Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

BỘ đề THI KHẢO sát CHẤT LƯỢNG cđ đh môn văn MA TRẬN đề TKCL văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.15 KB, 36 trang )

MA TRẬN ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016, Lần 5
Môn: Ngữ Văn

Mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

thấp

cao

Tổng số

Chủ đề
I. Đọc - hiểu

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
II. Làm văn

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Tổng số câu


Tổng số điểm
Tỉ lệ

- Nhận biết được
các phương thức
biểu đạt, các biện
pháp tu từ, thành
ngữ được dùng
và vấn đề được
đề cập trong văn
bản
5
2,0
20%
- Nhận biết được
về tác giả, tác
phẩm,
tình
huống, nhân vật
trong câu NLVH

- Phân tích ý - Viết đoạn văn
bày tỏ suy nghĩ
nghĩa của từ
- Phân tích của mình
hiệu quả của
biện pháp tu từ

2
0,5

5%
- Phân tích
được những
khía cạnh của
vấn đề trong
câu NLXH

1
0,5
5%

0,5
2,0
20%

0,5
1,5
15%

- Vận dụng
kiến thức xã
hội và kĩ năng
tạo lập văn bản
để viết bài nghị
luận về một
vấn đề xã hội
- Vận dụng
kiến thức làm
văn để viết bài
nghị luận VH

0,75
2,5
25%

5,5
4,0
40%

2,5
2,0
20%

1,75
3,0
30%

8
3,0
30%
- So sánh để
thấy được sự
tương đồng
và khác biệt
của hai đoạn
văn, lý giải
được sự khác
biệt đó

0,25
1,0

10%

2
7,0
70%

0,25
1,0
10%

10
10,0
100%


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG PTTH VĨNH YÊN

(Đề thi gồm có 02 trang)

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016 LẦN 5

Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Bảo vệ cương vực đất nước cần có sức mạnh của quốc phòng, cần có các binh chủng chính quy,
các vũ khí hiện đại. Song quyện vào sức mạnh này là các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhân tố này tạo nên sức mạnh mềm có giá trị lớn lao hỗ trợ cho sức mạnh của quốc phòng an ninh.

Có nhà chính trị đã khẳng định: “Giáo dục là an ninh quốc gia. Mỗi nhà trường là một pháo đài mềm
bảo vệ tổ quốc.”Những bài học mỗi ngày tại các nhà trường qua các bậc học, từ bậc thấp đến bậc cao,
phối hợp với nhau, bổ sung cho nhau, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước, ý chí giữ
vững cương vực của đất nước làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù.”
(Giáo dục thế hệ trẻ ý chí bảo vệ cương vực đất nước từ minh triết của tiền nhân – PGS.TS. Đặng
Quốc Bảo, Báo Giáo dục thủ đô số 60-12/2014)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,25 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3. Kể tên 2 tác phẩm đã học trong chương trình SGK Ngữ văn 12 theo anh, chị có ý nghĩa bồi dưỡng
tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ hôm nay. (0,5 điểm)
Câu 4. Anh, chị hãy nhận xét về ý kiến ―Mỗi nhà trường là một pháo đài mềm bảo vệ tổ quốc‖. Trả lời
trong khoảng 5-7 dòng (0,25 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY
Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày
Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu
Tôi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ

Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng
Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh
Và trong bia mộ đá
Lời răn dạy đời mình.
(Theo Internet, Đỗ Trung Quân)

Câu 5. Bài thơ trên được viết theo thể loại nào? Câu thơ trong bài thơ có thể có những cách ngắt nhịp nào?
(0,5 điểm)
Câu 6. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)


Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được dùng trong bài thơ. (0,5 điểm)
Câu 8. Anh, chị hãy nhận xét về quan niệm học của tác giả thể hiện trong bài thơ. Trả lời trong khoảng 5–
7 dòng. (0,25 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. ( 3,0 điểm )
Một số học sinh cho rằng đã có trí tuệ thông minh thì không cần phải học tập.Trình bày quan điểm
của anh, chịvề vấn đề này.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh, chị về hình tượng tiếng đàn trong đoạn thơ sau.
Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
Lila lila lila
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du

không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng ...
( Trích Đàn ghi-ta của Lorca, Thanh Thảo)

- HẾTThí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……….……….….….; Số báo danh:……………

HƯỚNG DẪN CHẤM


(Theo Hướng dẫn chấm chính thức của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2015)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Văn bản đã cho được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận.
-Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn: đoạn văn khẳng định và nhấn mạnh vai trò quan trọng của
giáo dục trong việc bảo vệ an ninh quốc gia.
Có thể diễn đạt theo các cách khác nhau nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục.

- Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.
- Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3. Học sinh có thể kể tên các tác phẩm:
-

Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

-

Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

-

Đất nước (Nguyễn Đình Thi)…

-

Học sinh có thể nêu các tác phẩm khác song phải chính xác theo nội dung yêu cầu của câu
hỏi.
-Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ 2 tên tác phẩm.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 tên tác phẩm.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 4. Trong đoạn văn, tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của nhà trường trong việc bồi
dưỡng lòng yêu nước, tinh thần bảo vệ tổ quốc, ý thức trách nhiệm đối với đất nước cho học
sinh.Mỗi nhà trường đều có thể tạo nên sức mạnh tinh thần vô giá cho thế hệ trẻ để thế hệ trẻ tiếp
tục kế thừa và phát huy truyền thống giữ nước của ông cha.
Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Từ đó, nhận xét về
quan niệm của tác giả (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp…).

Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 0,25: Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả và nhận xét có sức thuyết phục.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không nhận xét hoặc ngược lại.
+ Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc nhận xét không có sức thuyết
phục.
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý.
+ Không có câu trả lời.
Câu 5. Bài thơ trên viết theo thể loại thơ tự do 5 chữ.
Câu thơ 5 chữ thường được ngắt nhịp theo hai cách: 2/3 hoặc 3/2.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng hai ý trên.


- Điểm 0,25: Trả lời đúng một ý.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Phương thức biểu cảm/biểu cảm
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong hai cách trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 7. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ là:
+ Nhân hóa (Tôi học lời chim chóc/Đang nói về bình minh)
+ Điệp cấu trúc câu (Tôi học .....Tôi học lời.......)
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 8. Bài thơ đã thể hiện một quan niệm đúng đắn về việc học. Với Đỗ Trung Quân, học không
phải chỉ là ở trường, lớp mà học còn là một cuộc hành trình tìm kiếm – khám phá – lĩnh hội từ
những điều bình dị trong cuộc sống. Trong suốt cuộc đời, con người luôn luôn có thể học tập thêm
kiến thức, bồi dưỡng cho tâm hồn mình giàu có và phong phú hơn. Cuộc sống chính là một trường
học lớn giúp ta trải ngiệm mỗi ngày để thêm yêu đời và sống tốt đẹp hơn.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp…).
Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 0,25: Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả và nhận xét theo hướng trên; hoặc nêu chưa đầy đủ
quan niệm của tác giả theo hướng trên nhưng nhận xét có sức thuyết phục.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không nhận xét hoặc ngược lại
+ Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc nhận xét không có sức thuyết
phục
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý
+ Không có câu trả lời
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1.(3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo
đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt
hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với
nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của
cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện
được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn
văn.


b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với việc học
tập.

- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo
trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các
luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ
và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm)
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+Giải thích:
• Trí tuệ thông minh có thể hiểu là năng lực hiểu biết và tiếp thu nhanh chóng mọi vấn đề
trong cuộc sống, từ đó có khả năng giải quyết tốt mọi vấn đề được đặt ra.
• Học tập là quá trình thu nhận kiến thức của xã hội, của thế giới để trở thành kiến thức của
bản thân mình, với mục đích làm chủ kiến thức này để vận dụng trong cuộc sống.
• Vì vậy trí tuệ thông minh không thể thay thế cho việc học tập.
+ Chứng

minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự
đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt
chẽ, có sức thuyết phục.
+Bàn luận và mở rộng vấn đề:
• Trí tuệ thông minh của một cá nhân không thể thay thế cho kho tàng kiến thức của cả nhân
loại. Trí tuệ thông minh chỉ rút ngắn và hỗ trợ việc học tập của con người chứ không thể
thay thế hoàn toàn cho việc học tập.
• Nếu có trí tuệ thông minh, có khả năng tài giỏi mà sinh ra chủ quan, không chịu phấn đấu,
học tập thì sẽ lãng phí tài năng, lãng phí trí tuệ. Ngược lại, nếu biết chăm chỉ, cần cù, kiên
trì học tập thì sẽ nhanh chóng có được thành công.
• Bài học nhận thức và hành động:
Chúng ta phải luôn coi trọng việc học tập, biết dùng học tập để phát huy trí tuệ thông minh
sẵn có. Không nên quá tự hào, tự mãn, tự kiêu về bản thân mà quên đi việc học tập.
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích,
chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các
yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc
quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2(4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm
thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt
hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với
nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm
xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện
được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn

văn.
- Về kĩ năng:
Có kĩ năng phân tích thơ. Từ đó biết cách viết một bài nghị luận văn học có kết cấu đầy đủ, rõ ràng,
mạch lạc. Bài viết cần có những đánh giá, bình luận sắc sảo, diễn đạt biểu cảm.
- Về kiến thức:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
• Thanh Thảo là một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ, trưởng thành trong kháng chiến
chống Mỹ. Tác phẩm của Thanh Thảo gây ấn tượng ở khả năng liên tưởng phong phú, cảm hứng triết luận
sâu sắc cùng những sáng tạo độc đáo trong cấu trúc, hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng.
• Đàn ghi-ta của Lorca thể hiện sự suy tưởng của Thanh Thảo về cuộc đời, nghệ thuật, sự hi sinh và
bất tử của Lorca. Lorca vừa là một nghệ sĩ lớn, vừa là một chiến sỹ suốt đời đấu tranh cho tự do, đã bị chế
độ phát xít Franco sát hại dã man.
+ Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn:
• Bao trùm tác phẩm là âm thanh của tiếng ghi-ta. Tiếng đàn là hình tượng xuyên suốt bài thơ, là
một biểu tượng đa nghĩa.
• Tiếng đàn là biểu tượng cho đất nước Tây Ban Nha cùng với hình ảnh áo choàng đỏ. Tiếng đàn
ghi-ta góp phần khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp nổi bật của con người và đất nước Tây Ban Nha: phóng
khoáng, sôi nổi, giàu nhiệt huyết, yêu tự do và lãng mạn.
• Tiếng đàn gắn liền với hình ảnh Lorca thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và cuộc đời người nghệ sĩ. Tiếng
đàn nói lên tình cảm gắn bó với quê hương đất nước (tiếng ghi-ta nâu). Tiếng đàn gửi gắm tình yêu của thi
sĩ dành cho cô gái ấy. Tiếng đàn vỡ tan gợi lên số phận mong manh của người nghệ sĩ. Tiếng đàn gắn liền
với Lorca ở những giây phút ngắn ngủi cuối cùng của cuộc đời (tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy).
• Tiếng đàn tượng trưng cho sự bất tử cùa người nghệ sĩ chân chính, của nghệ thuật chân chính
(tiếng đàn như cỏ mọc hoang).
+ Đánh giá
• Hình tượng tiếng đàn với nhiều tầng ý nghĩa đã liên kết các khổ thơ, khơi gợi mạch cảm xúc dạt
dào của tác giả. Đây cũng là hình tượng thơ được sáng tác theo phong cách tượng trưng, siêu thực, góp
phần làm nên thành công đặc biệt của bài thơ. Sức sống bất tử của tiếng đàn , của nghệ thuật và lý tưởng tư
do của Lorca có sức ảnh hưởng rộng lớn không chỉ Tây Ban Nha mà còncả Việt Nam và thế giới.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.



- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích,
so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các
yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái
độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu
sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc
quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Lưu ý:
Giám khảo cân nhắc cho điểm phù hợp để nắm chất lượng học sinh thực tế. Không vận dụng như
chấm thi chính thức.

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ KSCL THI ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012-2013 LẦN 1
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề



I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Kết thúc đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm đã định nghĩa về đất
nước trong hai câu thơ nào? Trình bày cách hiểu của anh/chị về hai câu thơ đó.
Câu 2. (3,0 điểm)
Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai câu thơ sau:
“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.
(Dậy mà đi – Tố Hữu)
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a.(5,0 điểm) Theo chương trình Chuẩn
Trong bóng đêm tràn ngập phố huyện ở truyện ngắn ―Hai đứa trẻ‖ (Thạch Lam), anh/chị thấy có những
nguồn sáng nào xuất hiện? Phân tích ý nghĩa những nguồn sáng được nhà văn chú trọng miêu tả.
Câu 3.b. (5,0 điểm) Theo chương trình Nâng cao
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù và ông lái đò trong đoạn trích Người lái đò Sông
Đà của Nguyễn Tuân để làm rõ những nét ổn định và khác biệt trong cảm hứng thẩm mĩ và giá trị tư tưởng
của nhà văn trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
………………………Hết………………………
Chú ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh:……………………………….. SBD……………………………

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ KSCL THI ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012-2013 LẦN 1
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI C
(Hướng dẫn chấm thi gồm 05 trang)

I. Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp
án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý
và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,25.
II. Đáp án và thang điểm


