Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Bai 1 han khi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.02 KB, 14 trang )

BÀI 1: VẬN HÀNH, SỬ DỤNG THIẾT BỊ HÀN KHÍ
I. Thiết bị, dụng cụ hàn khí
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của binh sinh khí Axêtylen GHB – 1,25
a. Cấu tạo

6

7

5
8

4

9
10
11
3

12

2
1

14

13

Hinh 3-2: Thùng điều chế khí Axêtylen kiểu hỗn hợp ΓHB- 1,25



(1) Van kiểm tra nước của khoá bảo hiểm
(2) Khoá bảo hiểm
(3) ống côn điều tiết
(4) Phễu đổ nước vào khoá bảo hiểm
(5) Van đưa khí vào binh bảo hiểm
(6) ống mềm
(7) ống cứng
(8) Vỏ bình
(9) Vách ngan
(10) ống dẫn khí từ buồng sinh khí ra buồng chứa khí
(11) Van đưa nước vào buồng sinh khí
(12) ống dẫn nước
(13) Buồng sinh khí
(14) Sàn nghiêng chứa đất đèn


b/ Nguyên lý làm việc
* Chuẩn bị:
Đất đèn được đổ lên sàn nghiêng số 14 thành từng lớp mỏng. Thùng
được đổ đầy nước đến mức nhất định (khi đổ ta phải đóng van số
11 và mở van số 5). Khoá bảo hiểm 2 được đổ nước tới múc quy định
qua phễu 4 và kiểm tra bằng van 1.
* Hoạt động:
Khi mở van số 11, nước theo ống 12 chảy vào buồng sinh khí 13 tác
dụng với đất đèn. Khí axêtylen được sinh ra sẽ theo ống 10 vào buồng
chứa khí và đẩy nước lên ngăn trên. áp suất của khí Axêtylen trong
thùng tăng dần lên, nước trong buồng 13 sẽ bị đẩy lên ống côn điều
tiết 3 (miệng hở) và tới lúc nào đó nước trong buồng 13 sẽ không tiếp
xúc được với đất đèn nữa làm cho quá trình sinh khí bị ngưng lại. Khi
áp suất trong bình giảm xuống nước trong ống 3 lại tụt xuống đồng

thời nước ở ngăn dưới của thùng lại dâng lên đến mức van số 11 và
nước lại tiếp tục chảy vào buồng số 13 quá trình sinh khí lại được
tiếp tục.


2. Van giảm áp
a. Cấu tạo

1

2

3

4

5

6

7

12

11

8

10
9


Hinh 3-6: Sơ đồ cấu tạo van giảm áp tác dụng nghịch m ột buồng


1. ống dẫn khí vào buồng áp suất cao
2. Đồng hồ đo áp suất cao
3. Lò xo trên
4. Buồng áp suất cao
5. Nắp van
6. Van an toàn
7. Đồng hồ đo áp suất thấp
8. Buồng áp suất thấp
9. Lò xo dưới
10. Vít điều chỉnh
11. Màng cao su
12. Thanh chống.


b) Nguyên lý hoạt động
Khí nén có áp suất cao từ binh chứa khí theo ống số 1 vào buồng
áp suất cao số 4, áp suất trong buồng áp suất cao được đo bằng đồng hồ
số 2. Nhờ khe hở dưới nắp van số 5 khí sẽ đi xuống buồng áp suất thấp
8, với áp suất được xác định theo đồng hồ đo áp suất thấp số 7, rồi đi ra
mỏ hàn, mỏ cắt.
Ban đầu ta nhin vào đồng hồ số 7 để điều chỉnh thể tích trong buồng áp
suất thấp 8 để có áp suất yêu cầu bằng cách điều chỉnh màng cao su 11
nhờ vít 10 thông qua lò xo 9.
Trong quá trinh hàn, vi một lý do nào đó, áp suất ở buồng 8 giảm xuống
thi lò xo 9 sẽ nâng màng cao su 11, đẩy thanh chống 12 và nắp van 5 lên
làm cho thể tích buồng 8 thu hẹp lại, đồng thời lúc đó cửa van 5 mở rộng

ra, lượng khí từ buồng áp suất cao 4 sẽ đi xuống nhiều hơn, do đó áp
suất ở trong buồng 8 lại tăng lên tới mức yêu cầu. Ngược lại, nếu áp suất
ở buồng 8 vỡ một lý do nào đó tăng lên, lúc đó màng cao su 11 sẽ nén lò
xo 9 lại, kéo thanh chống 12 và nắp van 5 xuống làm cho cửa van 5 thu
hẹp lại, khí từ buồng 4 đi xuống ít hơn và áp suất trong buồng 8 lại được
giảm tới mức yêu cầu. Trường hợp áp suất của khí trong buồng 8 tăng
lên quá mức làm màng cao su không thể ép được lò xo 9 xuống được
nua thi van an toàn 6 sẽ mở và khí được thoát ra ngoài.
Vi chiều mở của van 5 ngược với chiều đi vào của dòng khí nên ta gọi
loại van này là van giảm áp tác dụng nghịch.


