5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài: "Phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc
trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay" được thực
hiện dưới góc độ khoa học chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử. Đây là vấn đề nghiên cứu mới và có ý nghĩa quan trọng được
tác giả tâm huyết lựa chọn làm luận án. Luận án được nghiên cứu dựa trên hệ
thống những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, nhân văn, quân sự và xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Trong quá trình triển khai, tác
giả đã tham khảo kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học có liên
quan, các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng; báo cáo tổng kết của các cơ quan
Bộ Quốc phòng và số liệu khảo sát thực tiễn của tác giả tại một số đơn vị cơ
sở để giải quyết vấn đề luận án đặt ra.
Nội dung cơ bản của luận án luận giải quan niệm, chỉ ra những vấn đề
có tính quy luật của phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân
tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị; đánh giá thực
trạng, dự báo những nhân tố tác động và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát
huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân
đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay.
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
6
Phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị vừa là mục tiêu, vừa là vấn đề
có tính quy luật; đồng thời, luôn nổi lên như một vấn đề có tính cấp bách bởi
những lí do có tính khách quan. Điều đó, trước hết xuất phát từ nguyên tắc
cao nhất trong xây dựng quân đội là vững mạnh về chính trị. Mục tiêu, lý
tưởng chiến đấu của quân đội ta là mục tiêu, lý tưởng của Đảng: Độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu đó mang giá trị nhân văn cao cả,
triệt để nhất và luôn đồng điệu một cách tự nhiên với các giá trị nhân văn
quân sự truyền thống của dân tộc. Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị
đòi hỏi phải tiến hành tổng thể các nội dung, biện pháp, trong đó giá trị nhân
văn quân sự truyền thống của dân tộc là động lực tinh thần quan trọng trực
tiếp vào quá trình xây dựng quân đội về chính trị cả mục tiêu, nội dung, cách
thức tiến hành. Đồng thời, còn là một nhân tố quan trọng bảo đảm để hoạt
động chính trị của quân đội trở nên “chân, thiện, mỹ”. Góp phần xây dựng
con người, xây dựng quân đội văn hóa - nhân văn tạo nên sức mạnh tổng hợp
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Mặt khác, việc phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân
tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị đã được các chủ
thể vận dụng thực hiện xuyên suốt quá trình phát triển của quân đội ta. Trong
tính hiện thực lịch sử của nó, giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân
tộc đã góp phần xứng đáng vào việc tạo nên thắng lợi to lớn trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, Mỹ và trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa. Trong thời kỳ đổi mới, quá trình này tiếp tục được duy trì và đã thu
được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc phát
huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc có mặt chưa ngang tầm
nhiệm vụ, chưa tương xứng tình hình phát triển mới của quân đội và sự
nghiệp cách mạng của đất nước.
7
Sau cùng, tính cấp bách của vấn đề xuất phát từ những phát triển mới
của bối cảnh hiện nay. Mặt trái của toàn cầu hóa, của hội nhập quốc tế cùng
với sự chống phá cách mạng Việt Nam trên nhiều mặt thông qua chiến lược
"Diễn biến hoà bình", với âm mưu “phi chính trị hoá” lực lượng vũ trang, đòi
quân đội đứng ngoài chính trị, không đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam, không thực hiện mục tiêu, lý tưởng nhân văn cao đẹp của Đảng. Sự
chống phá trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng nhằm phủ nhận, làm phai nhạt
những giá trị truyền thống, giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc
dễ khiến cho các thế hệ xây dựng quân đội hiện nay quay lưng lại truyền
thống hoặc xem nhẹ và coi thường giá trị truyền thống. Sự chống phá này nếu
không được đấu tranh đẩy lùi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng
Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Vì thế, phát huy giá trị nhân văn
quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt
Nam về chính trị là vấn đề thực sự có tính cấp bách về lý luận và thực tiễn
hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ bản, hệ thống những vấn đề lý luận, thực tiễn của quá
trình phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, góp phần cung cấp cơ sở khoa
học cho quá trình phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc
trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc, thực chất và tính
quy luật của phát huy các giá trị đó trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt
Nam về chính trị.
- Tình hình phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc
trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay và những
nhân tố tác động đến quá trình này.
8
- Giải pháp phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc
trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề bản chất, tính quy luật phát
huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân
đội nhân dân Việt Nam về chính trị.
* Phạm vi nghiên cứu: Phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền
thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị
hiện nay. Phạm vi khảo cứu ở đơn vị cơ sở của một số quân khu, quân đoàn,
quân – binh chủng, nhà trường. Thời gian khảo cứu từ năm 2005 đến nay
(Thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ Chính trị về chế độ chính ủy,
chính trị viên trong quân đội).
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, đồng thời kế
thừa kết quả các đề tài nghiên cứu về văn hóa, nhân văn và xây dựng quân đội
về chính trị dưới góc độ triết học.
* Cơ sở thực tiễn: Đề tài dựa vào thực tế quá trình phát huy giá trị văn
hóa truyền thống quân sự nói chung, giá trị nhân văn quân sự nói riêng trong
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Đồng thời, dựa trên cơ sở
các văn kiện nghị quyết của Đảng, của Quân đội, các báo cáo sơ kết, tổng kết
của các cơ quan Bộ Quốc phòng, các đơn vị và dựa vào kết quả điều tra, khảo
sát của tác giả ở một số đơn vị cơ sở trong quân đội.
