Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI_DU LỊCH_MARKETING
MAR 12 _ K33
Đề tài:
GVHD:
Nhóm sinh viên Mar 02: Trần Phi Khương
Nguyễn Du Thy Lam
Nguyễn Thị Hoàng Nga
Hoàn Thị Thu Loan
Thân Huỳnh Vĩnh Long
- 1 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ĐIỂM:.............................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- 2 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
LỜI MỞ ĐẦU
Nhật Bản là một quốc gia không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, diện tích nhỏ
hẹp lại luôn phải chịu hậu quả của thiên tai, đặc biệt hậu quả từ sau Thế Chiến thứ 2,
tuy nhiên Nhật Bản ngày nay đã trở thành một cường quốc trên Thế giới không chỉ là
đất nước đi đầu về khoa học công nghệ mà còn là một quốc gia có tầm ảnh hưởng kinh
tế lớn đối với tất cả các quốc gia khác. Vậy đâu là yếu tố làm nên sự thành công của
Nhật Bản ngày nay? Đi sâu vào tìm hiểu về Nhật Bản, với các mặt về kinh tế, văn hóa,
xã hội và quan hệ đối ngoại hy vọng chúng ta có thể thu được nhiều những kinh
nghiệm cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam giai đoạn hiện tại. Bên cạnh đó, hiểu rõ
về cách giao tiếp kinh doanh của người Nhật sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng nắm bắt và
tiếp cận với nền kinh tế Nhật Bản.
- 3 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
MỤC LỤC
A. TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN..................................................................5
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ NHẬT BẢN:............................................................5
1. Vị trí địa lí – địa hình...............................................................................5
2. Khí hậu ....................................................................................................5
3. Mạng lưới giao thông...............................................................................6
II. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ NHẬT:.........................................................7
1. Sơ lược về văn hoá Nhật................................................................................7
2. Các yếu tố cấu thành văn hóa truyền thống Nhật Bản...................................8
3. Những nét đặc trưng trong văn hoá Nhật.....................................................12
B. VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH.................................78
1 Những nét đặc thù của văn hóa doanh nhân Nhật Bản...........................78
2 Giao tiếp và đàm phán.................................................................................84
3. Phong cách đàm phán của người Nhật.....................................................86
4. Tặng quà.....................................................................................................88
- 4 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
A. TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN
I/ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ NHẬT BẢN
1. Vị trí địa lí – địa hình
Quần đảo Nhật Bản nằm cách bờ phía đông lục địa Châu Á, trải ra theo một vòng cung dài,
hẹp dài 3.800km. Tổng diện tích của Nhật Bản khoảng 377815 km2 - bằng 1/25 của Mĩ, gấp
1.14 lần diện tích Việt Nam và chỉ chiếm chưa tới 0,3 % diện tích toàn thế giới.
Quần đảo này gồm 4 đảo chính Honshu, Hokkaido, Kyu Shu và Shikoku - nhiều dãy đảo và
khoảng 3900 đảo nhỏ. Riêng đảo Honshu chiếm 60 % diện tích Nhật Bản.
Trong số các hòn đảo nhỏ, đảo Okinawa (沖 縄) là lớn nhất và quan trọng nhất, nằm giữa
đường kéo dài từ mỏm phía cực tây của đảo Honshu tới đảo Đài Loan. Hòn đảo Okinawa này
tuy thuộc về Nhật Bản nhưng trước kia do ở khá xa phần đất chính nên đã phát triển được một
thứ văn hóa riêng và một số điểm khác biệt với nếp sống của bốn hòn đảo lớn.
Sóng thần, động đất, núi lửa, bão nhiệt đới khá phổ biến ở Nhật Bản. Đặc biệt, do thuộc vành
đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản là một trong những vùng có nhiều động đất nhất thế giới.
Mỗi năm có hàng trăm dư chấn, có những trận động đất gây tổn thất nặng nề.
Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới với
bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối
xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh
khôi. Ngọn Núi Phú Sĩ(Fujisan) cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ
nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ xứ Phù Tang cũng như của
các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương.
2. Khí hậu
Quần đảo Nhật Bản nằm ở vùng khí hậu ôn hòa và ở cực đông bắc của khu vực gió mùa chạy
từ Nhật Bản qua bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á tới tận Ấn Đô. Khí hậu nói
chung ôn hòa mặc dù khác nhau giữa các miền chủ yếu do các dòng khí lưu lục địa thổi từ
phía Tây Bắc chi phối khí hậu mùa đông và các dòng khí lưu đại dương thổi từ phía Đông
nam tới chi phối khí hậu của tháng mùa hè.
- 5 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Hầu hết các miền ở Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm bắt đầu vào giữa tháng 7,
trước đó là mùa mưa kéo dài một tháng trừ Hokkaido- đảo lớn ở phía bắc hầu như không có
mưa. Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, tuyết rơi nhiều đặc biệt ở khu vực phía đông bắc. Mùa
đông và mùa thu là những mùa tốt nhất trong năm, khí hậu êm dịu và rực rỡ ánh mặt trời trên
khắp đất nước. Tuy nhiên, vào khoảng tháng 9 Nhật Bản thường có bão có thể làm lở đất
bằng những trận gió mạnh và mưa như trút nước. Lượng mưa ở Nhật là rất lớn, từ 1000 tới
2500mm/ năm.
Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40.9 độ C - đo được vào 16 tháng 8, 2007.
Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn
đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng
hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn
đới lá kim (temperate coniferous forests) vào mùa đông lạnh trên các phần phía Bắc các đảo.
3. Mạng lưới giao thông:
Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng 1.177.278 km
(731.683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23.577 km (14.653 miles) đường sắt. Phương tiện
đường không được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines
(JAL). Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways. Có rất nhiều các chuyến bay quốc tế
lớn từ nhiều thành phố và đất nước trên thế giới đến và rời Nhật Bản.
Tại các thành phố lớn như Tokyo, Kyoto, Osaka hệ thống giao thông công cộng rất phát triển
nhất là hệ thống tàu điện ngầm rất quy mô và hiện đại.
- 6 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
II/ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ NHẬT
1/ Sơ lược về văn hoá Nhật
Văn hoá Nhật Bản ngày nay là kết tinh thành quả lao động hàng ngàn năm của
những cư dân trên quần đảo Nhật Bản, là sự kết hợp sáng tạo những giá trị văn hoá bản
địa và các giá trị văn hoá nước ngoài, cũng do vậy, là nơi hội tụ của văn hoá phương
Đông và phương Tây.
Trước khi có tiếp xúc văn hoá đầu tiên với Trung Quốc trên quần đảo này đã tồn
tại những cộng đồng người với những đặc trưng sinh hoạt văn hoá riêng. Những giá trị
tinh thần thể hiện nhân sinh quan và thế giới quan độc đáo của những cư dân cổ xưa
trên quần đảo này còn lưu lại khá rõ nét trong các vật phẩm chế tác, các truyền thuyết,
nhất là trong những tín ngưỡng đa thần mà sau này được gọi chung là Thần đạo.
Sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, đặc biệt là chữ Hán, Phật giáo, Nho
giáo, Đạo giáo bắt đầu vào thế kỷ thứ IV sau công nguyên đã làm thay đổi to lớn diện
mạo văn hoá Nhật Bản từ lối sống trong triều đình Thiên hoàng đến sinh hoạt ngoài dân
chúng. Cùng với thời gian các giá trị văn hoá này đã dần dần biến đổi, kết hợp với các
giá trị văn hoá bản địa, nhất là với Thần đạo để tồn tại, phát triển và tạo nên những nét
đặc trưng riêng của văn hoá Nhật Bản.
