Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

bài viết dự thi vì an toàn giao thông thủ đô 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.17 KB, 19 trang )

Bài viết dự thi “Vì an toàn giao thông Thủ Đô 2016”
Giảm ùn tắc giao thông bền vững
Bài làm
Quy hoạch phải có tầm nhìn xa
KTĐT - Tình trạng ùn tắc giao thông (UTGT) ở Hà Nội nói riêng và
tại các đô thị lớn của cả nước nói chung đều có quá trình phát sinh, phát
triển.
Thống kê trong 8 tháng đầu năm 2016 Theo Ủy ban An toàn giao thông
(ATGT) Quốc gia, 8 tháng đầu năm 2016 (tính từ ngày 16/12/2015 đến
15/8/2016), toàn quốc xảy ra 13.612 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.728
người, làm bị thương 11.781 người. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 1.010 vụ
(-6,91%), giảm 93 người chết (-1,6%), giảm 1.456 người bị thương (-11%).
Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản
2.617.339 trường hợp vi phạm trật tự ATGT đường bộ; phạt tiền 1.686,06 tỷ
đồng; tạm giữ 20.766 xe ô tô và 365.147 mô tô; tước 250.341 giấy phép lái
xe.
Chỉ tính riêng trong tháng 8/2016, toàn quốc xảy ra 1.760 vụ tai nạn giao
thông, làm chết 705 người, làm bị thương 1.495 người. So với cùng kỳ năm
2015 tăng 48 vụ (2,8%), tăng 51 người chết (7,8%), giảm 96 người bị
thương (-6,03%).
Trong tháng 8/2016, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ công an các địa
phương đăng ký mới 28.528 xe ôtô, 236.668 xe môtô và 36.820 xe máy
điện. Cục đăng ký mới 66 xe ô tô; đăng ký sang tên, di chuyển 8 xe ô tô.
Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 372.626 trường
hợp vi phạm trật tự ATGT, Kho bạc Nhà nước thu hơn 211,84 tỷ đồng; tạm


giữ 3.704 xe ô tô, 47.790 xe mô tô và 938 phương tiện khác; tước giấy phép
lái xe (GPLX) 37.668 trường hợp.
Như vậy tai nạn giao thông vẫn còn nhiều, số người chết, bị thương hay vi
phạm an toàn giao thông vẫn còn tăng cao.


Vậy nguyên nhân gì gây ra tình trạng tai nạn giao thông xảy ra nhiều
như vậy?
Trước tiên, do tốc độ đô thị hóa nhanh với lượng dân cư đổ dồn về các đô thị
lớn khiến hạ tầng giao thông đô thị quá tải. Tiếp đến, việc hoạch định chính
sách đầu tư cho giao thông từ đường sá, điểm đỗ, quy hoạch hạ tầng thiếu
đồng bộ, thiếu nguồn vốn và chưa có tầm nhìn xa, khiến UTGT trở thành
vấn nạn.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân chủ quan khách quan khác như:
Mất tập trung khi lái xe
Nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn khi lái xe không phải là say rượu khi cầm
lái mà là phân tâm khi lái xe. Người lái xe bị phân tâm khi không tập trung
sự chú ý vào con đường trước mặt và công việc lái xe, thay vào đó là nói
điện thoại, gởi tin nhắn, ăn vặt, trang điểm v.v.

Lái xe mất tập trung đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào
trong ngày trong khi lái xe trong cơn say thường xảy ra vào ban đêm.
Theo NHTSA, 65% tai nạn giao thông do lái xe mất tập trung 3 giây trước
khi xảy ra tai nạn.


Nói chuyện điện thoại
Các nhà nghiên cứu thuộc NHTSA cho biết vừa lái xe vừa bấm số điện thoại
tăng nguy cơ xảy ra tai nạn 2,8 lần. Nói chuyện điện thoại tăng nguy cơ xảy
ra tai nạn 1,3 lần.

