Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.52 KB, 58 trang )

NGUYỄN MAI HƯƠNG

VẬN DỤNG Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÈ ĐẠO ĐỨC VÀO VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC su' PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
ĐỨC



Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh
NGUYỄN MAI HƯƠNG






VẬN DỤNG Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÈ ĐẠO ĐỨC VÀO VIỆC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC







Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: ThS. VI THI LẠI





Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo ThS. Vi Thị Lại - người đã

tận tình giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.


Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà

Nội 2; đặc biệt là thầy, cô giáo Khoa Giáo dục Chính trị đã giảng dạy em trong suốt
thời gian qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã tạo điều kiện và
LỜI CẢM
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.




Trong quá trình nghiên cún, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến

thức của bản thân, nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự chỉ
bảo của các thầy, cô cũng như các bạn sinh viên.


Em xỉn chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 19 thảng 04 nẫm 2015 Sinh viên





Nguyễn Mai Hưo’ng

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo

ThS. Vi Thị Lại. Tôi xin cam đoan rằng:


Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.




Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.





Nguyễn Mai Hương


MỤC LỤC

Sinh viên

LỜI CẢM

•.......................................................................................................................

•.......................................................................................................................




MỞ ĐÀU

1. Lí do chọn đề tài


Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam là người

anh hùng giải phóng kiên cường, bất khuất, danh nhân văn hóa thế giới. Người đã
kết tinh trong mình những phẩm chất giá trị tinh thần to lớn của dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh sự nghiệp CÚ01 nước vĩ đại, Người con để lại một di sản vô giá trong đó
có tư tưởng đạo đức.


Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn đề cao việc

tuyên truyền giáo dục đạo đức, và đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện
đạo đức cho nhân dân. Người cho rằng đạo đức là cái gốc phẩm chất nhân cách con
người, là điều kiện quan trọng để đưa cách mạng đến thành công.


Đất nước Việt Nam đang trong thời kì chuyển mình thực hiện nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự giao liru hợp tác kinh tế quốc tế với
nhiều nước trên thế giới, trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...
và đã mang lại nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Song bên cạnh những thành tựu to

lớn đó, còn có những tác động tiêu cực do quá trình hội nhập mang lại như tệ nạn xã
hội, cờ bạc, ma túy, mại dâm, những biểu hiện của sự suy thoái đạo đức. Một bộ
phận sinh viên vì nhu cầu lợi ích trước mắt, vì chạy theo lợi ích cá nhân mà đánh
mất đi những phẩm chất, những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nhiều sinh viên chạy theo xu hướng thực dụng, buông lỏng, cẩu thả trong cuộc
sống, trong quan hệ tình bạn, tình yêu... gây ảnh hưởng rất lớn tới học tập. Đây là
một nguy cơ lớn tác động không nhỏ tới sự phát triển tương lai của đất nước.


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là một trường thuộc hệ thống các trường

sư phạm, nơi góp phần đào tạo các thế hệ giáo viên cho đất nước.


Trong môi trường sư phạm việc giáo dục đạo đức là vô cùng quan trọng

nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, xây dựng môi trường học tập lành


mạnh, giúp sinh viên phát huy được hết khả năng của mình, đào tạo ra những thế hệ
“ giáo viên tương lai” đủ “đức” đủ “tài” để góp phần xây dựng xã hội thêm giàu đẹp
văn minh. Do đó, trong nhiều năm qua, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có
nhiều hoạt động nhằm giáo dục đạo đức cho sinh viên trong trường: kêu gọi hiến
máu nhân đạo, tham gia cuộc thi “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”... và đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu đã đạt được thì vẫn còn một số hạn chế cần phải được khắc phục. Vì vậy tiếp tục
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và vận dụng có hiệu quả vào việc giáo
dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là một việc làm có ý
nghĩa to lớn về mặt lí luận và thực tiễn.



Từ lí do trên, tôi chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hiện
nay ” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài


Cho đến nay đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cún tư tưởng đạo đức Hồ

Chí Minh đã được công trên các sách,báo, tạp chí như: “Bồi dưõng đạo đức sinh
viên trong nền kinh tế thị trường” của Huỳnh Khái Vinh, thông tin những vấn đề lí
luận, số 6- 1998; ‘Tỉm hiếu tư tưởng đạo đức cách mạnh Hồ Chí Minh ” của tiến sĩ
Nguyễn Thế Thăng, nhà xuất bản lao động- Hà Nội- 2002.. .Trong tác phẩm “Tư
tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” do nhà xuất bản Chính trị
quốc gia phát hành năm 2003 của tập thể nhiều tác giả, TS Nguyễn Lương có đề cập
tới một số khía cạnh tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh dưới góc độ truyền thống và
hiện đại.


Trần Hậu Kiêm — Đoàn Đức Hiếu, Hệ thống phạm trù đạo đức và giáo dục

đạo đức cho sinh viên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.


Cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu tư

tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và việc vận dụng tư tưởng này nhằm giáo dục đạo
đức cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.





Vì vậy, trên cơ sở của những bài viết trên, tôi tham khảo và viết khóa luận

của mình với hi vọng có thể đóng góp công sức của mình vào việc tìm hiểu tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức và vận dụng vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1.

Mục đích


Tìm hiểu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và làm rõ thực trạng giáo dục đạo

đức cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho
sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2.

Nhiệm vụ

-

Làm rõ cơ sở hình thành, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

-

Làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức


-

Phân tích, đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 hiện nay.

-

Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cún
4.1.

