Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TIỂU LUẬN MÔN Các lý thuyết phân tích xã hội, ĐỀ TÀI THUYẾT XUNG ĐỘT VỚI VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TẠI KÊNH BA BÒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.3 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***
KHOA ĐÔ THỊ HỌC
Môn: Các lý thuyết phân tích xã hội
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
THUYẾT XUNG ĐỘT VỚI VẤN ĐỀ Ô NHIỄM
TẠI KÊNH BA BÒ
TP. Hồ Chí Minh, 12 tháng 01 năm 2015
MỤC LỤC
1
Phần I: LỜI MỞ ĐẦU 3
1. Giới thiệu chung 3
2. Tóm tắt lý thuyết 3
2.1. Khái niệm thuyết xung đột 3
2.2. Nội dung thuyết xung đột 3
3. Một số lý thuyết và định nghĩa liên quan 4
3.1. Thuyết hành động xã hội 4
3.2. Nhóm xã hội 4
3.3. Ô nhiễm môi trường 5
Phần II: NỘI DUNG 5
1.Tổng quan vấn đề ô nhiễm tại kênh Ba Bò 5
2.Thuyết xung đột với vấn đề ô nhiễm tại kênh Ba Bò 6
3.Các giải pháp 9
3.1.Những dự án đã/đang thực hiện 9
3.2. Những giải pháp khác 9
Phần III: KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần I: LỜI MỞ ĐẦU
2
1. Giới thiệu chung:


Đô thị hóa mang lại nhiều mặt phát triển cho đất nước về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa,
dịch vụ,…bên cạnh đô thị hóa cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới các vấn đề môi trường. Hiện nay
vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề “nổi cộm” ở những đô thị lớn như: Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh,…do mật độ dân cư đông đúc, cùng những hoạt động xả thải của các nhà máy, xí
nghiệp, cụ thể vấn đề ô nhiễm tại kênh Ba Bò (nằm trên địa phận TP. HCM và tỉnh Bình
Dương). Chính những hoạt động này đã tạo tiền đề cho những mâu thuẫn, xung đột nảy sinh tại
khu vực. Dựa trên cách tiếp cận của lý thuyết xung đột của các nhà nghiên cứu để phân tích làm
rõ và những công cụ quản lý được áp dụng để tìm ra các biện pháp khắc phục, giải quyết vấn đề
tại kênh.
2. Tóm tắt lý thuyết xung đột xã hội:
2.1. Khái niệm xung đột xã hội:
Xung đột xã hội được hiểu là tình huống hoặc quá trình xã hội, mà trong đó tồn tại các mâu
thuẫn về lợi ích giữa các cá nhân trong mỗi nhóm xã hội, giữa các nhóm xã hội và xã hội nói
chung, thể hiện bằng sự đối lập, sự bất đồng, sự tranh chấp do khác nhau về nhận thức, thái độ,
cảm xúc, nhu cầu giá trị, mối quan tâm về nguồn lực tài nguyên – xã hội và đôi lúc được thể hiện
bằng cả hành vi đụng độ, vũ trang.
2.2. Nội dung thuyết xung đột xã hội:
Thuyết xung đột xã hội bắt nguồn từ thuyết xung đột của nhà triết học nổi tiếng đồng thời là
một nhà xã hội học người Đức Karl Marx (1818 – 1883). Sau ông, các học giả khác như:
Gluckman, Gumplovicz, Pareto, Simmel, Dahrendoft và Collins,…đã phát triển thuyết này theo
hướng sâu hơn. Thuyết xung đột nhấn mạnh mâu thuẫn là một phần không tránh được trong mối
quan hệ giữa con người với con người. Đồng thời thuyết cũng cho rằng xung đột và mâu thuẫn
đóng góp vào sự thay đổi không ngừng của xã hội.
Thuyết này chủ yếu để giải thích mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội, giữa người giàu và
người nghèo, hoặc giữa nhóm xã hội với nhau. Giai cấp, quyền lực hính trị và địa vị chính trị là
những yếu tố được đề cập trong thuyết xung đột. Đối với thuyết này, tất cả các thể chế chính trị,
luật pháp và truyền thống trong xã hội được tạo ra để hỗ trợ và bảo vệ người có quyền lực, hoặc
nhóm người mà được xem như là người có địa vị cao hơn trong xã hội. Thuyết xung đột xem
xung đột xã hội như một phần tất yếu, luôn tồn tại trong xã hội. Tuy nhiên, không phải xung đột
nào cũng là xung đột xã hội.

