Tải bản đầy đủ (.pdf) (609 trang)

Quyen 7 dan chu va the che dan chu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 609 trang )

0 | 606


TINH THẦN KHAI MINH

QUYỂN

Tủ sách Nhập môn Triết học Chính trị




&



0 | 606


DÂN CHỦ VÀ
THỂ CHẾ DÂN CHỦ
--Biên soạn: Minh Anh – Vi Yên
[Nhóm Tinh Thần Khai Minh]

1 | 606


MỤC LỤC
Lời nói đầu..........................................................................................4
PHẦN I - DÂN CHỦ
Tổng quan về dân chủ .........................................................................6


Các nguyên tắc căn bản của dân chủ ....................................................78
Các nguyên tắc bầu cử dân chủ ............................................................95
Bình đẳng và dân chủ ..........................................................................120
Chính quyền đại biểu và dân chủ .........................................................139
Dân chủ là một phương tiện, không phải là cứu cánh ..........................155
Dân chủ - đó là quyền của tất cả quốc gia ............................................172
Dân chủ như một giá trị toàn cầu ........................................................191
Bàn về dân chủ ....................................................................................227

PHẦN II - THỂ CHẾ DÂN CHỦ
Thể chế chính trị cộng hòa ..................................................................285
2 | 606


Hệ thống chính trị vương quốc Anh ....................................................307
Hệ thống chính trị Mỹ ........................................................................362
Hệ thống chính trị Pháp .....................................................................428
So sánh các hệ thống chính trị.............................................................485
So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị ....................................516
So sánh các mô hình dân chủ...............................................................550

3 | 606


LỜI NÓI ĐẦU
Tủ sách “Nhập môn Triết học chính trị” là tủ sách nhập môn bàn về các
chủ đề cơ bản trong lĩnh vực Triết học chính trị, do nhóm Tinh Thần
Khai Minh sưu tầm, biên tập và chuyển ngữ từ các bài viết của các học giả
trong và ngoài nước. Chúng tôi rất cám ơn Luật Khoa Tạp chí đã hỗ trợ
và tạo điều kiện cho chúng tôi phát triển Tủ sách này. Chúng tôi cũng tỏ

lòng biết ơn đến các học giả đã dày công viết nên những bài viết chất
lượng, bổ ích.
Quyển sách này là tập hợp các bài viết giới thiệu tổng quan về khái niệm
dân chủ và một vài mô hình thể chế dân chủ trên thế giới. Chúng tôi sắp
xếp các bài viết thành hai phần chính: Phần Một bàn về những quan niệm
chung về dân chủ, được thừa nhận rộng rãi; Phần Hai trình bày về một vài
dạng tổ chức của nhà nước dân chủ như tổng thống, bán tổng thống,
đồng thuận, đa số.
Mọi thắc mắc, góp ý xin liên hệ email Xin
cám ơn quý độc giả.
Trân trọng,
Nhóm Tinh Thần Khai Minh

4 | 606


PHẦN I
DÂN CHỦ

5 | 606


BÀI MỘT

TỔNG QUAN VỀ DÂN CHỦ
Bộ Ngoại giao Mỹ

LỜI GIỚI THIỆU
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà tiếng gọi cho tự do và dân chủ
đang vang lên trên khắp địa cầu. Đông Âu vừa loại bỏ các chính phủ

chuyên chế tồn tại gần nửa thế kỷ và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ
cũng đang tranh đấu để thay thế chế độ cộng sản tồn tại gần 75 năm bằng
một trật tự dân chủ mới- trật tự mà trước đây có thể họ chưa bao giờ biết
đến. Tuy nhiên, những sự kiện xảy ra xung quanh các biến động chính trị
lớn tại châu Âu đang phủ một bóng đen lên viễn cảnh tươi sáng mà dân
chủ hứa sẽ đem lại - chính sự hứa hẹn này đang liên kết và huy động sức
mạnh của mọi người trên khắp thế giới. Nam Mỹ và Bắc Mỹ hiện nay
thực sự đang là một bán cầu của dân chủ; châu Phi đang trải qua một thời
kỳ cải cách dân chủ chưa từng có; và các thể chế dân chủ mới và năng
động hiện đang bén rễ tại châu Á.