Đối tượng nghiên cứu


Khóa luận tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và sự vận

dụng quan điểm này vào giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 hiện nay.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cún quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức; thực

trạng, một số giải pháp cơ bản để giáo dục tư tưởng đạo đức cho sinh viên trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hiện nay (2009 - 2014).



5. Co’ sỏ’ lí luận và phưong pháp nghiên cứu
5.1.

Cơ sở lí luận


Đe tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp những quan điểm cơ bản

của chủ nghĩa Mác - Lênin, sử dụng các tác phẩm của Hồ Chí Minh, các văn kiện
của Đảng và Nhà nước. Đe tài còn kế thừa và chọn lọc những công trình nghiên cún
tư tưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học trong và ngoài nước.
5.2.

Phương pháp nghiên cứu


Quán triệt phương pháp luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Đồng thời kết hợp một số phương pháp khác như: phương pháp lịch sử cụ thể, logic
cụ thể, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích - tổng họp, so sánh - đối chiếu
... để làm rõ nội dung của đề tài.
6. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
-

Góp phần vào việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.

-


Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 hiện nay.

-

Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, rèn luyện của sinh viên các
trường đại học, cao đẳng và nhất là cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

7. Kết cấu của khóa luận


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận còn

gồm có 2 chương, 6 tiết.
Chương 1
TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ ĐẠO ĐỨC






Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt

Nam, của cả loài người tiến bộ đang đấu tranh cho hạnh phúc của con người. Cái cốt
lõi, tinh hoa trong đạo đức Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, lòng
trung thành vô hạn với Tổ quốc và lí tưởng cộng sản chủ nghĩa. Tư tưởng đạo đức


Hồ Chí Minh có thể được coi là một hệ thống mở, mỗi người nghiên cứu, khai thác

ở một góc độ khác nhau và không ngừng hoàn thiện tri thức cho mình. Cho nên chưa
có một định nghĩa cụ thế, đầy đủ về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mà tác giả mới
chỉ nghiên cứu và đưa ra những quan niệm ở những góc độ khác nhau tùy theo cách
nhìn nhận của mỗi người.


Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành lên tư tưởng Hồ

Chí Minh, cho nên nguồn gốc của nó cũng là nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt
Nam, tiếp thu tinh hoa đạo đức của nhân loại và nhũng tư tưởng đạo đức của chủ
nghĩa Mác - Lênin.
1.1.

Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1.1.1.

Nhân tố khách quan


Ke thừa, phát triến những giá trị truyền thong đạo đức tốt đẹp của dân tộc.



Đó là chủ nghĩa nhân văn kết tụ từ ngàn đời qua quá trình sinh sống, dựng

nước và giữ nước của cả dân tộc từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ
kia, cùng nhau giải quyết những nhiệm vụ lịch sử để tồn tại và phát triển. Đạo đức
cổ truyền của dân tộc ta hình thành do quá trình đấu tranh chống sự khắc nghiệt của

thiên nhiên, đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, quân xâm lăng. Truyền thống
đạo đức của dân tộc Việt Nam là truyền thống giáo dục con người phải tu dưỡng, rèn
luyện trọn đời để nên người, dựng làng và giữ nước. Chính từ truyền thống đạo đức
này mà hình thành nên đặc trưng bản chất đạo đức mang đậm đà bản sắc dân tộc
Việt Nam. Đó chính là lòng yêu nước và lòng nhân ái. Hồ Chí Minh là hiện thân của
chủ nghĩa yêu nước truyền thống. Ông cha ta đã đúc kết ở lời răn dạy cho con nên
người: “Thương người như thể thương thân”. Bên cạnh đó dân tộc ta còn có truyền
thống hòa đồng, bao dung, khoan thứ “Đánh kẻ chạy đi ai đánh người chạy lại”,
truyền thống giữ chứ tín “Một lần mất tin, vạn lần mất tín”, truyền thống công bằng
“Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng”.




Tiếp thu, phát trỉến tinh hoa đạo đức nhân loại:



Tư tưởng Hồ Chí Minh còn được hình thành trên cơ sở tiếp thu một cách

sang tạo tư tưởng đạo đức phương Đông, phương Tây. Hồ Chí Minh tiếp thu tư
tưởng đạo đức phương Đông, đó là tư tưởng đạo đức của Nho giáo, Phật giáo... Khi
nói về Khổng Tử, Người viết: “học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu
dưỡng đạo đức cá nhân”, Khổng Tử nói rằng: “Từ Thiên tử đến thứ dân đều phải coi
tu thân là việc hàng đầu”. Hồ Chí Minh nói: “đức là gốc” và Người ví cái gốc của
đức như cái gốc của cây: “Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo...Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
được nhân dân”.[7, tr.292]



Hồ Chí Minh tiếp thu tục ngữ nước Tấn nói rằng: “theo điều thiện như leo

lên cao, theo điều ác như sa xuống dốc” và Người đưa ra quan điểm của mình: theo
con đường ác thì dễ dàng như lăn xuống hố, theo con đường thiện thì khó nhọc
nhưng vẻ vang.


Tiếp thu tư tưởng của “Luận ngữ”, Hồ Chí Minh viết: “Đạo đức cách mạng

không phải trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát
triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
[10, tr.262].


Tiếp thu tư tưởng “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”

của Nho giáo, Hồ Chí Minh nói: “các sự hi sinh khó nhọc thì mình làm trước người
ta, còn sung sướng thanh nhàn thì nhường người ta hưởng trước”. [7, tr.216].


