Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận về tâm lý người dùng mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.25 KB, 26 trang )

Mục lục
Lời mở đầu

2

Phần 1 : Lịch sử ra đời của mạng xã hội

3

Phần 2 : Những mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam

5

Phần 3: Những đối tượng sử dụng mạng xã hội

9

Phân 4 :Những lợi ích và hạn chế của mạng xã hội

13

Phần 5 :Đặc điểm tâm lý người sử dụng mạng xã hội

18

I.Quá trình tiếp nhận

18

II.Tâm lý tiếp nhận


19

Phần 6 : Bài học rút ra của người làm truyền thông

20

Kết luận

26

1


Lời mở đầu
Ngày nay ,dưới sự phát triển mạnh mẽ của internet việc liên lạc ,theo dõi ,kết nối
giữa con người với nhau càng trở lên đơn giản và nhanh chóng hơn bao giờ hết
.Cùng với đó ,chính là sự bùng nổ của mạng xã hội trên thế giới và Việt Nam.
Mạng xã hội ngày càng đi sâu vào cuộc sống của con người .Có thể nói ,đây là mô
hình mới nhất trong quá trình phát triển đương đại ,đơn giản hóa các phương thức
tương tác và kết nối con người với nhau suốt chiều dài lịch sử
Mạng xã hội ảo hay còn gọi là mạng xã hội là một trang web mà ở đó một người có
thể kết nối được với nhiều người thông qua việc chia sẻ sở thích cá nhân ,nơi ở,học
vấn ,những hoạt động ,…mà không cần phải phân biệt thời gian hay không
gian.Mạng xã hội ngày nay không chỉ đơn thuần là công cụ để chia sẻ những dòng
trạng thái của cá nhân ,hay để giao tiếp ,liên lạc quen biết với nhau mà nó còn giúp
gắn kết giữa những người lạ ,những người ở các quốc gia khác nhau .Không chỉ về
giao tiếp ,mạng xã hội còn trở thành nơi truyền thông ,maketting tiềm năng mạnh
mẽ ,…Và còn vô cùng nhiều những lợi ích mà mạng xã hội đã mở ra cho chúng
ta ,song kèm với nó là những hệ lụy cũng vô cùng nhiều .
Vì những lợi ích rõ ràng như vậy mà số lượng cũng như đối tượng người dùng

mạng xã hội ngày càng nhiều và đa dạng .Điều đó cũng đồng thời nảy sinh ra các
hiện tượng và chiều hướng khác nhau trong tâm lý của người dùng mạng xã hội
.Bởi vậy ,em làm tiểu luận này nhằm phân tích những đặc điểm tâm lý của người
dùng những mạng xã hội tiêu biểu ở Việt Nam từ đó rút ra được những bài học
thực tế cho người làm truyền thông giúp cho việc làm truyền thông qua mạng xã
hội ở Việt Nam ngày càng thành công và phát triển .

2


Phần 1 : Lịch sử ra đời và phát triển của mạng xã hội
1971 : Email đầu tiên - Các nhà nghiên cứu tại ARPA cơ quan nghiên cứu dự án
cao cấp đã gởi email đầu tiên
1980 : USENET - usenet tham gia lĩnh vực đọc và gởi tin nhắn thông qua các bảng
thông báo .Đã có hàng nghìn chuyên mục được lập với các chủ đề như khoa
học,âm nhạc ,vă học và thể thao
1991:World wide web - Nhà khoa học Tim Berner –Lee thuộc phòng thí nghiệm
vật lý vi mô châu Âu đã đề xuất một giao thức mới để phát tán thông tin.Giao thức
đính kèm đường dẫn dưới dạng ký tự ẩn dưới những ký tự khác (link) .Cuối cùng
hình thành nên giao thức kết nối internet (world wide web)
1994: Blog cá nhân đầu tiên - Justin Hall ,sinh viên đại học Swarthmore đã phát
triển website mang tên Justin’s Link from the Underground để kết nối với thế giới
bên ngoài .Hall đã xây dựng trang web trong suốt 11 năm và anh được mệnh danh
là “cha đẻ của trang blog cá nhân “
1995 :Classmates - Những người di cư có thể tìm lại bạn bè đã thất lạc của họ
thông qua trnag Classmates.com.Đây là một dịch vụ cộng đồng được tạo ra để giúp
tìm lại những người bạn học từ thời tiểu học ,trung học và đại học của người
dùng .Classmaters.com đã thành công khi cho phép người dùng họp lại bạn bè cũ
hoặc tìm lại các mối tình lâu năm như trường hợp của Ray và Gina Classmates đã
dùng công nghệ để nhen nhó lại các mối quan hệ ngoài đời thật .

1996 : Ask - Bộ máy tìm kiếm Ask.com đã lập nên trang mạng Askjeeve.com cho
phép người dùng đặt các câu hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên thay vì sử dụng các từ
khóa tìm kiếm
1997 : AIM - American Online đã giải phóng hàng triệu người khi cho phép họ có
thể trò chuyện thời gian thực với nhau
1998 : Open Diary - Cộng đồng nhật ký online Open Diary cho phép người dùng
đăng tải cá nhân hoặc chia sẻ cộng đồng online nhật ký trực tuyến của họ mà
không cần biết về HTML .Người dùng có thể nhận xét về nhật ký của người dùng
khác .

