Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu quy trình xử lý mẫu nước tiểu để phân tích một số chất ma túy tổng hợp nhóm ATS bằng phương pháp CEC4D (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Tạ Thùy Linh

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XỬ LÝ MẪU NƢỚC TIỂU
ĐỂ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHẤT MA TÚY TỔNG HỢP
NHÓM ATS BẰNG PHƢƠNG PHÁP CE-C4D

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2016

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

................................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung về ma túy tổng hợp nhóm ATS ......................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc, tổng hợp của MA, MDA, MDMA và MDEA .................. 4
1.1.2. Vai trò và tác dụng của ma túy tổng hợp ............................................. 7
1.1.3. Cơ chế hoạt động.................................................................................. 8
1.2. Tình hình sử dụng ma túy tổng hợp nhóm ATS trên thế giới và Việt Nam .. 8
1.2.1. Trên thế giới ......................................................................................... 8
1.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 10
1.3. Một số phƣơng pháp xác định ma túy tổng hợp nhóm ATS ....................... 11


1.3.1. Phƣơng pháp điện hóa ........................................................................ 11
1.3.2. Phƣơng pháp ELISA .......................................................................... 12
1.3.3. Các phƣơng pháp sắc ký .................................................................... 12
1.3.3.1. Phƣơng pháp sắc ký khí ............................................................ 12
1.3.3.2. Phƣơng pháp sắc ký lỏng .......................................................... 14
1.3.4. Các phƣơng pháp điện di mao quản ................................................... 15
1.4. Các phƣơng pháp xử lý mẫu phẩm sinh học ............................................... 18
1.4.1. Phƣơng pháp chiết lỏng - lỏng ........................................................... 18
1.4.2. Phƣơng pháp chiết pha rắn ................................................................. 20
CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM ................................................................................ 24
2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ................................................................ 24
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 24
2.1.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 24
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích ....................................................................... 24
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý mẫu ..................................................................... 25
2.3. Hóa chất và thiết bị ...................................................................................... 26
2


2.3.1. Hóa chất.............................................................................................. 26
2.3.1.1. Chất chuẩn ................................................................................ 26
2.3.1.2. Hóa chất, dung môi ................................................................... 26
2.3.1.3. Chuẩn bị các dung dịch hóa chất .............................................. 26
2.3.2. Thiết bị, dụng cụ ................................................................................ 27
2.4. Các phƣơng pháp đánh giá độ tin cậy của phƣơng pháp phân tích ............. 28
2.4.1. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lƣợng (LOQ) ................. 28
2.4.2. Độ chụm (độ lặp lại) của phƣơng pháp .............................................. 28
2.4.3. Độ đúng (độ thu hồi) của thiết bị, của phƣơng pháp ......................... 29
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 30

3.1. Xây dựng đƣờng chuẩn của các chất phân tích ........................................... 30
3.1.1. Xây dựng đƣờng chuẩn ...................................................................... 30
3.1.2. Đánh giá phƣơng trình hồi quy của đƣờng chuẩn .............................. 33
3.2. Đánh giá phƣơng pháp phân tích ................................................................. 33
3.2.1.Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lƣợng (LOQ) .................. 33
3.2.2. Đánh giá độ chụm (độ lặp lại) của thiết bị ......................................... 35
3.3. Nghiên cứu, tối ƣu các điều kiện của quá trình chiết lỏng - lỏng nhằm
xác định MA, MDA, MDMA, MDEA trong mẫu nƣớc tiểu....................... 38
3.3.1. Khảo sát dung môi chiết ..................................................................... 38
3.3.2. Khảo sát pH của môi trƣờng chiết ..................................................... 39
3.3.3. Khảo sát thể tích dung môi chiết ........................................................ 40
3.3.4. Đánh giá độ đúng và độ chụm của phƣơng pháp chiết lỏng - lỏng ... 42
3.4. Nghiên cứu tối ƣu các điều kiện của quá trình chiết pha rắn nhằm
xác định MA, MDA, MDMA, MDEA trong mẫu nƣớc tiểu ..................... 44
3.4.1. Khảo sát lựa chọn cột chiết ................................................................ 44
3.4.2. Khảo sát pH của dung dịch đệm ........................................................ 47
3.4.3. Khảo sát thành phần dung dịch rửa tạp .............................................. 48
3.4.4. Ảnh hƣởng của thể tích dung dịch axit H3PO4 dùng để rửa tạp
đến hiệu suất thu hồi của chất phân tích ............................................. 50

