Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DAP AN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.79 KB, 4 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ
Đề số 1
Môn thi: Lý thuyết tổng hợp
Ngành (nghề): Cắt gọt kim loại
Hình thức thi : Viết

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
Thời gian: 120 phút
Trình độ:Trung cấp nghề

Câu 1 (3,5đ): Phân biệt định vị và kẹp chặt. Thế nào là chuẩn, nguyên tắc chọn
chuẩn trong gia công cơ khí?
- Định vị là sự xác định chính xác vị trí tương đối của chi tiết so với dụng cụ cắt trước
khi gia công. (0,2đ)
- Kẹp chặt là quá trình cố định vị trí của chi tiết sau khi đã định vị để chống lại tác dụng
của ngoại lực (chủ yếu là lực cắt) trong quá trình gia công làm cho chi tiết không được
xê dịch và rời khỏi vị trí đã được định vị. (0,25đ)
- Chuẩn là tập hợp của những bề mặt, đường hoặc điểm của một chi tiết mà căn cứ vào
đó người ta xác định vị trí của các bề mặt, đường hoặc điểm khác của bản thân chi tiết
đó hoặc của chi tiết khác (0,25đ)
- Chọn chuẩn thô: đảm bảo hai yêu cầu
+ Phân phối đủ lượng dư cho các bề mặt gia công (0,2đ)
+ Đảm bảo độ chính xác cần thiết về vị trí tương quan giữa các bề mặt không gia công
với những bề mặt sắp gia công (0,2đ)
Để đảm hai yêu cầu trên khi chọn chuẩn thô cần tuân theo 5 nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc 1: Nếu chi tiết gia công có một bề mặt không cần gia công thì nên lấy bề
mặt đó làm chuẩn thô, như vậy sẽ làm cho sự thay đổi vị trí tương quan giữa các bề mặt
gia công và bề mặt không gia công là nhỏ nhất (0,2đ)
+ Nguyên tắc 2: Nếu chi tiết có một số bề mặt không cần gia công thì nên chọn bề mặt
nào có yêu cầu chính xác về vị trí tương quan cao nhất đối với các bề mặt gia công làm


chuẩn thô (0,2đ)
+ Nguyên tắc 3: Trong các bề mặt cần gia công, nên chọn bề mặt nào có lượng dư gia
công nhỏ, đều làm chuẩn thô (0,2đ)
+ Nguyên tắc 4: Cố gắng chọn bề mặt làm chuẩn thô tương đối bằng phẳng, không có
bavia, đậu rót, đạu ngót, hoặc quá gồ ghề (0,2đ)
+ Nguyên tắc 5: Chuẩn tho chỉ nên ding một lần trong cả quá trình gia công (0,2đ)
- Chọn chuẩn tinh: đảm bảo 2 yêu cầu sau:
+ Đảm bảo chất lượng của chi tiết trong quá trình gia công (0,2đ)
+ Nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm (0,2đ)
Để đảm hai yêu cầu trên khi chọn chuẩn tinh cần tuân theo 5 nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc 1: Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính, như vậy sẽ làm cho chi
tiết lúc gia công có vị trí tương tự như khi làm việc. Điều này rất quan trọng khi gia
công tinh (0,2đ)
* Nguyên tắc 2: Cố gắng chọn chuẩn định vị trùng với gốc kích thước để sai số chuẩn
bằng 0 (0,2đ)
* Nguyên tắc 3: Chọn chuẩn tinh sao cho khi gia công chi tiết không bị biến dạng do
lực cắt, lực kẹp. Mặt chuẩn phải đủ diện tích định vị (0,2đ)
* Nguyên tắc 4: Chọn chuẩn tinh sao cho kết cấu đồ gá đơn giản, thuận tiện khi sử dụng
(0,2đ)


