Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

đề tài kĩ thuật truyền dữ liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.86 KB, 28 trang )

HỌC PHẦN: KỸ THUẬT TRUYỀN DỮ LIỆU NHÓM 2
Giáo viên hướng dẫn: Võ Thanh Tú
Thành viên nhóm: Nguyễn Quốc Huy

13T1021078

Võ Đại Hải Thiên

13T1021204

Nguyễn Xuân Phú

13T1021160

Ngô Văn Quang

1210210246

Mục lục:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Truyền dữ liệu trong đời sống.
Tìm hiểu việc truyền dữ liệu bằng thời gian thực, ví dụ.
Tìm hiểu hệ thống truyền dữ liệu trên các hệ thống tivi.


Tìm hiểu các phép mã hóa hiện nay.
Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của bàn phím.
Tìm hiểu các công nghệ truyền dẫn hiện đại từ năm 2012 đến nay.
Tìm hiểu hệ thống mạng ở nhà.
Vẽ tham khảo quá trình truyền dữ liệu từ nơi này đến nơi khác.


1.

Các phương pháp truyền dữ liệu trong đời sống:


Kỹ thuật chuyển mạch kênh: liên lạc thông qua chuyển mạch kênh đặc
trưng bởi việc cung cấp các đường nối cố định giữa 2 thuê bao. Sự
liên lạc qua mạng chuyển mạch kênh bao gồm 3 giai đoạn : xác lập,
truyền số liệu và giải phóng mạch.

Xác lập mạch: Trước khi có thể truyền số liệu , đường truyền cần được thiết lập,
Từ thuê bao truy nhập vào một node , node này cần phải tìm các nhánh đi qua

một số node khác để đến được thuê bao bị gọi việc tìm kiếm
này dựa vào các thông tin về tìm đường và các thông số khác,
cuối cùng khi 2 node thuộc thuê bao gọi và bị gọi được nối với
nhau nó cần kiểm tra xem node thuộc thuê bao bị gọi có bận
không. Như vậy là con đường nối từ thuê bao gọi đến thuê bao
bị gọi đã được thiết lập.
o Truyền số liệu: Thông tin bắt đầu truyền từ điểm A đến điểm E
có thể trong dạng số hoặc tương tự qua điểm nối mạch bên
trong mỗi node, sự nối mạch cho phép truyền 2 chiều toàn phần
và dữ liệu có thể truyền 2 chiều.

o Giải phóng mạch: Sau khi hoàn thành sự truyền, có tín hiệu báo
của thuê bao gọi (A) hoặc bị gọi (E) báo cho các node trung
gian giải phóng sự nối mạch, đường nối từ A đến E không còn
nữa. Đường nối được thiết lập trước khi truyền dữ liệu như vậy
dung lượng các kênh cần phải dự trữ cho mỗi cặp thuê bao và ở
mỗi node cũng phải có lượng chuyển mạch tương ứng bên trong
để bảo đảm bảo được sự yêu cầu nối mạch. Trong bộ chuyển
mạch số lượng kênh nối phải bảo đảm bảo suốt cả quá trình yêu
cầu nối cho dù có hay không có dữ liệu truyền qua.
Tuy nhiên khi đường nối giữa 2 thuê bao được nối thì dữ liệu
được truyền trên một đường cố định.
Kỹ thuật chuyển mạch thông báo:
Chuyển mạch kênh có 2 nhược điểm:
o 2 thuê bao cần phải hoạt động trong cùng thời gian truyền.
o




o

Những nguồn cung cấp cũng phải ổn định và cung cấp qua
mạng giữa 2 thuê bao.

Hiện nay những bức điện báo, thư điện tử, Files của máy tính được
gọi là những thông báo và nó được truyền qua mạng như sự trao đổi
những dữ liệu số được trao đổi 2 chiều giữa các thuê bao . Một trong
những loại mạch để phục vụ sự trao đổi thông tin đó được gọi là
chuyển mạch thông báo.
Với chuyển mạch thông báo không tồn tại sự thiết lập và cung cấp lộ

trình cố định giữa 2 thuê bao, mỗi thuê bao muốn truyền một thông
báo, nó sẽ gán địa chỉ của người nhận vào thông báo. Thông báo sẽ
được chuyển qua mạng từ node này qua node khác.Tại mỗi node
thông báo được nhận tạm giữ và chuyển sang node khác . các node
thông thường là những máy tính nó giữ thông báo ở bộ đệm. Thời
gian trễ ở mỗi bộ đệm bao gồm cả thời gian nhận thông báo vào
node và thời gian xếp hàng chờ để đến lượt mình được chuyển đến
node sau . Hệ thống chuyển mạch thông báo là hệ thống luôn giữ và
chuyển tiếp.


Chuyển mạch gói:
Chuyển mạch gói gần giống chuyển mạch thông báo . Chỗ khác nhau
cơ bản là độ dài của một khối dữ liệu đưa vào mạng được chế thành
các gói và được gửi đi tại từng thời điểm, mỗi gói bao gồm dữ liệu
cùng với địa chỉ và các thông số cần thiết, các gói không phải là file.
Trong mạng chuyển mạch gói có 2 cách truyền gói được dùng :
Datagram và Virtual Circuit.

2.

Tìm hiểu việc truyền dữ liệu bằng thời gian thực ?









Truyền thông đa phương tiện trên mạng có mặt trong rất nhiều các
lĩnh vực. Trong các buổi hội thảo trực tuyến , trong đòa tạo từ xa trên
mạng, trong dịch vụ video/audio theo yêu cầu.... có rất nhiều ứng
dụng hiện nay được dùng để đáp ứng yêu cầu mới này. Một giao thức
mới có thể đáp ứng được các yêu cầu về tính thời gian thực rất cao đó
là RPT đã và đang chứng tỏ những ưu điểm của mình.
Điểm chung của tất cả ứng dụng đòi hỏi tính thời gian thực là tuyền
dữ liệu theo dòng( streaming).
Truyền theo dòng là khi 1 nội dung của audio hay video được truyền
tới nơi nhận, nơi nhận có thể thể hiện được ngay trong quá trình
truyền mà không cần phải đợi đến khi toàn bộ nội dung video được
truyền xong.
Truyền dòng cho phép ta thể hiện các dòng video thời gian thực mà
không phụ thuộc vào độ dài cảu video. Điều này có ý nghĩa rất lớn khi
truyền các file video có kích thước lớn hay các dòng video có độ dài
không xác định.
Các giao thức có thể đáp ứng được yêu cầu thời gian thực:
o UDP: là một giao thức kiểu không kết nối, được sử dụng trong
một số yêu cầu ứng dụng thay thế cho TCP. Tương tự như giao
thức IP, UDP không thực hiện các giai đoạn thiết lập và hủy bỏ
liên kết , không có các cơ chế báo nhận như trong TCP. UDP
cung cấp các dịch vụ giao vận không đáng tin cậy. Dữ liệu có
thể bị mất, bị lỗi hay bị truyền luẩ quẩn trên mạng mà không hề
có thông báo lỗi đến nơi gữi hoặc nơi nhận. Do thực hiện ít
chức năng hơn TCP nên UDP chạy nhanh hơn, nó thường được
sử dụng trong các dịch vụ không đòi hỏi độ tin cậy cao. Ngoài
ra, giao thức UDP còn có thể sữ dụng cho truyền multicast.
Tuy nhiên, để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của các ứng
dụng thời gian thực, giao thức UDP phải được kết hợp với một
giao thức lớp trên, đó là giao thức RPT

o RTP: là một giao thức chuẩn dùng cho việc truyền dữ liệu thời
gian thực. Nó có thể được sử dụng trong media-on-demand
cũng như trong các dịch vụ tương tác khác như điện thoại
internet... Giao thức RTP bao gồm 2 phần là dữ liệu và điều
khiển.


