Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Luận văn phát triển nhân cách chính trị viên trong quân đội nhân dân việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.79 KB, 200 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
5
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
10
Chương 1
THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN QUY
ĐỊNH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
25
1.1.
Thực chất phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân
đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
25
1.2.
Những nhân tố cơ bản quy định quá trình phát triển nhân
cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam
theo tư tưởng Hồ Chí Minh
59
Chương 2
THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHÍNH TRỊ VIÊN
TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN
NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
77
2.1.
Thực trạng phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh


77
2.2.
Xu hướng và yêu cầu cơ bản phát triển nhân cách chính
trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo
tư tưởng Hồ Chí Minh
101
Chương 3
GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NHÂN
CÁCH CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN
DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
119
3.1.
Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng, rèn
luyện chính trị viên nhằm phát triển nhân cách chính trị
viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư 119
tưởng Hồ Chí Minh
3.2.
Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của chính trị viên nhằm
phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
135
3.3.
Xây dựng môi trường công tác thuận lợi và tiếp tục hoàn
thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển nhân cách chính
trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo
tư tưởng Hồ Chí Minh
153
KẾT LUẬN
169

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
171
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
172
PHỤ LỤC
182


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10

Chữ viết đầy đủ
Chính trị viên
Chính trị quốc gia
Công tác đảng, công tác chính trị
Hà Nội
Hạ sĩ quan, chiến sĩ
Học viên đào tạo chính trị viên
Nhà xuất bản

Quân đội nhân dân Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Xã hội chủ nghĩa

Chữ viết tắt
CTV
CTQG
CTĐ, CTCT
H
HSQ, CS
HVĐTCTV
Nxb
QĐNDVN
TTHCM
XHCN


5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài: “Phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân
Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, được tiếp cận nghiên cứu
dưới góc độ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử.
Vấn đề nghiên cứu của đề tài được tác giả ấp ủ, say mª nghiên cứu từ
nhiều năm nay, điều này được thể hiện từ các luận văn tốt nghiệp ở các bậc
học đại học, cao học, cũng như nhiều bài báo khoa học tác giả đã công bố đều
đề cập về TTHCM ở nhiều góc độ khác nhau, song điểm nhấn là TTHCM về
xây dựng QĐNDVN vững mạnh về chính trị; về nhân cách và phát triển nhân
cách đội ngũ cán bộ, đảng viên và người chính trị viên trong QĐNDVN.

Nội dung đề tài tập trung làm rõ: thực chất và những nhân tố c¬ b¶n
quy định quá trình phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN theo
TTHCM; đánh giá thực trạng, chỉ ra xu hướng và yêu cầu c¬ b¶n phát triển
nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM; đề xuất hệ
thống những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nhân cách chính trị viên trong
QĐNDVN hiện nay theo TTHCM. Đề tài là một công trình khoa học độc lập,
míi mÎ, không cã sù trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
2. Lý do lựa chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản lý luận quí báu của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân ta, là ngọn cờ lý luận đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác. Đại hội lần thứ VII của Đảng khẳng định: “Đảng lấy
chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động” [11, tr.25]. TTHCM về chính trị viên và phát triển
nhân cách chính trị viên là một nội dung quan trọng trong tư tưởng quân sự,
chính trị của Người. Tư tưởng đó đã thực sự trở thành nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam, chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng đội ngũ chính trị viên trong


6
QĐNDVN, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và chiến đấu của quân đội
trong mọi thời kỳ cách mạng.
Hiện nay, TTHCM về chính trị viên và phát triển nhân cách chính trị
viên đã được quán triệt vào trong Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ Chính trị
(khóa IX) “Về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện
chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên
trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Theo tinh thần của Nghị quyết, chính trị
viên trong QĐNDVN được xác định: là người giữ cương vị chủ trì về chính
trị, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động CTĐ, CTCT, đồng thời là bí thư tổ
chức cơ sở đảng ở các đơn vị phân đội. Chính trị viên vừa là sĩ quan chính trị
của quân đội, vừa là cán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà nước được đào tạo

chính quy để phục vụ lâu dài trong quân đội. Với cương vị, chức trách được
giao, phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác của chính trị
viên có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến các mặt công tác của cán bộ, chiến sĩ
trong đơn vị thuộc quyền. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải đào tạo, bồi
dưỡng chính trị viên có đủ phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong
công tác đáp ứng yêu cầu cương vị, chức trách, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ
Chính trị (khóa IX) và Nghị quyết 513/NQ-ĐUQSTW của Quân ủy Trung
ương, các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ các cấp trong quân đội đã
lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều chủ trương, biện pháp thiết thực nhằm xây
dựng đội ngũ chính trị viên đáp ứng yêu cầu cương vị, chức trách, nhiệm vụ
trong thời kỳ mới. Vì vậy, về cơ bản đại bộ phận chính trị viên đã có phẩm
chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu thực tiễn
thực hiện cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trên thực tiễn
phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác của một bộ phận
chính trị viên ở các đơn vị còn có có những hạn chế, khuyết điểm chưa thực
sự ngang tầm với cương vị, chức trách, nhiệm vụ đảm nhiệm.