Khoảng giữa thế kỷ XVI đã xuất hiện những người phương Tây đầu tiên đến
Nhật Bản đem theo sự ảnh hưởng của những tri thức khoa học phương Tây và Kitô
giáo. Tuy nhiên phải đến cuộc cải cách Minh Trị (1868) thì tiếp xúc của Nhật Bản với
văn hoá phương Tây mới trở nên đậm nét. Với đường lối mở cửa đất nước để học hỏi
phương Tây, chỉ trong vài thập kỷ sau đó Nhật Bản đã trở thành một quốc gia hùng
mạnh với cơ sở kinh tế, thể chế chính trị và mô hình xã hội, văn hoá hiện đại- điều mà
phương Tây đã phải mất hàng thế kỷ mới có được.
Sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II, mặc dù là một nước bại trận với nền
kinh tế kiệt quệ song nhờ tinh thần quyết tâm cao độ Nhật Bản đã tạo nên một kỳ tích
trong phục hồi kinh tế. Đến giữa những năm 1960 Nhật Bản đã có đủ sức mạnh để cạnh
tranh trên trường quốc tế. Theo đó, nền văn hoá hiện đại cũng nhanh chóng phát triển
ngày một đa dạng trên cơ sở phát huy những giá trị truyền thống và tiếp thu những
thành quả tiến bộ của văn hoá nước ngoài.
Tuy là là một nền văn hoá phát triển mang tính hỗn dung, song việc tiếp thu các
thành quả văn hoá nước ngoài của Nhật Bản không phải là việc vay mượn, sao chép
- 7 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
cứng nhắc, mà luôn luôn là quá trình tiếp thu có cải biến. Tư tưởng, tín ngưỡng, lối sống
nước ngoài một khi được du nhập vào Nhật Bản đều buộc phải biến đổi để phù hợp với
hệ giá trị văn hoá bản địa và tồn tại như là cái có tính độc đáo Nhật Bản. Chính nhờ vậy
mà ngày nay Nhật Bản không chỉ là một cường quốc hàng đầu thế giới về kinh tế mà
còn là đất nước có nền văn hoá phát triển đa dạng và giàu bản sắc
2/ Các yếu tố cấu thành văn hóa truyền thống Nhật Bản :
Dân tộc :
Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người dân không có
nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số vào năm 1993. Sắc dân nước ngoài đông nhất
là Triều Tiên nhưng nhiều người Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật Bản đã nói tiếng Nhật không
khác gì người Nhật Bản cả. Sắc dân này trước kia bị kỳ thị tại nơi làm việc và tại một số
phương diện trong đời sống hàng ngày. Sắc dân ngoại quốc thứ hai là người Trung Hoa rồi về
sau còn có một số dân lao động gồm người Phi Luật Tân và người Thái.
Người Nhật Bản có nguồn gốc Mông Cổ, giống như người Triều Tiên và Trung Hoa.
Có lẽ vào khoảng 10.000 năm về trước, sắc tộc gốc Mông Cổ này đã di cư tới Nhật Bản là nơi
có sẵn tộc người Ainu, một loại thổ dân gốc Caucase. Ngày nay thổ dân Ainu chỉ còn vào
khoảng 14,000 người, sinh sống trong các khu vực riêng biệt thuộc Hokkaido. Người Ainu
đang chịu các số phận thiệt thòi giống như thổ dân da đỏ tại Bắc Mỹ.
Gia đình và xã hội :
Do sống biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong nhiều thế kỷ cho tới thời kỳ
mở cửa vào năm 1868, Nhật Bản đã có các nét riêng về phong tục, tập quán, chính trị, kinh tế
và văn hóa... trong đó gia đình đã giữ một vai trò trọng yếu. Trước Thế Chiến thứ Hai, phần
lớn người Nhật sống trong loại gia đình gồm ba thế hệ. Sự liên lạc gia đình đã theo một hệ
thống đẳng cấp khắt khe theo đó người cha được kính trọng và có uy quyền. Người phụ nữ
khi về nhà chồng phải tuân phục chồng và cha mẹ chồng nhưng sau khi Luật Dân Sự năm
1947 được ban hành, người phụ nữ đã có nhiều quyền hạn ngang hàng với nam giới về mọi
mặt của đời sống và đặc tính phụ quyền của gia đình đã bị bãi bỏ. Phụ nữ Nhật đã tham gia
vào xã hội và chiếm 40,6% tổng số lực lượng lao động của năm 1990.
Các phát triển nhanh chóng về kinh tế, kỹ thuật và đô thị cũng làm gia tăng loại gia
đình hạt nhân chỉ gồm cha mẹ và các con, khiến cho loại đại gia đình giảm từ 44% vào năm
1955 xuống còn 13,7% vào năm 1991. Số người con trong gia đình cũng giảm từ 4,7 vào năm
- 8 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
1947 xuống còn 1,5 vào năm 1991 vì việc làm nơi thành phố và do cuộc sống trong các căn
nhà chung cư chỉ thích hợp với loại gia đình trung bình là 2,9 người.
Cùng với sự thay đổi về số người trong gia đình, nếp sống hiện nay của người Nhật
Bản khác ngày trước do việc dùng các máy móc gia dụng, do sự phổ biến các loại thực phẩm
ăn liền và đông lạnh, các loại quần áo may sẵn và các phương tiện hàng ngày khác. Những
tiện nghi này đã giải phóng người phụ nữ khỏi các ràng buộc về gia chánh, cho phép mọi
người có dư thời giờ tham gia vào các hoạt động giải trí, giáo dục và văn hóa. Các tiến bộ về
công bằng xã hội cũng làm mất đi tính kỳ thị về giai cấp, về quá trình gia đình, và đại đa số
người Nhật Bản thuộc giai cấp trung lưu, căn cứ vào lợi tức của họ.
Ngày nay mặc dù Nhật Bản đã là một quốc gia tân tiến nhưng trong xã hội Nhật, vai
trò và các liên hệ nam nữ đã được ấn định rõ ràng.Thời xưa, Nhật Bản theo chế độ mẫu hệ,
người phụ nữ có vai trò lớn hơn nam giới. Từ khi thời kỳ samurai phát triển, người đàn ông
lại chiếm vai trò độc tôn. Dù rằng tinh thần giải phóng phụ nữ đã được du nhập vào Nhật Bản
từ cuối thế kỷ 19 nhưng hiện nay trong đời sống công cộng, người phụ nữ vẫn ở vị thế thấp
hơn nam giới và bên ngoài xã hội, người nam vẫn giữ vai trò lớn hơn một chút. Theo căn bản,
người nữ vẫn là người của "bên trong" (uchi no) và người nam vẫn là người của "bên ngoài"
(soto no). Phạm vi của người phụ nữ là gia đình và các công việc liên hệ, trong khi người
chồng là người đi kiếm sống và đưa hết tiền lương về cho người vợ. Thời xưa, người phụ nữ
trên 25 tuổi mà chưa có chồng thường bị nam giới coi như "có khuyết điểm nào đó". Nhưng
nay Nhật Bản lại là nước có phụ nữ lấy chồng rất muộn, thậm chí là sống độc thân mà không
có chồng (Nhật Bản hiện nay là nước có phụ nữ lấy chồng rất ít và tỉ lệ sinh thấp nhất Châu
Á). Tại các công ty, nhà máy, cửa hàng... người phụ nữ thường được thuê mướn để chào đón
các khách mới đến. Ngày nay, vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên nhiều trong xã hội,
nhất là tư duy của lớp thanh niên trẻ - những người thường không có quan niêm phân biệt và
suy nghĩ bảo thủ, cổ hủ.
Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng
cách gập người xuống và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu
hiệu quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng. Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp.
Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng
hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó.
Trong việc giao thiệp, người Nhật thường không thích sự trực tiếp và việc trung gian đóng
một vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi hoàn cảnh khó khăn. Cũng như đối với nhiều
- 9 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
người châu Á khác, người ngoại quốc tới Nhật Bản cần phải bình tĩnh trước mọi điều không
vừa ý, không nên nổi giận và luôn luôn nên nở nụ cười.
Tôn giáo và tư tưởng
Thần đạo (Shintò) là một tôn giáo đa thần, có nguồn gốc từ những tín ngưỡng
thời cổ xưa ở Nhật Bản. Người ta thờ cúng các sự vật, hiện tượng được coi là có năng lực
linh thiêng trong tự nhiên và xã hội, như đỉnh núi, con sông, biển, mặt trời, mưa, dông
bão, các vị anh hùng và tổ tiên để mong được sự phù hộ, chở che trong cuộc sống hiện
tại. Những truyền thuyết về nguồn gốc thần linh của Hoàng tộc đã trở thành một phần
quan trong của giáo lý Thần đạo. Từ Thần đạo (Shintò) chỉ những nghi lễ tế thần và đền
thờ được thấy xuất hiện rất sớm, nhưng phải đến tận cuối thế kỷ thứ XII thuật ngữ này
mới mang ý nghĩa chỉ một loại giáo lý tôn giáo nhất định.
Thần đạo có một quá trình kết hợp lâu dài với Phật giáo dưới dạng tín ngưỡng
Thần Phật tập hợp. Đầu thế kỷ XIX một phong trào Thần đạo phục cổ đã nổi lên và dần
chiếm ưu thế, Phật giáo bị tách ra khỏi Thần đạo vì bị coi là một tôn giáo ngoại lai. Sau
cải cách Minh Trị và đặc biệt trong Chiến tranh Thế giới thứ II, Thần đạo được các nhà
chức trách đưa lên thành quốc giáo. Kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II quân Đồng
Minh đã chiếm đóng Nhật Bản, giải thể Thần đạo Nhà nước - một tổ chức Thần đạo
được coi là có liên quan đến việc cổ súy tư tưởng dân tộc cực đoan và chủ nghĩa quân
phiệt. Theo Hiến pháp Nhật Bản sau chiến tranh, Thần đạo không còn được hưởng bất
kỳ một đặc quyền nào và tồn tại bình đẳng như các tôn giáo khác. Ngày nay trong ý
thức dân chúng Thần đạo tồn tại song song và đôi khi hoà trộn với Phật giáo. Nhiều
người Nhật kết hôn theo nghi thức Thần đạo và được mai táng theo nghi thức Phật giáo.
Phật giáo được truyền vào Nhật Bản khoảng năm 552 sau công nguyên từ vương
quốc Bách Tế (nay thuộc Triều Tiên). Lúc bấy giờ quốc vương Bách Tế đã cử một sứ
đoàn mang đến biếu Thiên hoàng Nhật Bản một pho tượng Phật quý và một số sách
kinh điển nhà Phật. Tuy lúc đầu có gặp một số khó khăn, song nhờ được sự bảo trợ của
Nữ hoàng Suiko (593-628), đặc biệt là của Thái tử Shotoku (574- 622), Phật giáo được
truyền bá rộng khắp đất nước.
Đầu thế kỷ thứ IX Phật giáo Nhật Bản chủ yếu phục vụ cho giới quý tộc cung
đình. Đến thời Hei-an (794- 1185) đã xuất hiện và phát triển hai tông phái lớn là Chân
Ngôn tông và Thiên Thai tông. Bước vào thời Kamakura (1185-1333) Phật giáo trên
- 10 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
quần đảo này phát triển rực rỡ với sự truyền bá của hàng loạt các tông phái mới khác từ
Trung Quốc như Thiền tông (Zen), Tào Động tông, Tịnh Thổ tông... đem lại hy vọng
được giải thoát cho đông đảo các tầng lớp dân chúng. Dưới thời Tokugawa (1603-1867),
do sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Kitô giáo,
Phật giáo và sinh hoạt của hệ thống chùa chiền trên khắp Nhật Bản cũng gặp nhiều trở
ngại.
Trong thời Minh Trị, chính sách quốc giáo hoá Thần đạo đã làm cho Phật giáo
phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn, không ít chùa chiền, tượng Phật bị huỷ hoại.
Sau Thế chiến thứ II, xuất hiện hàng loạt tổ chức tôn giáo mới với tư cách những phong
trào Phật giáo mà một số tổ chức lớn trong đó là Soka Gakkai, Risshò Kòseikai,
Reiyùkai...Trong suốt lịch sử phát triển lâu dài ở Nhật Bản, Phật giáo không chỉ đơn
thuần là một tôn giáo mà còn góp phần đáng kể vào việc làm giàu nền nghệ thuật và vốn
tri thức của Nhật Bản.
Kitô giáo đươc truyền vào Nhật Bản từ nửa cuối thế kỷ XVI và được phát triển
đến đầu thế kỷ XVII. Những tín đồ đầu tiên là những người đang cần một biểu tượng
tinh thần mới trong một xã hội có nhiều biến động rối ren, những người hy vọng làm
giàu trong buôn bán hay muốn có kỹ nghệ mới, nhất là kỹ nghệ sản xuất vũ khí của
phương Tây. Tuy nhiên, chính quyền Tokugawa (1603-1867) cho rằng Kitô giáo là nguy
cơ đe doạ sự ổn định của trật tự vừa được thiết lập nên đã cấm nó hoạt động. Kitô giáo
bị cấm cho đến tận giữa thế kỷ XIX- khi Nhật Bản lại mở cửa ra thế giới bên ngoài.
Trong số tín đồ Kitô giáo ở Nhật Bản hiện nay tín đồ Tin lành nhiều hơn tín đồ Thiên
chúa.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ của người Nhật đã đóng một vai trò quan trọng trong văn hoá Nhật. Ngôn
ngữ chính được nói ở Nhật cũng như các cộng đồng di cư người Nhật trên toàn thế giới là một
loại ngôn ngữ chấp dính. Kho ngữ âm của Nhật khá nhỏ nhưng lại có một hệ thống ngữ điệu
theo từ vựng vô cùng rõ rệt. Lúc đầu, tiếng Nhật cổ đại được biết rộng rãi trên nền trạng thái
của thế kỉ thứ 8, khi mà 3 tác phẩm chính của tiếng Nhật cổ được hoàn thành. Chứng nhận
đầu tiên về sự tồn tại của tiếng Nhật là một văn bản của người Trung Hoa từ năm 252 sau
công nguyên. Nó được xem là một loại loại ngôn ngữ cực kì khó học với người phương Tây,
đặc biệt là người lớn.
Tiếng Nhật được viết với sự kết hợp của ba nguyên bản: hiragana có nguồn gốc từ nguyên
- 11 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
bản tiếng Trung thảo ra; katakana có nguồn gốc từ phương pháp tốc ký các kí tự tiếng trung;
và kanji được bắt nguồn từ tiếng Trung. Chữ Latin, Romaji, cũng thường được sử dụng bởi
người Nhật đương thời, đặc biệt là tên và logo hoặc quảng cáo của các công ty và khi nhận
thiếng Nhật vào máy tính. Chữ số Hindu-Ả Rập là loại chữ số được sử dụng rộng rãi, nhưng
chữ số Sino-Nhật cổ cũng có một vị trí đáng ghi nhận.
Ý thức về cái đẹp của người Nhật :
“Wabi- Sabi” là những từ luôn xuất hiện khi bàn về ý thức đối với cái đẹp của người
Nhật. “Wabi” là từ chỉ sự “mộc mạc”, còn “Sabi” lại mang ý nghĩa thể hiện sự tĩnh lặng,
thanh tịnh. Nói chung, người Nhật không quen với những thứ lòe loẹt, nhiều màu sắc, hay
những việc ầm ĩ gây xôn xao, và họ cũng không thấy như thế là đẹp.
Bên cạnh đó, những dạng thức mang tính hình học cũng không phù hợp với sở thích
của người Nhật. Đối với người Nhật, vẻ đẹp mà họ cảm nhận được là vẻ đẹp ẩn chứa trong
hình ảnh thiên nhiên tồn tại một cách ôn hòa trong thế giới không có quy luật. Mặt khác, có
một điều mà khi tìm hiểu văn hóa Nhật Bản ít ai có thể hiểu được, đó là, đối với người Nhật
“Gian” và “Vô” cũng là hai yếu tố hết sức quan trọng. Cảm giác về nhịp điệu trong cơ thể của
người Nhật có những yếu tố thể hiện phản ứng chống lại sự lặp đi lặp lại những âm thanh
cách quãng đều nhau, người Nhật thích sự cách quãng không đều một cách mơ hồ, một sự phá
vỡ quy luật nhẹ nhàng êm ái.
Ngoài ra, người Nhật cũng tìm thấy vẻ đẹp khi trái tim họ phản ứng trước sự tồn tại
vừa phải, phù hợp của cái “vô”, tức là một khoảng không gian không có bất cứ một thực thể
nào, thay vì một không gian bị lấp đầy kín. Những khu vườn của Nhật chính là một ví dụ
minh họa sinh động, nếu so sánh vườn của Nhật với những khu vườn của Pháp, sẽ thấy ngay
sự khác biệt này.
3) Những nét đặc trưng trong văn hoá Nhật :
Samurai :
Các nhà sử học tin rằng hình ảnh samurai nguyên bản bắt nguồn từ các kỵ binh, bộ
binh và cung binh ở Nhật vào thế kỷ thứ 6. Sau những thất bại quân sự trước liên minh Đại
Đường và Tân La, Nhật Bản phải thực thi hàng loạt các cuộc cải cách có tính chất và quy mô
rộng rãi. Một trong các cuộc cải cách quan trọng là cuộc cải cách Taika (Đại Hóa cải cách)
của Nhật hoàng Tenji vào năm 646. Cuộc cải cách này đã đưa văn hóa tập tục của người
Trung Quốc vào tầng lớp quý tộc Nhật và áp dụng chế độ chính quyền của Trung Quốc vào
- 12 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
bộ máy quan liêu của Nhật. Một điều khoản trong bộ luật Yōrō và sau đó là bộ luật Taihō vào
năm 702 yêu cầu dân chúng phải đều đặn đi tường trình nhằm phục vụ cho việc điều tra dân
số. Đây là điềm báo trước sẽ diễn ra một cuộc cưỡng bách tòng quân trên khắp đất nước.
Thiên hoàng Mommu (Văn Vũ) đã ban hành một điều luật mà theo đó, cứ 3-4 đàn ông trưởng
thành thì có 1 người bị sung vào quân đội quốc gia. Quân đội yêu cầu mỗi người lính tự chế
tạo hay mua lấy vũ khí cho riêng họ, nhưng bù lại họ sẽ được miễn thuế và trách nhiệm công
dân.
Mũ và giáp sắt với binh phù thời đại Kofun, thế kỷ 5. Bảo tàng viện Quốc Gia
Tokyo
Nguồn gốc các Samurai:
Đầu thời Heian (Bình An thời đại) - cuối thế kỷ thứ 8 và đầu thế kỷ thứ 9, với tham vọng
bành trướng lãnh thổ về phía Bắc Honshū để củng cố quyền lực, Thiên hoàng Kammu (Hoàn
Vũ Thiên hoàng) đã cho quân đến đàn áp phiến quân Emishi nhưng đội quân của ông thất thủ
do thiếu kỷ luật và ý chí chiến đấu. Vì vậy, Thiên hoàng Kammu bắt đầu dựa dẫm vào các thế
lực địa phương và chiêu dụ họ, phong cho chức Seiitaishogun (Chinh di Đại tướng quân) hay
gọi tắt là shogun (tướng quân). Với đội quân tinh thông về cưỡi ngựa và bắn cung (kyudo -
Cung đạo), các thế lực này trở thành công cụ đắc lực để đàn áp quân nổi loạn cho Thiên
hoàng. Dù các võ sĩ này ít nhiều đều được học hành nhưng lúc bấy giờ (thế kỷ thứ 7 đến thế
kỷ thứ 9) trong mắt triều đình Thiên hoàng họ chỉ là những võ phu thô lỗ thất học không hơn
không kém.
Cứ như vậy, cuối cùng, Thiên hoàng Kammu đã giải tán quân đội triều đình, từ đó thế lực của
Thiên hoàng từng bước một suy sụp. Trong khi Thiên hoàng vẫn còn cai trị, các thị tộc ở
Kyoto (Kinh Đô) đã nắm trong tay một số chức vụ quan trọng như bộ trưởng, còn những
người thân của họ dùng tiền mua lấy các chức quan trong tòa án. Để vơ vét của cải làm giàu
và trả nợ cho mình, các quan tòa này thường xuyên đánh thuế nặng nề, khiến cho nhiều nhà
nông mất hết ruộng đất. Trước sự đe dọa của nạn trộm cướp ngày càng tăng, các thị tộc bắt
đầu tuyển mộ những người tha hương trên vùng đồng bằng Kanto, huấn luyện họ kỹ càng về
võ thuật và đào tạo họ trở thành đội ngũ lính canh rất thiện chiến. Một số người có nhiệm vụ
- 13 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
hộ tống các quan thu thuế, và chỉ sự hiện diện của họ thôi cũng đủ cho vị quan thu thuế này an
toàn trước bọn trộm cướp. Họ được gọi là những "samurai", hay những thị vệ có vũ trang,
nhưng lực lượng đầy tớ này nhanh chóng trở thành một thế lực vũ trang độc quyền. Thông
qua những hợp đồng bảo vệ và các cuộc hôn nhân vì mục đích chính trị, họ dần dần giành
được thế lực trong giới chính trị, và cuối cùng còn qua mặt cả giai cấp quý tộc truyền thống.
Một số thị tộc ban đầu chỉ là những nông dân. Họ đã cầm vũ khí vùng lên để bảo vệ chính
mình và chống lại các quan do chính quyền phong kiến cử đến cai quản nơi họ sống và thực
hiện chế độ thu thuế nặng nề. Những thị tộc này đã liên minh để có thể bảo vệ nhau trước các
thị tộc khác có thế lực hơn. Giữa thời Heian, họ răm rắp tổ chức và vũ trang giống như quân
đội Nhật Bản và ban hành luật lệ riêng cho họ, gọi là Bushido(vũ sĩ đạo).
Sau thế kỷ 11, người ta kính trọng các samurai là người có học thức, giáo dục và "văn võ song
toàn" (bun bu ryo do), hay "bút và kiếm là một". Tên gọi ban đầu của các chiến binh,
"Uruwashii", là một chữ kanji bao gồm ý nghĩa "văn chương" (bun) và "nghệ thuật quân sự"
(bu), được nhắc đến trong Heike Monogatari (cuối thế kỷ 12). Heike Monogatari kể về cái
chết của Taira no Tadanori, vị kiếm khách và nhà thơ kiệt xuất trong truyền thuyết như thế
này: "Dù là bạn hay kẻ thù, ai cũng phải nhỏ lệ nơi tay áo tiếc thương cho ông mà thốt lên
rằng, 'Tiếc thay! Tadanori là một vị tướng vĩ đại, tinh thông cả kiếm thuật và văn thơ, có thể
nói là văn võ song toàn'."
Theo William Scott Wilson trong quyển Lý tưởng của Samurai: "Mỗi người lính trong tác
phẩm Heike Monogatari đều là chân dung tiêu biểu của các chiến binh có học thức của thế hệ
sau nay, và hình tượng lý tưởng của họ không phải là quá xa để vươn tới”. Vì vậy, đây là cái
đích mà các chiến binh cấp cao trong xã hội luôn đeo đuổi và được xem là hình ảnh đặc trưng
của tầng lớp quân nhân Nhật Bản. Với Heike Monogatari, hình ảnh người chiến binh Nhật
Bản trong văn học đã được phát triển đến mức hoàn thiện.
Mạc phủ Kamakura và khởi đầu của giới samurai
Ban đầu các chiến binh này chỉ là tay sai của các lãnh chúa và các dòng họ quý tộc (kuge),
nhưng dần dần, họ từng bước giành lấy quyền lực để lật đổ tầng lớp thống trị và lập ra chính
quyền thống trị samurai đầu tiên trong lịch sử.
- 14 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Khi các quý tộc địa phương đã chuẩn bị đầy đủ về lực lượng, lương thực, khí giới, họ liên
minh với nhau với một tổ chức có phân cấp bậc, địa vị rõ ràng, đứng đầu là toryo, hay thủ
lĩnh. Người thủ lĩnh này đặc biệt phải là họ hàng xa của Thiên hoàng, hay ít nhất cũng thuộc
một trong ba dòng họ quý tộc (Fujiwara, Minamoto và Taira). Ban đầu các toryo được triều
đình phong làm quan phủ ở các tỉnh lỵ trong thời hạn 4 năm, nhưng sau khi mãn nhiệm kỳ các
toryo chẳng những không quay về kinh đô mà còn đem chức quan đó ra làm một thứ tài sản
thừa kế cho thế hệ sau (theo kiểu cha truyền con nối) để tiếp tục lãnh đạo quý tộc địa phương
đàn áp các cuộc nổi loạn trên khắp nước Nhật vào khoảng giữa và cuối thời Heian.
Võ sĩ đánh nhau trong trận Dan-no-Ura năm 1185
Nhờ binh lực hùng mạnh và tài lực vững chắc, đội quân của các quý tộc sau cùng đã trở thành
một thế lực quân đội mới của triều đình. Quyền lực của họ đã được củng cố vững chắc sau
cuộc nổi loạn Hōgen vào cuối thời Heian; và cũng từ đó mà dẫn đến hậu quả là sự đối đầu của
hai gia tộc thù địch nhau Minamoto và Taira, trong cuộc nổi dậy Heiji vào năm 1160.
Sau nhiều chiến thắng vang dội, tướng Taira no Kiyomori trở thành chiến binh đầu tiên vươn
tới chức Thiên hoàng quân sư, thậm chí nắm trong tay chính quyền trung ương, lập ra chính
quyền thống trị samurai đầu tiên và biến Thiên hoàng thành một đấng quân vương bù nhìn.
Dù vậy, dòng họ Taira vẫn tỏ ra khoan hòa, thận trọng trong quan hệ với dòng họ Minamoto;
thay vì mở rộng và củng cố quân đội của mình, dòng họ Taira đã áp dụng chiêu "mỹ nhân kế",
đưa những phụ nữ trong gia tộc tiến cung và lợi dụng họ giành lấy quyền hành từ tay Thiên
hoàng.
Hai dòng họ Taira-Minamoto lại tiếp tục đối đầu nhau vào năm 1180 với chiến tranh Genpei
và kéo dài đến năm 1185. Chiến thắng của Minamoto no Yoritomo đã cho thấy sự thất bại của
quý tộc trước các chiến binh samurai. Năm 1190 Yoritomo đến Kyoto; năm 1192 trở thành
Seii Taishogun (chính dị đại tướng quân), thành lập chế độ Mạc phủ Kamakura Mạc phủ
Kamakura hay Kamakura Bokufu, dời đô từ Kyoto về Kamakura, gần căn cứ quân đội của
ông. Bakufu có nghĩa là "chính quyền lều trại", bởi hiện thời chính quyền mang tính chất là
chính quyền quân sự và quân đội đều sống trong các khu lều trại.
- 15 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Thời gian qua đi, dòng dõi samurai trở thành các chiến binh quý tộc (buke), trên danh nghĩa
chỉ thuộc quyền cai quản của quý tộc triều đình. Khi các samurai bắt đầu học các thú tiêu
khiển theo kiểu quý tộc như thư đạo, thi ca... thì các nhà quý tộc, ngược lại, bắt đầu sống theo
kiểu samurai. Trải qua hàng loạt mưu đồ và những thời đại trị vì ngắn ngủi của các vị hoàng
đế khác nhau, quyền lực thật sự giờ đây nằm trong tay các shogun và các samurai.
Mạc phủ Ashikaga và thời phong kiến
Các dòng tộc samurai lao vào các cuộc tranh giành quyền lực diễn ra suốt thời Mạc phủ
Kamakura và Mạc phủ Ashikaga.
Phật giáo Thiền tông được truyền bá rộng rãi trong giới samurai vào thế kỷ 13, giúp các võ sĩ
gò mình vào khuôn mẫu đạo đức và vượt qua nỗi sợ hãi về giết chóc, nhưng tôn giáo phổ biến
trong quần chúng nhân dân lại là Tịnh Độ Tông.
Samurai Suenaga phản kháng khi Mông Cổ tấn công Nhật.
Moko Shurai Ekotoba, khoảng năm 1293
Năm 1274, nhà Nguyên đưa quân xâm lược Nhật Bản với 40.000 quân và 900 thuyền chiến
tấn công từ phía bắc Kyushu. Nước Nhật chỉ đưa vỏn vẹn 10.000 võ sĩ samurai để đối phó.
Mặt khác, quân xâm lược cũng bị choáng váng ít nhiều sau những trận dông bão trước khi bị
các samurai giáng cho một đòn nặng nề. Quân Nguyên rút lui; cuộc xâm lược chấm dứt.
Chiến thắng này được ghi nhớ bởi quân xâm lược Mông Cổ cũng sử dụng loại bom nhỏ mà
sau này được cải tiến thành bom và thuốc súng của quân Nhật.
Quân Nhật nhận thấy sẽ lại có một cuộc xâm lăng mới, và bắt đầu xây dựng một phòng tuyến
bằng đá sừng sững quanh vịnh Hakata vào năm 1276. Hoàn thành năm 1277, phòng tuyến này
trải dài 20 km dọc theo bờ biển, sau này trở thành căn cứ phòng vệ trọng yếu trước sự xâm
lược của quân Mông. Người Mông Cổ cố gắng dàn xếp vấn đề bằng đường lối ngoại giao suốt
những năm 1275-1279, nhưng mỗi vị sứ giả được cử đưa đến Nhật đều bị xử tử.
- 16 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Trong trận đánh tạo Hakata-ku, Fukuoka. Moko Shurai Ekotoba, khoảng 1293
Năm 1281, nhà Nguyên tiếp tục xâm lược Nhật Bản với đội quân 140.000 người và 4.400
thuyền chiến. Miền Bắc Kyushu được canh phòng với đội quân phòng vệ 40.000 người. Quân
Mông chưa kịp hành quân vào đất liền thì gặp ngay một cơn bão to khi đổ bộ vào một hòn
đảo ở Kyushy, tổn hất nặng nề. Một lần nữa quân Mông phải rút chạy sau những đợt phản
kháng của quân Nhật ở phòng tuyến vịnh Hakara.
Những cơn dông năm 1274 và trận bão to năm 1281 đã giúp cho các samurai đẩy lùi quân
xâm lược Mông Cổ dù chênh lệch về lực lượng rất lớn. Những trận gió này được biết đến với
cái tên kami-no-kaze, tức "thần phong", và càng khắc sâu niềm tin của người Nhật rằng đất
nước của họ thuộc về thần thánh và được bảo vệ bởi các thế lực siêu nhiên.
