Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Quản lý môi trường mỏ than Mạo Khê, Quảng Ninh (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----------------------

Nguyễn Thị Ngân

QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG MỎ THAN
MẠO KHÊ, QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe

Hà Nội – 2010


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................1
1.1. Những vấn đề QLMT của khai thác than trên thế giới ........................................1
1.2. Những vấn đề QLMT của khai thác than Việt Nam ............................................4
1.3. Giới thiệu chung về mỏ than Mạo Khê ..............................................................17
1.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực .........................................................17
1.3.2. Tổ chức quản lý mỏ than Mạo Khê .............................................................20


1.3.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất kinh doanh ........................20

CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........23
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23
2.2.1. Phương pháp kiểm kê môi trường ...............................................................23
2.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống .................................................................24
2.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh ......................................................................24

CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................28
3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực mỏ Mạo Khê..................................28
3.2. Hiện trạng QLMT mỏ than Mạo Khê ................................................................32
3.2.1. Cơ cấu tổ chức QLMT.................................................................................32
3.2.2. Thực tiễn công tác QLMT ...........................................................................34
3.2.2.1. Công tác hoàn thổ, phục hồi môi trường...............................................34
3.2.2.2. Công tác quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm và ứng phó sự cố môi
trường...................................................................................................................35
3.2.2.3. Các hoạt động nâng cao năng lực BVMT .............................................40
3.2.3. Đánh giá các nguồn lực QLMT mỏ than Mạo Khê .....................................41
3.2.4. Đánh giá kết quả QLMT .............................................................................43


3.2.4.1. Nguyên nhân thành công trong công tác QLMT tại mỏ than Mạo Khê 43
3.2.4.2. Nguyên nhân chưa thành công trong công tác QLMT ...........................44
3.3. Các giải pháp tăng cường năng lực QLMT cho mỏ than Mạo Khê ...................45
3.3.1. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ .................................................................45
3.3.1.1. Giải pháp công nghệ đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nước .....................................................................................................................45
3.3.1.2. Các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí ......49
3.3.2. Các giải pháp quản lý ..................................................................................54

3.3.2.1 Giải pháp quy hoạch quản lý vùng về môi trường .................................54
3.3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách .............................................................56
3.3.3. Xây dựng mô hình hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ................58

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................91
Kết luận..................... ................................................................................................91
Khuyến nghị……… ...................................................................................................92

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................93
PHỤ LỤC................................................................ Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất than là một ngành kinh tế quan trọng ở Việt Nam. Với sản lượng khai
thác 40 triệu tấn than/năm như hiện nay (trong đó có đến 70% sản lượng than được
khai thác tại vùng mỏ Quảng Ninh) và cùng với những bước tiến vượt bậc cả về quy
mô khai thác lẫn chất lượng sản phẩm đã đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sử dụng
than trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu việc làm cho hàng vạn người lao động,
góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực và vùng miền. Tuy
nhiên, việc khai thác than lại phát sinh nhiều vấn đề tác động tiêu cực tới môi
trường như: gây lún đất, suy thoái nhanh tài nguyên rừng, bồi lắng lòng hồ, ô nhiễm
nguồn nước, làm phát sinh nhiều khói bụi và chất thải rắn… ảnh hưởng không nhỏ
đến sức khỏe và đời sống của người dân và các sinh vật ở các khu vực lân cận.
Mỏ than Mạo Khê là một trong những mỏ được đánh giá là có mức độ ảnh
hưởng xấu tới môi trường. Hàng loạt các giải pháp bảo vệ môi trường đã được thực
hiện bao gồm cả giải pháp quản lý và công nghệ nhằm khắc phục những tồn tại do
sản xuất than gây ra. Tuy nhiên môi trường vẫn bị tàn phá hết sức nặng nề. Bên
cạnh những bất cập về công nghệ thì công tác quản lý môi trường trong mỏ than
cũng bộc lộ nhiều thiếu sót.

Từ thực trạng trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Quản lý môi trƣờng mỏ than
Mạo Khê, Quảng Ninh” nhằm đánh giá công tác quản lý môi trường và đề xuất
giải pháp định hướng tăng cường năng lực quản lý môi trường trong khu vực mỏ.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá công tác quản lý môi trường và đề xuất giải pháp định hướng tăng
cường năng lực quản lý môi trường cho mỏ than Mạo Khê.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu, đánh giá công tác quản lý môi trường đối với hoạt
động khai thác than ở Việt Nam và trên thế giới; phân tích, đánh giá hiện trạng môi


trường và công tác quản lý môi trường tại mỏ than Mạo Khê; đề xuất giải pháp định
hướng tăng cường năng lực quản lý môi trường cho mỏ Mạo Khê.

4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ hiện trạng môi trường và tình hình thực
hiện công tác quản lý môi trường vùng mỏ phục vụ cho việc áp dụng các phương
pháp quản lý - kỹ thuật bảo vệ môi trường vùng than một cách hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đưa ra các giải pháp định hướng tăng cường năng lực quản lý môi trường mỏ
than Mạo Khê góp phần khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý
và cải thiện chất lượng môi trường, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị
có hoạt động khoáng sản và các đơn vị tư vấn về môi trường.

5. Cấu trúc của luận văn
Toàn bộ luận văn được cấu trúc thành 3 chương (tổng quan tài liệu, đối tượng
và phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và thảo luận), phần mở đầu, phần

kết luận và kiến nghị, phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục.


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những vấn đề QLMT của khai thác than trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại hai quan niệm cơ bản về quyền sở hữu tài
nguyên khoáng sản:
Quan niệm thứ nhất coi “khoáng sản thuộc về chủ đất”. Theo đó, tài nguyên
khoáng sản là một phần không tách rời đất đai, bất kể khoáng sản đó có trên mặt đất
hay trong lòng đất. Quyền thăm dò, khai thác được cấp cho nhà đầu tư khoáng sản
thông qua các thỏa thuận cho thuê mỏ (các thỏa thuận thuê mỏ này không phải là
một thỏa thuận hành chính, mà là thỏa thuận giữa chủ đất và bên có hoạt động
khoáng sản trên đất hoặc liên quan đến đất). Hoa Kỳ là nước duy nhất áp dụng một
cách tuyệt đối và thống nhất quan điểm này [19].
Quan niệm thứ hai coi “khoáng sản thuộc về Nhà nước”. Quan điểm này được
thể hiện bởi hai đặc tính: xác nhận quyền sở hữu công cộng hay toàn dân mà được
đại diện bởi các cơ quan chính quyền đối với khoáng sản; cơ quan chính quyền cấp
phép thông qua các hợp đồng thuê để thăm dò, khai thác khoáng sản hay cấp phép
cho các nhà đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản. Nhìn chung, quyền sở hữu tài
nguyên khoáng sản ở hầu hết các nước trên thế giới đều thuộc về Nhà nước.
Than nói riêng và các loại khoáng sản khác nói chung được coi là sự ưu đãi mà
thiên nhiên chỉ dành cho một số quốc gia nhất định tùy theo điều kiện địa lý, địa
chất. Vì thế, nên đạo luật về khoáng sản không phải quốc gia nào cũng có. Một số
nước có tiềm năng khai thác than dồi dào như Canađa, Úc, Philippin, Chilê, Trung
Quốc,... pháp luật về khoáng sản rất hoàn thiện và được chú trọng, tuy nhiên mảng
môi trường thể hiện trong các luật còn nhiều bất cập:
Năm 1995 Philippin đã thông qua luật khai thác khoáng sản mới [12]. Luật
Khai khoáng Philippin quy định rằng cả đất công và đất tư, kể cả đất rừng đều có
thể được đưa vào khai thác mỏ. Luật này dường như cho phép thực hiện các hoạt


1


động khai khoáng trên toàn bộ diện tích đất nước không loại trừ cả các khu vực
được coi là thiết yếu về sinh thái. Tuy nhiên, nếu so với nhiều quốc gia khác thì
những điều khoản về bảo vệ và cải thiện môi trường khi khai khoáng của Philippin
lại khá hoàn chỉnh. Cụ thể, Phần 69 Luật Khai khoáng quy định tất cả các nhà thầu
đều phải thực hiện chương trình bảo vệ và cải thiện môi trường trong thời hạn của
giấy phép hay hợp đồng. Chương trình môi trường phải là một phần trong chương
trình hoạt động được trình khi xin ký hợp đồng khai khoáng. Chương trình này phải
có các điều khoản, nội dung liên quan đến phục hồi khu vực khai thác, kể cả biện
pháp trồng lại rừng, khôi phục thảm thực vật. Phần 70 của luật quy định chi tiết nội
dung ĐTM. Trừ thời gian thăm dò, ĐTM cần được trình và duyệt trước khi tiến
hành hoạt động khai thác và phải bao gồm hồ sơ sinh thái hoàn chỉnh của khu vực
khai thác.
Đối với Chilê, cho đến tận năm 1994, khung pháp lý về môi trường vẫn bao
gồm hàng trăm luật, sắc lệnh, quy định được áp dụng không thống nhất bởi các bộ,
ngành khác nhau [12]. Điều này đã làm nảy sinh rất nhiều sự lẫn lộn, không biết cơ
quan nào của Chính phủ đóng vai trò như là cơ quan ra quyết định cuối cùng về các
vấn đề môi trường ở Chilê. Tình trạng này dẫn đến việc mỗi bộ áp dụng các biện
pháp BVMT khác nhau. Bản thân Luật Khai khoáng của Chilê hiện nay cũng không
có các điều khoản về môi trường trừ Điều 17.6 nói rằng bất cứ hoạt động khai
khoáng tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn hay di sản thiên nhiên đều phải được
phép bằng văn bản của cấp thẩm quyền liên quan.
Về các điều khoản và quy định liên quan đến môi trường, Luật Tài nguyên
Trung Quốc chỉ có một số ít điều khoản [12]. Trừ Điều 32 quy định các đơn vị khai
thác cần tuân thủ điều khoản về BVMT để phòng ngừa ô nhiễm, còn các điều khoản
môi trường đặc thù về khai khoáng nhất là các điều khoản liên quan đến phục hồi
khu vực khai thác, quản lý chất thải mỏ... đều không được tìm thấy trong luật.

Ngoài ra, luật cũng không yêu cầu đặt cọc để khắc phục các tổn thất môi trường xảy
ra trong hay sau hoạt động khai thác.

2


Theo Luật Khai khoáng của Úc, để được cấp giấy phép thăm dò, chủ đơn cần
cung cấp thông tin đầy đủ liên quan đến các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với môi
trường [12]. Các thông tin này bao gồm cả các biện pháp phục hồi dự kiến. Ở giai
đoạn thăm dò, luật không bắt buộc phải có ĐTM nhưng sẽ được yêu cầu nếu thấy
cần thiết. Luật Khai khoáng Nam Úc lại không hề có bất kỳ điều khoản nào liên
quan đến môi trường, cũng như không đề cập đến một đạo luật nào khác phải áp
dụng khi các vấn đề về môi trường bị vi phạm. Các yêu cầu về môi trường do Bộ
trưởng Bộ phát triển tài nguyên khoáng sản tùy ý quy định.
Có thể nói Hoa Kỳ là nước có khung pháp luật về môi trường hoàn thiện hơn
cả. Ở Hoa Kỳ, chủ sở hữu khoáng sản sẽ chủ động xin đăng ký quyền khai thác theo
Luật Khai khoáng chung 1872 đã sửa đổi [12]. Tư nhân có quyền bán, cho thuê
hoặc ký các thoả thuận khác như liên doanh liên quan đến khoáng sản mà họ sở hữu
hoặc kiểm soát. Mọi hoạt động khai khoáng, dù trên đất tư hay đất công, đều được
điều chỉnh bởi rất nhiều luật, quy định, quy chế, pháp lệnh của Liên bang, tiểu bang
hay địa phương. Chúng đề cập đến các vấn đề khác nhau kể cả BVMT, giảm thiểu
và phục hồi môi trường. Các văn bản quy định các hoạt động và các hạn chế liên
quan đến các vấn đề này do các cơ quan có trách nhiệm của Chính phủ ban hành ở
tất cả các giai đoạn của hoạt động khai khoáng.
30 năm qua, ngành than Hoa Kỳ đã đạt được các kết quả đáng khích lệ, tuân
thủ nghiêm ngặt các văn bản pháp luật, các quy định trong “Luật kiểm soát và hoàn
thổ mặt đất sau khai thác mỏ” có hiệu lực từ năm 1977. Các công ty khai thác mỏ đã
tự xác định hướng hoàn thiện công nghệ của mình một cách phù hợp theo quy định
của pháp luật. Việc thiết lập những vành đai cách ly và những kênh mương tháo
nước ở biên giới mỏ thuộc khu vực miền Đông là những sáng tạo được Ủy ban điều

hành khai thác các mỏ lộ thiên đánh giá cao và phổ biến để các công ty mỏ áp dụng.
Các công ty hoàn toàn tự giác xác định cho mình nhiệm vụ phải BVMT khi tiến
hành các hoạt động khai thác khoáng sản bởi nó đã trở thành điều luật không thay
đổi khi họ được cấp giấy phép khai thác từ các cơ quan quản lý. Vai trò quản lý điều
hành không chỉ bao trùm phạm vi của quá trình khai thác mà còn cả trong quá trình

3


chế biến sử dụng than, đặc biệt được quan tâm là môi trường không khí. Các công
ty than cũng trở thành các cơ sở nghiên cứu khoa học, ví dụ như tổ hợp năng lượng
“FutureGen” nghiên cứu sử dụng than năng lượng thân thiện với môi trường.
Có thể nói pháp luật về khoáng sản trên thế giới và khu vực vẫn ít quan tâm
đến quyền lợi của môi trường. Bảo vệ và cải thiện môi trường khi khai khoáng –
mỗi quốc gia một kiểu. Khi luật không có quy định về môi trường như trong trường
hợp của nước Úc cho thấy sự không đảm bảo cho việc BVMT ở mức tối thiểu.
Trong một trường hợp khác như Quebec (Canađa), Luật Khai khoáng tuân theo
nguyên tắc “tự do khai khoáng”, quyền và giấy phép khai thác khoáng sản cho phép
người sở hữu giấy phép được độc quyền thăm dò, khảo sát và khai thác bất cứ
khoáng chất nào trong một khu vực nhất định (trừ một số loại như dầu khí,…) với
một số điều kiện và phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định. Nguyên tắc này quy
định rằng bất cứ ai quan tâm đều có thể tiếp cận với các nguồn khoáng sản bất kể
năng lực hay khả năng tài chính của người đó như thế nào [12]. Như vậy, theo như
nguyên tắc này thì không có gì đảm bảo là sẽ có các giải pháp BVMT được thực
hiện trong quá trình khai thác.
Nhà nước quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các công cụ
quản lý trong đó có các quy định pháp luật, vì vậy ở những nước thiếu các quy định
về BVMT trong hoạt động khai khoáng thì vấn đề phòng chống, khắc phục ô nhiễm
và sự cố môi trường vẫn chưa được quan tâm thích đáng, phát triển chỉ chạy theo
lợi nhuận mà bỏ quên đi yếu tố môi trường dẫn đến sự phát triển không bền vững.


1.2. Những vấn đề QLMT của khai thác than Việt Nam
1.2.1. Các vấn đề môi trƣờng liên quan đến hoạt động khai thác than
Hoạt động khai thác than bao gồm các khâu công tác chủ yếu sau: khai thác,
sàng tuyển chế biến, tàng trữ và vận chuyển than. Các khâu công tác này là nguồn
phát sinh những tác động xấu đến môi trường. Quá trình phát sinh ô nhiễm và
những tác động tới môi trường được khái quát trong hình 1.1.

4


Hình 1.1: Sơ đồ khái quát chung các khâu hoạt động trong quá trình khai
thác than lộ thiên, hầm lò và phát sinh nguồn ô nhiễm môi trường
KHAI THÁC
THAN
- Bụi
- ồn
- Chấn động
- Khí thải độc hại

Khoan, nổ
mìn
Nổ mìn

- Gây nứt nẻ, sụt lún mặt
đất (Đối với hầm lò)
- Bụi
- ồn
- Thay đổi cảnh quan
- Khí độc hại (đối với

máy chạy diêzen)

Bốc xúc
(đào lò)
- Bụi,
- ồn
- Khí thải độc hại

Vận tải
- Bụi
- ồn
- Thay đổi cảnh quan
- Trôi lấp, sa mạc hoá
- Gây sạt lở

Thải đá
- Bụi
- ồn
- Trôi lấp

Sơ tuyển
(tại mỏ)
Thoát nước

- Gia công
chế biến
(Nhà máy
tuyển)

- Bụi

- ồn

- Gây bụi
- Gây ồn
- Gây trôi lấp do bã sàng
- Làm ô nhiễm nước biển
gần bờ
- Bồi lắng đáy biển do bùn
than

- Gây trôi lấp, sa mạc
hoá
- Gây sạt lở
- Làm xấu chất lượng
nước mặt
- Làm ô nhiễm nước
ngầm

1.2.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn
Hoạt động khai thác than đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề, nhất là vùng
than Quảng Ninh. Trong đó bụi là nhân tố có tác động lớn nhất đến môi trường
không khí của khu vực, phát sinh trong tất cả các công đoạn của hoạt động khai thác
và chế biến than. Hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác, chế biến, vận chuyển
than thường xuyên vượt QCVN 05:2009/BTNMT gấp nhiều lần (bảng 1, phụ lục 1).
Hàm lượng bụi ở nhiều khu vực đô thị cũng vượt quá giới hạn cho phép gây ảnh

5


hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của người dân khu vực (biểu đồ 1, phụ

lục 2).
Hàm lượng các khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động khai thác, vận
chuyển hầu hết đều thấp hơn hoặc xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép nhưng sự phát sinh
các khí này sẽ góp phần làm gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính. Khối lượng đất
đá và than hàng năm trong giai đoạn 2005 - 2010 tăng lên từ 18,913 triệu tấn đến
35,491 triệu tấn than và từ 203,7 triệu m3 đến 207,2 triệu m3 đất đá thải theo
phương án III về qui hoạch và phát triển ngành than. Khí độc và có hại làm ô nhiễm
không khí chủ yếu là các khí CH4, CO2 và NO2. Theo qui mô khai thác thì lượng
khí độc hại sẽ tải vào không khí như sau: khí CH4: 23,370 triệu m3/năm; khí CO2:
38,950 triệu m3/năm [15]. Khu vực khai thác than có mức độ ô nhiễm rất cao nhưng
nhờ các chính sách môi trường, bên cạnh đó là các chính sách hạn chế khai thác
than lộ thiên và chuyển sang hầm lò trong thời gian sắp tới sẽ có các tác động tích
cực tới môi trường khí nên về cơ bản phạm vi ảnh hưởng của chúng đến môi trường
khí sẽ dần bị thu hẹp.
Qua số liệu khảo sát tiếng ồn (bảng 2, phụ lục 1) cho thấy mức ồn tại các khu
khai thác, chế biến than vượt tiêu chuẩn cho phép không nhiều theo TCVN 5949 –
1998 nên không ảnh hưởng đến khu vực văn phòng và khu dân cư xung quanh
nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động thường xuyên trong khu
vực. Tại các khu vực khác như: khu văn phòng, khu dân cư đều có độ ồn đạt tiêu
chuẩn cho phép.
1.2.1.2. Ô nhiễm môi trường nước và suy thoái tài nguyên nước
Nước thải của hoạt động khai thác, chế biến than chủ yếu từ nước mưa và
nước dưới đất chảy qua các khu vực khai thác, nước mặt cung cấp cho sàng tuyển.
Theo các số liệu tổng hợp từ các kết quả quan trắc (bảng 3, phụ lục 1) cho thấy
nước thải mỏ mang tính axit cao, hàm lượng chất rắn lơ lửng và một số kim loại cao
hơn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Lượng nước thải từ các mỏ than
ước tính khoảng 25 - 30 triệu m3/năm do không được xử lý triệt để trước khi thải ra

6



môi trường làm suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm gây ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống các sinh vật thuỷ sinh và đa dạng sinh học các khu vực cửa sông, ven
biển, thoái hoá đất nông nghiệp và giảm năng suất cây trồng, phát sinh dịch bệnh.
Nhiều nhánh sông, suối, hồ, đập bị bồi lấp, mất nguồn sinh thuỷ và suy giảm
nghiêm trọng chất lượng nước như: các sông Vàng Danh, Diễn Vọng, Mông
Dương, các hồ nước khu vực huyện Đông Triều (hồ Nội Hoàng, Bến Châu, Khe
Ươn), v.v…[22]
Do tác động lâu ngày từ các hoạt động khai thác than trong đó có các hoạt
động khai thác than trái phép, một số hồ thuỷ lợi tại vùng Đông Triều của Quảng
Ninh đã bị chua hoá, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp.
1.2.1.3. Những ảnh hưởng do khai thác, đổ đất đá thải:
* Biến đổi địa hình và cảnh quan
Những biến đổi mạnh mẽ nhất diễn ra chủ yếu ở những khu vực có khai thác than
lộ thiên, đất đá thải phần lớn đổ bãi thải ngoài. Trung bình mỗi năm sản lượng than đạt
40 triệu tấn than nguyên khai, đã thải ra khoảng 180 triệu tấn đất đá tạo nên những quả
đồi lớn như ở Cọc Sáu cao 280m, Nam Đèo Nai có độ cao 200m, Đông Cao Sơn cao
250m, Đông Bắc Bàng Nâu cao 150m và Núi Béo cao 140m v.v ...[16]. Việc khai thác
các mỏ than không theo thiết kế kỹ thuật thi công được phê duyệt, không thực hiện
hoàn nguyên môi trường nên phần lớn đã gây phá vỡ cảnh quan, thảm thực vật, tạo ra
các hố đất, mỏm đá nham nhở...
Nhiều moong khai thác lộ thiên như ở các mỏ Cọc Sáu, Hà Tu, Núi Béo... có
độ sâu từ -50 m đến -150 m dưới mực nước biển đã tạo nên những biến đổi lớn về
địa mạo khu vực, khó có thể hoàn nguyên môi trường sau khi kết thúc mỏ.
* Mất rừng
Tỷ lệ rừng che phủ bị suy giảm một cách nghiêm trọng do mở khai trường, đổ
thải và trôi lấp, do lấy gỗ chống lò,.... Diện tích rừng tự nhiên bị giảm mạnh nhất tại
các khu vực có khai thác than lộ thiên, có nơi tới 70 - 80% như phía Bắc thành phố
Hạ Long và thị xã Cẩm Phả. Hiện nay ở thành phố Hạ Long đất có rừng chỉ còn


7


chiếm khoảng 15%; thị xã Cẩm Phả chỉ còn rừng nguyên sinh trên núi đá vôi khu
vực Đèo Bụt, núi Giáp Khẩu, khoảng 60% diện tích rừng tự nhiên đã bị tàn phá
[22]. Tình trạng tương tự xảy ra với vùng Đông Triều - Mạo Khê - Uông Bí, là
những khu vực trước kia vốn có nhiều rừng nguyên sinh.
* Thiên tai và sự cố môi trường
Phần lớn diện tích đất đai có hoạt động khoáng sản thuộc địa hình đồi núi. Các
bãi thải, khai trường khai thác xen lẫn đồi núi trọc, không giữ được nước, nên vào
mùa mưa thường xuất hiện lũ. Vì vậy, nhiều sông suối bị trôi lấp rất nhanh, nhất là
ở những vùng có các hoạt động khai thác than phía thượng lưu như: đoạn suối Vàng
Danh, Lộ Phong, Hà Tu, suối Lép Mỹ (năm 2005 lũ tại suối Lộ Phong và Lép Mỹ
đã làm 02 người chết), Khe Chàm, sông Mông Dương… Trái lại, vào mùa khô, hầu
hết sông suối đều cạn, lưu lượng nước thấp [22].
Lượng chất thải rắn trong quá trình khai thác than cũng rất lớn khoảng 150
triệu m3/năm. Những bãi thải tại Quảng Ninh, nhất là khu vực gần Vịnh Hạ Long và
Vịnh Bái Tử Long đã gây ô nhiễm và làm ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch
tại các vùng này. Không những vậy, tác động do sự cố môi trường tại các bãi thải
gây ra không nhỏ như sự cố môi trường ngày 01/08/2006 khi bãi Khe Rè của Công
ty cổ phần than Cọc 6 - phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả bị sụt lở do mưa lớn làm
trôi 05 ngôi nhà, ngập 50 nhà dân, thiệt hại ước trên 6,2 tỷ đồng [22].
Sự cố môi trường xảy ra trong quá trình khai thác than đã dẫn đến những tai nạn lao
động vẫn thường xảy ra và gia tăng so với trước. Các sự cố cháy nổ khí, bục nước, sập đổ
lò... xảy ra khá nghiêm trọng trên một số mỏ hầm lò (bảng 4, phụ lục 1).
1.2.2. Các lĩnh vực QLMT mỏ than
Nội dung của QLMT tại các cơ sở hoạt động khai thác than bao gồm tất cả
những vấn đề về môi trường liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên và hoạt động phát triển nói chung, gồm 3 mảng: mảng xanh, mảng nâu
và mảng năng lực.


8


Mảng xanh là hoạt động phục hồi môi trường, bảo vệ giữ gìn đa dạng sinh học,
cảnh quan thiên nhiên. Theo đó, các cơ sở khai thác than phải tuân thủ quyết định số
71/2008/QH-TTG ngày 29/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ký quỹ cải
tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Mảng nâu bao gồm các hoạt động kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và ứng
phó sự cố môi trường.
Mảng năng lực gồm các hoạt động tăng cường luật pháp và thể chế, nâng cao
nhận thức cộng đồng, xã hội hoá BVMT, tăng cường nguồn lực cho BVMT như
nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực, hợp tác quốc tế...
Như vậy, với việc sử dụng các công cụ quản lý trên cơ sở khoa học, kinh tế,
luật pháp... các cơ sở khai thác than sẽ tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo giữ cân
bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và BVMT.
1.2.3. Một số văn bản pháp luật chủ yếu liên quan đến công tác BVMT áp dụng
cho hoạt động sản xuất than của các doanh nghiệp
Hệ thống văn bản pháp quy áp dụng để QLMT cho hoạt động sản xuất than
của các doanh nghiệp bao gồm các văn bản pháp quy của nhà nước và một số văn
bản về QLMT của ngành than được thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Danh mục các văn bản pháp luật áp dụng cho
QLMT ngành than
TT

1.

2.
3.
4.


Danh mục tài liệu
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 29/11/2005
Luật tài nguyên nước năm 1998 được Quốc
hội thông qua ngày 20/05/1998
Luật Khoáng sản Việt Nam được Quốc hội
thông qua ngày 20/3/1996
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật

9

Ký hiệu

Ngày ban
hành

52/2005/QH 11

29/11/2005

08/1998/QH10

1/6/1998

20/3/1996
14/6/ 2005



khoáng sản được Quốc hội thông qua ngày
14/6/ 2005
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc
“Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quyết định số
5.
Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 256/2003/TTg
năm 2020”
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học,
Quyết định số
Công nghệ và Môi trường về việc ban hành
6.
35/2002/QĐ
các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt
BKHCNMT
buộc áp dụng
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Quyết định số
7. “Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với
71/2008/QĐhoạt động khai thác khoáng sản”
TTg
Quyết định của TVN về quản lý công tác bảo Quyết định số
8. vệ môi trường và phòng chống sự cố môi 699/QĐ-TCCBtrường
ĐT
Quyết định của TKV về việc ban hành Quy QĐ3048/QĐ9.
chế Bảo vệ môi trường
HĐQT
Nghị định của Chính phủ về việc quy định
Nghị định
10. chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều 80/2006/NĐ –
luật Bảo vệ môi trường
CP

Nghị định
Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm
11.
117/2009/NĐpháp luật trong lĩnh vực BVMT
CP
Nghị định của Chính phủ về việc quy định
Nghị định
chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Khoáng
12.
160/2005/NĐ –
sản và luật sửa đổi bổ sung một số điều của
CP
luật Khoáng sản
Nghị định của Chính Phủ về phí BVMT đối 67/2003/NĐ –
13.
với nước thải
CP
Nghị định của Chính Phủ về việc Quy định
121/2004/NĐ14. về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
CP
vực BVMT
Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện nghị 125/2003/TTL 15.
định số 67/2003/NĐ - CP ngày 13/06/2003
BTC - BTNMT
16. Thông tư về việc hướng dẫn về đánh giá môi
Thông tư

10

02/12/2003


25/6/2002

29/05/2008

19/4/1999

12/17/2007

9/8/2006

12/31/2009

27/12/2005

13/06/2003

12/5/2004

18/12/2003
8/12/2008


trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết BVMT
17.

Thông tư của BTNMT về việc ban hành quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường


05/2008/TTBTNMT
Thông tư số
25/2009/TTBTNMT

11/16/2009

Chỉ thị của Tổng Giám đốc TVN về việc
triển khai hành động công tác BVMT, phòng
18.
chống sự cố môi trường năm 1999 và sử
dụng quỹ môi trường TVN

22/CT - KCH MT

16/6/1999

Công văn của TVN về việc hoàn chỉnh và
19. báo cáo tình hình thực hiện của các hồ sơ
cần có của công tác môi trường

00199/CN KSM - MT

15/05/1999

Công văn của TKV về việc hướng dẫn sử
20. dụng nguồn vốn 1% chi phí sản xuất cho
BVMT của Công ty

7005/CV-KTT


9/22/2008

1.2.4. Công tác quản lý tài nguyên và môi trƣờng của TKV
Công tác quản lý tài nguyên và môi trường của TVN (nay là TKV) có sự
chuyển biến qua từng giai đoạn:
Giai đoạn 1994 – 1998 là những năm mới thành lập Tổng công ty nên đầu tư
cho lĩnh vực môi trường mới chỉ tập trung vào các hoạt động mang tính chất phong
trào, tuyên truyền giáo dục, các công việc như tưới nước dập bụi, nạo vét sông suối,
xử lý nước sạch, lập ĐTM.
Giai đoạn 1999 – 2001: Trong giai đoạn này ngoài các chi phí cho hoạt động
phong trào và các công việc mang tính thường xuyên, Quỹ môi trường Than Việt
Nam hình thành đã đầu tư cho các công tác khác như lập ĐTM, QTMT, xây dựng
các công trình khắc phục ô nhiễm môi trường mà chủ yếu là các đập, kè ngăn đất đá
trôi lấp, xử lý nước thải…. Các công trình khắc phục ô nhiễm môi trường nói trên
chỉ ở phạm vi mỏ. Cũng trong giai đoạn này, Quỹ môi trường Than Việt Nam đã
đầu tư cho các công trình khắc phục ô nhiễm môi trường do khai thác than theo thỏa
thuận với UBND tỉnh Quảng Ninh.

11


Quỹ môi trường Than Việt Nam hình thành trên cơ sở sử dụng 1% chi phí tính
thêm vào giá thành được Chính phủ cho phép và các nguồn huy động khác. Tổng
cộng từ năm 1999 đến năm 2005, Quỹ môi trường than Việt Nam đã thu được trên
415 tỷ đồng. Các hoạt động môi trường được chia thành 3 nhóm: trong ranh giới mỏ
do mỏ thực hiện; liên mỏ do TVN thực hiện và ngoài mỏ do TVN phối hợp với địa
phương thực hiện.
Giai đoạn 2002 đến nay: nhờ có sự tập trung nguồn kinh phí (quỹ môi trường)
công tác BVMT cũng được kế hoạch hóa. Tổng công ty có điều kiện tập trung xử lý
các dự án lớn, cùng với tỉnh Quảng Ninh thực hiện nhiều công trình khắc phục ô

nhiễm môi trường. Từ năm 2006 đến nay, sau khi thành lập TKV, quỹ chi cho công
tác BVMT là 6.000 đồng/tấn than. Với sản lượng 40 triệu tấn/năm, mỗi năm TKV
có 240 tỷ đồng để phục vụ công tác này.
Các công nghệ thân thiện với môi trường được TKV chú trọng và triển khai
tích cực trong những năm qua. Đó là việc sử dụng cột chống thuỷ lực trong các lò
khai thác, sử dụng thuốc nổ ANFO thay thế thuốc nổ TNT để loại trừ những tác
nhân gây độc có trong thuốc nổ TNT. Sử dụng các phụ kiện và phương pháp nổ tiên
tiến để hạn chế chấn động do nổ mìn, dùng thiết bị lọc bùn than trong nhà máy
tuyển than để cải thiện chế độ xử lý bùn nước, tận thu than bùn, tận dụng triệt để
nước tuần hoàn. Nước thải mỏ là một trong những hạng mục được quan tâm xử lý
hàng đầu. TKV đã quyết định chi hơn 100 tỷ đồng cho công tác cải thiện môi
trường, nhất là cải thiện nguồn nước [17]. Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải bằng
đầm lầy sinh học cũng đang được nghiên cứu áp dụng để bảo vệ nguồn nước cho
các hồ thủy lợi vùng Đông Triều…
Không chỉ vậy, TKV đã ứng trước 10 tỷ đồng cho các lâm trường Quảng Ninh
trồng và tu bổ rừng để tạo nguồn gỗ chống lò phục vụ sản xuất của các mỏ hầm lò.
Để bảo vệ khu dân cư và cảnh quan đô thị, TKV đã thực hiện cải tạo các bãi thải
cao bằng cách hạ thấp các độ cao bãi thải, san cắt tầng, trồng cây phủ xanh. Trong
giai đoạn 10 năm từ 1997 đến 2007, TKV đã góp phần nâng tỷ lệ rừng lên 48%.

12


Cùng với việc nâng cao nhận thức về BVMT thông qua các lớp đào tạo, tập huấn,
TKV đã xây dựng hệ thống văn bản pháp quy nội bộ về bảo vệ và phòng ngừa sự cố
môi trường. Ngoài ra bằng nhiều hình thức khác nhau như: hội nghị, hội thảo, diễn
đàn môi trường thường xuyên được tổ chức, TKV đã tuyên truyền sâu rộng trong
công nhân, viên chức ý thức BVMT. Hệ thống BVMT của Tập đoàn đã hình thành
và dần dần được chuyên nghiệp hóa, tạo thành một hệ thống ngành dọc về BVMT
trong Tập đoàn [17].

1.2.5. Công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than
Công tác Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than dựa trên cơ sở các
Luật Khoáng sản, Luật đất đai, Luật Môi trường, Luật Tài nguyên nước. Bên cạnh đó
công tác này còn có mối liên quan với hầu hết các bộ luật khác như Luật Giao thông,
Luật Bảo vệ rừng v.v... và một số công ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia
ký kết như Công ước về Di sản thiên nhiên và văn hoá, Công ước về Biển v.v...
Căn cứ vào các kế hoạch, chính sách của Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch
hành động phù hợp với đặc điểm của từng địa phương trong tỉnh. Trong những năm
qua Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và UBND các tỉnh có hoạt động khai thác than luôn có
những chỉ đạo sâu sát đối với công tác quản lý nhà nước trong khai thác than về 03
mặt công tác chính là quản lý đất đai, khoáng sản và BVMT. Nhờ có sự phối hợp
của các ngành, các địa phương có hoạt động khai thác than và sự phối hợp của các
doanh nghiệp thuộc TKV trong việc giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc,
công tác quản lý nhà nước về môi trường đã đạt được những hiệu quả đáng kể. Cụ
thể:
- Ban hành nhiều văn bản, quy phạm pháp luật và chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản
lý TN&MT trong hoạt động khoáng sản.
- Chủ động lập kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường
do hoạt động khai thác than gây ra; giải quyết kịp thời sự cố thiên nhiên, tai biến
môi trường trong khai thác than và đơn thư kiến nghị của nhân dân.

13


- Đã đầu tư có trọng điểm và thực hiện đạt hiệu quả nhiều công trình, dự án cải
thiện môi trường dân cư, sử dụng nguồn vốn 1% trích từ kinh phí đầu tư cho sản
xuất than của TVN. Từ Năm 2006, chủ động lập kế hoạch giải quyết những bức xúc
về môi trường tại các địa phương có hoạt động khai thác than, sử dụng nguồn thu
phí môi trường theo quy định tại Nghị định 137/CP của Chính phủ.

- Lập kế hoạch và di chuyển một số doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng ra khỏi các trung tâm đô thị, khu vực tập trung dân cư và các địa bàn
có hệ sinh thái, cảnh quan quan trọng, rừng đầu nguồn, các di tích lịch sử văn hoá.
- UBND tỉnh và TKV thường xuyên kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động
sản xuất than và các hoạt động kinh tế xã hội khác, đề ra nhiều biện pháp khắc phục
và cải thiện môi trường trong khai thác than v.v…
- Đẩy mạnh đầu tư trồng rừng, bình quân hàng năm đã trồng từ 5.500 - 6.000
ha rừng tập trung, 2-3 triệu cây phân tán; từng bước phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
nâng độ che phủ của rừng từ 28% năm 1996 lên trên 43% năm 2003 [21].
- Triển khai thực hiện tốt một số dự án nghiên cứu môi trường như: Nghiên
cứu ĐTM trong khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh (Dự án VIE 95/003 do UNDP
tài trợ); dự án Nghiên cứu ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long (do WB tài trợ); dự
án Nghiên cứu Quy hoạch QLMT Vịnh Hạ Long (Chính phủ Nhật Bản tài trợ);
Nghiên cứu thử nghiệm xử lý môi trường trong khai thác than (JICA); v.v…
- Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức quốc tế và các chuyên
gia, các nhà khoa học đến nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất các giải pháp BVMT có
liên quan: dự án ĐTM nhà máy Nhiệt điện Mông Dương (ADB), dự án thử nghiệm
tuần hoàn nước Công ty Tuyển than Cửa Ông (JICA), dự án Cảnh báo sự cố trong
khai thác hầm lò (JICA) v.v…
Năm 2003, hệ thống các cơ quan quản lý TN&MT các địa phương đã được
thành lập đến cấp huyện. Công tác quản lý Nhà nước về TN&MT trong hoạt động
khai thác than từng bước đi vào nề nếp trên cơ sở kết hợp chặt chẽ 03 mặt công tác
về quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản, môi trường và sự phối hợp ngày càng

14


chặt chẽ của Sở Tài nguyên và Môi trường với các địa phương, các ngành có liên
quan. Công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm về BVMT của các cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành được đẩy mạnh thường xuyên hơn.

1.2.6. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý TN&MT ngành than
1.2.6.1. Tồn tại trong công tác QLMT của TKV
* Hệ thống QLMT trong ngành than vẫn chưa được hoàn thiện
- Hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động khai thác than thuộc TKV đều bố trí
cán bộ phụ trách công tác BVMT nhưng chủ yếu là kiêm nhiệm và thuộc các phòng
như kế hoạch, đầu tư, kỹ thuật, an toàn.... Do đó, đội ngũ này không ổn định,
thường xuyên thay đổi vị trí công tác khiến cho công tác quản lý không liền mạch.
- Tại các đơn vị khai thác than hầu hết chưa có phòng chuyên trách về BVMT.
- Các cán bộ làm công tác môi trường trong Tổng công ty còn thiếu kiến thức
về công nghệ và kỹ thuật môi trường [22].
* Việc thực hiện quản lý, BVMT còn chưa sát sao, chặt chẽ
- Đã tiến hành QTMT nhưng phần lớn số liệu quan trắc của các đơn vị chưa
được tổng kết lập thành cơ sở dữ liệu để có thể sử dụng cho đánh giá sự biến động
tổng thể môi trường do hoạt động sản xuất than gây ra.
- Đã thực hiện lập báo cáo ĐTM khá đầy đủ nhưng các giải pháp đề xuất giảm
thiểu ô nhiễm và rủi ro về môi trường chưa được thực hiện đầy đủ, vẫn còn thụ
động trong việc tiến hành lập báo cáo ĐTM khi mở rộng sản xuất.
- Tiến độ thực hiện các công trình cải tạo môi trường đã và đang thực hiện
nhưng còn chậm do kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ xử lý ô nhiễm còn non
yếu và thiếu thốn [22].
- Thiếu sự trao đổi kinh nghiệm, thông tin giữa các đơn vị tư vấn về môi
trường trong Tập đoàn.

15


1.2.6.2. Tồn tại trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước về môi trường
Công tác quản lý TN&MT trong hoạt động khai thác than của các tỉnh còn
nhiều thiếu sót cần tiếp tục được quan tâm giải quyết, đặc biệt là trong bối cảnh
ngành than có những bước phát triển tăng vọt về sản lượng, yêu cầu quản lý chất

thải và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên than, đất đai và nhiều tài nguyên khác
liên quan. Nhìn chung đến nay năng lực quản lý nhà nước về TN&MT còn rất hạn
chế thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Mặc dù việc thẩm định hồ sơ các dự án phát triển đã có nhiều chuyển biến
tích cực về chất lượng chuyên môn đối với tất cả các lĩnh vực, thời gian thẩm định
đã rút ngắn đáng kể song vẫn còn một số nhược điểm như: chất lượng về chuyên
môn ĐTM chuyên ngành khai thác khoáng sản của hội đồng thẩm định chưa đáp
ứng; việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ hội đồng thẩm định đối với các dự án (có
nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ
sinh thái được bảo vệ) chưa được thực hiện.
- Công tác kiểm tra theo chức năng nhiệm vụ còn yếu kém, chưa tiến hành
thường xuyên, thiếu kế hoạch đồng bộ và hệ thống, nặng về giải quyết theo vụ việc;
chưa kịp thời phát hiện và xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm hành chính [21].
- Công tác cập nhật thông tin, giữ liệu về thực trạng và biến động về đất đai,
khoáng sản, môi trường, v.v… chưa thường xuyên, chưa hệ thống, chưa chính xác
và còn nhiều sai sót.
- Sự phối hợp quản lý về đất đai, khoáng sản, môi trường, v.v... giữa cơ quan
chuyên ngành với các cấp chính quyền địa phương và doanh nghiệp còn lỏng lẻo.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất và tài nguyên môi trường chưa được tiến
hành đồng bộ với nhau và với các ngành kinh tế xã hội khác, với quy hoạch phát
triển kinh tế – xã hội vùng lãnh thổ.
Công tác tham mưu, đề xuất giải pháp quản lý cũng chưa đáp ứng kịp thời với
yêu cầu thực tiễn. Nguyên nhân do:

16


- Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về TN&MT của tỉnh mới được hình
thành trên cơ sở sát nhập các bộ phận quản lý tài nguyên đất đai, tài nguyên khoáng
sản, tài nguyên nước, BVMT và khí tượng thuỷ văn, do đó sự phối hợp hoạt động

của các lĩnh vực trong cùng một tổ chức chưa nhịp nhàng và đồng bộ.
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chưa được ban hành kịp thời như
các chỉ tiêu kỹ thuật, hướng dẫn thẩm định các dự án chuyên ngành, qui chuẩn kỹ
thuật địa phương về chất thải phù hợp với đặc thù của địa phương...
- Các cơ quan quản lý TN&MT và các ngành, các cấp chính quyền địa phương
trong tỉnh ít nhân lực và trình độ quản lý yếu, thiếu kinh phí, phương tiện, cơ sở vật
chất v.v…
Từ năm 2006, theo Nghị định 137/CP và 67/CP, tổng số phí môi trường và phí
nước thải công nghiệp thu được hàng năm từ hoạt động khai thác than đạt khoảng
200 tỷ đồng/năm, tương đương tổng kinh phí quỹ BVMT ngành than trong vòng 05
năm kể từ năm 1999 – 2004. Tuy nhiên để đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu
quả nguồn kinh phí này cần tăng cường năng lực điều hành, quản lý nhà nước của
các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.
Ngoài ra, theo quy định của Luật khoáng sản, các doanh nghiệp có khai thác
khoáng sản có trách nhiệm ký quỹ môi trường trước khi tiến hành khai thác. Đây
cũng là nguồn kinh phí rất lớn cần được vận động vào các hoạt động quản lý tài
nguyên và BVMT. Đến nay, do sự chưa đồng bộ của các văn bản quy phạm pháp
luật và sự yếu kém về nhân lực của Sở Tài nguyên và Môi trường, mặt khác do
doanh nghiệp chưa xây dựng dự án đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường sau khai
thác nên chưa thực hiện trách nhiệm ký quỹ môi trường theo đúng quy định của
Nhà nước như đã đề cập ở trên.

1.3. Giới thiệu chung về mỏ than Mạo Khê
1.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực
1.3.1.1. Vị trí địa lý

17


Mỏ than Mạo Khê là tên thường gọi của đơn vị khai thác than tại Mạo Khê.

Tên chính thức của đơn vị này là Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê. Mỏ
than Mạo Khê là đơn vị khai thác than hầm lò lớn trực thuộc TKV. Hiện nay, mỏ
kết hợp cả khai thác hầm lò và khai thác lộ vỉa.
Mỏ than Mạo Khê thuộc huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố
Hạ Long khoảng 60 km về phía Tây (hình 1.2) có toạ độ:
X: 31.000  35.000
Y: 352.000  361.000
Phần ranh giới Công ty TNHH một Thành viên Than Mạo Khê - TKV được
quản lý, bảo vệ và khai thác trên diện tích 20,8km2 theo quyết định số: 1873/QĐHĐQT ngày 08/08/08 của TKV.
Hình 1.2: Bản đồ vị trí Công ty than Mạo Khê

18


1.3.1.2. Những yếu tố tự nhiên liên quan đến công tác QLMT
Mỏ than Mạo Khê nằm trong khu vực kéo dài từ Kim Sen đến thị xã Uông Bí
theo hướng Tây – Đông. Khu vực này chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa với hai mùa điển hình là mùa khô và mùa mưa. Điều kiện tự nhiên, khí hậu
giống như các vùng thuộc phía Đông Bắc Bộ do đó ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ
sản xuất, điều kiện môi trường (nóng, bụi, phát tán bụi) và cả chất lượng sản phẩm
(độ ẩm/độ khô nước than bùn). Cụ thể:
Mùa khô hanh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ
tháng 05 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm là 23oC. Có 4 hướng gió chính
trong vùng là: Bắc, Đông Bắc, Nam và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình từ 23m/s,
tốc độ gió lớn nhất thường gặp vào mùa Đông và mùa mưa bão. Thời gian có bão
trong năm từ tháng 6 đến tháng 10, tập trung nhiều nhất vào tháng 8.
Mạo Khê là vùng có lượng mưa thấp trong tỉnh Quảng Ninh. Tổng lượng mưa
trong năm dao dộng trong khoảng 1550  1700mm, cao nhất là 1750mm và thấp
nhất là 1510mm. Số ngày mưa trong năm thay đổi từ 120150 ngày. Khu vực khai
trường vùng núi có lượng mưa cao hơn khu vực đồng bằng. Sườn núi hướng Nam

có lượng mưa cao hơn sườn hướng Bắc.
Mùa đông khu vực mỏ thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Mùa
hè chủ yếu là gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình năm là 3 – 3,4 m/s. Do
đó những ngày nắng hanh, nhất là khi có gió mùa Đông Bắc tăng cường, bụi than có
thể bị phát tán diện rộng theo hướng gió này. Trong các đợt gió mùa Đông Bắc thời
điểm đầu đợt cũng hay xảy ra gió lớn và có thể tác động gây bụi nhiều tại bãi thải
và khai trường.
Trong khu vực không có sông suối lớn. Nước mưa, nước thải chủ yếu tập
trung chảy vào suối Non Đông (dài khoảng 2km, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam, lưu lượng đo được Qmax = 28930l/s và Qmin = 0,905l/s) đổ ra suối Cầu Lim
và ra sông Đá Bạc (hướng dòng chảy từ Tây sang Đông, đến Quảng Yên rồi đổ ra
biển).

19


Các hồ (hồ Củ Chi, hồ Vạn Tường, hồ Nội Hoàng, hồ Cầu Cuốn,...) chủ yếu
tập trung ở các vỉa than cánh Nam, về mùa khô thể tích chứa nước của các hồ giảm,
có hồ còn khô cạn.
1.3.2. Tổ chức quản lý mỏ than Mạo Khê
Mỏ than Mạo Khê chia làm 2 bộ phận: khối cơ quan và khối đơn vị sản xuất.
Trong đó, khối cơ quan bao gồm 450 người và khối đơn vị sản xuất gồm 4086
người. Bộ máy tổ chức của khối cơ quan bao gồm 18 phòng ban và một bộ phận
chuyên trách: Đảng ủy, công đoàn, thanh niên. Khối sản xuất bao gồm 22 phân
xưởng. Với số lượng cán bộ công nhân viên khá đông (4536 người) mỏ đã tiến hành
tổ chức sản xuất rất chặt chẽ với sự phân công công việc đến từng cán bộ, công
nhân trong Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
mỏ Mạo Khê được thể hiện trong hình 1 phụ lục 3.
1.3.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất kinh doanh
Cơ sở hạ tầng tại mỏ than Mạo Khê được nâng cấp, cải thiện mạnh mẽ từ năm

2001. Nhà xưởng, văn phòng, kho bến, đường ô tô nội bộ được sửa chữa và mở
rộng đảm bảo điều kiện làm việc. Đồng thời với đẩy mạnh công tác kiến thiết cơ
bản mỏ đã đầu tư rất nhiều cho việc cải tạo, nâng cao năng lực hoạt động của các
trang thiết bị và dây chuyền công nghệ sản xuất.
Mỏ than Mạo Khê được thiết kế khai thác chủ yếu theo phương pháp hầm lò
(hình 2, phụ lục 3). Công suất khai thác của mỏ hiện nay đạt 1,6 triệu tấn/năm theo
than nguyên khai. Trữ lượng địa chất của các khu khai thác là: 35.727.103 tấn và trữ
lượng công nghiệp là 24.833.103 tấn. Toàn bộ than khai thác được tiến hành sàng
tuyển tại nhà sàng 56 với 2 loại thiết bị công nghệ chính là sàng phân loại tách cám
nguyên khai và băng tải nhặt tay cỡ cục +35mm. Bên cạnh đó, mỏ áp dụng dây
chuyền công nghệ tuyển than bằng huyền phù tự sinh để thu hồi than bã sàng nhờ
đó làm lợi mỗi năm hơn 3,7 tỷ đồng. Tại đây, ngoài hệ thống thiết bị nghiền, sàng
rung các cỡ còn có một hệ thống bể lắng 2.500m3 để xử lý toàn bộ nguồn than bùn
đưa vào chế biến thành than thương phẩm. Ngoài lượng than được tận thu triệt để

20


×