6 | 606


Hiện tượng toàn cầu này đang làm cho những người hoài nghi phải suy
nghĩ lại, những người hoài nghi cho rằng dân chủ tự do hiện đại là một
sản phẩm nhân tạo chỉ có ở phương Tây và không thể nhân bản thành
công được ở các nền văn hóa không phải phương Tây. Trong một thế giới
mà dân chủ đã được thực thi ở nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản,
Italia và Vênezuêla, các định chế dân chủ có thể lên tiếng một cách chính
thức cho các khát vọng mang tính nhân loại toàn cầu về tự do và tự quản.
Tuy nhiên làn sóng đòi tự do mạnh mẽ trong suốt thập kỷ qua rõ ràng đã
đảm bảo cho sự thành công tối hậu của nó. Chester E. Finn, Jr.- Giáo sư
về giáo dục và chính sách công tại trường Đại học Vanderbilt kiêm Giám
đốc Tổ chức Giáo dục Xuất sắc (Educational Excellence Network), đã phát
biểu trước một nhóm các nhà giáo dục và các thành viên chính phủ tại
Managua, Nicaragua: “Con người ta sinh ra đã ưa thích tự do hơn áp bức,
đó là điều tự nhiên. Nhưng chúng ta không thể kỳ vọng rằng các hệ thống
chính trị dân chủ có thể đương nhiên được tạo ra và duy trì mãi mãi.
Ngược lại, các ý tưởng dân chủ luôn tồn tại nhưng việc thực hiện dân chủ

thì không phải lúc nào cũng làm được”.
Ngày nay, các giá trị dân chủ có thể đang được xem lại, nhưng được
xem lại theo suốt quá trình lịch sử lâu dài của loài người, từ cuộc Cách
mạng Pháp cuối thế kỷ 18 cho tới sự xuất hiện của các chế độ một đảng
7 | 606


vào giữa thế kỷ 20, phần lớn các thể chế dân chủ còn ít và tồn tại không
lâu. Thực tế này không làm cho chúng ta bi quan hay thất vọng, mà
ngược lại, đó là thách thức chúng ta phải vượt qua. Trong khi khát vọng
tự do là điều tự nhiên bẩm sinh của con người thì việc thực hiện dân chủ
lại đòi hỏi phải được giáo dục. Việc lịch sử có còn tiếp tục mở các cánh
cửa của tự do và cơ hội nữa hay không phụ thuộc vào sự quyết tâm cống
hiến và trí tuệ tập thể của chính bản thân người dân chứ không dựa trên
bất kỳ quy luật nào của lịch sử và đương nhiên cũng không dựa trên lòng
nhân từ của các nhà lãnh đạo tự bầu.
Khác với một số quan điểm, một xã hội dân chủ lành mạnh không chỉ
đơn giản là một đấu trường cho các cá nhân theo đuổi các mục đích của cá
nhân họ. Dân chủ sẽ chỉ được thực hiện khi dân chủ là mong muốn của
các công dân có quyết tâm sử dụng quyền tự do mà họ vất vả mới giành
được để tham gia vào đời sống của xã hội - góp tiếng nói của họ vào các
tranh luận tập thể, bầu ra các vị đại diện có trách nhiệm đối với các hành
động của họ và chấp nhận yêu cầu dung hòa và thỏa hiệp trong đời sống
công cộng. Các công dân của nền dân chủ được tận hưởng quyền tự do cá
nhân, nhưng họ cũng phải chia sẻ trách nhiệm cùng những người khác
xây dựng một tương lai trong đó các giá trị cơ bản của tự do và tự quản
vẫn tiếp tục được theo đuổi.
8 | 606



ÐỊNH NGHĨA DÂN CHỦ
Chính phủ của nhân dân
Dân chủ có thể là một từ quen thuộc với nhiều người, nhưng nó là một
khái niệm vẫn bị hiểu sai và sử dụng sai khi các chế độ chuyên chính và
các chính thể quân sự độc tài lợi dụng để kêu gọi sự ủng hộ của quần
chúng bằng cách tự gắn cho mình cái mác dân chủ. Tuy thế, sức mạnh
của tư tưởng dân chủ cũng đã tạo nên những biểu hiện sâu sắc nhất và
nhanh chóng nhất trong lịch sử của ý chí và trí tuệ con người: từ Pericles
thời Aten cổ đại tới Vaclav Havel ở Cộng hòa Séc hiện đại, từ Tuyên ngôn
Độc lập của Thomas Jefferson năm 1776 tới các bài diễn văn cuối cùng của
Andrei Sakharov năm 1989.
Theo định nghĩa trong từ điển, dân chủ “là chính phủ được thành lập
bởi nhân dân trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được
thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một hệ thống
bầu cử tự do”. Theo Abrham Lincoln, dân chủ là một chính phủ “của dân,
do dân và vì dân”.
Tự do và dân chủ thường hay được sử dụng thay lẫn nhau nhưng hai từ
này không đồng nghĩa với nhau. Dân chủ thực tế là một tập hợp những tư
tưởng và nguyên tắc về tự do và cũng bao gồm một tập hợp các thông lệ
9 | 606


và các thủ tục đã được đúc kết lại từ quá trình lâu dài, thường không bằng
phẳng, của lịch sử. Một cách ngắn gọn, dân chủ là sự thể chế hóa tự do.
Trên cơ sở này chúng ta có thể định rõ được các nguyên tắc cơ bản đã
được thử thách qua thời gian đối với một chính phủ lập hiến, vấn đề nhân
quyền, vấn đề bình đẳng trước pháp luật mà bất cứ một xã hội nào được
gọi là dân chủ theo đúng nghĩa của nó cũng cần phải có.
Các thể chế dân chủ được phân ra hai loại cơ bản: trực tiếp và đại diện.
Trong nền dân chủ trực tiếp, mọi công dân, không cần thông qua trung

gian là các đại diện được bầu hay chỉ định, có thể tham gia vào quá trình
đưa ra các quyết định cho các vấn đề xã hội. Một hệ thống như thế rõ
ràng chỉ có thể thực hiện được với một số tương đối ít người, ví dụ như
trong một tổ chức cộng đồng hay một hội đồng bộ lạc nào đó hay một
đơn vị cấp cơ sở của một liên đoàn lao động, khi mà các thành viên có thể
gặp gỡ nhau trong một phòng họp để bàn bạc, thảo luận các vấn đề và đi
tới quyết định bằng sự đồng thuận hoặc theo nguyên tắc biểu quyết theo
đa số. Những người Aten cổ đại, những người lập ra thể chế dân chủ đầu
tiên, đã thực hiện kiểu dân chủ trực tiếp với một hội đồng bao gồm số
lượng thành viên từ 5.000 đến 6.000 người- có thể đây là số lượng tối đa
để có thể tập hợp được ở một địa điểm và thực hiện sự dân chủ trực tiếp.

10 | 606


Xã hội hiện đại, với quy mô và tính phức tạp của nó, ít có cơ hội cho
dân chủ trực tiếp. Ngay như ở vùng đông bắc Hoa Kỳ, nơi mà cuộc họp
thị trấn New England đã thành một truyền thống thiêng liêng, thì hiện
nay hầu hết các cộng đồng đã phát triển lớn tới mức không thể tập hợp
được tất cả cư dân ở một nơi để tiến hành biểu quyết trực tiếp cho các vấn
đề có tác động tới cuộc sống của chính họ.
Ngày nay, dù là đối với một thị trấn 50.000 người hay một đất nước
trên 50 triệu người, hình thức dân chủ phổ biến nhất là hình thức dân
chủ đại diện trong đó công dân bầu ra các công chức là những người đưa
ra các quyết định chính trị, xây dựng pháp luật và quản lý các chương
trình vì lợi ích công cộng. Nhân danh nhân dân, các công chức đó phải
cân nhắc kỹ càng các vấn đề công cộng phức tạp theo một quá trình có
tính hệ thống và chu đáo, quá trình này đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian
và sức lực mà thường không thể thực hiện được đối với một số đông các
công dân đơn lẻ.

