Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử học kỳ i môn địa lí 12 năm học 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.58 KB, 5 trang )

Góc Học Tập
GÓC HỌC TẬP

PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
1. Tỉnh:...........................................................................

Giám thị 1:

2. Hội đồng coi thi:........................................................
Họ tên:........................................
Chữ ký........................................

3. Phòng thi:..................................................................
4. Họ tên thí sinh:..........................................................
.......................................................................................

Giám thị 2:

5. Ngày sinh:.................................................................

Họ tên:........................................
Chữ ký........................................

6. Chữ ký thí sinh:........................................................
Thí sinh lưu ý:
- Giữ cho phiếu phẳng, không bôi bẩn, làm rách
- Phải ghi đầy đủ các mục theo hướng dẫn
- Dùng bút chì đen tô kín các ô tròn trong mục Số báo
danh, Mã đề thi trước khi làm bài

7. Môn thi:......................................


8. Ngày thi:........../............/............
9. Số báo danh











10. Mã đề thi











I. PHẦN TRẢ LỜI:
- Số thứ tự câu trả lời dưới đây ứng với số thứ tự câu hỏi trong đề thi.
- Đối với mỗi câu hỏi, thí sinh chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng.

01


18

35

02

19

36

03

20

37

04

21

38

05

22

39

06


23

40

07

24

41

08

25

42

09

26

43

10

27

44

11


28

45

12

29

46

13

30

47

14

31

48

15

32

49

16


33

50

17

34

Đề thi thử học kỳ I môn Địa lí - khối 12

Trang 1/5 - Mã đề thi 128


Góc Học Tập
II. PHẦN BÀI THI:
Câu 1. Lĩnh vực được tiến hành đổi mới đầu tiên là
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. tiểu thủ công nghiệp.
D. dịch vụ.
Câu 2. Thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới là
A. đẩy mạnh ngoại thương.
B. đẩy mạnh hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật.
C. thu hút được nhiều nguồn vốn FDI.
D. cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển biến rõ rệt.
Câu 3. “Phần đất liền kéo dài, hẹp ngang, bờ biển uốn khúc hình chữ S với chiều dài 3260 km đã làm cho
thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú”. Nhận định trên do yếu tố nào sau đây quyết định?
A. Tính chất nhiệt đới.
B. Vị trí địa lí.

C. Hình dạng lãnh thổ.
D. Câu B và C đúng.
Câu 4. Nhiệt độ trung bình năm của nước ta dao động từ
A. 21 - 22°C.
B. 22 - 27°C.
C. 27 - 28°C.
D. 25 - 28°C.
Câu 5. Nguyên nhân chính làm phân góa thiên nhiên theo vĩ độ (Bắc - Nam) là sự phân hóa của
A. địa hình.
B. khí hậu
C. đất đai.
D. sinh vật.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây là nổi bật nhất của các con sông ở Bắc Trung Bộ?
A. Dài, diện tích lưu vực lớn, nhiều thác ghềnh.
B. Ngắn, dốc cao, nhiều nước, diện tích lưu vực lớn.
C. Dài, diện tích lưu vực nhỏ, giàu phù sa, pha cát.
D. Ngắn, có độ dốc, diện tích lưu vực nhỏ.
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố có
đường biên giới chung với Campuchia?
A. 9
B. 10.
C. 11.
D. 12
Câu 8. Nhận xét nào không đúng về gió mùa mùa hạ và hệ quả của nó?
A. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.
B. Nguyên nhân gây mưa chủ yếu vào mùa hạ cho hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho
Trung Bộ là hoạt động của gió mùa Tây Nam.
C. Do lực hút của áp thấp Bắc Bộ làm xuất hiện gió Tây khô nóng ở đồng bằng Bắc Bộ, khiến cho
nhiệt độ lên tới 35 - 40°C và độ ẩm xuống dưới 50%.
D. Do áp thấp Băc Bộ, khối khí áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam chuyển theo hướng đông nam vào

