Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Một số biện pháp chuyển đổi giọng nói theo vùng miền dành cho sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.81 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

ĐÀO THANH NGA

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHUYỂN ĐỔI GIỌNG NÓI
THEO VÙNG MIỀN DÀNH CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Đ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Thị Lan Anh

Hµ Néi, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô
trong tổ bộ môn Tiếng Việt đã giúp tôi trong quá trình học tập tại trường và
tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Lê Thị Lan
Anh đã tận tình hướng dẫn để tôi nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, các bạn sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực của bản thân nên đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến


của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Đào Thanh Nga


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và
phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của tác giả khác, cộng với
sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Chúng tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ
công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố.
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Đào Thanh Nga


i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 5
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài ............................................... 5
1.1.1 Chuyển giọng .............................................................................. 5
1.1.2 Phát âm ....................................................................................... 5
1.1.3 Tiếng chuẩn ............................................................................... 10
1.1.4 Phát âm chuẩn ........................................................................... 11

1.2 Cơ sở khoa học của việc chuyển đổi giọng nói cho sinh viên người
Hà Tĩnh học tập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2: ................................ 12
1.2.1 Cơ sở triết học Mác-Lenin ........................................................ 12
1.2.2 Cơ sở tâm - sinh lý học ............................................................. 13
1.2.3 Cơ sở ngôn ngữ ......................................................................... 14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM LỆCH CHUẨN THEO
VÙNG MIỀN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ
NỘI 2 .............................................................................................................. 29
2.1 Vài nét về sinh viên người Hà Tĩnh học tập tại Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 ................................................................................................ 29
2.2 Mục đích khảo sát ............................................................................ 30
2.3 Đối tương, địa bàn,thời gian khảo sát ............................................. 30
2.4 Nội dung khảo sát ........................................................................... 30
2.5 Phương pháp khảo sát ..................................................................... 31
2.6 Kết quả khảo sát .............................................................................. 31
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHUYỂN ĐỔI GIỌNG NÓI THEO
VÙNG MIỀN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ........ 34
3.1 Chuyển đổi giọng nói bằng phương pháp luyện tập ........................ 34
3.1.1. Phát âm rõ ràng ........................................................................ 36
3.1.2. Các bài tập luyện âm ................................................................ 38
3.1.3. Luyện tạo ngữ điệu và sức truyền cảm .................................... 39


ii

3.1.4. Luyện tốc độ nói ...................................................................... 39
3.2 Chuyển đổi ngôn ngữ bằng giao tiếp .............................................. 40
3.3 CĐGN bằng rèn ý thức văn hóa ....................................................... 41
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 43
4.1 Mục đích thử nghiệm ....................................................................... 43

4.2 Đối tượng, thời gian, địa bàn thử nghiệm ........................................ 43
4.3 Nội dung thử nghiệm ....................................................................... 43
4.4 Tổ chức thử nghiệm .......................................................................... 43
4.5 Kết quả thử nghiệm: .......................................................................... 44
KẾT LUẬN .................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là một trong những đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của
con người. Nó không chỉ là điều kiện quan trọng của sự hình thành và phát
triển tâm lý, ý thức, nhân cách, mà còn đảm bảo cho con người đạt được
năng suất, chất lượng, và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động. Giao tiếp
diễn ra trong môi trường văn hóa, trong những nền văn hóa nhất định. Bất cứ
người nào, dân tộc nào thông qua mối quan hệ giao tiếp cũng phản ánh trình
độ văn hóa giao tiếp chung và văn hóa giao tiếp của dân tộc mình, xã hội
mình, vùng miền nơi mình sinh sống. Vì lẽ đó, giao tiếp cần được xem xét,
nghiên cứu với tư cách như một phẩm chất của nhân cách. Đặc biệt trong hoạt
động sư phạm thì giao tiếp không thể thiếu được. Bởi vì quá trình dạy học và
giáo dục là quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.
Văn hóa giao tiếp là một trong ba yếu tố làm nên văn hóa học đường (cơ
sở vật chất, văn hóa giao tiếp, và môi trường giáo dục tốt) ở Việt Nam. Khi
bước vào môi trường đại học là sinh viên bước vào môi trường mới, khác
nhiều so với môi trường giao tiếp khác. Ở môi trường này, sinh viên là những
người đã trưởng thành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hành vi của
mình. Đặc biêt, ở môi trường đại học, sinh viên được nhìn nhận là người có
học thức, có trình độ văn hóa cao. Khi đó, đi chuyên sâu vào ngành nghề của

mình lại càng phải trau dồi thật nhiều kỹ năng giao tiếp để thích ứng với nghề
nghiệp đã chọn.
Phát âm là phần quan trọng của lời nói, để truyền tải thông tin một cách
chính xác, khoa học đến người nghe và để có thể dễ dàng trao đổi những tri
thức khoa học để đạt được những hiệu quả cao trong học tập thì cần phải rèn
luyện cách phát âm đúng. Rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu của sinh viên sư phạm. Hiện nay vấn đề phát âm
sai chuẩn đang là hiện trạng phổ biến ở tất cả các trường đại học trong cả
nước. Bởi sinh viên ở các trường quy tụ về từ tất cả các vùng miền trong cả
nước. Bởi vậy cách phát âm có sự lệch chuẩn khác nhau bởi bị chi phối do