Giao thức RTP cung cấp các hàm phục vụ việc truyền tải dữ
liệu “end to end” cho các ứng dụng thời gian thực, qua các
mạng multicast hay qua mạng unicast. Các dịch vụ này bao
gồm:
- Sự phân loại tải: payload type identification.
- Đánh số thứ tự: sequence numbering.
- Đánh dấu thời gian phát, đồng bộ hóa.
- Theo dõi quá trình truyền tải; delivery monitoring.
Các ứng dụng RTP hoạt động phía trên của chồng giao thức
UDP, với vai trò điều chế và cung cấp các dịch vụ kiểm soát
lỗi. Tuy nhiên RTP cũng có thể sử dụng kết hợp với các chồng
giao thức dưới lớp mạng hay dưới lớp giao vận. RTP hỗ trợ
truyền tải dữ liệu tới đa điểm theo cơ chế multicast.
RTP bản thân nó không hề cung cấp một cơ chế nào nhằm đảm
bảo về mặt thời gian, cũng như sự đảm bảo về chất lượng dịch
vụ QoS của các ứng dụng thời gian thực, nhưng điều này vẫn
được đảm bảo dựa trên các dịch vụ lớp dưới.
Cũng như vậy RTP không đảm bảo độ tin cậy hay thứ tự của
các gói tin. Nhưng các cơ chế đảm bảo độ tin cậy và việc đảm
bảo thứ tự các gói tin nhận được sẽ được đãm bảo dưới các cơ
chế lớp mạng.



Một số ví dụ về truyền thời gian thực hiện nay: các ứng dụng như
skype, zalo, viber, line,... hoặc các trang web như facebook...

-

Zalo: ứng dụng được sử dụng khi 2 đối tượng muốn liên
lạc với nhau. Sử dụng thiết bị hiện đại như smartphone,


laptop,.. có kết nối internet để truyền dữ liệu hình ảnh âm
thanh.

-

Facebook: livestream là bước đột phá mới từ facebook,
cho phép người dùng truyền hình trực tiếp hình ảnh, âm
thanh lên trang cá nhân. Sử dụng thiết bị thu hình ảnh âm
thanh như smartphone, laptop cá nhân, ipad,... có kết nối
internet để truyền dữ liệu.

-Hệ thống báo cháy tự động


-Hệ thống Audio/Video streaming

3.

Tìm hiểu hệ thống truyền dữ liệu trên các hệ thống tivi:



Truyền hình là một công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông, nó bao gồm
tập hợp nhiều thiết bị điện tử. Có khả năng thu nhận tín hiệu sóng vô tuyến cũng
như truyền dẫn các tìn hiệu điện mang hình ảnh và âm thanh được mã hóa, được
phát dưới dạng sóng vô tuyến hoặc thông qua hệ thống cáp quang, hoặc cáp đồng
trục.
Truyền hình đáp ứng cùng một lúc cả hai chức năng nghe và nhìn, những hình
ảnh sẻ được trình chiếu trên các màn hình và âm thanh được phát trên hệ thống loa.
Truyền hình có tên tiếng Anh là Television, ngoài ra có các tên gọi khác như Tivi,
Vô tuyến truyền hình hoặc ngắn gọn hơn chính là từ truyền hình.
Mốt số hệ thống truyền dữ liệu trên các hệ thống tivi:
-Truyền hình ANALOG
Truyền hình Analog là nguyên bản đầu tiên của công nghệ truyền hình, truyền
hình Analog còn được biết đến dưới cái tên rất “lạ” đó là truyền hình tương tự.
Cụm từ tương tự ở đây được hiểu như sau, tín hiệu được phát sóng từ Đài truyền
hình, đến các máy thu hình có hình ảnh và âm thanh tương tự như tín hiệu gốc.
Nhược điểm: Loại hình phát sóng này bị hạn chế bởi không gian, có nghĩa năng
lực của nó chỉ đáp ứng được phạm vi vài chục Km. Và có một điều hạn chế nữa là
loại hình Analog rất dễ bị tác động bởi vật cản hoặc môi trường như tiếng động cơ
xe hay các nguồn sóng khác như Radio, điện thoại.

