Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận sử dụng đất không đúng mục đích nghiên cứu tình huống xảy ra tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.27 KB, 8 trang )

Sử dụng đất không đúng mục đích - Nghiên cứu tình
huống xảy ra tại Gia Lâm, Hà Nội
Để hoàn thành bài tiểu luận “Sử dụng đất không đúng mục đích - Nghiên cứu tình
huống xảy ra tại Gia Lâm, Hà Nội.” nhóm tôi xin cảm ơn những người bạn đã
động viên tinh thần và góp ý để tôi có thể hoàn thành được bài nghiên cứu này.
Mặc dù đã có nhiều nổ lực trong quá trình thực hiện đề tài nhưng với kiến thức và
hiểu biết về thực tiễn còn nhiều hạn chế nên chắc chắn còn nhiều sai sót. Rất mong
sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
A. Phần mở đầu
1. Tóm tắt tình huống...............................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................
3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................
B. Phần nội dung
1. Các sự kiện pháp lý xảy ra trong tình
huống……………................................................................................................
2. Các văn bản, quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước có liên quan đến các sự
kiện pháp lý xuất hiện trong tình huống...............................................................
3. Nhận xét về việc áp dụng pháp luật trong các sự kiện pháp lý của các cơ quan có
thẩm quyền...........................................................................................................
4. Kiến nghị - Kết luận.............................................................................................
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tóm tắt tình huống
Tình huống sau đây là một sự việc có thật tại Gia Lâm – Hà Nội về Công ty Coneco
san lấp trái phép nhiều m2 đất nông nghiệp.
Ông Phạm Văn Dũng ở xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội tố cáo ông Phạm Văn Đông, Giám
đốc Công ty Coneco ở 58 Thiên Đức, Gia Lâm, Hà Nội đã có hành vi san lấp trái phép
nhiều diện tích đất 03 (đất nông nghiệp giao cho hộ) để kiếm lời. Việc làm trên của ông
Đông đã kéo dài nhiều năm nay nhưng không bị ngăn chặn, xử lý…
Phó trưởng Phòng TNMT Gia Lâm cung cấp một “Biên bản làm việc” và cho biết:


Ngày 14/3/2016, Phòng TNMT cùng với xã Yên Viên đã làm việc với ông Đông về việc


quản lý, sử dụng đất mà Công ty Coneco thuê thầu. Theo đó, năm 2005, ông Đông thuê
29.680 m2 đất của xã Yên Viên, trong đó có 11.000 m² là đất ao và 18.680 m2 là đất
ruộng trũng với mục đích sử dụng để trồng cây và thả cá.
Sau khi được thuê thầu, ông Đông đã tiến hành “cải tạo” ao, phần diện tích này đang
dùng để thả cá. Phần đất trũng ông Đông đã cải tạo được một phần và đang “trồng cỏ
Mỹ”. Phần đất trũng còn lại, cuối năm 2015 ông Đông dã đổ đất san lấp và trải cát lên
trên để “tiếp tục trồng cỏ”.
Qua kiểm tra hiện trạng của cơ quan chức năng, diện tích thả cá khoảng 12.000 m 2,
khu đất trồng “cỏ Mỹ” khoảng 5.000 m2, khu đất đang cải tạo khoảng 5.000 m2. Trên khu
đất đang cải tạo còn có phần đất khoảng 200 m2 đã xây tường gạch 20m, cao khoảng 0,5
m mà ông Đông nói là xây công trình để chăn nuôi. UBND xã Yên Viên cho biết đã xử lý
chủ đầu tư do công trình này vi phạm nên hiện nay vẫn đang để hoang.
Tuy nhiên, qua thực tế, chúng tôi thấy diện tích đất vốn là ruộng đều đã bị ông Đông
san lấp bằng phế thải xây dựng và cát nên việc tái tạo để trồng lúa hầu như là không thể.
Còn diện tích mà ông Đông báo cáo là “trồng cỏ Mỹ” thì đây vẫn là bãi đất hoang với
đầy… cỏ dại. Người dân địa phương cho biết, ông Đông san lấp chẳng phải để trồng cấy
gì mà dự định sẽ làm sân tennis?! Về công trình xây dựng để “chăn nuôi” thì vi phạm đã
rõ, nhưng thay vì có biện pháp xử lý mạnh, buộc ông Đông phải hoàn trả nguyên trạng
trước vi phạm thì chính quyền lại xử lý kiểu nửa vời. Chưa hết, tại khu Hồ Vàng thuộc
xã Cổ Bi, Công ty Coneco của ông Đông cũng sử dụng sai mục đích lên đến hàng nghìn
m2. Tại đây, ông Đông đã biến đất canh tác thành nhà xưởng, bãi để xe ô tô với quy mô
rất lớn. Nhiều người dân trong khu vực cho biết, hoạt động tại khu đất này từ lâu đã
không còn dính dáng gì đến nông nghiệp.
Được biết, thời điểm ông Đông thuê thầu đất và làm bãi xe ở xã Cổ Bi là thời kỳ ông
Đinh Tất Thắng làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã. Sau khi để doanh nghiệp hủy
hoại đất nông nghiệp và sử dụng đất sai mục đích, ông Thắng đã được điều lên huyện để
giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy!