Câu
1

Ý

1

2

2

Nội dung
Điểm
Kết thúc đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường 2,0
khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm đã định nghĩa về đất nước
trong hai câu thơ nào? Trình bày cách hiểu của anh/chị về hai
câu thơ đó.
Trích hai câu thơ định nghĩa về đất nước
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
0,5

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại
Giải thích ý nghĩa của hai câu thơ
- Đất Nước của Nhân dân: Nhân dân là một danh từ, vừa xác 0,5
định, vừa khẳng định nhân dân là chủ nhân thực sự của Đất Nước;
Nhân dân là người có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ Đất Nước
bằng máu xương của mình qua trường kì lịch sử, bằng lao động
và sáng tạo,…
- Đất Nước của ca dao thần thoại: Ca dao, thần thoại là những
0,5
sáng tạo nghệ thuật của Nhân dân – nơi lưu giữ những truyền
thống của dân tộc (say đắm trong tình yêu, quí trọng tình nghĩa,
quyết liệt trong trả thù và chiến đấu) làm nên diện mạo tinh thần
của Đất Nước, tinh thần của Nhân dân.
-> Như vậy, hai câu thơ trên là cách định nghĩa đất nước thật giản
0,5
dị, thật độc đáo. Đồng thời còn là cách nói khái quát, cô đọng thể
hiện sự khám phá mới mẻ và đầy trân trọng, tự hào của Nguyễn
Khoa Điềm về vai trò vĩ đại cũng như sức mạnh kì diệu của nhân
dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của
3,0
anh/chị về hai câu thơ sau:
“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.
( Dậy mà đi – Tố Hữu)

1

2


Giải thích ý kiến
-Chiến thắng là đạt được kết quả mong muốn qua sự đấu tranh
0,5
quyết liệt của bản thân.
-Chiến bại là đã đấu tranh, đã cố gắng nhưng vẫn không đạt được
mục đích.
- Khôn ở đây là sự thông minh, lanh lợi…
- Dại là hành động, suy nghĩ ngốc nghếch, lệch lạc…
- Ý nghĩa của câu nói: câu nói bàn về mối quan hệ hữu cơ giữa
0,5
thành công và thất bại: để đạt được thành công, có thể con người
phải trải qua nhiều khó khăn thử thách, nhiều lần thất bại.
Luận bàn về ý kiến
- Khẳng định quan niệm trên là đúng, đem đến cho con người một
cách sống tích cực. Bởi vì:
+ Muốn đạt được chiến thắng, con người phải trải qua chiến bại, 0,5
hơn nữa chiến thắng đồng nghĩa với vinh quang mà trong cuộc
sống ai cũng mong muốn đạt được chiến thắng. Cho nên, đó


3

4

3.a

1

2


không phải là chuyện dễ dàng mà phải trải qua gian nan, thất bại
mới có được.
+ Muốn trở nên khôn ngoan, người ta phải học hỏi và rút kinh 0,25
nghiệm từ chính sự dại dột của bản thân và của những người
khác.
+Thất bại, hay cả những sự dại dột của con người trong cuộc sống 0,25
không hoàn toàn là chuyện đáng tiếc mà ở đó ta có thể nhận được
những bài học quí giá, rèn luyện bản lĩnh để đi đến thành công.
Mở rộng, nâng cao vấn đề
-Trong xã hội hiện đại, có nhiều cơ hội hơn, nhưng cũng nhiều 0,5
khó khăn, thử thách hơn, nên nhiều người thất bại nặng nề, cay
đắng, nhưng qua trải nghiệm, rèn luyện bản thân và ý chí vươn
lên họ vẫn đi đến thành công.
-Có những người biết tận dụng thời cơ, phát huy năng lực đạt
được thành công mà không phải trải qua thất bại, đắng cay; ngược
lại, nhiều người trải qua nhiều thất bại mà vẫn không thành công
được. Điều quan trọng nhất là con người không nên nản chí trước
khó khăn, thất bại, cũng không nên tự thỏa mãn với những thành
công quá dễ dàng.
Bài học: Trong cuộc sống không nên nản chí trước thất bại, nếu 0,5
gặp phải thất bại cần rút ra bài học để vươn lên, đồng thời phải
biết trân trọng những thành công mà mình có được.
Trong bóng đêm tràn ngập phố huyện ở truyện ngắn “Hai 5,0
đứa trẻ” (Thạch Lam), anh/chị thấy có những nguồn sáng nào
xuất hiện? Phân tích ý nghĩa những nguồn sáng được nhà văn
chú trọng miêu tả.
Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
0,5
- Nêu yêu cầu của đề bài

Các nguồn sáng trong đêm phố huyện


3

* Các nguồn sáng trong truyện:
- Ánh sáng của ngọn đèn nhỏ nơi hàng nước mẹ con chị Tí;
- Ngọn đèn nhỏ trong cửa hàng tạp hóa của Liên;
- Khe ánh sáng lọt ra từ những cửa hàng để hé;
- Vòm trời với hàng ngàn những ngôi sao lấp lánh;
- Vệt sáng của những con đom đóm;
- Chấm lửa vàng lơ lửng trong đêm của gánh phở bác Siêu;
- Ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất như ma trơi;
- Ánh đèn ghi của nhà ga phố huyện;
- Ánh sáng của những ánh đèn lồng lung lay trong tay của mấy
người làm công đi đón chủ;
- Ánh sáng của đoàn tàu chạy qua phố huyện trong đêm.
*Các nguồn sáng được nhà văn chú trọng miêu tả :
- Ánh sáng từ ngọn đèn con của chị Tí:
+ Một ngọn đèn con leo lét, hiu hắt luôn bị bao vây trong bóng
tối phủ đầy của phố huyện nên “ chỉ chiếu sáng một vùng đất
nhỏ‖ và khi hai chị em Liên lặng nhìn các vì sao cảm thấy vũ trụ
thăm thẳm và bao la, đầy bí ẩn và xa lạ, chúng quay về mặt đất
lúc ấy ngọn đèn của chị Tí lay động và tỏa ra ― một quầng sáng
thân mật xung quanh‖.
+Hàng nước với ánh sáng lay lắt của ngọn đèn dường như là nơi
hội tụ của cả phố huyện và đêm tối.
+Ánh sáng ngọn đèn chị Tí xuất hiện từ đầu phần chính của
truyện đến cuối truyện, tác giả trở đi trở lại với ngọn đèn hàng
nước chị Tí không dưới năm lần và lần cuối cùng sau khi đoàn tàu