9
* Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với các phương
pháp nhận thức khoa học chung như: phương phân tích và tổng hợp, lịch sử
và lôgíc, hệ thống và cấu trúc, phương pháp tiếp cận thực tiễn. Ngoài ra còn
sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của các khoa học cụ thể:
phương pháp tiếp cận giá trị - văn hóa – quân sự, điều tra xã hội học và
phương pháp chuyên gia, v.v.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã chỉ ra quan niệm, đặc trưng cơ bản và vai trò của giá trị
nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc đối với xây dựng Quân đội nhân
dân Việt Nam về chính trị; phân tích, luận giải thực chất và 3 vấn đề có tính
quy luật phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị; đánh giá khách quan tình hình
thực tiễn và những nhân tố tác động và đề xuất được những giải pháp cơ bản
có tính khả thi cho phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc
trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm rõ hơn giá trị
nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong hệ giá trị văn hoá quân sự
Việt Nam, một nội dung còn ít được đề cập đến hoặc đề cập chưa xứng với
vai trò của nó. Khái quát về mặt lý luận tính quy luật và giải pháp xây dựng
Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị từ yếu tố giá trị nhân văn quân sự
truyền thống của dân tộc.
- Luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận để lãnh đạo, chỉ huy các
cấp, các ngành tham khảo chỉ đạo hoạt động thực tiễn giữ gìn, phát triển các
giá trị văn hoá quân sự và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh
về chính trị ở nước ta hiện nay.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng
dạy, học tập những vấn đề có liên quan ở các nhà trường quân đội hiện nay.
10
8. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, tổng quan, 3 chương (7 tiết), kết
luận và kiến nghị, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố
có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo, và phụ lục.
11
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến giá trị nhân
văn quân sự truyền thống của dân tộc
Giá trị nhân văn quân sự truyền thống là một trong những giá trị tinh
thần truyền thống quý báu, phản ánh đặc trưng bản chất hoạt động quân sự
của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình
nghiên cứu trực tiếp vấn đề này mà thường bàn ở các khía cạnh riêng rẽ về giá
trị, về nhân văn, về truyền thống, hoặc được nghiên cứu với tính chất là một
giá trị đặc trưng của văn hóa giữ nước Việt Nam. Tiếp cận tổng quan những
phạm trù, khái niệm chung trong các công trình khoa học đã nghiên cứu là cơ
sở, công cụ luận giải bản chất khái niệm giá trị nhân văn quân sự truyền thống
của dân tộc.
Về giá trị nhân văn và giá trị nhân văn truyền thống của dân tộc
Công trình khoa học “Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam”
do Giáo sư, tiến sĩ Ngô Đức Thịnh làm chủ biên [139], đã dành gần 100 trang
tổng quan về giá trị, truyền thống, văn hóa, tinh thần, bảo tồn, làm giàu, phát
huy, phát triển, hội nhập. Các vấn đề trên được các tác giả đã tiếp cận ở nhiều
góc độ khác nhau: toán học, xã hội học, triết học, nghệ thuật, văn hóa học,
văn hóa học xã hội của cả học giả nước ngoài và học giả trong nước. Các tác
giả đã luận giải lý luận và điều tra thực tiễn mở rộng, cụ thể hóa quan niệm về
các giá trị truyền thống Việt Nam gồm 19 nội dung, trong đó giá trị nhân văn
có các nội dung cụ thể: yêu nước; yêu gia đình, làng xóm; thương người;
khoan dung tôn giáo; rộng lượng, quý khách [Phụ lục 1.1].
Từ các phương diện tiếp cận khác nhau, công trình “Giá trị tinh thần
truyền thống của dân tộc Việt Nam” của Giáo sư Trần Văn Giàu [41] đã đi từ
truyền thống đến giá trị truyền thống. Tác giả đã khái quát, luận giải sâu sắc 7
giá trị tinh thần truyền thống và khẳng định “Thương người” là một đức lớn,
một giá trị nhân văn tiêu biểu thuộc truyền thống của dân tộc Việt Nam.
12
Nghiên cứu mang tính tổng thể về tư tưởng nhân văn, giá trị nhân văn
truyền thống Việt Nam dưới góc độ triết học được tác giả Nguyễn Thị Hương
thể hiện trong luận án Tiến sĩ “Tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam thế
kỷ X đến thế kỷ XIV - nội dung và phương hướng kế thừa” [66]. Luận án tiếp
cận khái niệm trung tâm trong mối quan hệ với khái niệm "chủ nghĩa nhân
văn", "chủ nghĩa nhân bản", "chủ nghĩa nhân đạo". Từ đó tác giả đưa ra quan
niệm, nội dung và giá trị của tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam. Tuy
nhiên, tác giả chưa đưa ra khái niệm nhân văn và nội dung tư tưởng nhân văn
mới chỉ lược khảo ở một giai đoạn thế kỷ X đến XIV.