Các nhà nghiên cứu Virginia Tech cảnh báo sử dụng tai nghe hay Bluetooth
để nói chuyện qua điện thoại di động không an toàn hơn khi cầm tay. Hệ
thống kích hoạt bằng giọng nói ít rủi ro hơn nếu người lái xe không rời mắt
khỏi con đường đường hay rời tay khỏi vô lăng thường xuyên trong thời
gian dài. Tuyệt đối không sử dụng diện thoại di động trong khi lái xe là an

toàn hơn và có ý nghĩa thực tế đối với mọi người tham gia giao thông.
Gởi tin nhắn văn bản
Gởi tin nhắn tăng nguy cơ tai nạn gấp 23,2 lần so với lái xe một cách tập
trung chú ý.


Các nghiên cứu của NHTSA và Virginia Tech đều đi đến kết luận là soạn
thảo và gởi tin nhắn là nguy hiểm nhất trong việc sử dụng các tính năng của
điện thoại di động.
Nếu bạn không thể tắt điện thoại trước khi lái xe, bạn nên mở thư thoại và sẽ
chỉ nghe lại thư thoại khi bạn ghé vào một chỗ đỗ an toàn. Bạn chỉ nên ăn
uống khi đến một trạm dừng chân.
Đối với lái xe trên 18 tuổi có thể sử dụng điện thoại rảnh tay, đối với người
dưới 18 tuổi hay mới được cấp bằng lái xe cần bị cấm sử dụng điện thoại di
động dù là điện thoại rảnh tay.
Lái xe vượt tốc độ quy định
Lái xe quá tốc độ quy định là nguyên nhân gây nên 1/3 tai nạn giao thông.
Khi bạn chạy xe với tốc độ nhanh hơn, thời gian cho phép bạn phản ứng để
tránh khỏi va chạm sẽ ít đi, khả năng xảy ra va chạm sẽ tăng thêm. Đó là
chưa kể đến hậu quả va chạm sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn di chuyển ở tốc
độ cao.

Theo thống kê của NHTSA, hàng năm trung bình ở Mỹ có 12.500 ca tử
vong do chạy quá tốc độ quy định, chiếm 33% nguyên nhân gây tai nạn giao
thông, gây tốn kém cho xã hội 28 tỷ USD mỗi năm.
Cần lưu ý rằng chỉ cần bạn vượt tốc độ quy định 8 km/giờ (5 mph) cũng đủ
gây tai nạn nghiêm trọng.
Giả sử trên con đường quy định tốc độ tối đa 48 km/ giờ (30 mph), khi bạn
phát hiện người đi bộ ở cách xa 13,7 mét (45 feet) và phanh xe, chiếc xe của



bạn sẽ dừng lại trước khi va chạm với người đi bộ. Nếu bạn chạy vượt quá
quy định 8 km/giờ tức 56 km/giờ. Ở khoảng cách 13,7 mét, sau khi phanh
xe, xe sẽ va chạm người đi bộ ở tốc độ 29 km/giờ. Đủ để gây chấn thương
nghiêm trọng cho người đi bộ.
Quy tắc 3 giây giữ khoảng cách an toàn
Đi đúng tốc độ quy định chưa đủ, bạn vẫn có thể gây tai nạn nếu không giữ
khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước. Theo luật giao thông khoảng
cách an toàn phụ thuộc vào tốc độ xe.
Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được
quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
Đến 60

30

Trên 60 đến 80

50

Trên 80 đến 100

70

Trên 100 đến 120
90
Nếu bạn thấy khó nhớ các khoảng cách an toàn theo tốc độ được, quy tắc 3
giây có thể giúp bạn giữ khoảng cách an toàn với xe chạy trước dễ dàng hơn.
Nguyên tắc là khi chạy trên đường khô ráo, kể từ khi bạn phát hiện xe chạy
trước bất ngờ dừng lại, bạn có 3 giây để phanh nhằm tránh va chạm vào

phần đuôi xe chạy phía trước.
Do vậy, dù bạn đang chạy ở bất cứ tốc độ nào, chỉ cần lấy một mốc bên
đường khi xe phía trước chạy ngang rồi đếm 3 giây. Nếu sau khi bạn đếm
được 3 giây xe bạn mới đến điểm lấy mốc là bạn đã giữ đúng khoảng cách
an toàn. Nếu xe bạn đến điểm mốc trước 3 giây là bạn giữa khoảng cách quá
gần.