3


1999: Người dùng cần chiếc bút ảo của họ và giao tiếp với bạn bè và gia đình
thông qua Livejournal và Blogger .Đây là 2 công cụ viết blog sớm nhất
2000: Wikipedia - Jimmy Wales và Larry Sanger sáng lập nên Wikipedia ,bách
khoa toàn thư nguồn mwor ,trực tuyến và có tính cộng tác đầu tiên trên thế giới .
2001 : Meetup.com - giúp người dùng chia sẻ cảm xúc cá nhân như yêu thích ,đam
mê và thú vui của họ
-Bộ máy khám phá của StumbleUpon (có thể sử dụng cho phép thành viên ) cho
phép người dùng có thể tìm ra các nội dung mới và hấp dẫn trên internet .
2002: Friendster - Friendster.com cho phép người dùng tạo thông tin các nhân và
kết nối ảo với những người khác .Đây là mạng xã hội đầu tiên đạt được hơn 1 triệu
người dùng .
2003: Myspace - trang mạng xã hội trực tuyến MySpace gây được sự chú ý cho
giới trẻ .Hơn 1 triệu tài khoản đã đăng ký chỉ 1 tháng sau khi ra mắt .
Hàng trăm người từ khắp nơi trên thế giới đã cùng nhau tạo nên WordPress ,một hệ
thống quản lý nội dung trực tuyến mà nguồn mở miễn phí .
2004 :Facebook - Mark Zuckerburg giới thiệu TheFacebook.com, một trang mạng
xã hội dành cho sinh viên đại học .Mark đã tạo nên Facebook trong phòng ngủ tập

thể tại đại học Harvard.
Flickr Nhóm Flickr đã tạo nên một trình duyệt độc lập dựa trên ứng dụng chia sẻ
hình ảnh .
2005 : Youtube - Nền tảng chia sẻ mới của Youtube cho phép người dùng tự do
upload và chia sẻ video với gia đình và bạn bè
2006 : Twitter - Tweets140 ký tự khiến nó trở nên công cụ cho phép mỗi cá nhân
có thể truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng đến với một nhóm
lớn .
Spotify là một công cụ streaming âm nhạc cho phép người dùng chia sẻ playlist để
cùng nghe với những người khác và cho họ thấy những đẳng cấp âm nhạc thật sự

4


2007 : Tumblr - Tumblr kết hợp blog và mạng xã hội lại với nhau cho phép người
dùng nhanh chóng và dễ dàng chia sẻ hình ảnh ,văn bản ,lời phát biểu và cac
đường dẫn với cộng đồng giao tiếp trực tuyến của họ
2008: Groupon - Andrew Masson giới thiệu dịch vụ giảm giá mỗi ngày Groupon
để tận dụng sức mạnh tập thể của một nhóm nhiều người
2009 : Foursquare - Đây là mạng xã hội chia sẻ địa điểm .Người dùng “check-in”
tại mọi địa điểm từ khắp nơi trên thế giới và theo dõi địa điểm của bạn bè .
2010 : Google Buzz - Google cố gắng kết hợp sản phẩm Gmail với các công cụ
cộng đồng khác thành sản phẩm đoản mệnh Google Buzz
2011:Google + - google + là một mạng xã hội đây fđủ tính năng của google
.Người dùng Google+ đánh giá cao khả năng nhóm các danh sách liên lạc vào một
các cđoạn khác nhau ( thường gọi là Vòng ) và giao tiếp với nhau qua công cụ chát
video có tên là Hangouts.
2012 : Pinterest - Mạng xã hội hình ảnh đồ họa Pinterest cán mức 10 triệu người
dùng .Phát triển nhanh hơn bất cứ trang web độc lập nào khác


Phần 2 : Những mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam
1.Facebook

Đầu tiên có lẽ phải kể đến facebook theo kết quả điều tra của công ty Nghiên
cứu thị trường Socialbakers & SocialTimes.Me, đến tháng 8 - 2013, Việt Nam đã
có 19,6 triệu người dùng MXH Facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới
71,4% người sử dụng internet.
5


Facebook hay tên cũ còn được gọi là Facemash ra đời bản chính thức cho tất cả
thành viên đăng ký vào năm 2006 .Đây là một mạng xã hội trên nền tảng website
được Mark Zuckerberg phát triển và do công ty Facebook ,Inc quản lý .Mọi người
có thể tạo trang các nhân ,chia sẻ thông tin, cập nhật trạng thái ,đăng hình ảnh
,video…
Hiện nay,Facebook đang là mạng xã hội nổi tiếng nhất được sử dụng ở khắp nơi
trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.
2.Instagram

Instagram là mạng xã hội tập trung chủ yếu vào việc chia sẻ hình ảnh của cá
nhân người sử dụng .Phát hành bản chính thức đầu tiên vào tháng 10/2010 trên
App Store ,Instagram ban đầu hướng đến các ứng dụng Iphone ,Ipad nhưng sau đó
do muốn mở rộng thị trường nên Instagram đã phát triển trên mạng Android 2.2
vào quý II năm 2012.
Instagram đã bị Facebook mua lại với giá trị khoảng 1 tỷ đô la vào năm 2012.
3.Zing Me

Mạng xã hội Me Zing là một trong rất nhiều dịch vụ mà Zing.vn cung cấp cho
người dùng ,được phát triển bởi VNG .Phát hành chính thức vào tháng 8/2009 với
6



nhiều tính năng cuốn hút người dùng và game mới lạ như nông trại vui vẻ ,nhà
hàng vui vẻ ,ao cá vui vẻ ,…
Tuy nhiên ,điểm mạnh của Zing Me đó là sự liên kết của nó với nhiều trang mạng
được ưa chuộng khác trong hệ thống của Zing như Zing News, Zing MP3…trong
đó Zing Mp3 còn được đánh giá là trang nghe nhạc trực tuyến lớn nhất Việt
Nam.Nhờ vậy,các thông tin và chia sẻ liên quan đến các ca sĩ được ưa thích trong
nước được cập nhât tới người sử dụng vô cùng dễ dàng trên Zing Me , họ được
theo sát thần tượng của mình mọi lúc mọi nơi trong một môi trường mạng xã hội
không hề thua kém gì Facebook
Với ưu thế là mạng xã hội cảu người Việt ,hỗ trợ các tính năng thân thiện ,đa dạng
về nội dung …Me zing ngày càng được nhiều người sử dụng .
4.Twitter

Twitter là một mạng xã hội ra đời vào năm 2006 ,cho phép người dùng tạo
profile ,chia sẻ thông tin ,cập nhật tin tức dưới dạng mẩu tin tức .Hướng đến việc
nội dung ngắn gọn mà vẫn cung cấp thông tin trên twitter chỉ cho phép nhập giới
hạn ký tự .Đây chính là tiền đề để các link thu gọn ra đời như bitly ,goo.gl …
Twitter cũng là mạng xã hội lôi kéo người dùng với số lượng không nhỏ ( khoảng 6
triệu người trong đó chỉ có khoảng 5000 người ở Việt Nam – theo VnMedia)
5.Youtube

7


Mặc dù xếp sau Facebook ở vị trí mạng xã hội phổ biến nhất thế giới nhưng
Youtube lại thống trị hoàn toàn ở Việt Nam.Mạng xã hội chia sẻ video.Xu hướng
marketing bằng video đã làm bệ phóng cho Youtube lên một tầm cao mới .Bên
cạnh đó ,với những video có nhiều lượt xem ,bạn còn có thể kiếm được tiền .

Có thể nói khả năng đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin liên quan đến các vấn đề
giải trí, kinh tế, xã hội, thời sự, … toàn cầu thông qua video chính là thế mạnh của
mạng chia sẻ video trực tuyến này.
Bên cạnh đó, nhờ việc kết hợp với Gmail do cùng đặt dưới sự phát triển của
Google giúp một phần lớn người sử dụng đã mặc định có tài khoản trên Youtube.
Mạng xã hội này hỗ trợ rất tốt cho nhu cầu quảng bá hình ảnh, tuyên truyền những
nội dung giáo dục và phát triển con người cũng như giúp các vấn đề xã hội được
nhận định, đánh giá một cách khách quan thông qua tính năng hỗ trợ bình luận
phía dưới.
6.Google Plus

Giống như ZingMe, mạng xã hội này dần trở nên phổ biến ở Việt Nam nhờ có sự
liên kết với các dịch vụ được cung cấp từ Google khác như Gmail, Youtube,…
8


Giao diện và cách sử dụng trên Google Plus khá đơn giản và gần gũi nhưng vẫn rất
đa dạng.
Chỉ cần người sử dụng đăng nhập qua tài khoản Gmail của mình hay truy cập vào
Youtube thì các thông báo của họ ở Google Plus cũng có thể được cập nhật thông
qua đó. Với Google Plus, việc đăng tải thông tin cá nhân, các bản tin thời sự đọc
được trên Google News hay đoạn phim từ Youtube đều được thực hiện một cách
trực tiếp và đơn giản. Các địa chỉ trong danh sách liên lạc của bạn đến từ Gmail
cũng dễ dàng tìm thấy vào thêm vào trên Google Plus.\

Phần 3 :Những đối tượng sử dụng mạng xã hội
*Nhóm đối tượng theo lứa tuổi :
Hiện nay mạng xã hội được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các lứa tuổi nhưng chủ yếu
nhất vẫn và lứa tuổi thanh thiếu niên .
Theo khảo sát thực tế của em :

Lứa tuổi từ 11-13 tuổi : ít dùng mạng xã hội ,chiếm khoảng 3%
Lứa tuổi từ 14-16 tuổi : không nhiều ,chủ yếu dùng Zing Me để chơi game ,chiếm
khoảng 10%
Lứa tuổi từ 17-35 tuổi : rất nhiều ,chủ yếu dùng Facebook ,chiếm khoảng 70%
Lứa tuổi lớn hơn 35 tuổi : không nhiều
*Nhóm đối tượng theo mục đích
Chia sẻ ,kết nối : 40%
Bán hàng ,kinh doanh : 30%
Truyền thông ,báo chí : 20%
Cập nhật thông tin ,học tập :8%
Khác : 2%
*Dưới đây là phần phân tích người dùng facebook ở Việt Nam năm 2015 (sưu
tầm )
-Thống kê theo giới tính và độ tuổi :

9


-Thống kê theo tình trạng quan hệ và học vấn

Điều này chỉ có tính chất tham khảo vì ít người công khai mối quan hệ riêng tư của
mình trên facebook .Và lượng truy cập facebook tập trung là những người đang là
học sinh cấp 3 và đại học .
-Thống kê về nghề nghiệp

10


Vị trí địa điểm thường xuyên truy cập


11


-Ngôn ngữ sử dụng chủ yếu :

12


Tỷ lệ các thiết bị để sử dụng vào facebook :

Phần 4 : Những lợi ích và hạn chế của mạng xã hội
I.Những lợi ích của mạng xã hội
1.Giới thiệu bản thân mình đến mọi người
Mạng xã hội một trong cách tốt nhất để giới thiệu bản thân đến tất cả mọi người.
Chúng ta giới thiệu tính cách, sở thích, quan điểm của bản thân trên mạng xã hội
có thể giúp chúng ta tìm kiếm được những cơ hội phát triển khả năng của bản thân.
Nó cũng giúp cho chúng ta tìm hiểu được nhiều thông tin quan trọng mà các
phương tiện truyền thông khác không có.
Ví dụ : Trên mạng xã hội ,bạn có thể thoải mái chia sẻ về bản thân mà không phải
nói trực tiếp với một ai đó .Hoặc người khác có thể biết về bạn qua những thông
tin bạn cung cấp sẵn hay những bức ảnh ,ngôn từ bạn sử dụng mà không phải hỏi
trực tiếp bạn .Nhiều người sẽ hiểu về bạn hơn ,từ đó cũng có thể nảy sinh các cơ
hội về các mối quan hệ cho bạn
2.Giao lưu và kết bạn trên mạng xã hội
13


Chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc người thân bằng cách kết
bạn trên mạng xã hội. Chúng ta cũng có thể gặp gỡ và giao lưu với tất cả mọi
người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm giống mình. Từ đó có thể xây

dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt.
Ví dụ : Trên page />họ thường xuyên tổ chức các event kết bạn ,event ghép đôi ,giúp cho những người
bộ đội và những người yêu quý bộ đội có thể làm quen ,tìm hiểu và tạo lập các mối
quan hệ với nhau .
3.Học hỏi kiến thức ,kỹ năng
Tiếp nhận thông tin từ trên mạng xã hội là một cách rất hiệu quả. Bạn có thể học
hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản
thân mình hơn nữa.
Ví dụ : Những nhóm học tập như đã giúp rất nhiều học sinh và các sinh viên vào
trao đổi kiến thức ,giúp đỡ nhau trong học tập .Bản thân em khi ôn thi đại học cũng
thường xuyên lên những nhóm học tập để học hỏi kiến thức và kinh nghiệm .
4.Kinh doanh
Mạng xã hội là một môi trường kinh doanh vô cùng lí tưởng, đầy tiềm năng. Bạn
có thể dùng nó để bán hàng online hay quảng cáo những sản phẩm của công ty,
doanh nghiệp giúp cho bạn có thể tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng.
Ngoài việc kinh doanh thì đây cũng là một kênh vô cùng hiệu quả đối với những
bạn làm seo hay học seo
Ví dụ : Có rất nhiều bạn bán hàng online thành công trên mạng xã hội mà không
cần mở cửa hàng .Hoặc sau khi bán hàng online thành công mới mở cửa hàng .Ví
dụ như shop bán dầu gấc
online rất thành công mà không hề có cửa hàng.
5.Bày tỏ quan điểm cá nhân
Trải qua rất nhiều hoạt động căng thẳng trong cuộc sống, mỗi con người cần bày tỏ
và cần nhận được sự sẻ chia để chúng ta cảm thấy thanh thản hơn. Thế nhưng việc
chia sẻ vấn đề của mình ngoài đời thực đôi khi trở nên khó khăn với một số người
14


ít nói. Chính vì thế việc viết ra những suy nghĩ của mình qua bàn phím máy tính sẽ
giúp chúng ta giải tỏa được phần nào.

Ví dụ : Cô gái chia sẻ quan điểm
cá nhân về việc lấy chồng giàu không chỉ giúp cho cô ấy thoải mái mà còn định
hướng suy nghĩ cho khá nhiều người khác .
6.Mang lợi ích đến sức khỏe
Giúp cải thiện não bộ và làm chậm quá trình lão hoá, nghiên cứu của giáo sư Gary
Small tại trường Đại học California Los Angeles cho thấy càng sử dụng và tìm
kiếm nhiều thông tin với internet, não bộ sẽ càng được rèn luyện tốt hơn và các khả
năng phán đoán, quyết định cũng sẽ từ đó phát triển thêm. Ông còn đồng thời nhận
thấy rằng, việc sử dụng internet nhiều có thể giúp cho não bộ hoạt động tốt hơn,
giúp làm giảm quá trình lão hóa và làm cho người lớn tuổi vẫn có suy nghĩ hết sức
lạc quan.
Ví dụ : Mẹ em năm nay 47 tuổi và phải làm việc sổ sách rất căng thẳng ,ngoài ra
mẹ cũng chịu áp lực từ nhiều phía trong cuộc sống mà không có ai chia sẻ tâm sự
vì con cái đều ở xa .Tuy nhiên từ ngày dùng facebook ,chia sẻ những áp lực của
mình qua các status và con cái,chị em ,cháu vào động viên mẹ em đã thấy lạc quan
vui vẻ hơn rất nhiều .
Đó chỉ là những lợi ích tiêu biểu mà mạng xã hội ,ngoài ra mạng xã hội còn mang
đến nhiều lợi ích khác . Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã
hội đã mang đến cho con người hiện nay như giúp ích cho công việc, cho việc tìm
kiếm thông tin, thiết lập các mối quan hệ cá nhân hay giải trí… Tuy nhiên, nó cũng
chứa đựng nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu tới công việc, mối
quan hệ cá nhân và cuộc sống của người sử dụng.
II .Những hạn chế của mạng xã hội
Từ những hệ lụy cho cá nhân :
Với việc phát triển mạnh hiện nay,mạng xã hội lây lan một căn bệnh khủng khiếp
với người sử dụng ,đó là “nghiện “ .Việc “nghiện “ mạng xã hội đã gây ra rất nhiều
tác hại không đáng có :
15



1.Giảm tương tác giữa người với người
Nghiện mạng xã hội không chỉ khiến bạn dành ít thời gian cho người thật việc thật
ở quanh mình, mà còn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” từ những
mối quan hệ ảo hơn những gì ở trước mắt. Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt
và sẽ chẳng ai còn muốn gặp mặt bạn nữa

Ví dụ :
Không ít người hiện nay ,dù ngồi cạnh nhau nhưng không nói chuyện mà lại lên
nói chuyện bằng cách cmt một tấm ảnh trên facebook của nhau .
2.Lãng phí thời gian và sao lãng mục tiêu thực của cá nhân
Quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của
cuộc sống. Thay vì chú tâm tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi
những kỹ năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn
phím” và nổi tiếng trên mạng. Ngoài ra, việc đăng tải những thông tin “giật
gân” nhầm câu like không còn là chuyện xa lạ, song nó thực sự khiến người khác
phát bực nếu dùng quá thường xuyên. Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh
đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và nó sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời
gian của bạn.
Ví dụ : Tôi có thể ngồi lướt mạng xã hội cả ngày để đọc comment ,xem hình ảnh
bạn bè mà lại không thể tập trung học cả một ngày .Đôi khi vì mải mê với những
thứ trên MXH mà tôi không kịp hoàn thành bài tập hoặc làm qua loa hơn .
16


3.Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì
càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt
nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước. Vì thế,
nếu bạn phát hiện mình thường xuyên cảm thấy mất tinh thần, có lẽ đã đến lúc tạm
biệt “facebook” trong một thời gian.