2

yếu tố địa phương. Điều này gây khó khăn và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
học tập, cuộc sống của các bạn sinh viên.
Vì bản thân tôi là một sinh viên sư phạm và đến từ quê hương miền Trung,
không chỉ dạy ở địa phương mình sinh sống mà còn hướng tới những môi
trường sư phạm tại các vùng miền khác nhau nên để thực hiện tốt nhiệm vụ
của một người giáo viên tương lai chúng tôi không chỉ tích cực rèn luyện để
có chuyên môn sâu sắc, mà còn phải tích cực rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư
phạm để có khả năng thích ứng với đặc trưng của mỗi môi trường, vùng miền.
Qua thực tiễn học tập và tìm hiểu ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tôi
nhận thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp trong lĩnh vực chuyển đổi giọng
nói theo vùng miền cho sinh viên miền Trung là cần thiết.
Vì tất cả những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp
chuyển đổi giọng nói theo vùng miền dành cho sinh viên trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2” là đề tài nghiên cứu của mình.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chim khôn nghe tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Câu nói trên dường như đã thấm sâu vào tiềm thức của mỗi con người
chúng ta từ rất lâu. Thế nhưng thực tế cho thấy rằng, có rất nhiều người vẫn
đang để giọng nói làm vật cản đi đến thành công của chính mình, vẫn để
giọng nói làm mất điểm của những người xung quanh. Và khá nhiều người
nghĩ rằng giọng nói là thứ không thể thay đổi được nên chấp nhận giọng nói
của mình với rất nhiều khuyết điểm. Vậy thực tế giong nói có thay đổi được
không và thay đổi như thế nào? Giọng nói của 3 miền Bắc Trung Nam có
những điểm khác nhau cơ bản không có giọng nào hay hơn giọng nào, bởi
mỗi giọng có âm vực sắc điệu riêng biệt làm nên cái “chất đẹp” của từng
miền. Tuy nhiên để dễ dàng trong quá trình giao tiếp thì giao tiếp phục vụ cho
cuộc sống, học tập thì giọng nói phải theo chuẩn phổ thông, không sử dụng
phương ngữ địa phương và đặc biệt không phát âm sai chính tả. Theo cách
phân chia địa lý Tiếng Việt được chia thành 3 vùng phương ngữ Bắc, Trung,


3

Nam. Có nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ của các vùng
miền.
Cuối thế kỷ XX, những năm đầu thế kỷ XXI , tiếng Nghệ Tĩnh đã trở
thành đối tượng nghiên cứu trong một số luận án luận văn tốt nghiệp: Luận án
Tiến sĩ ngữ văn, Hoàng Trọng Cách (2002) với: Đặc điểm của vốn từ đặc
trưng phương ngữ Nghệ Tĩnh .
Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Nguyễn Hoài Nguyên (2003) với: Miêu tả đặc
trưng âm phương ngữ Nghệ Tĩnh .
Một số hiện tượng ngữ âm của tiếng Hà Tĩnh được giới thiệu trong một
số công trình nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt và phương ngữ học như: “Cơ
cấu ngữ âm tiếng Việt” của M.B.Gorida (1970), “ Phương ngữ học tiếng
Việt” của Hoàng Thị Châu (2004), “Miêu tả đặc trưng ngữ âm phương ngữ

Nghệ Tĩnh” của Nguyễn Hoài Nguyên (2003) … Hơn nữa, tiếng Hà Tĩnh
được đưa ra để làm đối tượng nghiên cứu và so sánh với tiếng Hà Nội ở một
số khóa luận tốt nghiệp đại học của trường ĐHKHXH và NV, Đại học
Vinh… các công trình này, ở một mức độ nhất định đã nêu ra đặc điểm chứng
minh sự khác nhau giữa giọng miền Trung và giọng Hà Nội .
Như vậy, về vấn đề này đã có rất nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu
tuy nhiên chưa có tác giả nào nói đến vấn đề chuyển đổi giọng nói dành cho
sinh viên sư phạm. Vì thế, chúng tôi sẽ xin đi sâu vào khoảng trống còn bỏ
ngõ này.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra biện pháp luyện tập chuyển đổi giọng nói từ miền Trung sang miền
Bắc cho sinh viên sư phạm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp chuyển đổi giọng nói.
b. Phạm vi nghiên cứu


4

Trong phạm vi nghiên cứu ngắn ngủi của đề tài chúng tôi xin đề cập
đến đối tượng là sinh viên khoa giáo dục tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 chuyển đổi giọng từ Hà Tĩnh sang giọng Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực trạng phát âm lệch chuẩn cuả
sinh viên sư phạm
b. Đề xuất biện pháp những biện pháp để chuyển đổi giọng nói cho
sinh viên sư phạm.
c. Thực nghiệm sư phạm
6. Phương pháp nghiên cứu

Trong khóa luận chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp thực nghiệm
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận của việc chuyển đổi giọng nói cho sinh viên sư
phạm
- Chương 2: Thực trạng lỗi phát âm lệch chuẩn theo vùng miền của sinh
viên Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Chương 3: Đề xuất biện pháp chuyển đổi giọng nói theo vùng miền cho
sinh viên Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Chương 4: Thử nghiệm sư phạm


5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Chuyển giọng
Giọng nói là những gì do một cá nhân phát âm để bày tỏ và trao đổi tư
tưởng. Khi tiếng nói khó hiểu hay không hiểu được, cá nhân ấy được coi là
khó khăn về tiếng nói như nói ngọng, nói lắp…
Giọng nói bị chi phối do ảnh hưởng của yếu tố vùng miền. mỗi vùng
miền có những chất giọng đặc trưng khác nhau. Chuyển giọng là cách thức từ
lối phát âm này sang lối phát âm kia. Có thể nói là cách một người thuộc miền
Trung có thể chuyển giọng linh hoạt sang nói giọng miền Bắc hay miền Nam

và ngược lại do có quá rèn luyện mà có được để phù hợp với cuộc sống.
1.1.2 Phát âm
Theo Từ điển tiếng Việt: “Phát âm là phát ra các âm thanh của ngôn ngữ
bằng các động tác, lưỡi”.
Phát âm trong giờ Học vần của học sinh tiểu học được thể hiện thông
qua việc đọc đúng, ghép đúng tiếng, từ. Phát âm chuẩn, đúng góp phần quan
trọng trong việc giúp sinh viên đọc đúng trong chương trình đào tạo sư phạm
và nói đúng trong giao tiếp. Muốn phát âm chuẩn, luyện phát âm chuẩn thì
người học cần nắm vững những đơn vị ngữ âm của một đơn vị ngôn ngữ được
sử dụng trong hoạt động phát âm như: âm vị và âm tiết.
Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của một ngôn ngữ có chức năng phân
biệt nghĩa và nhận dạng từ. Ta đã biết một số sự kiện cấu âm, âm học như vô
thanh, hữu thanh, bật hơi, không bật hơi vốn được coi như những đặc trưng
của những cấu tạo âm thanh khi chúng được đem so sánh với nhau. Song,
những đặc trưng ấy có giá trị ngôn ngữ học gì, tức chức năng xã hội gì thì đó
là việc khác. Trong ngôn ngữ không phải mọi sự kiện cấu âm, âm học đều có
giá trị ngang nhau, có sự kiện được người ta sử dụng và luôn luôn được quan
tâm, có sự kiện không được sử dụng va hầu như không được biết đến. So sánh
các âm mở đầu các âm tiết “tả”, “tủ”, và “thả”. So với “t” trong âm tiết đầu,
“t” trong âm tiết thứ hai có thêm một tính chất mới đó là tính tròn môi. Đặc


