Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------

Nguyễn Thị Nga

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ NGUỒN THẢI GÂY
Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC SÔNG NHUỆ
ĐOẠN CHẢY QUA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1-TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
1.1. Tổng quan về tài nguyên nƣớc .......................................................................... 3
1.1.1. Tổng quan về tài nguyên nước trên thế giới ..................................................... 3
1.1.2. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam ....................................................... 4
1.2. Tổng quan về tình hình ô nhiễm nƣớc sông trên thế giới và Việt Nam ........ 6
1.2.1. Tình hình ô nhiễm nước sông trên thế giới ....................................................... 6
1.2.2. Tình hình ô nhiễm nước sông ở Việt Nam ......................................................... 7
1.3. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội lƣu vực sông Nhuệ .. 9
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 9
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 13
Chƣơng 2- ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................................... 18
2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 19
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 19


2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ............................................................ 19
2.3.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế ...................................................... 20
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản ................................................................ 20
2.3.4. Phương pháp phân tích các thông số ô nhiễm ................................................ 23
2.3.5. Phương pháp đánh giá chất lượng nước ........................................................ 24
2.3.6. Phương pháp có sự tham gia của cộng đồng .................................................. 29
2.4.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................................... 29
Chƣơng 3-KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. ………… 30
3.1. Thực trạng chất lƣợng nƣớc sông Nhuệ ........................................................ 30
3.1.1. Đánh giá chất lượng nước mặt và diễn biến chất lượng nước theo mùa mưa
và mùa khô thông qua các chỉ tiêu riêng lẻ .............................................................. 30
3.1.2. Đánh giá chất lượng nước mặt theo chỉ số tổng hợp chất lượng nước WQI. .44


3.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc lƣu vực sông Nhuệ đoạn chảy qua địa
phận Hà Nội ............................................................................................................. 48
3.2.1. Nước thải sinh hoạt ........................................................................................ 48
3.2.2. Nước thải công nghiệp .................................................................................... 49
3.2.3. Nước thải làng nghề ....................................................................................... 49
3.2.4. Nước thải y tế .................................................................................................. 50
3.2.5. Chất thải rắn .................................................................................................. 51
3.3. Đề xuất mô hình quản lý nguồn thải vào sông Nhuệ ................................... 51
3.3.1. Kiểm soát chất lượng nước liên vùng nhằm đảm bảo chức năng của sông ... 52
3.3.2. Thiết lập hệ thống vận hành các cống - đập .................................................. 53
3.3.3. Thiết lập qui trình vận hành điều tiết, giảm nhẹ ô nhiễm cho hệ thống ........ 54
3.3.4. Tăng cường quá trình pha loãng nước sông .................................................. 55
3.3.5. Các biện pháp kiểm soát nước thải ................................................................ 56
3.3.6. Tổ chức thoát nước và xử lý nước thải ........................................................... 57
3.3.7. Nâng cao nhận thức về môi trường và sự tham gia của cộng đồng .............. 59
3.3.8. Củng cố hệ thống tài chính cho các dự án môi trường nước ......................... 60

3.3.9. Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ................................................ 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 62
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 62
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 64


MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây, nước mặt tại các thủy
vực nói chung và nước mặt trong các dòng sông có sự thay đổi lớn theo chiều
hướng suy giảm về chất lượng. Các sông lớn như Đồng Nai, sông Cầu, sông Đáy,
sông Nhuệ… đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các hoạt động dân sinh và
suy giảm chức năng cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Sông Nhuệ là
sông cung cấp nước quan trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhiều địa
phương. Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc, cấp nước tưới cho
hệ thống thủy nông Đan Hoài. Bên cạnh đó sông Nhuệ còn có nhiệm vụ tiều nước
cho thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông và chuyển nước cho sông Đáy tại thành phố
Phủ Lý. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước sông là cần thiết cho
công tác quản lý môi trường nước của sông Nhuệ [7].
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội trong lưu vực sông
Nhuệ diễn ra rất mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích kinh tế góp phần nâng cao đời sống
cho người dân, giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động.
Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mang lại thì tình trạng ô nhiễm môi trường nói
chung và môi trường nước nói riêng trong lưu vực ngày càng nghiêm trọng, dòng
chảy bị hạn chế gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cho cộng đồng dân cư sống quanh
vùng. Nguyên nhân của tình trạng này là do: công tác quản lý Nhà nước trong thời
gian qua và ý thức của một số doanh nghiệp, công dân còn hạn chế; nước thải sinh
hoạt, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề chưa qua xử lý thải
trực tiếp ra lòng sông; tình trạng đổ phế thải, rác thải xuống sông còn phổ biến;
sông Nhuệ có tầm quan trọng lớn đối với cuộc sống của nhân dân trong lưu vực, do

đó đã từ lâu đã được khai thác sử dụng [12]. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận vai
trò của sông Nhuệ đối với các địa phương trong lưu vực là:
- Sông Nhuệ là nguồn cung cấp nước tưới và tiêu nước cho các hoạt động
nông nghiệp.
- Sông Nhuệ là nhánh sông phân lũ cho hệ thống sông Hồng trong mùa lũ.


- Sông Nhuệ là nơi tiêu thoát nước thải cho thành phố Hà Nội.
Nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống sông Nhuệ đối với sự phát triển
kinh tế bền vững của thành phố Hà Nội và các tỉnh phía nam sông Nhuệ như Hà
Nam, Nam định, Ninh Bình cũng như để có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý, giải
pháp kỹ thuật nhằm cải thiện chất lượng nước sông Nhuệ, tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nước
sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội”. Đề tài được chọn với mục đích nghiên cứu,
đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội. Qua
đó đề xuất mô hình quản lý nguồn thải đổ vào sông Nhuệ, đề xuất một số giải pháp
để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý môi trường nước sông Nhuệ nhằm
quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ tại Hà Nội theo định hướng phát triển
bền vững.


Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về tài nguyên nƣớc
1.1.1. Tổng quan về tài nguyên nước trên thế giới
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước
biển. Nguồn nước mặt thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại trong các
thủy vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy,
đồng ruộng, và băng tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan
trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Tài nguyên nước là tài
nguyên có khả năng tái tạo, nằm trong chu trình tuần hoàn của nước, dưới các dạng

như: mây, mưa, trong ao hồ, sông suối, đầm, biển, đại dương, cơ thể sinh vật, các
vật chất, đất đai… Khoảng 97% tổng lượng nước trên hành tinh là nước mặn tồn tại
trong các biển và đại dương, chỉ còn 3% là nước ngọt, nhưng 75% tồn tại dưới dạng
băng, đá. Trong gần 0,8% lượng nước ngọt còn lại thì có đến 90% tồn tại trong đất
và chỉ còn lại 0,08% tổng lượng nước trên hành tinh là nước ngọt (hơi nước và nước
trong các thủy vực lục địa) [8].
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Nước góp
phần hình thành lớp thổ nhưỡng, thảm thực vật, điều hòa khí hậu…Nước là môi
trường cho các phản ứng hóa sinh tạo chất mới, giúp chuyển dịch nhiều loại vật chất.
Nước có vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế và đời sống văn hóa xã hội
của loài người. Trong lịch sử các thủy vực lớn thường là cái nôi của nhiều nền văn
minh vĩ đại, đồng thời sự suy thoái các thủy vực nước cũng là nguyên nhân chính
dẫn đến suy tàn một số trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa lớn [5].
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, hiện có
hơn 1,1 tỷ người trên thế giới không có nước sạch sử dụng. Mỗi năm có 5 triệu
người chết vì những bệnh liên quan đến nước. Lượng nước ngọt trung bình cho mỗi
người dân mỗi năm giảm đến gần 1/3. Liên hợp Quốc (LHQ) dự báo với tình hình
sử dụng nước như hiện nay, trong 20 năm tới, thế giới sẽ có 1,8 tỷ người sống ở các
vùng hoàn thiếu nước và 5 tỷ người khác sống trong các vùng khó có thể đáp ứng


nhu cầu về nước. Mặt khác do đô thị hóa người dân ngày càng tập trung vào các
thành phố lớn, dự tính đến năm 2020, các nước ở Nam bán cầu sẽ chiếm 27 trong số
33 thành phố có hơn 8 triệu dân khiến lượng nước tiêu thụ cho sinh hoạt sẽ tăng
40%. Sự lãng phí nước sẽ tăng cùng với mức sống của người dân tăng lên do sử
dụng quá nhiều thiết bi gia dụng [5].
1.1.2. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt Nam có hệ thống sông, hồ, kênh rạch phong phú, lượng mưa trung bình
hàng năm khá lớn tới trên 2.000 mm. Lượng nước mặt sản sinh một lãnh thổ là 32,5
tỷ m3/năm, nếu kể cả lượng nước chảy từ các quốc gia lân cận vào đạt 889 tỷ

m3/năm, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất là 48 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, nhu cầu
nước của Việt Nam tăng mạnh từ 79,61 tỷ m3/năm vào năm 2000, có thể lên đến vài
trăm tỷ m3/năm vào những thập niên đầu của thế kỷ 21 và nguy cơ thiếu nước biểu
hiện ở nhiều vùng, kể cả châu thổ sông Hồng. Lượng mưa phân bố không đều theo
mùa và theo khu vực, lượng nước mặt dự trữ có tới hơn 2/3 bắt nguồn từ khu vực
ngoài biên giới lãnh thổ và lượng nước dưới đất có dấu hiệu cạn kiệt [1].
Sông ngòi Việt Nam được nuôi dưỡng bởi một nguồn nước mưa dồi dào, là
hệ quả hoạt động của các khối không khí và hoàn lưu gió mùa. Mùa lũ là mùa nước
sông dâng cao ứng với mùa mưa, và tương ứng mùa cạn - mùa nước trong sông
tương đối ổn định ứng với mùa khô [12]. Việt Nam hầu như nằm ở cuối hạ lưu các
sông lớn như: sông Hồng, sông Mê Kông…Sông Mê Kông có 90% diện tích lưu
vực nằm ở nước ngoài và cũng 90% lượng nước sông Mê Kông chảy vào Việt Nam
từ nước ngoài; Sông Hồng có gần 50% diện tích lưu vực nằm ở Trung Quốc và 30%
lượng nước hàng năm bắt nguồn từ Trung Quốc. Do đó, khả năng có nước, đặc biệt
là mùa khô, khi các nước ở vùng thượng nguồn gia tăng sử dụng nguồn nước là điều
nằm ngoài kiểm soát của Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc khi các nước láng
giềng dùng nhiều nước thì lượng nước đổ vào nước ta sẽ giảm, ngoài ra còn kéo
theo sự nhiễm bẩn nguồn nước dẫn đến suy giảm chất lượng nước [8].