3


3.4.5. Khảo sát ảnh hƣởng của dung môi rửa giải ....................................... 52
3.4.6. Ảnh hƣởng của thể tích rửa giải đến độ thu hồi
của các chất phân tích ........................................................................ 53
3.4.7. Đánh giá độ đúng và độ chụm của phƣơng pháp chiết pha rắn ......... 54
3.5. Phân tích mẫu thực tế .................................................................................. 56
3.6. Phân tích đối chứng phƣơng pháp CE – C4D với phƣơng pháp GC/MS .... 60
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 63
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 68

4


MỞ ĐẦU
Tệ nạn ma túy là hiểm họa cho toàn xã hội, gây tổn hại sức khỏe, làm suy
thoái nòi giống, phẩm giá con ngƣời, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Nguy hiểm hơn nữa,
việc tiêm chích ma túy còn là nguyên nhân lan truyền căn bệnh nguy hiểm
HIV/AIDS [2].
Hiện nay, việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng ma túy ngày càng
tinh vi, phức tạp và khó kiểm soát. Các cán bộ phải làm giám định khá nhiều loại
chất và các chế phẩm của chúng, phải sử dụng các phƣơng pháp khoa học đòi hỏi
phải nhanh hơn, chính xác hơn và đặc hiệu hơn. Kết quả giám định phải là tin cậy
và đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan thực thi luật pháp của mỗi nƣớc. Do vậy,
việc xác định đối tƣợng có sử dụng ma túy thông qua giám định mẫu phẩm sinh học
(nƣớc tiểu) của chính đối tƣợng đó cũng rất cần thiết.
Ở Việt Nam, việc giám định ma túy trong các mẫu phẩm sinh học đƣợc thực
hiện bằng nhiều phƣơng pháp nhƣ: phân tích miễn dịch, sắc ký khí (GC), sắc ký khí
– khối phổ (GC-MS), sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) với khả năng phát hiện tốt.
Tuy nhiên, đây là loại thiết bị đòi hỏi đầu tƣ ban đầu rất lớn đồng thời quy trình
kèm theo rất phức tạp do đó giá thành phân tích cao, thƣờng đƣợc triển khai ở các
phòng thí nghiệm tuyến Trung ƣơng. Trong khi đó, nhu cầu phân tích giám định các
chất ma túy tại các phòng thí nghiệm hình sự tuyến địa phƣơng là rất lớn. Do đó,
việc nghiên cứu phát triển các phƣơng pháp phân tích đơn giản, chi phí thấp nhằm
hỗ trợ điều tra tại các phòng thí nghiệm phân tích ma túy tuyến địa phƣơng là rất
cần thiết. Trƣớc tình hình thực tế đó, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã nghiên cứu
và bƣớc đầu thành công trong việc xác định một số chất ma túy tổng hợp nhóm

ATS trong nƣớc tiểu bằng phƣơng pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn
không tiếp xúc (CE-C4D) với các kết quả: tối ƣu đƣợc điều kiện phân tích để tách
đồng thời 4 chất ma túy MA, MDA, MDMA và MDEA; giới hạn phát hiện của MA
sau khi chiết và trƣớc khi chiết là 10ppb và 500ppb [29].

5


Tuy nhiên, do nền mẫu nƣớc tiểu thƣờng khá phức tạp, chứa rất nhiều chất
khác nhau nhƣ ezym, vitamin, axit amin, các hợp chất hữu cơ khác và đặc biệt là
một lƣợng lớn các ion nhƣ: Na+, NH4+, Mg2+, Cl-, SO42-,… Hơn nữa, hàm lƣợng các
chất ma túy tổng hợp có thể rất thấp nên các thành phần khác trong nền mẫu sẽ gây
khó khăn cho phƣơng pháp phân tích. Vì thế, để có kết quả phân tích tốt thì việc
làm sạch và làm giàu mẫu là rất cần thiết. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên
cứu quy trình xử lý mẫu nước tiểu để phân tích một số chất ma túy tổng hợp
nhóm ATS bằng phương pháp CE-C4D” trên cùng thiết bị đo mà không khảo sát
lại điều kiện tối ƣu, nhằm nâng cao khả năng ứng dụng của phƣơng pháp CE-C4D
đối với phân tích ma túy nói riêng và các nhóm chất khác nói chung, đáp ứng nhu
cầu thực tế.