Tuy nhiên, quy tắc 3 giây chỉ hiệu quả khi mắt bạn không rời con đường
phia trước 1 giây nào.Chỉ cần bạn không theo dõi xe chạy phía trước 1,2
giây bạn sẽ không phản ứng kịp để ngăn chặn thảm họa xảy ra. Quy tắc 3
giây là dành cho xe con khi đường khô ráo, khi mưa, khi xuống dốc hay ở
khúc quanh con số này phải tăng thêm tùy theo theo huống. Đối với xe tải
nặng thay vì 3 giây, phải tăng lên 5 giây vì khoảng cách dừng xe của xe tải
nặng lớn hơn xe con.
3. Lái xe khi bị ảnh hưởng bởi rượu bia
Trên thế giới, nguyên nhân lái xe khi say rượu mỗi năm cướp đi sinh mạng
1,3 triệu người. Theo các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam, rượu là nguyên
nhân trực tiếp làm giảm tốc độ phản ứng của lái xe từ 10 – 30%, giảm khả
năng điều khiển tự chủ, phản xạ và thị lực, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị
giác, quá trình xử lý và truyền tải hình ảnh tới não, gây ước tính sai về
khoảng cách, dẫn đến gia tăng mức độ rủi ro và TNGT.

Theo Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt, từ năm 2004 – 2008, TNGT do
nguyên nhân từ say rượu bia luôn chiếm từ 6 – 8% TNGT xảy ra trong toàn
quốc. Năm 2006, phân tích 7.280 vụ TNGT có 474 vụ (chiếm 6,5%) do lái


xe say rượu bia gây ra; năm 2007 có 469 vụ và 2008 có 409 vụ. Đây là
những thống kê chưa đầy đủ, thực tế còn cao hơn nhiều.

Một nghiên cứu của Bộ Y tế về tình trạng sử dụng rượu, bia khi lái xe tại 2
huyện Khoái Châu (Hưng Yên) và Từ Liêm (Hà Nội) cho thấy, 68% nam
giới bị thương do TNGT đã có uống rượu bia khi lái xe; 70% nam giới xác
nhận có uống rượu trước khi đi xe máy. Trước đó, trong một cuộc điều tra,
thì có 38% người dân Việt Nam cho rằng chỉ khi bị bắt buộc, họ mới tuân
thủ quy định không uống rượu lái xe.
Liên quan đến vấn đề trên, Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy
định: Người điều khiển xe ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4
miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng, bị
tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng, tạm giữ phương tiện đến 7
ngày….;
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi
thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu
hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 500
ngàn đồng đến 1 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng,
tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.
Ở Anh và Mỹ, lái xe khi say rượu nếu nhiều lần tái phạm có thể bị thu bằng
lái vĩnh viễn và bị phạt tù.
4. Bất cẩn khi lái xe.
Bất cẩn khi lái xe là một tội danh do tòa án tuyên bố. Người bị kết tội bất
cẩn khi lái xe là người bất chấp các quy định giao thông. Về bản chất người
bất cẩn khi lái xe là người coi thường sinh mạng của chính mình và của
người khác khi tham gia giao thông. Ở nhiều quốc gia, bất cẩn khi lái xe có
thể bị tù giam, treo bằng lái hay tịch thu bằng lái vĩnh viễn.


Bất cẩn khi lái xe thường vi phạm nhiều hơn 1 những lỗi gây ra dễ tai nạn
sau :
Phân tâm khi lái xe, say rượu khi lái xe, say ma túy khi lái xe, xe không đèn

