Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận cao học_QUẢN lý báo CHÍ đối NGOẠI và TRUYỀN THÔNG QUỐC tế VAI TRÒ của các LOẠI HÌNH báo CHÍ, TRUYỀN THÔNG TRONG TRUYỀN THÔNG qô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.63 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống
xã hội; là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, và các tổ chức chính trị xã
hội, đồng thời là diễn đàn rộng rãi của nhân dân. Báo chí Việt Nam mang sứ
mệnh trọng đại đó nhằm thực hiện lý tưởng Xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình
kinh tế - xã hội đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhất là tình hình chính trị


thế giới phức tạp, các thế lực thù địch thường xuyên chống phá cách mạng
Việt Nam, vị trí và vai trò của báo chí càng có tầm chiến lược đặc biệt.
Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,
cùng sự phát triển nhanh chóng nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã
hội, báo chí (truyền thông đại chúng) đã thực sự trở thành một lực lượng vô
cùng quan trọng trong đời sống xã hội.
Báo chí đã làm thay đổi diện mạo cuộc sống hiện đại, làm thay đổi chất
lượng cuộc sống, làm thay đổi từng lối sống của từng con người, tác động tới
tất cả các khía cạnh, bình diện của xã hội và cả tự nhiên nếu xét theo cả nghĩa
rộng. Do vậy, những hiểu biết cơ bản về hệ thống loại hình truyền thông đại
chúng là một đòi hỏi khách quan, cần thiết đối với người học, người giảng
dạy, người làm báo, người quản lý và tất cả những ai quan tâm tới báo chí
truyền thông.
Sự bùng nổ của Internet đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội của
con người và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của báo chí thế giới. Theo
hình thức truyền thông thông thường, với một loại hình báo chí thông tin
được truyền tải mang tính chất đơn nhất, công chúng chỉ có thể được tiếp cận
thông tin bằng cách đọc, nghe hoặc xem, nhưng với phương thức truyền thông
đa phương tiện, tính chất đơn nhất ấy đã bị phá vỡ, khi thể hiện một nội dung
thông tin trên các website người ta có thể kết hợp sử dụng nhiều loại hình trên
một trang, một tờ báo...


Với cách tiếp cận này, công chúng được tiếp nhận thông tin bằng cách
thoả mãn các giác quan khác nhau, tạo nên hiệu ứng tương tác mạnh mẽ nhất
so với các loại hình truyền thông truyền thống. Và trong một thời gian hình
thành và phát triển ngắn, loại hình truyền thông đa phương tiện đã có một vị
trí khá vững chắc và khẳng định sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất về
mặt phương thức truyền thông cả hiện tại và tương lai.
Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, báo chí Việt Nam đã có sự phát
triển vượt bậc. Xu hướng báo chí đa phương tiện và hội tụ truyền thông đã


được nhiều cơ quan báo chí thúc đẩy triển khai. Phần lớn các cơ quan báo
in có trang thông tin điện tử hoặc song hành ra báo điện tử. Sự pha trộn
thông tin, nguyên lý một đầu vào nhiều đầu ra đang được các cơ quan báo
chí tận dụng tối đa để đáp ứng cao nhất nhu cầu thông tin đa dạng của công
chúng trong xã hội.
Qua nhiều cuộc hội thảo quốc tế gần đây, có thể thấy báo chí thế giới
đang chú trọng vào ba xu hướng chính dựa trên sự phát triển vũ bão của
công nghệ.
Trong truyền thông quốc tế, công tác thông tin đối ngoại, mỗi một loại
hình báo chí đều có vai trò và chức năng khác nhau, có tác động vô cùng
mạnh mẽ tới việc hình thành thông tin, định hướng thông tin, trình bày thông
tin một các ngắn gọn, dễ hiểu đưa tới cho độc giả, công chúng những nhìn
nhận khách quan, tích cực và có những phản hồi xác đáng về công tác này, cụ
thể là công tác thông tin đối ngoại. Như chúng ta đã biết, công tác công tin
đối ngoại ở nước ta trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu vô
cùng nổi bật, góp phần đưa hình ảnh, đất nước, văn hóa, lịch sử và con người
Việt Nam đến với bạn bè năm châu, giúp họ hiểu hơn về chúng ta. Để làm
được những điều này, vai trò, sự tác động mạnh mẽ của các loại hình báo chí
hiện đại hiện nay đã góp phần thúc đẩy được sức mạnh tiềm tàng của công tác
công tin đối ngoại. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò quan trọng