6

trưng này được coi là môi hóa như ta đã biết. Phụ âm đầu trong âm tiết thứ ba
so với trong âm tiết đầu rõ ràng có một đặc trưng được gọi là bật hơi. Ở đây
chúng ta có hai động tác cấu âm, một là chúm môi lại để có một âm môi hóa
và một là thu hẹp khe thanh để gây một một tiếng cọ xát nhẹ như kiểu một âm
“h” kèm theo tạo một âm bật hơi. Về mặt sinh lý học hai động tác đó hiển
nhiên phải được đánh giá như nhau, song về mặt xã hội tình hình lại không

phải thế. Một người việt nói tiếng mẹ đẻ trong hoàn cảnh nói năng bình
thường không hề nhận biết rằng “t” trong âm tiết “tủ” có hiện tượng tròn môi,
nghĩa là cho rằng phụ âm đầu của hai âm tiết “tả” và “tủ” không có gì khác
nhau cả. Nhưng người đó nhận biết rất rõ sự khác nhau giữa các phụ âm đầu
của hai âm tiết “tả” và “thả”. Như vây đối với ngôn ngữ mà ở đây là tiếng
Việt hiện tượng môi hóa và hiện tượng bật hơi không có giá trị ngang nhau.
Đặc trưng môi hóa không có một giá trị ngôn ngữ học nào còn đặc trưng bật
hơi thì rõ ràng có một chức năng xã hội như vậy được gọi là thỏa đáng âm vị
học, hay là nét khu biệt.
Trong những trang trên ta đã nói nhiều đến mặt tự nhiên của ngữ âm,
bây giờ ta mới đề cập đến mặt xã hội của nó. Những ví dụ về hiện tượng môi
hóa và bật hơi trong tiếng Việt đã cho thấy tính xã hội của ngữ âm. Đặc trưng
vô thanh của “t” trong tiếng Việt làm cho hình thức biểu đạt của từ “tôi” khu
biệt với từ “đôi”. Nó là một nét khu biệt trong ngữ âm tiếng Việt, nhưng đặc
trưng đó chưa phải là nét khu biệt trong một ngôn ngữ khác. Trong tiếng Hán
âm tiết “ta” và “đa” chưa phải là những từ khác nghĩa nhau. Đăc trưng vô
thanh của “t” và đặc trưng hữu thanh của “d” trong trường hợp đó chẳng có
chức năng khu biệt gì cả, do đó không phải là nét khu biệt. Việc sử dụng một
đặc trưng cấu âm, âm học nào đó như một yếu tố của phương tiện biểu đạt là
có tính quy ước, tính xã hội.
Trong một ngôn ngữ, khi một đặc trưng ngữ âm nào đó được coi là nét
khu biệt thì việc có mặt hay vắng mặt của đặc trưng đó trong một cấu tạo âm
thanh sẽ quyết định sự khu biệt hình thức biểu đạt của một đơn vị có nghĩa
này với một đơn vị có nghĩa khác. Ta thử lấy hình thức biể đạt của một từ


7

“gà” trong tiếng Việt để phân tích về mặt ngữ âm. Phụ âm “g” mở đầu âm tiết
này có nhiều đặc trưng cấu âm âm học khác nhau, song có thể kể ra mấy đặc

trưng đáng lưu ý sau đây:
+Phương thức cấu tạo xát
+Tính hữu thanh
+Vị trí cấu âm mặt lưỡi sau
Đặc trưng xát của yếu tố mở đầu âm tiết “gà” là không thể thiếu được,
vì vắng mặt đặc trưng này ta sẽ có từ “ngà” mà yếu tố mở đầu của nó cũng có
hai đặc trưng kia, tức là tính hữu thanh và mặt lưỡi sau. Sự khu biệt duy nhất
của “gà” và “ngà” là ở đặc trưng xát đối lập với đặc trưng mũi. Cũng như thế,
đặc trưng thứ hai, tính hữu thanh của “g” nếu vắng mặt sẽ làm cho “gà”không
khu biệt với “khà” bởi vì “khà” cũng mở đầu bằng yếu tố có đặc trưng xát và
mặt lưỡi sau như thế. Nét khu biệt duy nhất của “gà” với “khà” chỉ là tính hữu
thanh của “g” so với tính vô thanh của “kh”. Và cuối cùng đặc trưng mặt lưỡi
sau của “g” cũng là đặc trưng khu biệt duy nhất của từ “gà” với từ “dà” bởi vì
yếu tố mở đầu của “da” cũng có đủ hai đặc trưng xát và hữu thanh như trong
“gà”. Sự khác biệt chỉ là ở chỗ “d” trong “dà” có đặc trưng đầu lưỡi trong khi
“g” trong “gà” là âm mặt lưỡi sau.
Tóm lại trong cấu tạo âm thanh cụ thể “g” của âm tiết “gà”, do một cá
nhân nào đó phát ra, có thể có rất nhiều đặc trưng cấu âm, âm học. Ngoài ba
đặc trưng vừa kể còn có những đặc trưng cấu âm ngạc hóa, hoặc cấu âm căng
chẳng hạn( do cách phát âm riêng biệt của người đó). Song, trong số những
đặc trưng ấy thì ba đặc trưng xát, hữu thanh, mặt lưỡi sau cho phép khu biệt
hình thức biểu đạt của từ “gà” với các từ khác, còn những đặc trưng khác chỉ
cho phép khu biệt giọng nói riêng biệt của một cá nhân mà thôi. Trong sự
giao tiếp của các thành viên của một xã hội điều đáng quan tâm đầu tiên là sự
khu biệt các đơn vị có nghĩa hơn là lối nói riêng biệt của mỗi cá nhân mà thôi.
Trong sự giao tiếp của các thành viên của một xã hội điều đáng quan tâm đầu
tiên là sự khu biệt các đơn vị có nghĩa hơn là lối nói riêng biệt của mỗi cá
nhân. Ba đặc trưng vừa nói được tập hợp thành một dơn vị. Đơn vị ấy chưa