-Truyền hình kĩ thuật số mặt đất


Truyền hình kỹ thuật số (Digital) là một trong những bước đột phá lớn của lĩnh
vực truyền hình. Các tín hiệu truyền hình tương tự được số hóa, hay nói một cách
dễ hiểu là các tín hiệu được mã hóa dưới dạng nhị phân (gồm 2 dãy số 0 và 1)
trước khi truyền đi. Có hai loại hình được phát là phát lên các vệ tinh truyền dẫn,
hoặc phát trực tiếp trên mặt đất. Các máy thu hình muốn bắt được loại hình phát
sóng này, phải nhờ đến sự hỗ trợ của một bộ giải mã hay còn gọi là Set – Top Box,
Bộ giải mã được cung cấp bởi các dịch vụ của đài truyền hình.

Ưu điểm: Loại hình phát sóng này có ưu điểm tốt hơn so với Analog, nó có độ
phủ sóng rộng và xa hơn.
Nhược điểm: Dù được mã hóa và truyền dẫn tốt hơn, nhưng sóng Digital vẫn ít
nhiều bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.

-Truyền hình cáp
Đây là loại hình phát sóng mới của truyền hình, các tín hiệu âm thanh và hình
ảnh được truyền dẫn qua hệ thống cáp quang và cáp đồng trục. Trên lý thuyết loại
hình phát sóng này không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như thời tiết hay môi
trường âm thanh nhiễu động, nhưng thực tế có một số kênh nước ngoài được


truyền dẫn từ vệ tinh xuống các nhà đài, cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Vì thế khi tìn
hiệu gốc bị ảnh hưởng thì các thiết bị thu cuối mà cụ thể là mạng lưới máy thu hình
cũng bị ảnh hưởng theo.
Ưu điểm: Hình ảnh rõ nét, âm thanh tốt, khán giả có cơ hội xem nhiều hơn các
chương trình có chất lượng.
Nhược điểm: Đây là loại hình phải trả phí và hơn thế cho đến bây giờ, mạng
lưới dịch vụ vẫn còn khá nhỏ, đa phần chỉ tập chung ở các thành phố lớn. Chưa
đáp ứng được nhu cầu của thị trường ở các cùng có khó khăn về địa lý.

-Truyền hình vệ tinh DTH
Truyền hình vệ tinh DTH (Direct to Home), đây là loại hình khá cao cấp, hình
thức phát sóng của loại hình này khác với truyền hình số mặt đất. Khi cuỗi tín hiệu
số được phát lên vệ tinh và vệ tinh phát trở lại mặt đất. Đầu thu sẽ sử dụng Antena
Parabol để thu tín hiệu và đầu thu vệ tinh sẽ thực hiện giải mã chuyển hóa thành
hình ảnh và âm thanh.
Nhược điểm: Loại hình này có chi phí đầu tư rất lớn và chỉ phù hợp với một bộ
phận khách hàng có thu nhập cao.



Trong tương lai gần, truyền hình sẽ còn có những bước tiến mới khi gần đây
người ta bắt đầu nói về loại hình IPTV, một loại truyền hình phát sóng qua hệ
thống mạng internet băng thông rộng và công nghệ này sẽ trở thành một lựa chọn
của tương lai.


4.

Tìm hiểu các phép mã hóa hiện nay

Mã hóa một chiều( hàm băm): Tên gọi của nó đã gợi lên ý niệm là chuỗi mã hoá
không thể bị dịch ngược lại. Người ta đã chứng minh được rằng, mỗi chuỗi đã mã
hoá chỉ có thể là ánh xạ của duy nhất một chuỗi chưa mã hoá nhập vào ; có nghĩa
là một mật khẩu chỉ có thể được mã hoá ra một chuỗi duy nhất và ngược lại. Các
thuật toán mã hoá một chiều được dùng nhiều trong quá trình xác thực, lưu mật
khẩu, thông tin thẻ tín dụng…
Ví dụ: khi bạn đăng nhập vào Tinh tế, mật khẩu mà bạn nhập sẽ được chuyển
thành một chuỗi dài các kí tự bằng một thứ gọi là hash function (tạm dịch: hàm
băm). Chuỗi này sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu chứ không lưu mật khẩu thô của
bạn nhằm tăng tính bảo mật, lỡ hacker có trộm dữ liệu thì cũng chỉ thấy những thứ
như FIiyXYB547bhvyuuUIbZ chứ không biết password thật của bạn là gì. Mỗi lần
bạn đăng nhập, hash function sẽ "băm" password thật của bạn thành chuỗi kí tự rồi
so sánh nó với cái trong cơ sở dữ liệu, nếu khớp thì đăng nhập tiếp, không thì báo
lỗi. Chúng ta không có nhu cầu dịch ngược chuỗi nói trên ra lại thành password
thật để làm gì cả.
Mã hóa đối xứng:
-Các khóa giống nhau được sử dụng cho việc mã hóa và giải mã
-Thuật toán mã hóa sử dụng khóa đối xứng thường được biết đến là DES (Data
Encryption Standdard)

-Các thuật toán mã hóa đối xứng khác được biết đến như :
+Triple DES, DESX, GDES, RDES- 168 key
+RC2, RC4, RC5- variable length up to 2048 bits
+IDEA- basis of PGP- 128 bit key


Ví dụ:

Mã hóa bất đối xứng
-Các khóa dùng cho mã hóa và giải mã khác nhau nhưng cùng một mẫu và là cặp
đôi duy nhất( khóa private/public)
-Khóa private chỉ được biết đến bởi người gửi
-Khóa public được biết đến bởi nhiều người hơn nó được sử dụng bởi những nhóm
người đáng tin cậy đã được xác thực


-Thuật toán mã hóa sử dụng khóa bất đối xứng thường được biết đến là
RSA( Rivest, Shamir and Adleman 1978)

Ví dụ:


5.

Cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của bàn phím:

-Bàn phím là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều khiển hệ thống
máy tính. Bàn phím có thiết kế nhiều ngôn ngữ, cách bố trí, hình dáng và các phím
chức năng khác nhau. Thông thường một bàn phím có từ 83 đến 105 phím và
chúng được chia bốn nhóm phím: phím dùng soạn thảo, phím chức năng, các phím

số và nhóm phím điều khiển màn hình. Bàn phím được nối với máy tính thông qua
cổng PS/2, USB và không dây.
-Quy ước số 1 là On, số 0 là Off

*Nguyên lý hoạt động:
-Chip xử lý bàn phím liên tục kiểm tra trạng thái của ma trận quét (scan matrix) để
xác định công tắc tại các tọa độ X, Y đang được đóng hay mở và ghi một mã tương
ứng vào bộ đệm bên trong bàn phím. Sau ðó mã này sẽ được truyền nối tiếp tới
mạch ghép nối bàn phím trong PC. Cấu trúc của SDU (Serial Data Unit) cho việc
truyền số liệu:
+Mỗi phím nhấn sẽ được gán cho 1 mã quét (scan code) gồm 1 byte.
Nếu 1 phím được nhấn thì bàn phím phát ra 1 mã make code tương
ứng với mã quét truyền tới mạch ghép nối bàn phím của PC. Ngắt
cứng INT 09h được phát ra qua IRQ1.
-Mỗi phím bấm trên bàn phím tương ứng với một công tắc nối giữa một chân hàng
A và chân cột B, như vậy mỗi phím có một địa chỉ hàng và cột duy nhất.
-Khi thực hiện bấm một phím thì phím này sẽ tạo ra các mã nhị phân 11 bít gửi về
máy tính sau đó hệ điều hành sẽ đối sang mã ASC II và hiển thị ký tự trên màn
hình .


