Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Lòng tin trong quan hệ quốc tế giai đoạn 2008 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.32 KB, 57 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bài
phát biểu về lòng tin chiến lược ở Shangri-La 12 của ngài, đã cho tôi thêm
động lực và ý tưởng hoàn thành bài nghiên cứu này.
Người tiếp theo em muốn gửi lời cảm ơn đó là thầy Đỗ Sơn Hải và
những bài báo, bài nghiên cứu của thầy. Bài nghiên cứu của em đã trích dẫn
rất nhiều những bài báo của thầy, đặc biệt là những bài viết của chuyên mục
Góc nhìn thứ hai, báo Nhân dân và những bài nghiên cứu của thầy đăng trên
Tạp chí Cộng sản. Em sử dụng những phần trích dẫn này, không phải với
quan điểm sinh viên trích dẫn bài viết của thầy giáo trực tiếp giảng dạy mình,
mà trên quan điểm độc giả sử dụng những bài viết mà mình cho là hữu ích.
Những bài viết của thầy đọc rất dễ hiểu, gần gũi và thực tế. Dự định công việc
sau này của em không trực tiếp liên quan gì nhiều đến chuyên ngành Chính trị
quốc tế, nhưng em vẫn đang và sẽ thường xuyên theo dõi đón đọc những bài
viết của thầy.
Và người thầy trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận này,
thầy Nguyễn Tuấn Việt, em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
thầy. Thầy là giảng viên làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tốt bụng nhất mà
em từng biết. Những lần tranh luận, trao đổi với thầy về nội dung bài đã giúp
em hiểu thêm rất nhiều điều và có những điều chỉnh hợp lí cho bài làm. Khóa
luận này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của thầy. Điều
đáng tiếc duy nhất là khi thầy về trường cũng là lúc khóa 38 chúng em đã ra
trường và không được thầy trực tiếp giảng dạy. Chúc thầy luôn vui vẻ và
thành công trong cuộc sống.
Lời cuối cùng, tôi muốn cám ơn những người bạn, những người bạn
thời đại học, những người bạn từ thời tiểu học và cấp 3- những người thậm
chí còn không biết tới sự tồn tại của bài khóa luận này, nhưng đã luôn ở bên


cạnh và cho tôi thêm động lực hoàn thành bài khóa luận những lúc tôi nản
lòng và muốn bỏ cuộc.


Không một lời nói nào có thể diễn tả hết lòng biết ơn của tôi!
Cám ơn Ngoại giao, nơi này thật đặc biệt và luôn mang cho tôi cảm
giác thân thuộc mỗi khi nhớ về. “Tạm biệt trường yêu. Từ đây, tôi bước đi…”

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Thu Giang


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN
ARF
CBMs
PD
ICJ
IAEA
IS
NATO
OSCE
P5+1
UNCLOS 1982

Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia
Nations
Đông Nam Á

Diễn đàn khu vực
ASEAN Regional Forum
ASEAN
Các biện pháp xây dựng
Confidence-building measures
lòng tin
Preventive Diplomacy
Ngoại giao phòng ngừa
The International Court of
Tòa án công lí quốc tế
Justice
The International Atomic Cơ quan Năng lượng
Energy Agency
Nguyên tử Quốc tế
Nhà nước Hồi giáo tự
Islamic State
xưng
North
Atlantic
Treaty Tổ chức Hiệp ước Bắc
Organization
Đại Tây Dương
Organization for Security and Tổ chức An ninh và
Co-operation in Europe
Hợp tác châu Âu
Nhóm năm thành viên
The permanent members of the
thường trực của Hội
United
Nations

Security
đồng Bảo an Liên Hiệp
Council plus Germany
Quốc và Đức
United Nations Convention on Công ước luật biển quốc
the Law of the Sea 1982
tế 1982


MỞ ĐẦU
1.

Lí do lựa chọn đề tài
Thời gian gần đây, lòng tin và lòng tin chiến lược là những khái niệm

được nhắc đến nhiều nhất trong quan hệ quốc tế. Chúng lại cũng là một trong
những khái niệm mơ hồ và khó tính toán nhất trong chính trị quốc tế. Nhưng
điều này không hề khiến lòng tin trong quan hệ quốc tế trở thành một khái
niệm vô nghĩa. Chúng ta cảm nhận và sử dụng lòng tin trong cuộc sống hàng
ngày, cảm nhận thấy tầm ảnh hưởng của chúng mặc dù không thể đong đếm
một cách chính xác về lòng tin. Thời gian gần đây, đặc biệt là từ sau khủng
hoảng kinh tế thế giới 2008, khái niệm lòng tin hay lòng tin chiến lược xuất
hiện liên tục với tần suất lớn trong các bài phát biểu của nhiều nguyên thủ
quốc gia các nước tại nhiều diễn đàn quốc tế lớn nhỏ không khỏi thu hút sự
chú ý của các nhà nghiên cứu. Mong muốn tìm hiểu về bản chất của lòng tin
trong quan hệ quốc tế cũng như phần nào lí giải hiện tượng này, người viết
lựa chọn đề tài “Lòng tin trong quan hệ quốc tế giai đoạn 2008 đến nay”.
Sở dĩ người viết lựa chọn nghiên cứu giai đoạn từ 2008 đến nay là bởi
đây là năm diễn ra những sự kiện quan trọng đánh dấu những sự thay đổi lớn
trong nền chính trị quốc tế: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 20082009 đã mở ra một cục diện mới của thế giới. “Kể từ sau khi Chiến tranh lạnh

kết thúc, chúng ta đã chứng kiến hai lần thay đổi lớn của cục diện thế giới.
Cục diện thứ nhất có thể tính từ sau sự sụp đổ của Liên Xô đến trước khi
xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001. Bước ra khỏi Chiến tranh lạnh với
ưu thế tuyệt đối trong so sánh với phần còn lại của thế giới, nhưng Mỹ đã
không tạo ra được một cục diện “đơn cực” (như Fukuyama đã từng dự báo
trong cuốn sách nổi tiếng được xuất bản vào năm 1992, cuốn “The End
of History and the Last Man”) như mong muốn. Khuynh hướng coi