8

hẳn là một cấu tạo âm thanh cụ thể vì chưa đầy đủ một mọi đặc trưng vật lý
của một âm thanh, nhưng là một đơn vị chắc năng, đơn vị khu biệt. Đơn vị
này được tồn tại để khu biệt từ “gà” với từ khác. Đơn vị này được gọi là âm
vị.
Để ghi các âm vị, người ta dùng kí hiệu ghi âm tố đặt ở trong /…/.
Ví dụ: /b/, /a/.
Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất của ngôn ngữ.
Ví dụ: thuyền
Hình thức biểu đạt âm thanh của từ (hay hình vị) được nhận diện nhờ
các âm vị, còn bản thân các âm vị được nhận diện nhờ những đặc trưng khu
biệt, nằm trong những thể đối lập được gọi là tiêu chí khu biệt. Mỗi tiêu chí
bao hàm một sự đối lập nhau về cả tính cách của một hiện tượng cấu âm, âm
học nhất định. Âm vị “g” trong tiếng Việt được nhận diện nhờ tiêu chí về
phương thức cấu âm tắc/ xát, tiêu chí thanh tính (vô thanh/ hữu thanh), và tiêu
chí định vị về lưỡi. Nghiên cứu hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ nào đó
trước hết là phát hiện cho được những tiêu chí khu biệt nào đó đã được sử
dụng trong ngôn ngữ đó, điều ấy có nghĩa phải phát hiện cho hết những thế
đối lập âm vị học tang ẩn sau những âm thanh đa dạng trong lời nói của
những người bản ngữ. Xác định hệ thống âm vị của một ngôn ngữ chỉ là hệ
luận của việc xác định hệ thống những thế đối lập nói trên. Miêu tả tiếng Việt
chính là chỉ ra những quy ước đã được xác định trong tiếng Việt, chúng ta
không bao giờ nên quên điều đó. Mỗi tiêu chí tạo nên một sự đối lập ít ra là
của một cặp âm vị, nhưng cũng có tiêu chí tạo ra sự đối lập của nhiều cặp âm
vị, chẳng hạn tiêu chí thanh tính. Những cặp như vậy gọi là những đôi tương
liện và những tiêu chí như vậy được gọi là tiêu chí tương liên.
Âm vị như trên đã biết, chỉ bao gồm một số đặc trưng trong toàn bộ
những đặc trưng vốn có trong một cấu tạo âm thanh, nên chưa phải là một âm
thanh cụ thể. Trái với âm vị, âm tố bao gồm cả những nét khu biệt lẫn nét

không không khu biệt. Nó là một âm thanh cụ thể. Từ “gà” do một người phát
ra, gồm hai yếu tố ngữ âm: một phụ âm “g” và một nguyên âm “a”. Mỗi yếu


9

tố đều mang đầy đủ dấu ấn cá nhân trong cách phát âm của người đó, ở một
lần cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể. Ta bảo đó là hai âm tố “g” và “a”. Âm
tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói có thể tách ra về mặt cấu âm-thính
giác, đồng chất trong một khoảng thời gian nhất định và tương ứng với một
âm vị.
Âm vị vốn trừu tượng, bao giờ cũng được hiện thực hóa bằng một yếu
tố ngữ âm cụ thể, tức âm tố. một âm vị trong bối cảnh này được thể hiện ra
bằng âm tố này, trong bối cảnh khác được thể hiện ra bằng âm tố khác. Tất cả
những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là biến thể của âm vị. Người ta
chia ra làm hai loại biến thể: một loại được bị quy định bởi bối cảnh được gọi
là biến thể kết hợp, một loại không bị quy định bởi bối cảnh được gọi là biến
thể tự do. “t” trong âm tiết “tả’ và “t” trong âm tiết “tủ” là hai biến thể của âm
vị “t”. Biến thể sau bị moi hóa do được phân bố trước “u” và đó là một yêu
cầu của sự phát âm, ‘t’ bị môi hóa để thích nghi với việc phát âm nguyên âm
tròn ở môi sau, nó là một biến thể kết hợp. Trái lại từ “gà” nếu được hai người
phát âm khác nhau đôi chút ở phụ âm: một người phát âm “g” bình thường,
một người phát âm “g” ngạc hóa. Ta cũng có hai biến thể của “g”. Biến thể
sau thay thế cho biến thể đầu một cách tùy tiện mà không do một yêu cầu nào
của việc phát âm cả. “g” ngạc hóa vì thế được gọi là biến thể tự do. Một âm vị
được thể hiện bằng nhiều biến thể. Trong số đó biến thể nào được coi là hợp
chuẩn, người nghiên cứu ngữ ân cần phải biết được và phải chỉ rõ ra trong
một công trình miêu tả.
Âm tiết tiếng Việt là đơn vị phát âm nhỏ nhất, đơn giản về mặt tổ chức,
có giá trị về mặt ngữ pháp. Âm tiết tiếng Việt là đơn vị ngữ âm mang tính ổn

định về mặt hình thức và ranh giới của âm tiết tiếng Việt do tính chất cố định
nên bất biến.
Phát âm đúng, chuẩn chỉ có thể dựa trên cơ sở hiểu rõ các yếu tố: âm vị,
âm tiết. Vì đó là một trong những cơ sở quan trọng để luyện phát âm cho sinh
viên miền Trung.