chiếu sáng, quay đầu không hợp lệ, vượt đèn đỏ, không chấp hành lệnh dừng
xe của cảnh sát, vượt quá tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn, phanh bất
ngờ, chạy núp bóng xe khác. Ở một số quốc gia khi cha mẹ không thắt đai
an toàn cho con em có thể bị kết tội bất cẩn khi lái xe.
Thường thì những vi phạm giao thông đơn thuần không bị quy kết vào tội
bất cẩn khi lái xe, nhưng kết hợp 2 hành vi vi phạm giao thông có thể khiến
tình tiết tăng nặng và bị quy tội bất cẩn trong giao thông.
Lái xe quá tốc độ có thể trở thành tội bất cẩn khi lái xe :
Chỉ một mình lái xe quá tốc độ thông thường không bị xem là bất cẩn khi lái
xe. Nhưng khi lái xe quá tốc độ trong 1 số trường hợp cụ thể có thể có thể bị
quy là bất cẩn khi lái xe : khi có sự hiện diện của người đi bộ, giờ cao điểm,
giao thông đông đúc, tầm quan sát hạn chế do thời tiết, đoạn đường hẹp v.v.
Tốt nhất là thắt đai an toàn khi cầm lái, chú ý chấp hành các biển báo giao
thông, tránh phân tâm, không lái xe khi cảm thấy mệt mỏi.
5.Mưa
Theo thống kê, tai nạn giao thông xảy ra khi mưa cao gấp nhiều lần khi trời
nắng ráo. Lý do mưa làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông là đường
ướt làm giảm ma sát bánh xe với mặt đường khiến việc chuyển hướng lái và
phanh kém hiệu quả. Một lý do nữa là trong mưa tầm nhìn của lái xe trở nêm
hạn chế, không kịp phản ứng để đối phó với diễn biến bất ngờ.


Hai loại người làm tăng khả năng tai nạn giao thông khi trời mưa
Hai tính cách đối nghịch nhưng cùng dẫn đến 1 hậu quả làm tăng tai nạn
giao thông khi trời mưa là “nhút nhát” và “liều lĩnh”.
Người lái xe nhút nhát đánh giá quá cao sự nguy hiểm của việc lái xe trong
mưa nên thường lái xe ở tốc độ thấp hơn tốc độ hợp lý họ làm cho mật độ
giao thông lên và họ thường bị xe khác va chạm vào đuôi.
Người lái xe thiếu thận trọng thường bất chấp những hậu quả của trời mưa
(đường trơn, tầm nhìn hạn chế), thậm chí họ nghĩ rằng khi mưa, đường vắng

hơn là cơ hội tốt để họ phô diễn khả năng lái xe tốc độ cao. Họ không biết
rằng ngay cả khi xe được trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh (4WD) bánh xe
vẫn bị trượt, mất kiểm soát xe và gây ra tai nạn.
Nguy cơ nhiều nhất là khi trời mới mưa
Khi mới mưa đường trơn hơn khi mưa già. Khi những giọt mưa đâu tiên rơi
xuống mặt đường, nó làm cho những giọt dầu nằm trong kẽ đá dăm nổi lên
trên bề mặt. Đây là thời điểm phanh xe không ăn, nguy cơ va chạm cao nhất
trong cơn mưa.
Khi trời mưa, tầm nhìn lái xe bị hạn chế đặc biệt là lúc mới mưa, các giọt
nước bắn lên từ mặt đường chứa nhiều bùn đất, kính chắn gió mau bẩn. Đây
là lý do khiến gạt nước trở thành vật dụng quan trọng và bạn phải luôn luôn
chắc chắn rằng quạt nước hoạt động tốt.


6.Vượt đèn đỏ
Ở Mỹ vượt đèn đỏ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tại nạn giao thông,
hàng năm xe vượt đèn đỏ dẫn đến 1.000 cái chết đáng tiếc và khoảng 90.000
trường hợp thương tật. Nói ngắn gọn, đây là vấn đề nghiêm trọng.