Với việc được sử dụng lô đất vàng nằm ngay đường dẫn lên cầu Thanh Trì và việc
biến báo sử dụng đất sai mục đích, ông Đông đã thu lợi không nhỏ.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nêu lên được thực trạng Sử dụng đất không đúng mục đích
- Đề xuất được biện pháp khắc phục dựa trên việc phân tích nguyên nhân của thực trạng


sử dụng đất không đúng mục đích
3. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên những kết quả thu thập được về
tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích.
- Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin trong việc nhìn nhận các vấn đề
trong quá trình nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng : Sử dụng đất không đúng mục đích
- Phạm vi :
+ Không gian : Gia Lâm , Hà Nội
+ Thời gian : Từ năm 2005 – 2016
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Các sự kiện pháp lý xảy ra trong tình huống
- Sau khi có đơn khiếu nại của ông Phạm Văn Dũng ở xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội tố cáo
ông Phạm Văn Đông, Giám đốc công ty Coneco ở 58 Thiên Đức, Hà Nội đã có hành vi
san lấp trái phép nhiều diện tích đất 03 (đất nông nghiệp giao cho hộ) để kiếm lời. Ngày
14/03/2016 Phòng TNMT cùng với xã Yên Viên đã làm việc với ông Đông về việc quản
lý, sử dụng đất mà công ty Coneco thuê thầu.
- Qua kiểm tra, UBND xã Yên Viên đã xử lý chủ đầu tư do công trình này vi phạm nên
hiện nay vẫn đang để hoang.
- Tuy nhiên trên thực tế, phần đất vốn là ruộng đã bị ông Đông san lấp bằng phế thải xây
dựng và cát nên tái tạo lại đất ruộng là điều không thể, hơn thế nữa, tại khu vực Hồ Vàng
thuộc xã Cổ Bi, Công ty Coneco của ông Đông cũng đã sử dụng sai mục đích lên đến

hàng nghìn m2.
- Như vậy, hành vi của công ty Coneco đã vi phạm khoản 2, khoản 3 điều 8 Nghị định
102 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, bên cạnh đó
cũng vi phạm Điều 12, Điều 64, Điều 66 và trách nhiệm thu hồi đất của Chủ tịch UBND
điều 143 Luật Đất đai 2013 nhưng Phòng TNMT lẫn Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm
không hề có bất cứ biên bản xử phạt chính thức nào mà chỉ “đến xem”? Đồng thời điểm
ông Đông vi phạm, ông Đinh Tất Thắng đã được điều lên huyện giữ chức vụ Ủy viên
Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ. Khuất tất, tiêu cực có thể thấy rõ qua việc
“con voi chui lọt lỗ kim” trong trường hợp này.
2. Quy định pháp luật có liên quan đến các sự kiện pháp lý xuất hiện trong tình
huống