Xung đột xã hội là biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể khi giải quyết quan hệ lợi
ích mâu thuẫn lẫn nhau. Đồng thời xung đột xã hội được xác định là giai đoạn phát triển cao nhất
của các mâu thuẫn trong hệ thống quan hệ giữa con người với con người, các tập đoàn xã hội,
3
các thiết chế xã hội và xã hội nói chung, được đặc trưng bằng sự đối lập các lợi ích và quan
điểm, được biểu hiện bằng các hành vi đụng độ, xô xát hữu hình trên thực tế.
Có các dạng xung đột xã hội như: xung đột giữa các quốc gia, các dân tộc, chủng tộc, tôn
giáo, giai cấp, nền văn hóa,…; giữa các thành viên trong lãnh đạo; giữa các bộ phận trong tổ
chức; giữa các giới (nam và nữ); giữa các thế hệ trong gia đình; xung đột giữa các thành viên với
nhau,…
3. Một số lý thuyết và định nghĩa liên quan:
Trong xã hội học hiện nay, vẫn có những thuyết đối lập nhau trong vấn đề đánh giá vai trò
lịch sử của xung đột xã hội. Thuyết mâu thuẫn nhấn mạnh sự mâu thuẫn, xung đột và sự biến đổi
xã hội. Theo quan niệm của Marx và Engels, xã hội có giai cấp bao gồm các tập đoàn xã hội có
các lợi ích khác nhau, mâu thuẫn nhau thậm chí đối kháng nhau. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra đối
với các nhà xã hội học: ai mâu thuẫn cái gì với ai? Ai thắng ai trong cuộc cạnh tranh, xung đột?
Và làm thế nào duy trì, củng cố được địa vị quyền lực và lợi ích trong mối quan hệ mâu thuẫn
đó? Các lý thuyết cổ điển về mâu thuẫn và các lý thuyết hiện đại về mâu thuẫn đều hướng vào
những câu hỏi đại loại như vậy và đưa ra các câu trả lời theo nhiều chiều khác nhau.
Thuyết cân bằng (T.Parsons) coi xung đột xã hội là bệnh hoạn của một xã hội lành mạnh.
Thuyết xung đột (L. Coser, R. Dahendoft), cho xung đột xã hội có chức năng tăng cường tính
thích ứng của tổ chức xã hội, chính là đảm bảo tính liên tục của xã hội. Cả hai thuyết đều phiến
diện, nhưng lại bổ sung lẫn nhau. Cần nhận thức xã hội về cả hai mặt đồng thời và lịch thời: mặt
đồng thời thì xem xét cấu trúc xã hội, mặt lịch thời thì xem xét quá trình xã hội. Hai trạng thái
cân bằng và xung đột nằm trong một quá trình, quan hệ với nhau tương tự như quan hệ giữa trị
và loạn, thường và biến.
3.1. Thuyết hành động xã hội:
Được các nhà khoa học sử dụng để hiểu được các hệ thống xã hội và các hệ thống nhân cách
qua việc phân tích các hành động và các cá nhân thể hiện các hành động đó – được gọi là các chủ
thể hành động. Để đánh giá một hành động, nhà nghiên cứu cần xem xét các giá trị và mục đích

của chủ thể trong quá trình thực hiện hành động cũng như thể hiện hành vi. Lý thuyết hành động
khác với vi luận cổ điển, lý luận này quá nhấn mạnh đến những hành vi có động cơ giá trị của
các cá nhân và các ý nghĩa chủ thể gắm với một hành động. Hành vi được nhìn nhận là xảy ra
trong các tình huống và các mối quan hệ xác định về văn hóa bao gồm cả những giá trị và những
kỳ vọng nội tại của các chủ thể về sự phản ứng lại các cá nhân khác. (Nguồn: Backer, R.L 2003,
Social Work Dictionary, NASW Press, 4
th
Edition, New York, tr.15)
3.2. Nhóm xã hội:
Trong cuốn Xã hội học nhập môn của J. Fichter, ông định nghĩa: “Nhóm xã hội là những
người kết hợp với nhau bởi những hành động hỗ tương dựa trên mô hình hành vi xác định”.
4
3.3. Ô nhiễm môi trường:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính
chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới: Ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các
yếu tố vật lý, hóa học, sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác.
Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người.
Phần II: NỘI DUNG
1. Tổng quan vấn đề ô nhiễm tại kênh Ba Bò:
Kênh Ba Bò dài khoảng 2,5 km bắt nguồn từ tỉnh Bình Dương rổi đổ ra phường Bình Chiểu,
quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Trước kia con mương này rất trong lành nhưng vài năm
gần đây đã bắt đầu bị ô nhiễm do rác thải sinh hoạt của chính người dân xả xuống. Mức độ ô
nhiễm ở đây đặc biệt nghiêm trọng khi nhiều doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương xả nước thải
công nghiệp chưa qua xử lý xuống đây. Nước kênh Ba Bò đen ngòm và nổi bọt trắng xóa. Đi
trên Tỉnh lộ 43, mặc dù còn cách kênh Ba Bò cả cây số nhưng cũng có thể ngửi thấy mùi hôi
thối, mùi hóa chất bốc lên từ con kênh.

Hình ảnh nước đen ngòm do những cống thải và mủi hôi thối bốc lên từ con kênh (Ảnh: internet)
Kênh Ba Bò tiếp nhận nước thải công nghiệp của Khu công nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần

2, nước thải của các nhà máy ở huyện Dĩ An và huyện Thuận An của tỉnh Bình Dương (giáp
ranh phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP. HCM) và một phần nước thải xã Bình Hòa, huyện
Thuận An.
Dựa theo báo cáo chất lượng môi trường các tuyến thoát nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương
thải vào kênh Ba Bò từ tháng 7 đến tháng 9 – 2014, có 3 tuyến thoát nước tiếp nhận nước thải
công nghiệp và nước thải sinh hoạt hữu cơ, ô nhiễm vi sinh, coliform vượt quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải công nghiệp. So với năm 2013, mức độ ô nhiễm hữu cơ, chất hoạt động bề
mặt có chiều hướng tăng.
5
Trước thực trạng đó, từ năm 2007, UBND TP.HCM đã phê duyệt dự án cải tạo kênh Ba Bò
với vốn đầu tư ban đầu hơn 300 tỷ đồng, sau đó do một số thay đổi trong các hạng mục nên kinh
phí tăng đến 744 tỷ đồng. Thế nhưng, hàng ngày dòng kênh này vẫn phải tiếp nhận gần 10.000
m
3
nước thải công nghiệp, nên việc xử lý sinh học không thể cải thiện nhiều.
Chính vì vậy vấn đề ô nhiễm vẫn cứ diễn ra khiến cư dân sống tại khu vực lo lắng và có
nhiều bức xúc trước tình trạng dòng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối. Những khí ô nhiễm nặng, bọt
trắng nổi lên tạo thành mảng, khi có gió sẽ bay tung tóe. Điều khiến cư dân trong khu vực rất lo
lắng, đó là nước kênh có nhiều chất ô nhiễm độc hại như chì, kẽm,…, lâu ngày đọng lại ngấm
sâu vào lòng đất sẽ rất nguy hiểm.

Hình: Bọt nổi trắng xóa, bọt bay tứ tung trên kênh Ba Bò do các doanh nghiệp lợi dụng lúc trời
mưa xả lén chất thải. Ảnh: CTV
Một số người dân trong khu vực đã bị mắc một số bệnh về đường hô hấp, ung thư, nhiều đứa
trẻ mới lên mười gầy còm, xanh xao. Hơi nước ô nhiễm từ kênh bốc lên ngấm vào da làm ngứa
ngáy, khó chịu gây ra các bệnh nấm, lở loét. Hiện trạng ô nhiễm trầm trọng của kênh Ba Bò đã
gây ra nhiều bức xúc cho người dân bởi khả năng nguy hại của nó. Ảnh hưởng đến mỹ quan đô
thị, môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí xung quanh, khả năng lây truyền bệnh dịch và
do đó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
2. Thuyết xung đột với vấn đề ô nhiễm tại kênh Ba Bò:

Chỉ có những xung đột mang tính xã hội, tức là liên quan đến hai hay nhiều nhóm xã hội
khác nhau, mới được xem là xung đột xã hội, mà nguyên nhân của nó chính là mâu thuẫn. Xung
đột có thể hiểu là quá trình trong đó một bên cảm nhận rằng những quyền lợi của họ bị bên kia
chống lại hoặc ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi hành động của bên kia, được thể hiện qua sự đối
lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích giữa các cá nhân, nhóm và các tổ chức. Có thể thấy, xung
đột đòi hỏi sự nhận diện các đương sự hay phe phái xung đột. Trước thực trạng cuộc sống người
dân sống tại khu vực kênh Ba Bò đang bị “đe dọa” (nhu cầu, giá trị, lợi ích) thì họ phải lên tiếng
để bảo vệ quyền lợi của mình thông qua những đơn kiến nghị với các cơ quan chức năng giải
quyết, xử lý những đối tượng gây ra ô nhiễm. Người dân ở đây chính là nhóm bị ảnh hưởng còn
6
các nhà máy, xí nghiệp và các hộ dân xả rác thải sẽ là nhóm gây ô nhiễm. Các doanh nghiệp sản
xuất được lợi về giá trị kinh tế, bất chấp đến vấn đề tuân thủ quy trình và bảo vệ môi trường.
Theo Sở TN&MT tỉnh Bình Dương và UBND thị xã Thuận An, Dĩ An luôn xác định việc xử lý
giảm thiểu ô nhiễm kênh Ba Bò là vấn đề phải ưu tiên tập trung thực hiện. Tuy nhiên, kênh Ba
Bò vẫn còn ô nhiễm, nhất là những lúc trời mưa. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp
lợi dụng lúc trời mưa để xả lén chất thải. Các cơ quan chức năng hiện đã xác định một số cơ sở
có dấu hiệu vi phạm để tập trung ưu tiên giám sát và kiểm tra, xử lý. Trong khi đó người hứng
chịu thiệt hậu quả là những người dân sống ven con kênh, môi trường sống bị ô nhiễm phát sinh
nhiều vấn đề về sức khỏe, tổn hại cơ sở vật chất (hóa chất làm oxi hóa các mái tôn), mất cảnh
quan khu vực.
Chính sự mâu thuẫn trong sự tồn tại của những giá trị, quyền lợi bị “đe dọa” chính là điều
kiện phát sinh những mâu thuẫn - xung đột. Các dạng xung đột xảy ra giữa hai nhóm: xung đột
nhận thức, xung đột mục tiêu, xung đột về lợi ích.
Về xung đột nhận thức: Nguyên nhân bắt nguồn từ hiểu biết khác biệt nhau trong hành động
giữa các nhóm, dẫn đến phá hoại môi trường. Nhóm bị ảnh hưởng ý thức được môi trường khu
vực bị ô nhiễm thì người gánh lấy hậu quả trực tiếp là chính họ mà thôi (cũng có một phần rác
thải sinh hoạt do một bộ phận nhỏ dân cư thiếu ý thức vứt ra). Nhóm gây ô nhiễm vì cái lợi về
kinh tế, cũng không phải là người hứng chịu trực tiếp hậu quả ô nhiễm gây nên bất chấp xả thải.
Họ thấy cái lợi về kinh tế lớn hơn cái hại về ô nhiễm môi trường gây ra.
Xung đột về mục tiêu: Mục tiêu của các nhóm khác nhau dẫn đến xung đột. Mục tiêu của nhóm

gây ô nhiễm đó là kinh tế. Họ phải tốn chi phí về môi trường nên lợi dụng trời mưa thì “lén xả
thải”. Đó là hành vi trái phép, mức xả thải vượt quá quy định cho phép để tránh đóng phí môi
trường. Ngược lại mục tiêu của nhóm ảnh hưởng là bảo vệ môi trường sống của chính họ. Họ
cũng chi trả cho việc thu gom rác hàng ngày, những hoạt động thu dọn nhằm bảo vệ môi trường,
thế nhưng ô nhiễm, cảnh quan bị ảnh hưởng khiến khu vực nhiều người muốn “tránh né” khiến
họ bức xúc về thiếu ý thức của các doanh nghiệp.
Xung đột về lợi ích: Xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế khi sử dụng con kênh Ba Bò.
Nhóm gây ô nhiễm vì lợi ích tiết kiệm được tiền của, thời gian trong lắp đặt hệ thống xử lý nước
thải và phí xả thải nên đã xả thẳng ra kênh. Như vậy, các doanh nghiệp, nhà máy này đã xâm
phạm lợi ích hưởng thụ môi trường xanh –sạch – đẹp, không khí trong lành,…của nhóm bị ảnh
hưởng.
Ngoài ra còn có các xung đột giữa: xung đột giữa nhóm cơ quan chức năng, thẩm quyền với
nhóm gây ô nhiễm; xung đột giữa cơ quan chức năng với nhóm bị ảnh hưởng. Có thể thấy nhóm
cơ quan chức năng, thẩm quyền (đại diện cho luật pháp – chính sách) là người trung gian, “trọng
tài” giữa hai nhóm gây ô nhiễm và nhóm ảnh hưởng.
Nếu quyền lợi của các đương sự xung đột đang còn tiềm ẩn hay đã hình thành một sự cân
bằng rõ rệt về quyền lực giữa chúng thì sự bắt đầu hành động xung đột, “sự bùng nổ xung đột
7
công khai” giữa hai đương sự xung đột. Nó trải qua ba giai đoạn: đe dọa. trừng phạt và đàm
phán. Khi bắt đầu hành động xung đột thì luôn có nỗ lực thúc đẩy đối phương xung đột rẽ sang
hướng khác bằng cách đe dọa dùng các phương tiện quyền lực. Hành động đe dọa có thể thấy
giữa các cơ quan chức năng (do sự tác động của nười dân) tới nhóm gây ô nhiễm nếu không có
biện pháp xử lý ô nhiễm cũng như vẫn tiếp tục xả thải thì sẽ phạt nặng hơn hoặc buộc ngừng sản
xuất.
Tiếp đó là trừng phạt, là giai đoạn mà cả hai nhóm đều “lật bài”, sử dụng những công cụ mà
mình có để uy hiếp đối phương. Bên nhóm gây ảnh hưởng vẫn “lén lút” xả thải tiếp, còn nhóm
ảnh hưởng kiến nghị, kiện tụng đòi quyền lợi trước vấn đề ô nhiễm ngày càng ảnh hưởng đến
cuộc sống của họ.
Cuối cùng là giai đoạn đàm phán giữa hai bên, tuy nhiên không phải đàm phán nào cũng
thành công. Cả hai bên đều nhận thấy nếu cứ mãi “căng thẳng” như vậy thì không biết đến khi

nào vấn đề mới được giải quyết, trong khi đó ô nhiễm ngày càng nặng, tình trạng nhiều gia đình
“tạm di cư” ngày càng tăng (gửi con cái nhỏ ở chỗ khác, nhiều gia đình tạm qua nhà người thân
sống vì không thể chịu nổi không khí ô nhiễm) nếu không nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp
thời. Sau đó sẽ “mời chào thương lượng” nếu một đương sự xung đột cho rằng đối với mình,
việc tiếp tục trừng phạt sẽ tốn kém hơn là kết quả có thể của các cuộc đàm phán. Kết cục thành
công của chúng sẽ dễ dàng có hơn nếu chúng được điều khiển bởi một trọng tài mà sự am hiểu
và tính trung lập của mình được cả hai đương sự công nhận. Giai đoạn này cần đến sự trợ giúp
của cấu trúc quyền lực. Nếu quyền lợi là cấu trúc mục tiêu của hành động xung đột thì cấu trúc
quyền lực sẽ nắm được giác độ phương tiện của hành động xung đột. “Quyền lực” là khả năng
nói chung của một đương sự có thể tác động để những đương sự khác có những hành động nhất
định thậm chí ngay cả khi họ chống đối đương sự có quyền lực có những nguồn dự trữ có thể
dùng để tác hại các đương sự khác và biết rõ khả năng này. Khác với vũ lực dựa trên khả năng ép
buộc vật chất thì quyền lực với tư cách là quan hệ xã hội chỉ hình thành trên cơ sở kiểm soát
được xã hội công nhận và hạn chế về nguồn dự trữ. Trong thực tế, chúng ta thường xác định
những người có vị trí cao trong quan hệ xã hội thì có nhiều quyền lực. Ở đây, quyền lực – các cơ
quan thẩm quyền thể hiện việc kiểm soát hai nhóm thông qua luật pháp, tùy vào mức độ xả thải
và thời gian xả thải mà có những mức phạt khác nhau (Theo Nghị định 179/2013/NĐ – CP về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).
Có thể thấy chính nhờ những mâu thuẫn – xung đột mà vấn đề ô nhiễm tại kênh Ba Bò được
nhiều người để ý đến kèm theo nhiều cảnh báo, lên tiếng sẽ giúp cho việc khắc phục vấn đề khẩn
cấp hơn. Giải quyết vấn đề xung đột là xây dựng có kết quả trong các vấn đề, lôi kéo được mọi
người, đem lại sự hợp tác, giúp đỡ cùng phát triển (nhóm gây ô nhiễm và nhóm bị ảnh hưởng
cùng hợp tác, hỗ trợ cùng với các nhà chức trách khắc phục ô nhiễm tại con kênh). Qua đó, tạo
điều kiện cho cơ chế quản lý được đổi mới, hoàn thiện chặt chẽ hơn trong quy định, kiểm soát
hoạt động của các doanh nghiệp.
8
3. Các giải pháp:
3.1. Những dự án đã/đang thực hiện:
Bất đồng trong kết luận về thực trạng ô nhiễm môi trường kênh Ba Bò giữa hai tỉnh, dẫn đến
sự không thống nhất trong cách xử lý ô nhiễm kênh Ba Bò. Vào năm 2009 đầu 2010 khi TPHCM

tiến hành đầu tư hệ thống xử lý nước kênh Ba Bò bằng phương pháp sinh học, một cuộc tranh
luận gay gắt giữa cơ quan chức năng và các nhà khoa học đã nổ ra. Trong đó, PGS-TS Phùng
Chí Sỹ, Viện phó Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường khẳng định, phương pháp xử lý
nước kênh Ba Bò bằng sinh học không thể phát huy tác dụng nếu tỉnh Bình Dương không xử lý
triệt để nước thải công nghiệp. Hệ thống hồ chứa xử lý nước kênh sẽ bị biến thành ao tù ô nhiễm.
Việc giải tỏa, nạo vét, xây dựng bờ kênh Ba Bò chỉ giúp chất thải ô nhiễm dẫn về hạ lưu nhanh
hơn. Trước phản ứng đó, tỉnh Bình Dương cam kết sẽ xử lý triệt để nước thải công nghiệp thải ra
từ 3 KCN Sóng Thần 1, 2 và Đồng An. Mặt khác, UBND TP.HCM cũng liên tục có nhiều công
văn yêu cầu tỉnh Bình Dương phải buộc các chủ đầu tư hạ tầng của 3 KCN xử lý triệt để nước
thải công nghiệp nhưng không hiểu sao, người dân vẫn liên tục phản ánh nước thải ô nhiễm vẫn
đang tiếp tục thải ra kênh.
Đồng thời, tỉnh Bình Dương đã khởi công dự án cải tạo kênh Ba Bò vào tháng 4-2014, dự
kiến hoàn thành vào tháng 12-2015. Tỉnh hy vọng với những biện pháp đồng bộ và thường
xuyên như trên thì tình trạng ô nhiễm môi trường trên kênh Ba Bò sẽ dần được cải thiện.
3.2. Những giải pháp khác:
Những năm 1970, Kenneth Thomas và Ralph Kilmann xác định 5 cách giải quyết xung đột,
tùy theo mức độ hợp tác hay quyết đoán của cá nhân. Họ cho rằng mỗi người có xu hướng hành
động theo một cách nhất định khi giải quyết xung đột. Tuy nhiên, họ cũng nói rằng mỗi cách
khác nhau sẽ có ích trong những tình huống khác nhau. Các cách mà Thomas và Kilmann đưa ra:
phương pháp cạnh tranh; phương pháp hợp tác; phương pháp thỏa hiệp; phương pháp nhượng
bộ; phương pháp lẩn tránh.
Theo L. Coser, xung đột trong xã hội hoàn toàn không chỉ tạo ra tác dụng phá vỡ và xóa bỏ
cấu trúc, mà nó còn làm tăng khả năng thích nghi của một hệ thống xã hội. Như vậy để giải
quyết vấn đề ô nhiễm cần có công cụ quản lý, làm “trọng tài” giữa hai nhóm, một số công cụ
được đưa ra: công cụ luật pháp – chính sách; công cụ kinh tế; công cụ kỹ thuật quản lý và công
cụ phụ trợ. Trong đó nhấn mạnh vai trò của chính sách- luật pháp và công cụ kinh tế nhằm có
những biện pháp xử phạt theo luật cũng như đánh vào lợi ích kinh tế (thuế, phí, phạt tiền) thì các
nhà máy, công ty mới có biện pháp cải thiện hệ thống khâu xử lý nước thải, ý thức về bảo vệ môi
trường hơn. Đồng thời nên kết hợp theo dõi, kiểm tra phân tích mẫu nước (công cụ quản lý kỹ
thuật) và tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường (công

cụ phụ trợ). Ngoài ra, nên có biện pháp di dời người dân đến nơi khác để tránh một thời gian,
trong khi đó phải thực hiện đồng bộ các biện pháp cải tạo, nạo vét và ngừng các hoạt động xả
thải của các nhà máy, khu công nghiệp thì quá trình mới diễn ra thuận tiện hơn và cần sự hợp tác
giữa hai bên (nhóm gây ô nhiễm và nhóm ảnh hưởng), các cơ quan trong việc giải quyết vấn đề
này
9
Phần III: KẾT LUẬN
Hầu hết các khía cạnh, hiện tượng, chiều cạnh nào của đời sống xã hội cũng có thể được
xem là đối tượng nghiên cứu của các nhà xã hội học. Từ đó họ đã xây dựng nên các thuyết, các
trường phái nhằm nghiên cứu, phân tích và tìm ra các hướng giải quyết khoa học. Việc sử dụng
thuyết xung đột trong việc khắc phục vấn đề ô nhiễm tại kênh Ba Bò cũng chính là mục đích mà
các nhà xã hội học (Karl Marx, Gluckman, Gumplovicz, Pareto, Simmel, Dahrendoft và Collins,
…) hướng đến, đem các lý thuyết được vận dụng vào thực tế như các nhà nghiên cứu xã hội học
Trường phái Chicago xem thực tế đời sống xã hội như “phòng thí nghiệm xã hội học”.
Có thể thấy xung đột là động lực của xã hội. Một xã hội không có mâu thuẫn - xung đột là
một xã hội ngưng đọng và trì trệ, không có sức sống. Nhận thức đúng sự tồn tại và vai trò của
xung đột, có cách ứng xử thích hợp, thì chắc chắn đó cũng là những tác nhân làm cho xã hội lành
mạnh, ổn định, gắn kết, hoàn thiện và phát triển ./.
10
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Duy Luân, Xã hội học đô thị, NXB Khoa học xã hội, 2004.
2. Vũ Hào Quang, Xã hội học quản lý, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004.
3. Nguồn: Barker, R.L 2003, Social Work Ditionary, NASW Press, 4
th
Edition, New York,
tr.5.
4. Nghị định 179/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực vảo vệ
môi trường.
5. John J.Macionis – Vincent N. Parrillo, Cities and Urban life.
LINK:

1. />2. />3. />11

×