Nhà nghiên cứu Hồ Bá Thâm có nhiều công trình về đề tài nhân văn,
đã có ý tưởng mới về một khoa học “chủ nghĩa duy vật nhân văn” thông qua
các sách, và bài viết: “Chủ nghĩa duy vật nhân văn và định hướng nhân văn
của sự phát triển xã hội” [130]; “Khoa học con người và nguồn nhân lực”
[131]; “Phương pháp luận duy vật nhân văn: Nhận biết và vận dụng” [132];
"Tư tưởng "tam giáo đồng nguyên" trong triết lí Việt Nam với chủ nghĩa duy
vật nhân văn hiện nay" [133], v.v.. Các công trình khoa học trên đã có những
luận giải, minh chứng khẳng định cho sự tồn tại của khoa học này. Tác giả
đưa ra rất nhiều dấu hiệu của nội hàm nhân văn: tính độc lập, tự chủ, tự do;
tính bình đẳng, dân chủ, công bằng; tính hoà bình, hữu nghị, đoàn kết; lòng
nhân nghĩa, khoan dung, tính từ bi, bác ái, tình thương và tình yêu; sự thỏa
mãn và hạnh phúc; sống hòa đồng với thiên nhiên trong môi trường nhân tính
và khẳng định có một chủ nghĩa duy vật nhân văn Hồ Chí Minh. Tuy nhiên,
tác giả cũng chưa khái quát khái niệm nhân văn và khái niệm giá trị nhân văn.
13
Trên tạp chí Triết học, các số ra trong năm 2001, đã dành một chuyên
mục để các nhà nghiên cứu bàn về sự tác động của bối cảnh hiện nay đến các
giá trị truyền thống, trong đó có giá trị nhân văn truyền thống, của các học giả
triết học như: Đỗ Huy, “Giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức của
toàn cầu hóa” [64]; Nguyễn Trọng Chuẩn, “Vấn đề khai thác các giá trị
truyền thống vì mục tiêu phát triển” [13]; Mai Thị Quý, “Vấn đề kế thừa và
phát huy những giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”
[112]; Hoàng Thị Thơ “Giá trị nhân bản của Phật giáo trong truyền thống và
hiện đại” [140]; Trần Nguyên Việt, "Giá trị nhân văn truyền thống Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hoá" [169]. Ngoài ra còn có các công trình của
Nguyễn Văn Huyên, “Giá trị truyền thống – nhân lõi và sức sống bên trong
của sự phát triển đất nước, dân tộc” [65]; Ngô Văn Minh, "Phát huy giá trị
nhân văn Phật giáo trong xây dựng xã hội hiện nay" [96]; Nguyễn Trọng
Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên), Giá trị truyền thống trước
những thách thức của toàn cầu hoá [14]. Các công trình khoa học trên đã tập
trung nghiên cứu sự tác động của toàn cầu hóa, tác động của sự nghiệp đổi
mới đất nước đến các giá trị truyền thống, một mặt khẳng định những vai trò,
động lực cho sự phát triển của các giá trị truyền thống trong đó có giá trị nhân
văn, mặt khác đã đề cập đến những tác động tiêu cực làm phai mờ giá trị
truyền thống, giá trị nhân văn truyền thống.
14
Công trình khoa học của tác giả Hoàng Trinh (Chủ biên), “Chủ nghĩa xã
hội với tư cách là một chủ nghĩa nhân văn và văn hoá” [156], đã khái quát tư
tưởng, chủ nghĩa nhân văn lịch sử nhân loại, chỉ ra tích cực, hạn chế, từ đó đi
vào xem xét và khẳng định: ở Việt Nam không có trào lưu tư tưởng về triết học
gọi là “nhân văn chủ nghĩa” nổi bật qua các thời đại nhưng thể hiện rất sâu sắc
thành những truyền thống dân tộc. Tác giả đã luận giải các biểu hiện cụ thể trong
đó đề cập đến giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc ở việc lấy
“Nhân nghĩa” và “Chí nhân” làm phương châm của tinh thần chiến đấu chống kẻ
thù xâm lược; đấu tranh kiên trì bền bỉ cho giải phóng dân tộc, giải phóng con
người, coi độc lập, tự do là điều quý nhất của một dân tộc, gắn bó cá nhân với
tập thể vì xã hội tốt đẹp. Tác giả Hoàng Trinh cũng chỉ ra nét bản sắc của Việt
Nam ở chỗ: “luôn đặt vị trí, quyền lợi và hạnh phúc của con người giữa vị trí,
quyền lợi và hạnh phúc của dân tộc” và “Coi trọng sự tương tác giữa tập thể và
cá nhân con người trong sự nghiệp đấu tranh cho tự do và hạnh phúc”, và “bản
chất vì dân, do dân, của dân – là bản chất nhân văn cao đẹp nhất” [156, tr.11-12].
15
Giá trị nhân văn truyền thống Việt Nam phát triển đến đỉnh cao của
Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Nhân văn Hồ Chí Minh gắn liền nhân văn
chủ nghĩa cộng sản. Nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: Nguyễn
Văn Thanh với "Giá trị nhân đạo, nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
tôn giáo" [124]; Cù Huy Chử, “Tư duy triết học Trần Đức Thảo và tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh” [15]; Nguyễn Hùng Oanh, "Tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh trong Di chúc của Người" [104]; Luận án Tiến sĩ Triết học của
Đoàn Thị Minh Oanh, “Vấn đề giải phóng người lao động Việt Nam bị áp bức
trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh” [101]; Thành Duy, Về chủ nghĩa nhân
văn Hồ Chí Minh [27]; Hoàng Trang, Phạm Ngọc Anh (đồng chủ biên), Tư
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ đảng viên hiện
nay [155], v.v.. Các công trình này đã bằng nhiều cách khác nhau khẳng định
cơ sở hình thành chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh từ giá trị nhân văn truyền
thống Việt Nam; tinh hoa nhân văn của nhân loại với đỉnh cao là chủ nghĩa
Mác – Lênin; chỉ ra nội dung, tính chất, giá trị tư tưởng, chủ nghĩa nhân văn
Hồ Chí Minh, đặt ra vấn đề giáo dục, rèn luyện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
theo tư tưởng đó.