3. Mỏ hàn khí
a. Mỏ hàn kiểu hút.
• * Nguyên lý cấu tạo
• 1. ống dẫn khí oxi vào mỏ hàn
• 2. Miệng phun
• 3. Vùng áp suất thấp
• 4. ống dẫn khí axêtylen vào mỏ hàn
• 5. Buồng hỗn hợp
• 6. ống dẫn hỗn hợp (thân mỏ hàn)
• 7. Đầu mỏ hàn1234567
7

6

1

2


5

3

4

Hinh 3-7: Sơ đồ cấu tạo mỏ hàn kiểu hút


* Nguyên lý hoạt động
Khí oxi theo ống dẫn số 1 qua van điều chỉnh vào miệng phun 2.
Vì đầu miệng phun có đường kính rất nhỏ nên dòng oxi đi qua có tốc độ
rất lớn tạo thành vùng áp suất thấp 3 xung quang miệng phun. Nhờ vậy,
khí axêtylen được hút vào buồng hỗn hợp 5 qua ống dẫn 4 kết hợp với
oxi tạo thành hỗn hợp. Hỗn hợp khí này theo thân mỏ hàn 6 đi ra đầu
mỏ hàn 7 khi bị đốt cháy sẽ tạo thành ngọn lửa hàn.
Đặc điểm của mỏ hàn này là buồng hỗn hợp khí có cấu tạo
phức tạp, tuy yêu cầu chế tạo thấp hơn so với loại mỏ hàn đẳng áp.
Theo nguyên lý cấu tạo kiểu hút ta cần chú ý là khi hàn phải mở
oxi trước, mở axêtylen sau. Vì nếu mở axêtylen trước thì do áp lực thấp
nó sẽ không ra được. Trong quá trình hàn do sự bắn toé của kim loại và
xỉ lỏng, lỗ của đầu mỏ hàn có thể bị bám bẩn làm cho ngọn lửa không
đạt được hình dạng và tính chất yêu cầu. Lúc đó, nên khoá các đường
dẫn khí lại và thông lỗ đầu mỏ hàn. Khi mỏ hàn bị nóng quá ngọn lửa
chập chờn cháy gián đoạn hoặc nghe rõ những tiếng nổ từ đầu mỏ hàn,
thì ta nên tắt ngọn lửa, và tiến hành làm nguội mỏ hàn (thường nhúng
vào nước) rồi mới tiếp tục hàn.


4. ống dẫn khí


Trong kỹ thuật hàn khí thường dùng 2 loại ống dẫn khí: ống dẫn bằng
kim loại và ống dẫn bằng cao su (ống mềm). ống dẫn kim loại được lắp
cố định trong các xưởng hoặc lắp giua máy sinh khí axêtylen v ới các
phụ tùng. ống cao su được nối từ bình oxy hoặc máy sinh khí đến mỏ
hàn để công nhân dễ thao tác.
a. ống dẫn bằng kim loại:
ống dẫn khí ôxy có áp suất từ 16at trở xuống được chế tạo bằng ống
thép không hàn. ống dẫn khí áp lực cao được chế tạo bằng đồng đỏ
hoặc đồng thau. ống dẫn khí axêtylen chỉ được dùng ống thép không
hàn nhãn hiệu 10 hoặc 20. để giảm sự cố nổ, khi áp suất làm việc từ
0,1 đến 1,5at phải hạn chế dường kính trong của ống không được quá
50mm.


b. ống dẫn bằng cao su:
Mỏ hàn, mỏ cắt và các thiết bị khác muốn nối liền với bình
ôxy, máy sinh khí hoặc các ống dẫn khí đều phảI dùng ống cao su đều
phải rất mềm, để không ảnh hưởng đến thao tác người thợ hàn. Đường
kính trong của ống cao su phảI căn cứ vào lượng khí tiêu thụ mà chọn:
Để có đủ sức bền ở áp suất làm việc, ống cao su mới có một hoặc nhiều
lớp bọc bằng vảI bông hoặc đay. Đối với khí axêtylen ống cao su được
tính toán để làm việc ở áp suất đén 3at, còn đối với khí ôxy thì tính
toán để làm việc ở áp suất đến 10at. Chiều dày lớp trong của ống cao su
không được mỏng quá 2mm, và lớp ngoài không được mỏng quá 1mm.
Đường kính trong của ống cao su theo quy định là: 5,5 ; 9,5 ; 13 ; 16 ; và
19mm. Loại ống đường kính trong 9,5mm và đường kính ngoài 15,5 ÷
22mm được sử dụng rộng hơn.