7
Trong bối cảnh thời cơ và thách thức đan xen như hiện nay, sự nghiệp
xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
trong thời kỳ mới, đòi hỏi rất cao về chất lượng toàn diện, trên cơ sở vững
mạnh về chính trị đã và đang chịu sự tác động của nhiều nhân tố với cả thuận
lợi và khó khăn, thách thức, nhiều mâu thuẫn đang đặt ra cần phải giải quyết.
Chính vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ chính
trị, đặc biệt là chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM là rất cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn cao. Mặt khác, từ khi có Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ
Chính trị (khóa IX), đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu khá
sâu sắc về chính trị viên ở nhiều phương diện khác nhau. Nhưng việc làm rõ

lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp một cách có hệ thống, toàn diện về
phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM
dưới góc độ triết học thì có rất ít công trình khoa học đề cập đến.
Từ các lý do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Phát triển nhân cách
chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ
Chí Minh”, làm đề tài nghiên cứu của luận án.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Góp phần nâng cao hiệu quả phát triển nhân cách chính trị viên
trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM, đáp ứng yêu cầu cương vị, chức
trách, nhiệm vụ của chính trị viên trong thời kỳ mới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát TTHCM về nhân cách, nhân cách chính trị viên và phát
triển nhân cách chính trị viên. Từ đó, làm rõ hệ thống khái niệm công cụ của
đề tài, tập trung phân tích luận giải phạm trù trung tâm đề tài của luận án là:
phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM. Chỉ ra
những nhân tố cơ bản quy định quá trình phát triển nhân cách chính trị viên
trong QĐNDVN theo TTHCM.


8
- Dựa vào khung lý luận đã xác định để khảo sát, đánh giá đúng thực
trạng, phân tích xu hướng và chỉ ra yêu cầu cơ bản phát triển nhân cách chính
trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM.
- Trên cơ sở khung lý thuyết và thực trạng, đề xuất hệ thống giải pháp
cơ bản nhằm phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay
theo TTHCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu bản chất và những nhân tố cơ bản quy định quá trình phát

triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển nhân cách chính trị viên
trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM ở các đơn vị chủ lực binh chủng hợp
thành, số liệu khảo sát từ năm 2006 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, TTHCM về
nhân cách và nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN, đường lối, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác
phong công tác của người cán bộ, đảng viên nói chung, chính uỷ - chính trị
viên trong QĐNDVN nói riêng.
* Cơ sở thực tiễn:
Luận án dựa vào các báo cáo tổng kết CTĐ, CTCT của các đơn vị cơ
sở, kết quả điều tra, khảo sát và những vấn đề thực tế liên quan tới phát triển
nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM, cũng như số
liệu của các công trình khoa học đã công bố.
* Phương pháp nghiên cứu:


9
Đề tài của luận án vận dụng hệ thống phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp tiếp
cận giá trị nghiên cứu các vấn đề đặt ra. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể như : phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá,
khái quát hoá, hệ thống - cấu trúc, lô gích - lịch sử, điều tra xã hội học, phỏng
vấn trực tiếp, quan sát, so sánh, phương pháp nghiên cứu các tài liệu và
phương pháp chuyên gia.
6. Những đóng góp mới của luận án
Làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản quy định quá trình phát

triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM; đánh giá đúng
thực trạng, chỉ ra xu hướng và yêu cầu cơ bản phát triển nhân cách chính trị
viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM; đề xuất một số giải pháp cơ
bản, đồng bộ, có tính khả thi nhằm phát triển nhân cách chính trị viên trong
QĐNDVN hiện nay theo TTHCM.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận của luận án:
Kết quả thu được của đề tài góp phần bổ sung, phát triển một số vấn đề
về cơ sở lý luận của quá trình phát triển nhân cách chính trị viên trong
QĐNDVN hiện nay theo TTHCM.
* Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
Kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu khoa học, giảng dạy, học tập và bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ
chính trị, trong đó có chính trị viên có đủ phẩm chất, năng lực và phương
pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu thực hiện cương vị, chức trách,
nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
8. Kết cấu của luận án


10
Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có
liên quan đến đề tài, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa
học đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển nhân
cách con người mới xã hội chủ nghĩa và người cán bộ, đảng viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển nhân
cách con người mới xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Bàn về phát triển nhân cách con người mới XHCN theo TTHCM, đã có
rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu đề cập đến. Tiêu biểu như: Đại
tướng Võ Nguyên Giáp với bài viết chuyên khảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh quá
trình hình thành và nội dung cơ bản”, trong bài viết đề cập về nội dung phát
triển nhân cách con người mới XHCN theo TTHCM, Đại tướng chỉ rõ: “Con
người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng, bồi dưỡng phải là con
người có đạo đức, phẩm chất tốt đẹp, lại phải có năng lực trí tuệ đáp ứng yêu
cầu của sự phát triển đất nước, thời đại” [22, tr.45].
TS Nguyễn Khắc Điều (chủ nhiệm), đề tài “Tìm hiểu tư tưởng triết
học Hồ Chí Minh - một số vấn đề lý luận và vận dụng vào quân sự hiện nay”,
đã nghiên cứu tổng thể, rõ ràng nhiều nội dung về TTHCM. Trong đó đề cập
về phát triển nhân cách con người mới theo TTHCM, đề tài nhận định: “Mô
hình nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa được Hồ Chí Minh khái quát
tức là đức và tài (phẩm chất và năng lực)... Phẩm chất và năng lực con người
mới gắn với nhiệm vụ cách mạng ở từng giai đoạn lịch sử” [19, tr.77].