Về giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc
16
Giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc được nghiên cứu
dưới lát cắt là một đặc trưng của hệ giá trị văn hóa quân sự Việt Nam trong
các công trình của các tác giả: Lê Văn Quang và Văn Đức Thanh (đồng chủ
biên), “Văn hoá quân sự Việt Nam” [108]; Nguyễn Văn Tài, Văn Đức Thanh
(2009), “Hệ giá trị văn hoá Thăng Long – Hà Nội trong lịch sử giữ nước của
dân tộc” [119]; Văn Đức Thanh: “Cơ sở phương pháp luận xây dựng môi
trường văn hóa Bộ đội Không quân hiện nay” [125]; “Về xây dựng môi
trường văn hoá cơ sở” [126]; “Tiếp cận những khía cạnh bản chất của văn
hoá quân sự Việt Nam” [127]. Các công trình trên đã cung cấp cơ sở phương
pháp luận tiếp cận khoa học cho vấn đề thuộc về văn hóa, cũng như những
đặc trưng riêng của quy luật vận động, phát triển của văn hóa, của xây dựng
môi trường văn hóa, đồng thời chỉ ra đặc điểm riêng của hoạt động quân sự
làm nên giá trị văn hóa quân sự độc đáo Việt Nam trong đó nhân văn quân sự
là một đặc trưng cốt lõi.
Tác giả Nguyễn Quang Ngọc trong “Những giá trị văn hóa truyền
thống Việt Nam” [139], cho rằng khoan dung là một truyền thống trong lịch
sử văn hóa Việt Nam, tác giả cũng đã luận giải khoan dung là biểu hiện của
tình yêu thương con người, hướng thiện và yêu chuộng hòa bình. Trong lĩnh
vực quân sự, khoan dung là rộng lượng tha thứ cho những thế lực ngoại xâm,
kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình, thiết lập giao hảo lâu dài. Tác
giả minh chứng sự khoan dung trong cuộc kháng chiến chống Tống; trong
chiến dịch vây hãm và giải phóng thành Đông Quan, kết thúc cuộc kháng
chiến chống Minh; sau cuộc kháng chiến chống xâm lược Mãn Thanh; trong
chống Pháp và chống Mỹ [139, tr.673-687].
17
Trong công trình “Nhân tố văn hóa trong truyền thống quân sự Việt
Nam” [176], tác giả Nguyễn Thế Vỵ khẳng định và luận chứng vai trò của
văn hoá trong hoạt động quân sự, coi đây là yếu tố quan trọng giành thắng lợi
trong các cuộc chiến tranh của dân tộc Việt Nam. Những giá trị nhân văn
trong tư tưởng quân sự Việt Nam được tác giả dành một chương (chương III).
Giá trị nhân văn quân sự Việt Nam theo tác giả là “Đấu tranh cùng tồn tại –
một kế sách giữ nước lâu dài”, là “Thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, lòng
khát khao yêu hòa bình, đấu tranh giữ mối giao hảo, cùng tồn tại và mở rộng
bang giao thân thiện với các quốc gia láng giềng, được coi là kế sách giữ
nước lâu dài của dân tộc Việt Nam” [176, tr.161-162]. Giá trị nhân văn quân
sự Việt Nam thể hiện “không những bằng đấu tranh vũ trang mà còn kết hợp
chặt chẽ với đấu tranh ngoại giao để mở đường cho kẻ thù rút ra khỏi cuộc
chiến tranh mà không bị bẽ mặt; trong những điều kiện nhất định thì đấu tranh
ngoại giao là phương thức đấu tranh chủ yếu” [176, tr.169].
Tác giả Nguyễn Thế Vỵ đã trình bày giá trị nhân văn trong tư tưởng
quân sự cơ bản ở thời đại Hồ Chí Minh và của Hồ Chí Minh: về đấu tranh vũ
trang trong cách mạng giải phóng dân tộc; về “Du kích là cách đánh giặc của
một dân tộc bị áp bức chống đế quốc”. Tác giả khẳng định tư tưởng Hồ Chí
Minh về “Dụng binh là việc nhân nghĩa” là một giá trị văn hóa lớn mang tính
toàn diện và xuyên suốt trong tư tưởng quân sự của Người. Tư tưởng đó là
“sự kế thừa, phát triển và kết tinh truyền thống hết lòng vì nước, vì dân của
những tiên liệt anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta” [176, tr.195]. Với
Hồ Chí Minh, hòa bình và bạo lực là thống nhất, nhưng hòa bình là mục đích,
bạo lực chỉ là phương tiện, phương pháp”, “Ngay cả khi dùng bạo lực cách
mạng, chiến tranh cách mạng để chống lại chiến tranh xâm lược, Hồ Chí
Minh vẫn muốn tránh chiến tranh, vẫn muốn hòa bình” [176, tr.199].