- Luật đất đai 2013
- Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính Phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
3. Nhận xét về việc áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên
quan đến các sự kiện pháp lý xuất hiện trong tình huống
- Hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp cụ thể là Phòng TNMT và UBND
huyện Gia Lâm chưa đồng bộ, khoa học nhất là công tác kiểm tra, theo soát theo dõi,
thống kê và quản lý đất đai, đặc biệt là công tác quản lý đất nông nghiệp.
- Sự kiểm tra quản lý yếu kém của cơ quan chức năng được thể hiện cụ thể trong tình
huống là “Qua kiểm tra hiện trạng của cơ quan chức năng, diện tích thả cá khoảng
12.000 m2, khu đất trồng “cỏ Mỹ” khoảng 5.000 m2, khu đất đang cải tạo khoảng 5.000
m2. Trên khu đất đang cải tạo còn có phần đất khoảng 200 m2 đã xây tường gạch 20 m,
cao khoảng 0,5 m mà ông Đông nói là xây công trình để chăn nuôi”
nhưng khi rà soát kiểm tra thì “thấy diện tích đất vốn là ruộng đều đã bị ông Đông san
lấp bằng phế thải xây dựng và cát nên việc tái tạo để trồng lúa hầu như là không thể.
Còn diện tích mà ông Đông báo cáo là “trồng cỏ Mỹ” thì đây vẫn là bãi đất hoang với
đầy… cỏ dại.”

- Xử lý vi phạm của cơ quan chưc năng còn nửa vời chưa thuyết phục.
Việc xử lý vi phạm không dứt khoát được cụ thể trong tình huống là “việc xây dựng trên
khu đất đang cải tạo còn có phần đất khoảng 200 m2 đã xây tường gạch 20m, cao khoảng
0,5 m mà ông Đông( đại diện công ty Coneco) nói là xây công trình để chăn nuôi”.
- Công trình xây dựng để “chăn nuôi” trên đất nông nghiệp trồng trọt của công ty Coneco
đã vi phạm Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính Phủ
về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai và trách nhiệm thu hồi đất của UBND Điều
64, Điều 143 luật đất đai năm 2013 nhưng UBND huyện Gia Lâm – Hà Nội lại xử lý
chủ đầu tư công trình này một cách nửa vời không đưa ra được một quyết định xử phạt
dứt khoát, cụ thể. Làm cho công ty này tiếp tục có hành vi vi phạm.


- Thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa chú ý tới thông tin nhiều chiều, né tránh, làm ngơ
trước các vụ việc vi phạm xảy ra của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà
nước.
Được thể hiện rõ trong tình huống:

“thời điểm ông Đông thuê thầu đất và làm bãi xe ở

xã Cổ Bi là thời kỳ ông Đinh Tất Thắng làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã. Sau khi
để doanh nghiệp hủy hoại đất nông nghiệp và sử dụng đất sai mục đích, ông Thắng đã
được điều lên huyện để giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Huyện
ủy”!

“tại khu Hồ Vàng thuộc xã Cổ Bi, Công ty Coneco của ông Đông cũng sử dụng

sai mục đích lên đến hàng nghìn m 2. Tại đây, ông Đông đã biến đất canh tác thành nhà
xưởng, bãi để xe ô tô với quy mô rất lớn, hoạt động tại khu đất này từ lâu đã không còn
dính dáng gì đến nông nghiệp” Công ty Coneco đã vi phạm Khoản 3, Điều 12 Luật Đất
đai năm 2013 (sử dụng đất không đúng mục đích theo quyết định của Nhà nước), Điều

66 Luật đất đai 2013 và vi phạm trong thời gian dài, trước sự phản ánh của người dân
khu vực nhưng các cấp lãnh đạo, cơ quan chức năng vẫn làm ngơ để việc vi phạm tiếp
tục xảy ra.
=> Đã thể hiện được sự yếu kém trong công việc và trong công tác lãnh đạo của các lãnh
đạo ở địa phương và xa hơn nữa là cả một hệ thống quản lý của cơ quan Nhà nước. Nếu
không giải quyết dứt điểm và thoả đáng sẽ dẫn đến vụ việc phức tạp, nghiêm trọng hơn,
ảnh hưởng đến công tác điều hành, lãnh đạo của các cơ quan có thẩm quyền trong việc
quản lý đất đai. Tạo dư luận, xấu làm mất lòng tin đối với nhân dân đối với cả hệ thống
chính trị ở địa phương.