11
TS Nguyễn Hữu Công với công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
triển con người toàn diện”, đã làm rõ cơ sở lý luận, nội dung cơ bản của
TTHCM về phát triển con người toàn diện. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh:
Với quan niệm và cách nhìn nhận con người toàn diện như là một thể
thống nhất, sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố, các mặt thể lực, trí tuệ, trình
độ thẩm mỹ, đạo đức cách mạng…Hồ Chí Minh cho rằng phát triển con
người toàn diện trước hết phải tập trung phát triển tất cả các bộ phận cấu
thành nên chỉnh thể đó [4, tr.79].
Đề cập ở nội dung này, còn có các bài viết của: GS Đặng Xuân Kỳ
“Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và bản chất con người”[30]; GS, TS
Nguyễn Văn Tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố
con người”[97]; GS, TS Phạm Minh Hạc “Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về

giáo dục và tâm lý học nhân cách” [24]; PGS, TS Lê Sĩ Thắng “Mấy vấn đề
về “Trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh” [101]; PGS, TS Trịnh Doãn
Chính “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” [3]; PGS, TS Hoàng Chí Bảo
“Vài nét chung về nhân cách và nhân cách Hồ Chí Minh” [2]; TS Đức Uy
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách” [114]; TS Vũ Kim Thanh “Tìm hiểu
tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhân cách” [98]... Các tác giả đã có sự thống
nhất phát triển nhân cách con người mới XHCN theo TTHCM, là con người
phát triển toàn diện, với sự thống nhất chặt chẽ giữa đức và tài, lấy đức làm
gốc và một trong yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển nhân cách con
người là con đường giáo dục và tự giáo dục, thông qua hoạt động thực tiễn
của con người. Trong đó, GS, TS Nguyễn Văn Tài nhận định theo TTHCM:
“mục tiêu của giáo dục - đào tạo phải là nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, đào tạo nhân tài trên cơ sở phát triển nhân cách con người Việt Nam
vừa “hồng”, vừa “chuyên” [97, tr.14]. PGS, TS Lê Sĩ Thắng chỉ rõ: “Hồ Chí
Minh đã không bàn luận dài dòng về vấn đề “tính người là thiện hay ác”. Điều


12
mà Người quan tâm và nhấn mạnh là vai trò có tính chất quyết định của giáo
dục đối với “tính người”. “Tính ấy”, phần nhiều do giáo dục mà nên và gắn
liền với hoạt động của con người” [101, tr.33].
1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển nhân
cách người cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Quán triệt sâu sắc TTHCM, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công
việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Do đó, ở mọi giai
đoạn cách mạng, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, luôn
luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười có bài viết “Những vấn đề trọng yếu
trong chiến lược cán bộ hiện nay”, đã chỉ rõ: “Trong giai đoạn cách mạng
hiện nay…Chung quy lại, người cán bộ phải có phẩm chất và năng lực, có

đức và tài, trong đó “đức là cái gốc của người cán bộ” như Bác Hồ từng nhấn
mạnh” [85, tr. 4 -5].
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh
soi sáng con đường Đảng ta và nhân dân ta tiến vào thế kỷ XXI”, đã làm rõ cơ
sở quá trình hình thành TTHCM, khẳng định những đóng góp to lớn của
Người đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Đồng thời, bàn về
phát triển nhân cách người cán bộ, đảng viên theo TTHCM, tác giả chỉ rõ:
Cán bộ, đảng viên của Đảng nhất định phấn đấu và phải phấn đấu để
làm người và làm người cộng sản như Bác Hồ đã dạy: trung thành và kiên
định với đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; gìn giữ phẩm chất và
đạo đức cách mạng, đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân, đi sát cơ sở, không
tham nhũng, không bao che cho hiện tượng quan liêu, tham nhũng và tiêu
cực; trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực
tiễn, đủ sức đảm đương nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới [90, tr.34].
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài “Phát biểu bế mạc Hội nghị
lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI”, đã hết sức nhấn mạnh


13
đến biện pháp để mỗi người cán bộ, đảng viên rèn luyện, phấn đấu phát triển
nhân cách của mình, chính là sự nêu cao tinh thần thực hiện tự phê bình và
phê bình, chủ động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để
“mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng luôn thật lòng vì nước, vì dân, vì Đảng; thật
sự là người cộng sản” [107, tr.16].
GS Đặng Xuân Kỳ với công trình nghiên cứu: “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đã đi vào phân tích thực trạng và những
tác động trong đời sống xã hội nước ta hiện nay đến phát triển nhân cách, đạo
đức của người cán bộ, đảng viên và khái quát những tiêu chí chuẩn mực nhân
cách người cán bộ, đảng viên theo TTHCM được thể hiện ở 4 phẩm chất chủ
yếu, đó là: “Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người; Cần kiệm

liêm chính chí công vô tư; Tinh thần quốc tế trong sáng” [31, tr.11].
Đề cập ở nội dung này, còn có các bài viết của: GS, TS Tô Huy Rứa
“Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [94]; GS,
TS Đỗ Nguyên Phương “Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức nhân văn Hồ Chí Minh
cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay”[91]; PGS, TS
Nguyễn Quang Uẩn “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức nhân cách
người cán bộ cách mạng” [113]... Các tác giả đã phân tích vị trí, vai trò người
cán bộ, đảng viên và phát triển nhân cách của họ theo TTHCM trong điều
kiện kinh tế thị trường hiện nay. Đồng thời, chỉ ra sự phát triển nhân cách
người cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục thực hiện những yêu cầu,
chuẩn mực nhân cách như: Trung với Đảng, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, gương mẫu trong lời nói và việc làm, nâng cao năng lực
công tác, tác phong sâu sát, gần gũi với quần chúng, nêu cao tình thần đấu
tranh phê bình và tự phê bình, ham học hỏi, cầu thị tiến bộ.
Tiếp tục đề cập về phát triển nhân cách người cán bộ, đảng viên của
Đảng theo TTHCM, gần đây có các bài viết tiêu biểu như: PGS, TS Phạm
Viện “Bàn về đạo đức và rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên theo tư