5


trọng các hoạt động đa phương của nhiều nước đã tạo nên một cục
diện “đa trung tâm, nhiều tầng nấc”. Sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001
đã mở ra cục diện thứ hai thời hậu Chiến tranh lạnh. Khi lực lượng AlQaeda tấn công vào nước Mỹ có lẽ không ngờ rằng họ đã kích hoạt vào
tham vọng bá quyền của nước Mỹ mà ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, do
nhiều lý do đã bị che lấp trong suốt hai nhiệm kỳ của Bill Clinton. Sự
tương tác lợi ích giữa các bên đã giúp cho việc hình thành một cục diện
“tương đối giống” với mô hình “đơn cực” - xin nhấn mạnh chỉ là “tương
đối giống”. Bởi lẽ, trong quá trình thực thi bá quyền, bản thân Mỹ cũng
phải trông cậy rất nhiều vào sự trợ giúp của các nước khác, nhất là
trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, vấn đề được chính phủ Bush
ưu tiên hàng đầu. Nói cách khác, giả sử tồn tại cục diện đơn cực, thì với
tính chất tùy thuộc lẫn nhau ngày càng cao trong thời đại toàn cầu hóa, cục
diện này chắc chắn chỉ có thể tồn tại trong một thời gian hết sức ngắn ngủi và
rất dễ bị phá vỡ. Cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô toàn cầu nổ ra
đã chứng minh điều đó.
Sau khủng hoảng, xét về so sánh lực lượng, sự thay đổi là không lớn so
với cục diện cũ. Bởi lẽ, mặc dù chịu nhiều tổn thất nhất từ cơn bão tài chính,
và vì thế khoảng cách giữa Mỹ và các cường quốc khác, đặc biệt là với Trung
Quốc, bị thu hẹp đáng kể, nhưng Mỹ cũng vẫn tiếp tục giữ vai trò “đầu tàu”

về nhiều mặt. Sự thay đổi rõ rệt hơn cả là trong cách ứng xử quốc tế, nền tảng
của hệ thống “luật chơi” của quan hệ quốc tế. Sau một thời gian ngắt quãng
bởi chính sách đơn phương đến mức hiếu chiến của Mỹ, xu hướng đối thoại
đã quay trở lại. Quá trình tìm kiếm các giải pháp nhằm khắc phục khủng
hoảng đã thúc đẩy sự chia sẻ quyền lực một cách tự nguyện. Chính sách mềm
dẻo, mang nhiều tính thỏa hiệp của chính quyền Obama phần nào đã tạo ra
một cơ cấu quyền lực mới trong quan hệ quốc tế. Hiện tượng này được một số

6


nhà nghiên cứu gọi là “hình thái không phân cực” để khẳng định mối liên hệ
chặt chẽ giữa các trung tâm này chứ không phải tồn tại riêng rẽ như cơ cấu
hai cực thời Chiến tranh lạnh” [6]. Đối thoại, hợp tác là xu hướng chủ đạo
trong cục diện mới này.
Chính cục diện này đã làm xuất hiện sự gia tăng đột biến nhu cầu về
lòng tin giữa các quốc gia so với giai đoạn trước đó. Bất đồng, xung đột giữa
các quốc gia có xu hướng gia tăng trong khi biện pháp hòa bình vẫn là
phương hướng giải quyết xung đột chủ đạo là một trong những nguyên nhân
khiến các quốc gia cần đến lòng tin với nhau.
2.

Tình hình nghiên cứu và tài liệu liên quan
Nghiên cứu về “Lòng tin” và “Quan hệ tin cậy lẫn nhau” trong quan hệ

quốc tế từ lâu đã được phát triển thành một dòng nghiên cứu riêng và bắt
nguồn từ lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học, xã hội học, chính trị trong nước, và
các lý thuyết quan hệ quốc tế chủ yếu. Nổi bật phải kể đến các nghiên cứu của
AAron M.Hoffman, Giáo sư ngành Khoa học chính trị Đại học Purdue, Hoa
Kì với những tác phẩm như: A conceptualization of trust in international

relations (2002), Building trust: overcoming suspicion in international
conflict (2006), The structural causes of Trusting relationships: Why rivals
do not overcome suspicion step by step (2007); Andrew Kydd, Giáo sư ngành
Khoa học chính trị Đại học Wisconsin, Hoa Kì với cuốn Trust and Mistrust in
International Relations (2007). Ở Việt Nam cũng đã có một số học giả nghiên
cứu về đề tài này, phải kể đến như Tiến sĩ Vũ Lê Thái Hoàng với bài viết
“Lòng tin” và “Quan hệ Tin cậy lẫn nhau” trong Quan hệ Quốc tế (2014),
Lòng tin trong quan hệ quốc tế và định hướng chiến lược xây dựng lòng tin
trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam (2010) của 2 tác giả Đặng Đình Quý –
Nguyễn Vũ Tùng, Xây dựng lòng tin trong đối ngoại quốc phòng (2013) của
Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân… Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề này

7


vẫn còn rất mới và chưa có một nghiên cứu tổng thể, có hệ thống nào về lòng
tin trong quan hệ quốc tế. Đây cũng là một lý do thôi thúc người viết lựa chọn
đề tài này cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
3.

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Lòng tin trong quan hệ quốc tế giai đoạn 2008 đến

nay”, mục đích cuối cùng của người viết muốn khẳng định trong giai đoạn
hiện nay các quốc gia đang có nhu cầu lớn về lòng tin trong quan hệ quốc tế,
từ đó bài nghiên cứu gợi mở trả lời một phần câu hỏi làm thế nào để có lòng tin
giữa các quốc gia và liên hệ với Việt Nam, thông qua việc trả lời các câu hỏi:
i.
ii.


Lòng tin trong quan hệ quốc tế là gì ?
Vì sao trong giai đoạn hiện nay các quốc gia coi trọng lòng tin trong

iii.

quan hệ quốc tế hơn so với các giai đoạn trước ?
Làm thế nào để có lòng tin giữa các quốc gia?
Phương pháp nghiên cứu

4.

Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn sẽ sử dụng
phương pháp định tính, phương pháp lịch sử logic, phương pháp so sánh
đối chiếu.
5.