II. Lắp đặt thiết bị
1. Chai khí O2 , chai C2H2
Trước khi kết nối chai khí với van giảm áp phải:
- Kiểm tra van khoá xem có dầu mỡ chảy vào không ;
- Xả khí ra ngoài 1 ÷ 2 lần để thổi hết bụi bẩn ra ngoài.
Sau khi làm việc xong phải khoá kín các chai khí và để đúng nơi qui định.
2. Van giảm áp
- Trước khi làm việc phải kiểm tra sự hoạt động của các van giảm áp
khí O2, khí C2H2 và kiểm tra các đầu nối xem có đảm bảo độ kín
không.
- Sau khi nghỉ không làm việc với thời gian dài phải tháo các van giảm
áp ra, để bảo quản trong các hộp giấy và để nơi khô ráo.
3. Mỏ hàn và mỏ cắt
- Trước khi làm việc phải
+ Kiểm tra các van đóng, mở khí xem có hoạt động tốt không
+ Kiểm tra đầu mỏ xem có bị tắc không
- Trong khi làm việc phải thường xuyên làm vệ sinh và làm mát mỏ.
- Sau khi làm việc phải làm vệ sinh mỏ rồi để nơi khô ráo. Nếu nghỉ dài
ngày phải bịt các đầu lỗ và để trong hộp kín.


III. Điều chỉnh áp suất khí hàn
1. Điều chỉnh áp suất khí O2
1

2

3

4


5

6

7

12

11
8

10
9

Mở van chai khí ra sau đó vặn vít 10 thuận chiều kim đồng hồ đồng
thời quan sát đồng hồ đo áp suất thấp 7, khi đồng hồ 7 chỉ mức áp suất
cần thiết thi thôi vặn vít 10. Chú ý khi vặn vít 10 phải vặn thật chậm.


2. Điều chỉnh khí axêtylen.( tương tự như điều chỉnh khí o2)

IV. Kiểm tra an toàn trước khi hàn
Kiểm tra độ kín các đầu nối, ống dẫn khí và kiểm tra sự hoạt động của
các van giảm áp, mỏ hàn.

V. An toàn phòng chống cháy nổ
1. An toàn đối với người thợ
- Nơi làm việc phải được che chắn bằng vật liệu không cháy.
- Bình chứa khí phải cách ngọn lửa ít nhất 10m.

- Các bình chứa khí phải cách nhau ít nhất 5m.
- Không được để các bình khí gần nguồn lửa, chất gây cháy, nổ ( dầu, mỡ,
chất dễ cháy….).
- Vận chuyển các bình chứa khí phải nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh.
- Không được hàn cắt các bình có dầu, mỡ, áp suất cao…
- Khi hàn phải đeo kính phòng xỉ hàn bắn vào mắt gây tai nạn.
- Không làm việc trong trời mưa.
- Không làm việc ở độ cao khi có gió to.
- Khi hàn ở độ cao, độ sâu phải có thợ phụ
- Khi làm việc ở trên cao phải đeo dây an toàn và giây khí phải buộc vào giá
cố định không được khoác vào người.
- Khi làm trong thùng kín thì sau một thời gian nhất định phải ra ngoài để hô
hấp.


2. An toàn khi vận hành thiết bị hàn
- Mỏ hàn, van giảm áp, ống dẫn khí cần phải xắp xếp riêng cho từng công
nhân, trước khi sử dụng phải kiểm tra lại, kiểm tra độ bền, độ kín của
ống dẫn khí tới mỏ hàn mỏ cắt.
- Cấm không được hàn và cắt khi thiết bị không kín.
- Không được sử dụng thiết bị chưa đựợc thử nghiệm.
- Cấm không sử dụng các chai bị móp, hở khí.
- Không được dùng dụng cụ có dầu mỡ để mở.
- Cấm vận chuyển chai O2, và chai C2H2 trên cùng một xe.
- ở nơi làm việc phải được đặt thẳng đứng và cố định bàng đai.
- Khi làm việc ngoài trời phải được che chắn không đẻ cho ánh sáng chiếu
vào.
- Vận chuyển các bình chứa khí phải nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×