6


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về ma túy tổng hợp nhóm ATS
Ma túy là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo [2], khi
đƣa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm - sinh lý của
cơ thể. Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn tâm lý, gây hậu
quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội [2].
Ma túy tổng hợp dạng Amphetamine (Amphetamine - ATS - amphetaminetype-stimulans) là những chất ma túy đƣợc tổng hợp ra từ các hóa chất ban đầu (tiền

chất). Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ƣơng gây
hƣng phấn và ảo giác hoang tƣởng. Ngoài Amphetamine, Methamphetamine (MA)
và MDMA (còn gọi là Ecstasy) thì trong nhóm này còn có rất nhiều chất khác nhau,
đƣợc quy định trong Công ƣớc quốc tế năm 1971 về sác chất hƣớng thần nhƣ:
MDA, MDE, MDEA, PMA, MMDA...Chúng có cấu trúc hóa học tƣơng tự nhau
trên cơ sở khung của Amphetamine, do đó có tác dụng dƣợc lý giống nhau.
Về mặt hóa học, chúng thuộc nhóm Phenylalkylamine và có thể đƣợc coi là
dẫn xuất của Amphetamine. Dạng bazo, một số chất có thể lỏng sánh, không màu,
một số chất khác ở dạng bột kết tinh màu trắng, không hòa tan trong nƣớc, chỉ hòa
tan trong các dung môi hữu cơ nhƣ ethanol, diethyl ether và chloroform. Trong thực
tế chúng đƣợc dùng dƣới dạng muối, chủ yếu là muối clohydrat. Ở dạng muối, tất
cả các chất ATS đều là những chất kết tinh không màu hoặc bột kết tinh màu trắng,
hòa tan trong nƣớc và rƣợu ethanol, hòa tan ít trong chloroform và không hòa tan
trong diethyl ether. Các viên có màu sắc khác nhau đƣợc gặp trên thị trƣờng là do
các cơ sở sản xuất pha thêm phẩm màu để tạo đặc điểm thƣơng hiệu và nhằm đánh
lạc hƣớng các cơ quan thi hành pháp luật [11].
Đặc điểm và dạng dùng: Khác với heroine và các chất ma túy khác là các
chất này chỉ có hiệu lực tác dụng tối đa, gây cảm giác đê mê khi đƣợc đƣa trực tiếp
vào cơ thể qua đƣờng máu. Nếu sử dụng bằng hình thức uống thì chúng bị dịch tiêu
hóa phân hủy làm giảm tác dụng đáng kể. Vì vậy, trong thực tế Heroine và các chất

7


ma túy khác có nguồn gốc thuốc phiện chỉ thấy sử dụng qua đƣờng tiêm, chích hoặc
hút, hít mà không sử dụng bằng đƣờng uống. Các chất ATS có hiệu lực tác dụng khi
đƣa vào cơ thể bằng đƣờng trực tiếp là vào máu và cả đƣờng tiêu hóa. Chính vì thế,
ngoài các hình thức sử dụng nhƣ đối với các chất ma túy khác, ma túy tổng hợp còn
đƣợc sử dụng bằng hình thức uống. Trong thực tế, một số ít trƣờng hợp gặp các chất
ma túy tổng hợp ATS dƣới dạng ống tiêm hay bột để pha tiêm, hút, hít, hình thức

phổ biến nhất vẫn là ở dạng viên nén, viên nhộng để uống với nhiều hình dáng, kích
thƣớc, màu sắc và những ký hiệu rất khác nhau.
1.1.1. Nguồn gốc, tổng hợp của MA, MDA, MDMA và MDEA
Amphetamine là chất cơ bản của cả nhóm ma túy tổng hợp ATS và là chất
ma túy xuất hiện sớm nhất trong tất cả các chất ma túy thuộc loại này. Lần đầu tiên
trên thế giới Amphetamine đƣợc nhà hóa học L. Edeleano tổng hợp vào năm 1887.
Tiếp theo đó, vào năm 1888 trong khi nghiên cứu Ephedrin là một thành phần chính
có tác dụng chữa ho, hen của cây Ma hoàng, nhà bác học Nagayoshi Nagai ngƣời
Nhật đã phát hiện đƣợc Methamphetamine (MA). Đến năm 1983 chính nhà bác học
này đã tổng hợp đƣợc Methamphetamine. Đây là chất có tác dụng kích thích thần
kinh trung ƣơng mạnh. Ngày nay, do lợi nhuận khổng lồ nên ngