Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

so sánh quá trính sao chép, phiên mã, dịch mã ở nhân sơ và nhân thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.7 KB, 8 trang )

Nhóm 1 – DH11SH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO SINH HỌC PHÂN TỬ
NHÓM 1 – CHUYÊN ĐỀ 8

SO SÁNH QUÁ TRÌNH SAO CHÉP, PHIÊN MÃ, DỊCH MÃ
Ở PROKARYOTE VÀ EUKARYOTE

I.Quá trình sao chép DNA.
1. Sự giống nhau.
Sao chép DNA diễn ra theo kiểu bán bảo tồn và đều dựa trên khuôn mẫu của DNA
mẹ.
Quá trình sao chép bắt đầu tại điểm khởi đầu (origin), từ điểm này DNA sợi kép mở
xoắn tạo ra cấu trúc hình vòng theo hai hướng ngược nhau gọi là chẻ ba sao chép.
Tại chẻ ba sao chép, đầu tiên xảy ra sự tổng hợp “đoạn mồi” (primer) theo hướng
5’-3’. RNA polymerase và DNA polymerase xúc tác tổng hợp sợi mới chỉ theo chiều 5’3’ nên trên mạch khuôn có chiều 3’-5’ mạch mới được tổng hợp liên tục, mạch khuôn có
chiều 5’-3’ được tổng hợp gián đoạn, hình thành nên những đoạn Okasaki. Về sau, các
đoạn mồi được cắt bỏ và chỗ trống được thay thế bằng DNA, các đoạn Okasaki được
nối lại nhờ enzyme nối.
Nguyên liệu cho tổng hợp có 4 loại ribonucleotide: A, T, G, C.
Đều dựa vào nguyên tắc bổ sung khi lắp ráp các nucleotide trên khuôn mẫu của
từng mạch đơn trên DNA mẹ.
Kết qủa đều tạo ra 2 phân tử DNA con giống hệt DNA mẹ theo nguyên tắc bán bảo
toàn.
Luôn có quá trình sửa sai nhờ hệ thống enzyme sửa sai luôn rà soát trên phân tử
ADN.
. Sự khác nhau.
2.1 Ở Prokaryote.


Chỉ có một đơn vị sao chép (replicon), nên chỉ có một điểm khởi đầu sao chép.
Quá trình diễn biến tại điểm khởi đầu cho đến lúc hình thành chẻ ba sao chép có
thể hình dung theo 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: protein dnaA chuẩn bị bám vào điểm khởi đầu.
- Giai đoạn 2: nhiều phân tử protein dnaA và các protein phụ khác tập trung bên
trong điểm khởi đầu tạo ra cấu trúc nucleoprotein chuyên hóa của khởi điểm
(origin snup).
- Giai đoạn 3: cấu trúc Origin snup làm mở xoắn vùng DNA tại điểm khởi đầu hình
thành nên “phức hợp mở”.

Trang 1


Nhóm 1 – DH11SH

Giai đoạn 4: enzyme helicase dnaB chui vào trong phức hợp mở. sự kiện này
đòi hỏi phải có protein dnaC và ATP. Tại điểm khởi đầu diễn ra sự mở xoắn theo
cả hai hướng và hai phân tử dnaB được chuyển đến cả hai chạc của phức hợp
mở. Khi hai mạch đơn được tách ra nó được duy trì bởi protein SSB.
Quá trình sao chép DNA.
Trong quá trình nhân đôi ADN có sự tham gia của rất nhiều enzyme. 1 trong số
những enzyme quan trọng là ADN polymerase (ADN pol – vai trò chính ở nhân sơ là
ADN pol III). Enzim ADN pol có 1 đặc tính là chỉ có thể bổ sung mạch mới dựa trên đầu
3′-OH có sẵn. Điều này dẫn tới 2 đặc điểm:
- ADN pol không thể tự tổng hợp mạch mới (Nhưng ARN pol thì không đòi hỏi
yêu cầu này)=> cần 1 đoạn mồi khoảng 10 Nu (thường là ARN) – primer (enzim tổng
hợp là primase – 1 loại ARN polymerase). Đoạn mồi này có vai trò cung cấp đầu 3′-OH
cho ADN pol tổng hợp mạch mới. Sau đó, đoạn mồi này, thường, sẽ được thay thế
bằng 1 đoạn ADN tương ứng.
- ADN pol (III) chỉ có thể tổng hợp mạch mới theo chiều 5′-3′. Do vậy, trên mạch