4.Giết chết sự sáng tạo
Mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá trình sáng
tạo. Quá trình lướt các trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ tương tự
như khi xem tivi trong vô thức. Nếu hôm nay bạn có kế hoạch làm việc thì hãy
tuyệt đối tránh xa các trang mạng xã hội.
5.Thường xuyên so sánh bản thân mình với người khác
Những gì người ta khoe khoang trên mạng không hẳn là con người thật của họ, và
việc thường xuyên so sánh những thành tựu của mình với bạn bè trên mạng sẽ ảnh
hưởng rất tiêu cực đến tinh thần của bạn. Hãy dừng việc so sánh và nhớ rằng ai
cũng có điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình. Từ những hành động thực tế để có
thể làm tăng giá trị của bản thân là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta.
6.Sống ảo
Bất cứ thứ gì cũng đem lên facebook khoe khoang có lẽ đang là hiện tượng nổi bật
của các bạn trẻ hiện nay .Khoe những thứ mình có ,khoe cả những thứ không phải
của mình nhằm gây sự chú ý .Điều này không chỉ khiến bạn mất thời gian của
mình mà còn khiến người khác cảm thấy bạn thật nhàm chán .
Ví dụ : Hẳn không ai còn lạ với cảnh vào quán ăn thấy cảnh trước khi ăn ai cũng
chụp ảnh món ăn của mình trước để khoe lên mạng xã hội
7.Mất ngủ
Ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của bạn
làm bạn khó ngủ hơn. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ hiện nay sẵn sàng thức thâu đêm chỉ
vì đam mê các game online. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức
khỏe và tinh thần.
Đến những hệ lụy cho xã hội
17


8.Lấy cắp thông tin
Việc chia sẻ thông tin trên mạng của mỗi cá nhân có thể bị lấy cắp một cách dễ
dàng vì đó là môi trưởng ảo và hoàn toàn mở với mỗi người. Thông tin cá nhân,

ảnh, hồ sơ của một cá nhân sẽ bị đánh cắp và có thể được sử dụng vào những mục
đích xấu. Do là môi trường ảo nên thông tin cá nhân, hồ sơ đôi khi cũng là giả mạo
và thông tin không được kiểm chứng. Việc đưa thông tin lên thường là ý kiến chủ
quan của một cá nhân và nó không được đảm bảo ngoại trừ các fanpage của những
cơ quan, cá nhân nổi tiếng…
9.Lừa đảo
Mạng xã hội còn là môi trường lí tưởng của những hacker, người dùng có thể dễ
dàng bị chiếm tài khoản, lừa đảo, gặp những phiền toái. Gần đây nhất là là vụ “
Ông chú Viettel ” lợi dụng sự cả tin và lòng tham Đỗ Văn Dũng và Tuấn Anh đã
chiếm đoạt khoảng 30 triệu đồng từ cư dân mạng. Một ví dụ khác hai hacker Việt
Nam là Nguyễn Quốc Việt và Vũ Hoàng Giang đã bị bắt tại Mỹ khi âm mưu ăn
cắp 1 tỷ địa chỉ email.
10.Tội phạm
Mạng xã hội tạo ra nhiều mối quan hệ ,từ đó cũng tạo ra nhiều loại tội
phạm.Những vụ án quan biết trên MXH rồi rủ đi chơi ngoài đời rồi hiếp dâm ,bắt
cóc .Hay những vụ án do mâu thuẫn trên mạng xã hội mà chém giết ngoài đời .Và
cả những vụ lấy cắp thông tin để bắt cóc trẻ em cũng không còn lạ lẫm nữa .
Phần 5 : Đặc điểm tâm lý của người dùng mạng xã hội
I.Quá trình tiếp nhận
-Công chúng gồm các nhóm đối tượng chủ yếu : học sinh ,sinh viên ,doanh nhân
online ,nhà báo ,khác( người đi làm ,người nghỉ hưu,…những người chỉ có mục
đích chia sẻ kết bạn trên mạng xã hội )
-Nhu cầu ,động cơ ,nội dung tiếp nhận :
+Học sinh :chủ yếu là chia sẻ ,kết bạn và học tập
+Sinh viên : chủ yếu là chia sẻ ,kết bạn và thu thập thông tin
+Doanh nhân online : chủ yếu là kinh doanh
+Nhà báo : chủ yếu là truyền thông
+Khác :chủ yếu là chia sẻ và thu thập thông tin
-Phương thức và phương tiện tiếp nhận :máy tính hoặc điện thoại có kết nối
internet

-Hình thức ,bối cảnh tiếp nhận
+Sinh viên ,học sinh ,nhà báo ,doanh nhân online :hầu hết thời gian
+Khác :thời gian rảnh rỗi
18


-Các sản phẩm mạng xã hội hiện có : facebook ,intasgram,zing me,….nhưng chủ
yếu được dùng nhiều là facebook
-Tiếp nhận cá nhân đối với mạng xã hội : dễ dàng ,sử dụng đơn giản nhanh chóng
-Tiếp nhận nhóm và cộng đồn với mạng xã hội : có sức lan tỏa nhanh chóng
-Hiệu quả tiếp nhận của mạng xã hội : đạt hiệu quả rất cao ,phát triển mạnh mẽ .
2.Tính chất
-Tính bất biến (tính ổn định ): Mỗi mạng xã hội đều có icon và màu sắc đặc
trưng ,sử dụng tiếng việt giúp cho người sử dụng dễ dàng nhận diện .
Ví dụ : Facebook luôn có màu xanh trắng đặc trưng và icon chữ F in đậm vào tâm
trí người dùng
-Tính trình tự của sự lĩnh hội : Xác định được vật chuẩn của sự lĩnh hội của công
chúng trong thời điểm đó về vấn đề mà sự kiện đó có khả năng truyền tải .
Ví dụ: Khi có sự kiện gì facebook luôn có thông báo hiện thị trên đầu của dòng
thời gian ,hay khi thay avata ủng hộ hôn nhân đồng giới
-Tính tích cực của sự lĩnh hội :là sự tích cực trong việc tiếp nhận các sản phẩm trên
phương diện tự phát hay tự giác .
Ví dụ : tiếp tục như sự kiện thay avata ủng hộ hôn nhân đồng giới ,việc thấy nhiều
người thay avata đó sẽ khiến bạn nảy sinh tâm lý tò mò ,tìm hiểu và xác thực thông
tin và sau đó bạn sẽ quyết định có thay avata đó hay không .
II.Tâm lý tiếp nhận của công chúng
1.Đặc điểm
-Tâm lý cá nhân trong hoạt động tiếp nhận mạng xã hội : Mỗi đối tượng có một
nhu cầu sử dụng mạng xã hội khác nhau ,vì vậy mỗi mạng xã hội phải hình thành
các tương tác phù hợp với từng loại đối tượng .

Ví dụ : Đối tượng chủ yếu tham gia zing me là học sinh ,vì vậy họ chú trọng phát
triển game và xây dựng các kết nối trong game .
-Tâm lý xã hội trong hoạt động tiếp nhận mạng xã hội : Các quy luật tâm lý xã hội
tác động đến quá trình tiếp nhận của các nhóm công chúng .Vì vậy ,muốn nghiên
cứu tâm lý công chúng ,cần mô tả được tính chất của các nhóm công chúng quan
trọng nhất .
Ví dụ : Zing me xác định nhóm công chúng quan trọng của họ là học sinh nên họ
phát triển game.
-Các cơ chế của quá trình nhận thức ,tình cảm và ý chí đến hoạt động tiếp nhận của
công chúng đối với mạng xã hội : ảnh hưởng của tính tự giác và tính tự phát ,cơ
chế bắt chước đến hiệu quả tiếp nhận của công chúng.
Ví dụ : Trong một lớp học ,nhiều học sinh đều chọn facebook chia sẻ thì những
học sinh còn lại khi dùng mạng xã hội họ cũng sẽ chọn facebook để tham gia .
-Các vấn đề nổi bật của tâm lý tiếp nhận :
19


+Sự bùng nổ của smartphone khiến mạng xã hội gần gũi hơn bao giờ hết ,hầu như
rất nhiều người có thể sử dụng mạng xã hội ở mọi lúc ,mọi nơi một cách đơn giản .
+Đa số giao diện hay những đặc tính mới của mạng xã hội đều được đón nhận tích
cực và nhanh chóng vì sự tiện ích của nó mang lại
+Mỗi nhóm người sử dụng có mục đích sử dụng khác nhau.Nhìn chung ,mạng xã
hội có thể thỏa mãn nhiều mong muốn của hầu hết các đối tượng .
Phần 6 : Bài học rút ra của người làm truyền thông
Nhận thấy rõ khung trời truyền thông mở rộng trong không gian mạng xã hội
,những người làm truyền thông nhanh chóng bắt kịp và truyền thông trên mạng xã
hội cùng phát triển một cách mạnh mẽ .Tuy nhiên ,không phải ai cũng có thể làm
truyền thông trên mạng xã hội ,để có thể làm tốt cần phải nắm rõ cũng như áp dụng
những bài học về truyền thông qua mạng xã hội thông qua những nghiên cứu ở
trên và những kinh nghiệm của người đi trước.

1.Khi đăng một tin giới thiệu hay quảng cáo ,tuyển dụng ,….lên mạng xã hội ,bạn
hãy chọn một cái tiêu đề thật hấp dẫn hoặc một hình ảnh thật bắt mắt ,ấn tượng ,vì
nó sẽ khiến mọi người tò mò ,hứng thú muốn đọc thông tin của bạn hoặc tìm hiểu
về sản phẩm của bạn .
Nếu không có cửa tiếp nhận hấp dẫn ,không thể thu hút được sự chú ý của công
cúng ,và kết quả là thông tin không được tiếp cận Nếu cửa tiếp nhận được bố trí
cho những tác phẩm kém ý nghĩa hoặc chất lượng thấp ,công chúng dễ dàng quáng
trình tiếp nhận ,hoặc tiếp nhận nhưng hiệu quả thấp ,thậm chí hiệu ứng ngược .Một
ngày trên mạng xã hội xuất hiện vô cùng nhiều những thông tin ,và các nhóm công
chúng đương nhiên không có thời gian để có thể tiếp nhận hết tất cả các thông tin
đó ,vậy điều quan trọng là phải có một cửa thông tin thích hợp để gây sự chú ý của
công chúng ,sau đó là nguồn thông tin phải chất lượng để đảm bảo uy tín của cá
nhân hoặc tổ chức truyền thông ,đảm bảo lượng công chúng tiếp cận hàng ngày
Công chúng tiếp cận bằng mắt ,rất nhanh ,dừng điểm nhìn vào những khu vực có
ấn tượng ,có hình ảnh liên quan đến nhu cầu ,thị hiếu của họ ,hay đơn thuần chỉ là
“lạ mắt “ ,sau đó quyết định có lựa chọn xem tiếp hay không .Bởi vậy người làm
truyền thông ngoài lựa chọn cửa tiếp nhận hợp lý ,còn phải sử dụng những hình
ảnh hay biểu tượng ,hay cách trình bày độc đáo ,rõ ràng .Như người truyền thông
cho sản phẩm thì cần có hình ảnh sản phẩm rõ ràng ,người truyền thông báo chí thì
phải sử dụng hình ảnh liên quan nội dung bài báo ,….
2.Hãy chăm sóc cho tài khoản mạng xã hội của bạn cũng như các fanpage ,group
do bạn lập ra .Đây chính là hình ảnh thương hiệu của bạn trong mắt công chúng
mục tiêu và cũng là công cụ hữu hiệu tuyệt vời giúp bạn truyền thông .
Thử tưởng tượng mà xem ,khi bạn thấy một trang page hay một sản phẩm nào đó
có rất nhiều người like hay comment bạn có quan tâm và tin tưởng hơn không ??
Việc tạo lập một tài khoản hay group mà có sự tỉ mỉ ,có sự chăm sóc ,nó sẽ tạo cho
20


bạn một lượng công chúng quan tâm khá lớn .và khi có một lượng công chúng

quan tâm thì theo tâm lý tiếp nhận nhóm ,bạn sẽ có thêm càng nhiều người quan
tâm nữa ,không chỉ có quan tâm mà họ còn tin tưởng hơn.Như vậy ,việc truyền
thông của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều .
3.Bạn hãy không ngừng kết bạn ,tạo dựng mối quan hệ với những đối tượng truyền
thông tiềm năng
Trong lĩnh vực nào thì tạo dựng mối quan hệ cũng đều là một khâu rất quan trọng
và việc truyền thông trên mạng xã hội ,nơi mà có sự hỗ trợ về kết nối rất lớn thì tại
sao bạn không tận dụng nó để tạo ra các mối quan hệ để làm truyền thông .Hãy tìm
cho mình những đối tác truyền thông ,hoặc những người có nhu cầu với sản phẩm
truyền thông của bạn thông qua việc nghiên cứu trang cá nhân của họ ,hoặc giao
tiếp với họ.
4.Hãy sáng tạo
Hiện nay trên mạng xã hội có vô số sản phẩm truyền thông ,vô cùng người làm
truyền thông và công chúng thì đương nhiên không thể tiếp nhận tất cả ,hoặc công
chúng chọn bạn nhưng bạn cứ đều đều môt phong cách truyền thông khiến họ chán
nản và không còn theo dõi bạn nữa .Vì vậy ,để truyền thông tốt ,phải sáng tạo ,tạo
lên sản phẩm truyền thông độc đáo ,thường xuyên thay đổi khiến cho công chúng
luôn theo dõi bạn .Tuy nhiên ,việc sáng tạo này cũng không được khiến cho công
chúng nhận diện thương hiệu của bạn lệch lạc ,hãy sáng tạo trong khuôn khổ biểu
tượng truyền thông của bạn .
*Những kinh nghiệm sáng giá của những người làm truyền thông mạng xã hội đi
trước :
GoPro
Một trong những tên tuổi lớn, nhà sản xuất camera GoPro là ví dụ điển hình của
việc kết nối với khách hàng thông qua mạng xã hội. Họ luôn bắt đầu những chiến
dịch đúng thời gian và địa điểm, tung ra những thông tin chuẩn xác với đúng đối
tượng khách hàng quan tâm. Họ luôn nổi bật với việc cập nhật những nội dung
đang là xu hướng và hoạt động hiệu quả nhất với từng mạng xã hội khác nhau.
Giám đốc truyền thông mạng xã hội của GoPro, ông Andrew Shipp, lý giải rằng
ông nhìn ra rằng Facebook chính là nơi lý tưởng để GoPro chia sẻ các video, trong

khi việc chia sẻ hình ảnh sẽ có hiệu quả hơn với các mạng xã hội khác.
GoPro sử dụng Instagram và Youtube để chia sẻ những hình ảnh một cách mạnh
mẽ, trong khi họ lại sử dụng Twitter và Facebook để khuếch đại tầm bao phủ của
họ khi tương tác trực tiếp với khách hàng trên các mạng xã hội này.
GoPro thậm chí còn chạy một tài khoản Pinterest với những hướng dẫn sử dụng,
phụ kiện, các video được quay bằng Gopro và thủ thuật chia sẻ cho người dùng.

21


Có thể nói, phương thức tương tác hiệu quả nhất của GoPro chính là để người dùng
chia sẻ những video do chính họ quay bằng công cụ của hãng này.
Những khách hàng tiềm năng đều có thể nhìn thấy những video thực tế được quay
bởi những khách hàng đã mua sản phẩm của GoPro. Số lượng người xem những
video của GoPro tăng vọt nhờ những video chia sẻ từ người dùng này.
Đây cũng là cách quảng cáo hết sức tự nhiên và rõ ràng hiệu quả hơn việc chi ra
những khoản tiền lớn cho những mẫu quảng cáo phải trả tiền.
Starbucks
Những hình ảnh ấn tượng, những chiến dịch quảng bá vui nhộn và sự tận tâm cho
truyền thông chính là 3 nhân tố cơ bản tạo nên thành công của Starbucks qua
truyền thông mạng xã hội.
Việc Starbucks sở hữu 7,23 triệu lượt theo dõi trên Twitter, hơn 38 triệu lượt like
trên Facebook, 3,7 triệu người hâm mộ trên Instagram và sự hiện diện mạnh mẽ
trên Facebook và Youtube của thương hiệu này đã chứng minh các doanh nghiệp
hoàn toàn có thể nói ngôn ngữ của khách hàng mình.
Trên hầu hết các kênh mạng xã hội hiện nay, Starbucks sử dụng phần lớn thời gian
của họ để tương tác trực tiếp với khách hàng hơn là đưa ra những nội dung mới
hay bài viết quảng cáo. Những nội dung họ chia sẻ vói khách hàng là những hình
ảnh tuyệt đẹp, sống động về những tách cà phê Starbucks và các sản phẩm của các
cửa hàng khác.

Chiến dịch gần nhất của Starbucks chính là một ngày "hẹn hò” đặc biệt cho khách
hàng nhân dịp Valentine. Chiến dịch này được Starbucks kết hợp cùng trang web
hẹn hò Match.com để khuyến khích người dùng tới hẹn hò tại Starbucks trong
ngày hẹn đầu tiên của họ.
Với hơn 3 triệu thành viên của trang kết bạn Match đã liệt kê "uống café và trò
chuyện” là sở thích cá nhân, có thể nói, sự "kết đôi” này tạo ra sự tiếp cận khách
hàng không thể đông đảo hơn cho Starbucks. Tất cả các cặp đôi tới Starbucks từ 2
giờ chiều đến trước khi tất cả các cửa hàng Starbucks đóng cửa vào đêm 13/2 đều
được miễn phí một phần đồ ăn đặc biệt Starbuckdate và 2 phần đồ uống cho 2
người.
Target
Nửa triệu người hâm mộ trên Instagram, 1,57 triệu người theo dõi trên Twitter và
23,7 triệu lượt "like” trên Facebook, có thể nói là những con số mạng xã hội bạn
không thể đòi hỏi hơn từ một tập đoàn bán lẻ như Target.
Tuy nhiên, tập đoàn bán lẻ danh tiếng của Mỹ này là một trong những ví dụ điển
hình cho các doanh nghiệp không coi trọng con số bằng chất lượng. Với họ, những
con số không thể phản ánh thực chất mối quan hệ giữa bạn và khách hàng.
22


Và mặc dù con số người theo dõi càng lớn càng khiến doanh nghiệp khó tương tác
với từng khách hàng, Target luôn nỗ lực để có thể trực tiếp "trò chuyện” với khách
hàng của họ qua những tài khoản mạng xã hội, với tỷ lệ phản hồi lại khách hàng
lên tới 99% mỗi ngày.

Đây là một ví dụ khác về việc doanh nghiệp hoàn toàn có thể học được ngôn ngữ
của khách hàng và "làm bạn” với họ theo ngôn ngữ mà họ muốn nghe.
Để quản lý sự tương tác tốt với khách hàng, Target duy trì nhiều tài khoản mạng xã
hội khác nhau trên các nền tảng khác nhau để đảm bảo những mối quan tâm của
khách hàng đều được tính đến.

Tài khoản Facebook có tên "Target Style” – "Sống phong cách cùng Target” có hơn
3 triệu lượt like trên Facebook và 164.000 lượt theo dõi trên Twitter. Những tài
khoản này tập trung vào chia sẻ những thông tin về các dòng sản phẩm mới, các
sản phẩm thời trang, những bí kíp mặc đồ, mua sắm, bao gồm cả việc hé lộ những
sản phẩm mới cho người hâm mộ.
Áp dụng cho chính doanh nghiệp bạn
Vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm cách nào có thể đạt được những thành công
trên mạng xã hội như trên mà không cần dành quá nhiều thời gian và nhân lực để
quản lý các tài khoản mạng xã hội?
Việc đầu tiên, hãy hiểu rõ khách hàng của mình là ai và họ ở đâu. Việc trả lời câu
hỏi này sẽ giúp bạn triển khai quản lý quan hệ khách hàng (còn được biết đến là
CRM) với từng lĩnh vực khách hàng khác nhau và lọc toàn bộ hồ sơ của khách
hàng trên mạng xã hội vào dữ liệu khách hàng của bạn.

23


Khi bạn biết được những dữ liệu như nền tảng mạng xã hội nào đang được phần
đông khán giả của bạn quan tâm nhất, bạn sẽ biết cần phải tập trung vào đâu.
Khi bắt đầu kết nối với khách hàng, hãy tính toán tính tương tác của các đăng tải
bạn chia sẻ để biết được khách hàng của bạn thích nhìn thấy điều gì. Những
thương hiệu được đề cập trong bài viết này đều đặc biệt quan tâm tới khách hàng
bằng cách trả lời trực tiếp những câu hỏi hay phản hồi của khách hàng trên mạng
xã hội và sẵn sàng chia sẻ đăng tải của khách hàng.
Đừng ngần ngại chia sẻ những nội dung hay mà các khách hàng tạo ra và hết sức
tránh việc thường xuyên làm phiền họ bằng các quảng cáo.
Hãy cho những người hâm mộ một số đặc quyền nho nhỏ, như bật mí về sản phẩm
mới (giống như những gì Target đã làm) và phản hồi các đăng tải hoặc nhận xét
của khách hàng càng nhanh càng tốt với sự tôn trọng dành cho họ.
Bài học lớn nhất mà chúng ta thấy được từ GoPro, Starbucks và Target chính là

những thương hiệu này đều đối xử với khách hàng của họ như thể khách hàng là
những người họ hết sức trân trọng trong thế giới mạng xã hội.
Những chiến dịch bạn tung ra không bao giờ được tạo cho khách hàng cảm giác
như bạn đang cố gắng gào thét vào một đám đông.
Hãy luôn tỏ ra thông minh và đặc biệt trong mắt khách hàng, học cách lắng nghe
ngôn ngữ của họ và nói ngôn ngữ họ yêu mến, rồi họ sẽ sẵn lòng chia sẻ tình yêu
của họ với thương hiệu của bạn.

Kết luận
Như vậy ,mạng xã hội đã chính thức bước chân và phát triển mạnh mẽ ở Việt
Nam .Tính đến nay ,hầu hết ai cũng đã được sử dụng hoặc nghe đến các mạng xã
hội như facebook ,zingme ,… Với những lợi ích cũng như những đặc tính hấp dẫn
rõ ràng ,mạng xã hội nhanh chóng được nhiều người yêu thích sử dụng hàng ngày
như một thói quen ,bên cạnh đó còn nhiều hệ lụy từ mạng xã hội mà người dùng
phải xem xét và cảnh giác .
Việc phát triển mạng xã hội dẫn đến nhiều cơ hội tiếp cận cho nhiều đối tượng
,nhóm công chúng nhưng cũng đồng thời mang lại nhiều bất cập và nguy hại .Tuy
rằng hiện nay thông tin trên mạng xã hội ngày càng nhiều nhưng việc tìm được
thông tin hữu ích lại vô cùng khó khăn .Việc tìm hiểu và phân tích kĩ lưỡng về đối
tượng công chúng cũng như tâm lý sử dụng là việc hết sức quan trọng và cần thiết
cho người làm truyền thông trên hoặc trong lĩnh vực mạng xã hội .Quan trọng là
phải tạo ra được những sản phẩm truyền thông phù hợp với tâm lý cũng như thói
quen của những nhóm công chúng ,từ đó mới có thể phát triển được .
24


Những tài liệu tham khảo
1.Giáo trình tâm lý học báo chí - Đỗ Thị Thu Hằng
2.Internet
/> /> /> /> /> /> />25



×