liệu để đưa tiên đoán -> có thể
mô tả 1 thí nghiệm, mô tả 1 hiện tượng, đưa một bảng số liệu -> Từ đó
HS phân tích tìm ra xu hướng -> Đưa được dự đoán.
Ví dụ:
1.
Đưa thí nghiệm về chất thải ra trong quá trình quang hợp -> HS dự
đoán xem đó là chất gì?
2.
Đưa kết quả của 1 thí nghiệm với phương án thí nghiệm khác với
kết quả thu được ở đối chứng, HS dự đoán xem yếu tố nào đã tác động
vào tạo nên kết quả thí nghiệm trên.
- Hình thành giả thuyết khoa học: HS đưa ra được các giả thuyết khoa
học,
Ví dụ:
1.

Ánh sáng ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt
-Nếu để hạt trong tối thì hạt sẽ nảy mầm tốt hơn.
-Nếu để hạt ngoài sáng thì
2.
Độ ẩm ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt
-Nếu … thì
Ví dụ:
Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, một bạn
HS xác định sẽ thử nghiệm với các yếu tố: ánh sáng, độ ẩm, độ thoáng
khí… Nếu em là HS đó, em có thể đưa ra những giả thuyết khoa học
nào?
- Xác định biến và đối chứng: Một nhà khoa học muốn xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, ông đã tiến hành thí nghiệm như
sau: (Bảng gồm các cột: điều kiện, lô 1, lô 2, lô 3, lô 4…).
Câu hỏi:
1.
Hãy xác định các biến trong thí nghiệm đó.
2.
Trong thí nghiệm đó, các lô đối chứng là…
3.
Trong thí nghiệm đó, các lô thí nghiệm là…
- Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu và
kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận ->
Có thể thiết kế các bài tập kiểu từ dẽ đến khó như:
- Dễ: cho các bước tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm -> Hệ
thống câu hỏi về thí nghiệm như các thí nghiệm về tinh bột, ADN.
- Khó: Cho các nguyên liệu, dụng cụ… -> yêu cầu HS tự thiết kế thí
nghiệm.
- Khó nữa: Hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh …
- Xác định mức độ chính xác của các số liệu:

Ví dụ:
Hai bạn A và B cùng thực hiện một thí nghiệm và thu được kết quả thí
nghiệm như sau (có 2 bảng, 1 của A và 1 của B với số lần lặp lại thí
nghiệm của A nhiều hơn)
Câu hỏi:
1. Số liệu thí nghiệm của bạn nào đáng tin cậy hơn, tại sao?
2. Trong quá trình thí nghiệm, bạn A bố trí thí nghiệm như này, bạn
B bố trí thí nghiệm như kia… -> Cách bố trí nào hợp lý hơn? Tại sao?
Cách bố trí thí nghiệm như vậy ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm
như thế nào?
III. HỆ THỐNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP – THỰC HÀNH THEO CÁC
MỨC ĐỘ ĐÃ MÔ TẢ:
Bài tập 1:
Trong SGK SH8 /83. Bạn Nam thấy có hình vẽ (đưa hình vẽ) …
1.1 Gọi tên loại răng và mô tả cấu tạo của chiếc răng trong hình vẽ?
1.2 Dự đoán đặc điểm cấu tạo của mỗi loại răng phù hợp với chức năng
cắn, xé, nghiền nát thức ăn?
1.3 Hãy xác định các mặt của răng ở bản thân?
1.4 Trong các loại răng đó, loại răng nào dễ bị sâu nhất? Vì sao?
Bài tập 2:
Mỗi ngày cơ thể tiết ra khoảng 800 – 1200 ml nước bọt. Bình thường,
mỗi giờ tiết khoảng 15ml, nhưng khi nói, khi nhai và đặc biệt khi ăn thức ăn
khô sẽ tiết nhiều hơn. Ban ngày tiết nhiều hơn ban đêm.
Nước bọt không chỉ có vai trò trong tiêu hóa mà còn có tác dụng bảo vệ
răng miệng. Sở dĩ vậy là nhờ trong nước bọt có chất lizôzim có tác dụng sát
khuẩn. Những khi tiết ra ít nước bọt (vào ban đêm, khi uống thuốc kháng
sinh ) sẽ là điều kiện cho vi khuẩn phát triển nơi vết thức ăn còn dính lại,
tạo ra môi trường axít gây viêm răng lợi và làm cho miệng có mùi hôi. Bởi
vậy cần phải vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn, đặc biệt là sau bữa
tối.

2.1. Thành phần nào trong nước bọt có tác dụng bảo vệ răng miệng?
2.2. Khi nước bọt tiết ra ít sẽ gây hại như thế nào cho răng?
2.3. Bản thân em cần làm gì để hạn chế bị sâu răng?
Bài tập 3:
Theo kết quả thống kê của trạm y tế phường Tiền An – TP Bắc Ninh vào
ngày 20/5/2014 khi kiểm tra hiện trạng sâu răng liên quan tới thói quen vệ sinh
răng miệng và ăn (uống) đồ ngọt vào buổi tối của HS lớp 8A2 , trường THCS
Nguyễn Đăng Đạo-TP Bắc Ninh như sau:
Thói quen ăn uống Số HS bị sâu răng Số HS không sâu
răng
Thường xuyên ăn (uống)
đồ ngọt vào buổi tối
28 7
Không/ít ăn (uống) đồ
ngọt vào buổi tối
3 1
Dựa vào bảng số liệu trên:
3.1. Theo em tỉ lệ mắc bệnh sâu răng ở học sinh lớp 8 trường THCS
Nguyễn Đăng Đạo có liên quan gì đến thói quen ăn (uống) đồ ngọt vào buổi tối?
3.2. Tính tỉ lệ học sinh mắc bênh sâu răng liên quan đến thói quen ăn
(uống) đồ ngọt vào buổi tối?
3.3. Nếu bản thân em là một bác sĩ nha khoa em hãy tư vấn cho các bạn
HS cách phòng, chống bệnh sâu răng?

×