khuôn chiều 3′-5′ sẽ được tổng hợp liên tục; còn mạch 5′-3′ sẽ được tổng hợp gián
đoạn thành các đoạn ADN ngắn khoảng 1000 Nu (gọi là đoạn Okazaki).
Để cho quá trình tái bản diễn ra phải có enzyme RNA polymerase và DNA
polymerase. Các enzyme này hoạt động theo chiều 5’-3’ mà phân tử DNA có hai mạch
phân cực ngược nhau 3’-5’ và 5’-3’. Vì vậy sự tổng hợp DNA trên hai mạch không giống
nhau: một mạch được tổng hợp liên tục hay sợi sớm (leading strand), một mạch được
tổng hợp gián đoạn hay sợi chậm (lagging strand) tạo nên những đoạn Okasaki.
Trước tiên enzyme primase xúc tiến việc tổng hợp các đoạn mồi trên cả hai mạch
khuôn tạo ra các đoạn RNA ngắn với đầu 3’-OH tự do, sau đó DNA polymerase 3 gắn
các nucleotide vào để kéo dài sợi DNA mới
Trên sợi sớm chỉ cần một lần tổng hợp đoạn mồi. Trên sợi chậm diễn ra nhiều lần
tổng hợp đoạn mồi để tổng hợp một đoạn Okasaki. Khi một đoạn Okasaki được tổng
hợp xong thì phân tử DNA polymerase 3 tách ra và phân tử DNA polymerase 1 thế vào
thực hiện chức năng: cắt bỏ đoạn mồi RNA và tổng hợp DNA thay thế chỗ đoạn mồi bị
mất đi. Khe hở còn lại giữa hai đoạn Okasaki kế nhau được nối lại nhờ enzyme ligase.
Quá trình cứ diễn ra như vậy và cuối cùng sợi DNA trở nên liên tục.
2.2 Ở Eukaryote.
Sự sao chép ở eukaryote phức tạp hơn so với ở prokaryote nhưng cơ chế của sự
sao chép ở eukaryote cũng tương tự như ở prokaryote.
Tuy nhiên, có một số điểm khác như sau:
- Trong khi ở prokaryote chỉ có một điểm khởi đầu, thì sự sao chép ở eukaryote
bắt đầu cùng một lúc ở nhiều điểm khởi đầu. Điều này là cần thiết do eukaryote có hệ
gen lớn.
- Vận tốc phát triển của chẻ ba sao chép ở eukaryote khoảng 50 nucleotide/s chỉ
bằng 1/10 so với ở E. coli.
-

Trang 2



Nhóm 1 – DH11SH

- Ở, eukaryote hệ enzyme tham gia phức tạp hơn so với prokaryote. Hệ enzyme
ADN polymerase có nhiều loại alpha, beta, gama… và cơ chế hoạt động phức tạp hơn.
Tóm lại quá trình sao chép ở prokaryote và erkaryote có sự khác nhau cơ bản:
Prokaryote
Toàn bộ DNA chỉ có một
đơn vị sao chép.

Erkaryote
Có nhiều đơn vị sao chép.

Các đoạn RNA mồi và
các đoạn okazaki
được tổng hợp

Dài

Ngắn hơn

Thời gian sao chép

Ngắn hơn (ở E.coli là 40
phút).

Tốc độ sao chép

Khoảng 1500 nuclêôtit/giây

Dài hơn (thường khoảng 6 –

10 giờ),
Khoảng 10 – 100
nuclêôtit/giây

Nơi diễn ra sao chép

Quá trình sao chép ADN ở
nhân sơ có thể diễn ra liên
tục và đồng thời với quá
trình phiên mã và dịch mã ở
trong nhân.

Đơn vị sao chép

Cơ chế kiểm soát

Tế bào không có cơ chế
kiểm soát nghiêm ngặt quá
trình sao chép.