Một vài số liệu thống kê :
Va chạm do vượt đèn đỏ gây ra chấn thương nhiều hơn loại khác (47% so
với 33%).
Tai nạn tử vong do vượt đèn đỏ xảy ra trong giao thông đô thị nhiều hơn bất
kỳ loại tai nạn gây chết người khác.
Tai nạn do vượt đèn đỏ có thể xảy ra suốt ngày.
Những mức đội phạm tội vượt đèn đỏ
Một số người không hiểu đúng tín hiệu đèn vàng, họ cho rằng đèn vàng cho
phép vượt qua giao lộ. Thật ra đèn vàng là tín hiệu báo xe phải chạy chậm
lại và dừng xe trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được
đi tiếp. Trong trường hợp đèn vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm



tốc độ nhưng phải chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ. Thường
thì khi ta trông thấy đèn vàng lúc chưa đến vạch dừng nên phải dừng xe.
Một số người khác vượt đèn đỏ do bị phân tâm khi lái xe, không trông thấy
đèn đỏ. Nhưng đáng trách nhất là những người biện minh cho mình vì lý do
vội vàng. Họ tự cho rằng thời gian của mình là quan trọng hơn sinh mạng
của người khác. Đây là tội bất cẩn khi tham gia giao thông, một tôi danh do
tòa án phán quyết.
Ở VN người điều khiển phương tiện ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.0001.200.000 đồng với hành vi vượt đèn đỏ. Nếu trong nội thành Hà Nội, Sài
Gòn được áp dụng mức phạt 1,5 - 2 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước
GPLX 30 ngày.
Ở các quốc gia khác, cụ thể là ở Mỹ, người vượt đèn đỏ có thể phải hầu tòa.
Nếu vi phạm nhiều lần hay phạm lỗi vượt đèn đỏ kết hợp với một lỗi khác
như say rượu, lái xe quá tốc độ v.v. người lái xe có thể bị kết tội bất cẩn khi
lái xe, có thể bị phạt tù hay tước bằng lái xe vĩnh viễn.
7. Vượt biển báo dừng lại
Sẽ là thiết sót lớn nếu chỉ đề cập đến lỗi vượt đèn đỏ mà không đề cập đến
lỗi vượt biển báo dừng lại. Theo thống kê của bộ phận Báo cáo Tử vong
(FARS) trực thuộc NHTSA, trong năm 1999 và 2000 trên toàn nước Mỹ có
13.627 trường hợp tử vong do không chấp hành biển báo dừng lại.
Có lẽ vì biển báo “Dừng lại” (Stop Signs) chỉ là 1 trong 48 biển báo cấm nên
người học luật giao thông chóng quên. Số hiệu biển báo: 122, tên biển báo:
Dừng lại, chi tiết báo hiệu: biển có hiệu lực buộc các xe cơ giới và thô sơ kể
cả các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định dừng lại trước biển
hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do
người điều khiển giao thông hoặc đèn, cờ) cho phép đi.Biển báo dừng lại ở


VN cũng giống như quốc tế là một hình bát giác màu đỏ có chữ stop màu

trắng ở giữa nhưng có thêm dòng chữ màu đen “dừng lại” bên dưới.

Biển báo dừng lại có ý nghĩa tương tự như đèn đỏ nhưng được đặt ở nơi
chưa đủ điều kiện để thiết lập đèn giao thông và mang tính chất tạm thời
chẳng hạn như ở đoạn đường đang sửa chữa, cổng trường trong giờ tan học
v.v
Vượt biển báo dừng lại thường bị những người không tập trung và người bất
cẩn khi lái xe vi phạm. Hậu quả cũng nghiêm trọng như vượt đèn đỏ và phải
nhận mức phạt như vượt đèn đỏ.
Để phòng ngừa tai nạn,bạn phải dừng xe khi gặp biển báo dừng cho dù
người đặt biển báo không phải là cảnh sát giao thông mà chỉ là nhân viên
công chánh, bảo vệ trường học hay nhân viên ngành đường sắt.
8. Tài xế tuổi teen
Có lẽ xếp tài xế tuổi teen vào top 25 nguyên nhân tai nạn giao thông chỉ
đúng với Mỹ và những quốc gia mà thanh thiếu niên từ 16 tuổi đã được phép
ôm vô lăng nếu có người giám hộ ngồi bên cạnh và 18 tuổi đã được dự thi
cấp bằng lái ô tô.


Ở Mỹ, tai nạn ô tô là lý do tử vong hàng đầu của những người tuổi teen.
Khoảng 1/3 vị thành niên bị chết do tai nạn giao thông. Tai nạn ô tô xảy ra ở
độ tuổi 16 đến 19 cao nhất so với bất kỳ độ tuổi nào khác. Trên cùng một
dặm đường, nguy cơ xảy ra tai nạn đối với tuổi teen cao gấp 4 lần so với tài
xế ở độ tuổi nhiều kinh nghiệm hơn.

Tuổi teen năm đầu tiên được cấp bằng lái xe bị tai nạn giao thông nhiều
nhất. Trong tuổi teen, phái tính nam gặp tai nạn nhiều hơn nữ giới. Tỷ lệ tử
vong trong tai nạn giao thông của teen nam cao gấp 1,5 lần teen nữ. Teen
nam cũng phạm lỗi lái xe dưới ảnh hưởng bởi cồn, quá tốc độ quy định,
không cài đai an toàn nhiều hơn tài xế teen nữ.

Sự thiếu kinh nghiệm kết hợp với sự liều lĩnh, bất cẩn là nguyên nhân dẫn
đến tỷ lệ tai nạn cao ở tuổi teen.
-Tài xế teen thường đánh giá thấp các tình huống nguy hiểm hơn các tài xế
lớn tuổi hơn, thậm chí nhiều khi không nhận ra tình huống nguy hiểm.
-Tài xế teen thích uống rượu, lái xe dưới ảnh hưởng bởi cồn, lái xe thiếu tập
trung, quá tốc độ cho phép và thích bám đuôi xe khác.
-Tài xế teen nằm trong số thường không thắt đai an toàn nhiều nhất, điều này
khiến tỷ lệ tử vong và chấn thương nghiêm trọng do tai nạn giao thông càng


tồi tệ hơn.
Hiện nay ở một số tiểu bang ở Mỹ áp dụng chế độ bằng lái dự bị (GDL)
trước khi trở thành bằng lái chính thức. Nói một cách khác, trong năm đầu
tiên, bằng lái xe chưa đơcj xem là bằng chính thức.
Người được cấp bằng lái xe bị hạn chế quyền lái xe trong một số trường hợp
Năm đầu tiên tài xế teen không được chở trên xe nhiều hơn 1 hành khách
teen khác.
Năm đầu tiên tài xế teen không được lái xe sau 12 giờ khuya.
Bằng lái xe trong năm đầu tiên được đóng dấu để dễ nhận biết.
Chương trình này ngay năm đầu tiên được áp dụng ở một số tiểu bang đã
đem lại kết quả rất tốt đẹp : giảm 38% tử vong và 40% chấn thương do tai
nạn giao thông.
9. Lái xe ban đêm
Về đêm, khả năng nhận thức và phán đoán về khoảng cách của người ta bị
suy yếu vì thiếu ánh sáng. Lái xe ban đêm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn
giao thông hàng đầu. Ước tính 90% quyết định lái xe đưa ra dựa trên những
gì được nhìn thấy. Người ta có thể nhìn rõ trong ánh sáng tự nhiên ban ngày,
nhưng ánh sáng nhân tạo của đèn đường và đèn pha có thể tạo ra một số vấn
đề về tầm nhìn. Do đó người lái xe cần có biện pháp để tránh tai nạn xảy ra
khi lái xe ban đêm.



Số liệu thống kê cần biết
Số liệu thống kê của NHTSA cho thấy, vào ban đêm lượng xe tham gia giao
thông ít đi 60%, nhưng số lượng tử vong do tai nạn ô tô lại tăng 40% so với
ban ngày. Điều này cho thấy lái xe đêm nguy cơ bị tai nạn gần gấp 3 lần lái
xe ban ngày.
Mắt người khi đã mở rộng đồng tử để nhìn rõ dưới ánh sáng yếu ớt của đèn
đường và đèn của xe mình, gặp ánh sáng cường độ cao của đèn pha xe
ngược chiều, đồng tử không thu hẹp kịp, gây nên hiện tượng chói mắt.
Ngược lại, khi xe ngược chiều rọi đèn pha đã đi qua, chỉ còn ánh đèn đường
và đèn của xe mình, ánh sáng yếu đi nhưng đồng tử không kịp điều chỉnh
mở rộng cho phù hợp, khiến mắt ta tối sầm không nhìn thấy đường đi phía
trước . Điều này xảy ra khá thường xuyên trên đường giao thông ban đêm.
Một số người mắt không điều chỉnh kịp thời vào lúc bình minh và hoàng
hôn, khi trời đang tối rồi bừng sáng và ngược lại, khiến khoảng thời gian
bình minh và hoàng hôn trở thành thời điểm nguy hiểm cho giao thông
đường bộ.
10. Lỗi thiết kế và sản xuất
Sẽ là thiếu công bằng nếu chúng ta trút hết trách nhiệm cho người lái xe mỗi


khi xảy ra tai nạn mà quên đi trách nhiệm người thiết kế và sản xuất. Trách
nhiệm thiết kế và sản xuất được gọi chung là trách nhiệm sản phẩm. Pháp
luật ở mọi quốc gia yêu cầu sản phẩm được sản xuất phải đạt tiêu chuẩn an
toàn tối thiểu. Nhiệm vụ giám sát chất lượng sản phẩm ô tô được giao cho
Cơ quan An toàn Giao thông. Với hơn 100 năm phát triển, những quy định
về tiêu chuẩn về an toàn của sản phẩm ngày càng được nâng cao, nhưng lỗi
sản phẩm vẫn còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông.
Khi bị Cơ quan An toàn Giao thông phát hiện 1 bộ phận của chiếc xe có lỗi,

nhà sản xuất ô tô phải tiến hành 2 việc :
- Triệu hồi và khắc phục khiếm khuyết sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do lỗi sản phẩn của mình gây ra.
Những lỗi sản phẩm thường dẫn đến tai nạn bạn cần quan tâm là:
Phanh yếu là nguyên nhân chính gây tai nạn
Ở những xe đời mới được trang bị hệ thống phanh thủy lực kép, nếu 1 hệ
thống bị hỏng hệ thống còn lại vẫn có thể dừng xe. Ở những xe hiệu suất cao
thường được trang bị phanh đĩa ở cả 4 bánh. Xe phổ thông được trang bị
phanh đĩa ở 2 bánh trước, 2 bánh sau là phanh tang trống kém hiệu quả hơn.
Phanh tang trống sẽ không ăn khi bố phanh bị nóng.
Xe đời mới hầu hết được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh
(ABS),ngăn ngừa được hiện tượng trượt bánh là nguyên nhân phổ biến của
tai nạn ô tô.
Dù tiết kiệm tiền bạc, để an toàn bạn nên mua 1 chiếc xe có hệ thống phanh
kép (dual-circuit brake systems), 2 bánh trước là phanh đĩa và xe có trang bị
hệ thống ABS.
Lốp xe lạc hậu và hư hỏng
Lốp xe radial an toàn hơn loại lốp bias-ply đã ra đời cách đây 25 năm.
Nhưng cho dù bạn trang bị lốp radian những vấn đề có thể xảy ra là lốp


không bám đường và bị nổ. Lốp không bám đường thường là do không bơm
đủ hơi hoặc bị mòn, bạn cần kiểm tra thay lốp mỗi khi đi được khoảng 8.000
km. Lốp bị nổ có thể dẫn dến tai nạn nghiêm trọng do lốp đã cũ, mòn không
đều hoặc bơm quá căng. Lốp mòn không đều do cân chính không đúng cánh
hay hệ thống treo bị hỏng. Lốp mòn không đều khiến xe chạy không đúng
hướng mong muốn và có thể dẫn đến tai nạn.

Mặc dù Chính phủ và lãnh đạo các địa phương đều đề ra rất nhiều giải
pháp, nhưng xem ra vẫn còn ở mức "cấp cứu" hay "chữa cháy". Vấn đề

chống UTGT hiện nay rất cần một đề án tổng thể dài hạn, trong đó, phải có
tầm nhìn xa và giải pháp đồng bộ và ưu tiên từng giải pháp trong quá trình
triển khai mới mong kéo giảm UTGT bền vững.
Việc đô thị hóa nhanh, lượng dân cư dồn về lớn khiến hạ tầng giao thông
quá tải.
Vì vậy chúng ta cần phải có những giải pháp tích cực để đẩy lùi
tai nạn giao thông như:
Tập trung nguồn lực phát triển giao thông công cộng