Có nhiều cách rất khác nhau để bầu ra các vị công chức. Ví dụ, ở cấp
quốc gia, các nhà lập pháp có thể được chọn lựa từ các khu vực bầu cử mà
mỗi khu vực bầu cử bầu một đại diện ứng cử duy nhất. Theo một cách
khác gọi là hệ thống đại diện theo tỷ lệ, mỗi đảng chính trị được đại diện
trong cơ quan lập pháp theo tỷ lệ đạt được trong tổng bầu cử quốc gia.
11 | 606


Bầu cử tại tỉnh hay địa phương cũng có thể theo cách bầu cử quốc gia
hoặc bằng cách nhẹ nhàng hơn thông qua sự đồng thuận của các nhóm
thay cho bầu cử. Dù được bầu theo cách nào thì các vị công chức trong
nền dân chủ đại diện cũng phải hoạt động và làm việc nhân danh nhân
dân và luôn phải chịu trách nhiệm cho các hành động của họ trước nhân
dân.

Nguyên tắc đa số và quyền thiểu số
Các nền dân chủ là các hệ thống trong đó mọi công dân được tự do đưa ra
các quyết định chính trị theo nguyên tắc đa số. Nhưng nguyên tắc đa số
cũng chưa phải là dân chủ: ví dụ, không ai có thể gọi một hệ thống là
công bằng hoặc bình đẳng nếu hệ thống đó chấp nhận cho 51% dân số
đàn áp 49% dân số còn lại với nhân danh đa số cả. Trong một xã hội dân
chủ, nguyên tắc đa số phải được ràng buộc với sự đảm bảo cho các quyền
con người của cá nhân, các quyền này, đến lượt nó, lại đóng vai trò bảo vệ
quyền lợi cho các nhóm thiểu số dù đó là dân tộc ít người, nhóm tôn giáo
hay chính trị hoặc chỉ đơn giản là những người thua cuộc trong tranh luận
về một vấn đề lập pháp nào đó. Các quyền của thiểu số không phụ thuộc
vào ý nguyện của bên đa số và cũng không thể bị loại bỏ bởi biểu quyết đa

12 | 606



số. Các quyền lợi của thiểu số được bảo vệ bởi vì các luật và định chế dân
chủ bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân.
Diane Ravitch, một học giả, tác giả và là cựu Trợ lý Bộ trưởng Giáo dục
Hoa Kỳ đã viết trong một bản tham luận cho hội thảo giáo dục tại Ba
Lan: “khi một thể chế dân chủ kiểu đại diện hoạt động đúng theo hiến
pháp mà hiến pháp đó có quy định giới hạn cho quyền lực của chính phủ
đồng thời đảm bảo các quyền cơ bản cho mọi công dân, thì chính phủ đó
được gọi là nền dân chủ lập hiến. Trong một xã hội như thế, các nguyên
tắc đa số và các quyền thiểu số được bảo vệ bởi luật và thông qua sự thể
chế hóa các điều luật”.
Đây chính là các thành phần cơ bản cho mọi thể chế dân chủ hiện đại
cho dù nó có thể thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử, văn hóa hay kinh tế.
Mặc dù có nhiều sự khác biệt rất lớn giữa các dân tộc và xã hội, các yếu tố
cơ bản như chính phủ lập hiến, nguyên tắc đa số kết hợp với quyền thiểu
số, quyền cá nhân và nguyên tắc pháp quyền đều có thể tìm thấy ở Canađa
và Costa Rica, Pháp và Bốtsoana, Nhật Bản và Ấn Độ.