Bố cục
Ngoài lời mở đầu và kết luận thì phần nội dung chính của khóa luận

gồm có ba phần:
Chương I. Định nghĩa lòng tin trong quan hệ quốc tê
Chương này đưa ra định nghĩa về lòng tin thông qua việc chỉ ra những
thành tố của nó như sự đánh giá (assessment), chấp nhận rủi ro (risk), kì vọng
(expectation) , quan niệm về lòng tin trong một số trường phái lí thuyết quan
hệ quốc tế và chỉ ra những cấp độ của lòng tin. Phần quan trọng nhất của
chương này là chỉ ra một số đặc điểm về vai trò của lòng tin trong quan hệ
quốc tế: Lòng tin không sẵn có mà phải trải qua quá trình vun đắp giữa các

8



bên, lòng tin đã có cũng không tự nhiên mà tồn tại lâu dài, nó có thể bị xói
mòn theo thời gian và quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các bên.
Trong thỏa thuận hợp tác lòng tin đóng vai trò hạn chế bởi những lợi ích
chung và lợi ích riêng trong thỏa thuận sẽ kéo các bên tự giác thực hiện đúng
cam kết, dẫu rằng vẫn có thể có những nghi kị theo kiểu nghi ngờ lẫn nhau về
“lợi ích tương đối”, song không đến mức độ phá vỡ thỏa thuận, hợp tác vẫn
được thực hiện và có kết quả. Trong thỏa thuận giải quyết xung đột, lòng tin
đóng vai trò quan trọng. Lòng tin ở đây được hiểu là thiện chí của các bên
mong muốn xung đột, mâu thuẫn đó được giải quyết ổn thỏa, thỏa mãn lợi ích
của các bên; là quá trình các bên hiểu về quan điểm, tương quan lợi ích của
nhau. Một khi làm được điều này thì gần như các bên đã tìm ra phương hướng
giải quyết cho xung đột đó tức là gần như lòng tin đóng vai trò bước ngoặt.
Chương II. Thực trạng và vai trò của lòng tin trong quan hệ quốc tê giai
đoạn hiện nay
Chương này chỉ ra thực trạng suy giảm lòng tin giữa các quốc gia và
chứng minh rằng nhu cầu về lòng tin với nhau giữa các quốc gia đang tăng
lên nhanh chóng. Lòng tin cũng có vai trò mới trong việc giải quyết xung đột
cũng khẳng định thêm vai trò quan trọng của lòng tin tron giai đoạn hiện nay.
Tình trạng suy giảm lòng tin giữa các quốc gia hiện nay đang diễn ra
rất phổ biến, các nước nhỏ giảm sút lòng tin vào các nước lớn, các nước lớn
sụt giảm lòng tin với nhau. Chính thực trạng đó, đặt trong bối cảnh toàn cầu
hóa và tính tùy thuộc lẫn nhau ngày một cao như hiện nay, lại khiến các quốc
gia cần đến lòng tin với nhau hơn bao giờ hết . Nhu cầu về lòng tin giữa các
quốc gia còn là đòi hỏi khách quan từ môi trường quốc tế, chứng minh bởi các
yếu tố như xung đột giữa các quốc gia có xu hướng gia tăng trong khi đó biện
pháp hòa bình là biện pháp giải quyết tranh chấp xung đột được ưu tiên sử
dụng, từ đó phát sinh thói quen sử dụng lòng tin, đối thoại trong quan hệ giữa

9



các quốc gia. Nội dung của chương cũng trả lời cho câu hỏi tại sao vấn đề
lòng tin lại thu hút được nhiều sự quan tâm đến vậy trong quan hệ quốc tế
giai đoạn 2008 đến nay. Đây cũng chính là nhiệm vụ chính của chương này
-trả lời một phần cho câu hỏi nghiên cứu nêu ra ở đầu bài khóa luận.
Chương III. Xây dựng lòng tin trong quan hệ quốc tê
Chương này đưa ra một số nhóm những giải pháp xây dựng lòng tin
như: (1) Nhóm biện pháp song phương theo kiểu tiệm tiến, từng bước
(incremental strategy), (2) Nhóm biện pháp quản lý rủi ro, mang tính gián tiếp
(risk management). (3) Nhóm biện pháp thể chế, đa phương (institutional
strategy). Trong đó nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của biện pháp thể chế đa
phương trong quá trình xây dựng lòng tin giữa các quốc gia. Ngoài ra chương
này cũng đưa ra một số đề xuất về những cách tiếp cận mới để có thể thực sự
xây dựng được lòng tin giữa các quốc gia và liên hệ với thực tế ở Việt Nam

10


CHƯƠNG I. ĐỊNH NGHĨA LÒNG TIN TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
1. Quan niệm về lòng tin trong một số trường phái lí thuyêt quan hệ

quốc tê
Khái niệm Lòng tin được phân tích đầu tiên trong Lý thuyết Trò chơi
(gồm trò chơi Tình trạng Tiến thoái Lưỡng nan của Tù nhân và Săn Hươu),
trong đó nhấn mạnh mức độ liên lạc, giao tiếp và sự tin cậy lẫn nhau sẽ mang
đến ít rủi ro nhất và lợi ích lớn hơn cho tất cả các bên. Thay vì đề cao sự tin
cậy lẫn nhau và hợp tác giữa các quốc gia, thuyết Hiện thực nhấn mạnh sự
cạnh tranh giành quyền lực và nghi ngờ, lợi dụng lẫn nhau để tối đa hóa lợi
ích xuất phát từ các quan niệm về “tình trạng vô chính phủ”, “lợi ích so sánh

tương đối”, “tổng lợi ích bằng không”, “tự cứu mình”, và “tình trạng tiến
thoái lưỡng nan về an ninh”. Do vậy những nhà Hiện thực đánh giá khá thấp
lòng tin trong quan hệ quốc tế nếu không muốn nói là họ phủ nhận sự tồn tại
của lòng tin giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Thuyết Thể chế tuy kế thừa một số giả định chính của Thuyết Hiện
thực nhưng lạc quan hơn về mức độ tin cậy lẫn nhau và hợp tác giữa các quốc
gia với quan niệm về “lợi ích tuyệt đối” và vai trò của các tổ chức, thể chế
trong việc chia sẻ thông tin, thúc đẩy lòng tin, tăng cường hợp tác, ngăn ngừa
bội ước. Thuyết Kiến tạo Xã hội cũng kế thừa những giả định chính của các
thuyết trên nhưng nhấn mạnh đến các yếu tố phi vật chất trong việc thúc đẩy
lòng tin và sự hợp tác giữa các quốc gia thông qua “sự đồng dạng thể chế” và
“sự thể chế hóa, quốc tế hóa các chuẩn mực, quy tắc”. Hai yếu tố này có thể
đạt được nhờ quá trình “xã hội hóa” trong quan hệ quốc tế, tức là quá trình
các quốc gia triển khai quan hệ với nhau, tham gia vào các tổ chức, thể chế,
và thiết lập nên các cộng đồng. [13]

11


Như vậy có thể thấy, các trường phái lí thuyết có những quan niệm rất
khác nhau về lòng tin trong quan hệ quốc tế , nhưng mỗi trường phái lí thuyết
lại chỉ xem xét lòng tin trong khuôn khổ những giả định trụ cột làm nên đặc
trưng của trường phái mình. Điều này dẫn đến tình trạng, mỗi trường phái lí
thuyết chỉ giải thích được cho một số trường hợp nhất định mà chưa chỉ ra
được bản chất của lòng tin. Người viết đã cố gắng khắc phục điều này bằng
cách tiếp cận nghiên cứu lòng tin trong quan hệ quốc tế bằng hướng tiếp cận
lịch sử, tức là nghiên cứu nhiều tình huống khác nhau liên quan đến lòng tin
giữa các quốc gia, cố gắng tìm ra trong những điều “vạn biến” , điều gì là “bất
biến” thì đó chính là bản chất của lòng tin theo quan điểm của người viết.
2. Lòng tin là gì?