14
tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay” [115]; PGS, TS Nguyễn Văn
Thế:“Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và việc xây dựng đạo đức của cán bộ,
đảng viên hiện nay” [103]... Các tác giả đã đi vào luận giải và chỉ ra những
phẩm chất nhân cách của người cán bộ, đảng viên và sự cần thiết phải phát
triển nhân cách của họ theo TTHCM. Đồng thời, chỉ rõ: theo TTHCM, cán
bộ, đảng viên muốn có điều kiện làm việc và toàn tâm, toàn ý, nêu cao tình
thần trách nhiệm phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân Dân, phụng sự Đảng, thì chỉ
khi hội tụ đầy đủ phẩm chất “đức” và “tài” của người cán bộ cách mạng.
TS Nguyễn Văn Thanh “Rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ,
đảng viên hiện nay theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Đảng ta là

đạo đức, là văn minh”, đã chỉ ra sự cần thiết và những vấn đề cơ bản cần phải
rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay theo TTHCM về
“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” và đây cũng là điểm cốt lõi trong phát triển
nhân cách cán bộ, đảng viên hiện nay. Tác giả nhận định: “Tư tưởng “Đảng ta
là đạo đức, là văn minh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh” là sự khái quát một giá
trị với các yêu cầu, chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa to lớn đối với xây dựng
Đảng ta và giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên.” [100, tr.17].
2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển nhân
cách đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam và liên quan trực tiếp đến
phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển nhân
cách đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cập ở vấn đề này có rất nhiều các công trình nghiên cứu, tiêu biểu
như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bài viết chuyên khảo “Tư tưởng Hồ Chí
Minh với quá trình trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta”, đã luận giải
hết sức sâu sắc năm nội dung lớn của TTHCM đối với quá trình trưởng thành
và chiến thắng của QĐNDVN. Bàn về xây dựng và phát triển nhân cách đội


15
ngũ cán bộ QĐNDVN theo TTHCM, Đại tướng chỉ rõ: “Người coi việc đặt
quân đội dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng là vấn đề nguyên tắc, việc chăm
lo giáo dục đảng viên, cán bộ về phẩm chất cách mạng để phát huy vai trò
tiền phong gương mẫu của cán bộ, của đảng viên trong quân đội là nhân tố có
ý nghĩa quyết định để đánh thắng kẻ thù” [23, tr.35].
TS Nguyễn Quang Phát (chủ biên), công trình “Quan điểm tư tưởng
Hồ Chí Minh về đức - tài trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội”, đã đi vào
làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, đề ra giải pháp nhằm nâng cao đạo
đức, phát triển tài năng của đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay theo TTHCM.

Công trình nhận định: “Người cán bộ tốt là người có phẩm chất toàn diện về
mọi mặt, có phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, cả trình độ hiểu biết,
chuyên môn, nghiệp vụ. Những phẩm chất nhân cách đó được Hồ Chí Minh
khái quát ngắn gọn trong hai chữ “đức” và “tài” [88, tr.99].
PGS, TS Lại Ngọc Hải (chủ biên), công trình “Định hướng giá trị nhân
cách đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, đã làm rõ cơ
sở lý luận và thực tiễn, đề ra yêu cầu và giải pháp cơ bản định hướng giá trị
nhân cách đội ngũ sĩ quan trẻ QĐNDVN hiện nay. Công trình nhấn mạnh:
“Những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, của Quân đội nhân dân
Việt Nam, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đội ngũ sĩ quan
trẻ tiếp thu, kế thừa và phát triển trong giai đoạn cách mạng mới” [25, tr.77].
PGS, TS Phạm Xuân Hảo (chủ biên), công trình “Bồi dưỡng lối sống
xã hội chủ nghĩa cho sĩ quan trẻ hiện nay”, đã nhận định: “Bồi dưỡng cho đội
ngũ sĩ quan quân đội nói chung, đội ngũ sĩ quan trẻ nói riêng về phẩm chất và
năng lực...giữ vai trò cực kỳ quan trọng và cấp thiết. Lối sống là một yếu tố
cấu thành phẩm chất chính trị, đạo đức, giữ vai trò quan trọng trong hành vi
chính trị, đạo đức của sĩ quan trẻ” [27, tr.168].
TS Phạm Văn Nhuận (chủ biên), công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội”, đã tập trung làm rõ lý luận và


16
thực tiễn TTHCM về đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội và đề
xuất phương hướng, nội dung nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ
quân đội hiện nay dưới ánh sáng TTHCM. Công trình nhấn mạnh, Chủ tịch
Hồ Chí Minh “luôn đòi hỏi ở mỗi cán bộ quân đội những phẩm chất nhân
cách tốt đẹp, có đủ cả đức và tài, trong đó đức phải là gốc” [86, tr.147].
PGS, TS Nguyễn Vĩnh Thắng (Chủ biên) công trình “Nghiên cứu giữ
vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới”, nay đã
được xuất bản thành bộ sách gồm 7 tập: tập 1 đi vào phân tích, đánh giá luận

giải “Những vấn đề cơ bản về giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ
Hồ” trong tình hình mới”; từ tập 2 đến tập 7 đề cập đến những nội dung cụ
thể của việc: Giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình
mới. Công trình thực sự có giá trị khoa học to lớn trong định hướng việc giữ
vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong
quân đội. Trong tập 1 của công trình chỉ rõ: “Phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là hệ
thống giá trị văn hóa - chính trị - đạo đức tốt đẹp, bền vững, phản ánh bản
chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam” [102, Tr.12].
2.2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan trực tiếp đến phát
triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cập về nội dung này, đã có rất nhiều công trình khoa học bàn đến,
tiêu biểu như: Đại tướng Chu Huy Mân (Chủ biên), công trình “Người chính
ủy Quân đội nhân dân Việt Nam”, đã làm rõ những vấn đề cơ bản về người
chính ủy QĐNDVN, đồng thời, đăng tải kiến nghị của: Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, Đại tướng Chu Huy Mân, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Trung tướng
Nguyễn Quốc Thước đề nghị với Bộ Chính trị khôi phục lại chế độ chính ủy,
chính trị viên và một số bài viết của lãnh đạo, chỉ huy trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đề cập đến nhân cách người
chính ủy, chính trị viên công trình chỉ rõ: “Vấn đề xây dựng người chính ủy,