DNA polymerase

Có một loại DNA
polymerase (pol III)

Quá trình sao chép diễn ra
trong nhân tế bào.
Tế bào có cơ chế kiểm soát
nghiêm ngặt quá trình sao
chép, điểm ori nào đã sao

chép qua 1 lần rồi thì không
lặp lại trước khi toàn bộ DNA
được sao chép hoàn toàn.
Có sự tham gia của cả 3 loại
DNA polymerase ( pol I, pol II,
pol III)

II.Quá trình phiên mã.
Khái niệm: Là quá trình truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang ARN
mạch đơn
. Sự giống nhau.
Diễn ra dưới tác dụng của enzyme DNA polymerase đặc trưng.
Vùng DNA chứa gen cần phiên mã phải mở xoắn cục bộ và chỉ một sợi đơn (gọi là
sợi có nghĩa) dùng làm khuôn cho tổng hợp RNA.
Nguyên liệu cho tổng hợp có 4 loại ribonucleotide: A, U, G, C.
Phản ứng trùng hợp RNA diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và sợi RNA được kéo dài
theo chiều 5’-3’ (ngược chiều của sợi khuôn).

Trang 3


Nhóm 1 – DH11SH

Sự khởi đầu và kết thúc phiên mã phụ thuộc vào các tín hiệu là các trình tự DNA
đặc thù nằm trước và sau gen được phiên mã. Quá trình phiên mã gồm 3 giai đoạn:
khởi đầu, kéo dài, kết thúc.
Sản phẩm đều là RNA sợi đơn.
. Sự khác nhau.
2.1 Ở Prokaryote.
Tế bào prokaryote chỉ chứa một loại RNA polymerase. Enzyme này được cấu tạo

bởi yếu tố sigma và lõi enzyme. Nhân tố sigma giúp cho DNA pol nhận biết và bám chặt
vào promoter để có thể bắc đầu phiên mã tại vị trí chính xác, và lõi enzyme đóng vai trò
chính trong tổng hợp RNA.
Promoter của gen vi khuẩn nằm ngay trước vị trí khởi đầu phiên mã. Bằng cách
phân tích các trình tự DNA này của một số lượng lớn các gen vi khuẩn người ta nhận
thấy có hai đoạn ngắn tương đối giống nhau giữa gen này và gen khác, mỗi đoạn gồm
sáu nucleotide. Đoạn thứ nhất nằm cách vị trí khởi đầu khoảng 35 bp, là sự biến đổi
của trình tự TTGACA.Đoạn thứ hai nằm cách vị trí khởi đầu khoảng 10 bp, là sự biến
đổi của trình tự TATAAT. Chúng lần lượt được gọi là vùng 35 và vùng10.
Tín hiệu kết thúc là những trình tự trên DNA có vai trò thúc đẩy sự tách RNA
polymerase ra khỏi DNA và giải phóng chuỗi RNA mới được tổng hợp.
Sao khi tổng hợp xong, RNA được sử dụng trực tiếp cho quá trình dịch mã.
2.2 Ở Eukaryote.
Tế bào eukaryote có đến ba loại RNA polymerase là RNA polymerase I (pol I), RNA
polymerase II (pol II), và RNA polymerase III (pol III). Trong đó, RNA polymerase II đảm
nhận việc phiên mã cho hầu hết các gen, chủ yếu là gen mã hóa cho protein. RNA
polymerase I phiên mã các gen tiền thân của rRNA lớn và RNA polymerase III phiên mã
các gen tRNA, một số gen RNA kích thước nhỏ của nhân (small nuclear, snRNA) và
RNA 5S. Các RNA polymerase của eukaryote cũng bao gồm nhiều tiểu đơn vị, trong
đó có những tiểu đơn vị tương ứng với các tiểu đơn vị trong enzyme của vi khuẩn.
Ở Eukaryote có hai loại gen cấu trúc: loại thứ nhất là các gen (khoảng 10%) có đoạn
mã hóa là trình tự liên tục, loại thứ hai (khoảng 90%) là các gen có trình tự mã hóa
không liên tục.
Đối với gen mà đoạn mã hóa liên tục thì sau khi được tổng hợp bản sau tiền mRNA
được gia công thành mRNA hoàn chỉnh.
Đối với gen mà đoạn mã hóa không liên tục, bên trong gen này và các tiền mRNA
tương ứng chứa các đoạn không mã hóa (intron), phân bố xen kẽ với những đoạn mã
hóa (exon). Về sau các mRNA này trải qua quá trình chế biến và gia công tinh vi để tạo
ra các mRNA trưởng thành.
Cơ chế cắt bỏ intron và nối exon:

Quá trình này được thực hiện phần lớn bởi các RNA. Các phân tử RNA này
tương đối ngắn (dưới 200 nucleotide) được gọi là snRNA. Có năm loại liên quan đến
dạng cắt nối chính là U1, U2, U4, U5 và U6. Mỗi snRNA được kết hợp với nhiều protein

Trang 4


Nhóm 1 – DH11SH

để hình thành snRNP. Có ba trình tự nằm trên intron đóng vai trò quan trọng trong quá
trình cắt nối là: vị trí cắt nối đầu 5’, vị trí phân nhánh là một trình tự giàu các pyrimidine
bao quanh một nucleotide adenine ở gần đầu 3’, và vị trí cắt nối đầu 3’. Đầu tiên, vị trí
cắt nối đầu 5’ được nhận dạng bởi U1 snRNP bằng sự bắt cặp các base bổ sung.
Vị trí phân nhánh cũng được nhận dạng bởi BBP (branch-point binding protein:
protein gắn vị trí phân nhánh) và U2AF. U2 snRNP đến thay thế BBP (nhờ U2AF giúp
đỡ). Sự bắt cặp base giữa U2 snRNA và vị trí phân nhánh làm thừa ra một gốc A không
bắt cặp và sẵn sàng phản ứng với vị trí 5’. Sau đó U4 và U6 snRNP cùng U5 snRNP
đến gắn với phức hợp trên. Dạng U1 rời khỏi phức hợp và U6 thế chỗ U1 tại vị trí cắt
nối đầu 5’. U4 được giải phóng để U6 tương tác với U2. Điều này làm cho vị trí cắt nối
đầu 5’ và vị trí phân nhánh được đặt kề nhau và tạo điều kiện cho phản ứng cắt nối xảy
ra. Nucleotide adenine đặc hiệu ở vị trí phân nhánh tấn công và cắt intron ở vị trí đầu 5’ .
Đồng thời có một liên kết đồng hóa trị xảy ra giữa A ở vị trí phân nhánh và đầu 5’ của
intron tạo nên một cấu trúc hình thòng lọng. Đầu 3’ của exon trước nối với đầu 5’ của
exon kế tiếp và thòng lọng intron được giải phóng.
Tóm lại quá trình phiên mã ở prokaryote và erkaryote có sự khác nhau cơ bản:
Prokaryote
Erkaryote
Số loại RAN pol
1
3 (pol I, II, III)

Tích hợp tín hiệu
ở sự khởi đầu
Ít
Nhiều
phiên mã
Tạo ra qua 2 bước:
-sao chép thong tin từ mạch gốc
Tạo mRNA
Trực tiếp tạo ra từ mạch gốc
tạo mRNA sơ khai.
trưởng thành
theo nguyên tắc bổ sung.
-loại bỏ các intron để tạo mRNA
trưởng thành.

Không
mRNA có thể được ribosome mRNA luôn được phiên mã hoàn
Sự kết cặp phiên
dùng ngay để dịch mã kể cả
chỉnh và được hoàn hiện trước
mã – dịch mã
khi chúng chưa phiên mã xong
dịch mã trong nhân, rồi mới rời
(ở trong nhân).
nhân ra tế bào chất để dịch mả.
mRNA
Polycistron
Monocistron

III.Quá trình dịch mã.

. Sự giống nhau.
Được thực hiện dưới sự tham gia của ribosome và 3 loại RNA(mRNA, tRNA,
rRNA) được phiên mã tử khuôn DNA.
Xảy ra trên polyribosme, ribosome “đọc” mRNA theo hướng 5’- 3’.
Sự tổng hợp đi từ đầu N đến đầu C của protein.
Sản phẩm là các chuỗi polipeptit xác định, rồi hình thành protein.
. Sự khác nhau.
2.1 Ở Prokaryote.
Trang 5


Nhóm 1 – DH11SH

Có các yếu tố khởi đầu xúc tác cho tiểu đơn vị nhỏ trong việc hình thành phức
hợp khởi đầu. Đó là IF1, IF2, IF3. Mỗi yếu tố khởi đầu có tác dụng như sau:
- IF1 giúp tiểu đơn vị nhỏ gắn vào mRNA và ngăn cản các tRNA gắn vào vùng
thuộc vị trí A trên tiểu đơn vị nhỏ.
- IF2 là một protein gắn và thủy phân GTP. IF2 thúc đẩy sự liên kết giữa fMettRNAi fMet và tiểu đơn vị nhỏ, ngăn cản những aminoacyl-tRNA khác đến gắn
vào tiểu đơn vị nhỏ.
- IF3 ngăn cản tiểu đơn vị nhỏ tái liên kết với tiểu đơn vị lớn và gắn với các
tRNA mang amino acid. IF3 gắn vào tiểu đơn vị nhỏ vào cuối vòng dịch mã trước,
nó giúp tách ribosome 70S thành tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị nhỏ.
Khi tiểu đơn vị nhỏ đã được gắn ba yếu tố khởi đầu, nó sẽ gắn tRNA khởi đầu
và mRNA. Sự gắn hai RNA này là hoàn toàn độc lập với nhau.
Bước 1: Tiểu đơn vị nhỏ gắn vào codon khởi đầu Sự liên kết giữa tiểu đơn vị
nhỏ với mRNA được thực hiện thông qua sự bắt cặp base bổ sung giữa vị trí gắn
ribosome và rRNA 16S. Các mRNA của vi khuẩn có một trình tự nucleotide đặc
hiệu gọi là trình tự Shine-Dalgarno (SD) gồm 5-10 nucleotide trước codon khởi
đầu. Trình tự này bổ sung với một trình tự nucleotide gần đầu 3' của rRNA 16S.
Tiểu đơn vị nhỏ được đặt trên mRNA sao cho codon khởi đầu được đặt đúng vào

vị trí P một khi tiểu đơn vị lớn gắn vào phức hợp.
Bước 2: tRNA đầu tiên có mang methionine biến đổi đến gắn trực tiếp với tiểu
đơn vị nhỏ. Một tRNA đặc biệt được gọi là tRNA khởi đầu đến gắn trực tiếp với vị
trí P (không qua vị trí A). tRNA này có anticodon (bộ ba đối mã) có thể bắt cặp với
AUG hoặc GUG. Tuy nhiên tRNA này không mang methionine cũng như valine
mà mang một dạng biến đổi của methionine gọi là Nformyl methionine. tRNA
khởi đầu này được gọi là fMet-tRNAi fMet.
Trong hoặc sau quá trình tổng hợp polypeptide, gốc formyl được loại bỏ bởi
enzyme deformylase. Ngoài ra, aminopeptidase sẽ loại bỏ methionine cũng như
một hoặc hai amino acid kế tiếp ở đầu chuỗi polypeptide
Bước 3: Hình thành phức hợp khởi đầu 70S. Bước gắn thêm tiểu đơn vị lớn để
tạo thành phức hợp khởi đầu 70S diễn ra như sau: khi codon khởi đầu và fMettRNAi fMet bắt cặp với nhau, tiểu đơn vị nhỏ thay đổi hình dạng làm giải phóng
IF3. Sự vắng mặt IF3 cho phép tiểu đơn vị lớn gắn vào tiểu đơn vị nhỏ đang mang
các thành phần trên. Nhờ có tiểu đơn vị lớn gắn vào, hoạt tính GTPase của IF2-

Trang 6


Nhóm 1 – DH11SH

GTP được kích thích để thủy phân GTP. IF2-GDP tạo thành có ái lực thấp đối với
ribosome và tRNA khởi đầu dẫn đến sự giải phóng IF2-GDP cũng như IF1.
Như vậy phức hợp khởi đầu cuối cùng được tạo thành bao gồm ribosome 70S được
gắn tại codon khởi đầu của mRNA, với fMet-tRNAi fMet tại vị trí P, còn vị trí A
đang trống. Phức hợp này sẵn sàng tiếp nhận một tRNA mang amino acid vào vị trí
A để bắt đầu tổng hợp polypeptide.
2.2 Ở Eukaryote.
Bước 1: Sự hình thành phức hợp tiền khởi đầu 43S
Giai đoạn khởi đầu đòi hỏi sự hỗ trợ của hơn 30 protein khác nhau, mặc dù
eukaryote cũng có những yếu tố khởi đầu tương ứng với prokaryote.