Thế kỷ 14, một thợ rèn tên là Masamune đã cải tiến kết cấu hai lớp của thép mềm và thép
cứng dùng trong việc rèn kiếm, giúp nâng cao lực cắt và tính bền. Kỹ thuật mới này đã giúp
cho thanh kiếm Nhật Katana trở thành một trong những khí giới lợi hại nhất của thời kì tiền
công nghiệp ở Đông Á. Nhiều thanh kiếm được xuất khẩu xuyên Đông Hải, một số được đưa
đến tận Ấn Độ xa xôi.
Việc anh em trong nhà hãm hại lẫn nhau, giành địa vị con trưởng để thừa kế tài sản thường
xuyên xảy ra ở thời kì này, trái hẳn với các điều luật trước thế kỷ 14, quy định tài sản thừa kế
được chia theo công trạng của mỗi nguời. Các cuộc xâm lấn địa phận và xung đột, tranh cãi
giữa các samurai xảy ra liên miên, trở thành một vấn đề đáng lo ngại suốt thời Mạc phủ
Kamakura và Mạc phủ Ashikaga.
Thời kì Chiến quốc (Sengoku jidai) đánh dấu sự nới lỏng về đạo đức trong văn hóa samurai.
Các tầng lớp xã hội khác thi nhau gắn lên mình cái mác võ sĩ và ung dung được mọi người
kính trọng dưới tư cách một samurai. Vì vậy, tinh thần Võ sĩ đạo (bushido)trở thành một nhân
tố quan trọng trong việc cải quản và ổn định xã hội trong thời kì hỗn loạn này.
Các chiến lược và trình độ kỹ thuật của Nhật phát triển rất nhanh vào thế kỉ 15 và thế kỉ 16.
Quân đội chủ yếu là bộ binh có tên gọi là ashigaru ("túc khinh", do chiến bào của họ rất nhẹ),
gồm những võ sĩ có địa vị thấp kém và dân thường, được trang bị bằng giáo dài (nagayari)
hay Naginata, phối hợp với kỵ binh tinh nhuệ. Số quân được huy động cho chiến sự dao động
từ hàng ngàn đến hàng chục vạn người.
- 17 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Áo giáp samurai của người Nanban ở phía Tây Nhật Bản, thế kỉ
16
Súng hỏa mai, một dạng của súng trường, ban đầu được người Tây
Ban Nha mang đến trên một chiếc thuyền hải tặc của Trung Quốc vào năm 1543, và người
Nhật Bản đã chế tạo được nó thành công trong vòng chưa đến 1 thập kỉ. Kể từ đó, các nhóm
sản xuất súng hỏa mai đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quân đội.
Cuối thời phong kiến, nước Nhật sở hữu hàng trăm ngàn khẩu súng ngắn và quân số khổng lồ
lên đến hơn 100.000 người. Thậm chí quân đội Tây Ban Nha hùng mạnh nhất châu Âu thời
bấy giờ cũng chỉ sở hữu vài ngàn khẩu súng ngăn và khoảng 30.000 quân. Các ninja cũng
đóng một vai trò tích cực trong lĩnh vực tình báo.
Năm 1592, rồi lại năm 1598, Toyotomi Hideyoshi xua quân xâm lược Trung Quốc và đưa
đoàn quân 160.000 samurai tiến đánh Triều Tiên nhanh chóng chiếm ưu thế nhờ vũ khí lợi hại
và quân đội tổ chức cao. Các tướng samurai nổi tiếng nhất trong cuộc chiến này là Kato
Kiyomasa và Shimazu Yoshihiro.
Khi chế độ cũ bị lật đổ, cái tài xoay sở tháo vát của các samurai càng được thể hiện nổi trội
trong mọi nỗ lực để duy trì thế lực quân sự và các tổ chức nhà nước trong phạm vi cai quản
của mình. Đến thế kỉ 19, hầu hết các gia tộc samurai có nguồn gốc tổ tiên từ thời kì này đều tự
nhận là dòng dõi của 4 dòng họ quý tộc thời xưa, Minamoto, Taira, Fujiwara và Tachibana.
Và tất nhiên, thật khó để chứng minh điều đó.
Oda, Toyotomi và Tokugawa
- 18 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Oda Nobunaga là lãnh chúa vùng Nagoya (trước đây là Tỉnh Owari) và là một samurai kiệt
xuất của Thời kỳ Chiến quốc. Ông đã thống nhất các lãnh chúa trên toàn lãnh thổ Nhật Bản và
lập nên một nước Nhật Bản thống nhất.
Oda Nobunaga đã làm một cuộc cải cách trong chiến lược và tổ chức quân đội, cho sản xuất
súng trường hạng nặng, chú trọng đổi mới thương và công nghiệp. Những chiến thắng nối tiếp
nhau trở thành bàn đạp cho quân đội của ông đạt đến mục tiêu lật đổ Mạc phủ Ashikaga và
tước bỏ quyền lực quân sự của các sư nhà chùa, châm ngòi cho các cuộc xung đột phù phiếm
trong dân chúng suốt hàng thế kỉ. Tấn công vào cả nơi tôn nghiêm của các chùa miếu, họ trở
thành vấn đề đau đầu của Thiên hoàng và bất cứ vị lãnh chứa nào muốn kiểm soát tầm ảnh
hưởng của họ. Oda Nobunaga mất năm 1582 khi tướng dưới quyền Akechi Mitsuhide cùng
các thế lực phản nghịch nổi dậy chống lại ông.
Samurai Hasekura Tsunenaga, Roma, 1615, Coll. Borghese, Roma
Quan trọng hơn, Toyotomi Hideyosi và Tokugawa Ieyasu, các thủ hạ trung thành của
Nobunaga, lại chính là người lập ra triều đại Mạc phủ Tokugawa. Hideyoshi là tướng giỏi
được Nobunaga trọng dụng; còn Ieyasu là bạn cùng lớn lên với Nobunaga từ thời thơ ấu.
Hideyoshi đã đánh bại kẻ phản bội Mitsuhide chỉ trong vòng một tháng và trở thành người kế
tục sự nghiệp của chủ soái Nobunaga.
Cả hai người đều có phần trong các chiến công của Nobunaga trước đó và đã tiếp nối sự
nghiệp thống nhất Nhật Bản của Nobunaga. Người xưa có câu: "Thống nhất Nhật Bản là một
cái bánh gạo. Oda làm bánh, Hashiba nặn bánh. Cuối cùng chỉ Ieyashu được ăn bánh"
(Toyotomi Hideyoshi theo họ Hashiba khi còn là thuộc hạ của Nobunaga).
Huyền thoại và sự thật
Phần lớn samurai (trong thời kỳ Edo) gắn liền với quy tắc danh dự gọi là võ sĩ đạo, và luôn là
những người làm gương cho cấp dưới. Một phần đáng chú ý của quy tắc võ sĩ đạo là luật tự
mổ bụng hay còn gọi là harakiri, cho phép một samurai bị hạ nhục phục hồi danh dự cho mình
bằng cái chết, nơi samurai vẫn còn chịu ơn nguyên tắc Võ sĩ đạo. Tuy nhiên, quy tắc Võ sĩ
đạo được viết ra trong thời bình và đã không phản ánh trung thực tính chất chiến binh của một
samurai. Trong khi vẫn tồn tại những cách hành xử của samurai mang tính chất huyền thoại,
- 19 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
những nghiên cứu về Võ gậy Nhật Bản và Võ đạo Nhật Bản đã cho thấy trên chiến trường,
samurai cũng là những chiến binh như bao chiến binh khác.
Mặc dù được gắn với quy tắc Võ sĩ đạo, trên thực tế, samurai vẫn có những người không
trung thành và phản bội (như Akechi Mitsuhide), hèn nhát, dũng cảm, hoặc quá trung thành
(như Kusunoki Masashige). Samurai thường trung thành đối với cấp trên trực tiếp của họ,
những người sẽ gắn liền lòng trung thành với những lãnh chúa cao hơn. Tuy nhiên, cũng có
những trường hợp samurai sẽ bất trung với lãnh chúa hoặc đại lãnh chúa, khi lòng trung thành
đối với Thiên Hoàng cao cả hơn.
Một khả năng huyền thoại của samurai là Song đấu Tâm lý (Duel of Wills), một kỹ thuật tâm
lý để kiểm tra sức mạnh tinh thần của kẻ địch mà không phải đánh nhau. Hai người tham
chiến (phải cùng là samurai, hoặc ở đẳng cấp ngang nhau) nhìn chằm vào nhau, không chớp
mắt trong yên lặng, không cử động cơ thể, cho đến khi một trong hai phải thất bại.
Trà đạo(Sado)
Là một nghi thức pha trà tiếp khách có tính hệ thống rất chặt chẽ. Trà đạo bao
gồm từ việc chuẩn bị đón khách và mời uống trà cũng như việc nghiên cứu và khai thác
vẻ đẹp của kiến trúc, tạo vườn, đồ gốm cùng với những tri thức về lịch sử và tôn giáo.
Tại đây có sự tổng hợp của tính sáng tạo nghệ thuật, tính cảm thụ tự nhiên, tư tưởng tôn
giáo và sự xã giao.
Phong tục uống trà xuất hiện ở Nhật Bản khoảng đầu thế kỷ thứ VIII cùng với sự
ảnh hưởng của Phật giáo. Khoảng từ thế kỷ XII, khi các thiền sư Nhật Bản từ Trung
Quốc trở về mang theo lối uống trà mới kiểu Tống với một loại trà xanh được tán mịn
gọi là mạt trà (matcha) thì tục uống trà trở thành phổ biến. Suốt thời Trung thế, việc
uống trà đã lan rộng từ các thiền viện tới nơi dân chúng với những phong cách mang
tính thẩm mỹ khác nhau. Các hội uống trà và thi hương vị trà đã thu hút chú ý của cả
Thiên hoàng và các tướng quân, các nhà buôn giàu có. Mặc dù việc uống trà không phải
dành riêng cho các thiền viện, nhưng trà lễ (Sarei) với tư cách là các quy tắc và nghi
thức tỉ mỉ cho việc pha và uống trà là do các thiền sư tạo ra. Sarei mang nhiều đặc tính
của Thiền, trong đó sự thanh tịnh, tính giản dị và mộc mạc đã trở thành những đặc
trưng thẩm mỹ và uống trà, do đó, dần dần trở thành một nghi lễ có tính nghệ thuật.
Trà đạo với những đặc tính thẩm mỹ mà chúng ta được biết đến ngày nay đã đạt được
sự phát triển đầy đủ từ thế kỷ thứ XVI.
- 20 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến
trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến
tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của
chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo,
không đơn thuần là con đường, phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu
hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm
dưỡng tính để đạt giác ngộ.
Lịch sử trà đạo :
Giai đoạn 1
Vào thế kỷ thứ 8 - 14 trà bắt đầu được sử dụng phổ biến trong tầng lớp quý tộc.
Lúc đó có các cuộc thi đấu đoán tên trà. Văn hóa uống trà giai đoạn đó giống như những
trò chơi xa xỉ và các người quý tộc rất thích dụng cụ uống trà Trung Quốc.
Trong hoàn cảnh như vậy, có một nhà sư tên là Murata Juko tìm thấy vẻ đẹp
giản dị trong văn hóa uống trà. Ông đến với trà với tư cách là một nhà sư, rất coi trọng
cuộc sống tinh thần. Trà đạo ra đời như thế.
Juko yêu cái đẹp "wabi" và "sabi".
Tuy nhiên, trà đạo vẫn còn chưa được nhiều người biết đến, người kế nghiệp tiếp
theo là Takeno Jyoo.
Jyoo quan niệm: "Mặc dù xung quanh chúng ta chẳng có gì cả: không hoa,
không lá; nhưng có cảnh hoàng hôn chiều tà với một mái nhà tranh."
Giai đoạn 2
Sau thời Jyoo thế kỷ 16 là Senno Rikyu. Ông mới là người đưa ra bước ngoặt
quan trọng, tạo nên một nền văn hóa trà đạo trong giới võ sĩ (samurai). Senno Rikyu đã
là thày dạy trà đạo cho Oda Nobunaga (Shogun - người đứng đầu giới võ sĩ) của thời
Azuchi. Sau khi Oda Nobunaga chết, Toyotomi Hideyoshi lên (thời Momoyama) thì
Senno Rikyu tiếp tục dạy cho ông này. Như vậy, hoạt động của Senno Rikyu khá phổ
biến và có ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp võ sĩ, ảnh hưởng mạnh đến chính trị thời
đó.
Cùng thời với Senrikyu, còn có Yabunnouchi Jyochi, cũng là học trò của Takeno
Jyoo. Yabunouchi Jyochi là trà sư của chùa Honganji, ngôi chùa lớn nhất ở Nhật Bản.
Yabunouchi chú trọng vào việc thực hành Trà đạo ở chính bản thân mỗi người.
- 21 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Ngoài ra còn có nhiều trà nhân khác nữa. Mỗi trà nhân đều pha trà theo cách
riêng của mình. Nếu các phái khác nhau cũng chỉ khác nhau ở trên bề mặt nghi thức
pha trà, còn đạo là duy nhất.
Giai đoạn 3
Trà đạo trong thời hội nhập
Trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong mỗi phòng trà đều có một số bàn
ghế gỗ cho khách ngồi.
Nếu như khách không thể quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật thì sự biến
đổi này cho phép người phương Tây với thói quen hiện đại cũng có thể tham gia được
những buổi trà đạo mà không hề làm mất đi không khí tôn nghiêm trong phòng uống
trà.
Dần dần, trà đạo được đưa vào phòng khách theo phong cách phương Tây.
Người đến không cần phải gò bó theo kiểu ngồi hay cách uống trà của người Nhật vẫn
có thể mặc áo theo kiểu Tây phương.
Nghi thức trà đạo Nhật Bản :
Để có thể thực hiện được một nghi thức Trà Đạo, người hành lễ cần phải có đầy
đủ các yếu tố sau:
Về nơi chốn:
Trà Thất: Là một căn phòng có kích thước nhỏ nhất khoảng 3x3m. Trong phòng
có trải những tấm tatami hay chiếu tre được sắp xếp thành hình vuông bởi 8 mảnh
0.75x1.5m, trông rất đẹp và trang nhã.
Trà Viên: Là một khu vườn được thiết kế phù hợp với việc ngắm hoa, và thưởng
thức trà. Nhưng loại hình này ít được thông dụng như Trà Thất bởi tính cầu kỳ của nó
đòi hỏi cách bày trí khu vườn thật khéo, làm sao cho khu vườn vẫn còn được nét tự
nhiên để người tham gia Trà Đạo không có cảm giác bị rơi vào một cảnh giả do bàn tay
con người tạo ra.
Trong trà Viên thì ít khi có các tấm chiếu hay thảm vì mọi người thường ngồi
trên thảm cỏ trong vườn.
Cách bày trí các đạo cụ trong Trà Thất:
Tranh, thơ, câu liễn: Là những bức tranh về phong cảnh thiên nhiên hay những
bài thơ, câu liễn được treo, dán trong Trà Thất. Nó sẽ làm tăng thêm phần trang trọng
cho Trà Thất. Hoa: Thường được cắm trong bình, lọ hay dĩa nhỏ, được đặt ở giữa
- 22 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
phòng hay đặt dưới bức tranh trong phòng. Nó có tác dụng làm cho căn phòng thêm
sinh động, tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên cho người tham gia. Lư trầm:
Được đặt ở góc phòng hay dưới bức tranh hoặc giữa phòng. Nhưng thường lư trầm
được đặt ở góc phòng. Trầm hương có tác dụng làm cho căn phòng có được mùi hương
thoang thoảng phảng phất nhẹ nhàng, khiến cho mọi người được thư giãn tinh thần,
thoải mái dễ chịu. Các đạo cụ trên được xếp rất gọn gàng, không chiếm diện tích của
phòng trà, tạo sự cân bằng, hòa hợp theo phong thủy.