4. Kiến nghị - Kết luận
4.1 Kiến nghị
Qua phân tích diễn biến xử lý tình huống trên. Chúng tôi đưa ra phương pháp giải quyết
như sau:
Như trong ký kết thì mục đích thuê sử dụng đất của công ty Coneco là để trồng cây và
thả cá. Vì công ty Coneco tự ý san lấp xây dựng trái phép sử dụng đất sai mục đích trái
pháp luật nên:
- Ủy ban nhân dân Gia Lâm – Hà Nội ra quyết định xử phạt hành chính do hành vi tự ý


chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật, hình thức xử phạt (Theo Nghị định số
102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính Phủ về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực đất đai Điều 8 khoản 2: sử dụng đất không đúng mục đích, Điểm c phạt
tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng và theo khoản 3 Điều 8 Nghị Định số 102/2014/NĐ-CP
Yêu cầu công ty Coneco tháo dỡ công trình đang xây dựng và cải tạo lại thửa đất theo
đúng mục đích sử dụng ban đầu là đất ruộng và ao nuôi cá.
- Ngoài ra Công ty Coneco sẽ bị thu hồi đất theo điều 64 luật đất đai năm 2013 thẩm
quyền thu hồi thuộc UBND cấp thành phố Hà Nội.
- Nếu công ty Coneco không thực hiện việc yêu cầu tháo dỡ công trình đang xây dựng
và cải tạo lại thửa đất theo đúng mục đích sử dung ban đầu của nó, Ủy ban nhân dân Gia

Lâm – Hà Nội sẽ ra quyết định cưỡng chế hành chính và mọi phí tổn do công ty Coneco
chịu trách nhiệm.
Ưu điểm: Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm hành chính, để đảm bảo kỷ cương
phép nước và tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời nhằm răn đe giáo dục trong
nhân dân để tránh trường hợp tương tự diễn ra.
Nhược điểm: Làm ảnh hưởng đến kinh tế của công ty Coneco vì công ty đã đổ vốn xây
dựng san lấp chuyển đổi đất.
4.2 – Kết luận
Qua tình huống tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất của công ty Coneco cho thấy
cấp Ủy chính quyền địa phương và người dân, tổ chức chưa nhận thức đúng mức đất đai
là tài sản đặc biệt của quốc gia, là nguồn nội lực quan trọng và là nguồn vốn to lớn của
đất nước.
Công tác quản lý đất đai còn nhiều hạn chế, yếu kém. Người sử dụng đất, người hoạt
động xây dựng chưa thực tốt quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước. Chưa làm tốt phổ biến
tuyên truyền pháp luật về đất đai.
Chưa kịp thời thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm túc các trường hợp vi
phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn.
Qua tình huống trên cho thấy công tác yếu kém trong việc quản lý đất đai của đội ngũ
cán bộ, công chức.
=> Bài học thực tiễn cần rút ra kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về
đất đai.



TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA CƠ BẢN
( LOGO trường)
Tiểu luận: SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG ĐÚNG MỤC ĐÍCH – NGHIÊN CỨU
TÌNH HUỐNG XẢY RA TẠI GIA LÂM, HÀ NỘ
NHÓM 8, CÁC SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1. Lê Nhựt Trường
2. Ngô Cường Quốc
3. Nguyễn Mai Thanh Tuấn
4. Lăng Việt Triều
5. Huỳnh Hữu Vinh
6. Bùi Trung Hiếu
7. Trần Công Lý
8. Trần Khánh An
9. Phan Đức Trọng
TP. Cần Thơ, ngày 04 tháng 11 năm 2016



×