10

1.1.3 Tiếng chuẩn
Trong một công trình nghiên cứu ngữ âm, nêu các tiêu chí khu biệt và từ
đó nêu lên hệ thống âm vị của một ngôn ngữ là miêu tả cấu trúc ngữ âm của
một ngôn ngữ đó. Còn nêu rõ các biến thể của âm vị xuất hiện trong từng bối
cảnh, cũng như những biến thể của những lớp người thuộc lứa tuổi, tầng lớp
xã hội, địa phương khác nhau, chính là miêu tả chuẩn mực.
Khi nói đên chuẩn mực thì vấn đề lớn được đặt ra là mối quan hệ giữa
các cách phát âm địa phương và cách phát âm chuẩn. Nếu xét riêng từng tiếng
địa phương còn gọi là phương ngữ thì mỗi địa phương có một cấu trúc ngữ
âm riêng, tức là có hệ thống âm vị riêng. Tuy nhiên nếu nhìn chung toàn thể
một ngôn ngữ, trong đó bao gồm nhiều tiếng địa phương và giữa chúng không
có sự cách biệt quá đáng về các mặt, thì mỗi tiếng địa phương được gọi là
biến thể của một ngôn ngữ chung và hệ thống này chính là hệ thống âm vị của
tiếng chuẩn. Mỗi ngôn ngữ thường có một tiếng chuẩn, thực chất đó là ngôn
ngữ văn học mà nhiều người thường hay nhắc đến. Đó là thứ tiếng tiêu biểu
cho một ngôn ngữ, được hình thành một cách lich sử, trên cơ sở tiếng địa
phương nhất định. Nó được đông đảo các nhà văn hóa sử dụng, được ghi lại
trong các văn bản và được người thuộc các địa phương khác tự nguyện dùng
theo. Tiếng địa phương làm cơ sở cho nó thường là tiếng của một vùng có
trình độ chính trị, kinh tế, văn hóa phát triển nhất so với các vùng khác trong
cả nước hay ít ra là một phần lớn đất nước.

Tiếng chuẩn của tiếng Việt cho tới nay chưa được quy định chính thức
bằng một văn kiện pháp lý nào, cũng như bởi một hội nghị, hay một tổ chức
quần chúng nào, mặc dù những ý kiến trao đổi về nó không phải là không có.
Một số người cho rằng tiếng địa phương làm cư sở cho tiếng chuẩn của tiếng
Việt phải là tiếng Hà Nội.
Xung quanh vấn đề tiếng chuẩn có nhiều điều cần tiếp tục thảo luận và
đến nay đang cần có thêm dữ liệu. Tuy nhiên căn cứ vào việc sử dụng ngôn
ngữ, ta có thể thấy rằng từ lâu nhiều nhà văn, nhà thơ đều dùng tiếng miền
Bắc để sáng tác văn học nghệ thuật.Trong tình hình hiện nay sách, báo xuất


11

bản hằng ngày vẫn dùng một thứ tiếng chung, gần gũi với tiếng địa phương
miền Bắc. Thứ tiếng này cũng là thứ tiếng mà các vị lãnh tụ của chúng ta, các
nhà hoạt động chính trị, các nhà hoạt động văn hóa, tầng lớp tri thức sử dụng.
Thứ tiếng này về cơ bản đang được lưu hành trong nhà trường và được chữ
quốc ngữ phản ánh. Trong khi chờ đợi một kết luận chính thức về việc xác
định tiếng chuẩn của ngôn ngữ chúng ta, một điều có thể chấp nhận được là
căn cứ vào ý kiến của đa số tác giả, căn cứ vào thực tiễn sử dụng ngôn ngữ,
nhất là trên các văn bản, tạm thời coi tiếng chuẩn của tiếng Việt như là một
thứ tiếng chung được hình thành trên cơ sở tiếng địa phương của miền Bắc
với trung tâm là Hà Nội mà cách phát âm của nó là phát âm Hà Nội với sự
phân biệt /t- c/, /s- s/, /z- z/ và vần ưu/ iu, ươu/ iê. Theo các nhà ngôn ngữ học,
tiếng Việt cũng như bao ngôn ngữ khác, cũng có nhiều phương ngữ (hay còn
gọi là giọng nói) khác nhau, được phân biệt qua ba vùng miền là: phương ngữ
miền Bắc, phương ngữ miền Trung, và phương ngữ miền Nam. Mỗi phương
ngữ còn có nhiều phương ngữ địa phương khác nhau và đây là một nét văn
hóa rất độc đáo ở Việt Nam. Ở mỗi phương ngữ đều có một phương ngữ
chuẩn riêng, phương ngữ chuẩn này thường là ở các thành phố lớn, “đại diện”

cho cả một vùng. Ví dụ như ở miền nam, giọng chuẩn là TP. Hồ chí Minh, ở
miền Trung là Huế và miền Bắc là Hà Nội.
1.1.4 Phát âm chuẩn
Phát âm chuẩn quy tắc tiếng Việt là phát âm đúng âm vị, phụ âm, phát âm to,
rõ ràng, lưu loát, mạch lạc từng âm vị và chữ cái. Đối với việc hình thành kỹ
xảo phát âm, lời nói trong quá trình giao tiếp, dựa vào đó để lĩnh hội từ ngữ,
ngôn ngữ tiếng Việt là rất quan trọng. Theo đó khi phát âm theo nguyên tắc
chữ viết là các biểu tượng âm vị, chữ cái, vần, thanh điệu từ đó được thể hiện
bằng biểu tượng âm thanh.


12

1.2 Cơ sở khoa học của việc chuyển đổi giọng nói cho sinh viên người Hà
Tĩnh học tập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
1.2.1 Cơ sở triết học Mác-Lenin
Triết học Mác-Lenin là cơ sở phương pháp luận của phương pháp dạy
học Tiếng Việt nói chung và phương pháp luyện giọng nói riêng. Đặc biệt là
những lý thuyết và quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư
duy cũng như về bản chất xã hội của ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến các
quan điểm chung của việc luyện giọng.
Theo V.I.Lenin “ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của
loài người”. Luận điểm này không chỉ đơn thuần khẳng định ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp mà là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và là
phương tiện giao tiếp đăc trưng của loài người. Không có ngôn ngữ, xã hội
không tồn tại. Mục đích nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường nhằm giúp
người học có thể sử dụng ngôn ngữ thành thạo coi đó là phương tiện để giao
tiếp. Người học phải ý thức được chức năng của ngôn ngữ, nắm vững các
phương tiện, kết cấu và qui luật cũng như hoạt động hành chức của nó. Người
học cần phải hiểu rõ người ta nói và viết không phải chỉ để cho mình mà còn

cho người khác nên ngôn ngữ cần phải chính xác, đúng đắn, rõ ràng, dễ hiểu.
Đồng thời vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp nên phải lấy hoạt động giao
tiếp làm phương tiện để luyện giọng.
Ngôn ngữ luôn gắn bó chặt chẽ với tư duy. “Ngôn ngữ là hiện tượng
trực tiếp của tư tưởng” (C. Mác). Ngôn ngữ là phương tiện của nhận thức
logic, lí tính. Trong các đơn vị và dạng thức ngôn ngữ có sự khái quát hóa,
trừu tượng. Tư duy của con người không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ .
Việc chiếm lĩnh ngôn ngữ nhằm tạo ra các tiền đề để phát triển tư duy. Từ đó,
ta thấy kiến thức, kỹ xảo, phải được xem xét như là những yếu tố của phát
triển tư duy, các hệ thống bài tâp luyện giọng cần đảm bảo mối liên hệ giữ lời
nói và tư duy. Phải thường xuyên tập luyện cho khả năng diễn đạt tư tưởng
của mình bằng những hình thức khác nhau.


13

1.2.2 Cơ sở tâm - sinh lý học
Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt đang tiếp thu những kiến thức kỹ
năng chuyên môn ở các trường cao đẳng đại học để chuẩn bị cho hoạt động
nghề nghiệp sau khi ra trường.
Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu
sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Ở đây chúng tôi quan tâm đến sinh viên
những người có hoạt động chủ dạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học. Một trong những đặc
điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên, sinh viên là sự phát triển tự
ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có
khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân
theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang được theo
học các trường cao đẳng đại học sư phạm họ nhận thức rõ ràng về năng lực,
phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của

nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ mục tiêu học và rèn luyện và thể hiện
bằng hành động học tập hằng ngày trong giờ lên lớp, thực tập hay nghiên cứu
khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận
xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc
vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ.
Ở sinh viên bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận đánh giá
vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hằng ngày. Sinh viên là những trí thức
tương lai, các em sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại
học là cơ hội tốt để sinh viên được trải nghiệm bản thân, vì thế sinh viên rất
thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời họ thích bộc lộ những thế mạnh
của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình,
dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình.
Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của
sinh viên, trong đó phải để cập đến tình cảm nghề nghiệp, một động lực giúp
họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo khi họ thực sự yêu thích và đam mê
với nghề lựa chọn.


14

Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của
học so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có
năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển( khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi
khám phá , có nhu cầu khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải
nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống,
sinh viên có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm
lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh
viên.
1.2.3 Cơ sở ngôn ngữ
Đăc trưng của tiếng Việt thể hiện ở chỗ tiếng Việt là thứ ngôn ngữ có

nhiều thanh điệu, độc lập và mang nghĩa (xét từ góc độ ngữ âm ). Vì thế trong
lời nói, ranh giới giữa các âm tiết được thể hiện rõ ràng, các âm tiết không bị
nối dính vào nhau như trong các ngôn ngữ biến hình. Về cấu tạo âm tiết tiếng
Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ, gồm âm đầu, vần, thanh
điệu. Các yếu tố cấu tạo âm tiết với nhau theo từng mức độ lỏng, chặt khác
nhau. Phụ âm đầu, vần và thanh điệu kết hợp lỏng còn các yếu tố của của vần
kết hợp với nhau khá chặt chẽ . Vần có vai trò quan trọng trong tiếng Việt.
a. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt:
Chuỗi lời nói được con người phát ra thành những mạch khác nhau,
những khúc đoạn từ lớn đến nhỏ khác nhau. Đơn vị phát âm nhỏ nhất là âm
tiết. Một từ như xà phòng được phát âm thành xà và phòng. Người ta gọi đó là
hai âm tiết.
Một âm tiết có thể bao gồm nhiều yếu tố ngữ âm cấu thành, nhưng dù
phát âm chậm đến đâu cũng không tách được từng yếu tố ra. Tuy nhiên về
phương diện thính giác thì lại khác. Khi nghe một âm tiết, nhất là của một
ngôn ngữ quen thuộc, người nghe có khả năng phân chia âm tiết ra thành các
yếu tố nhỏ hơn. Việc phân tích này dựa trên kinh nghiệm đối chiếu âm thanh
của các từ, hoặc các hình vị, kinh nghiệm này đã được tích lũy trong quá trình
học một ngôn ngữ.


15

Âm tiết là một khúc đoạn của lời nói có khả năng mang cái mà nhà ngữ
âm học châu Âu vẫn gọi là hiện tượng ngôn điệu như thanh điệu, trọng âm và
ngữ điệu. Trong tiếng Việt một âm tiết bao giờ cũng được phát ra với một
thanh điệu. Điều này làm cho âm tiết của tiếng Việt càng dễ được nhận biết
trong dòng âm thanh của lời nói. Rồi trùng dần xuống để rồi sắp tới lại bắt
đầu căng lên là ta có một âm tiết. Các đợt căng của cơ nối tiếp nhau, làm
thành một chuỗi âm tiết.

Khi phát âm câu “Tôi về khu A” ta để ý tới hai âm tiết cuối. Chúng
không hề bị ngăn cách bằng một sự ngừng hơi nào tuy nhiên chúng vẫn được
nhận biết là hai âm tiết riêng biệt chính là vì lý do độ căng của cơ. Ở phần
cuối của “u” trong âm tiết đầu độ căng đã giảm xuống để lại bắt đầu tăng lên
khi chuyển sang “a” (tăng lên vì có sự nghẽn lại ở thanh hầu lúc mở âm “a”,
mọt thói quen phát âm của người Việt trong những bối cảnh phát âm tương
tự. tuy “u” và “a” nối tiếp nhau nhưng ở vào hai đợt căng của cơ khác nhau
nên thuộc hai âm tiết khác nhau. Nếu chúng nằm trong một đợt căng thì chỉ
tạo thành một âm tiết mà thôi. Đó là trường hợp âm tiết cuối cùng của câu
“Tôi về khu a”, âm “u” trước “a” trong trường hợp này nằm trong quá trình
căng lên của cơ, vốn được thực hiện để phát âm “a” và quá trình này kết thúc
với sự giảm độ căng cũng ở “a”.
Các lý thuyết về âm tiết có nhiều. Lý thuyết về “luồng hơi thở” quan
niệm rằng mỗi âm tiết được tạo thành do một luồng hơi thở độc nhất, ngày
nay không còn đứng vững nữa. Sự phân tích khoa học những trường hợp cụ
thể đã chứng minh rằng lý thuyết này không có cơ sở. Như mọi người đều
biết, trong khi nói, người ta chỉ lấy hơi sau một ngữ đoạn mà thôi. Lý thuyết
được lưu hành rộng rãi là lý thuyết “độ vang” tương đối. Lý thuyết này của
Otto Jespersen chứng minh rằng những â có độ vang kém là những âm khi
phát ra với độ mở kém và ngược lại là những âm có độ vang lớn. Thuyết này
rất tiện lợi trong việc xác định số lượng âm tiết của từ căn cứ vào những đỉnh
cao trong độ vang của lời nói. Tuy nhiên nó không giải quyết được vấn đề
phân giới các âm tiết.