17
chính trị viên phải thực sự là những con người vừa có “Đức” vừa có “Tài” và
hiện nay cần chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ về các mặt chính trị, tư
tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực và tác phong công tác, bám sát cuộc sống
xã hội và hoạt động thực tiễn của quân đội, sâu sát đơn vị, dân chủ tập thể,
đoàn kết đấu tranh tự phê bình và phê bình” [40, tr.63].
PGS,TS Lê Duy Chương và PGS,TS Bùi Quang Cường (đồng chủ
biên), công trình “Quan điểm V.I.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính ủy,

chính trị viên”, đã hệ thống những quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về chính
ủy trong Hồng quân và TTHCM về chính ủy, chính trị viên trong QĐNDVN;
chỉ ra vấn đề quán triệt quan điểm của V.I.Lênin và TTHCM trong xây dựng
đội ngũ chính ủy, chính trị viên hiện nay. Công trình nhận định:
Quan điểm của V.I.Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chức năng, nhiệm
vụ, vai trò, vị trí, phẩm chất, năng lực, phong cách làm việc, đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ chính ủy, chính trị viên là cơ sở tư tưởng, lý luận, kim chỉ nam
cho công tác xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên của quân đội ta theo
tinh thần Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị khóa IX [7, tr.151].
TS Nguyễn Quang Phát với công trình “Xây dựng đội ngũ chính ủy,
chính trị viên trong quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, đã đi vào
luận giải từ cơ sở hình thành phát triển, những nội dung cơ bản và chỉ ra quá
trình xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị của QĐNDVN theo TTHCM qua các
thời kỳ cách mạng; đồng thời đánh giá tình hình đội ngũ cán bộ chủ trì về
chính trị và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị hiện nay. Khi bàn về
nhân cách đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong quân đội hiện nay theo
TTHCM, tác giả chỉ rõ: “Theo Hồ Chí Minh, chính ủy, chính trị viên phải là
người thật sự tiêu biểu về đạo đức cách mạng... năng lực toàn diện, đáp ứng
yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy mọi mặt ở đơn vị... sự mẫu mực về phong cách, tác
phong công tác, lời nói đi đôi với việc làm [89, tr.39 - 46].


18
TS Hoàng Văn Thanh (Chủ biên), công trình “Bồi dưỡng nhân cách
chính trị viên cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay”, đã luận
giải về lý luận, thực tiễn, chỉ ra yêu cầu và đề xuất giải pháp bồi dưỡng nhân
cách chính trị viên cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay. Công
trình nhận định:
Bồi dưỡng nhân cách chính trị viên cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp
phân đội là toàn bộ hoạt động của cấp ủy đảng, chính ủy, chính trị viên, người

chỉ huy, cơ quan chính trị và các tổ chức trong đơn vị tác động vào hệ thống
phẩm chất nhân cách người cán bộ chính trị cấp phân đội làm cho nó không
ngừng phát triển, hoàn thiện đáp ứng, yêu cầu, nhiệm vụ, chức trách trên
cương vị được giao [99, tr.30].
TS Nguyễn Tiến Quốc (Chủ biên), công trình “Nâng cao phẩm chất,
năng lực của đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt
Nam hiện nay”, đã luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn và chỉ ra yêu cầu, đề xuất
giải pháp nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính ủy, chính trị viên
trong QĐNDVN hiện nay. Công trình chỉ rõ: “Phẩm chất, năng lực của chính
ủy, chính trị viên trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng và phát huy
sức mạnh của tổ chức và con người trong đơn vị, đến kết quả thực hiện nhiệm
vụ được giao” [93, tr.5].
TS Tô Xuân Sinh (Chủ biên), công trình “Chế độ chính uỷ, chính trị
viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, đã làm rõ những vấn đề cơ bản và
sự hình thành phát triển của chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội từ
ngày thành lập đến nay; khái quát những bài học kinh nghiệm thực hiện chế
độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội ta. Từ đó, khẳng định: “Suy cho
cùng chế độ chính ủy, chính trị viên chỉ được thực hiện có hiệu lực khi có một
đội ngũ chính ủy, chính trị viên có phẩm chất, năng lực, phong cách công tác
ngang tầm với vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của họ” [96, tr.146].


19
PGS, TS Đỗ Mạnh Tôn (Chủ biên), công trình “Uy tín của chính trị
viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, đã luận giải những vấn đề lý luận
về uy tín của người lãnh đạo, quản lý và uy tín của chính trị viên trong quân
đội, đồng thời làm rõ bản chất, nội dung, các yếu tố quy định, những biểu
hiện, thực trạng và những con đường, biện pháp nâng cao uy tín của chính trị
viên trong điều kiện hiện nay. Công trình nhận định: “Uy tín của chính trị viên
được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa “đức” và “tài”; “hồng” và