Các yếu tố khởi đầu này được ký hiệu là eIF.
Khi ribosome của eukaryote hoàn thành một chu trình dịch mã, nó tách rời ra thành
tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị nhỏ tự do thông qua tác động của các yếu tố eIF3 và
eIF1A (tương tự với IF3 ở prokaryote). Hai protein gắn GTP là eIF2 và eIF5B làm
trung gian thu hút tRNA khởi đầu đã gắn methionine (chứ không phải N-formyl
methionine như ở prokaryote) đến tiểu đơn vị nhỏ. Chính yếu tố eIF5B-GTP là
tương đồng với IF2-GTP của prokaryote. Yếu tố này liên kết với tiểu đơn vị nhỏ
theo phương thức phụ thuộc eIF1A. Rồi eIF5B-GTP giúp thu hút phức hợp eIF2GTP và MettRNAi Met đến tiểu đơn vị nhỏ. Hai protein gắn GTP này cùng nhau
đưa Met tRNAi Met vào vùng thuộc vị trí P của tiểu đơn vị nhỏ. Kết quả, hình
thành phức hợp tiền khởi đầu 43S.
Bước 2: Sự nhận dạng mũ 5’ của mRNA
Quá trình này được thực hiện thông qua eIF4F. Yếu tố này có ba tiểu đơn vị, một
tiểu đơn vị gắn vào mũ 5', hai tiểu đơn vị khác gắn với RNA. Phức hợp này lại
được gắn với eIF4B làm hoạt hóa một enzyme RNA helicase của một trong những
tiểu đơn vị của eIF4F. Helicase này tháo xoắn tất cả các cấu trúc bậc hai được hình
thành ở đầu tận cùng của mRNA. Phức hợp eIF4F/B và mRNA lại thu hút phức
hợp tiền khởi đầu 43S đến thông qua tương tác giữa eIF4F và eIF3.
Bước 3: Tiểu đơn vị nhỏ tìm thấy codon khởi đầu bằng cách quét xuôi dòng từ
đầu 5' của mRNA và sự hình thành phức hợp khởi đầu 80S Một khi được gắn vào
đầu 5' của mRNA, tiểu đơn vị nhỏ và các yếu tố liên kết với nó di chuyển dọc theo
mRNA theo hướng 5' → 3' cho đến khi gặp trình tự 5'-AUG-3' đầu tiên mà nó nhận
dạng là codon khởi đầu. Được nhận dạng bằng sự bắt cặp base bổ sung giữa
anticodon (bộ ba đối mã) của tRNA khởi đầu và codon khởi đầu. Sự bắt cặp này

Trang 7


Nhóm 1 – DH11SH

thúc đẩy phóng thích eIF2 và eIF3 cho phép tiểu đơn vị lớn gắn được vào tiểu đơn

vị nhỏ. Sự gắn này dẫn đến phóng thích các yếu tố khởi đầu còn lại thông qua sự
thủy phân GTP dưới tác dụng của eIF5B. Cuối cùng, Met-tRNAiMet được đưa vào
vị trí P của phức hợp khởi đầu 80S. Lúc này, ribosome ở trong tư thế sẵn sàng tiếp
nhận aminoacyl-tRNA vào vị trí A. Những yếu tố khởi đầu dịch mã giữ mRNA
eukaryote ở dạng vòng. Ngoài việc gắn vào đầu 5' của mRNA, các yếu tố khởi đầu
còn lien kết chặt chẽ với đầu 3' thông qua đuôi poly(A). Điều này được thực hiện
bởi sự tương tác giữa eIF4F và protein gắn poly(A) bọc bên ngoài đuôi poly(A).
Việc tìm thấy các yếu tố khởi đầu dịch mã có vai trò "vòng hóa" mRNA theo
phương thức phụ thuộc đuôi poly(A) đã giải thích được quan sát trước đây là một
khi ribosome kết thúc sự dịch mã một mRNA mà được vòng hóa thông qua đuôi
poly(A) thì ribosome mới được phóng thích này là ribosome lý tưởng để tái khởi
đầu dịch mã trên cùng mRNA.
Tóm lại quá trình dịch mã ở prokaryote và erkaryote có sự khác nhau cơ bản:
Prokaryote
Erkaryote
Nhỏ hơn (70S) gồm 50S và
Ribosome
Lớn hơn (80S) gồm 40S và 60S
30S
Axit amin đầu tiên
formyl methionine
Methionine
mRNA
mARN 1 polycistron
mARN 1 monocistron
phiên mã diễn ra trong nhân
phiên mã, dịch mã xảy ra
Nơi xảy ra dịch mã
trước, dịch mã xảy ra ở tế bào
cùng lúc

chất sau
eIF1, eIF2, eIF3, eIF4, eIF5,
Nhân tố khởi động
IF1, IF2, IF3
eIF6

Trang 8



×