Thuyết tam tòng tứ đức, Hồ Chí Minh tiếp thu “tứ đức” và gạt bỏ “tam

tòng”. Người hết lòng yêu thương, quý trọng mọi người xung quanh. Trong di chúc
Người đã viết: “cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn
Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các thiếu niên nhi đồng”. [18, tr.613]. Không chỉ vậy,
người còn tiếp thu tư tưởng đạo đức của cách mạng tư sản với khẩu hiệu “tự do, bình
đẳng, bác ái” của cách mạng tư sản Pháp, tư tưởng dấu tranh vì công bằng của Cơ


Đốc giáo, tư tưởng “bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mun cầu hạnh phúc”

của Mỹ và người đúc kết nó vào trong bản “Tuyên ngôn độc lập” (1945).



Tiếp thu quan điềm của chủ nghĩa Mác - Lênỉn về đạo đức:

Đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin là đạo đức mới, đạo đức của giai cấp

công nhân, đạo đức khẳng định sự cao quý của con người trong sự nghiệp giải
phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Theo Mác - Ăngghen thì
đạo đức cao đẹp nhất của con người là phải “coi con người là bản chất tối cao
của con người”, đồng thời phải lật đổ tất cả các quan hệ xã hội trong đó con
người bị làm nhục, bị nô dịch, bỏ rơi, khinh bỉ.


Hồ Chí Minh tiếp thu Chủ nghĩa Mác - Lênin ở phương pháp nhận thức thế

giới, phương pháp hoạt động cách mạng, đặc biệt là phương pháp tu dưỡng đạo đức.
Người xem Chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam dẫn đường cho mọi suy nghĩ và
hành động, mặt khác tránh cách nhìn siêu hình, phiến diện. Hồ Chí Minh đánh giá
cao tư tưởng đạo đức của Lênin, Người gọi Lênin là người thầy về đạo đức, Hồ Chí
Minh viết: “Không phải chỉ thiên tài của
Người, mà chính là coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong



sang, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của thầy đã ảnh hưởng
lớn lao tới các dân tộc Châu Á và khiến cho trái tim của họ không gì ngăn nổi” [5,
tr.317].
1.1.2.


Nhân tố chủ quan


Hồ Chí Minh sinh ra ở Nghệ An trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một

vùng nghèo khổ nhung giàu truyền thống yêu nước, văn hiến, Người được nuôi
dưỡng, thấm nhuần sâu sắc triết lí sống của cha ông: Muốn dựng làng giữ nước phải
bắt đầu từ việc làm người một cách thành thật, đúng nghĩa. Gia đình, quê hương, đất
nước đã hình thành nên một Hồ Chí Minh mang nhân cách vĩ đại, giàu lòng yêu
nước, thương dân, nhất là với những người nghèo khổ.


Trên cơ sở tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới, Người đã xây dựng


nên những tư tưởng phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam. Yêu
nước, thương dân, tất cả vì dân, vì nước là suy nghĩ thường trực, nhất quán trong con
người Hồ Chí Minh. Người sang nước ngoài để học hỏi xem bên ngoài người ta làm
thế nào để về nước giúp đồng bào mình giải phóng khỏi áp bức, bóc lột. Người đấu
tranh không ngừng nghỉ, thậm chí hi sinh bằng mọi giá giành được độc lập cho Tổ
quốc, tự do cho đồng bào.


Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, Người có đời tư trong sáng, cuộc sống

giản dị, khiêm tốn hết mực, đồng thời coi khinh sự xa hoa để sống một đời trong
sạch, suốt đời thực hành cần, kiệm, liêm, chính một cách cần mẫn. Hồ Chí Minh
luôn luôn nói đi đôi với làm, luôn trung thành, tận tụy vì lợi ích của Tổ quốc và nhân
dân, không mưu cầu lợi ích cá nhân, gia đình. Trong kì họp thứ hai Quốc hội khóa I

(31/10/1946), Người tuyên bố rằng: “Hồ Chí Minh không phải là kẻ tham quyền cố
vị, mong được thăng quan, phát tài”.


Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn
Việt Nam thực hiện kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức của quá khứ



để đề xuất những tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của nước Việt Nam
trong thời đại mới.


Hồ Chí Minh cho rằng, người đời không phải là thần thánh, không ai tránh

khỏi khuyết điểm. Tu dưỡng đạo đức phải gắn với thực tiễn, kiên trì bền bỉ, mọi lúc,
mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Người đã thực hành triệt đế tất cả những quan niệm đạo
đức mình đưa ra, thậm chí Người còn làm nhiều hon, tốt hon những gì người nói.
Trong công việc, Người luôn sắp xếp nó có kế hoạch, giờ nào việc nấy, bằng mọi
cách duy trì thời gian biểu đã vạch ra, thường xuyên đổi mới cách nghĩ, cách làm,
tìm nhũng biện pháp tối ưu để công việc được tiến hành nhanh hơn và đạt hiệu quả
cao nhất. Người luôn tôn trọng người khác, nâng cao vị trí của con người, động viên
để mọi người thấy được giá trị của cuộc sống, có khát vọng sống mãnh liệt và sống
có ý nghĩa. Người tin tưởng ở tính tự giác và tinh thần trách nhiệm của mọi người


nhưng không quên kiểm tra, đánh giá công việc của từng người, khen thưởng, động
viên kịp thời những cá nhân cần cù, sáng tạo trong công việc. Hồ Chí Minh là tấm
gương sáng về thực hành tiết kiệm, giữ liêm khiết, trong sạch, sống trung thực, chân
thành với chính mình và mọi người. Không những vậy, Hồ Chí Minh còn là một tấm

gương đấu tranh không mệt mỏi chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội, trong mỗi con
người, chống lại những biếu hiện tiêu cực, nhất là bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu
trong bộ máy nhà nước.
1.2. Nhũng nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 1.2
Quan điếm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức


Theo Hồ Chí Minh đạo đức có vị trí, vai trò rất quan trọng. Người khẳng

định: Thứ nhất: Đạo đức là gốc của người cách mạng


Đạo đức cách mạng trước hết là sức mạnh tinh thần, là vũ khí sắc bén của

cách mạng. Đạo đức cách mạng là mẫu số chung, là thước đo lòng cao thượng của
mỗi con người, là mục tiêu đồng thời là nhân tố quyết định thành công của cách
mạng.


Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng, đạo đức là

nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc của cây, như ngọn nguồn của
sông, suối. Việc chăm lo cái gốc, cái nguồn ấy phải là công việc thường xuyên của
toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và cả xã hội. Do đó nó ảnh hưởng tới sự
nghiệp biến đổi xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng thuần phong mĩ tục của dân
tộc ta, có vai trò to lớn tới hành vi đạo đức của mỗi con người. Làm cách mạng để
cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang nhung nó cũng là một
nhiệm vụ 1'ất nặng nề. “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách
mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách
mạng vẻ vang” [10, tr.601].



Muốn cho dân tin, dân phục không phải cứ viết lên trên trán chữ cộng sản mà

phải được dân yêu mến, quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách đạo đức:


“Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát
mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn
làm nổi việc gì” [5, tr. 292-293].


Hồ Chí Minh không tuyệt đối hóa mặt đạo đức coi nhẹ mặt tài. Đức là gốc

nhưng đức với tài, hồng và chuyên phải kết họp với nhau, phẩm chất và năng lực
phải đi đôi với nhau, đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc
của năng lực. Tài là biểu hiện của đức trong hành động, không thể có mặt này mà
thiếu mặt kia. Chính vì vậy, cùng với việc giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết,
chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, đảng viên và nhân dân lao động, Người đã
thường xuyên quan tâm giáo dục đạo đức cho mọi người. Từng thời kì cách mạng,
Người lại đề ra những yêu cầu đạo đức sát hợp để mọi người cùng nhau phấn đấu
rèn luyện nhằm hoàn thiện nhiệm vụ , giành thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng.


Hồ Chí Minh yêu cầu đối với Đảng cầm quyền thì phải là Đảng đạo đức,

Đảng văn minh. Di chúc Bác dặn mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Bác
thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng: “Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đồng thời đại biểu cho quyền lợi của dân tộc”.



Thứ hai: Đạo đức là nhân tố tạo nên sự hấp dân của chủ nghĩa xã hội Theo

Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa xã hội hấp dẫn chưa phải ở lí tưởng cao quý, ở mức sống
vật chất đầy đủ, ở tự do tư tưởng mà là ở giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất đạo
đức của nhũng người cộng sản ưu tú,bằng nhũng tấm gương sống và hành động của
mình, chiến đấu cho lí tưởng đó trở thành hiện thực. Chính tấm gương đạo đức lối
sống của cán bộ, đảng viên đã tạo nên nét đẹp riêng biệt, đặc thù của chế độ mới mà
ở các chế độ khác không hề có, nhân dân không thấy được ở những con người trong
chế độ xã hội cũ. Chính tấm gương đạo đức cách mạng, nhân cách, lí tưởng cao đẹp,
lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân lao động đã tạo nên sự hấp dẫn của chế độ


Chủ nghĩa xã hội được nhân dân ta và nhân dân thế giới tin theo, ca ngợi, là nguồn
cổ vũ, động viên cho toàn thể dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới trong cuộc đấu
tranh vì hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.


Chủ nghĩa xã hội trở thành nhân tố quyết định vận mệnh loài người không

chỉ do chiến lược, sách lược cách mạng vô sản mà còn do phẩm chất đạo đức của
người Cộng sản. Phẩm chất đạo đức cao quý là sức mạnh tạo nên sự hấp dẫn của chủ
nghĩa xã hội. Sức mạnh đó là chủ nghĩa nhân đạo Cộng sản.


Bác nói: “ Đối với phương Đông một tấm gương sống còn có giá trị hon 100

bài diễn văn tuyên truyền”. Và cuộc đời Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức sáng
ngời, vĩ đại cổ vũ nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hòa bình,

độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
1.2.2.

Một số chuẩn mực đạo đức cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

1.2.2.1.

Trung với nước, hiếu với dân


Đây là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các

phẩm chất khác.


“Trung” và ‘7/ỉểM” là những khái niệm trong tư tưởng đạo đức truyền thống

Việt Nam và phương Đông phản ánh mối quan hệ lớn nhất “Trung với vua, hiếu với
cha mẹ”


Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm “Trung, Hiếu” trong tư tưởng đạo đức

truyền thống dân tộc Người đã làm một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức và
đưa vào đó một nội dung mới “Trung với nước” đã loại bỏ công cụ thống trị đắc lực
đã ngự trị hàng ngàn năm của chế độ phong kiến và thay vào đó là chuẩn mực đạo
đức mới của con người Việt Nam. Người nói “Đạo đức cũ như người đầu ngược
xuống đất chân chổng lên trời” [9, tr.220]



Đưa ra khái niệm “Trung với nước”, Hồ Chí Minh đã thực hiện bước đột phá

trong quan hệ đạo đức nói chung và chủ nghĩa yêu nước nói riêng. Chữ “trung” của


Người đã mở rộng ra thành mối quan hệ cá nhân với cộng đồng, xã hội, đặc biệt mục
đích của nó là sự cống hiến, phục vụ Tổ quốc và nhân dân - Chữ trung ngày xưa là
trung với vua, còn ngày nay trung với nước là trung thành với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc và con đường đi lên của dân tộc. Chính Người đã khẳng định: Cả
đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của
nhân dân. Những khi tôi ẩn nấp ở núi non hoặc ra vào chốn tù tội xông pha sự hiểm
nghèo đều vì mục đích đó.