“chuyên”; “phẩm chất” và “năng lực”, đã trở thành nét đặc trưng của người
cán bộ chính trị, cán bộ lãnh đạo của Đảng trong truyền thống của quân đội
ta” [106, tr.63].
PGS, TS Phạm Văn Nhuận (Chủ biên), công trình “Phẩm chất đạo đức
của chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, đã làm rõ
phẩm chất đạo đức và phẩm chất đạo đức của chính ủy, chính trị viên trong
quân đội ta; đồng thời, định hướng giải pháp bồi dưỡng phẩm chất đạo đức
của chính ủy, chính trị viên trong thời kỳ mới. Công trình chỉ rõ:
Phẩm chất đạo đức của chính ủy, chính trị viên trong quân đội ta là
một tiêu chí quan trọng hàng đầu trong nhân cách đức - tài của người cán bộ
chủ trì về chính trị, đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong quân
đội, tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng
viên, quân nhân cách mạng, có sức cảm hóa, thuyết phục, hướng dẫn nhận
thức và hành động cách mạng của cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền vươn lên hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, nhân dân giao phó [87, tr.39].
Tác giả Đào Huy Tín (Luận án tiến sĩ), “Biện chứng của quá trình
hình thành nhân cách người sĩ quan chính trị cấp phân đội trong Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay” [104], đã xác định nhân cách người sĩ quan
chính trị cấp phân đội trong QĐNDVN hiện nay bao gồm “đức” và “tài”.
Trong đó, xác định đức là tư tưởng, đạo đức, lối sống; tài là trình độ tri thức,


20
năng lực hoạt động thực tiễn; đức và tài là tổng hòa những phẩm chất xã hội
của cá nhân thu nhận được trong hoạt động và giao tiếp xã hội, phản ánh
những giá trị xã hội của cá nhân trong cộng đồng.
Đề cập về phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN theo
TTHCM còn có bài viết của các tác giả như: PGS Lê Hồng Quang “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về người chính trị viên - Lịch sử và hiện thực ” [92]; PGS, TS
Ngô Minh Tuấn “Những phẩm chất nhân cách cơ bản của người cán bộ chính

trị, theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [109]; TS Tô Xuân Sinh “Về vị trí, vai trò
của chính uỷ, chính trị viên trong các đơn vị quân đội theo tinh thần Nghị
quyết 51 của Bộ Chính trị” [95]; TS Dương Văn Lượng “Tiếp cận người cán
bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay
dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh” [36]; TS Phan Trọng Hào “Đổi mới
phong cách làm việc của người cán bộ chính trị cấp phân đội theo tư tưởng
Hồ Chí Minh” [26]; TS Ngô Minh Tuấn “Nhân cách người cán bộ chính trị
đơn vị cơ sở” [108]... Theo các tác giả, quán triệt TTHCM về phát triển nhân
cách chính trị viên cần hướng vào rèn luyện cả về phẩm chất, năng lực và
phong cách, tác phong công tác của người cán bộ chủ trì về chính trị, chỉ đạo
và tổ chức tiến hành hoạt động CTĐ, CTCT ở các đơn vị phân đội.
Gần đây, nhân dịp Kỷ niệm 65 năm Chủ tich Hồ Chí Minh gửi thư cho
Hội nghị chính trị viên toàn quốc lần thứ hai (3/1948 - 3/2013), Trường sĩ
quan Chính trị đã tổ chức hội thảo và xuất bản “Kỷ yếu hội thảo “Thư gửi hội
nghị chính trị viên” của Chủ tịch Hồ Chí Minh giá trị lịch sử và hiện thực”
[110]. Trong Kỷ yếu, có các bài viết tiêu biểu của các nhà lãnh đạo, chỉ huy,
nhà khoa học như: PGS, TS Phạm Quốc Trung “Thư gửi hội nghị chính trị
viên” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị lịch sử và hiện thực”; PGS, TS Vũ
Quang Đạo “Nét đặc sắc trong quan điểm Hồ Chí Minh về tư cách người
chính trị viên nhân đọc lại “Thư gửi hội nghị chính trị viên” của Người”;


21
PGS, TS Nguyễn Minh Khải “Vị trí, vai trò của chính trị viên theo tinh thần
“Thư gửi hội nghị chính trị viên” của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; PGS, TS
Phùng Văn Thiết “Thư Bác Hồ gửi Hội nghị chính trị viên và tư cách chính trị
viên của “Bộ đội Cụ Hồ”; Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn “Thư gửi hội
nghị chính trị viên” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với xây dựng đội ngũ chính
ủy, chính trị viên trong quân đội hiện nay”… Nội dung các bài viết của các
tác giả đăng trong Kỷ yếu, đã đề cập khá sâu sắc, toàn diện những giá trị cơ

bản của TTHCM về vị trí, vai trò, những phẩm chất nhân cách cơ bản và con
đường, biện pháp bồi dưỡng, rèn luyện chính trị viên. Qua đó khẳng định giá
trị lý luận và thực tiễn của TTHCM trong “Thư gửi hội nghị chính trị viên”
đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng chính trị viên trong quân đội hiện nay.
3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
3.1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
đã công bố
Từ tổng quan các công trình khoa học liên quan gián tiếp và trực tiếp
đến phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo
TTHCM cho thấy, với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau các công trình nghiên
cứu đã làm rõ nhiều vấn đề cơ bản có giá trị về lý luận và thực tiễn liên quan
đến đề tài của luận án, cụ thể là:
Thứ nhất, tất cả các công trình khoa học đã công bố đã tiếp cận quá trình
phát triển nhân cách con người mới XHCN và người cán bộ, đảng viên theo
TTHCM ở nhiều phương diện khác nhau. Song, điểm nhấn của các công trình
đều xoay quanh trục xuyên suốt là hai yếu tố cơ bản “Đức” và “Tài” cần phải
có trong nhân cách con người mới XHCN, đặc biệt là người cán bộ, đảng viên
của Đảng theo TTHCM.