Xã hội dân chủ
Dân chủ không chỉ là một tập hợp các quy định của hiến pháp và các thủ
tục để xác định cách thức hoạt động cho chính phủ. Trong một thể chế
13 | 606


dân chủ, chính phủ chỉ là một thành phần cùng tồn tại trong một kết cấu
xã hội bao gồm rất nhiều các định chế khác nhau, các đảng chính trị, các
tổ chức và các hiệp hội. Tính chất đa dạng này được gọi là đa nguyên và
thể chế dân chủ đó quy định sự tồn tại, tính pháp lý hay quyền lực của các
tổ chức và các định chế khác trong một xã hội dân chủ không phụ thuộc
vào chính phủ.

Trong một xã hội dân chủ luôn có hàng ngàn các tổ chức tư nhân hoạt
động ở cấp địa phương hay quốc gia. Rất nhiều trong số các tổ chức đó
đóng vai trò trung gian giữa các cá nhân và các định chế của chính phủ
hay các tổ chức xã hội phức tạp khác mà họ cũng là một thành phần, hoặc
thực hiện các vai trò, nhiệm vụ mà chính phủ không được giao và tạo cơ
hội cho các cá nhân thực hiện quyền và trách nhiệm của mình với tư cách
là công dân của một thể chế dân chủ.
Các nhóm này thể hiện quyền lợi của thành viên của họ theo rất nhiều
cách: ủng hộ các ứng cử viên vào các vị trí trong các cơ quan công quyền,
tranh luận các vấn đề và cố gắng tạo ảnh hưởng lên các quyết định chính
trị. Chỉ thông qua các nhóm như thế, các cá nhân mới có được con đường
để tham gia một cách có ý nghĩa vào cả chính phủ và các cộng đồng của
chính họ. Có rất nhiều ví dụ cho các nhóm như thế: các tổ chức nhân đạo

14 | 606


và nhà thờ, các nhóm môi trường và thân hữu, các hiệp hội kinh doanh và
các liên đoàn lao động.

CÁC CỘT TRỤ CỦA NỀN DÂN CHỦ
Quyền tối cao của nhân dân
Chính phủ được thành lập dựa trên sự nhất trí của người dân
Nguyên tắc đa số
Các quyền thiểu số
Đảm bảo các quyền cơ bản của con người
Bầu cử tự do và công bằng
Bình đẳng trước pháp luật
Thực hiện đúng luật
Hiến pháp đặt ra các giới hạn quyền lực của chính phủ

Đa nguyên về chính trị, kinh tế và xã hội
Thúc đẩy các giá trị của dung hòa, thực dụng, hợp tác và thỏa hiệp
Trong một xã hội chuyên quyền, các tổ chức như thế bị kiểm soát, phải
có giấy phép hoạt động và bị theo dõi hoặc phải báo cáo với chính phủ.
Trong một thể chế dân chủ, quyền lực của chính phủ được xác định rõ
15 | 606


ràng và bị giới hạn chặt chẽ bởi luật. Kết quả là các tổ chức tư nhân như
thế được tự do, không bị chính phủ kiểm soát; mà ngược lại, rất nhiều các
tổ chức đó vận động chính phủ và tìm cách nâng cao trách nhiệm của
chính phủ đối với các hành động của chính phủ. Một số tổ chức khác
quan tâm tới các vấn đề nghệ thuật, thực hiện đức tin tôn giáo, nghiên
cứu học thuật hoặc các vấn đề khác có thể tiếp xúc ít hay hoàn toàn
không tiếp xúc với chính phủ.
Trong một xã hội dân chủ có nhiều nhóm khác nhau, các công dân đều
có thể khai thác mọi khả năng tự do và trách nhiệm đối với vấn đề tự
quản lý mà không bị sức ép của bất kỳ bàn tay quyền lực nào của nhà
nước.