Đảng và nhân dân ta đã và đang quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa

xã hội, vì vậy những cán bộ, đảng viên cần giữ vũng lập trường tư tưởng, bản lĩnh
chính tri vững vàng, không nghe kẻ xấu xúi giục mà có những tư tưởng muốn đưa
nước ta phát triển theo con đường khác như đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.


Với Hồ Chí Minh, “trung” và “hiếu” không tách rời nhau, mà có mối quan hệ

hữu cơ với nhau. Yêu nước phải gắn liền với thương dân, thương dân chính là biểu
hiện của lòng yêu nước. Người nói: “Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với
cách mạng, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân” [9, tr.400], “đạo đức ngày nay cao
rộng hon: không phải chỉ có hiếu với bố mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân” [14,
tr.673]. Qua đó, ta thấy Hồ Chí Minh đã chuyển khái niệm trung, hiếu của Nho giáo
thành một tư tưởng đạo đức thống nhất: “tận trung với nước, tận hiếu với dân”.



Trong suốt cuộc đời, Người chưa bao giờ đặt mình cao hơn dân, ở ngoài dân

Người không chỉ xem dân là gốc, là sức mạnh mà người luôn đặt mình trong dân là
đầy tớ của dân. Người nói “Nước lấy dân làm gốc” [7, tr. 501]


Hiếu với dân là thương dân, tin dân, hết lòng phục vụ nhân dân.



Hiếu với dân và quan niệm của Đảng, Nhà nước về cán bộ là đầy tớ của dân

được coi là đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Nó có
nghĩa là người cán bộ cách mạng được nhân dân tín nhiệm phải suốt đời phục vụ
nhân dân, cần mẫn với công việc, coi việc phục vụ lợi ích cách mạng, phục vụ lợi
ích nhân dân là niềm vui, lẽ sống của đời mình: “trong xã hội không có gì đẹp, vẻ


vang bằng phục vụ lợi ích nhân dân”. Để làm được điều đó, đòi hỏi người cán bộ
phải gần gũi nhân dân, phê bình và tự phê bình, gương mẫu thực hành cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư. Người cho rằng, người lãnh đạo cần phải nắm vững dân
tình, hiểu rõ tâm của dân, thường xuyên quan tâm việc cải thiện dân sinh, nâng cao
trình độ dân trí để nhân dân hiểu được quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình là
làm chủ đất nước. Từ tư tưởng “lấy dân làm gốc” đi tới tư tưởng dân chủ là một
bước phát triển mới của tư tưởng đạo đức nhân loại. Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí
Minh là người dân có quyền lực trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị,




văn hóa, xã hội, phải làm sao để: “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” trong quản lí và
xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.


Thứ hai: Thương yêu con người, sống có tình nghĩa



Hồ Chí Minh có một tình yêu thương sâu sắc, bao la đối với con người, đây

là điểm nổi bật nhất trong đạo đức Hồ Chí Minh.


Ke thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết họp truyền thống nhân

nghĩa với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại
qua nhiều thế kỷ, qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương
con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.


Tình yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh có phạm vi rất rộng

lớn, đó là tình thương bao la dành cho nhũng người cùng khổ, những người lao
động bị áp bức, bóc lột không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Người
viết: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,
ai cũng được học hành” [14, tr.627]. Trong Di chúc, Người đã dặn dò các vị lãnh
đạo Đảng và Nhà nước: Nhân dân lao động ta ở miền núi đã bao đời chịu nhiều gian
khổ, bị chế độ phong kiến, thực dân áp bức, bóc lột, lại qua nhiều năm chiến
tranh.. .Đảng cần có kế hoạch tốt để phát triển kinh tế, văn hóa nhằm không ngừng

nâng cao đời sống nhân dân . Đối với thanh thiếu niên, nhi đồng Người luôn dành


một tình yêu vô bờ bến. Nhân dịp lễ khai giảng năm học mới hay ngày tết thiếu nhi,
trang thu, Bác luôn nhớ tới các các cháu, viết thư thăm hỏi, khen ngợi, động viên
các cháu. Người luôn tin tưởng ở thanh, thiếu niên: Thanh niên là người chủ tương
lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh
niên . Người khắng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc
năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập



của các em” [6, tr. 35]. Đối với các cụ già, Người luôn luôn động viên các cụ
tham gia hăng hái các công việc để làm gương cho con cháu noi theo: Trẻ xông
pha, già mẫu mực, Tuổi cao chí càng cao.


Ngoài ra, Người còn rất thương phụ nữ bởi vì họ phải chịu nhiều thiệt thòi

trong chế độ xã hội cũ. Vì vậy khi xã hội có nhiều thay đổi, Người luôn trân trọng,
đưa họ vào vị trí xứng đáng trong xã hội. Người tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng
đó là: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.


Yêu thương con người là nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác;

phải có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, kể cả với những người lầm đường
lạc lối đã hối cải, những kẻ bị thương, bị bắt hay đã đầu hàng. Chính tình yêu
thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp mà Hồ Chí Minh tin rằng trong mỗi người

đều có, dù nhiều ít khác nhau.


Người nói “cần làm cho phần tốt trong con người nảy nở như hoa mùa xuân

và phần xấu mất dần đi”. Bác căn dặn, Đảng “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn
nhau”, trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chân thành, thẳng thắn, để giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ, không “dĩ hoà vi quý”, không hạ thấp con người, càng không
phải vùi dập con người.


Thứ ba: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư



Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức truyền


thống của phương Đông, được ông cha ta đặc biệt coi trọng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh coi đây là một phẩm chất đạo đức gắn liền với cuộc sống hàng ngày của
tất cả mọi người, cho nên từ tác phẩm “Đường cách mệnh” đến bản “Di chúc” cuối
cùng Người đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất. Người thường dùng những khái
niệm đạo đức truyền thống, nhưng lược bỏ đi những nội dung đã lạc hậu, giữ lại
những gì tốt đẹp và thêm vào nhũng nội dung mới phù hợp với thời đại nhằm giáo
dục nhân dân và cán bộ. Người chỉ rõ: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm,
liêm, chính nhưng không bao giờ làm mà bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự
quyền lợi cho chúng. Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện
làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân” [9, tr.220].



Theo Hồ Chí Minh, cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức cơ bản của con người.

Bác viết:


“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.



Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.



Người có bốn đức: cần, Kiệm, Liêm, Chính.



Thiếu một mùa thì không thành trời.



Thiếu một phương thì không thành đất.



Thiếu một đức thì không thành người” [8, tr.l 17].



Như vậy đạo đức là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với con người. Người


giải thích nội dung cần, kiệm, liêm, chính rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ. Mặc dù bận trăm
công nghìn việc, song Người đã dành thời gian viết hẳn một cuốn sách giải thích
bốn chữ "Cần, kiệm, liêm, chính", với bút danh Lê Quyết Thắng vào năm 1949. Cụ
thể như sau:
-

Cần: Người phân tích cả nghĩa rộng, nghĩa hẹp. Chỉ ra rằng cần không chỉ là cần cù,
siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai, mà còn là phải biết làm việc có kế hoạch, có sự phân
công, tĩnh toán một cách khoa học, là phải biết lao động có năng suất cao, cải tiến
kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động và phải thấy rõ: “Lao


động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta” [12,
tr.69]. Vì xét cho đến cùng, như Lênin nói, cái quyết định thắng lợi của chế độ mới
đối với chế độ cũ là ở chỗ nó đưa ra được năng suất lao động mới cao hơn.


Đối với cán bộ công nhân viên chức, Người cho rằng: cần là làm việc phải

đến đúng giờ, chớ đến muộn, về sớm, làm việc mau chóng, chu đáo. Việc ngày nào
nên làm xong ngày ấy, chớ để đến ngày mai. Phải nhớ rằng dân đã lấy tiền mồ hôi
nước mắt để trả lương cho ta, trong những thời giờ đó, ai lười biếng tức là lừa gạt
dân. Nhìn trên tầm vĩ mô, cả nước cần cù siêng năng có ý nghĩa hết sức to lớn đối
với sự phát triển kinh tế xã hội. Mỗi người siêng năng thì ắt sẽ tiến bộ. Cả nhà siêng
năng thì chắc chắn ấm no. Cả làng siêng năng thì làm phồn thịnh. Cả nước cần cù
siêng năng thì dân giàu nước mạnh.


Theo Hồ Chí Minh, cần cù, siêng năng phải đi liền vói kế hoạch thì cần cù,


siêng năng mới có tác dụng to lớn. Công việc bất kỳ to nhỏ đều có điều nên làm
trước, điều nên làm sau. Neu không có kế hoạch, thì sẽ hao tổn thì giờ, mất công
nhiều mà kết quả ít. cần và chuyên phải đi đôi với nhau. Chuyên nghĩa là dẻo dai
bền bỉ. Nếu không chuyên, nếu một ngày cần mà 10 ngày không cần thì cũng vô
ích... cần là luôn luôn cố gắng, chăm chỉ, cả năm, cả đời nhung không làm quá trớn.
Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình để làm việc cho lâu dài.
-

Kiệm: được hiểu, đó chính là sự tiết kiệm: Tức là tiết kiệm sức lao động; tiết kiệm
thì giờ; tiết kiệm tiền của dân, của đất nước, của ngay cả chính mình; phải biết tiết
kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to. Tiết kiệm không phải
là bủn xỉn, khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc
đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao
nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Tiết kiệm thì phải kiên quyết
chống xa xỉ, ăn chơi, ăn không ngồi rồi, mà hãy tự mình lo chính cuộc sống của
mình và xã hội v.v...