22
Thứ hai, khi bàn về nhân cách và sự phát triển nhân cách đội ngũ cán
bộ quân đội nói chung, người chính trị viên nói riêng theo TTHCM, các công
trình khoa học đã tập trung làm rõ nhiều vấn đề trong đó, các công trình tập
trung nhấn mạnh đến các yếu tố: trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung; cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư v.v.. của người cán bộ quân đội theo TTHCM.
Đặc biệt, đề cập đến sự phát triển nhân cách người chính trị viên trong
QĐNDVN theo TTHCM các công trình khoa học đã tập trung làm rõ về phẩm
chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, năng lực và phong cách, tác phong của

người cán bộ chính trị nói chung, người chính trị viên nói riêng theo TTHCM.
Cụ thể là phải hội tụ đầy đủ những phẩm chất nhân cách cơ bản như: sự kiên
định vững vàng về lập trường, quan điểm; mẫu mực về đạo đức, lối sống; có
năng lực thiết lập và xử lý tốt các mối quan hệ; năng lực giáo dục, tổ chức và
hướng dẫn bộ đội hành động. Đồng thời, điểm nhấn của các tác giả, yêu cầu
quan trọng nhất đặt ra là chính trị viên phải làm kiểu mẫu trong mọi việc, chịu
trách nhiệm chủ yếu về quán triệt quan điểm, đường lối chính trị - tư tưởng
của Đảng trên mọi lĩnh vực xây dựng, hoạt động và giải quyết các mối quan
hệ chính trị - xã hội ở các đơn vị phân đội, luôn luôn xứng đáng là người lãnh
đạo, chỉ huy, người anh, người chị và người bạn của đội viên.
Kết quả của các công trình khoa học đã công bố là cơ sở lý luận cho
luận án kế thừa, tiếp thu và giải quyết những vấn đề mới theo mục đích,
nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án đã xác định.
3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Quá trình khảo cứu các công trình khoa học nghiên cứu đã công bố liên
quan tới đề tài, nhìn tổng thể về hướng nghiên cứu, nội dung triển khai thì
phần lớn các công trình nghiên cứu chưa đi vào làm rõ có tính chất cơ bản, hệ
thống dưới góc độ triết học vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng như đề xuất hệ
thống giải pháp phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay
theo TTHCM. Do đó, những vấn đề luận án tập trung giải quyết:


23
Một là, làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản quy định quá trình
phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM.
Từ nghiên cứu các công trình khoa học tiêu biểu đã công bố liên quan
đến đề tài luận án cho thấy, mặc dù các công trình khoa học đã đề cập tương
đối toàn diện, sâu sắc đến nhân cách con người mới XHCN, người cán bộ,
đảng viên trong và ngoài quân đội hiện nay theo TTHCM. Nhưng việc đi sâu
nghiên cứu làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản quy định quá trình phát

triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM, một
cách sâu sắc, toàn diện dưới góc độ triết học thì hầu như chưa có công trình
khoa học nào đề cập đến. Hơn nữa, trong những công trình khoa học đã công
bố, rất ít công trình khoa học đề cập đến phát triển nhân cách theo TTHCM ở
một đối tượng xác định, nhất là đối với một đối tượng đặc thù như chính trị
viên trong QĐNDVN, mà đa phần các công trình nghiên cứu việc phát triển
nhân cách theo TTHCM vào những lớp đối tượng chung như: đội ngũ cán bộ
quản lý; đội ngũ cán bộ quân đội; đội ngũ cán bộ, đảng viên; đội ngũ chính
ủy, chính trị viên nói chung.
Hai là, đánh giá đúng thực trạng và chỉ ra xu hướng, yêu cầu cơ bản
phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM.
Quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ Chính
trị khóa IX “Về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện
chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên
trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, đến nay đại đa số chính trị viên đã có
phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu
cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong thực tiễn phẩm
chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác của một bộ phận chính trị
viên còn bộc lộ hạn chế, khuyết điểm chưa tương xứng với cương vị, chức
trách, nhiệm vụ mà chính trị viên đảm nhiệm, điều đó đã tác động, ảnh hưởng


24
rất lớn đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của chính trị viên và đơn vị.
Trong khi đó, các công trình khoa học đã công bố, phần lớn chỉ tập trung đưa
ra đánh giá thực trạng và chỉ ra những yêu cầu, nguyên tắc trong xây dựng,
bồi dưỡng phát triển nhân cách theo TTHCM vào những lớp đối tượng chung
như: đội ngũ cán bộ, đảng viên; đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội;
hoặc đội ngũ cán bộ chính trị... Chưa đi vào đánh giá một cách toàn diện, hệ
thống về thực trạng, chỉ ra xu hướng và yêu cầu phát triển nhân cách ở một

đối tượng đặc thù là chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM.
Ba là, đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát triển nhân cách chính trị
viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM
Phần lớn các công trình khoa học đã công bố, chỉ tập trung luận
chứng và đưa ra nhiều hệ thống giải pháp toàn diện, có chiều sâu, mang tính
khả thi đối với quá trình xây dựng, bồi dưỡng, phát triển, hoàn thiện nhân
cách theo TTHCM ở các lớp đối tượng như: con người Việt Nam XHCN; đội
ngũ cán bộ, đảng viên; đội ngũ cán bộ, sĩ quan QĐNDVN; đội ngũ cán bộ
chính trị hoặc đội ngũ chính ủy, chính trị viên. Tuy nhiên, các công trình khoa
học đã công bố chưa tập trung, chuyên sâu đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản
mang tính toàn diện nhằm phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN
hiện nay theo TTHCM. Nếu có đề cập tới vấn đề này thì mới chỉ dừng lại ở
những vấn đề mang tính gợi mở, định hướng chung cho cả đội ngũ chính ủy,
chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay.