16

Với tư cách là một đơn vị phát âm nhỏ nhất , âm tiết được xác định, về
cơ chế cấu tạo, như một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm. Cứ mỗi lần
cơ phát âm căng dần lên tới đỉnh cao nhất.

Có tính phân tiết cao, các âm tiết đứng cách nhau, mỗi âm tiết bao giờ
cũng gắn liền với thanh điệu và làm thay đổi ý nghĩa của âm tiết. Vì vậy, lời
nói của con người bao giờ cũng là lời nói thành tiếng. Khi nói chúng ta phải
phát âm ra thành từ, thành câu, thành văn bản để truyền đạt nội dung thông
báo. Khi nghe chúng ta tiếp nhận các âm thanh người nói phát ra, từ đó hiểu
được nội dung của lời nói. Trong âm thanh của lời nói do một cá nhân phát ra,
ngoài những đặc điểm cụ thể còn có một cái chung nhất mang đặc điểm xã
hội. Những âm thanh cụ thể của lời nói, của mỗi cá nhân là những thực thể
mang chức năng xã hội.
b. Hệ thống ngữ âm của âm tiết tiếng Việt:
Bảng 1 : Cấu trúc của âm tiết tiếng Việt
Thanh điệu
Phụ âm đầu

Vần
Âm đầu

Âm chính

Âm cuối

Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm
Thành phần ở vị trí 2 là do âm đệm , đó là nguyên âm trong chữ viết,
được thể hiện bằng chữ O chẳng hạn( hoan, thông), bằng chữ U( xuân,
dung)…
Thành phần ở vị trí 3 là âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm. Âm
chính là hạt nhân của âm tiết.
Thành phần ở vị trí 4 là âm cuối , do các phụ âm bán nguyên âm ( i, y, u,
o) đảm nhiệm.
Các thành phần ở vị trí 2, 3, 4 ghép lại với nhau thành một bộ phận gọi là

phần vần


17

Người ta phân chia cấu trúc âm tiết bậc 1 thành cấu trúc bậc 2. Cấu trúc
bậc 1 chia âm tiết làm 2 phần : âm đoạn ( âm đầu và vần, phần vần bao gồm :
âm đệm, âm chính và âm cuối ) và siêu đoạn ( thanh điệu ). Cấu trúc bậc 2 là
sự phân chia vần bao gồm: âm đệm, âm chính, âm cuối. Cấu trúc bậc 2 được
kết hợp chặt chẽ với nhau. Song ở ngôn ngữ tiếng Việt không có hiện tượng
nối âm như các loại ngôn ngữ khác : mỗi âm tiết tiếng Việt mang một thanh
điệu và có cấu trúc ổn định. Hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt bao gồm:
thanh không (thanh ngang ), thanh hỏi , thanh ngã, thanh huyền, thanh nặng.
Ngoài ra còn có hệ thống các dấu phụ: mũ của âm ă, â, râu của âm ư, ơ.
Điều đó cho ta thấy tiếng Việt là ngôn ngữ giàu âm thanh.
Nói đến việc sử lỗi phát âm cho sinh viên trong việc chuyển đổi giọng
nói theo vùng miền ta đề cập đến hai vấn đề lớn đó là chính âm và ngữ điệu.
Vấn đề chính âm trong tiếng Việt:
Chính âm là chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu
lực về mặt xã hội. Chính âm quy định nội dung luyện phát âm ở tiểu học.
Chính âm liên quan đến vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt. Việc hiểu biết về chính âm sẽ giúp ta xác định được cách phát
âm chuẩn. Chính âm có mối quan hệ chặt chẽ đối với việc luyện tập giọng nói
cho sinh viên phát âm sai, ngọng do ảnh hưởng của yếu tố địa phương. Do đó
khi luyện tập chuyển đổi giọng nói, cần phải xác định chuẩn chính âm để sử
lỗi, rèn kỹ năng phát âm chuẩn.
Nguyên âm trong tiếng Việt được coi là âm chính , nguyên âm là khi
nói âm vị phát ra luồng hơi đi tự do không có gì cản trở.
Ví dụ: khi phát âm “t” hơi bị cản trở ở đầu lưỡi chạm vào lợi, còn với âm
“a” hơi phát ra tự do không bị cản trở chỗ nào cho nên ‘ă” cũng là nguyên âm.

Xét về mặt cấu tạo người ta phân chia phân biệt nguyên âm đơn và nguyên
âm đôi.
Nguyên âm đôi là gồm 2 nguyên âm ghép lại liền nhau. Khi phát âm thì
đọc nhanh, đọc lướt từ âm này sang âm kia, lúc đầu mạnh sau yếu hơn, do đó
âm sắc chủ yếu của các nguyên âm đôi là do âm đầu quyết định. Có 3 nguyên


18

âm đôi đó là: uô, ươ, ie. Xét về độ dài, cần phân biệt nguyên âm ngắn và
nguyên âm dài, nguyên âm ngắn khi phát ra không thể kéo dài, nếu kéo dài có
thể ảnh hưởng đến nghĩa.
Vị trí âm đầu do các phụ âm đảm nhận, gọi là các phụ âm đầu. Đặc tính
của các phụ âm đầu là tự nó không phát ra các âm thanh lớn được. Khi đọc
các phụ âm, làn hơi phải vượt qua một vật cản nào đó do tác động của môi,
lưỡi phối hợp, rồi mới đi ra ngoài theo đường miệng. Muốn đọc rõ các phụ
âm thì phải cấu âm cho đúng cách, bằng cách tạo các điểm cản làn hơi bằng
môi hay lưỡi.
Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ
cũng là các phụ âm. Phụ âm là âm vị khi phát âm đi ra luồng hơi bị cản ở chỗ
nào đó trong bộ máy phát âm, phụ âm có loại bị cản ở môi, có loại bị cản ở
rang, có loại bị cản ở lưỡi, có loại bị cản ở thanh hầu. Về phương thức phát
âm người ta chia phụ âm thành:
Phụ âm tắc: Hơi bị cản lại sau thoát ra ở đường miệng vào mũi: b, d, t,
s, c, k, m, r, p, ng.
Phụ âm sát: Hơi đi qua kẽ hở miệng: p, v, s, z, l, x, y, h
Phụ âm vang: Hơi thoát ra đầu lưỡi và bên lưỡi: m, n, nh
Phụ âm ồn: Hơi thoát ra đằng miệng có tiếng ồn: b, d, t, c, k, p, f, v, x,
z, y, h.
Phụ âm hữu thanh, vô danh trong các âm ồn: căn cứ vào chỗ dây thanh