Lòng tin cũng giống như không khí, chúng ta sử dụng nó hằng ngày
nhưng rất ít khi để ý tìm hiểu bản chất của nó. Hiện nay chưa có một định
nghĩa nào nêu được đầy đủ và trọn vẹn định nghĩa về lòng tin. Tuy nhiên,
thông qua việc chỉ ra các thành tố của lòng tin có thể giúp người đọc hình
dung được lòng tin là gì.
Về mặt từ ngữ, theo từ điển Oxford thì “trust” (tin cậy) là tin rằng
người nào đó hay cái gì đó là tốt, thành thật, tử tế… và người đó hay cái gì đó
sẽ không làm hại mình hay đánh lừa mình.1
Về nội hàm, tiền đề của lòng tin của một chủ thể vào một đối tượng là
những hiểu biết, những nhận định, đánh giá (assessment) của chủ thể về đối
tượng đó. Trong quan hệ cá nhân, những thông tin đó có thể là lí lịch pháp lí,
trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, thái độ ứng xử của đối tượng đó với
những người xung quanh cũng như thái độ ứng xử của những người xung
quanh đối với đối tượng đó…trong quan hệ giữa các quốc gia những thông tin
1 />
12


đó đó có thể là văn hóa của nước bạn, chính sách đối ngoại của nước bạn với
nước mình, chính sách đối ngoại của nước bạn với những nước khác… Từ
những hiểu biết, những thông tin đó, chủ thể có những đánh giá và nhận định
sơ bộ về đối tượng. Chủ thể A tin rằng đối tượng B sẽ có hành động X, hoặc
chủ thể A không tin rằng đối tượng B sẽ có hành động X - nói cách khác
chính là A tin rằng B sẽ không có hành động X. Như vậy, tin hay không tin
thì cũng đều là tin, lòng tin của A vào B còn có thể hiểu là A tin vào nhận
định của mình về B. Lòng tin và nhận thức về mức độ đáng tin cậy của chủ
thể về đối tượng bắt nguồn và phụ thuộc vào nhận định, đáng giá của chủ thể
về những thuộc tính của đối tượng đó.
“Trong đạo Phật, kinh điển Pali có một bài kinh còn được gọi là Kinh

Đức Tin, đó là bài kinh Kalama. Một ngày kia, đức Phật đi qua một thị trấn
nhỏ, tên là Kesaputta, thuộc vương quốc Khôngsala. Người dân tại đó, gọi là
dân Kalama, liền tới thăm đức Phật và trình bầy sự hoang mang của họ trước
sự kiện các sa môn và tu sĩ Bà La Môn đi ngang qua đây đều đề cao tôn chỉ
của mình và chê bai tôn chỉ người khác. Như vậy họ đâm ra nghi ngờ, không
biết người nào nói thật, người nào nói sai, không biết nên tin theo ai. Đức
Phật bèn giảng cho họ về mười nền tảng của một đức tin chân chính, và
khuyên họ luôn luôn giữ tinh thần phê phán, không chấp nhận một sự thật nào
trước khi tự mình kiểm chứng và thực nghiệm.
- Này các vị Kalama, các vị đừng tin vì nghe lời nói lại, đừng tin vì
theo truyền thống, đừng tin vì nghe lời đồn đại, đừng tin vì có trong kinh điển,
đừng tin vì lý luận siêu hình, đừng tin vì suy diễn hay dựa lên những dữ kiện,
đừng tin vì thấy thích hợp với mình, đừng tin vì người nói có vẻ có uy quyền,
đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.” [18]
Quan niệm về niềm tin trong Đạo Phật với một thái độ tự do, cởi mở,
đề cao lý trí và thực nghiệm như vậy rất mang tính khoa học. Để nhận định về

13


một sự việc hiện tượng một cách chính xác nhất là phải gạt bỏ những thành
kiến, định kiến cá nhân mà nhìn vào bản chất tự nhiên và khách quan của sự
vật hiện tượng. “Đừng tin vì nghe lời nói lại, đừng tin vì theo truyền thống,
đừng tin vì nghe lời đồn đại, đừng tin vì có trong kinh điển, đừng tin vì lý
luận siêu hình, đừng tin vì suy diễn hay dựa lên những dữ kiện, đừng tin vì
thấy thích hợp với mình, đừng tin vì người nói có vẻ có uy quyền, đừng tin vì
nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình”…, hãy tự mình kiểm chứng.
Vì quan hệ quốc tế là một dạng đặc thù của quan hệ xã hội nên lòng tin
trong quan hệ quốc tế cũng có những nét đặc thù. Trong bối cảnh toàn cầu
hóa kinh tế và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày một gia tăng,

lòng tin trong quan hệ quốc tế không chỉ dừng ở mức độ đánh giá, nhận định
về đối tượng, về các chủ thể quan hệ quốc tế khác. Ở một mức độ cao hơn,
lòng tin là thái độ sẵn sàng đánh cược lợi ích của mình vào những đối tượng
khác , hay nói cách khác là đặt lợi ích của mình lệ thuộc vào hành vi, chính
sách của những đối tượng khác và chấp nhận rủi ro (risk) có thể xảy ra [19].
Đây chính là sự mở đầu của thỏa thuận và hợp tác. Thật vậy, khi tham gia một
thỏa thuận quốc tế với một hay nhiều chủ thể khác, chính là việc các chủ thể
trao một phần quyền kiểm soát lợi ích của mình cho nhau vì tin vào độ tin cậy
và tính nghiêm chỉnh của nhau sẽ không làm phương hại đến lợi ích của các
bên. Lòng tin của tôi vào sự đáng tin cậy của bạn dựa trên nhận định của tôi
rằng bạn sẽ không phản bội lại tôi, mặc dù bạn có khả năng sẽ làm như vậy.
Nói cách khác, các chủ thể chấp nhận rủi ro và trông đợi tất cả các bên sẽ tôn
trọng nghĩa vụ cam kết cụ thể của mình. Các chủ thể đánh giá các nguy cơ khi
đặt lợi ích của mình lên các chủ thể khác bằng việc sử dụng các nhận định mà
họ có về đối tượng đó. Các chủ thể thất bại trong việc đánh giá độ tin cậy của
đối tác thì có nhiều khả năng bị thua thiệt, tức là bị phản bội. Tuy nhiên, nếu
lí giải lòng tin chỉ là thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro thì chúng ta sẽ không