Dòng chảy mặt phân bố rất không đều theo lãnh thổ. Mùa lũ trên các sông
xuất hiện chậm dần từ Bắc vào Nam, muộn nhất ở các vùng ven biển Trung Bộ và
Nam Trung Bộ. Hiểm họa lũ lụt đe dọa cuộc sống của dân cư trên các triền sông.
Ở Việt Nam dự báo tổng lượng nước mặt của nước ta vào năm 2025 chỉ bằng
96% đến năm 2070 giảm xuống còn 90% và năm 2100 chỉ còn khoảng 86% so với
hiện nay. Lượng nước mặt bình quân đầu người ở nước ta hiện nay đạt khoảng
3.840 m3/người/năm. Nếu tính tổng lượng tài nguyên nước sông ngòi ở Việt Nam
(kể cả nước từ bên ngoài chảy vào) thì bình quân đạt 10.240 m3/người/năm. Với tốc
độ phát triển dân số như hiện nay thì đến năm 2025 lượng nước mặt tính đầu quân
trên đầu người ở nước ta chỉ đạt khoảng 2.830 m3/người/năm. Tính cả lượng nước

từ bên ngoài chảy vào bình quân đạt 7.660 m3/người/năm. Theo chỉ tiêu đánh giá
của hội tài nguyên quốc tế (IWRA), quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu
người dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nếu chỉ tính riêng
lượng tài nguyên nước mặt sản sinh trên lãnh thổ thì ở thời điểm hiện nay nước ta
đã thuộc số các quốc gia thiếu nước [1].
Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu: sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã,
đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Theo đánh giá bước đầu vào
khoảng năm 2070 với kịch bản nhiệt độ không khí tăng lên 2,50C đến 4,50C, lượng
dòng chảy sông ngòi ở Việt Nam cũng sẽ biến đổi tùy theo mức độ của lượng mưa.
Nếu lượng mưa giảm 10% thì dòng chảy năm có thể giảm 17% đến 53% đối với
kịch bản nhiệt độ không khí tăng 2,50C và giảm 26% -90% với kịch bản nhiệt độ
không khí tăng 4,50C, mức độ biến đổi mạnh nhất ở Nam Trung Bộ và Đông Nam
Bộ. Trái đất nóng lên có thể làm cho nước biển dâng cao thêm 0,3m-1,0m và do đó
nhiều vùng thấp ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và
ven biển Trung Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước biển. Nếu nước biển dâng 1m, diện
tích ngập lụt là 40.000 km2 chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, 1.700 km2 vùng
đất ngập nước cũng bị đe dọa và 17 triệu người sẽ chịu hậu quả của lũ lụt [6].


1.2. Tổng quan về tình hình ô nhiễm nƣớc sông trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình ô nhiễm nước sông trên thế giới
Trên thế giới nhiều quốc gia đang phải đối mặt với hiện tượng ô nhiễm
nguồn nước sông. Tại Trung Quốc khoảng 62,6 tỷ tấn nước thải đổ ra các dòng
sông mỗi năm, sông Yangzte (Dương Tử) nhận 22 tỷ tấn, sông Hoàng Hà nhận 3,9
tỷ tấn, trong đó 62% là nước thải công nghiệp, 36% hầu như chưa qua xử lý. Lưu
vực sông Yangzte chiếm 20% diện tích lãnh thổ Trung Quốc với dân số xấp xỉ 425
triệu người, đóng góp một phần tư GDP của Trung Quốc, tức là khoảng 410 tỷ USD.
Hiện nay, sông Yangzte cũng phải đối mặt vói hàng loạt các thách thức môi trường:
bão lũ, xói lở đất, ô nhiễm nước và suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là hệ sinh
thái thủy sinh [9].

Tại Hong Kong chất lượng nước của sông Pearl River bị ô nhiễm nặng nề.
Chính quyền đã xây dựng một dự án để giám sát chất lượng môi trường nước. Mục
tiêu của dự án là nghiên cứu dòng chảy liên quan của các chất độc hại như chất cặn
và dinh dưỡng đổ vào nguồn nước Hong Kong từ sông Pearl River. Kết quả của dự
án nhằm cung cấp thông tin cho các nhà khoa học trên thế giới, các nhà làm luật về
môi trường của Hong Kong, Trung Quốc và người dân nhằm mục tiêu là giảm thiểu
các tác động ô nhiễm của sông Pearl River lên chất lượng nước của sông Hong
Kong và hệ sinh thái nói chung [9].
Tại Indonesia, hệ thống sông Brantas là một trong những hệ thống sông lớn
của đất nước, nằm ở hần phía đông đảo Java. Sự gia tăng dân số và phát triển công
nghiệp trong 3 thập kỷ qua đã làm cho chất lượng nước của LVS Brantas bị suy
thoái và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng dân cư và sự phát triển của nền
kinh tế. Để kiểm soát chất lượng nước LVS Brantas, Chính phủ Indonesia đã thực
hiện nhiều biện pháp như đưa ra kế hoạch tổng thể về quan trắc chất lượng nước và
kiểm soát ô nhiễm. Những số liệu quan trắc được tập hợp và báo cáo tới chính
quyền Đông Java. Những kết quả đó được sử dụng làm căn cứ cho việc đưa ra các


hướng dẫn áp dụng thực thi pháp luật trong việc cảnh báo và đóng cửa những nguồn
thải [9].
1.2.2. Tình hình ô nhiễm nước sông ở Việt Nam
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt rõ ràng nhất ở các khu đô thị
lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tốc độ phát triển kinh tế cao là nguy cơ
làm xấu đi chất lượng nguồn nước trên các sông suối. Bên cạnh đó, thái độ quá ưu
tiên việc phát triển kinh tế, đặt vấn đề môi trường và phát triển bền vững xuống
hàng thứ yếu, sự hạn chế về năng lực và yếu kém đi cùng thiếu trách nhiệm trong
công tác quản lý tài nguyên và môi trường cũng đã góp phần làm gia tăng những
hiểm họa về suy thoái chất lượng nước, đặc biệt ở các thành phố lớn [4].
1.2.2.1. Môi trường nước sông tại vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Bắc
Trong số con sông đã khảo sát (sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Cấm, sông