* Nguyên tắc 5: Cố gắng chọn chuẩn tinh thống nhất, có nghĩa là trong nhiều lần gá
cũng chỉ dng một chuẩn để thực hiện các nguyên công của cả quá trình công nghệ, vì
khi thay đổi chuẩn thì sẽ sinh ra sai số tích lũy ở những lần gá sau (0,2đ)
Câu 2 (4đ): Nêu các yêu cầu kỹ thuật của trụ bậc? Trình bày phương pháp tiện trụ
bậc ngắn!
Yêu cầu kỹ thuật của trụ bậc
- Đảm bảo độ chính xác về kích thước (các kích thước chiều dài, đường kính đạt yêu
cầu kỹ thuật của bản vẽ ) (0,2đ)
- Đảm bảo độ chính xác về hình dáng, hình học (không bị côn, hình tang trống, hình yên

ngựa, ô van, đa cạnh (0,2đ)
- Đảm bảo độ chính xác về vị trí tương quan (đảm bảo độ đồng tâm, độ vuông góc giữa
các bậc trục...) (0,2đ)
- Đảm bảo độ nhám bề mặt (độ nhám phải nằm trong giới hạn cho phép ghi trên bản vẽ)
(0,2đ)
Phương pháp tiện trụ bậc ngắn
- Chọn dao và cách gá dao: Để tiện được các loại trục bậc thì ta phải dùng dao vai có
góc ϕ = 90o.
ϕ = 90o

(0,2đ)
- Gá dao.
+ Nếu chiều cao bậc t ≤ 5 mm, gá lưỡi cắt chính vuông góc với tâm chi tiết và chỉ thực
hiện tiến dọc. (0,5đ)
+ Nếu chiều cao bậc t > 5 mm, gá lưỡi cắt chính của dao vai hợp với tâm vật gia công
một góc bằng 95o. Khi tiện đến lát tiện tinh mới tiến đủ chiều dài rồi cho dao tiến ngang
từ tâm ra. (0,5đ)

n

n
t

- Phương pháp tiện:
Khi tiện thô ta có thể thực
các cách cắt sau:
Với thiện
≤ 5 mm
+ Cắt theo lớp:


t

ϕ
Với t > 5 mm


(0,25đ)
Ưu điểm :Phương pháp này có độ cứng vững tốt, lực cắt nhỏ nên có thể đạt độ chính
xác cao (0,25đ)
Nhược điểm: Năng suất không cao vì chiều dài cắt gọt lớn (0,25đ)
+ Cắt theo đoạn:

(0,25đ)
Ưu điểm : Phương pháp này có năng suất cao vì chiều dài cắt gọt nhỏ hơn (0,25đ)
Nhược điểm: lượng dư lớn và không đều nhau, lực cắt lớn và độ cứng vững bị giảm
xuống (0,25đ)
+ Cắt phối hợp:

(0,25đ)
Đây là phương pháp cắt phối hợp của hai phương pháp trên nhằm khắc phục nhược
điểm của hai phương pháp. (0,25đ)
Câu 3 (2,5đ): Hãy tính toán để phân độ khi phay bánh răng có Z =51 răng.
Biết:
- Đặc tính của đầu phân độ N=40
- Các bánh răng thay thế gồm có:
+ Bộ 5: 25; 30; 35; 40; 50; 60; 70; 80; 90; 100
+ Bộ 4: 20; 24; 28; 32; 36; 40; 44; 44; 48; 56; 72...
Đĩa lỗ có các vòng lỗ như sau:
+ Đĩa 1: 15, 16, 17, 18, 19, 20
+ Đĩa 2: 21, 23, 27, 29, 31, 33

+ Đĩa 3: 37, 39, 41, 43, 47, 49


Giải
- Chọn z'= 50 (0,25đ)
40 4 16
= =
- Số vòng quay khi phân độ ntq =
(chọn vòng lỗ 20) (0,5đ)
50 5 20
-Sai số khi phân độ được bù lại thông qua bộ bánh răng thay thế:
a c
(50 − 51)
40
40 30
⋅ = 40
=−
=− ⋅
b d
50
50
25 60

(0,5đ)

- Kiểm nghiệm đk ăn khớp
40+25>30+15
; 60+30>25 +15 điều kiện thoả mãn (0,5đ)
- z'< z nên đĩa chia phải quay ngược chiều tay quay (0,25đ)
( trường hợp này phải lắp thêm bánh răng trung gian z0 ăn khớp giữa bánh c và

d)
Vậy khi gia công bánh răng có z = 51 răng cần lắp bộ bánh răng thay thế a = 40, b =
25, c = 30, d = 60 và một bánh răng trung gian z0 bất kỳ đồng thời mỗi lần phân độ
quay tay quay đi 16 lỗ trên vòng 20 lỗ. (0,5đ)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×