14


thể phân biệt được trạng thái có lòng tin và trạng thái mất lòng tin. Không chỉ
dừng ở mức độ chấp nhận rủi ro, chủ thể đặt lòng tin còn trông đợi tất cả các
bên sẽ tôn trọng nghĩa vụ cam kết cụ thể của mình.
Lòng tin còn là sự kì vọng (expectation ) của của chủ thể đó đối với đối
tượng họ hướng đến. Nhà xã hội học người Anh Anthony Giddens đã đưa ra
định nghĩa về lòng tin như sau: “Có thể nói sự tin cậy là một phương tiện làm
ổn định các mối quan hệ tương tác [giữa con người với nhau]. Có thể tin cậy
vào một người khác là có thể tin rằng người này sẽ có một loạt những phản
ứng mà mình mong đợi” [16], trông đợi tất cả các bên sẽ tôn trọng nghĩa vụ

cam kết cụ thể của mình, hay chính là trông đợi việc họ sẽ được đền đáp xứng
đánh với những rủi ro mà họ đã chấp nhận trước đó.
Như vậy, lòng tin là một trạng thái tâm lí bao gồm các ý định chấp
nhận sự tổn thương ( rủi ro) dựa trên sự trông đợi mang tính tích cực vào ý
định hay hành vi của của thể khác 2. “Định nghĩa này nhấn mạnh rằng sự tin
tưởng không phải là một hành vi hoặc một sự lựa chọn, nhưng nó là một tình
trạng tâm lý cơ bản mà có thể gây ra hoặc là kết quả của những hành động
như vậy” [23]
3. Các cấp độ lòng tin

“Có thể tạm phân loại các cấp độ quan hệ theo mức độ tin cậy lẫn nhau
giữa các quốc gia liên quan như sau:
- Cấp độ 1 (Tin cậy cao): không có hoặc có rất ít vấn đề trong lịch sử
và cả trong hiện tại; có mức độ tương đồng lợi ích cao (có chung lợi ích sống
còn, lợi ích chiến lược dài hạn, lợi ích ngắn hạn); có các công cụ, cơ chế hiệu
quả để giám sát/đánh giá hành vi; có các quy tắc, luật lệ và thể chế đa phương
để điều chỉnh hành vi.
2 Trust is a psychological state comprising the intention to accept vulnerability based upon positive
expectations of the intentions or behavior of another

15


- Cấp độ 2 (Tin cậy): không có hoặc có rất ít vấn đề trong lịch sử và cả
trong hiện tại; có mức độ tương đồng lợi ích vừa phải (tương đồng về lợi ích
sống còn và lợi ích chiến lược dài hạn không cao bằng lợi ích ngắn hạn và các
lợi ích khác; hoặc có chung lợi ích hợp tác với nhau nhưng không có chung
lợi ích sống còn); có các công cụ, cơ chế hiệu quả để giám sát/đánh giá hành
vi; có các quy tắc, luật lệ và thể chế đa phương để điều chỉnh hành vi.
-Cấp độ 3 (Vừa hợp tác, vừa cảnh giác): có một số vấn đề trong lịch sử

và cả trong hiện tại chưa được giải quyết; có mức độ tương đồng lợi ích vừa
phải (lợi ích ngắn hạn lớn hơn lợi ích dài hạn; tương đồng về lợi ích ngắn hạn
và các lợi ích khác nhưng xung đột về lợi ích sống còn như biên giới lãnh thổ,
bảo vệ chế độ,…); có các công cụ, cơ chế hiệu quả để giám sát/đánh giá hành
vi; có các quy tắc, luật lệ và thể chế đa phương để điều chỉnh hành vi.
- Cấp độ 4 (Ít tin cậy): có nhiều vấn đề trong lịch sử và cả trong hiện tại
chưa được giải quyết; có mức độ tương đồng lợi ích vừa phải (lợi ích ngắn
hạn lớn hơn lợi ích dài hạn; tương đồng về lợi ích ngắn hạn và các lợi ích
khác nhưng xung đột về lợi ích sống còn như biên giới lãnh thổ, bảo vệ chế
độ,…); có các công cụ, cơ chế giám sát/đánh giá hành vi nhưng không hiệu
quả; có các quy tắc, luật lệ, thể chế đa phương để điều chỉnh hành vi.
- Cấp độ 5 (Nghi ngờ lẫn nhau): có nhiều vấn đề trong lịch sử và cả
trong hiện tại chưa được giải quyết; có mức độ tương đồng lợi ích thấp (về tất
cả các loại lợi ích) hoặc thậm chí bất đồng, xung đột lợi ích trong nhiều vấn
đề; có không nhiều công cụ, cơ chế giám sát/đánh giá hành vi và các công cụ
này không hoạt động hiệu quả; có không nhiều quy tắc, luật lệ và thể chế đa
phương điều chỉnh hành vi và chúng không có nhiều tác dụng.
Nhìn chung, mấu chốt nhất trong việc phân loại cấp độ tin cậy lẫn nhau
là tác động của các vấn đề lịch sử và mức độ tương đồng lợi ích. Chiến lược
bảo đảm tốt nhất quan hệ tin cậy lẫn nhau cần phải thể hiện được sự kết hợp
cùng một lúc các thước đo nói trên.

16


Hành vi hợp tác có xu hướng trấn an, hợp tác có tác dụng trấn an đối
tác và xây dựng lòng tin. Trấn an là quá trình xây dựng lòng tin. Trấn an lẫn
nhau xuất phát từ chỗ nghi kỵ, thông qua các biện pháp giảm nghi kỵ, tiến tới
xây dựng lòng tin lẫn nhau. Việc xây dựng lòng tin không chỉ dừng lại ở
những lời nói, tuyên bố mà phải bằng những biện pháp cụ thể thể hiện thái độ

tin cậy lẫn nhau và cùng hợp tác của các bên” [13]
4. Những đặc trưng về vai trò của lòng tin trong quan hệ quốc tê
4.1.