Bắc bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.
Câu 9. Phần đất liền nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí
A. 23°23’B – 8°30’B và 102°09’Đ – 109°24’Đ.
B. 23°20’B – 8°30’B và 102°09’Đ – 109°24’Đ.
C. 23°23’B – 8°34’B và 102°09’Đ – 109°24’Đ.
D. 23°23’B – 8°34’B và 102°09’Đ – 109°20’Đ.
Câu 10. Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm của địa hình Việt Nam?
A. Địa hình núi trung bình chỉ chiếm 14% diện tích, còn lại là núi cao và địa hình dưới 1000m.
B. Địa hình nước ta thấp dần từ tây bắc xuông đông nam.
C. Hướng tây bắc đông nam của các đồi núi chủ yếu từ tả ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
D. Hướng vòng cung là hướng núi chính của Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 11. Nhiệt độ trung bình của phần lãnh thổ phía Bắc là
A. 18 - 20°C.
B. 20 - 22°C.
C. 22 – 24°C
D. 24 - 26°C.
Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết ngọn núi Khoan La San cao 1853m nơi “
Khi gà cất tiếng gáy trên đỉnh núi thì cả 3 nước đều nghe thấy” thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Lai Châu.
B. Điện Biên.
C. Kom Tum
D. Lào Cai.
Câu 13. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng
A. châu thổ nằm ở phía đông nam.
B. có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, nước triều lấn mạnh làm ngập 1/3 diện tích đồng bằng
vào mùa hạ.
C. nằm ở phía tây nam, thường được gọi là Đồng bằng Tây Nam Bộ.
D. có diện tích lớn nhất nước, có các vùng trũng Cà Mau, An Giang và Đồng Tháp Mười.
Câu 14. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên
A. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá

B. có sự phân hóa tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.
C. nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ quanh năm dương.
D. khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều.
Đề thi thử học kỳ I môn Địa lí - khối 12

Trang 2/5 - Mã đề thi 128


Góc Học Tập
Câu 15. Cho bảng số liệu sau
BÌNH QUÂN ĐẤT CANH TÁC TRÊN ĐẦU NGƯỜI
Năm
1940
1960
1970
2000
2004
Bình quân đất canh tác trên đầu người (ha/
0,2
0,16
0,15
0,13
0,12
người)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện đất canh tác trên đầu người là
A. biểu đồ miền.
B. biểu đồ tròn.
C. biểu đồ cột.
D. biểu đồ đường.

Câu 16. Đặc điểm cơ bản của biển Đông ít có ảnh hưởng hơn đến thiên nhiên nước ta là
A. hình dạng tương đối khép kín.
B. giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.
C. vùng biển rộng, có đặc tính nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa.
D. đặc điểm hải văn thể hiện rõ đặc tính của vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 17. Khoáng sản phân bố ở ven biển Đông chủ yếu là
A. dầu khí.
B. cát.
C. muối biển.
D. sa khoáng.
Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường nông thôn bị ô nhiễm là
A. chất thải của các khu quần cư.
B. hoạt động của giao thông vận tải.
C. hoạt động của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.
D. hoạt động của việc khai thác khoáng sản.
Câu 19. Nhận định nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?
A. Giàu có về tài nguyên động vật.
B. Phân bố ở ven biển.
C. Cho năng suất sinh vật cao.
D. Có nhiều lài cây gỗ quý.
Câu 20. Ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số của Việt Nam là 85 789 573 người, theo thống kê thì toàn bộ
phần đt liền và các hải đảo của Việt Nam có tổng diện tích là 331 212 km². Mật độ dân số của Việt Nam
vào thời gian trên là
A. 254 người/km².
B. 359 người/km²
C. 354 người/km²
D. 259 người/km².
Câu 21. Độ ẩm không khí của nước ta luôn dao động trong khoảng
A. 70 - 80%
B. 80 - 90%

C. 80 - 100%
D. trên 90%.
Câu 22. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có nhiều
A. địa hình đá vôi.
B. vịnh, đảo và quần đảo.
C. núi cao và núi trung bình.
D. cao nguyên badan.
Câu 23. Feralit là loại đất chính ở Việt Nam, vì nước ta
A. chủ yếu là đồi núi thấp.
B. có diện tích đồi núi lớn (3/4 diện tích đất đai).
C. trong năm có hai mùa mưa và khô.
D. có khí hậu nhiệt đới ẩm.
Câu 24. Áp dụng biện pháp thủy lợi, làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng là biện
pháp bảo vệ tài nguyên đất ở
A. vùng đồi núi.
B. vùng trung du.
C. vùng đồng bằng
D. vùng ven biển
Câu 25. Các hoạt động giao thông, vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp chủ
yếu của
A. sự phân mùa khí hậu.
B. độ ẩm cao của khí hậu.
C. các hiện tượng: dông, lốc, mưa đá,...
D. tính thất thưởng của chế độ nhiệt ẩm.
Câu 26. Dựa vào Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió phơn Tây Nam ở nước ta hoạt động chủ yếu ở khu
vực nào?
A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.