* Thí dụ khi ta nhấn một số phím, bàn phím sẽ gữi mã quét ở dạng nhị phân về
máy tính như sau:
Phím
Mã quét nhị phân Mã
ASCII tương ứng
A
0001 1110
0100 0001
S

0001 1111
0101 0011
D
0010 0000
0100 0100
F
0010 0001
0100 0110
G
0010 0010
0100 0111
H
0010 0011
0100 1000
Mã quét bàn phím được nạp vào bộ nhớ đệm trên RAM sau đó hệ điều hành sẽ
dịch các mã nhị phân thành ký tự theo bảng mã ASCII


6.

Tìm hiểu các công nghệ truyền dẫn hiện đại từ năm
2012 đến nay:

Cáp quang:
Chế tạo bởi silic dioxit, sợi thủy tinh.
Lõi có đường kính từ 8->100 micromet.
Vỏ bọc bằng chất liệu nhựa tổng hợp.
Dung lượng từ 100 mbps -> 1 gbps.
Tầng số từ 10^14 -> 10^15 hertz bao gồm cả ánh sang hồng ngoại và ánh sang
nhìn thấy được



Các loại ứng dụng chính của cáp quang:
-

Các cáp trục đường dài
Các cáp trụng trong thành phố
Các cáp trục giữa các vùng
Đường nối giữa khách hang và tổng đài
Các mạng nội bộ

Các thông số quang cần quan tâm
-

Suy hao quang (optical loss): lượng công suất quang (optical power) mất
trong suốt quá trình truyền dẫn qua cáp quang, điểm ghép nối. Ký hiệu dB.
Suy hao phản xạ (optical return loss): ánh sáng bị phản xạ tại các điểm
ghép nối, đầu nối quang.
Suy hao tiếp xúc (Insertion loss): giảm công suất quang ở hai đầu ghép
nối. Giá trị thông thường từ 0,2dB - 0,5dB.
Suy hao (attenuation): mức suy giảm công suất quang trong suốt quá trình
truyền dẫn trên một khoảng cách xác định. Ký hiệu dB/km. Ví dụ, với cáp
quang Multimode ở bước sóng 850nm suy giảm 3dB/km, trong khi ở bước
sóng 1300nm chỉ suy giảm 1dB/km. Cáp quang Singlemode: suy giảm


-

-


0,4dB/km ở 1310nm, 0,3dB/km ở 1550nm. Đầu nối (connector) suy giảm
0,5dB/cặp đấu nối. Điểm ghép nối (splice) suy giảm 0,2 dB/điểm.
Bước sóng (wavelength): là chu kỳ di chuyển của sóng điện từ. Ký hiệu nm
(nanometer). Ánh sáng chúng ta nhìn thấy được có wavelength từ 400nm
đến 700nm (màu tím đến màu đỏ). Cáp quang sử dụng ánh sáng nằm trong
vùng hồng ngoại có wavelength lớn hơn wavelength mà ta nhìn thấy – trong
khoảng 850nm, 1300nm và 1550nm. Các bước sóng truyền dẫn quang được
xác định dựa trên hai yếu tố nhằm khắc phục tình trạng suy hao do năng
lượng và vật liệu truyền dẫn: các bước sóng nằm trong vùng hồng ngoại và
các bước sóng không nằm trong vùng hấp thu, cản trở năng lượng ánh sáng
truyền dẫn (absorption) do tạp chất lẫn trong cáp quang từ quá trình sản
xuất.
Đầu nối quang: gồm nhiều thành phần kết hợp lại với nhau, chúng có nhiều
kiểu như SC/PC, ST/UPC, FC/APC... Nhưng có hai thành phần bạn cần
quan tâm, đó là kiểu đầu nối SC, ST, FC...và điểm tiếp xúc PC, UPC, APC.