có rung hay không rung người ta chia ra:
Phụ âm hữu thanh: dây thanh rung
Phụ âm vô thanh: không
Phụ âm hữu thanh là: d, v, z, y.
Phụ âm vô thanh là: t, c, k, b, f, x, s, h.
Về vị trí cấu âm ta phân ta phân phụ âm thành:
Phụ âm môi: p, b, m, f, v.
Phụ âm lưỡi: d, t, s, z, l, n.
Phụ âm hầu: h


19

Trong các âm lưỡi sự đối lập nhau giữa các đầu lưỡi hẹp: r, t, x, z, l, n,
đầu lưỡi quặt: đ, a.
Phần vần là do thành phần của âm đệm, âm chính, âm cuối ghép với nhau
thành một bộ phận gọi là phần vần.
 Âm đệm: Được ghi bằng bán âm u hoặc o. Đây là âm làm tròn môi
trước khi đọc âm chính, làm cho âm tiết có âm sắc trầm tối (gọi là bán âm, vì
mặt chữ thì giống như nguyên âm, nhưng cong dụng lại không giống như
nguyên âm)
Chính tả ghi bằng u trước các nguyên âm vừa hoặc hẹp (uê, ươ, uya).
Chính tả ghi bằng o trước các nguyên âm rộng oa, oe) trừ khi trước nó
là phụ âm q thì lại ghi bằng u (qua, que = koa, koe).
Vì âm đệm là âm tròn môi, nên nó không đi trước các nguyên âm tròn môi o,
ô, u nữa.
Khi phát âm không được dừng lâu ở âm đệm, mà phải chuyển qua âm
chính ngay.
 Âm chính: vị trí âm chính do các nguyên âm đảm nhận
Nguyên âm: là những âm tự nó phát ra âm thanh mà không nhờ tới một

âm nào khác: làn hơi từ phổi ra qua thanh đới mở, đóng tạo cao độ của âm
thanh, còn hình thể các khoang họng và khoang miệng khác nhau, do hoạt
động của lưỡi và hàm dưới, sẽ tạo ra các nguyên âm khác nhau.
Phân loại: Có hai loại nguyên âm chính là nguyên âm đơn (a, ă, â, o, ô,
ơ, u, ư, e, ê, I, y) và nguyên âm phức (ia (ie), ưa( ươ), ua( uô)).
Dựa trên vị trí của lưỡi, người ta còn phân ra:
Nguyên âm hàng trước (lưỡi đưa ra trước, âm sắc sang, bổng, môi bẹt) :
e, ê, i/y, iê (ia)
Nguyên âm hàng giữa (lưỡi nằm ở giữa, âm sắc trung hòa, môi không
bẹt, không tròn): a (ă), ơ(â), ươ (ua)
Nguyên âm hàng sau (lưỡi rụt về sau, âm sắc tối, trầm, môi tròn) : o, ô,
u, uô (ua).
Dựa trên độ mở của miệng, ta có 4 loại:


20

Nguyên âm rộng: e, a, o (âm lượng lớn)
Nguyên âm vừa: ê, ơ, ô (âm lượng vừa)
Nguyên âm hẹp: I, ư, u (âm lượng nhỏ)
Nguyên âm hẹp mở qua vừa: iê, ươ, uô (âm lượng nhỏ và lớn dần đến
vừa)
Ghi chú: ă là âm ngắn của a, â là âm ngắn của ơ. o và ơ đôi lúc có dạng
âm dài là: oo, ôô( xoong, bôông), ia, ua, ưa là âm phức không có âm cuối
Âm chính và thanh điệu là hai yếu tố tối thiểu phải luôn luôn có mặt trong
âm tiết, nếu không sẽ không có âm tiết: à, ổ, ố…
 Âm cuối: Vị trí âm cuối do các bán âm cuôi và phụ âm cuối đảm nhận
Bán âm cuối có hai loại:
Bán âm cuối bẹt miệng( lưỡi đưa ra trước) được ghi bằng i hoặc y:
+ Được ghi bằng y sau các nguyên âm ngắn ă, â

+ Được ghi bằng i sau tất cả các nghuyên âm còn lại mà không bẹt
miệng( tức là bán âm i không đi sau các nguyên âm hàng trước, bẹt miệng): ai
ơi, ưi, ươi, oi, ôi, ui, uôi.
Bán âm cuối tròn môi (lưỡi rụt vào trong) được ghi bằng u hoặc o:
+ Không đi sau các nguyên âm hàng sau (tròn môi)
+ Được ghi bằng u sau các âm ngắn: âu,ău
+ Được ghi bằng o sau các âm rộng a, e = ao, eo
 Phụ âm cuối gồm 8 âm chia làm 4 cặp như sau:
Phụ âm môi: m- p( đóng tiếng bằng 2 môi): làm đẹp, rập rạp…
Phụ âm đầu lưỡi: n- t( đóng lưỡi trên chân răng): sề sệt…
Phụ âm mặt lưỡi: nh- ch( đóng mặt lưỡi trên vòm miệng): cheeng
chếch, rách, rình
Lưu ý: nh- ch chỉ đi sau các nguyên âm hàng trước e- ê- i: enh ech, ênh
ếch, inh ich. Do đó khi chính tả ghi anh, ach, ta phải phân tích là enh ech mới
đúng
Phụ âm cuống lưỡi: ng- c (đóng cuống lưỡi lên vòm mềm): vang, dốc,
vằng vặc…


×