18
Theo tác giả Nguyễn Thế Vỵ, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện Biên
Phủ trên không được coi là biểu tượng nhân văn của thời đại: “Các dân tộc bị
áp bức, bóc lột dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đã tìm thấy
ở Điện Biên Phủ giá trị nhân văn mà cách mạng nhân dân đem lại: giải phóng
dân tộc, giải phóng người dân, giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng xã
hội” [176, tr.207-208]. Tác giả phân tích tư tưởng “đánh chắc thắng” thể hiện
tình thương yêu binh sĩ, yêu thương cán bộ, để giành thắng lợi cuối cùng bằng
sự tính toán tốn ít xương máu (của bộ đội) nhất, chứ không phải giành thắng
lợi bằng bất cứ giá nào. Giá trị nhân văn của chiến dịch Điện Biên Phủ còn
thể hiện trong việc coi trọng công tác binh vận, địch vận, sự khoan dung đối
với tù hàng binh địch.
Luận giải sự thống nhất biện chứng giữa nhân văn và quân sự trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, tác giả Lê Văn Quang trong công trình “Tính nhân văn
trong tư tưởng bạo lực cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” [110] và Trần
Đình Châu với “Tư tưởng nhân văn trong di sản quân sự Hồ Chí Minh” [8]
đã khẳng định sự thống nhất biện chứng giữa tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
và tư tưởng bạo lực cách mạng của Người. Sự thống nhất đó là sự thống nhất
biện chứng giữa mục đích và phương tiện, giữa chính trị và nhân văn. Biểu
hiện cụ thể tư tưởng nhân văn trong: Mục đích chính trị của khởi nghĩa vũ
trang và chiến tranh nhân dân; Chức năng chính trị - xã hội của các lực
lượng vũ trang; Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong phương pháp khởi
nghĩa vũ trang và tiến hành chiến tranh nhân dân ở Việt Nam. Phương pháp
tiếp cận nhân văn trong quân sự của tác giả Trần Đình Châu đi từ mục tiêu
(mục đích) chiến tranh, phương thức tiến hành chiến tranh, cách thức ứng xử
các mối quan hệ trong chiến tranh (với nhân dân, với đồng đội, với địch), đã
gợi ra cách thức tiếp cận hợp lý cho chúng tôi nghiên cứu các đặc trưng của
giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc.
19
Tác giả Vũ Như Khôi trong “Văn hóa giữ nước Việt Nam - những giá
trị đặc trưng” [70], coi “Tính nhân văn cao cả trong công cuộc giữ nước” [70,
tr.188-212] là một đặc trưng truyền thống. Với dung lượng 24 trang, tác giả đã
dẫn nhiều sử liệu phản ánh tính nhân văn của lịch sử giữ nước Việt Nam. Tuy
nhiên, với góc độ tiếp cận sử văn hóa, tác phẩm chưa đưa ra khái quát về khái
niệm cũng như phân tích những đặc trưng giá trị nhân văn quân sự truyền
thống của dân tộc. Tác giả Phạm Bá Toàn trong “Giá trị văn hóa Bộ đội Cụ
Hồ” [143], lại bàn về giá trị nhân văn quân sự Việt Nam thông qua tập hợp
các tư liệu hiện thực sinh động trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ
của dân tộc, của quân đội để minh chứng giá trị nhân văn quân sự của dân tộc
ta thời đại Hồ Chí Minh.
1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến xây dựng
Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị
Xây dựng quân đội về chính trị là vấn đề có tính nguyên tắc của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đã được quan tâm nghiên cứu và
tổng kết và thường xuyên bổ sung, phát triển. Hiện nay, đã có rất nhiều công
trình từ đề tài cấp nhà nước đến các sách, báo, chuyên luận, bài viết đề cập
xây dựng quân đội về chính trị ở góc độ, khía cạnh khác nhau.
Ở góc độ chung hướng vào mục tiêu bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, công trình khoa học do Trung tướng Phùng Khắc Đăng chủ biên,
“Xây dựng nền tảng chính trị - xã hội của lực lượng vũ trang nhân dân trong
thời kỳ mới” [35], nhấn mạnh sự cần thiết, nội dung và giải pháp xây dựng
nền tảng chính trị - xã hội của lực lượng vũ trang nhân dân. Các tác giả tiếp
cận chính trị thuộc phạm trù của kiến trúc thượng tầng gồm có: hệ tư tưởng
chính trị, thiết chế chính trị và tổ chức chính trị - xã hội tương ứng dựa trên và
gắn với những cơ sở kinh tế nhất định là cơ cấu xã hội - giai cấp.
20
Công trình khoa học “Chuẩn bị và động viên chính trị - tinh thần của
nhân dân và quân đội nhằm đánh thắng chiến tranh kiểu mới của địch” [173]
do Tác giả Lê Minh Vụ chủ biên, khẳng định, dù chiến tranh xâm lược kiểu
mới có sử dụng vũ khí công nghệ tối tân như thế nào thì “nhân tố quyết định
thắng lợi chiến tranh vẫn thuộc về nhân tố chính trị - tinh thần của nhân dân
và quân đội” [173, tr.8]. Quan niệm tinh thần luôn gắn liền với “yếu tố chính
trị, chế độ chính trị, lợi ích giai cấp, và tập đoàn lãnh đạo chi phối chiến
tranh” [173, tr.8], trong mối quan hệ đó thì bản chất chính trị quyết định tinh
thần của các bên tham chiến, các tác giả cho rằng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa của ta chính trị là cách mạng thì tinh thần của nhân dân ta và
quân đội cũng khác về chất với tinh thần quân đội xâm lược.