Công nghệ truyền dẫn 4G:
-

4G (fourth-generation) là công nghệ truyền thông không giây thứ 4
LTE là một công nghệ mạng dễ triển khai, chất lượng tốt, mang đến tốc độ
cao và độ trễ thấp ngay cả với khoảng cách xa. LTE hỗ trợ nhiều dải thông
tần số khác nhau, như: 1.4MHz, 3MHz, 5MHz, 10MHz, 15MHz, và 20MHz.
Băng thông trong điều kiện lý tưởng lên tới 1-1,5 GB/giây.


-

Tốc độ lý thuyết tải về tối đa là 3 GBs, tải lên là 1,5 Gbs


-

Dữ liệu được gửi đi trên mạng 4G sử dụng công nghệ mạng chuyển mạch
gói (packet-switching), so với công nghệ cũ sử dụng mạng chuyển mạch
(circuit-switching). Dữ liệu sẽ được phân tán thành các gói nhỏ rồi chuyển
tới địa chỉ cần gưi thông qua bất kì hướng dẫn truyền nào thuận lợi nhất.

Công nghệ lifi:


Li-Fi (tiếng Anh: 'light fidelity') là một từ được phổ biến từ năm 2011, đang được
nghiên cứu để truyền tải dữ liệu quảng đường ngắn bằng ánh sáng có thể thấy bằng
mắt người. Li-Fi vì vậy là một mạng không dây với kĩ thuật truyền bằng ánh sáng
tương tự như mạng wifi truyền bằng sóng vô tuyến.
Một vài thử nghiệm ghi nhận được tốc độ truyền tải dữ liệu thông qua li-fi vào
mức 224 Gigabit/s, tức là tương đương khoảng 28 Gigabyte dữ liệu được chuyển
từ nơi này sang nơi khác trong thời gian 1 giây. Nhanh hơn wifi 100 lần.
Kỹ thuật:
li-fi được truyền đi dưới dạng ánh sáng nhìn thấy bằng cách gửi 2 trạng thái bật
đèn và tắt đèn đến điểm đích(tương tự 2 số 0 và 1 của hệ nhịn phân)…. (trong vòng
nano giây (10−9 or 1/1,000,000,000 s)). Mắt thường k thể nhìn thấy.
Ưu điểm: so với truyền tải bằng sóng vô tuyến, truyền tải ánh sáng sẽ truyền được
nội dung rất lớn, cũng như tốc độ truyền tải cũng rất nhanh.
Hơn nữa li-fi có độ bảo mật rất cao.
Nhược điểm: hạn chế lớn nhất của li-fi là tính đâm xuyên của nó. Ánh sáng khó
truyền được qua những bức tường vì nó k thể đi xuyên qua.

Công nghệ NFC:



NFC (Near-Field Communications) là một giao thức kết nối được bật bởi 2 thiết bị
điện tử, một trong số đó thường là các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh,
để chuyển đổi dữ liệu trong khoảng cách 4 cm
Ứng dụng: Các tiêu chuẩn NFC cho phép khách hàng nhanh chóng chi trả cho sản
phẩm chọn mua và truyền tải dữ liệu qua lại giữa các thiết bị một cách an toàn.
NFC cho phép các công ty giảm biên chế, chi phí in ấn, chi phí bán hàng và rất
nhiều ứng dụng khác mà chúng ta có thể liệt kê dưới đây.
-

Mạng xã hội:
Chia sẻ tập tin: với việc kết nối 1 chạm giữa 2 thiết bị hỗ trợ NFC, người
dùng có thể ngay lập tức chia sẻ danh bạ, hình ảnh, bài hát, video, ứng
dụng hoặc địa chỉ URL
Thẻ kinh doanh điện tử (electronic business card)
Tiền điện tử : (electronic money): người dùng chỉ việc kết nối và nhập số
tiền cần chi trả
Chơi game trên di động: kết nối giữa 2 hay nhiều thiết bị để cùng chơi
game