-

Liêm: Tức là trong sạch; không tham lam, không tham tiền của, địa vị, lợi danh,


không tham ăn ngon, mặc đẹp, sống yên, không ham người tâng bốc mình... những
cán bộ ở các công sở, từ xã, phường cho đến Trung ương phải luôn lấy chữ Liêm
làm đầu. Khổng tử nói: "Làm sỹ mà không liêm không bằng con vật”. Bác nói:
"Liêm là thước đo có tình người hay không"; "Nếu tham tiền của, địa vị, danh tiếng
là bất liêm". Cán bộ phải thực hành chữ liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân "Quan
tham vì dân dại" bởi lẽ nếu dân hiểu biết không chịu đút lót, thì quan dù không liêm
cũng phải hoá liêm. Chính vì thế dân phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực

hiện chữ liêm. Mỗi người phải nhận thấy rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ
tham lam là có tội với nước với dân. Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ gây
nên tính liêm khiết trong nhân dân. Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một
dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ. Thực
tiễn trong cuộc sống hôm nay chúng ta đã mất những cán bộ cách mạng đã từng vào
sinh ra tử, chỉ vì một chốc lát họ không làm chủ bản thân đã đánh mất chữ liêm
trong lòng mình.
-

Chính: là không tà, thắng thắn, đúng đắn... đều là nhũng đức tính cần thiết cho con
người, mỗi gia đình, mỗi tập thể, mỗi cơ quan, địa phương cũng như của cả dân tộc.
Là người làm việc công, phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào
việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực,
không nên tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải
dùng những người có tài năng làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào
chức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải
trung thành với chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm "quan cách mệnh".

-

Chí công vô tư: Người nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”
[7, tr.217], có nghĩa là hết sức lo cho việc chung không màng tư lợi. Hết sức về sự
công bằng, đặt lợi ích của tập thể, của Đảng, của cách mạng, của nhân dân, của Tổ
quốc lên trên các lợi ích riêng tư. Thực hiện chí công vô tư cũng có nghĩa như thực
hiện đạo đức, mình vì mọi người, mọi người vì mình, theo tinh thần của chủ nghĩa


tập thể. Hồ Chí Minh đã nêu ra một quan điểm cơ bản là: Nâng cao đạo đức cách
mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bởi vì, theo người: “Chủ nghĩa cá nhân là một
trở ngại lớn cho việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của Chủ nghĩa

xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trù’ bỏ chủ nghĩa cá nhân”
[10, tr.609].


Một người mà cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thì đó là một con người

đáng kính. Vì đó là nhũng người: "Giàu sang không thể quyến rũ; nghèo khó không
thể chuyển lay; uy vũ không thể khuất phục" [9, tr.50]. Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ
cần, kiệm, liêm, chính là một phẩm chất đạo đức làm cho dân tộc ngày càng văn
minh: Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh
thần, là dân tộc văn minh, tiến bộ.


Đó là những con người trọng đạo lý, vì đạo lý, tôn thờ đạo lý, vì lẽ công

bằng, không khuất phục quyền uy.


Thứ tư: Tỉnh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung



Không chỉ giành tình thương của mình với nhân dân trong nước, mà Người

còn quan tâm và phấn đấu vì hạnh phúc của nhân loại, vì những người lao khổ:
Những tình cảm vĩ đại của Hồ Chủ Tịch không phải chỉ hạn chế trong phạm vi một
nước, một dân tộc, mà còn rộng ra với giai cấp công nhân các nước, nhân dân lao
động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc
tế là sự mở rộng những quan niệm đạo đức, nhân văn của Người ra phạm vi toàn
nhân loại.



Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo

đức cộng sản chủ nghĩa. Nó được bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân,
nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt khỏi phạm vi quốc gia, dân tộc. Hồ Chí Minh
là người đặt nền tảng vun đắp cho mối quan hệ đó.





“Quan san muôn dặm một nhà



Bốn phương vô sản đều là anh em” [11, tr.670].

Nội dung của chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và


sâu sắc. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản
toàn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ
trên toàn cầu. Đó là sự đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung
đấu tranh giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột; đoàn kết với nhân loại tiến bộ
vì hòa bình, công lí và tiến bộ xã hội, chống lại mọi sự chia 1'ẽ, hằn thù, bất bình
đẳng và phân biệt chủng tộc; chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh, chủ nghĩa
bành trướng, bá quyền. Sự đoàn kết đó nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, là họp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc: “Việt Nam muốn làm

bạn với tất cả các nước trên thế giới”.


Người khẳng định: “Bốn phương vô sản đều là anh em”, giúp bạn là tự giúp

mình, thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân thế giới. Người đã góp
phần to lớn, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, kiến
tạo một nền văn hoá hoà bình cho nhân loại.


Giờ đây, Đảng và Nhà nước ta quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại “Việt

Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”. Chủ
động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. ỉ.2.3. Quan niệm của Hồ
Chí Minh về nguyên tắc xây dựng đạo đức


Một là: Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức



Nói đi đôi với làm là nguyên tắc quan trọng nhất để xây dựng đạo đức mới.

Nói là suy nghĩ, làm là hành động. Nói đi đôi với làm nghĩa là lời nói phải đi liền
với hành động. Nói đi đôi với làm khẳng định bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh, là cơ sở để phân biệt đạo đức cách mạng với đạo đức của các giai cấp bóc lột.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra căn bệnh quan liêu, coi thường quần chúng của một số cán bộ
nói mà không làm: “miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc theo lối “quan” chủ,
miệng thì nói “phụng sự quần chúng” nhung họ làm trái ngược lại với lợi ích quần
chúng, làm tốn hại uy tín của Đảng và Chính phủ trước nhân dân” [9, tr. 176].



Nêu gương về đạo đức: đạo làm gương là nét đẹp của văn hóa truyền thống


dân tộc. Nói đi đôi với làm phải đi liền với nêu gương đạo đức. Để xây dựng nền
đạo đức mới phải đặc biệt chú trọng đạo làm gương, xây dựng gương người tốt, việc
tốt. “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một cách tốt
nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới,
cuộc sống mới” [14, tr.672].


Đạo làm gương phải được quán triệt ở tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực,

trong Đảng và Nhà nước, gia đình và xã hội.


Hai là: Xây đi đôi với chống



Trong rèn luyện đạo đức, xây dựng phải đi đôi với chống vì trong cuộc sống

hằng ngày giữa cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai, đạo đức và vô đạo đức thường
đan xen lẫn nhau. Do đó phải kết họp chặt chẽ xây và chống trong đó: xây đi đôi với
chống, muốn chống phải xây, chống nhằm mục đích xây. Xây đi đôi với chống trên
cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Điều
này phụ thuộc vào quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì Chủ nghĩa xã hội là
công trình tập thể cuả quần chúng nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Mục đích cuối cùng là xây dựng con người có đạo đức, có nền đạo đức mới. Vì vậy

phải xác định đây là nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài. Hồ Chí Minh coi nhiệm vụ xây và
chống trong rèn luyện đạo đức cũng là “cuộc chiến đấu khổng lồ” giữa tiến bộ và lạc
hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng.


Ba là: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời



Theo Bác Hồ, thì chỉ có những người có cái tâm trong sáng mới đủ bản lĩnh

và năng lực lãnh hội được những chuẩn mực của đạo đức cách mạng. Và, khi đạo
đức cách mạng đã vững rồi thì “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyến
lay, uy vũ không khuất phục”. Đây cũng là phấm chất của người đảng viên cộng sản.
Đức tính trên cũng được coi là khí phách của đấng trượng phu của thời phong kiến.
Nhung với người cán bộ cách mạng, đạo đức cách mạng dù bất luận hoàn cảnh nào
đều phải giữ mình; trước sự giàu sang không thể làm cho mình thèm muốn, sự


nghèo khó cũng không thế làm cho mình lay chuyển, nao núng; uy quyền, võ lực,
hay dù phải đứng trước cái chết cũng không thể làm cho mình khuất phục, đầu hàng.


Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí

Minh nói: “Chúng ta phải nhớ câu “chính tâm, tu thân” để “trị quốc bình thiên hạ”,
dù khó khăn gian khổ nhưng muốn cải tạo thì nhất định dưỡng bền bỉ suốt đời như
công việc rửa mặt hàng ngày. Neu không sẽ dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân.



Trên đây là ba nguyên tắc cơ bản rèn luyện đạo đức của cá nhân để trở thành

người có đạo đức cách mạng. Mỗi cán bộ, đảng viên nếu thực tâm làm theo lời Bác
thì sẽ hoàn toàn thực hiện được. Vì những điều Bác dạy, không phải chỉ có vĩ nhân
hay lãnh tụ mới thực hiện được, mà mọi người đều thực hiện được vì đó là những
điều rất bình dị trong cuộc sống của mỗi người.
1.2.

Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Tư tưởng về đạo
đức là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Hồ Chí
Minh. Trải qua các thời kỳ hình thành và phát triến, tư tưởng của Người về đạo
đức đã và đang tiếp tục khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn.
Đó là tạo ra nét riêng của người Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng:


Khi ngủ ai cũng như lương thiện

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền
dữ đâu phải là sẵn tĩnh Phần nhiều
do giáo dục mà nên.


Dân

tộc Việt Nam có một truyền

thống tốt đẹpđược đúc kết


hệ này



từ hàng
nghìn năm lịch
sang thế

sử và được lun truyền từ thế
hệ

khác,đó là

truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, là truyền thống

“thương người như thể thương thân”... Đây là những tiêu chuẩn đạo đức quy định,
điều chỉnh hành vi của con người. Mặc cho mọi thủ đoạn xấu của các thế lực thù


địch nhằm hạ thấp hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân Việt Nam
và bạn bè quốc tế, nhưng giá trị về tư tưởng, đạo đức của Người vẫn mãi ngời sáng,
soi rọi, cổ vũ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người và tiến
bộ xã hội. Đồng thời, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là những chuẩn mực đạo đức
xã hội, nó là cơ sở để ta nhận thức cái đúng, cái sai, tốt, xấu, nó giúp ta làm theo cái
đúng, cái tốt, đồng thời ngăn chặn, hạn chế những cái sai, cái xấu, những hiện tượng
tiêu cực trong xã hội nhằm xây dựng một xã hội ngày càng văn minh. Nó là điểm
tựa chắc chắn cho mỗi cá nhân phát huy năng lực sáng tạo của mình trong sự nghiệp
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.


Đối với nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ, trong thế kỷ XX, Hồ Chí


Minh là biểu tượng tập trung nhất về linh hồn, cốt cách dân tộc. Người là chiến sĩ
tiên phong đấu tranh không ngừng nghỉ cho sự nghiệp giải phóng con người và sự
bình đẳng, tiến bộ xã hội. Điều đó được đa số các tổ chức quốc tế và cá nhân có uy
tín, có tầm ảnh hưởng ghi nhận, đồng thuận. Khóa họp 24 của UNESCO (Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) tổ chức tại Paris, từ ngày 20-10
đến 20-11-1987 đã vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân
tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Nghị quyết của Khóa họp đã đánh giá:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự khẳng định dân tộc, đã cống
hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp
phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội coi đó “chính là sự kết tinh truyền thống văn hóa hàng ngàn
năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân những khát
vọng


của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và

mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”. Thực tế trên góp
phần cho thấy rõ tầm ảnh hưởng về tư tưởng, văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh ngày


×