Lòng tin mang tính tình huống
Lòng tin mang tính tình huống: một đối tượng đáng tin cậy trong tình

huống này nhưng có thể không đáng tin cậy trong một tình huống khác mặc
dù không thể loại trừ trên thực tế có nước giữ được lòng tin của nước khác
trong nhiều tình huống. Vì vậy không thể nói một cách chung chung theo kiểu
nước A và nước B có tin nhau hay không, mà phải đề cập cụ thể trong vấn đề
nào, trong giai đoạn nào.
Chỉ trong tình huống có rủi ro (về sự bội ước) chúng ta mới cần đến sự
tin cậy, cần đến lòng tin. Người ta chỉ cần đến lòng tin khi họ chưa chắc chắn
về kết quả họ sẽ nhận được. Bởi vì nếu mọi việc đã sáng tỏ, rõ ràng và chắc
chắn, thì đã không cần đến lòng tin. Chẳng hạn như không ai nói "Tôi tin có
mặt trời", vì đó là một điều chắc chắn do kinh nghiệm hàng ngày đưa tới;
hoặc là "Tôi tin rằng bạn có một vật gì trong tay", trong khi bàn tay đó mở
toang. Ngược lại, nếu bạn nắm tay lại và nói rằng trong bàn tay bạn có một
vật gì, thì tôi có thể tin hay không tin vào điều đó. Nói chung, khi một điều gì đã
được chứng minh hay chứng thực được rồi, thì lòng tin trở nên không cần thiết.
4.2.

Trong thỏa thuận hợp tác, lòng tin đóng vai trò hạn chê
Có thể khẳng định rằng, lòng tin là một trong những điều kiện cần cho

thỏa thuận và hợp tác nói chung. Trong Đối thoại Shangri-La 2013, Thủ

17



tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh “mất lòng tin là mất tất cả” và “lòng tin
là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác” và là “liều thuốc hiệu
nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột” [1].
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp hợp tác không dựa trên lòng tin. Ví dụ điển
hình đó là Mỹ và Nga có thể hợp tác kiểm soát vũ khí nhưng không giao
quyền kiểm soát lợi ích cho nhau hoặc không tin vào sự đáng tin cậy của
nhau. Thay vào đó họ đề ra các cơ chế và các công cụ giám sát rất tốn kém để
đảm bảo lợi ích của mỗi bên không bị đe dọa. Sở dĩ trường phái hiện thực
đánh giá thấp vai trò của lòng tin trong quan hệ quốc tế là bởi vì họ cho rằng
hành của mỗi quốc gia bị tri phối bởi những yếu tố khác quan trọng hơn như
cân bằng quyền lực…Trong trường hợp thỏa thuân để hợp tác ( về các lĩnh
vực như kinh tế, thương mại, an ninh…) vì lợi ích lợi ích chung của các bên
và lợi ích riêng của mỗi bên thì điều này là đúng. Lòng tin lúc này đóng vai
trò không quá quan trọng mà chính những lợi ích riêng và lợi ích chung sẽ
khiến các bên có xu hướng tự giác thực hiện đúng cam kết. “Trò chơi phối
hợp” (coordination games) là một ví dụ, trò chơi phối hợp không quan tâm tới
mức độ đáng tin cậy của chủ thể, một khi các chủ thể quyết định cách mà họ
sẽ phối hợp hành vi của mình, hợp tác sẽ tự động được thực thi bởi vì không
có phần thưởng nào dành cho kẻ đi ngược lại thỏa thuận. Ví dụ việc lựa chọn
lề đường nào sẽ là bên được lái xe là một trò chơi phối hợp. Sau khi được
thiết lập, nguyên tắc “luôn lái xe ở lề phải của con đường” sẽ được thi hành,
trường hợp vi phạm sẽ bị xử lí, hoặc tự gây tai nạn thiệt hại cho bản thân chứ
không mang lại lợi ích gì, nói chung là các chủ thể không có hoặc ít có động
cơ bội ước. [17]

18


4.3.


Trong thỏa thuận giải quyêt xung đột, lòng tin đóng vai trò quan
trọng
Ở đây cần thống nhất cách hiểu thỏa thuận giải quyết xung đột tức là

giải quyết xung đột bằng con đường hòa bình. Hòa bình giải quyết tranh chấp
là quá trình các bên không sử dụng vũ lực để thỏa mãn yêu cầu của mình đặt
ra (mà bên kia đã phản đối) với đối phương, mà tiến hành trao đổi ý kiến để
hiểu rõ quan điểm của nhau từ đó đàm phán để thỏa mãn yêu cầu của các bên,
từ đó mâu thuẫn xung đột được giải quyết. Các quốc gia đang trong trạng thái
xung đột, mâu thuẫn, nghi kĩ lẫn nhau thì không tồn tại lòng tin. Nhưng khi
các bên đều mong muốn ( hoặc buộc phải) giải quyết xung đột, mâu thuẫn (tất
nhiên là bằng con đường hòa bình bởi nếu có thể giải quyết được bằng con
đường bạo lực thì bên đó đã không cần phải chờ đợi phản ứng từ bên kia), thì
lại xuất hiện một nhu cầu lớn về lòng tin. Lòng tin ở đây được hiểu là thiện
chí của các bên mong muốn xung đột, mâu thuẫn đó được giải quyết ổn thỏa,
thỏa mãn lợi ích của các bên; là quá trình các bên hiểu về quan điểm, tương
quan lợi ích của nhau. Một khi làm được điều này thì gần như các bên đã tìm
ra phương hướng giải quyết cho xung đột đó tức là gần như lòng tin đóng vai
trò bức ngoặt. Tuy nhiên trên thực tế đây là điều rất khó bởi lòng tin không có
sẵn mà cần các quốc gia tự gây dựng, mà thực tế là không phải quốc gia nào
cũng thật sự mong muốn giải quyết xung đột bằng con đường hòa bình, đặc
biệt là khi họ có khả năng sử dụng biện pháp vũ lực.
Trong thực tế đã có những vụ việc cụ thể chứng minh lòng tin có vai
trò quan trọng trong giải quyết xung đột bằng con đường hòa bình mà điển
hình là vụ tranh chấp biên giới liên quan ngôi đền cổ Preah Vihear giữa Thái
Lan và Campuchia. Căng thẳng đối với lãnh thổ tranh chấp giữa Campuchia
và Thái Lan đã bùng phát từ tháng 7 năm 2008 sau khi ngôi đền cổ Preah
Vihear có từ thế kỷ thứ XI được Liên Hợp Quốc công nhận là di sản thế giới.