UTGT liên tục xảy ra bởi hạ tầng giao thông luôn quá tải phương tiện cá
nhân. Rất nhiều người đặt câu hỏi vì sao Hà Nội không phát triển vận tải
công cộng, nhất là tàu điện ngầm, nổi từ trước, để đáp ứng nhu cầu đi lại của
người dân, giảm phương tiện, giảm ùn tắc. Trước đây, Hà Nội đã có những
tuyến tàu điện chạy xuyên tâm thành phố, từ hồ Hoàn Kiếm đi Hà Đông,
Cầu Giấy, Chợ Mơ. Tuy nhiên, cách đây hơn 20 năm, hệ thống này đã dừng
hoạt động. Mãi đến những năm 2000, khi UTGT trở nên nghiêm trọng,
Chính phủ, rồi TP Hà Nội mới xây dựng quy hoạch, lập dự án phát triển vận
tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng tàu điện ngầm, nổi. Tuy nhiên,
nhanh nhất phải đến năm 2016, Hà Nội mới có tuyến đường sắt nội đô đầu
tiên. Do đó, xe buýt hiện nay vẫn đóng vai trò chủ lực để giảm UTGT. Để
giảm giảm UTGT bền vững, Chính phủ và TP Hà Nội đã định ra chiến lược
ưu tiên đặc biệt phát triển giao thông công cộng theo hướng hiện đại, đi
trước một bước với các chính sách hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu đi lại của dân,
từ đó giúp giảm phương tiện giao thông cá nhân. Thực tế, trong thời gian
qua, hệ thống VTHKCC bằng xe buýt dù đã được quan tâm, nhưng chưa
đúng tầm, chưa phủ kín, nên hầu hết người dân chọn xe máy, ô tô cá nhân để
di chuyển dẫn đến UTGT vẫn diễn ra. Do đó, bên cạnh việc xây dựng
VTHKCC bằng xe điện ngầm, nổi, các cơ quan chức năng phải có chiến
lược, quy hoạch kết nối với các loại phương tiện VTHKCC khác, tạo ra hệ

thống giao thông đồng bộ, thuận tiện mới mong giảm phương tiện cá nhân,
tiến tới giảm UTGT. Đặc biệt, phải có quyết tâm cao, dù khó khăn đến đâu,
dù phải thắt lưng buộc bụng, phải huy động sức dân, vẫn phải sớm từng
bước phát triển tàu điện ngầm như nhiều nước trên thế giới đã triển khai
thành công. Mặt khác, trước mắt tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ xe
buýt và tăng tốc, đặc biệt phát triển xe buýt đa dạng, hấp dẫn ngày càng


nhiều người từ bỏ xe máy đi lại bằng giao thông công cộng. Đây cũng là một
định hướng đặc biệt trước mắt cũng như lâu dài.
Nâng cao ý thức
Sau khi giải được bài toán VTHKCC đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân,
phải đề ra giải pháp nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đến tất cả
người dân. Hiện, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT đã được
triển khai, tuy nhiên vẫn làm chưa quyết liệt và chưa có chiến lược dài hạn.
Do đó, trong mọi trường học, cấp học tuyên truyền pháp luật về ATGT phải
kết hợp với thực hành, giúp học sinh nâng cao ý thức và có kinh nghiệm tốt
để tham gia giao thông sau này; tạo ra thế hệ mới sau 10 đến 20 năm tự giác
chấp hành Luật Giao thông như nước Nhật đã làm…
Có thể thấy, 2 giải pháp chống UTGT trên nên được ưu tiên thực hiện liên
tục, mạnh với tầm nhìn xa lâu dài. Trên cơ sở 2 định hướng ưu tiên phát
triển trên, cần kết hợp thực hiện các quy hoạch khác như: Thêm giao thông
tĩnh, thêm đường, thêm cầu vượt, đường sắt trên cao, di chuyển nhiều cơ
quan trường học ra xa trung tâm, phát triển đô thị vệ tinh hiện



×