như thế nào của các loại hình báo chí hiện đại trong truyền thông quốc tế,
thông tin đối ngoại như hiện nay.
NỘI DUNG
1. Tổng quát về một số loại hình báo chí hiện đại; vai trò, chức
năng trong truyền thông quốc tế - thông tin đối ngoại.
1.1. Báo in:
Với sự phát triển, tiếp thu những kiến thức khoa học công nghệ hiện đại
vào trong chu trình sản xuất sản phẩm báo in. Báo in không những không bị
lép vế so với các sản phẩm báo chí khác mà còn góp phần tác động mạnh mẽ


trong hoạt động thông tin, tuyên truyền, được coi là cánh tay đắc lực hỗ trợ
cho công tác thông tin đối ngoại hiện nay.
Trước tình hình chính trị, kinh tế thế giới đã và đang diễn biến hết sức
phức tạp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu
cực; xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố quốc tế... đã tác động
mạnh mẽ và đặt ra những thách thức to lớn đối với lĩnh vực thông tin.
Hiện nay, các nước tư bản có tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ đã
và đang thực hiện chính sách bành trướng thông tin, độc quyền thông tin theo
kiểu áp đặt, bắt các nước nhỏ hoặc kinh tế yếu kém trở thành khách hàng tiêu
thụ thông tin và lệ thuộc vào nguồn tin của họ. Cuộc đấu tranh của các nước
đang phát triển về một "trật tự thông tin quốc tế mới" đã trở thành một bộ
phận của cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế, chính trị, tiến bộ và công
bằng xã hội.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc
biệt là công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến lĩnh vực thông tin, đưa thế
giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế
tri thức. Sự hội tụ giữa thông tin, viễn thông, tin học là một xu hướng quan
trọng trong xu thế phát triển thông tin trên phạm vi toàn cầu. Đầu tư cho
thông tin từ chỗ được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội chuyển thành đầu tư

cho sự phát triển.
Trong xu thế khách quan của toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế, các hoạt
động thông tin được mở rộng, tạo điều kiện cho giao lưu, hội nhập văn hoá,
đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt để bảo vệ độc
lập, chủ quyền quốc gia và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch đã và đang sử dụng hệ thống thông tin để chống
phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày
càng tinh vi và quyết liệt hơn.
Để đi tắt đón đầu, xây dựng nước ta thành một quốc gia công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, cùng với vai trò của khoa học công nghệ, văn hoá, giáo dục,


thông tin trên báo in có vị trí hết sức quan trọng. Thông tin trên báo in không
chỉ cung cấp, phổ biến kiến thức phổ thông hay chuyên ngành, nâng cao dân
trí, cổ động và tổ chức phong trào cách mạng của nhân dân để thực hiện thành
công mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà còn tham gia ngày
càng trực tiếp và có hiệu quả vào việc bảo vệ chế độ xã hội.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta được tiến hành trong
điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã khiến nhu cầu của các
đối tượng trong xã hội về tiếp nhận và cung cấp thông tin ngày càng cao và đa
dạng. Xu hướng hội tụ thông tin - viễn thông - tin học đang diễn ra mạnh mẽ
là yếu tố tích cực tác động đến sự phát triển thông tin ở nước ta.
Thông tin trên báo in nước ta vừa bảo đảm sự phát triển đồng bộ, đáp
ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, đồng thời phải đấu tranh quyết
liệt với những luồng thông tin phản động, chống phá chế độ và không phù
hợp với lợi ích của nhân dân, đất nước ta.
Cơ sở hạ tầng thông tin ở nước ta bao gồm mạng lưới viễn thông và
Internet và các dịch vụ viễn thông, Internet có tác động tích cực đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có sự phát triển của thông tin trên

báo in. Thông tin trên báo in ngày càng khẳng định là nhu cầu thiết yếu trong
đời sống xã hội, chi phối sâu sắc toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng
cao nên nhu cầu thông tin của nhân dân càng đòi hỏi cao hơn, trong khi đó,
mức hưởng thụ thông tin của nhân dân vẫn còn sự không đồng đều giữa khu
vực đô thị và nông thôn, miền núi, vùng xa xôi, hẻo lánh.
Bối cảnh quốc tế và trong nước tạo ra thời cơ lớn, đồng thời cũng đặt ra
những thách thức hết sức gay gắt cho lĩnh vực thông tin nước ta.
Sự phát triển của thông tin đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội
tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, các kỹ năng, các
phương tiện thông tin, kỹ thuật truyền thông hiện đại, những kinh nghiệm tổ


chức hoạt động, những cơ sở lý luận mới để từ đó hỗ trợ quá trình đổi mới và
phát triển của thông tin trên báo in nước ta.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hết sức coi trọng và đánh giá cao vai
trò của thông tin trên báo in. Đây không chỉ là phương tiện cung cấp thông
tin, cung cấp tri thức, là một trong những công cụ giúp cho công tác chỉ đạo,
điều hành đất nước mà còn là nơi để phản hồi những thông tin từ nhân dân đối
với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp
phần quan trọng thực hiện dân chủ hóa trong đời sống xã hội.
Những khuyết điểm, yếu kém trong hoạt động thông tin và quản lý
thông tin trên báo in; cuộc đấu tranh quyết liệt diễn ra trên mặt trận thông tin;
xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế về thông tin đang đặt ra những thách
thức gay gắt trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng về
thông tin. Một mặt phải kiên quyết khắc phục những khuyết điểm, yếu kém để
phát triển, mặt khác phải bảo đảm tính hợp lý và cân đối giữa yêu cầu phát
triển và khả năng quản lý, giữa số lượng và chất lượng, giữa đa dạng và thống
nhất, giữa mở cửa hội nhập quốc tế và giữ vững định hướng chính trị, giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc.

Trong thời đại bùng nổ thông tin đòi hỏi thông tin trên báo in nước ta
phải nhanh chóng nắm bắt, tiếp cận với những vấn đề mới để bảo đảm không
bị tụt hậu, đồng thời vẫn giữ được định hướng phát triển dưới sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước trong khuôn khổ pháp luật. Dân tộc ta vốn có
truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có năng lực tiếp thu, vận dụng tri
thức và kỹ năng mới, hiện đại.
Chúng ta cần phát huy những ưu thế đó để khắc phục có hiệu quả
những khuyết điểm, yếu kém, vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ mọi
thời cơ thuận lợi để xây dựng, phát triển thông tin trên báo in Việt Nam thực
sự là công cụ, vũ khí chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, là phương tiện thiết yếu
trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ


Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2. Báo Phát thanh:
Báo Phát thanh được coi là một trong những loại hình báo chí lâu đời từ
trước đến nay, tuy trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn nhất định nhưng ngày
nay báo phát thanh vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng công chúng
độc giả. Công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ đổi mới, hội nhập cũng ít
nhiều chịu sự tác động của loại hình báo chí này.
Với báo phát thanh, chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là công chúng
đã có thể hưởng thụ các chương trình phát thanh ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.
Nếu đọc báo in, bạn cần phải có ánh sáng, xem truyền hình, đọc báo mạng
điện tử thì phải có một chiếc tivi, có máy tính hoặc phương tiện nối mạng
internet…
Hơn nữa tất cả các phương tiện này đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ
trong một điều kiện không gian tương đối ổn định thì mới có thể hưởng thụ
trọn vẹn thông tin. Nhưng phát thanh đơn giản hơn thế rất nhiều. Chỉ với một
chiếc radio nhỏ nhẹ, rẻ tiền và nguồn năng lượng cũng rất rẻ, bạn có thể vừa

nghe chương trình phát thanh vừa làm mọi công việc , kể cả lái xe ô tô hay đi
bộ tập thể dục trong công viên…
Nếu xét ở phương diện phủ sóng rộng thì phát thanh luôn vững vàng ở
vị trí số một so với tất cả các loại hình báo chí khác như báo in, báo hình, báo
mạng điện tử. Chính vì đặc điểm đơn giản về kỹ thuật, rẻ tiền về phương tiện
mà ở Việt Nam, từ miền núi đến hải đảo xa xôi hay nông thôn đều có sự hiện
hữu của chiếc radio.
Khả năng thông tin thời sự nhanh nhạy. Như đã nêu ở trên, ưu thế nổi
bật đầu tiên của phát thanh là kỹ thuật đơn giản tiện lợi. Thế nhưng, ưu thế
đặc thù khiến cho phát thanh hiện đại cạnh tranh được với các loại hình báo
chí truyền thông khác là sự nhanh nhạy trong thông tin.


Thông tin nhanh là một yêu cầu sống còn đối với một đài phát thanh
hiện đại. So với các loại hình báo chí, truyền thông đại chúng khác, sự vượt
trội của phát thanh trước hết là khả năng cung cấp cho bạn nghe đài những
thông tin mới nhất, nóng hổi nhất, những thông tin vừa mới xảy ra, đang
xảy ra, hoặc sẽ xảy ra mà chưa có ai biết. Về ưu thế này, hiện nay chỉ có
báo mạng điện tử mới có thể cạnh tranh được với báo phát thanh mà thôi.
Tuy nhiên, do đặc điểm của báo mạng là phụ thuộc vào đường truyền và
phương tiện cồng kềnh, kỹ thuật phức tạp nên sự tiện lợi của chiếc radio
vẫn có những ưu thế do luôn đồng hành cùng với mỗi cá nhân trong mọi
địa hình, mọi hoàn cảnh.
Gần gũi công chúng, hiệu quả tác động cao. Một trong những thế mạnh
của báo phát thanh được thính giả đánh giá cao là những người làm báo phát
thanh biết cách tôn trọng người nghe và tác động nhanh, hiệu quả đến công
chúng. Nói cách khác, sức hấp dẫn của báo phát thanh chính là ở là sự thân
mật, gần gũi với công chúng thính giả.
Với mục tiêu thu hút thính giả, tạo ra sức sống cho làn sóng phát thanh,
những người làm báo phát thanh hiện đại không chỉ quan tâm đến việc đem

lại cho công chúng những thông tin nóng hổi, bổ ích, gần gũi với cuộc sống
thường nhật của người nghe mà còn là ở cách thể hiện những thông tin đó một
cách thân tình, gần gũi “như nói với một người bạn”.
Người làm báo phát thanh ngày này rất quan tâm đến những thói quen
và sở thích của từng nhóm công chúng nghe đài, không ngừng cải tiến về hình
thức để các chương trình phát thanh ngày càng gần gũi hơn với thính giả, phù
hợp với từng đối tượng nghe đài, đáp ứng thị hiếu ở từng độ tuổi.
Trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng hiện
nay, muốn có chỗ đứng của mình, phát thanh cần phải phát huy tối đa những
ưu thế của mình để vượt lên trong việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác
với một phưong thức sinh động, gần gũi với công chúng.


Về nội dung: Những người làm phát thanh cần tập trung đầu tư nhiều
hơn nữa vào nội dung các chương trình phát thanh; nâng cao chất lượng nội
dung, hình thức và cách thể hiện các chương trình theo hướng mới mẻ, hấp
dẫn, thân mật, gần gũi và bổ ích; bám sát thị hiếu, các mối quan tâm của
người dân; giúp cho thính giả luôn được tiếp cận với những thông tin mới mẻ,
hấp dẫn, lôi cuốn nhất...
Một chương trình phát thanh hiện đại cần phải có nội dung mới, sự
kiện nóng hổi, tức thì, kết hợp hài hòa giữa thông tin và yếu tố giải trí,
đồng thời có định hướng dư luận và định hướng thẩm mỹ; được phát sóng
trong chương trình và khung giờ phù hợp với đối tượng công chúng;
phương thức truyền tin nhanh gọn (như phát thanh trực tiếp); ngôn ngữ
trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt phổ thông; giọng đọc phù hợp với chương
trình và thính giả; khai thác, sử dụng tốt các yếu tố bổ trợ cho giọng nói
(âm nhạc, tiếng động) một cách hiệu quả.
Về việc tăng cường tính chất đa phương tiện, các đài địa phương nếu có
điều kiện về kỹ thuật và tài chính, có thể đề nghị mở thêm một kênh “phát
thanh có hình” nhằm hạn chế tối đa nhược điểm cơ bản nhất của phát thanh là

“chỉ có âm thanh để diễn đạt”.
Mỗi đài phát thanh nên xây dựng một website trên mạng để hỗ trợ cho
các chương trình phát thanh. Website cũng là một thư viện online, giúp công
chúng phát thanh tra cứu tư liệu khi cần thiết.
Về phương diện kỹ thuật, các đài phát thanh trung ương và địa
phương nên đổi mới, hiện đại hóa kỹ thuật nhằm giúp tiết kiệm thời gian
cho quá trình xử lý, biên tập thông tin, giúp thông tin nhanh chóng được
đến với công chúng.
Việc đưa ứng dụng kĩ thuật số vào các khâu (trang bị phương tiện tác
nghiệp cho phóng viên, xử lí, dựng các tác phẩm hoàn chỉnh, truyền phát
sóng…) sẽ giúp cho đài phát thanh mở rộng diện phủ sóng, nâng cao chất
lượng âm thanh và giúp cho quá trình truyền tin không bị gián đoạn.


Về nhân lực: cần nhanh chóng đổi mới và bổ sung nguồn nhân lực làm
phát thanh, vì đây chính là yếu tố quyết định giúp cho các chương trình phát
thanh trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Các đài phát thanh nên có chính sách
“cầu hiền” để thu hút được nhiều tài năng nhằm sáng tạo được nhiều hơn
những chương trình mới mẻ, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu công chúng hiện đại.
Về phương thức thông tin, trước hết cần tăng cường số lượng và thời
lượng các chương trình phát thanh trực tiếp, coi đó là vũ khí cạnh tranh của
báo phát thanh. Đồng thời, cần chú trọng các chương trình “phát thanh mở”,
phát thanh thực tế, phát thanh tương tác để tăng cường vai trò và sự tham gia
trực tiếp của công chúng thính giả vào chương trình.
Trong một chương trình phát thanh theo phương thức hiện đại, thính
giả có thể tham gia trực tiếp vào nội dung chương trình (thể hiện qua các vai
trò: người cung cấp thông tin, người tham gia, người đưa câu hỏi, người kể
chuyện…). Lợi ích mà chương trình phát thanh hiện đại mang lại là thông tin
chân thực, khách quan từ công chúng; nguồn tin đa dạng; chương trình phong
phú, có yếu tố bất ngờ; có khả năng thu hút đông đảo thính giả, đặc biệt

những người quan tâm và mong muốn được tham gia vào chương trình.
Ví dụ: theo tác giả Phương Quang ở Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh Sóc Trăng), từ ngày 10-4-2007, tại Đài này đã thực hiện phương thức
“phát thanh có hình” trên cơ sở những kinh nghiệm của quá trình làm phát
thanh trực tiếp từ nhiều năm trước. Đến tháng 10-2008, Đài Sóc Trăng đã
thực hiện được hơn 50 chương trình phát thanh có hình và khẳng định đó là
một trong những “lợi thế” của Đài Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương.
Có thể coi những kết quả trên đây của Đài Sóc Trăng là một bằng chứng cho
thấy khả năng thích ứng mạnh mẽ của phát thanh trong bối cảnh của đời sống
báo chí, truyền thông hiện đại.
Một ví dụ khác cho thấy vai trò của báo phát thanh trong công tác
truyền thông quốc tế.


Qua làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, những hình ảnh
về một Việt Nam tươi đẹp, người dân Việt Nam chan hòa, thân thiện đến được
với bè bạn quốc tế. Nghe các chương trình của Hệ Phát thanh Đối ngoại
(VOV5), Đài Tiếng nói Việt Nam, đã trở thành một món ăn tinh thần không
thể thiếu của những thính giả nước ngoài yêu mến chương trình radio được
phát đi từ Việt Nam. Hiện nay, nội dung các chương trình của VOV5 còn
được đăng tải trên trang web www.vovworld.vn càng giúp thính giả nước
ngoài có thêm nhiều cách tiếp cận thông tin từ Việt Nam.
Với tình cảm dành cho các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói
Việt Nam, các thính giả đã thành lập câu lạc bộ những người yêu chương
trình phát thanh của VOV5. Một thính giả người Indonesia cho biết: “Những
thông tin do Đài Tiếng nói Việt Nam cung cấp có nội dung chân thật. Tôi rất
thích. Những vấn đề mà các thính giả Indonesia rất quan tâm tới đó là văn hóa
và sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi còn rất thích các
chương trình ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam vì nó rất đặc trưng. Cuộc
sống thường nhật, các vấn đề về làng quê của Việt Nam rất thú vị. Đó thường

là những chủ đề mà chúng tôi thường bàn tới mỗi khi gặp nhau. ”
Những lá thư, tấm thiệp, những lời động viên khích lệ của các thính giả
nước ngoài chính là niềm vui để các phóng viên, biên tập viên của VOV5 nói
riêng và Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung có thêm động lực để phục vụ các
thính giả nước ngoài, như một sự tri ân tới những người bạn lâu năm.
Hiện nay, các phương tiện truyền thông đa phương tiện đang không
ngừng phát triển mạnh mẽ. Thể loại báo phát thanh cũng gặp phải không ít
những cạnh tranh. Tuy nhiên với những lợi thế về khả năng truyền dẫn thông
tin, đầu tư ít tốn kém, báo phát thanh vẫn là một kênh thông tin hữu hiệu với
nhu cầu của mọi người dân Việt Nam và bầu bạn quốc tế.
1.3. Báo mạng điện tử:
Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, các loại hình báo chí
truyền thống như báo in, phát thanh, truyền hình luôn có sự độc lập tương đối


với nhau với những đặc thù và thế mạnh riêng. Sự bùng nổ của internet đã tác
động mạnh mẽ đến đời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển
của hệ thống báo chí thế giới nói chung.
Trước hết, với sự ra đời của báo điện tử (còn gọi là báo mạng), thông
tin được cung cấp cho công chúng theo hình thức đa phương tiện sinh động,
hấp dẫn hơn. Trong tiếng Anh, “multimedia” được dịch là “truyền thông đa
phương tiện”, là sự truyền tải một thông điệp bằng sự kết hợp của các loại
hình ngôn ngữ viết, ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức
tương tác khác; các hình thức thể hiện đa diện góp phần tạo nên một bức
tranh toàn cảnh đầy đủ thông tin và có sức thuyết phục cao.
Như chúng ta đã biết, trong thời đại kỷ nguyên số hiện đại hội nhập,
hoạt động cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, liên tục, tức thời được
xem là vô cùng quan trọng, là vấn đề sống còn của tờ báo. Chính điều này đã
tạo nên vị thế và cuộc tranh đua của báo mạng điện tử.
Trong nền báo chí Việt Nam, báo mạng điện tử tuy ra đời sau những

loại hình báo chí khác nhưng đã nhanh chóng phát triển về số lượng, chất
lượng và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống báo chí,
đời sống xã hội của đất nước.
Với dịch vụ Internet tạo nên một mạng thông tin báo chí điện tử sôi
động có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày, báo mạng đã và
đang trở thành một công cụ hữu ích có tác động lớn đến độc giả.
Ở bất kỳ nơi đâu chỉ cần một chiếc máy tính, một chiếc điện thoại hay
máy tính bảng có kết nối internet là mọi người có thể thỏa sức tìm kiếm các
thông tin trên báo mạng điện tử ở tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội…và nó cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận và đọc không bị
phụ thuộc vào không gian và thời gian.
Báo mạng điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa
là không chỉ văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình
tương tác khác. Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ


thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo mạng điện tử có khả năng truyền tải
thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng không giới hạn. Thông tin từ khi thu
nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng, với những thao tác
hết sức đơn giản nên báo mạng điện tử có thể tức thời và phi định kỳ, luôn
sống 24h/ngày, 7 ngày/tuần.
Báo mạng điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc thiết lập các diễn
đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực tuyến… nhằm tăng mối quan
hệ giữa Tòa soạn với độc giả, độc giả với nhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể
giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan tâm, yêu thích.
Báo mạng điện tử là một thư viện đúng nghĩa, người đọc không chỉ
xem các tin, bài hiện tại, mà còn đọc được những tin, bài trong quá khứ. Tuyệt
vời hơn, nó còn cung cấp cho người đọc một công cụ tìm kiếm thông tin khoa
học và hiệu quả. Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo mạng điện tử
đang trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn.

Tại Việt Nam, mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng báo mạng điện tử đã
nhanh chóng khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong lòng độc giả, nó
không ngừng tăng tốc để bắt kịp báo in, phát thanh và truyền hình với tốc độ
tăng tới chóng mặt. Bởi vì công chúng ngày càng có xu hướng tiếp cận với
nguồn thông tin hiện đại như báo mạng điện tử nhiều hơn. Các nhà chuyên
môn có thể dễ dự đoán được báo mạng điện tử trong tương lại không xa sẽ là
món ăn tinh thần không thể thiếu của độc giả.
Chính bởi tính mới, nhanh và hiện đại của mình, báo mạng điện tử đang
và sẽ đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày càng cao của công chúng,
chính nhờ khả năng cạnh tranh thông tin một cách chóng mặt của báo mạng sẽ
là ưu thế để nó phát triển xa hơn và không thể thiếu trong tương lai. Món ăn
“ngon, bổ, rẻ” sẽ không bao giờ bị thực khách từ chối và thực tế tới bây giờ
Việt Nam với hàng trăm tờ báo mạng điện tử và trang thông tin điện tử của
các cơ quan báo chí khác nhau đang tạo ra bức tranh hài hòa nhiều màu sắc
cho báo mạng điện tử Việt Nam.


Trước đó, khi nói về quy hoạch báo chí, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông, ông Nguyễn Bắc Son cho biết: “Sẽ tập trung vào nâng
cao chất lượng, báo điện tử sẽ trở thành loại hình truyền thông chủ lực, hiện
đại với nhiều ưu điểm”.
Trao đổi tại hội thảo mang tên: “Báo điện tử trong cuộc cạnh tranh
thông tin” mới đây, ông Phạm Huy Hoàn, Tổng Biên tập Báo Dân trí cho biết,
báo điện tử đang có những bước phát triển không ngừng để đáp ứng tốt hơn
nhu cầu thông tin của độc giả, trong đó yếu tố “mới” trong thông tin đóng vai
trò quyết định trong việc thu hút độc giả trên mạng Internet.
Ngoài ra, với các tờ báo điện tử, việc sử dụng những trình duyệt, giao
diện thân thiện và thể hiện tính tương tác cao đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Theo đó, xu hướng độc giả trở thành người viết báo đã và đang mang lại hiệu
quả thiết thực trong việc phát huy thế mạnh của báo điện tử trong thời đại