19


Năm 1962, ICJ phán quyết đền Preah Vihear thuộc về Campuchia nhưng
không nói rõ về vùng đất xung quanh nên đến nay hai nước vẫn tranh cãi về
chủ quyền khu vực này. Binh sĩ hai bên đã xung đột với nhau khiến khoảng
20 người bị chết vào tháng 10 năm 2008. Cả hai nước đều duy trì các đơn vị
quân đội tại đây kể từ khi xảy ra đụng độ quân sự. Quân đội Campuchia và
Thái Lan nã đạn pháo vào nhau trong nhiều tháng liền hồi năm 2011, khiến
hàng chục người thiệt mạng phần lớn là binh lính của cả hai nước. Chính phủ
Campuchia đưa vụ việc ra tòa ICJ và hồi năm 2012, khi đó ICJ đã có phán
quyết ban đầu buộc hai nước phải rút quân khỏi khu vực tranh chấp. Tháng 7
tháng 2012, hai nước đã nhất trí rút quân đội khỏi khu vực tranh chấp xung
quanh đền Preah Vihear và thay thế vào đó là lực lượng cảnh sát và dân quân.
Việc rút quân được tiến hành sau khi hai bên nhất trí hòa hoãn và cùng
nhau tham dự và điều trần tại Tòa án Công lý quốc tế ( ICJ) nhằm tìm kiếm
biện pháp tháo gỡ sau khi thấy rằng xung đột vũ trang đều không mang lại lợi
ích nào cho cả hai nước. Ngày 11 tháng 11 năm 2013 Tòa án Công lý Quốc tế
(ICJ) ra phán quyết với sự đồng thuận của đa số tuyệt đối của bồi thẩm đoàn,
tuyên bố Thái Lan phải rút quân đội và cảnh sát khỏi Preah Vihear, khẳng
định khu vực quanh ngôi đền cổ này thuộc về Campuchia. Tại The Hague, Hà
Lan, phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Nam Hong
bày tỏ "hài lòng", mặc dù thừa nhận phán quyết của ICJ có thể chưa đáp ứng
100% mong muốn của Campuchia. Trong khi đó, tại Thái Lan, Thủ tướng
Yingluck Shinawatra cũng tuyên bố "hài lòng" với phán quyết của ICJ, cho
rằng điều này phần nào "có lợi" cho phía Bangkok. Cùng ngày 11 tháng 11
năm 2013 Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố rằng Thái Lan
sẽ đàm phán song phương với Campuchia để thực hiện phán quyết của ICJ,
khép lại vấn đề này.


20


Dư luận quan ngại phán quyết của ICJ được cho là ủng hộ Campuchia
có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Thái Lan và Campuchia, song theo chỉ
huy đơn vị quân đội Campuchia đóng tại Preah Vihear, khu vực biên giới hai
nước vẫn yên tĩnh và cho đến nay không phát sinh thêm căng thẳng nào. Rõ
ràng việc Campuchia và Thái Lan tin tưởng lẫn nhau, cùng tin tưởng rằng
phía bên kia cũng có thiện chí giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình
đã khiến 2 nước cùng phối hợp hành động rút quân, tôn trọng và thực hiện
phán quyết cuối cùng của ICJ. Ở đây cũng cần nhấn mạnh vai trò trung gian
của ICJ cũng góp phần quan trọng làm nên lòng tin giữa các bên. Một kết quả
win-win cho cả 2 và chấm dứt được xung đột đẫm máu ở biên giới 2 nước phần
nào đã khẳng định vai trò quan trọng của lòng tin trong giải quyết xung đột.

21


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LÒNG TIN TRONG
QUAN HỆ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.

Thực trạng lòng tin suy giảm giữa các quốc gia hiện nay
Như vậy, từ những lập luận kể trên cũng như thực tế đời sống quốc tế

có thể khẳng định, trong quan hệ quốc tế có tồn tại một thứ lòng tin giữa các
quốc gia dù ở mỗi trường hợp, mỗi thời điểm lòng tin đó lại ở những mức độ
khác nhau. Nhìn từ thực tế, kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, nếu không có
lòng tin với nhau thì làm sao Việt Nam và các nước ASEAN giải quyết được
vấn đề Campuchia, nếu không có lòng tin với nhau thì làm sao Việt Nam với

Mỹ, với Trung Quốc có thể khép lại cuộc chiến trong quá khứ để xây dựng
quan hệ hợp tác như hiện nay…Tuy nhiên, có lòng tin ban đầu mang các quốc
gia lại gần với nhau không có nghĩa là lòng tin đó sẽ vẫn nguyên trạng và tồn
tại mãi mãi. Cùng với thời gian và những mâu thuẫn phát sinh ngay trong quá
trình hợp tác, những toan tính mới của các quốc gia, lòng tin ban đầu giữa các
quốc gia (nếu có) có thể bị xói mòn theo nhiều cách. Đây chính là thực trạng
của lòng tin trong tình hình hiện nay.
1.1.

Các nước nhỏ giảm sút lòng tin vào nước lớn
Sau chiến tranh lạnh, sự nở rộ trong việc thành lập các tổ chức quốc tế ,

Liên hợp quốc gia tăng số lượng thành viên và phát huy vai trò thực chất,
mạnh mẽ hơn hẳn so với thời kì trong chiến tranh lạnh, vai trò của luật quốc
tế gia tăng đánh kể chính là biểu hiện rõ ràng và mạnh mẽ nhất của lòng tin
giữa các quốc gia. Luật pháp quốc tế hiện đại chính là một dạng thức tiêu biểu
của lòng tin giữa các quốc gia với vai trò trung tâm của Liên hợp quốc. Các
quốc gia tự nguyện tham gia vào Liên hợp quốc, thừa nhận và chấp hành
những nguyên tắc và quy định được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp
quốc, tức là nhường lại một phần chủ quyền của mình để thiết lập một “thẩm