Tác giả Nguyễn Xuân Thành trong “Xây dựng bản chất chính trị - xã
hội của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay” [129] đã bàn
chính trị của quân đội từ bản chất của quân đội. Theo tác giả, bản chất quân
đội có thể được quy giản về quan hệ chính trị - xã hội và quan niệm, bản chất
chính trị - xã hội của một quân đội là tổng hợp những thuộc tính, đặc trưng cơ
bản trên phương diện chính trị- xã hội phản ánh những mối liên hệ cơ bản
giữa quân đội với giai cấp (và nhà nước đại diện cho giai cấp đó), dân tộc và
cộng đồng xã hội đã xây dựng, tổ chức, nuôi dưỡng và sử dụng quân đội đó
nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp, dân tộc và cộng đồng xã hội, trong đó
mối liên hệ giữa quân đội với giai cấp đã xây dựng và tổ chức ra nó là mối
liên hệ cốt lõi, cơ bản.
21
Trong công trình “Những biến động cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước
ta hiện nay và ảnh hưởng của nó đến xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam
về chính trị” [138], tác giả Phùng Văn Thiết quan niệm về xây dựng quân đội
nhân dân Việt Nam về chính trị thực chất là: sự quán triệt và cụ thể hoá đường
lối chính trị, quan điểm, tư tưởng và tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam
vào quá trình thiết kế, xây dựng hợp lý và sử dụng có hiệu quả những điều
kiện, hoàn cảnh chính trị nhằm làm cho quân đội ta luôn là đội quân cách
mạng, là lực lượng chính trị tin cậy tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân
dân và dân tộc, sẵn sàng chiến đấu hy sinh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong từng giai đoạn cách mạng.
Từ nội dung đó, tác giả chỉ ra tính tất yếu ảnh hưởng của biến đổi cơ cấu xã
hội giai cấp đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, những
nhân tố tác động và dự báo kết hợp với nghiên cứu thực trạng, từ đó đề xuất
ba nhóm giải pháp trong đó có giải pháp về xây dựng môi trường chính trị
trong sạch lành mạnh trong quân đội; nhóm giải pháp nhằm nâng cao văn hoá
chính trị cho bộ đội.
22
Trong hội thảo “Xây dựng quân đội về chính trị theo tư tưởng Hồ Chí
Minh trong thời kỳ mới” [54] tổ chức tại Học viện Chính trị quân sự năm
2004, rất nhiều học giả trong và ngoài quân đội đã đề cập trên từng lát cắt cả
lý luận và vận dụng, về quan niệm, nội dung, sự tác động đến giải pháp xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Công trình khoa học “Xây dựng quân đội về chính trị trong tình hình mới
theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng [67], đã trình
bày một cách hệ thống hàng loạt vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng quân đội về chính trị như: bản chất giai cấp của quân đội; bản chất giai
cấp với tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội là thống nhất; mục tiêu lý
tưởng chiến đấu của quân đội, là sự thể hiện ra của bản chất giai cấp; chính trị
là gốc, phải lấy chính trị làm gốc; chính trị quân đội biểu hiện ra trong lúc
đánh giặc; về mối quan hệ chính trị và quân sự; Đảng lãnh đạo quân đội; công
tác chính trị; cán bộ chính trị; giáo dục huấn luyện bộ đội; kỷ luật quân đội tự
giác nghiêm minh. Tác giả cũng chỉ ra những nhân tố tác động và đề xuất giải
pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội về chính trị vào
thực tiễn hiện nay.
23
Nhiều công trình đi sâu nghiên cứu tổng kết thực tiễn xây dựng quân
đội về chính trị: công trình của Tổng cục Chính trị “Những vấn đề lý luận và
thực tiễn xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị trong giai đoạn
cách mạng mới” [146]; Lê Minh Vụ, Nguyễn Bá Dương (đồng chủ biên), “Xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng trong thời kỳ mới” [175]; “Xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị” [161] của Viện Khoa học xã
hội nhân văn quân sự, v.v.. Trên cơ sở các đề tài khoa học cấp viện: Tổng kết
xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị trong cuộc kháng chiến
chống Pháp, trong kháng chiến chống Mỹ, và từ năm 1975 đến 2005, các tác
giả của công trình “Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị” [161]
đã đề cập hệ thống lý luận, thực tiễn chuyên sâu, toàn diện, từ khi quân đội ra
đời đến năm 2005. Trong đó nhấn mạnh 5 quan điểm cơ bản của V.I.Lênin: xây
dựng quân đội về chính trị là vấn đề có tính nguyên tắc; xây dựng bản chất giai
cấp công nhân, nâng cao giác ngộ mục tiêu lý tưởng chiến đấu là vấn đề cơ bản
cốt lõi; giáo dục tình đoàn kết, kỷ luật, gắn bó máu thịt với nhân dân, đoàn kết
quốc tế; giữ vững nguyên tắc giai cấp trong xây dựng, phát triển lực lượng nhất
là đội ngũ cán bộ; giữ vững tăng cường sự lãnh đạo của đảng cộng sản, tiến
hành công tác đảng, công tác chính trị, thiết lập chế độ chính ủy là nguyên tắc.