Câu 27. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết đi dọc bờ biển từ bắc vào nam sẽ gặp những
bãi biển
A. Sầm Sơn, Mỹ Khê, Nha Trang, Vũng Tàu.
B. Nha Trang, Sầm Sơn, Vũng Tàu, Mỹ Khê.
C. Mỹ Khê, Nha Trang, Sầm Sơn, Vũng Tàu.
D. Sầm Sơn, Nha Trang, Mỹ Khê, Vũng Tàu.
Câu 28. Tổng lượng nước của sông ngòi nước tq là 839 tỉ m³/năm, trong đó lượng nước nhận từ bên
ngoài lãnh thổ chiếm (%)
A. 40%
B. 50%
C. 60%
D. 70%
Câu 29. Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng bắc bộ.
Đề thi thử học kỳ I môn Địa lí - khối 12

Trang 3/5 - Mã đề thi 128


Góc Học Tập
Câu 30. Trung bình mỗi năm có bao nhiêu cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta?
A. 3 - 4 cơn.
B. 4 - 5 cơn.
C. 6 - 7 cơn.
D. 8 - 10 cơn.
Câu 31. Nguyên nhân làm chi thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn ngày càng tăng?
A. Nông thôn có nhiều ngành nghề.

B. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn.
C. Nông thôn đang được công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Ở nông thôn, các ngành thủ công truyền thống phát triển mạnh.
Câu 32. Vùng nào sau đây thường xảy ra lũ quét?
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Vùng núi phía Bắc.
Câu 33. Thiên ngiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm
A. khí hậu lạnh chủ yếu do đỗ cao của địa hình.
B. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.
C. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.
D. mùa đông lạnh đến sớm hơn ở các vùng núi thấp.
Câu 34. Nhóm đất có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi là
A. đất đồng bằng
B. đất feralit.
C. đất mùn alit núi cao.
D. đất feralit vùng đồi núi thấp.
Câu 35. Cho biểu đồ sau

Dựa vào biểu đồ trên, nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2006 gấp hơn 2,7 lần năm 2000.
B. Tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước luôn lớn nhất.
C. Tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng (tương ứng
trong giai đoạn nói trên là 3,0% và 2,2%).
D. Tỉ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước giảm (5,5%)
Câu 36. Đặc điểm khí hậu của đai ôn đới gió mùa trên núi là
A. nhiệt độ mùa đông trên 10°C.
B. mưa nhiều, độ ẩm tăng.
C. tổng nhiệt độ năm trên 4500°C.

D. quanh năm rét dưới 15°C.
Câu 37. Tổng số cơn bão của ba tháng nào chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa?
A. VII, VIII, IX
B. VIII, IX, X.
C. IX, X, XI.
D. X, XI, XII.
Câu 38. Nội dung chủ yếu 5 nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là
A. đảm bảo sự bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
B. chú trọng việc bảo vệ môi trường chống ô nhiễm.
C. bảo vệ tài nguyên khỏi cạn kiệt và môi trường khỏi bị ô nhiễm.
D. đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững.
Câu 39. So với các nước trong khu vực, tỉ lệ dân số đô thị của nước ta ở mức
A. cao.
B. trung bình.
C. thấp.
D. rất thấp.
Câu 40. Cho bảng số liệu sau
Đề thi thử học kỳ I môn Địa lí - khối 12

Trang 4/5 - Mã đề thi 128


Góc Học Tập
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1998 –
2006.
Phân bón hóa học (nghìn
Năm
Điện (tỉ KW/h)
Than (triệu tấn)
tấn)

1998
21,7
11,7
987
2000
26,7
11,6
1210
2002
35,9
16,4
1158
2004
46,2
27,3
1714
2006
59,1
38,9
2176
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Điện tăng nhanh nhất và tăng liên tục.
B. Phân bón tăng, giảm không ổn định qua các năm.
C. Than là sản phẩm công nghiệp tăng đứng thứ hai, sau điện.
D. Phân bón tăng nhanh và đều qua các năm, nhanh hơn than.
---------------HẾT------------Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến năm 2016
Giám thị coi thi không được giải thích gì thêm.

Đề thi thử học kỳ I môn Địa lí - khối 12


Trang 5/5 - Mã đề thi 128



×