Cách bày trí đạo cụ trong Trà Viên:
Hoa, Lư Trầm: Thường được đặt ở giữa chỗ ngồi họp nhóm của những người
tham gia. Trong vườn thì có các loài cây như: Hoa anh đào, hoa mai, hoa mơ, tùng, liễu.
Những loài cây này dễ tạo cảm hứng thi phú cho người xem trong quá trình đàm Đạo,
đối ẩm. Bên cạnh đó là các hòn non bộ, những tảng đá lớn, chậu nước cũng được sắp
xếp theo bố cục chặt chẽ, thể hiện sự cân đối Âm – Dương trong phong thủy.
Những đạo cụ dùng trong việc pha chế và thưởng thức trà:
Trà: Tùy theo hệ phái nào mà trà được sử dụng cũng có nhiều sự khác biệt. Hệ
phái sử dụng trà bột: thường dùng loại trà có màu xanh tươi, được phơi khô và xay
nhuyễn thành bột. Khi uống thì bột trà được hòa tan và uống hết. Hệ phái sử dụng trà
nguyên lá, chỉ lấy nước tinh chất từ lá trà, bỏ xác, thường sử dụng loại trà cho nước màu
vàng tươi, hay màu xanh nhẹ. Lá trà được phơi khô, pha chế trong bình trà, lấy tinh
chất, bỏ xác.
Phụ liệu: Ngoài nguyên liệu chính là trà bột hay trà lá, người pha chế còn cho
thêm một số thảo dược, các loại củ quả phơi khô, đậu để làm tăng thêm hương vị cho
chén trà, hay quan trọng hơn là mang tính trị liệu, rất có lợi cho sức khỏe, giúp người
bệnh mau hồi phục thể chất lẫn tinh thần.
Nước pha trà: Thường là nước suối, nước mưa hay nước đã qua khâu tinh lọc.
Ấm nước: Đun nước cho sôi lên để pha trà.
Lò nhỏ: Một cái bếp lò nhỏ đủ để chiếc ấm lên.
Chén trà: Để đựng trà cho khách thưởng thức.
Hủ, lọ đựng trà: Chiếc hủ này cũng được trang trí rất đẹp, tăng tính thẩm mỹ và
làm cho trà đựng bên trong tăng thêm giá trị.
Khăn nhỏ: Dùng để lau chén trà và các đạo cụ pha trà khác.
Muỗng múc trà: Là chiếc muỗng dài, được làm bằng tre hay sứ, mỗi một chén
trà chỉ dùng một muỗng mà thôi (trà bột).
- 23 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Gáo múc nước: chiếc gáo nhỏ, dài để múc nước từ trong ấm nước ra chén trà.
Bình trà: Để pha trà lá
Tách trà nhỏ: Để thưởng thức loại trà lá.
Bánh ngọt: Dùng bánh trước khi uống trà sẽ làm cho khách cảm thấy hương vị
đậm đà đặc sắc của trà.
Cắm hoa nghệ thuật (Ikebana).
Cắm hoa nghệ thuật (Ikebana) ở Nhật Bản còn được gọi là Hoa đạo (Kadò), một
trong những môn nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, đã xuất hiện được hơn 600
năm nay. Nó có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa trong các chùa chiền từ thế kỷ thứ VI, rồi
dần dần phát triển thành một nghệ thuật vào khoảng thế kỷ thứ XV với nhiều nghi thức
và trường phái khác nhau. Hoa đạo khác với cắm hoa thông thường ở chỗ nó đem lại sự
nhận thức về mối liên quan giữa không gian xung quanh với hoa và cành lá, cách bố cục
cành lá, việc lựa chọn hoa cũng như cây được sử dụng làm vật liệu.
Cách cắm hoa sẽ cho ra nhiều ý nghĩa. Ví dụ như cành thưa thớt sẽ biển hiện cho
mùa đông hay, ngược lại, cắm nhiều cành đan xen với nhau sẽ tượng trưng cho mùa hạ.
Hay như nụ hoa sẽ có nghĩa là tương lai, bông hoa chớm nở có nghĩa là hiện tại, và bông
hoa đã nở bung gần hết có nghĩa là quá khứ
Theo như Mandarax, cách trang trí hoa đẹp nhất chỉ phụ thuộc một, hai hay
cùng lắm là ba yếu tố. Để sắp xếp ba yếu tố, thì cả ba yếu tố phải tương tự nhau, hoặc
hai trong ba yếu tố phải giống nhau, nhưng không bao giờ nên để tất cả các yếu tố đó
khác nhau. Người ta nói rằng Ikebana được hệ thống hóa dễ dàng như là một loại tân
dược.
Một phong cách cắm hoa cổ điển và phức tạp có từ xưa, gọi là rikka (hoa đứng).
Phong cách này tìm tòi sự thể hiện vẻ tráng lệ của thiên nhiên, quy ước rằng hoa phải
được cắm theo hình núi Sumeru, một ngọn núi huyền thoại của thế giới nhà Phật tượng
trưng cho toàn vũ trụ. Các vật liệu được sử dụng cho lối cắm hoa này đều có tính tượng
trưng. Phong cách này đạt tới độ hoàng kim vào thế kỷ XVII, nay không còn phổ biến
nữa.
Từ thế kỷ thứ XV xuất hiện lối cắm hoa tự nhiên.
Các ngôi nhà dù nhỏ đều có kotonoma- một không
gian nhỏ thụt vào của căn phòng để đặt các đồ mỹ
- 24 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
nghệ hay để cắm hoa. Các luật lệ cắm hoa theo đó trở nên giản đơn để mọi người đều có
thể thưởng thức được. Cuối thể kỷ XVI có lối cắm hoa tự nhiên gọi là nageire (quăng
vào) như là một phần của nghi lễ trà đạo. Hoa được sử dụng trong trà đạo được gọi là
chabana (trà hoa), chỉ cần một bông hoa trong một bình hoa tạo nên cảm giác giản dị,
thuần khiết, thanh tao. Cắm hoa hiện đại mang ảnh hưởng nhiều của văn hoá phương
Tây. Phong cách cắm hoa moribana (một rừng hoa) đã mở đường tự do cho nghệ thuật
cắm hoa, tìm cách thu nhỏ một phong cảnh hay một mảnh vườn. Đó là phong cách cắm
hoa có thể thưởng thức được ở bất cứ đâu và thích hợp với mọi khung cảnh. Ngày nay ở
Nhật Bản có khoảng 3000 trường phái ikebana, trong số đó 3 trường phái có tiếng nhất
là Ikenobò, Ohara và Sògetsu
Rất nhiều người phụ nữ ở Nhật tham gia học nghệ thuật Ikebana để trở thành người
phụ nữ quyến rũ và tài năng, Ngày nay Ikebana được sử dụng rộng rãi ở Nhật và toàn thế giới.
Hội họa và điêu khắc :
Tranh vẽ :
Tranh vẽ là một loại hình nghệ thuật lâu đời ở
Nhật Bản : bút lông là một loại dụng cụ viết
chữ truyền thống và hơn nữa nó được nhiều
hoạ sĩ sử dụng một cách tự nhiên. Công nghệ
vẽ tranh cổ truyền của người Nhật vẫn còn
được sử dụng cho đến ngày nay, bên cạnh
những công nghệ được du nhập từ các nước
Châu Á và Phương tây.
Ukiyoe – tranh khắc gỗ :
- 25 -