Đã luận giải khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội nhân dân
Việt Nam về chính trị. Đặc biệt là đã khái quát rõ nét thực tiễn hoạt động, vai
trò và bài học kinh nghiệm trong xây dựng quân đội về chính trị cả 3 thời kỳ từ
khi quân đội ta ra đời, rút ra 6 bài học kinh nghiệm. Các tác giả cũng đưa ra
những nhân tố tác động đến quá trình này và định hướng các giải pháp trong đó
có vấn đề “Tăng cường giáo dục truyền thống của dân tộc, truyền thống của
cách mạng, của Đảng, của quân đội cho cán bộ, chiến sĩ” [161, tr.275].
24
Công trình “Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng trong
thời kỳ mới” [175] do Tác giả Lê Minh Vụ và Nguyễn Bá Dương (đồng chủ
biên) là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ, tổng kết 20 năm thực hiện
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và
xây dựng văn kiện phục vụ cho đường lối, quan điểm Đại hội lần thứ XI của
Đảng. Các tác giả tiếp cận xây dựng quân đội cách mạng từ góc độ chủ thể
lãnh đạo, quản lý nhà nước, mặc dù về bản chất là xây dựng quân đội về
chính trị, lấy xây dựng chính trị là cơ sở, nhưng được đặt trong quan hệ rộng
hơn và trong tương quan với các mặt khác của xây dựng quân đội nói chung.
Công trình cũng đề cập khía cạnh khác như đưa ra nội dung xây dựng quân
đội về văn hóa – tinh thần, xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, v.v.. Chủ
thể xây dựng quân đội do đó cũng mở rộng và đề cập sâu hơn.
“Xây” và “chống” luôn đi đôi với nhau, các công trình nghiên cứu xây
dựng quân đội về chính trị trên cũng đã đề cập ít nhiều, song chuyên biệt bàn
về vấn đề “chống” trong xây dựng quân đội về chính trị có: “Góp phần
phòng, chống "Phi chính trị hoá" quân đội” [163] và “Phòng, chống "Diễn
biến hoà bình" ở Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” [56]. Các
công trình này coi đấu tranh với âm mưu thủ đoạn chống phá quân đội, đặc
biệt là vấn đề chống “phi chính trị hóa” quân đội có vai trò quan trọng như
“xây” quân đội về chính trị. Khái quát lý luận và thực tiễn về vấn đề này, các
tác giả đã đưa ra những luận cứ và luận giải xác đáng để phê phán những
quan điểm phản động sai trái, đề xuất các giải pháp đấu tranh có hiệu quả.
1.3. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát huy
giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân
đội nhân dân Việt Nam về chính trị
25
Đề cập đến vai trò và tính tất yếu phát huy giá trị nhân văn quân sự
truyền thống, tác giả Lê Văn Quang “Sự phát triển bền vững các giá trị
truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ” [109]; tác giả Nguyễn Đình Minh và
Nguyễn Mạnh Hưởng với công trình: “70 năm Quân đội nhân dân Việt Nam cội nguồn sức mạnh tinh thần” [97], cho rằng các giá trị truyền thống tốt đẹp
của quân đội đã luôn được kế thừa và phát triển. Ngoài ra các bài viết “Những
đặc trưng của bản chất và truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam” [79];
“Giá trị nhân văn của cuộc tổng tiến công và nổi dậy đại thắng mùa xuân
1975” [157] từ việc khẳng định sự tồn tại, vai trò của các giá trị nhân văn
quân sự truyền thống các tác giả cho rằng trong thời gian tới cần tiếp tục phát
huy hơn nữa các giá trị đó.
26
Nhóm các đề tài khoa học cấp Viện của Viện Khoa học xã hội nhân
văn quân sự như: “Văn hóa quân sự Việt Nam với xây dựng Quân đội nhân
dân Việt Nam về chính trị” [68] năm 2006 và “Hệ giá trị văn hóa quân sự
truyền thống Việt Nam” [69] năm 2009 do tác giả Nguyễn Văn Hữu làm chủ
nhiệm; “Văn hóa quân sự Việt Nam - Truyền thống và hiện đại” [128] năm
2012 do tác giả Văn Đức Thanh làm chủ nhiệm đã tập trung luận giải sâu sắc
khía cạnh triết học khi tiếp cận nghiên cứu văn hóa quân sự Việt Nam, đồng
thời chỉ ra những nội dung đặc trưng giá trị văn hóa quân sự Việt Nam gồm:
yêu nước, xả thân vì nước; tính nhân văn, nhân đạo cao cả; kiên cường, bất
khuất chống giặc ngoại xâm; nền nghệ thuật đánh giặc độc đáo. Tác giả
Nguyễn Văn Hữu còn làm rõ hơn vai trò của văn hóa quân sự Việt Nam với
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Cũng đề cập đến các nội
dung của giá trị văn hóa quân sự Việt Nam, Tác giả Nguyễn Hoàng Lân chủ
nhiệm đề tài cấp Học viện “Phát huy giá trị văn hoá quân sự truyền thống
của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện
nay” [73] nghiệm thu năm 2013 đã lý giải thêm nội dung ý thức đoàn kết dân
tộc trong sức mạnh quân sự. Nhóm tác giả đề tài đã làm rõ sự cần thiết,
nguyên tắc, những yếu tố tác động và giải pháp phát huy giá trị văn hóa quân
sự của dân tộc Việt Nam trong bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trong công trình "Sự thống nhất tính chính trị và tính nhân văn trong
lý tưởng chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam" [113], Tác giả Nguyễn
Tiến Sĩ khẳng định "sự thống nhất tính chính trị và tính nhân văn trong lý
tưởng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam được quan niệm là tổng
hợp sự quy định, chế ước, tác động và chuyển hoá lẫn nhau trong một chỉnh
thể giữa các nhân tố phản ánh mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
cùng với quá trình thực hiện mục tiêu đó" [113, tr.33]. Sự thống nhất trên là
cơ sở khách quan của phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân
tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay.