-

Bluetooth và wifi: NFC có thể được dùng để kích hoạt các kết nối không dây
tốc độ cao để mở rộng khả năng chia sẻ nội dung. NFC có thể thay thế quy
trình ghép nối khá rắc rối giữa các thiết bị Bluetooth hay quy trình thiết lập
kết nối WiFi với mã PIN chỉ với việc để 2 thiết bị gần nhau để ghép nối hoặc
kết nối vào mạng không dây


-


Thương mại điện tử: NFC mở ra những cơ hội trong lĩnh vực thương mại
điện tử, tăng tốc và độ chính xác khi giao dịch đồng thời góp phần giảm bớt
chi phí nhân công:
o Thanh toán qua điện thoại
o Paypal: sắp có
o Mua vé
o Thẻ lên tàu
o Point of sale: Năm 2006, NFC Forum đã công bố những hình mẫu
NFC để một thiết bị hỗ trợ NFC có thể nhận dạng được. Tất cả các
dấu hiệu đều được gọi chung là SmartPoster, người dùng chỉ việc cho
máy quét qua SmartPoster là có thể xem được thông tin, nghe một
đoạn nhạc, xem clip hoặc trailer phim.
o Phiếu giảm giá: Cho thiết bị chạm vào một thẻ nhận dạng NFC hay
SmartPoster, người dùng có thể nhận được phiếu giảm giá.
o Hướng dẫn viên du lịch: Thiết bị sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn
khi giao tiếp với các thẻ NFC cho biết nội dung liên quan tại một viện
bảo tang.
o Thẻ id:
o Chìa khóa

-

Thông số kỹ thuật

NFC được phát triển dựa trên nhiều công nghệ không dây cự ly ngắn, khoảng
cách thường dưới 4 cm. NFC hoạt động theo tần số 13.56 MHz và tốc độ truyền
tải khoảng từ 106 kbit/s đến 848 kbit/s
Loại hình NFC đang được ứng dụng hiện nay là thẻ nhận dạng NFC (NFC tag).
Thẻ nhận dạng NFC có vai trò tương tự mã vạch hay mã QR. Thẻ NFC thường
chứa dữ liệu chỉ đọc nhưng cũng có thể ghi đè được. Chúng có thể được tùy

biến-mã hóa bởi nhà sản xuất hoặc sử dụng những thông số riêng do NFC
Forum cung cấp. Thẻ NFC có thể lưu trữ an toàn các dữ liệu cá nhân như thông
tin tài khoản tín dụng, tài khoản ghi nợ, dữ liệu ứng dụng, mã số PIN, mạng
lưới danh bạ, v.v.. NFC Forum đã phân ra 4 loại thẻ NFC trong đó mỗi loại lại
có tốc độ giao tiếp và khả năng được tùy biến, bộ nhớ, bảo mật và thời hạn sử
dụng khác nhau.


Loại thẻ nhận dạng NFC hiện đang được cung cấp có bộ nhớ từ 96 đến 512
byte;







7.

NFC sử dụng cảm ứng từ giữa 2 ăng-ten lặp đặt trên mỗi mặt tiếp xúc và
hoạt động trên tần số 13.56 MHz;
Trên lý thuyết thì cự ly hoạt động giữa 2 ăng-ten tối đa là 20 cm nhưng trên
thực tế chỉ khoảng 4 cm;
NFC hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu theo các mức từ 106, 212, 424 đến 848
kbit/s;
Thiết bị hỗ trợ NFC có thể nhận và truyền dữ liệu trong cùng 1 lúc. Vì vậy,
thiết bị có thể nhận biết nhiễu loạn nếu tần số tín hiệu đầu thu không khớp
với tần số tín hiệu đầu phát

Tìm hiểu hệ thống mạng ở nhà:




×