Lạch Tray, sông Bạch Đằng, sông Cầu) không có con sông nào đạt quy chuẩn nước
mặt loại A1 (nguồn cung cấp nước sinh hoạt), một số sông (sông Cầu, sông Ngũ
Huyện Khê, sông Cà Lồ) không đạt quy chuẩn nước mặt loại B1 (dùng cho mục
đích tưới tiêu thủy lợi) do có các thông số BOD5 và COD vượt quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT [4].
1.2.2.2. Môi trường nước sông tại vùng KTTĐ miền Trung
Các con sông lớn trong vùng chảy qua các khu công nghiệp và đô thị có hàm
lượng các chất ô nhiễm tập trung cao ở phía hạ lưu: hàm lượng COD và BOD5 đạt
QCVN 08:2008/BTNMT loại B1, phần lớn các kim loại nặng và các muối dinh
dưỡng đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1 [4].
Nước thải tại các khu công nghiệp được quan trắc có hàm lượng chất rắn lơ
lửng, chất hữu cơ, Coliform, Nitơ tổng số vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Nước
thải tại các khu đô thị: độ đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng, hàm lượng chất hữu cơ,
hàm lượng N-NH4+ , Nitơ tổng vượt TCCP [4].
1.2.2.3. Môi trường nước sông tại vùng KTTĐ phía nam


Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông: là lưu vực chịu ảnh hưởng ít nhất của nước
thải công nghiệp trên toàn vùng KTTĐ phía Nam, tuy nhiên chất lượng nước tại đây
cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm. Ở một vài điểm, COD và hàm lượng chất dinh dưỡng
đó vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B [4].
Lưu vực sông Sài Gòn: Chất lượng nước liên quan chặt chẽ đến sức khỏe
cộng đồng. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tật ở con người xuất
phát từ việc sử dụng nguồn nước không sạch và vệ sinh môi trường kém. Hiện nay,
nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng
chủ yếu là nước máy đã qua xử lý từ nguồn nước thô lấy tại sông Sài Gòn - Đồng
Nai, và một phần trên kênh Đông.
Trong nhiều năm qua, hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng nước cấp cho
sinh hoạt đã được đặt tại các trạm thượng lưu sông Sài Gòn như Bến Củi, Bến Súc,
Thị Tính và Phú Cương, hai trạm khác là Hóa An đặt trên sông Đồng Nai và trạm

N46 trên kênh Đông. Các kết quả quan trắc cho thấy một số chỉ tiêu đạt chuẩn cho
phép như: Nhu cầu oxy sinh học, nhu cầu oxy hóa học, độ mặn, chỉ tiêu kim loại
nặng, chỉ tiêu nitơ đạt quy chuẩn cho phép. Nhưng nhiều chỉ tiêu như: pH, độ đục,
nồng độ chất rắn hòa tan trong nước, oxy hòa tan, nồng độ dầu và vi sinh vật tại hầu
hết các trạm quan trắc vượt mức cho phép.
Để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho hơn 7 triệu dân thành phố, cần phải có
giải pháp hữu hiệu khống chế nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải, giảm tải lượng
chất ô nhiễm đổ xuống sông Sài Gòn. Không cấp phép đầu tư cho các dự án thuộc
nhóm ngành có gây ô nhiễm cao như: Hóa chất, cao su, sản xuất bột giấy, chế biến
thực phẩm… trên khu vực thượng nguồn. Giải pháp di dời trạm lấy nước cung cấp
cho sinh hoạt lên phía thượng nguồn cũng đang được bàn tới nếu tình trạng ô nhiễm
của sông Sài Gòn [4].
Lưu vực sông Đồng Nai và Thị Vải: là nơi tập trung của nhiều khu công
nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp, các nhà máy đã hình thành khá lâu đời.
Tuy nhiên, mức độ tập trung các nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng như sản xuất


phân bón, hóa chất… chủ yếu tập trung ở phía hạ lưu và nhánh sông Thị Vải trong
đó đáng chú ý là khu công nghiệp Phú Mỹ 1 và Công ty cổ phần hữu hạn Vedan
Việt Nam là hai đơn vị xả thải các chất gây ô nhiễm môi trường cao nhất. Các thông
số ô nhiễm như hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh… vượt quy chuẩn cho phép hàng
chục, thậm chí hàng trăm lần [4].
Ngoài ra, nước thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị, khu dân cư đang ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước tại các dòng sông nói riêng và các nguồn
nước nói chung tại các vùng KTTĐ. Hiện nay, tại các đô thị lớn như Thành phố Hồ
Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa và một số các khu đô thị đã bắt đầu tiến hành quy
hoạch và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư. Tuy nhiên, một số
dự án đã triển khai nhưng tiến độ chậm và chưa đạt hiệu quả mong muốn [4].
1.3. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội lƣu vực sông Nhuệ
1.3.1. Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1. Vị trí địa lý và diện tích
Sông Nhuệ nằm giữa đồng bằng Bắc bộ, phía Bắc lưu vực sông Nhuệ là sông
Hồng, phía Tây là sông Đáy, phía Nam là sông Châu Giang. Sông chảy qua địa bàn
thành phố Hà Nội và hai huyện của tỉnh Hà Nam [12].
Diện tích của toàn bộ lưu vực là 107.530 ha, trong đó: Hà Nội chiếm 87.820
ha và tỉnh Hà Nam chiếm 19.710 ha.
Sông Nhuệ (đoạn chảy qua thành phố Hà Nội) bắt nguồn từ sông Hồng tại
cửa cống Liên Mạc - Từ Liêm và chảy qua các quận, huyện gồm: Từ Liêm, Hà
Đông, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hoà, Phú Xuyên và cuối cùng đổ
vào sông Đáy ở khu vực thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam [12].
Lưu vực sông Nhuệ có hướng dốc từ Bắc xuống Nam là nguồn cấp nước tưới
phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát nước của thành phố. Tình hình phân bố diện
tích các quận, huyện trong lưu vực sông Nhuệ [12].


Bảng 1.1. Phân bố diện tích trong lƣu vực sông Nhuệ
Diện tích (ha)
TT

Quận, Huyện
Tổng số

Trong lƣu vực

1

Từ Liêm

7.532


6.457

2

Thanh Trì

9.822

5.697

3

Nội thành Hà nội

8.430

8.008

4

Đan Phượng

7.659

3.863

5

Hoài Đức


9.468

6.420

6

Hà Đông

1.630

1.630

7

Thanh Oai

14.180

12.021

8

Ứng Hoà

18.370

15.841

9


Phú Xuyên

17.110

15.187

10

Thường Tín

12.770

12.040

11

Duy Tiên ( Hà Nam )

13.500

12.303

12

Kim Bảng ( Hà Nam )

18.490

7.047


13

Thành phố Phủ Lý (Hà Nam )

3.420

3.420

106.971

84.760

Cộng

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội) [12]
1.3.1.2. Đặc điểm địa hình
Lưu vực sông Nhuệ nằm hoàn toàn trên vùng đồng bằng thấp thuộc
châu thổ sông Hồng, không có đồi và núi. Địa hình có dạng lòng máng cao ở phần


sông Hồng, sông Đáy và thấp dần vào trục sông Nhuệ theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Độ cao của khu thượng nguồn sông Nhuệ ở Từ Liêm khoảng 5-7m, tại khu
lân cận quận Hà Đông cao 4-7m, khu Thường Tín cao 1,1-3,5m. Độ dốc của lòng
sông Nhuệ có cao độ mặt phổ biến từ +2,0 đến +6,0 m. Cao trình biến đổi từ +1,0 m
đến + 9,0 m. Vùng ven sông Hồng và sông Đáy là đất cát lẫn phù sa mịn, hoặc đất
cát pha thịt, biến đổi dần sang đất thịt pha cát và tới khu vực lân cận sông Nhuệ là
đất thịt, đất thịt pha sét. Từ cao trình +2,5 m trở lên, đất thuộc loại trung tính, ít
chua, độ pH từ 5,5 - 6,0 chiếm khoảng 70% diện tích lưu vực. Phần đất trũng thấp
hơn +1,5m tập trung ở hạ lưu vực, đất bị chua, độ pH thấp hơn 5,5 một số nơi có hiện
tượng gây - sét hoá do bị ngập nước thường xuyên [12].

1.3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
a. Đặc điểm khí hậu
Lưu vực sông Nhuệ có nền khí hậu mang đầy đủ những thuộc tính cơ bản của khí
hậu miền Bắc Việt Nam đó là nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, khí hậu chia thành 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa đông nam; mùa khô kéo
dài từ tháng 11 đến thánh 4, có gió mùa Đông Bắc [12].
- Chế độ nắng:
Lưu vực sông Nhuệ nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lượng bức xạ
tổng cộng trung bình năm khoảng 105 - 120 kcal/cm2 và có số giờ nắng thuộc loại
trung bình, đạt khoảng 1600-1750 giờ/năm, trong đó tháng 8 có số giờ nắng nhiều
nhất đạt 200-230 giờ/tháng và tháng 2, 3 có số giờ nắng ít nhất khoảng 25-45
giờ/tháng. Chế độ nắng cũng giống như chế độ nhiệt, nó ảnh hưởng đến tốc độ và
dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ và nồng độ oxy hòa tan trong nước [12].
- Chế độ nhiệt:
Chế độ nhiệt phân hóa rõ rệt theo đai cao trong lưu vực sông Nhuệ. Nhiệt độ
trung bình năm ở vùng thấp đạt từ 25 - 270C, ở vùng đồi núi phía Tây và Tây Bắc
nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 240C. Mùa đông nhiệt độ trung bình ở vùng cao


giảm xuống còn 16 - 190C, mùa hè trung bình khoảng 220C; còn ở vùng thấp mùa
đông nhiệt độ trung bình 18 - 200C, mùa hè từ 27 - 300C. Trong trường hợp cực
đoan, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 400C, và nhiệt độ tối thấp có thể xuống tới dưới
90C. Chế độ nhiệt của nước phụ thuộc vào chế độ nhiệt của không khí đã ảnh hưởng
đến các quá trình hóa lý xảy ra trong nước, nó ảnh hưởng đến đời sống các vi sinh
vật và vi khuẩn sống trong nước [12].
- Chế độ gió:
Mùa đông gió có hướng thịnh hành là Đông Bắc, tần suất đạt 60-70%. Một số nơi
do ảnh hưởng của địa hình, hướng gió đổi thành Tây Bắc và Bắc, tần suất đạt 2540%. Mùa hè các tháng 5, 6, 7 hướng gió ổn định, thịnh hành là Đông và Đông
Nam, tần suất đạt 60-70%. Tháng 8 hướng gió phân tán, hướng thịnh hành nhất
cũng chỉ đạt tần suất 20-25%. Các tháng chuyển tiếp hướng gió không ổn định [12].

- Chế độ mưa ẩm:
Do địa hình lưu vực sông Nhuệ đa dạng và phức tạp nên lượng mưa cũng biến đổi
không đều theo không gian. Phần hữu ngạn của lưu vực có mưa khá lớn (X>1800
mm), nhất là vùng đồi núi phía Tây (X>2000 mm). Trung tâm mưa lớn nhất ở
thượng nguồn sông Tích thuộc núi Ba Vì (X = 2200-2400mm). Phần tả ngạn lưu
vực, lượng mưa tương đối nhỏ (X=1500-1800 mm), nhỏ nhất ở thượng nguồn sông
Đáy, sông Nhuệ (X = 1500 mm), và lại tăng dần ra phía biển (X = 1800 - 2000 mm)
[12].
Mùa mưa trùng với thời lỳ mùa hè, từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm 80 85% tổng lượng mưa năm, đạt từ 1200-1800 mm với số ngày mưa vào khoảng 6070 ngày.
Lượng mưa các tháng mùa khô đều dưới 100 mm/tháng, trong đó tháng 12, 1, 2, 3
dưới 50 mm/tháng. Trong thời kỳ này, dòng chảy nhỏ, chủ yếu phụ thuộc vào thời
gian mở cống Liên Mạc [12].
b. Đặc điểm thủy văn


Lưu vực sông Nhuệ có hệ thống sông ngòi và đầm hồ dày đặc, trong đó bao
gồm nhiều sông lớn nhỏ khác nhau. Các sông lớn chảy ở phía ngoài như sông Hồng,
sông Đáy.
Sông Hồng có lưu lượng trung bình năm 780.436 m3/s, mực nước dao động
hàng năm từ 2–13m. Năm 1971 là năm lũ lớn nhất, lưu lượng nước đạt đến
1.124.177 m3/s, mực nước cao nhất đo được tại trạm Hà Nội là 14,3m. Năm 1996
mực nước lũ cao nhất là 12,34m.
Sông Đáy chảy ở phía ngoài rìa phía Tây Nam vùng nghiên cứu. Lòng sông
rộng 100-200m. Lưu lượng nước nhỏ và chảy chậm. Mực nước dao động từ 2 -5m.
Sông Nhuệ là con sông tự nhiên có nhiều khúc uốn quanh co, các khúc uốn đã
được đào và nắn thẳng lại vào những năm 1935 -1940. đoạn sông đào này cắt qua 2
con sông tự nhiên.
Dọc trục chính sông Nhuệ còn có một hệ thống sông, kênh, mương làm
nhiệm vụ tưới và tiêu nước phục vụ nông nghiệp gồm :
Sông Đăm: dài trên 6 km, chảy qua khu vực Phúc Lý, Phúc Diền, Cổ Nhuế

và đổ vào sông Nhuệ ở cầu bắt qua sông tại thôn Hoàng - xã Cổ Nhuế.
Kênh nối từ nhánh sông Tô Lịch tại Hoàng Liệt chảy qua thôn Nhân Hoà,
Tả Thanh Oai đổ vào sông Nhuệ tại Siêu Quần (xã Đại Áng) kênh dài 5,5 km,
rộng 5-10 mét.
Kênh Hòa Bình: chảy từ xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, qua Tân Ước, Liên
Châu đổ vào sông Nhuệ ở xã Hồng Minh. Kênh dài trên 10km, chiều rộng từ 10 - 12 m.
Lưu vực sông Nhuệ có khá nhiều hồ. Các hồ lớn đều tập trung ở địa phận Hà
Nội như: hồ Thuỵ Phương (Từ Liêm), hồ ở xóm Chợ, xóm Đình (xã Đại Mỗ, Từ
Liêm) hồ Mễ Trì, hồ Định Công, hồ Hoàng Liệt [12].
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Dân số


Theo kết quả Tổng điều tra Dân số năm 2011, dân số Hà Nội là 19.999.300
người, xếp thứ 2 về số dân sau thành phố Hồ Chí Minh. Tốc độ tăng dân số bình
quân mỗi năm là 2,11% (mức tăng này cao hơn mức tăng bình quân của cả nước
(1,2%), cao hơn hai lần mức tăng của vùng đồng bằng sông Hồng).
1.3.2.2. Đô thị hóa
Dân số Hà Nội sống ở khu vực thành thị có 2.632.087 người và ở khu vực
nông thôn là 3.816.750 người. Tỷ trọng dân số ở khu vực thành thị là 40,5%, nhiều
hơn 34,75% vào năm 1999 và bằng 10,37% dân số thành thị của cả nước. Trong
1.204.688 người tăng lên giữa hai cuộc Tổng điều tra thì 66,9% người ở khu vực
thành thị và 33,1% người ở khu vực nông thôn.
Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá ở Việt
Nam diễn ra nhanh, nhất là trong 10 năm trở lại đây. Năm 2010, tỷ lệ đô thị hoá mới
đạt vào khoảng 17-18%, đến năm 2011 con số này đã là 23,6% và hiện nay đạt
28%. Dự báo, năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam sẽ đạt khoảng 45%. Trong
xu thế đó, Hà Nội là một trong hai thành phố (thành phố Hồ Chí Minh) có mức và
tốc độ đô thị hóa đạt cao nhất. Quá trình đô thị hóa của Hà Nội đã phát triển mạnh
theo chiều rộng và có sức lan tỏa mạnh (đô thị hóa theo chiều rộng).

1.3.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nội năm 2011 được phát triển toàn diện và
đạt được những kết quả khá. Năm 2011, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 11% so
với năm 2010, trong đó ngành công nghiệp tăng 11,6%, các ngành dịch vụ tăng
11,1%, Ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,2%.
Lưu vực sông Nhuệ đoạn chảy qua địa phận Hà Nội hiện có khoảng 39 làng
nghề, với nhiều loại ngành nghề khác nhau. Các làng nghề phát triển mang tính tự
phát, thiếu mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư đổi mới công nghệ, thông tin thị trường, sản
phẩm chưa có thương hiệu [16].

Danh sách các làng nghề được thể hiện trong bảng 1.2


Bảng 1.2. Danh sách các làng nghề trên lƣu vực sông Nhuệ thuộc TP Hà Nội

1

Làng dệt in hoa La Nội

xã Dương Nội

Hoài Đức

2

Làng dệt in hoa Ỷ Lan

xã dương nội

Hoài Đức


3

Làng nghề chả giò ước lễ

xã Tân ước

Thanh Oai

4

Làng nghề bún Thanh Lương

xã Bích Hòa

Thanh Oai

5

Làng nghề chế biến lương thực thực

xã Hồng Hà

Đan Phượng

xã Hồng Minh

Phú Xuyên

xã Cát Quế


Hoài Đức.

xã Tân Hòa

Quốc Oai

xã Minh Khai

Hoàn Đức

Dương Liễu

Hoài Đức.

xã Cộng Hòa

Quốc Oai

xã Phùng xá

Thạch Thất

xã Thanh Cao

Thanh Oai

Phường Vạn Phúc

Hà Đông


xã Thanh Thùy

Thanh Oai

xã Tiền Phòng

Thường tín

phẩm thôn Bá Nội
6

Làng nghề chế biến lương thực thực
phẩm thôn Tân Độ,

7

Làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm Cát Quế,

8

Làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm Tân Hòa

9

Làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm xã Minh Khai


10

Làng nghề chế biến NSTP Dương Liễu

11

Làng nghề chế biến tinh bột thôn Cộng
Hòa

12

Làng nghề cơ khí Phùng Xá

13

Làng nghề dệt khăn dệt vải dệt len thôn
Thanh thần

14

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc

15

Làng nghề điêu khắc thôn Dư Dụ

16

Làng nghề điêu khắc tượng xã Tiền
Phòng


17

Làng nghề đồ gốm sứ Bát Tràng

xã Bát tràng

Gia Lâm

18

Làng nghề giầy da thôn Giẽ Hạ,

xã Phú Yên

Phú Xuyên

19

Làng nghề giầy da thôn Rẽ Thượng

xã Phú Yên

Phú Xuyên


20

Làng nghề khảm trai thôn Đồng Vinh


xã Chuyên Mỹ

Phú Xuyên

21

Làng nghề khảm trai thôn Ngọ,

xã Chuyên Mỹ

Phú Xuyên

22

Làng nghề khâu bóng da thôn Lê

xã Tam Hưng

Thanh Oai

xã Tam Hưng

Thanh Oai

xã Khánh Hà

Thường Tín

xã Thanh Thùy


Thanh Oai

xã Thanh Thùy.

Thanh Oai

Dương
23

Làng nghề khâu bóng da thôn Văn Khê
xã Tam Hưng

24

Làng nghề kim khí thôn Liễu Nội, xã
Khánh Hà.

25

Làng nghề kim khí thôn Rùa Hạ, xã
Thanh Thùy

26

Làng nghề kim khí thôn Rùa Thượng

27

Làng nghề lược sừng Thụy Ứng


xã Hòa Bình

Thường Tín

28

Làng nghề luyện kim gò hàn Phú Thứ

xã Phú Thứ

Từ Liêm

29

Làng nghề mây tre đan thôn Nghĩa Hảo

xã Phú Nghĩa

Chương Mỹ

30

Làng nghề mây tre đan Văn La

xã Văn Võ

Chương Mỹ

31


Làng nghề mây tre đan Vạn Phúc

xã Vạn Phúc

Thanh Trì

32

Làng nghề mây tre giang đan thôn Phú

xã Phú Nghĩa

Chương Mỹ

xã Vạn Điểm

Thường Tín

Hữu
33

Làng nghề mộc cao cấp thôn Vạn
Điểm,

34

Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng

xã Sơn Đồng


Hoài Đức

35

Làng nghề rèn thôn Đa sỹ

xã Kiến Hưng

Hà Đông.

36

Làng nghề sơn màu Hạ Thái

xã Duyên Thái

Thường Tín

37

Làng nghề thêu thuộc xã Thắng Lợi

xã Thắng Lợi

Thường tín

38

Làng nghề thêu ren thôn Đỗ Quan


xã Quất Động

Thường Tín

39

Làng nghề thêu ren thôn Quất Lâm

xã Quất Động

Thường tín

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội


Các hoạt động của làng nghề đã và đang làm suy thoái môi trường. Ô nhiễm
môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực và
mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản
phẩm. Các chất thải phát sinh tại làng nghề đã và đang gây ô nhiễm và làm suy
thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân và ngày
càng trở thành vấn đề bức xúc. Do làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan
xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
Hàng ngày, nước thải từ các làng nghề dọc theo lưu vực sông Nhuệ không
qua xử lý thải trực tiếp xuống sông Nhuệ làm cho môi trường nước sông Nhuệ ngày
càng ô nhiễm nghiêm trọng.
1.3.2.4. Giáo dục, y tế, văn hóa
Hà Nội là trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế hàng đầu của cả nước. Toàn thành
phố hiện có 69 trường đại học, 34 trường trung học chuyên nghiệp, 41 trường dạy nghề
và hầu hết các viện nghiên cứu chuyên ngành của cả nước, đáp ứng được nhu cầu
nghiên cứu khoa học cũng như cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Ở

các cấp học thấp, Hà Nội có sự quan tâm đầu tư thích đáng. Cơ sở vật chất của các
trường lớp trong hệ thống giáo dục ở Hà Nội hiện đã được đầu tư nâng cấp đạt loại khá
trở lên, 100% số trường phổ thông trung học của Hà Nội được đầu tư trang thiết bị làm
việc và học tập tốt. Tỷ lệ trường phổ thông trung học có phòng học máy vi tính ở Hà
Nội hiện nay là 100%.
Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao của người dân Hà Nội cũng được
Nhà nước quan tâm phát triển rất phong phú và đa dạng: rạp chiếu bóng, nhà văn hóa,
cung văn hóa, thư viện quốc gia, thư viện thành phố, các sân bóng…..Các phong trào
văn hóa quần chúng cũng được quan tâm phát triển mạnh. Mạng lưới thông tin đại
chúng được mở rộng, đời sống văn hóa cơ sở cũng ngày càng được nâng cao hơn.


Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là môi trường nước sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội
được thể hiện trong hình 2.1 bản đồ lưu vực sông Nhuệ.

Hình 2.1. Bản đồ lƣu vực sông Nhuệ


2.2. Phạm vi nghiên cứu
Lưu vực sông Nhuệ có chiều dài 74 km và trải dài qua 5 tỉnh thành phố lớn
là Hà Nôi, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình. Phạm vi nghiên cứu của đề
tài tập trung lưu vực sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội.
Lý do chọn phạm vi nghiên cứu là vì:
Lưu vực sông Nhuệ trải dài trên diện tích lớn, hơn nữa nước trong lưu vực
sông chủ yếu là do nước mưa, nước từ các hoạt động sản xuất của các cơ sở, làng
nghề, ...
Các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong lưu vực đang diễn ra nhanh và
mạnh, gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Phương pháp thu thập tài liệu chủ yếu dựa vào các đề tài, dự án, chương
trình đã và đang thực hiện có liên quan đến khu vực nghiên cứu về tài liệu, số liệu,
bản đồ, vị trí lấy mẫu. Tài liệu thu thập được xử lý, đưa lên thành bảng biểu, đồ thị
và phân tích, phân loại để từ đó xác định những vấn đề cần đánh giá.
Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của
khu vực bằng phương pháp tổng hợp các số liệu thống kê tại các địa phương trong
lưu vực sông Nhuệ.
Thu thập các thông tin về nguồn thải bằng phương pháp tổng hợp số liệu từ
Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các báo cáo về
hiện trạng môi trường của Hà Nội và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung
nghiên cứu.
Thu thập số liệu, tài liệu đã có: từ các phòng ban, internet, văn bản quy phạm
pháp luật, các số liệu, dữ liệu, thông tin có sẵn trong và ngoài nước liên quan đến
nội dung của đề tài nghiên cứu.


2.3.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế
Điều tra và khảo sát thực địa xác định nguồn xả thải từ cơ sở sản xuất, khu,
cụm công nghiệp, y tế và làng nghề trên địa bàn quận, huyện dọc lưu vực sông
Nhuệ.
Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa được thực hiện với mục đích:
- Điều tra thực tế hiện trạng các nguồn xả thải của các địa phương thuộc diện
tích của lưu vực sông Nhuệ.
- Lấy các loại mẫu phân tích phục vụ đánh giá chất lượng nước theo tiêu
chuẩn hiện hành.
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
Vị trí các điểm lấy mẫu: 16 mẫu nước được lấy dọc theo chiều dài của sông
vào tháng 11 năm 2011 từ cống Liên Mạc đến điểm hợp lưu của sông Măng Giang

của Hà Nội để phân tích các chỉ tiêu: pH, DO, TSS, COD, BOD5 ,NO2-, ... và so
sánh với QCVN 08:2008/BTNMT; đồng thời đánh giá qua chỉ số chất lượng nước
WQI. Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu được thể hiện trong bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu và kí hiệu mẫu
TT Kí hiệu mẫu

Tọa độ
Kinh độ
Vĩ độ

Vị trí lấy mẫu

1

NR1

580051

2332232

Đập Liên Mạc

2

NR2

580245

2329157


Cống trên đường vào Trại


3

NR3

579127

2326942

Cầu Diễn

4

NR4

579284

2323052

Cầu trên Đại lộ Thăng Long

5

NR5

581123

2319506


Cầu Trắng

6

NR6

584028

2317053

Cầu Tả Thanh Oai

7

NR7

583542

2315487

8

NR8

583945

2312354

Cầu Sắt Tả Thanh Oai

Sau điểm hợp lưu với sông
Hòa Bình


9

NR9

585078

2310088

Cầu Sắt Khánh Hà

10

NR10

586419

2307886

Cầu Chiếc - Hiền Giang

11

NR11

588129


2305554

Cầu Là - Tân Minh

12
13
14
15

NR12
NR13
NR14
NR15

587088
588171
590581
592829

2301998
2296654
2293555
2288471

16

NR16

593398


2283869

Cầu Trừ - Liên Châu
Cầu Lội - Văn Trai
Cầu Chuôn - Tân Dân
Cầu trên đường 75
Điểm hợp lưu sông Măng
Giang

Sơ đồ vị trí lấy mẫu được thể hiện như Hình 2.2 sau:


Hình 2.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu trên sông Nhuệ


×