27
Tác giả cũng đã phân tích về sự tác động, chi phối không thể ngang
bằng "đồng đẳng", tính chính trị bao giờ cũng nổi lên như một yếu tố trước
hết và trên hết, nó định hướng cả về mục tiêu, nội dung, tính chất và mức độ
của tính nhân văn trong lý tưởng chiến đấu của quân đội ta. Song, đến lượt
mình, tính nhân văn bổ sung hoàn thiện tính chính trị, là nền tảng của tính
chính trị. Tác giả cũng đưa ra dự báo những nhân tố quy định sự thống nhất
tính chính trị và tính nhân văn trong lý tưởng chiến đấu của Quân đội nhân
dân Việt Nam. Những kiến giải trên về quan hệ này chỉ ra vai trò, cách thức
phát huy tốt hơn các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Định hướng và 3 giải
pháp cơ bản của tác giả Nguyễn Tiến Sĩ là cơ sở kế thừa, phát triển cũng như
gợi ra những vấn đề trực tiếp để chúng tôi triển khai đề tài của mình.
Cho rằng quá trình phát huy luôn chịu sự tác động của các nhân tố,
một số công trình: Tổng cục Chính trị, “Tăng cường giáo dục lý tưởng, truyền
thống cách mạng cho đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện
nay” [148]; Luận án Tiến sĩ Triết học, “Phát huy hệ giá trị văn hoá quân sự
Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay” [50],
v.v.., đã luận giải sự tác động của các nhân tố quốc tế, toàn cầu hóa, sự phát
triển của khoa học công nghệ, sự nghiệp đổi mới đất nước theo hai chiều
hướng tích cực và tiêu cực.
28
Liên quan đến giải pháp phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền
thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị đã
có nhiều công trình cung cấp nội dung, hướng tiếp cận như: tác giả Nguyễn
Văn Tài, “Tích cực hóa nhân tố con người của đội ngũ sĩ quan trong xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [118]; cho rằng cần phải tích
cực hóa nhân tố con người, đây chính là sự đề cao, tôn trọng và phát huy yếu
tố con người của một đối tượng nòng cốt trong hoạt động quân sự. Các tác giả
khác lại đề cập đến tính tích cực của một đối tượng cụ thể là sĩ quan như tác
giả Nguyễn Xuân Trường, “Phát triển giá trị văn hóa trong nhân cách sĩ
quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [158]; “Tăng cường giáo
dục lý tưởng, truyền thống cách mạng cho đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay” [148]; hay “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh về
nhiệm vụ của người cán bộ chính trị trong quân đội” [25].
Tác giả Nguyễn Hùng Oanh, "Một số giải pháp cơ bản xây dựng và
phát huy vai trò môi trường văn hoá sư phạm quân sự trong các nhà trường
quân đội" [102]; Văn Đức Thanh với các công trình: “Cơ sở phương pháp
luận xây dựng môi trường văn hóa Bộ đội Không quân hiện nay” [125], “Về
xây dựng môi trường văn hoá cơ sở” [126]; Tác giả Nguyễn Văn Thanh “Mối
quan hệ giữa phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và tăng cường kỷ luật trong
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [123]; đã đề cập đến khía cạnh nội
dung, giải pháp xây dựng môi trường văn hóa, phát huy dân chủ. Tác giả
Nguyễn Tiến Sĩ đưa ra vấn đề kết hợp xây dựng môi trường chính trị với với
môi trường văn hóa.
29
Một số công trình tương đối trực tiếp về vấn đề phát huy: Viện Lịch
sử quân sự Việt Nam (2010), "Phát huy truyền thống bộ đội cụ Hồ trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [167]; Lê
Minh Vụ và Nguyễn Tiến Quốc (2009), “Phát huy bản chất, truyền thống của
Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới” [174]; đề cập đến vấn đề phát
huy với các đối tượng cụ thể ở các khía cạnh, lĩnh vực khác nhau, theo từng
loại hình quân chủng, binh chủng, và chỉ bàn về giá trị truyền thống nói
chung, hoặc giá trị văn hóa của “Bộ đội Cụ Hồ” mà chưa bàn sâu tới giá trị
nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc, hay hướng tới xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam về chính trị. Công trình “Phát huy hệ giá trị văn hoá quân
sự Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay” [50]
cũng đề cập tương đối toàn diện, song đề tài đề cập đến phạm trù rộng và với
khách thể lớn bao hàm cả quân và dân.
2. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án
cần tập trung giải quyết
2.1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án đã chỉ
ra được bức tranh khái quát, tương đối sáng rõ và phương pháp luận tiếp cận
về các vấn đề giá trị văn hoá quân sự, giá trị nhân văn quân sự của dân tộc
trong quan hệ truyền thống và hiện đại; tầm quan trọng, vấn đề tính nguyên
tắc cũng như nội dung, giải pháp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về
chính trị. Mỗi công trình đã quan niệm, luận giải ở các khía cạnh khác nhau,
song tựu trung ở các nội dung cơ bản sau: