Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG THỊ HƯƠNG LY

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
RỪNG Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG THỊ HƯƠNG LY

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
RỪNG Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN

THÁI NGUYÊN - 2016




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá tác động của chính sách quản lý,
bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” là kết
quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc của bản
thân, không sao chép từ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm về những nhận xét đã đưa ra trong luận văn này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Học viên

Hoàng Thị Hương Ly


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trường Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, những người đã
trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đây chính là
những nền tảng cơ bản để em hoàn thành bài luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo - TS.Trần Đình Tuấn
đã tận tình quan tâm hướng dẫn, nhiệt tình chỉ bảo, giải đáp cho em những
thắc mắc trong quá trình nghiên cứu để em hoàn thành tốt bài luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ huyện Võ
Nhai cùng các hộ gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ em được tìm hiểu tình
hình cụ thể về sản xuất lâm nghiệp của huyện Võ Nhai, đồng thời đã dành
thời gian chỉ bảo hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể

hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Hoàng Thị Hương Ly


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ...........................................................................viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn .................................................................................................. 4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG .... 5


1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về rừng ................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm rừng .................................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm và phân loại rừng ................................................................................ 6
1.1.3. Vai trò của rừng ................................................................................................... 8
1.2. Một số vấn đề lý luận về tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng
đến phát triển rừng .............................................................................................. 9
1.2.1. Các khái niệm cơ bản .......................................................................................... 9
1.2.2. Đặc trưng của chính sách quản lý, bảo vệ rừng .............................................. 11
1.2.3. Nội dung đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến
phát triển rừng ................................................................................................... 13
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng...... 16
1.3. Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ rừng tại một số địa phương trong nước và
bài học rút ra cho huyện Võ Nhai ................................................................... 19


iv
1.3.1. Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước về thực hiện chính sách
quản lý, bảo vệ rừng ......................................................................................... 19
1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong việc thực
hiện chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng........................................ 24
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................. 26

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 26
2.2. Khung phân tích và phương pháp phân tích ...................................................... 26
2.3. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin .......................................... 27
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 27
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 28
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin ..................................................................... 28
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đánh giá tác động của chính sách quản lý,

bảo vệ rừng đến phát triển rừng ......................................................................... 28
2.4.1. Các chỉ tiêu về quản lý, bảo vệ rừng ................................................................ 28
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tác động của chính sách.............. 29
2.4.3 Các chỉ tiêu tổng hợp.......................................................................................... 29
Chương 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO
VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG Ở HUYỆN VÕ NHAI............................... 30

3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai ............. 30
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên.............................................................................................. 30
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai ....................................................... 39
3.1.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Võ Nhai ............................. 46
3.2. Thực trạng tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển
rừng ở huyện Võ Nhai ...................................................................................... 49
3.2.1. Tình hình triển khai thực hiện một số chính sách cơ bản trong quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Võ Nhai ................................................... 49
3.2.2. Đánh giá tác động của các chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát
triển rừng ở huyện Võ Nhai ............................................................................. 57


v
3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng của việc thực thi chính sách quản lý, bảo
vệ đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai ........................................................ 75
3.3.1. Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên .............................................................. 75
3.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố con người................................................................... 77
3.3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội.................................................... 78
3.3.4. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường sinh thái ................................................. 79
3.3.5. Ảnh hưởng của các nhân tố khác ..................................................................... 80
3.4. Đánh giá chung về tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát
triển rừng ở huyện Võ Nhai ............................................................................. 81

3.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................................... 81
3.4.2. Hạn chế ............................................................................................................... 83
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN
CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG
Ở HUYỆN VÕ NHAI................................................................................................... 86

4.1. Quan điểm tăng cường thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng để phát
triển rừng ở huyện Võ Nhai ............................................................................. 86
4.2. Định hướng tăng cường chính sách quản lý, bảo vệ rừng ở huyện Võ Nhai......... 91
4.2.1. Định hướng chung ............................................................................................. 91
4.2.2. Định hướng cụ thể trong giai đoạn 2016-2020 ............................................... 95
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thực hiện chính sách quản lý,
bảo vệ rừng để phát triển rừng ở huyện Võ Nhai .......................................... 95
4.3.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng .................................. 95
4.3.2. Các giải pháp về phát triển rừng ....................................................................100
4.3.3. Đề xuất các chính sách hỗ trợ cho phát triển rừng .......................................104
4.3.4. Các giải pháp khác...........................................................................................106
4.4. Một số kiến nghị đối với các cấp quản lý .........................................................107
KẾT LUẬN .................................................................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................111
PHỤ LỤC ....................................................................................................................113


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa


NSNN

Ngân sách Nhà nước

OCOP

Hội thi đánh giá và phân hạng sản phẩm

PAM

Chương trình lương thực thế giới

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

PTNT

Phát triển nông thôn

QH

Quốc Hội

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu huyện Võ Nhai năm 2015 ............................... 32
Bảng 3.2: Hiện trạng đất Võ Nhai phân theo loại đất năm 2015 .................... 34
Bảng 3.3: Hiện trạng rừng ở huyện Võ Nhai năm 2015 ................................. 36
Bảng 3.4: Hiện trạng rừng Võ Nhai phân theo loại cây trồng năm 2015 ....... 37
Bảng 3.5: Cơ cấu kinh tế huyện Võ Nhai giai đoạn 2013-2015 ..................... 39
Bảng 3.6: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện Võ Nhai giai
đoạn 2013-2015 .............................................................................. 44
Bảng 3.7: Tình hình giao đất rừng tại huyện Võ Nhai giai đoạn 2013-2015 ....... 57
Bảng 3.8: Số vụ cháy, chặt phá rừng huyện Võ Nhai giai đoạn 2013-2015 ...... 64
Bảng 3.9: Tình hình phát triển các loại rừng của huyện Võ Nhai giai
đoạn 2013 - 2015 ............................................................................ 66
Bảng 3.10: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp huyện Võ Nhai giai đoạn
2013-2015 ....................................................................................... 68
Bảng 3.11: Thu nhập của người dân huyện Võ Nhai giai đoạn 2013-2015 ... 70
Bảng 3.12: Ý kiến của hộ gia đình về việc thực hiện các chính sách quản
lý, bảo vệ rừng tại địa phương giai đoạn 2013-2015 ...................... 72
Bảng 3.13: Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về tác động của các
chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ................................ 73


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên................................................. 30
Biểu đồ 3.1: Tình hình kiểm tra, xử lý vi phạm việc nuôi nhốt, kinh
doanh trái phép động vật hoang dã huyện Võ Nhai giai
đoạn 2013-2015 .......................................................................... 62
Biều đồ 3.2. Độ che phủ rừng của huyện Võ Nhai giai đoạn 2013-2015................. 67



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là lá phổi xanh của trái đất, là tài nguyên vô cùng quý giá của
mỗi quốc gia. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với môi trường sinh
thái và đời sống kinh tế - xã hội của con người. Tuy nhiên tài nguyên rừng lại
dễ bị thay đổi và mất đi do con người tác động như phá rừng, khai thác rừng
quá mức, cháy rừng,…Sự mất mát và suy giảm rừng là không thể bù đắp
được và gây ra nhiều tổn thất to lớn về kinh tế, về công ăn việc làm và cả về
phát triển xã hội một cách lâu dài. Do vậy, yêu cầu đặt ra là rừng cần phải
được bảo vệ và sử dụng một cách hợp lý.
Công tác quản lý và bảo vệ rừng luôn được Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm và chú trọng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản
lý và bảo vệ rừng được ban hành tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện,
tạo cơ sở hành lang pháp lý cho chính quyền địa phương, lực lượng Kiểm lâm
thực thi nhiệm vụ. Các chính sách của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng
được thể hiện trong các đạo luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định và
qua các chương trình, dự án… được ban hành, thực hiện trong những thời kỳ
nhất định. Trong đó, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Luật Đất
đai năm 2013 hiện là những căn cứ pháp lý cơ bản và quan trọng để Nhà nước
và các địa phương ban hành, thực thi các chính sách liên quan đến công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng tiêu biểu như chính sách giao đất, giao rừng; chính sách đồng quản
lý rừng; chính sách hỗ trợ đầu tư trồng rừng và khuyến lâm; chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng,…Đồng thời rất nhiều chương trình, dự án được
triển khai ở các địa phương như chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi
núi trọc, dự án 661 về trồng mới 5 triệu ha rừng…
Võ Nhai là một huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên. Diện
tích tự nhiên của Võ Nhai là 845,1 km2, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên



2
561,27km2, là huyện có diện tích rừng lớn nhất tỉnh. Võ Nhai còn có khu bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng với nhiều loại gỗ và động vật hoang
dã quý hiếm. Ở khu vực hiện này nhiều loại gỗ quý hiếm như nghiến, trai, lý,
sến,... với trữ lượng khá lớn. Diện tích rừng lớn, tài nguyên rừng phong phú là
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế rừng ở huyện Võ Nhai. Song cũng
đặt ra yêu cầu phải thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng để bảo tồn và
phát triển rừng một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao về mọi mặt.
Thực tế cho thấy, hệ thống chính sách quản lý, bảo vệ rừng hiện hành
đã bộc lộ những hạn chế nhất định, phát triển kém bề n vững, tính đa da ̣ng
sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiế p tu ̣c bi ̣suy giảm, phát triể n chưa đi đôi với
quản lý và bảo vê ̣ rừng, vẫn còn tình trạng rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Đặc
biệt, sự kiện lâm tặc tàn phá rừng nghiến và các loại cây gỗ quý, lâm sản quý
trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng năm 2012 đã gây ra
nhiều bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng lớn đến phát triển rừng ở Võ Nhai.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của chính sách quản lý,
bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” là
cần thiết và cấp bách, góp phầ n giải quyết các hạn chế nêu ở trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến
phát triển rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên nhằm đề xuất các giải
pháp tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Võ Nhai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của chính sách
quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng.
- Đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển
rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2013 - 2015.



3
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng cho huyện Võ Nhai giai đoa ̣n 2017 - 2020.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tâ ̣p trung thu thập thông tin đánh giá thực
trạng trong giai đoạn 2013-2015, các giải pháp đươ ̣c xây dựng cho giai đoạn
2017-2020 và tầm nhìn 2025.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu, đánh giá tác động của chính
sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng trong phạm vi huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên. Trong đó tập trung vào những nội dung chính như:
- Tình hình thực hiện các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
của Nhà nước và của địa phương ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên;
- Đánh giá tác động của các chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát
triển rừng của huyện;
- Đề xuất các định hướng và giải pháp bảo vệ và phát triển rừng ở
huyện Võ Nhai trong giai đoạn tới.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Thực hiện đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn và tổng quan các nghiên cứu về rừng, về quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng. Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tác động
của chính sách và đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả các chính
sách của Nhà nước và địa phương về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở

huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.


4
- Việc đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát
triển rừng sẽ chỉ ra được những tác động mặt tích cực và những hạn chế, yếu
kém còn tồn tại trong các chính sách quản lý, bảo vệ rừng và nguyên nhân của
những tồn tại. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hiện các chính sách quản lý, bảo vệ rừng để phát triển rừng ở huyện Võ Nhai
một cách bền vững và hiệu quả.
- Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý của huyện Võ
Nhai nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung và các địa phương có điều kiện
tương tự xây dựng chính sách và định hướng trong quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng cho địa phương trong thời gian tới.
- Các kết quả của luận văn có thể tham khảo để sử dụng cho việc giảng
dạy, học tập trong nhà trường, phục vụ cho công tác nghiên cứu của các đối
tượng khác có quan tâm.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu và phụ lục, luận văn
gồm có 4 chương như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của chính
sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Chương 3: Đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến
phát triển rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- Chương 4: Định hướng và giải pháp tăng cường thực hiện các chính
sách quản lý, bảo vệ rừng để phát triển rừng ở huyện Võ Nhai.


5

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về rừng
1.1.1. Khái niệm rừng
Ngay từ thủa sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về
rừng, bởi lẽ rừng chính là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ.
Lịch sử ngày càng phát triển thì những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn
thiện thành những học thuyết về rừng.
Năm 1930, Morozov đã đưa ra khái niệm: “Rừng là một tổng thể cây
gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở
mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ
phận của cảnh quan địa lý”.
Năm 1952, M.E.Tcahenco đã định nghĩa: “Rừng là một bộ phận của
cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ,
động vật và cả vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình, chúng có mối
quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài”.
Năm 1974, LS.Melekhop cho rằng: “Rừng là sự hình thành phức tạp
của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu”.
Ở Việt Nam, tại kỳ họp thứ 6, khóa XI, Quốc Hội nước ta đã ra luật số
29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004, trong đó nêu rõ: “Rừng là một hệ
sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất
rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực
vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng”.


6
Mặc dù các khái niệm đưa ra vào các thời điểm khác nhau, tuy nhiên,

tựu trung lại, tác giả xin đưa ra khái niệm về rừng như sau: “Rừng là một hệ
sinh thái bao gồm các yếu tố thực vật rừng tự nhiên hoặc do con người trồng
mới hoặc khoanh nuôi tái sinh trên đất trồng rừng, trong đó cây gỗ, tre nứa
hoặc thực vật đặc trưng là những thực vật chính chiếm ưu thế; động vật rừng
sống hoang dã trong rừng; vi sinh vật rừng; quần xã thực vật rừng phải có
một diện tích đủ lớn để tạo ra hoàn cảnh rừng đặc trưng và những yếu tố tự
nhiên, môi trường do rừng tạo ra khác với hoàn cảnh bên ngoài, độ khép tán
của quần xã thực vật phải lớn hơn 0,1”.
1.1.2. Đặc điểm và phân loại rừng
1.1.2.1. Đặc điểm của rừng
Có thể nói, rừng là một quần xã sinh vật với diện tích đủ lớn trong
đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Trong đó, quần xã sinh vật và môi trường
cùng với các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết
để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Do vậy,
rừng có những đặc điểm cụ thể như sau: (Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004).
Thứ nhất, rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại
giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống
nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó.
Thứ hai, rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều
hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến
đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của
sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành
phần rừng.
Thứ ba, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Khả năng tự
phục hồi giúp rừng chống lại những thay đổi nhất định.


7
Thứ tư, rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật

chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng
lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó
một số chất từ các hệ sinh thái khác.
Thứ năm, sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương
hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng.
Thứ sáu, rừng có phân bố địa lý theo vùng miền, địa phương. Các vùng
miền, địa phương có điều kiện khác nhau có kiểu rừng khác nhau, hệ sinh thái
rừng cũng có những đặc trưng riêng theo vùng miền.
1.1.2.2. Phân loại rừng
Theo thông tư Số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng,
hiện nay rừng được phân thành ba loại: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và
rừng sản xuất. Cụ thể:
- Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu,
góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ bao gồm: rừng phòng hộ đầu
nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn
biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
- Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu
khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ
ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng đặc dụng
gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên như khu dự trữ thiên nhiên, khu
bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử,
văn hóa, danh lam thắng cảnh; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
- Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ,
lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng


8

sản xuất bao gồm: Rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng giống. Rừng tự nhiên
bao gồm rừng tự nhiên sẵn có và rừng phục hồi bằng khoanh nuôi, tái sinh
tự nhiên từ đất không có rừng. Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên
qua bình tuyển, công nhận.
1.1.3. Vai trò của rừng
Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ cuộc sống của con
người trên trái đất (Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 2004), cụ thể như sau:
Thứ nhất, rừng là nơi tạo ra số lượng sinh khối lớn nhất. Hiện nay, tất
cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt
đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (tương ứng với 70%). Trong đó, trung
bình một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn
oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
Thứ hai, rừng là lá phổi xanh của thế giới, giúp cung cấp phần lớn oxy
cho hoạt động sống của con người. Thực vậy, theo thống kê của các nhà khoa
học, các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (chiếm 44%) oxy để phục vụ cho hô
hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm.
Trong đó trung bình mỗi người một năm cần 4.000 kg O2 để thở, tương ứng
với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm. Do đó,
rừng giúp ích cho sự sống của con người và động vật.
Thứ ba, rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái
Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều
hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ
các nguồn gen quý hiếm.
Thứ tư, rừng còn có tác dụng điều hòa không khí. Điều này có được là
do nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống 3 - 5°C.
Thứ năm, rừng còn giúp bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Các thống kê
cho thấy, tại những nơi có rừng trồng, tỷ lệ nhà cửa bị ảnh hưởng do bão và



9
các thiệt hại do thiên tai xảy ra giảm đáng kể so với những nơi không có rừng.
Đồng thời, lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất
xói mòn của vùng đất không có rừng.
Thứ sáu, rừng còn là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của
các loài động thực vật quý hiếm như các loài hổ, báo, khỉ …
1.2. Một số vấn đề lý luận về tác động của chính sách quản lý, bảo vệ
rừng đến phát triển rừng
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Tuy
nhiên, hiện nay, do khai thác trái phép quá mức đã ảnh hưởng không nhỏ đến
cảnh quan, không khí khiến thời tiết nóng hơn, khắc nghiệt hơn…gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của rừng nói riêng và cuộc sống con
người nói chung. Chính vì vậy, thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là
việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.2.1.1. Khái niệm quản lý rừng và quản lý rừng bền vững
Quản lý rừng được hiểu là các cơ quan quản lý rừng ban hành các chính
sách, quy định, tổ chức các hoạt động nhằm bảo vệ rừng và các tài nguyên
rừng; đảm bảo cho các chủ rừng thu được lợi ích về gỗ, lâm sản và giá trị dịch
vụ từ rừng mà không làm thay đổi diện tích, trữ lượng và năng suất lâm sản
trong đó và không làm ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của khu rừng.
Quản lý rừng bền vững là việc đóng góp của công tác lâm nghiệp đối
với sự phát triển. Sự phát triển đó phải mang lợi ích kinh tế, môi trường và xã
hội, có thể cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai. Như vậy, “quản lý
rừng bền vững còn là quá trình quản lý rừng để đạt được một hay nhiều mục
tiêu cụ thể xem xét đến việc phát triển sản xuất dịch vụ và sản phẩm lâm
nghiệp, đồng thời không làm giảm giá trị hiện có và ảnh hưởng đến năng suất
sau này, cũng như không gây ra các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và



10
xã hội”.(Cẩm nang lâm nghiệp - Chương Quản lý rừng bền vững, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thông, 2006).
1.2.1.2. Khái niệm bảo vệ rừng
Ngoài việc quản lý rừng bền vững, nhà nước cũng cần phải thực hiện
bảo vệ rừng. “Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát
triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm
nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt
hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường
sinh thái” (Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam,
Nguyễn Huy Dũng, 2002).
Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Huy Dũng (2002) cho rằng bảo vệ rừng
bao gồm các hoạt động sau:
Thứ nhất, phải thực hiện tốt công tác tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn
kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm
rừng, đất lâm nghiệp; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản; xuất nhập
khẩu thực vật rừng, động vật rừng; săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc
vào rừng trái quy định của pháp luật.
Thứ hai, cần thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng,
trừ sâu bệnh hại cho cây rừng.
Thứ ba, hàng năm thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi
phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
1.2.1.3. Khái niệm phát triển rừng
Theo Luật số 29/2004/QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 03 tháng 12
năm 2004 quy định: “Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng
sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng
nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích
rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả
năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng”.



11
Việc phát triển rừng bền vững đã được các nhà khoa học, các nhà chính
sách các nước trên thế giới quan tâm từ những năm 80 của thế kỷ thứ XX.
Đây là tiêu chí quan trọng trong “chiến lược bảo tồn thế giới” nhằm đáp lại
nhận thức và những mối lo ngại ngày càng tăng về sự suy kiệt các nguồn tài
nguyên thiên nhiên cùng sự xuống cấp môi trường thế giới. Quan điểm chung
của các nhà khoa học về sự phát triển bền vững là phải đảm bảo sao cho việc
đáp ứng nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm tổn hại đến việc đáp ứng các
nhu cầu của các thế hệ mai sau.
1.2.1.4. Khái niệm chính sách quản lý, bảo vệ rừng
Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, Nhà nước cũng cần xây dựng
các chính sách quản lý, bảo vệ rừng cho phù hợp. Chính sách quản lý, bảo vệ
rừng là tập hợp các chủ trương và hành động về quản lý, bảo vệ rừng của
chính phủ nhằm tạo cho rừng phát triển bằng cách tác động vào việc cung cấp
các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn), từ đó tác động tới sản xuất đầu
vào và đầu ra, tác động đến việc thay đổi tổ chức và chuyển giao công nghệ
cho ngành rừng tại Việt Nam (Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông
Bắc Việt Nam, Nguyễn Huy Dũng, 2002).
1.2.2. Đặc trưng của chính sách quản lý, bảo vệ rừng
Chính sách quản lý, bảo vệ rừng được các cơ quan ban ngành rất quan
tâm, bởi lẽ nó là kim chỉ nam giúp cho công việc quản lý và bảo vệ rừng bền
vững. Các chính sách này cũng có những đặc trưng (Chính sách phát triển lâm
nghiệp, Nguyễn Văn Tuấn, 2014) cụ thể như sau:
Thứ nhất, chính sách quản lý, bảo vệ rừng được hình thành sớm. Các
chính sách này được hình thành song hành cùng với các luật về rừng (từ năm
1991 tới nay) cho thấy Nhà nước hết sức quan tâm đến việc quản lý, bảo vệ
rừng. Không những thế, Nhà nước cũng ban hành nhiều chủ trương, chính
sách nhằm bảo vệ, quản lý và phát triển rừng ngày càng tốt hơn.



12
Thứ hai, Nhà nước luôn xây dựng chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và
phát triển rừng gắn liền với các chính sách về kinh tế - xã hội, đồng thời thực
hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn lao động, ổn định và
thực hiện cải thiện đời sống nhân dân tại những nơi có rừng.
Thứ ba, hệ thống pháp luật về rừng từng bước được hoàn thiện. Từ năm
1991 tới nay, các luật, chính sách về rừng được thay đổi và hoàn thiện cho
phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời các chính sách ngày càng khuyến
khích việc phát triển, bảo vệ rừng.
Thứ tư, thông qua việc thực hiện phân loại rừng (bao gồm rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia), Nhà nước thực hiện đầu tư các
hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Không những thế, chính sách của Nhà
nước còn đề ra chủ trương bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đồng thời ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
học, thực hiện phát triển công nghệ và đào tạo nguồn lao động cho bảo vệ và
phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm
kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, xây dựng lực lượng chữa cháy rừng,
thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị, phương tiện phục vụ chữa cháy
rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.
Thứ năm, Nhà nước còn có các chính sách bảo hộ và làm giàu từ rừng
sản xuất. Đây là những rừng tự nhiên nghèo, trồng các cây gỗ lớn, gỗ quý,…
đồng thời ngày càng có nhiều chính sách hỗ trợ công tác xây dựng cơ sở hạ
tầng trong vùng rừng nguyên liệu, đưa ra chính sách khuyến lâm, hỗ trợ nhân
dân tại nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế
biến và tiêu thụ lâm sản.
Thứ sáu, Nhà nước còn khuyến khích tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân
nhận đất để trồng rừng tại những nơi có đất trống, đồi núi trọc, ưu tiên phát
triển rừng trồng nguyên liệu, phục vụ các ngành kinh tế; đồng thời thực hiện
đấu thầu, cho thuê đất để trồng rừng; có chính sách ưu đãi như miễn, giảm



13
thuế đối với rừng trồng; đồng thời có chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi
cho những cá nhân tham gia trồng rừng.
Thứ bảy, Nhà nước còn xây dựng chính sách nhằm phát triển thị trường
lâm sản, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư phát
triển, chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống ngành lâm sản.
Thứ tám, nhiều chương trình, dự án cấp quốc gia, quốc tế được triển
khai tạo đà thúc đẩy việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tốt hơn.
Việc liên kết thông qua các dự án giúp bảo vệ và phát triển rừng bền vững, có
khoa học, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và đất nước.
1.2.3. Nội dung đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến
phát triển rừng
Các chính sách quản lý, bảo vệ rừng có vai trò quan trọng đối với phát
triển rừng bền vững. Sự tác động này cụ thể trên các mặt như sau:
1.2.3.1 Nội dung đánh giá tác động đến công tác quản lý, bảo vệ rừng
Trong giai đoạn vừa qua, các chính sách quản lý, bảo vệ rừng có tác
động rất lớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thực vậy, thông qua các
chính sách này, người dân hiểu rõ tầm quan trọng của rừng đối với sự phát
triển kinh tế tại địa phương mình, qua đó giúp họ có sự nhìn nhận cụ thể và
tăng cường công tác quản lý rừng bền vững. Các chính sách chính là những
“kim chỉ nam” định hướng cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng tại các địa
bàn có rừng ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh đó, nó còn quy định cụ thể các nhiệm vụ, vai trò của các
thành viên, các cán bộ lâm nghiệp từ cấp trung ương đến địa phương trong
việc quản lý, bảo vệ rừng. Điều này giúp cho công tác quản lý, bảo vệ rừng
ngày càng hiệu quả tại các địa phương trong cả nước.
1.2.3.2 Nội dung đánh giá tác động đến phát triển rừng.
Các chính sách quản lý, bảo vệ rừng cũng có tác động đến việc phát

triển rừng. Trước hết, các chính sách trực tiếp tác động đến phát triển vốn


14
rừng, đến tăng trưởng và hiệu quả vốn rừng. Thực vậy, khi ban hành chính
sách, các nhà hoạch định sẽ đưa ra mục tiêu phát triển trong chính sách đó.
Không những thế, tại các chính sách còn bao gồm những nội dung: quy mô
vốn, đất đai, nhân lực…cho từng rừng cụ thể. Đồng thời, các nhà lập chính
sách cũng hoạch định tương đối về doanh thu, lợi nhuận…từ đó đánh giá
tương đối về hiệu quả của rừng và phát triển rừng.
Ngoài ra, các chính sách còn xây dựng các chương trình phân chia
trách nhiệm cho từng vị trí cụ thể, phân công trách nhiệm của các thành viên
tham gia công tác phát triển rừng và thực hiện hỗ trợ tiền cho các địa phương
và người dân trong việc trồng và cải tạo rừng tự nhiên. Điều này giúp cho
công tác phát triển rừng ngày càng được nâng cao trong giai đoạn qua.
1.2.3.3 Nội dung đánh giá tác động đến hiệu quả sử dụng đất đai
Chính sách quản lý, bảo vệ rừng còn tác động đến hiệu quả sử dụng đất
đai. Thực tế cho thấy, các chính sách rừng thường cụ thể hóa cho từng địa
phương với các tính chất đất đai, khí hậu…cụ thể. Do đó, lập chính sách luôn
gắn liền với việc sử dụng các nguồn đất đai và như vậy nó tác động đến hiệu
quả sử dụng đất tại các địa phương.
Không những thế, với những đất đai kém màu mỡ, các chính sách cũng
thể hiện sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật nhằm cải tiến chất lượng đất sao cho phù
hợp với các loại cây trồng tại địa phương. Từ đó giúp đất đai thêm màu mỡ,
cải thiện và hiệu quả sử dụng đất đai ngày càng được nâng cao.
1.2.3.4 Nội dung đánh giá tác động đến thu nhập của người dân
Tại Việt Nam, rừng chủ yếu tập trung tại những nơi vùng cao với điều
kiện kinh tế địa phương còn nghèo. Chính vì vậy, việc xây dựng các chính
sách phát triển rừng góp phần rất lớn nhằm cải thiện đời sống của người dân.
Thực tế cho thấy, Nhà nước đã hỗ trợ rất lớn về vốn, về tiền công cho người

dân trong việc trồng rừng. Qua đó, người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng
đều có nguồn thu nhập ổn định, góp phần cải thiện cuộc sống người dân.


15
Bên cạnh đó, các chính sách cũng thể hiện việc mở rộng các khu chế
biến liên hợp liên quan đến các sản phẩm từ rừng như gỗ, tre, nứa…tạo thành
các sản phẩm có chất lượng, có kinh tế cao. Điều này giúp cho người dân địa
phương có thêm công ăn việc làm, tạo thu nhập và nâng cao mức sống của họ.
1.2.3.5 Nội dung đánh giá tác động đến thúc đẩy và bảo vệ môi trường sinh thái
Chính sách quản lý, bảo vệ rừng luôn gắn liền với quan điểm phát triển
rừng bền vững. Do đó, các chính sách này luôn được xây dựng nhằm thúc đẩy
và bảo vệ môi trường sinh thái rừng. Cụ thể: khi lập chính sách, ngoài việc
dựa trên địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai… của địa phương, các nhà lập
chính sách còn xây dựng phương án bảo vệ môi trường sinh thái như nguồn
nước, thảm thực vật…xung quanh rừng. Điều này góp phần giúp rừng phát
triển bền vững cho thế hệ tương lai.
1.2.3.6 Nội dung đánh giá tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương
Chính sách quản lý, bảo vệ rừng còn tác động đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế địa phương. Thông qua việc phát triển rừng trồng, đặc biệt là rừng
trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, rừng trồng các cây gỗ quý…sẽ
góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho địa phương. Điều này góp phần tạo
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ tại
các địa phương.
Không những thế, việc phát triển thêm rừng còn giúp chuyển dịch một
bộ phận lao động địa phương sang làm việc tại ngành, từ đó giúp người dân
nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
1.2.3.7 Nội dung đánh giá tác động thúc đẩy các mặt văn hóa xã hội
Chính sách quản lý, bảo vệ rừng còn tác động tích cực trong việc
thúc đẩy các mặt văn hóa xã hội. Việc phát triển chính sách quản lý, bảo vệ

và phát triển rừng tại các địa phương giúp người dân nâng cao ý thức bảo
vệ rừng, đồng thời nâng cao thu nhập, trình độ dân trí, giảm tỷ lệ thất


×