22


quyền chung” của Liên hợp quốc. Đổi lại, các quốc gia, đặc biệt là các nước
nhỏ mong muốn và tin tưởng rằng quyền lợi chính đáng của quốc gia mình sẽ
được bảo vệ, các vấn đề phát sinh sẽ được giải quyết bằng luật pháp thay vì
bạo lực. Luật quốc tế chính là một “khế ước xã hội quốc tế”, Liên hợp quốc
đóng vai trò như một van điều tiết, điều tiết quan hệ quốc tế ví dụ như quan
hệ giữa các nước lớn, quan hệ giữa nhóm các nước lớn và nhóm các nước

nhỏ…Thế nhưng kể từ đầu thế kỉ 21 trở lại đây, hàng loạt các sự vụ quốc tế
xảy ra đã thách thức quyết tâm xây dựng một xã hội quốc tế hòa bình ổn định
của đại đa số các quốc gia.
“Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, số vụ việc vi phạm luật quốc tế,
chỉ tính liên quan tới chủ quyền của các quốc gia, đang diễn ra ngày một
nhiều hơn. Tuy dưới rất nhiều hình thức khác nhau, nhưng tựu chung lại, hình
thức vi phạm thường diễn ra dưới hai hình thức chủ yếu: hoặc vi phạm trắng
trợn, theo kiểu “bất chấp luật pháp”, hoặc tinh vi hơn dưới dạng vận dụng luật
theo hướng có lợi cho bản thân.
Với loại hình thứ nhất, cuộc chiến tranh xâm lược Iraq của Mỹ năm
2003 là thí dụ điển hình. Trong cuộc chiến này, bất chấp sự phản đối của
nhiều nước, hầu hết những nguyên tắc cơ bản nhất của Liên Hợp Quốc như
tôn trọng độc lập chủ quyền của các nước thành viên (Iraq), giải quyết tranh
chấp bằng biện pháp thượng lượng, hòa bình v.v. đều bị Mỹ vi phạm. Sự vi
phạm luật quốc tế ngang nhiên tới mức, sau cuộc chiến chính quyền Bush
không hề e dè công nhận lý do phát động cuộc chiến (Mỹ tố cáo chính quyền
Iraq Sadam Husein tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt) là bịa đặt.
Các vụ vi phạm luật pháp quốc tế phổ biến nhất là dưới loại hình thứ
hai. Người ta có thể viện dẫn ra những lý do từ “bảo vệ nhân quyền” cho đến
“chống bán phá giá”, từ “chống khủng bố quốc tế” đến “bảo vệ công dân” để

23


can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Chủ quyền của một quốc gia bị
đe dọa, nhẹ thì dưới dạng bị áp đặt phải theo một khuôn mẫu nào đó, nặng thì
bị tấn công quân sự. Loại hình này đáng sợ ở chỗ, sự vi phạm lại được diễn
giải từ chính những điều khoản của luật quốc tế, hoặc thông qua một quyết
định tập thể từ một tổ chức quốc tế nào đó mà nước bị trừng phạt cũng là
thành viên. Điển hình như cuộc không kích của NATO vào Lybia năm 2011,

với lý do thực hiện nghị quyết 1973 về “thiết lập vùng cấm bay” của Hội
Đồng Bảo An.
Vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương - 981 tại vùng thềm lục
địa của Việt Nam hôm 1 tháng 5 năm 2014 lại đang mở ra một loại hình can
thiệp chủ quyền mới trong đời sống quốc tế. Cũng có thể coi đây là sự pha
trộn hai loại hình nêu trên, bởi một mặt, vụ việc vi phạm những nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế về chủ quyền quốc gia, về luật biển (UNCLOS 1982),
những thỏa thuận của đôi bên về giải pháp hòa bình nhằm giải quyết tranh
chấp. Mặt khác, việc vi phạm này lại được phía Trung Quốc viện dẫn từ chính
bộ Luật biển 1982, tất nhiên là theo cách hiểu của họ.
Dù dưới bất cứ hình thức nào thì hầu hết những vụ vi phạm luật quốc tế
đều do các nước lớn. Đơn giản bởi với sức mạnh vượt trội các nước nhỏ, chỉ
có họ mới có khả năng phạm luật mà thôi. “[5]
“Do tác động của tâm lý nước lớn và hành động của nước lớn, ở các
nước nhỏ láng giềng cũng phát triển tâm lý nước nhỏ và hành vi nước nhỏ.
Tương tác giữa hai dạng nhận thức và hành vi này càng làm rộng thêm
khoảng cách nước lớn - nước nhỏ thậm chí khiến các nước nhỏ mất lòng tin
vào nước lớn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy vì các lý do lịch sử và hiện tại, không nước
nhỏ nào tin vào lòng tốt mà nước lớn dành cho mình, viện trợ bao giờ cũng có

24


điều kiện về sự thần phục, một hành vi không nể mặt của nước nhỏ bao giờ
cũng phải trả giá...
Ngoài ra, sự không nhất quán giữa lời nói và việc làm của các nước lớn
thường xuyên xảy ra. Để tự bảo vệ mình, các nước nhỏ áp dụng chính sách lôi
kéo bên thứ ba để tăng thế mặc cả cũng như tăng cường thảo luận nội bộ để
lựa chọn chính sách tối ưu với nước lớn. Điều này làm cho nước lớn cũng mất

lòng tin vào nước nhỏ. Vòng xoáy mất lòng tin vì thế càng leo thang”. [17]
1.2.

Các nước lớn giảm sút lòng tin với nhau
Vừa hợp tác vừa đấu tranh là một trong những xu hướng chủ đạo trong

quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh. Trong quan hệ giữa các nước lớn, xu
hướng này còn thể hiện một cách rõ ràng và sắc nét hơn. Song song với quá
trình hợp tác với nhau, sự nghi kị ganh đua giữa các nước lớn vẫn luôn tồn tại
từ lâu. Những sự kiện theo kiểu báo chí phanh phui việc Mỹ nghe lén điện
thoại của nguyên thủ quốc gia hàng chục nước, trong đó có cả các đồng minh
được coi là then chốt của Mỹ như Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc; Nga chấp
nhận cho Snowden tị nạn sau khi anh này tiết lộ hàng loạt thông tin nhạy cảm
của chính phủ Mỹ và bị giới chức Mỹ truy nã…không phải chuyện hiếm gặp.
Tuy nhiên, thời gian gần đây đã bùng phát hàng loạt các sự vụ quốc tế căng
thẳng có liên quan trực tiếp đến mâu thuẫn giữa các nước lớn mà tiêu biểu
nhất có thể kể đến là khủng hoảng quan hệ giữa Mỹ và các nước phương Tây
với Nga trong vấn đề Crưm và vấn đề Ucraina. Vấn đề này đã khiến quan hệ
giữa Mỹ và các nước phương Tây với Nga xấu đi chưa từng thấy kể từ sau
chiến tranh lạnh với hàng loạt những biện pháp trừng phạt của phương Tây và
những đòn đáp trả của Nga. Mầm mống của sự nghi kị luôn tồn tại sẵn trong
quan hệ giữa các nước lớn, chỉ cần một mồi lửa là có thể bùng phát thành
căng thẳng đối đầu dẫn tới trạng thái mất lòng tin với nhau diễn ra trong thời
gian dài sau đó. Chính hành động của các quốc gia gây nên tình trạng mất

25


×