cạnh tranh thông tin giữa các loại hình báo chí, giữa các báo điện tử với nhau
ngày càng mạnh mẽ.
Thông tin về quy hoạch báo chí đến năm 2020 được lãnh đạo Bộ Thông
tin và Truyền thông chia sẻ tại hội nghị báo chí toàn quốc thì đến năm 2020,
báo điện tử trở thành loại hình báo chí chủ lực của cơ quan truyền thông.
Riêng các Đài phát thanh, truyền hình sẽ bảo đảm chương trình tự sản xuất
đạt 60%, tỉ lệ chương trình khai thác trên một kênh truyền hình không vượt
quá 30%.
Có thể nói, nhu cầu tiếp cận thông tin của độc giả trong thời đại công
nghệ số là rất lớn, vì thế, các trang báo điện tử, các trang mạng thông tin tổng
hợp xuất hiện như “nấm sau mưa”. Không thể phủ nhận lợi thế của báo điện
tử và các trang mạng bởi nó giúp người đọc nhanh chóng tìm được nhiều
kênh thông tin mình cần, nhưng chính sự cạnh tranh quá khắc nghiệt của môi
trường số đang khiến không ít tờ báo điện tử đi chệch hướng, ảnh hưởng tiêu
cực đến người đọc.


Hiện nay báo điện tử đang phát triển rầm rộ với lượng thông tin áp đảo
hằng ngày. Thế nhưng trong thực tế thời gian qua, báo điện tử cũng đã bộc lộ
những vấn đề: vi phạm bản quyền, xâm phạm đời tư, phỉ báng gây tổn hại
danh dự cá nhân, ngụy tạo hình ảnh và siêu liên kết với các mạng ngoài... Xã
hội sẽ bị phơi nhiễm bởi ngày nào trên mạng cũng đầy rẫy tin tức khiêu dâm,
bạo lực theo dạng “bỏng mắt", “đắng lòng”. Đây là những nhóm vấn đề
nghiêm trọng nhất của báo mạng hiện nay.
Việc phát triển báo mạng điện tử là vấn đề tất yếu, tuy nhiên cũng cần
phải “lập lại trật tự” của báo điện tử, trang tin điện tử, mạng xã hội trong thời
đại hiện nay. Hơn ai hết, cơ quan báo chí, nhà báo cần phải nâng cao ý thức
pháp luật và thực hiện pháp luật nghiêm túc.
2. Truyền thông đa phương tiện trong hoạt động thông tin đối
ngoại, truyền thông quốc tế.

- Điều kiện ra đời truyền thông đa phương tiện:
Những thành tựu của cuộc các mạng khoa học kỹ thuật trong các lĩnh
vực đăng tải, in ấn tạp chi, sự phát triển các công nghệ phát thanh truyền
hình và đặc biệt là internet đã tạo ra sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn
cầu. Mạng internet bao phủ toàn cầu, nhờ đó mà người sử dụng có khả
năng nhận được thông tin cần thiết từ các hãng tin một cách dễ dàng. Sự
xâm nhập của tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động báo chí là điều
rõ ràng cà dễ nhận thấy.
Việc áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin, truyền tải dữ liệu xuyên
biên giới, việc hình thành mạng lưới thông tin toàn cầu đã góp phần đưa tin
tức nhanh chóng tới công chúng. Điều đó là cần thiết cho một xã hội đang
phát triển nhanh. Các cơ quan báo chí muốn theo kịp trình độ phát triển chung
của xã hội thì cần phải đẩy mạnh việc khai thác sự đa dạng thông tin, không
thể bó hẹp thông tin trong phạm vi một quốc gia hay một khu vực cũng như
không thể giới hạn trong một phương thức truyền thông cụ thể nào. Đó là tiền
đề cho sự ra dời của phương thức truyền thông đa phương tiện.


- Sự phát triển công nghệ truyền thông đa phương tiện:
Công nghệ truyền thông là công nghệ tổng hợp các công nghệ truyền
tải thông tin của các loại hình thông tin được hình thành và phát triển chủ yếu
dựa trên các thành tựu tiên tiến nhất của công nghệ thông tin và đỉnh cao là sự
hình thành và phát triển của hệ thống thông tin toàn cầu internet. Internet với
đặc trưng tương tác của nó, đã làm xóa đi những giới hạn về không gian, thời
gian trong việc tiếp cận thông tin trên quy mô toàn thế giới.
Cùng với sự phát triển của hệ thống internet, hàng loạy sản phẩm công
nghệ truyền thông mới được phát triển như công nghệ di động với các phương
thức truyền dữ liệu tốc độ cao, hay các thiết bị đầu cuối được phát triển theo
xu hướng di động hóa, cá nhân hóa cao độ tạo nên một sức mạnh mới mà các
loại hình truyền thông truyền thống khó cạnh tranh nổi. Sự ra đời của máy

tính bảng (table), mà tiêu biểu là sản phẩm ipad của hãng Apple đã minh
chứng điều đó.
Trong một xã hội hiện đại với sự bùng nổ thông tin, công chúng ngày
càng có nhu cầu cao hơn đối với nội dung cũng như chất lượng thông tin.
Phương thức truyền thông đa phương tiện cho phép công chúng thu nhập
thông tin bằng cả hình ảnh, âm thanh, văn bản làm thay đổi cách tiếp cận
thông tin của công chúng, nhất là đối với thế hệ trẻ, thế hệ nhạy bén nhất đối
với khoa học và công nghệ tạo ra sự phát triển của một lớp công chúng mới
của truyền thông.
Trái lại, với các loại hình báo chí truyền thống, công chúng đang ngày
càng bị phân tâm bởi nhiều hình thức cung cấp thông tin động, hấp dẫn, tiếp
cận trên toàn bộ các giác quan, cảm quan: đọc, nghe, nhìn, đối thoại,tham gia
trực tiếp... internet phát triển với sự ra đời của vô vàn các trang tin điện tử,
các kênh truyền hình, phát thanh trực tuyến (online) và các giao thức liên lạc
(chatting) và thoại (voice) được tích hợp đã thỏa mãn tất cả các nhu cầu thông
tin của công chúng, bao gồm cả nghe, nhìn, đọc, nói của công chúng. Sự phát


triển của công nghệ truyền thông đã tạo cho báo chí một hướng đi mới: tích
hợp các phương tiện truyền thông.
Tính chất đa phương tiện được biểu hiện rõ ràng nhất qua sự tích hợp
này. Xu hướng phát triển này là phù hợp với nhu cầu thông tin của xã hội, do
vậy đi theo sự phát triển này là sự lựa chọn đúng đắn của các nhà truyền
thông. Hay nói cách khác, truyền thông đa phương tiện là xu hướng phát triển
mang tính khách quan đáp ứng nhu cầu thông tin của lớp công chúng mới.


KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu, tìm hiểu vai trò thực tiễn của các loại hình báo chí
hiện đại, theo đó là các mô hình và xu thế truyền thông hiện đại, góp phần

giúp cho công tác thông tin đối ngoại đạt được hiệu quả cao hơn. Có thể nói,
báo chí nói chung và các loại hình báo chí nói riêng là công cụ hỗ trợ đắc lực
giúp cho công tác thông tin đối ngoại đạt được những thành tựu cơ bản.
Mỗi một loại hình báo chí có nhiệm vụ, vai trò và chức năng riêng, từ
những thế mạnh của mỗi loại hình ta sẽ tiến hành xác định được phương
hướng, phương pháp và hướng đi trong công tác thông tin đối ngoại, làm sao
để phát huy triệt để được thế mạnh của các loại hình báo chí đó.
Cụ thể như báo in, báo phát thanh được coi là những loại hình hoạt
động truyền thống nhưng chúng ta không thể coi nhẹ những loại hình này, về
cơ bản hai loại hình này vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong công
tác thông tin, tuyên truyền và định hướng dư luận xã hội. Bên cạnh đó, sự
phát triển của khoa học công nghệ, các cơ quan báo in, báo phát thanh áp
dụng những tiến bộ đó trong quy trình làm báo của mình đã đạt được những
hiệu quả nhất định.
Còn báo mạng điện tử bên cạnh những thế mạnh vốn có của mình, cũng
cần khắc phục những hạn chế và tìm hướng đi để khắc phục những hạn chế đó
một cách triệt để hiệu quả, phát huy thế mạnh, chú trọng công tác quản lý....
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khi đất nước ta ngày càng hội nập sâu và
đầy đủ trên tất cả các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới,
công tác thông tin báo chí càng thể hiện được vai trò xung kích trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đẩy mạnh phát triển báo chí nói chung, của phương thức truyền thông
đa phương tiện và nâng cao vai trò quản lý báo chí là việc làm cấp thiết hiện
nay nhằm xây dựng một nền báo chí cách mạng Việt Nam phát triển theo
hướng hiện đại, làm tốt hơn nữa chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng,


Nhà nước và là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Báo chí tác động từng ngày,
từng giờ đến đời sống xã hội.
Vì vậy, mọi chế độ chính trị đều có chủ trương và biện pháp quản lý

báo chí theo hướng có lợi nhất cho mình. Ở nước ta, mục tiêu cao nhất của
báo chí cách mạng là phục vụ cho sự phát triển của đất nước và lợi ích của
nhân dân. Bởi vậy, quản lý nhà nước về báo chí trong từng thời kỳ phát triển
của đất nước cũng phải có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi
hàng ngày của thực tế đời sống đất nước.



×