và ánh sáng của nó chìm dần vào bóng tối thì hình ảnh chiếc đèn
con của chị Tí đi vào giấc ngủ của Liên và cô bé cảm thấy mình
sống giữa bao sự xa xôi.
- Ánh sáng đoàn tàu xuất hiện ở phần cuối của truyện: Đó là
làn khói sáng trắng vận động theo đoàn tàu, đèn sáng trưng, lấp
lánh khác hẳn với những đốm sáng khác, vật vờ, leo lét trong phố
huyện và cũng khác với ánh sáng của những vì sao trong vũ trụ
thăm thẳm xa xôi. Nhưng rồi đoàn tàu cùng với ánh sáng lấp lánh
của nó cũng đi vào đêm tối. Cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo
trên toa sau cùng cũng khuất dần trong mắt chị em Liên và phố
huyện ngưng lại trong bóng tối.
* Ý nghĩa của hai nguồn sáng:
- Ánh sáng ngọn đèn hàng nước chị Tí trở thành biểu tượng cho
cuộc sống thực tại nhỏ nhoi, leo lắt hiu hắt buồn của Liên cũng
như những con người bé nhỏ khác trong phố huyện.
-Ánh sáng của đoàn tàu biểu tượng cho khát vọng, ước mơ về một
cuộc sống tươi sáng đẹp đẽ hơn, nó thành niềm thao thức đợi chờ
hàng đêm của Liên.
- Hai thứ ánh sáng này góp phần tô đậm bóng tối, làm nổi bật
cuộc sống quẩn quanh, tù túng và những ước mơ, khát vọng của
người dân phố huyện. Đó là giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc
của thiên truyện.
Đánh giá chung

1,0

1,0

1,0


1,0

0,5


- Đánh giá khái quát tác phẩm và yêu cầu của đề
- Suy nghĩ của người viết
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù và ông
lái đò trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà của Nguyễn
Tuân để làm rõ những nét ổn định và khác biệt trong cảm
hứng thẩm mĩ và giá trị tư tưởng của nhà văn trước và sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:Nguyễn Tuân là nhà văn có phong
cách độc đáo, tài hoa, uyên bác bậc nhất của nền văn xuôi hiện đại
Việt Nam. Trong cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau Cách
mạng tháng Tám, ông đều có những tác phẩm xuất sắc, Chữ
người tử tù và Người lái đò Sông Đà là hai tác phẩm tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật của nhà văn.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Qua nhân vật Huấn Cao trong Chữ
người tử tù và ông lái đò trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà,
người đọc thấy được những nét ổn định và khác biệt trong cảm
hứng thẩm mĩ và giá trị tư tưởng của nhà văn trước và sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945.

3.b

1

2


5,0

0,5

Những nét ổn định
- Cả hai tác phẩm đều có cái nhìn con người nghiêng về phương 1,5
diện tài hoa nghệ sĩ: Hình tượng ông lái đò và hình tượng nhân
vật Huấn Cao đều được Nguyễn Tuân xây dựng như những nhân
vật tài hoa nghệ sĩ.
+ Huấn Cao là một nghệ sĩ có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp.
+ Ông lái đò tuy là người lao động bình thường nhưng có thể coi
là một nghệ sĩ trong nghệ thuật băng ghềnh vượt thác.
- Ngoài tri thức chuyên môn của văn chương, hai tác phẩm trên 0,5
còn vận dụng con mắt quan sát của hội họa, điêu khắc để diễn tả
hình ảnh con người.

3

Những nét khác biệt
- Về cảm hứng thẩm mĩ: Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn
Tuân quan niệm: Tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở những con người kiệt
xuất thuộc quá khứ Vang bóng một thời. Sau Cách mạng tháng
Tám, ông quan niệm: Tài hoa nghệ sĩ có cả ở nhân dân đại chúng,
thể hiện trong lao động và chiến đấu. Cụ thể qua hai nhân vật:
+ Huấn Cao là con người của quá khứ, của lịch sử nay chỉ còn
Vang bóng; ông lái đò là con người của hiện tại hôm nay.
+ Huấn Cao là người đặc biệt, siêu phàm; ông lái đò là con người
bình thường của cuộc sống thường nhật.


0,5


+ Huấn Cao đối lập sâu sắc với xã hội, trở thành kẻ tử tù của xã
hội bất công; ông lái đò là con người đang ngày đêm đem sức lực
và trí tuệ xây dựng quê hương, đất nước.
- Về giá trị tư tưởng:

1,0

+ Chữ người tử tù ca ngợi cái đẹp của tài hoa, khí phách và thiên
lương, qua đó phủ nhận thực tại phàm tục của xã hội thực dân
phong kiến trước Cách mạng.
+ Người lái đò Sông Đà ca ngợi ông lái đò, bày tỏ niềm yêu mến
thiết tha, niềm tin yêu con người mới.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật: Huấn Cao là nhân vật của truyện 0,5
ngắn lãng mạn vì thế được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa,
còn nhân vật ông lái đò là nhân vật của thể loại tùy bút nên không
được hư cấu mà nhà văn sử dụng trí tưởng tượng của mình để tái
4

hiện một cách sinh động.
Đánh giá, khái quát lại vấn đề cần nghị luận: Hai nhân vật đã
nói lên phần nào những nét ổn định và sự vận động trong cảm
hứng thẩm mĩ và giá trị tư tưởng của nhà văn trước và sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945.

0,5

Lưu ý

- Trên đây là những ý cơ bản, học sinh có thể có cách cảm nhận và trình bày khác
nhau song phải đảm bảo được những ý cơ bản đó. Giám khảo linh hoạt chấm điểm.
- Lưu ý những bài có chất văn và có cách cảm nhận sáng tạo.
………………………Hết………………………

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ KSCL THI ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012-2013 LẦN 1
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)


Nhận xét về cách sử dụng và ý nghĩa của cặp đại từ xưng hô mình – ta trong đoạn
trích ―Việt Bắc‖ (Tố Hữu).
Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về cái danh và
cái thực trong cuộc sống.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b)
Câu 3.a.(5,0 điểm)Theo chương trình Chuẩn
Một trong những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là nhìn con
người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người
lái đò sông Đà để làm rõ nét phong cách đặc sắc ấy.
Câu 3.b.(5,0 điểm)Theo chương trình Nâng cao
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn Nâng cao 12, Tập một,
NXB Giáo dục, 2008, tr. 107)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn Nâng cao 12,
Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 123)
--------------- Hết --------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: …………………………………. Số báo danh: …………

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ KSCL THI ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012-2013 LẦN 1
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI C


HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Hướng dẫn chấm thi gồm 05 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp
án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý
và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,25.
II. Đáp án và thang điểm
Câu Ý
Nội dung
Điểm
1
Nhận xét về cách sử dụng và ý nghĩa của cặp đại từ xưng hô mình – 2,0
ta trong đoạn trích “Việt Bắc” (Tố Hữu).
1 Cách sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta:
- Trong đoạn trích bài thơ ―Việt Bắc‖, từ mình được dùng để chỉ bản thân 0,5
người nói - ngôi thứ nhất, nhưng cũng còn dùng ở ngôi thứ hai. Từ ta là
ngôi thứ nhất, chỉ người phát ngôn, nhưng có khi ta chỉ chúng ta.
- Cặp đại từ này được sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:
+ Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc 0,5
(Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).
+ Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ (Ta về,
mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).
+ Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ
mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).
2 Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ mình – ta:
- Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng 0,5
điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.
- Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ
0,5
với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng
khít tuy hai mà một.
2
3.0
Suy nghĩ về cái danh và cái thực trong cuộc sống
1 Giải thích

0,5
- Danh: Tên gọi, tiếng tăm, tư cách, cương vị của con người trong xã hội.
- Thực: Thật; là cái căn bản bên trong, khả năng thực có của con người.
=> Nói đến danh và thực là nói đến mối quan hệ bên ngoài và bên trong,
giữa vị trí và khả năng đảm nhận vị trí, giữa tiếng tăm và thực chất.
2 Bàn luận
- Danh và thực cần đi liền với nhau (danh chính ngôn thuận, ngôn thuận 0,5
việc thành). Có sự phù hợp giữa danh và thực thì xã hội sẽ ổn định, có
trật tự; cá nhân sẽ có khả năng thuyết phục, quy tụ và tạo lòng tin cho các
cá nhân khác.
- Khi danh và thực không đi liền với nhau (thực không ngang tầm, xứng 0,5
đáng với danh – không chính danh), danh sẽ trở thành thứ vỏ ngụy trang


3

giả tạo, hão huyền, vô giá trị, gây rối loạn kỉ cương xã hội, giảm sút lòng
tin của con người. Những thứ giả tạo đó thường không thể tồn tại bền
vững.
- Đại đa số danh và thực thống nhất hài hòa, mọi người đều nhận thức
được vai trò, trách nhiệm trong cương vị mà mình đảm nhận (nông dân
cấy trồng, chăn nuôi; bác sĩ chữa bệnh…)
- Có một bộ phận người thiếu thống nhất giữa danh và thực (mâu thuẫn
giữa vị trí và khả năng, tư cách và hành vi…). Hậu quả là kỉ cương có
nguy cơ rối loạn; lòng người phân tán, hoang mang, dao động; xã hội
tiềm ẩn nguy cơ rạn nứt; cá nhân thất bại ở những phương diện, mức độ
khác nhau… Cần có thái độ phê phán, bài trừ những kẻ như vậy.
Bài học nhận thức và hành động
- Là một học sinh, một thanh niên của thời đại mới, cần ý thức sâu sắc về
danh và thực:

+ Không nên chạy theo cái danh hão song cũng không nên thờ ơ với
cái danh vì coi thường danh cũng là một biểu hiện lệch lạc của ý thức.
+ Luôn bồi đắp, bổ sung để hoàn thiện cái thực. Đây cũng là cách tốt
nhất để hoàn thiện bản thân, là biểu hiện thái độ đúng đắn nhất đối với
cái danh của chính mình.
- Hành động thiết thực nhất là học tập thực sự nghiêm túc để xây dựng
cái thực cho phù hợp với cái danh trong tương lai…

0,5

0,5

0,25

0,25

Một trong những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật 5,0
Nguyễn Tuân là nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò
sông Đà để làm rõ nét phong cách đặc sắc ấy.

3.a

1

2

Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Nguyễn Tuân là một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại với 0,5
phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa, uyên bác, luôn nhìn sự vật ở

phương diện văn hóa và nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ,
có sở trường ở thể loại tùy bút.
- Người lái đò Sông Đà là một trong những áng văn tiêu biểu nhất của tập
kí ―Sông Đà‖ (1960), kết tinh tài năng và mang đậm dấu ấn phong cách
nghệ thuật Nguyễn Tuân. Ở tùy bút này, nhà văn đã xây dựng thành công
hình tượng người lái đò – một con người trí dũng, tài hoa nghệ sĩ.
Phân tích hình tượng người lái đò
0,5
a. Quan niệm về người tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa, suốt đời say mê đi tìm cái đẹp, nên
một nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của ông là luôn nhìn con
người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Với nhà văn, sự tài hoa và chất
nghệ sĩ không chỉ dành riêng cho những người làm trong lĩnh vực nghệ
thuật mà dành cho tất cả mọi người ở mọi ngành nghề, lĩnh vực miễn là
họ đạt đến trình độ điêu luyện, siêu phàm trong công việc của mình.
Đồng thời, cốt cách của người nghệ sĩ thể hiện qua sự đam mê, phong
thái ung dung, lịch lãm trong mọi hoàn cảnh sống.
- Ông lái đò là một trong nhiều nhân vật được Nguyễn Tuân nhìn nhận,
miêu tả, đánh giá ở phương diện tài hoa nghệ sĩ: ―một tay lái ra hoa‖.
b. Phẩm chất tài hoa nghệ sĩ của người lái đò


3

3.b

0,5
- Lai lịch và chân dung:
+ Lai lịch: Quê Lai Châu; làm nghề lái đò xuôi ngược trên Sông Đà hàng
chục năm; không có tên cụ thể mà được gọi theo nghề nghiệp ―ông lái đò

Lai Châu‖.
+ Chân dung: mang nhiều dấu ấn nghề nghiệp và thể hiện những tố chất
đặc biệt: tay ―lêu nghêu‖, chân ―khuỳnh khuỳnh‖, giọng nói ào ào như
sóng nước, bả vai nổi lên những ―củ nâu‖ - thứ huân chương siêu hạng,
―cái đầu quắc thước…trẻ tráng‖.
- Vẻ đẹp trí dũng:
+ Ông lái đò là người tài trí : ―Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần 1,5
sông thần đá”, “ thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở
này”,... Bằng sự lão luyện, từng trải, thành thạo nghề sông nước và tài trí
của mình ông đã chế ngự được dòng Sông Đà hung bạo.
+ Ông lái đò là người dũng cảm: Tả xung hữu đột trước ba ―trùng vi
thạch trận‖; trước kẻ thù nham hiểm này không phải không có lúc mặt
―méo bệch‖, nhưng ông vẫn rất bình tĩnh, sáng suốt, thông minh, khôn
khéo, kiên trì, dũng cảm đương đầu với thác dữ, nước dữ (“giữ mái
chèo”, “hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái”, “nắm chặt lấy được cái
bờm sóng”; “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên”, “đứa thì ông đè
sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”, “lái miết một đường chéo về
phía cửa đá ấy‖…), tư thế của người lái đò luôn là tư thế chiến thắng.
Ông lái đò thực sự là một tay lái ra hoa, một nghệ sĩ trên sông nước.
- Tâm hồn nghệ sĩ:
1,5
+ Ông lái đò đam mê nghề sông nước.
+ Có phong thái ung dung lịch lãm, thanh thản trước mọi gian nguy,
không nói và không kể về những chiến công nơi ải nước với đủ tướng dữ
quân tợn (sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ, đêm ấy nhà đò đốt lửa
trong hang đá, nướng ống cơm lam và bàn tán về cá anh vũ cá dầm
xanh)
+ Tâm hồn lãng mạn: ông lái đò yêu vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình và yêu cả
cái độc dữ của sông Đà gắn với tình yêu quê hương, làng bản, nhớ nhung
tiếng gà gáy,…

Đánh giá chung
- Ông lái đò là một hình tượng nghệ thuật đẹp, là một người lao động 0,5
bình dị, đời thường nhưng cũng rất đỗi phi thường. Qua hình tượng này,
Nguyễn Tuân phát biểu quan niệm mới về chủ nghĩa anh hùng: anh hùng
không phải chỉ có trong chiến đấu mà có cả ngay trong cuộc sống lao
động đời thường. Đó chính là tấm lòng của Nguyễn Tuân trước con
người, cuộc sống, quê hương, đất nước.
- Góp phần xây dựng thành công hình tượng ông lái đò mang vẻ đẹp tài
hoa nghệ sĩ, Nguyễn Tuân đã tạo ra tình huống đầy thử thách; huy động
vốn hiểu biết uyên bác về nhiều lĩnh vực đặc biệt là võ thuật và quân sự;
vốn ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình; sử dụng các biện
pháp tu từ so sánh, nhân hóa…để nhân vật hiện lên sinh động, hấp dẫn và
bộc lộ rõ phẩm chất của mình.
Cảm nhận về hai đoạn thơ trong bài “Tiếng hát con tàu” của Chế 5,0
Lan Viên và “Sóng” của Xuân Quỳnh


1

2

3

Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam, có 0,5
phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng, triết lí và sự
đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh. Tiếng hát con tàu (in trong tập
Ánh sáng và phù sa) là tác phẩm tiêu biểu của Chế Lan Viên, là khúc hát
về lòng biết ơn, sự gắn bó với quê hương, đất nước.
- Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các

nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng
của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân
thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị
đời thường. Sóng (in trong Hoa dọc chiến hào) là bài tiêu biểu cho hồn
thơ Xuân Quỳnh, thể hiện những trăn trở, khát khao được yêu thương,
gắn bó của người con gái trong tình yêu.
Về đoạn thơ trong bài thơ Tiếng hát con tàu
a. Nội dung:
- Là nỗi nhớ của người con trai trong tình yêu lứa đôi: nỗi nhớ chợt đến 0,5
nhưng cũng không kém phần da diết sâu lắng. Trong nỗi nhớ hiện lên
một tình yêu đẹp, lấp lánh, rực rỡ những sắc màu, bồi hồi, xốn xang
những xúc động. Nhà thơ đã diễn tả thật độc đáo và sâu sắc mối quan hệ
khăng khít, sự gắn bó chặt chẽ giữa những người đang yêu. Điều đáng
nói là tình yêu ở đây không bó hẹp, giới hạn trong tình yêu lứa đôi của
anh và em mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặng đối với quê
hương, đất nước.
- Từ tình yêu, Chế Lan Viên hướng tới cắt nghĩa, lí giải một quy luật, 0,5
một chân lí phổ quát trong đời sống tình cảm của con người: tình yêu đã
biến những miền đất xa lạ trở thành thân thiết như quê hương ta, hóa
thành máu thịt tâm hồn ta. Triết lí được rút ra từ tình cảm, cảm xúc chân
thành nên không khô khan mà tự nhiên, dung dị.
b. Nghệ thuật:
- Việc sử dụng phép so sánh mới lạ, lối diễn đạt trùng điệp cùng thế giới
hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, giàu giá trị biểu cảm lấy ra từ thiên 0,5
nhiên và thực tế đời sống giúp thể hiện sâu sắc nỗi nhớ, vẻ đẹp và mối
quan hệ gắn bó khăng khít của anh và em trong tình yêu lứa đôi.
- Đậm chất triết lí, suy tưởng mà không khô khan vì được rút ra từ tình 0,5
cảm, cảm xúc chân thành.
Về đoạn thơ trong bài thơ Sóng
a. Nội dung:

- Cặp hình tượng song hành sóng – em bổ sung, đắp đổi cho nhau đã diễn 0,5
tả sâu sắc nỗi nhớ trong tình yêu của người con gái. Ở bốn câu đầu, nỗi
nhớ của em được diễn tả qua hình tượng sóng nhớ bờ nhưng dường như
chưa đủ nên đến 2 câu cuối, nỗi nhớ, tình cảm của em một lần nữa được
diễn tả trực tiếp. Đó là một nỗi nhớ mãnh liệt, thường trực, bao trùm lên
cả không gian, thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi cả
vào tiềm thức, đi vào trong những giấc mơ.
- Qua hình tượng sóng và em, Xuân Quỳnh đã nói lên một cách chân
thành, không giấu giếm khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh liệt, táo bạo, 0,5
chủ động nhưng cũng không kém phần thủy chung của người phụ nữ.


4

Đây là một tình yêu vừa truyền thống vừa hiện đại, hiếm thấy trong văn
học Việt Nam trước đó.
b. Nghệ thuật:
- Sóng là hình ảnh biểu tượng cho tâm hồn người con gái; em là cái tôi
trữ tình của nhà thơ. Sóng và em tuy hai mà một, có lúc hòa nhập, có lúc
phân chia, để giãi bày sâu sắc nỗi nhớ trong tình yêu.
- Điệp từ, điệp cấu trúc cú pháp, nhân hóa, liệt kê, phép đối được vận
dụng linh hoạt, sáng tạo. Âm điệu của đoạn thơ là âm điệu của sóng trên
biển cả, sâu xa hơn chính là nhịp của những con sóng lòng, nhiều cung
bậc cảm xúc trong trái tim người con gái đang yêu.
Điểm tương đồng và khác biệt
- Điểm tương đồng: Cùng thể hiện sâu sắc nỗi nhớ trong tình yêu lứa đôi;
sử dụng lối diễn đạt trùng điệp để nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ.
- Điểm khác biệt:
+ Đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt của
chàng trai đối với cô gái. Tình yêu đây không bó hẹp, giới hạn trong tình

yêu lứa đôi của anh và em mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu
nặng đối với quê hương, đất nước. Từ tình yêu lứa đôi hướng tới cắt
nghĩa, lí giải những quy luật của đời sống tình cảm. Thể thơ tự do, đậm
chất suy tưởng, triết lí; thế giới hình ảnh thơ phong phú, giàu sức gợi.
+ Đoạn thơ trong bài Sóng thể hiện nỗi nhớ da diết của người con gái, nỗi
nhớ song hành với tình yêu. Thể thơ 5 chữ, xây dựng được cặp hình
tượng thơ đẹp sóng và em đắp đổi, bổ sung cho nhau, lời thơ hồn nhiên,
sôi nổi nhưng vô cùng da diết, chất chứa khát vọng, mang hơi thở của
cuộc sống đời thường...

0,5

0,5

0,25

0,25

Lưu ý
- Trên đây là những ý cơ bản, học sinh có thể có cách cảm nhận và trình bày khác nhau song
phải đảm bảo được những ý cơ bản đó. Giám khảo linh hoạt chấm điểm.
- Lưu ý những bài có chất văn và có cách cảm nhận sáng tạo.

-----------------------Hết-----------------------


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ KSCL THI ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012-2013 LẦN 1
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI C

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác, kết cấu và vị trí bài thơ ―Việt Bắc‖ (Tố Hữu).
Câu 2.(3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau
của M.L.King:
―Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ
xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt‖.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a.(5,0 điểm) Theo chương trình Chuẩn
Một trong những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là nhìn con
người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người
lái đò sông Đà để làm rõ nét phong cách đặc sắc ấy.
Câu 3.b.(5,0 điểm) Theo chương trình Nâng cao
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn Nâng cao 12,
Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 107)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn Nâng cao 12,
Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 123)
--------------- Hết --------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ………………………………….; Số báo danh: …………


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ KSCL THI ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012-2013 LẦN 1
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI C
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Hướng dẫn chấm thi gồm 05 trang)

I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp
án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý
và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,25.
II. Đáp án và thang điểm
Câu Ý
1
1

2

3
2


1

Nội dung
Điểm
Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác, kết cấu và vị trí của bài thơ 2,0
“Việt Bắc” (Tố Hữu).
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ- ne-vơ về Đông Dương
1,0
được kí kết ( 7/1954 ), hoà bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng.
Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở
ra.
+ Tháng 10/1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu
Việt Bắc về Hà Nội.
+ Với Tố Hữu, Việt Bắc là nơi ông đã sống và gắn bó suốt thời kì kháng
chiến, nay phải từ giã để cùng cơ quan Trung ương Đảng trở về thủ đô.
Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu viết Việt Bắc.
- Kết cấu: Bài thơ gồm hai phần.
0,75
+Phần I tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng
chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong
lòng người.
+Phần II nói lên sự gắn giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh
hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đối với dân tộc.
-Vị trí: Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm
xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

0,25


Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của
anh/ chị về ý kiến sau của M.L.King:
“Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành
động của những kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người
tốt”.
Giải thích
- Lời nói, hành động của kẻ xấu là những phát ngôn, những việc làm trái
với đạo đức, pháp luật, tinh thần nhân văn… nó sẽ tác động tiêu cực tới cá

3.0

0,75


2

3

3.a

1

2

nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
- Sự im lặng (lảng tránh, vô cảm…) của người tốt ở một khía cạnh nào đấy là
sự đồng lõa với cái xấu, là ích kỷ, hèn nhát… nó sẽ làm mất đi phương
hướng, niềm tin cho người tích cực.
- Ý kiến đề cập đến mối nguy hại trước lời nói, việc làm của kẻ xấu và cả sự

lảng tránh, vô cảm của người tốt trước những hiện tượng tiêu cực diễn ra
trong xã hội.
Bàn luận
- Chúng ta xót xa vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, vì đó là những
điều tồi tệ, tàn nhẫn, trái với nhân đạo, nó làm tổn thương về tâm hồn và gây
ra nỗi đau về thể xác, nó có ảnh hưởng xấu và gây hại cho xã hội, thậm chí ở
những mức độ nguy hiểm còn có thể tổn hại đến quốc gia và nhân loại.
- Chúng ta còn xót xa vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt, vì đó là
biểu hiện của sự thờ ơ, vô cảm, đồng nghĩa với thái độ vô trách nhiệm và lối
sống ích kỉ trước cái xấu, cái ác và nỗi đau của người khác. Điều đó, sẽ tiếp
tay cho cái xấu, cái ác và đẩy những con người bất hạnh vào bế tắc, tuyệt
vọng làm mất đi niềm tin chân chính vào con người.
-Có thể nói, sự im lặng đáng sợ của những người tốt cũng đáng lên án như
lời nói và hành động của những kẻ xấu.
- Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống phi đạo đức ấy đang
khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội.
- Bên cạnh đó, vẫn có những người tốt, những tấm gương tiêu biểu dám lên
tiếng chống lại kẻ xấu, dũng cảm đấu tranh trước các biểu hiện tiêu cực để
góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Bài học nhận thức và hành động
- Bản thân cần nhận thức đúng đắn để không trở thành kẻ xấu (trong lời nói,
hành động), đồng thời nhận thức sâu sắc về tác hại của thái độ sống vô cảm,
lạnh lùng, trước mọi hiện tượng của đời sống.
- Cần tuyên truyền, đấu tranh, chống lại các hiện tượng tiêu cực trong đời
sống xã hội.
Một trong những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn
Tuân là nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Phân tích hình
tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà để làm rõ nét
phong cách đặc sắc ấy.
Vài nét về tác giả và tác phẩm

- Nguyễn Tuân là một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại với phong
cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa, uyên bác, luôn nhìn sự vật ở phương diện
văn hóa và nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ…; có sở trường ở
thể loại tùy bút.
- Người lái đò Sông Đà là một trong những áng văn tiêu biểu nhất của tập bút
kí ―Sông Đà‖ (1960), kết tinh tài năng và mang đậm dấu ấn phong cách nghệ
thuật Nguyễn Tuân. Ở tùy bút này, nhà văn đã xây dựng thành công hình
tượng người lái đò – một con người trí dũng, tài hoa, nghệ sĩ.
Phân tích hình tượng người lái đò
a. Quan niệm về người nghệ sĩ của Nguyễn Tuân.
- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa, tài tử, suốt đời say mê đi tìm cái đẹp,
nên một nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của ông là luôn nhìn con

0,5

0,5

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
5,0

0,25

0,25


0,5


3

người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Với nhà văn, sự tài hoa và chất nghệ sĩ
không chỉ dành riêng cho những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật mà
dành cho tất cả mọi người ở mọi ngành nghề, lĩnh vực miễn là họ đạt đến
trình độ điêu luyện, siêu phàm trong công việc của mình.
- Ông lái đò là một trong nhiều nhân vật được Nguyễn Tuân nhìn nhận, miêu
tả, đánh giá ở phương diện tài hoa nghệ sĩ: ―một tay lái ra hoa‖.
b. Phẩm chất tài hoa nghệ sĩ của người lái đò.
- Lai lịch và chân dung:
+ Lai lịch: Quê Lai Châu; làm nghề lái đò xuôi ngược trên Sông Đà hàng
chục năm; không có tên cụ thể mà được gọi theo nghề nghiệp ―ông lái đò Lai
Châu‖.
+ Chân dung: Mang nhiều dấu ấn nghề nghiệp và thể hiện những tố chất đặc
biệt: tay ―lêu nghêu‖, chân ―khuỳnh khuỳnh‖, giọng nói ào ào như sóng
nước, bả vai nổi lên những ―củ nâu‖ - thứ huân chương siêu hạng, ―cái đầu
quắc thước…trẻ tráng‖.
- Vẻ đẹp trí dũng:
+ Ông lái đò là người tài trí : ―Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông
thần đá”, “ thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”,…
bằng sự lão luyện, từng trải, thành thạo nghề sông nước và tài trí của mình
ông đã chế ngự được dòng Sông Đà hung bạo.
+ Ông lái đò là người dũng cảm: Tả xung hữu đột trước ba ―trùng vi thạch
trận‖; trước kẻ thù nham hiểm này không phải không có lúc mặt ―méo bệch‖,
nhưng ông vẫn rất bình tĩnh, sáng suốt, thông minh, khôn khéo, kiên trì, dũng
cảm đương đầu với thác dữ, nước dữ (“giữ mái chèo”, “hai chân vẫn kẹp

chặt lấy cuống lái”, “nắm chặt lấy được cái bờm sóng”; “đứa thì ông tránh
mà rảo bơi chèo lên”, “đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường
tiến”, “lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy‖…), tư thế của người lái
đò luôn là tư thế chiến thắng. Ông lái đò thực sự là một tay lái ra hoa, một
nghệ sĩ trên sông nước.
- Tâm hồn nghệ sĩ:
+ Ông lái đò đam mê nghề sông nước.
+ Có phong thái ung dung lịch lãm, bình thản trước mọi gian nguy, không nói
và không kể về những chiến công nơi ải nước với đủ tướng dữ quân tợn
(sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ, đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá,
nướng ống cơm lam và bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh…)
+ Tâm hồn lãng mạn: ông lái đò yêu vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình và yêu cả cái
độc dữ của sông Đà gắn với tình yêu quê hương, làng bản, nhớ nhung tiếng
gà gáy,…
Đánh giá chung
- Ông lái đò là một hình tượng nghệ thuật đẹp, một người lao động bình dị,
đời thường nhưng cũng rất đỗi phi thường. Qua hình tượng này, Nguyễn
Tuân phát biểu quan niệm mới về chủ nghĩa anh hùng: anh hùng không phải
chỉ có trong chiến đấu mà có cả ngay trong cuộc sống lao động đời thường.
Đó chính là tấm lòng của Nguyễn Tuân trước con người, cuộc sống, quê
hương, đất nước.
- Góp phần xây dựng thành công hình tượng ông lái đò mang vẻ đẹp tài hoa
nghệ sĩ, Nguyễn Tuân đã tạo ra tình huống đầy thử thách; huy động vốn hiểu

0,5

1,5

1,5


0,5


3.b
1

2

3

biết uyên bác về nhiều lĩnh vực đặc biệt là võ thuật và quân sự; vốn ngôn ngữ
miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình; sử dụng các biện pháp tu từ so sánh,
nhân hóa…để nhân vật hiện lên sinh động, hấp dẫn và bộc lộ rõ phẩm chất
của mình.
Cảm nhận về hai đoạn thơ trong bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan 5,0
Viên và “Sóng” của Xuân Quỳnh.
Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam, có phong
cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng, triết lí và sự đa dạng,
phong phú của thế giới hình ảnh. Tiếng hát con tàu (in trong tập Ánh sáng và
phù sa) là tác phẩm tiêu biểu của Chế Lan Viên, là khúc hát về lòng biết ơn,
sự gắn bó với quê hương, đất nước.
- Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà 0,5
thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một
tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm
thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Sóng
(in trong Hoa dọc chiến hào) là bài tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh, thể
hiện những trăn trở, khát khao được yêu thương, gắn bó của người con gái
trong tình yêu.
Về đoạn thơ trong bài thơ Tiếng hát con tàu

a. Nội dung:
- Là nỗi nhớ của người con trai trong tình yêu lứa đôi: nỗi nhớ chợt đến 0,5
nhưng cũng không kém phần da diết sâu lắng. Trong nỗi nhớ hiện lên một
tình yêu đẹp, lấp lánh, rực rỡ những sắc màu, bồi hồi, xốn xang những xúc
động. Nhà thơ đã diễn tả thật độc đáo và sâu sắc mối quan hệ khăng khít, sự
gắn bó chặt chẽ giữa những người đang yêu. Điều đáng nói là tình yêu ở đây
không bó hẹp, giới hạn trong tình yêu lứa đôi của anh và em mà còn là sự kết
tinh của những tình cảm sâu nặng đối với quê hương, đất nước.
- Từ tình yêu, Chế Lan Viên hướng tới cắt nghĩa, lí giải một quy luật, một
chân lí phổ quát trong đời sống tình cảm của con người: tình yêu đã biến 0,5
những miền đất xa lạ trở thành thân thiết như quê hương ta, hóa thành máu
thịt tâm hồn ta. Triết lí được rút ra từ tình cảm, cảm xúc chân thành nên
không khô khan mà tự nhiên, dung dị.
b. Nghệ thuật:
- Việc sử dụng phép so sánh mới lạ, lối diễn đạt trùng điệp cùng thế giới hình
ảnh thơ phong phú, đa dạng, giàu giá trị biểu cảm lấy ra từ thiên nhiên và 0,5
thực tế đời sống giúp thể hiện sâu sắc nỗi nhớ, vẻ đẹp và mối quan hệ gắn bó
khăng khít của anh và em trong tình yêu lứa đôi.
- Đậm chất triết lí, suy tưởng mà không khô khan vì được rút ra từ tình cảm, 0,5
cảm xúc chân thành.
Về đoạn thơ trong bài thơ Sóng
a. Nội dung:
- Cặp hình tượng song hành sóng – em bổ sung, đắp đổi cho nhau đã diễn tả 0,5
sâu sắc nỗi nhớ trong tình yêu của người con gái. Ở bốn câu đầu, nỗi nhớ của
em được diễn tả qua hình tượng sóng nhớ bờ nhưng dường như chưa đủ nên
đến 2 câu cuối, nỗi nhớ, tình cảm của em một lần nữa được diễn tả trực tiếp.
Đó là một nỗi nhớ mãnh liệt, thường trực, bao trùm lên cả không gian, thời



×