CÁC QUYỀN CON NGƯỜI
Các quyền không thể tước bỏ
Chúng ta coi những sự thật sau đây là hiển nhiên: mọi con người được
sinh ra đều bình đẳng, họ đã được tạo hóa ban cho một số quyền không
thể tước bỏ được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền được
mưu cầu hạnh phúc. Để bảo đảm cho các quyền đó, các chính phủ được
thiết lập nên với quyền lực chính đáng dựa trên sự nhất trí của những
người bị quản lý (người dân).
16 | 606



Trong những lời đáng ghi nhớ này của bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa
Kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự
thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ
không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các
chính phủ đó được lập ra để bảo vệ các quyền tự do đó - các quyền mà
mọi cá nhân hiển nhiên có do sự tồn tại của mình.
Theo quan điểm của các nhà triết học thời đại khai sáng của thế kỷ 17
và 18 thì các quyền không thể tước bỏ được là các quyền tự nhiên do Tạo
hóa ban cho họ. Các quyền này không bị phá hủy khi xã hội dân sự được
thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc
“chuyển nhượng” các quyền này.
Các quyền không thể tước bỏ bao gồm các quyền tự do ngôn luận và
thể hiện, tự do tín ngưỡng và nhận thức, tự do hội họp và quyền được bảo
vệ bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, đây chưa phải là bản liệt kê đầy
đủ các quyền mà các công dân có được trong một nền dân chủ. Các xã hội
dân chủ đồng thời thừa nhận các quyền dân sự như quyền được xét xử
công bằng, và còn lập nên các quyền chủ chốt mà bất kỳ chính phủ dân
chủ nào cũng phải duy trì. Vì các quyền này tồn tại không phụ thuộc vào
chính phủ, do đó chúng không thể bị luật pháp bãi bỏ cũng như không
phụ thuộc vào ý muốn nhất thời của đa số cử tri nào đó. Ví dụ như điều
17 | 606


sửa đổi bổ sung đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ không đưa ra quyền tự do
tín ngưỡng hay tự to báo chí cho dân chúng. Điều sửa đổi bổ sung đó
nghiêm cấm Quốc hội thông qua các luật vi phạm tới tự do ngôn lụân, tự
do tín ngưỡng và quyền hội họp ôn hòa. Nhà sử học Leonard Levy đã
phát biểu: “Các cá nhân có thể tự do khi chính phủ của họ không tự do”.
Các nội dung chi tiết và các thủ tục của luật pháp liên quan tới quyền

con người cần phải thay đổi tùy theo xã hội, nhưng tất cả các nền dân chủ
đều được giao trọng trách trong việc xây dựng các cấu trúc xã hội lập hiến,
lập pháp để bảo đảm cho các quyền con người đó.

Ngôn luận
Tự do ngôn luận và thể hiện là huyết mạch của bất kỳ xã hội dân chủ nào.
Tranh luận, bỏ phiếu, hội họp và phản kháng, thờ phụng và bảo đảm
công lý cho mọi người - tất cả những điều này có được đều dựa trên sự tự
do và thông suốt của ngôn luận và thông tin. Patrick Wilson, người
Canađa, sáng lập ra chương trình truyền hình Đấu tranh cho Dân chủ đã
nhận xét: “Dân chủ là trao đổi thông tin: mọi người trao đổi với người
khác về các vấn đề chung của họ và gây dựng nên một số phận chung.
Trước khi con người tự quản được mình thì họ cần phải được tự do để tự
thể hiện mình đã”.
18 | 606


Các công dân trong thể chế dân chủ được sống với một niềm tin chắc
chắn là thông qua trao đổi cởi mở về các tư tưởng và quan điểm, chân lý
và sự thật sẽ được tìm thấy để chiến thắng sai lầm hay dối trá, đồng thời
các quan điểm hay các tư tưởng khác sẽ được nhận biết giá trị rõ hơn, các
vấn đề thỏa hiệp cũng được xác định rõ ràng và khi đó con đường dẫn tới
tiến bộ, phát triển sẽ được khai thông. Sự cởi mở trong trao đổi càng lớn
thì kết quả càng tốt đẹp. Nhà bình luận người Mỹ F.B. White đã diễn tả
điều đó theo cách sau: “Báo chí ở đất nước tự do của chúng ta được tin cậy
và hữu ích cho mọi người không phải vì nó có đặc điểm tốt đẹp nào đó
mà chính vì sự đa dạng rất lớn của nó. Chừng nào càng có nhiều chủ thể,
mỗi chủ thể đều theo đuổi một sự thật riêng của họ thì chúng ta - những
người dân càng có cơ hội đạt tới chân lý và mọi vấn đề luôn được sáng tỏ.
Càng nhiều [chủ thể] thì càng tốt”.

Trái hẳn với các chế độ độc tài, các chính phủ dân chủ không kiểm
soát, ra lệnh hay đánh giá nội dung của bài viết hoặc bài nói chuyện. Thể
chế dân chủ dựa trên các công dân có học vấn và hiểu biết mà khả năng
tiếp cận của họ đối với thông tin càng lớn thì càng làm cho họ có nhiều
khả năng tham gia đầy đủ hơn vào các hoạt động xã hội. Sự dốt nát sinh
ra sự thờ ơ. Thể chế dân chủ đạt được thịnh vượng dựa trên sức mạnh của

19 | 606


các công dân luôn được tắm trong các dòng tư tưởng, dữ kiện, ý kiến và sự
xét đoán một cách tự do.
Nhưng chính phủ nên làm gì trong trường hợp các phương tiện thông
tin hoặc một số tổ chức khác lạm dụng quyền tự do ngôn luận để tạo ra
các thông tin mà theo đa số là không đúng sự thật, phản cảm, vô trách
nhiệm hoặc đơn giản chỉ là khó chấp nhận? Nói chung, câu trả lời sẽ là:
không làm gì cả! Đơn giản chỉ là: công việc của chính phủ không phải để
xử lý những vấn đề như thế. Nói chung, phương thuốc cho tự do ngôn
luận chính là ngôn luận tự do hơn. Điều này có vẻ nghịch lý, nhưng nhân
danh ngôn luận tự do, thể chế dân chủ đôi khi phải bảo vệ quyền của các
cá nhân và các tổ chức khi họ tự cho rằng các chính sách phi dân chủ
đang đàn áp ngôn luận tự do. Các công dân của xã hội dân chủ bảo vệ các
quyền này với một niềm tin tưởng là sự tranh luận cởi mở cuối cùng sẽ
dẫn tới sự thật lớn hơn và các hành động của dân chúng sẽ khôn ngoan
hơn so với khi ngôn luận hay sự bất đồng bị bóp nghẹt.
Hơn thế nữa, những người ủng hộ tự do ngôn luận lập luận rằng sự đàn
áp ngôn luận tự do mà ta thấy đối với ai đó hôm nay sẽ có khả năng là
mối đe dọa tới ngôn luận tự do của chính chúng ta vào ngày mai, điều mà
cả ta và những người khác đều cảm thấy không chấp nhận được. Một
trong những biện luận kinh điển cho quan điểm này là của nhà triết học

20 | 606


người Anh John Stuart Mill, ông đã chỉ ra từ năm 1859 trong bài viết
“Bàn về Tự do” rằng toàn dân bị tổn hại khi ngôn luận bị đàn áp. “Nếu dư
luận là đúng, họ bị tước đoạt mất cơ hội chuyển sự nhầm lẫn thành sự
thật, nếu dư luận là sai, họ mất cơ hội để có được nhận thức rõ ràng hơn
và mất cơ hội nhìn nhận sự thật sâu sắc hơn khi được đối chiếu với sai
lầm”.
Hệ quả của tự do ngôn luận là quyền của nhân dân được nhóm họp và
đòi hỏi một cách ôn hòa chính phủ phải lắng nghe những mối bất bình
của họ. Không có quyền hội họp, không có quyền được lắng nghe, khi đó
tự do ngôn luận không còn giá trị nữa. Do đó, tự do ngôn luận coi như là
vô nghĩa nếu không được gắn bó mật thiết, nếu không nói là không thể
tách rời với quyền hội họp, phản kháng và quyền đòi hỏi thay đổi. Các
chính phủ dân chủ có thể quy định một cách hợp pháp về thời gian và địa
điểm của các cuộc tập hợp và tuần hành chính trị để duy trì hòa bình,
nhưng họ cũng không thể sử dụng quyền lực để đàn áp sự phản kháng
hoặc ngăn cản các nhóm, các tổ chức phản đối lên tiếng cho công luận
nghe rõ.

21 | 606


Tự do và tín ngưỡng
Tự do tín ngưỡng, hay nói rộng hơn là tự do về nhận thức có nghĩa là
không ai bị đòi hỏi phải tin theo một tôn giáo hoặc một niềm tin nào
ngược lại với mong muốn của chính họ. Hơn nữa, không ai bị trừng phạt
hay ngược đãi bằng bất kỳ hình thức nào chỉ vì họ chọn lựa tôn giáo này
chứ không phải tôn giáo khác, hoặc không chọn lựa một tôn giáo nào cả.

Nhà nước dân chủ công nhận niềm tin tôn giáo của con người là vấn đề
hết sức riêng tư.
Theo một nghĩa liên quan, tự do tôn giáo có nghĩa là không một người
nào bị chính phủ bắt buộc phải chấp nhận một nhà thờ hoặc một tín
ngưỡng chính thức nào cả. Trẻ em không bị bắt buộc phải theo học ở một
trường tôn giáo và không một ai bị đòi hỏi phải tham dự các công việc tôn
giáo, cầu nguyện hoặc tham gia vào các hoạt động tôn giáo ngược với ý
nguyện của họ. Trải qua lịch sử và truyền thống lâu đời, rất nhiều các
quốc gia dân chủ đã thiết lập một cách chính thống các nhà thờ hoặc tôn
giáo với sự bảo trợ của nhà nước. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm nhẹ
trách nhiệm của các chính phủ dân chủ trong vai trò bảo vệ tự do cho các
cá nhân mà tín ngưỡng của họ khác với tôn giáo được khuyến khích một
cách chính thống.

22 | 606


Tư cách công dân: Quyền và trách nhiệm
Các thể chế dân chủ dựa trên nguyên tắc là chính phủ tồn tại để phục vụ
nhân dân, còn nhân dân không tồn tại để phục vụ chính phủ. Nói cách
khác, nhân dân là các công dân của nhà nước dân chủ chứ không phải là
đối tượng của nhà nước dân chủ. Khi nhà nước bảo vệ quyền của công
dân, thì đáp lại, công dân trung thành với nhà nước của họ. Dưới một chế
độ độc tài, nhà nước tồn tại như một thực thể tách rời xã hội, đòi hỏi
lòng trung thành và sự phục vụ từ những người dân của họ mà không có
một bổn phận tương xứng nào đối với dân chúng để đảm bảo có được sự
nhất trí của người dân đối với các hành động của họ.
Chẳng hạn, khi các công dân trong một xã hội dân chủ đi bầu cử là họ
thực thi quyền và trách nhiệm của họ để nhằm xác định ai sẽ là người thay
mặt họ thực hiện việc quản lý xã hội. Trái lại, trong một nhà nước độc tài,

những hoạt động bầu cử chỉ nhằm hợp pháp hóa sự lựa chọn đã định sẵn
của chế độ. Sự bầu cử trong một xã hội như thế không dính líu gì tới
quyền cũng như trách nhiệm của các công dân, mà chỉ là một sự bày tỏ
cưỡng bức sự ủng hộ của công chúng cho chính phủ.
Tương tự, các công dân trong một xã hội dân chủ được tận hưởng
quyền tham dự vào các tổ chức không phụ thuộc vào chính phủ và được
tự do tham gia vào các hoạt động của xã hội. Đồng thời họ cũng phải
23 | 606


×