25
Chương 1
THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN QUY ĐỊNH QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHÍNH TRỊ VIÊN
TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. Thực chất phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân
dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách, nhân cách chính trị viên
và phát triển nhân cách chính trị viên
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị viên
Lịch sử ra đời, phát triển của quân đội trên thế giới cho thấy, bất cứ
giai cấp, nhà nước nào khi tổ chức ra quân đội cũng đều chú trọng xây dựng
đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy nhằm làm cho quân đội ấy phục tùng và bảo vệ

quyền lợi chính trị, kinh tế của giai cấp mình. Tuy nhiên, chỉ từ khi có quân
đội kiểu mới, quân đội của giai cấp vô sản ra đời thì trong hệ thống lãnh đạo,
chỉ huy mới có một loại cán bộ đặc thù - chính ủy, chính trị viên. V.I Lênin,
lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản toàn thế giới, người sáng lập, lãnh đạo giáo
dục và rèn luyện Hồng quân công nông đã khẳng định: “Không có các chính
uỷ, chúng ta sẽ không có Hồng quân” [34, tr.179].
Vận dụng sáng tạo tư tưởng của V.I.Lênin về người chính ủy, chính trị
viên, thấu hiểu những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Hồng quân công
nông, đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, xuất phát từ điều kiện
nước ta một nước thuộc địa nửa phong kiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát
triển làm phong phú thêm lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về cán bộ chính trị
nói chung, chính trị viên nói riêng của quân đội cách mạng. Cụ thể, tư tưởng
của Người về chính trị viên được thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, vị trí, vai trò của chính trị viên
Vị trí, vai trò của chính trị viên được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định
rõ: Chính trị viên là người giữ phương hướng chính trị của toàn đơn vị, người


26
có tầm ảnh hưởng rộng lớn, là người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đơn vị, có vai
trò quan trọng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của QĐNDVN.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chính trị là vận mệnh của quân
đội cách mạng”, “con đường chính trị là cái kim chỉ nam của đội, chính trị
viên là người nắm cái kim chỉ nam ấy” [84, tr.52]. Chính trị viên là “người
nắm cái kim chỉ nam của đội”, bảo đảm cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị
dù trong hoàn cảnh, tình huống nào cũng đi đúng đường lối chính trị, quân sự
của Đảng, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, hoàn thành thắng lợi mọi
nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho. Người nhấn mạnh: “Tư cách chính
trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt, thì
bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy

không tốt” [53, tr.392]. Vì vậy, “Trách nhiệm của người chỉ huy quân sự và
người chính trị viên phải phân định rõ ràng. Chính trị viên phải làm người
kiểu mẫu trong mọi việc” [53, tr.393]. Thực tế khi chiến đấu “người chính trị
viên phải ở trước mặt trận”, để lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động chỉ huy tác
chiến. Người chỉ rõ: “Riêng về các chú, chính trị biểu hiện ra trong lúc đánh
giặc” [60, tr.319]. Với ý nghĩa đó, cùng với người chỉ huy, chính trị viên có
vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của QĐNDVN
trong mọi tình huống.
Thứ hai, về nhiệm vụ của chính trị viên
Nhiệm vụ của chính trị viên, được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
Vô luận ở cấp nào, chính trị viên có ba nhiệm vụ chính:
Đối với bộ đội,
Đối với nhân dân,
Đối với quân địch.
1. Đối với bộ đội, chính trị viên phải săn sóc luôn luôn đến sinh hoạt
vật chất của họ...Về mặt tinh thần, phải săn sóc để nâng cao kỷ luật, bài trừ hủ
hóa, phát triển văn hóa, và đường lối chính trị trong bộ đội... phải biết rõ và


27
báo cáo cho cấp trên rõ chất lượng và số lượng của bộ đội mình. Khen thưởng
người tốt, trừng phạt người xấu.... phải thân thiết như một người chị, công
bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn.
2. Đối với nhân dân, nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội. Chính
trị viên phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu bộ đội...Muốn như thế, thì
phải đốc thúc bộ đội siêng giúp dân, hăng đánh giặc.
3. Đối với quân địch, gồm cả binh lính Pháp cùng những người ngoại
quốc và người Việt Nam trong quân đội Pháp, chính trị viên phải biết cách
tuyên truyền khôn khéo, thiết thực để giác ngộ họ, lôi kéo họ về phía ta [53,
tr. 392 - 393].

Khái quát trên đã biểu đạt một cách sâu sắc và tinh tế sự kết hợp giữa
tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân với giá trị truyền thống quan hệ đối
xử tốt đẹp trong gia đình, xã hội, và lòng nhân ái khoan dung với kẻ thù của
dân tộc Việt Nam được hội tụ trong người chính trị viên Đồng thời, không chỉ
khẳng định vị trí xã hội to lớn của chính trị viên mà còn là cơ sở đúng đắn để
hiểu rõ và phân định đúng cương vị, chức trách, nhiệm vụ của chính trị viên
trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng.
Từ các vấn đề trên cho thấy, TTHCM về chính trị viên được thể hiện ở
những luận điểm hết sức sâu sắc về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của chính trị viên
ở các đơn vị trong các lực lượng vũ trang cách mạng. Trong thực tiễn,
TTHCM về chính trị viên đã thực sự là nền tảng tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt
quá trình xây dựng người chính trị viên trong QĐNDVN ở mọi thời kỳ cách
mạng.
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách
Khái niệm nhân cách là một vấn đề khá phức tạp, tùy theo góc độ tiếp
cận để có sự quan niệm về nhân cách. Chẳng hạn:
Dưới góc độ tiếp cận của tâm lý học, trong “Từ điển tâm lý học” do GS,
TS Vũ Dũng (chủ biên) viết:


×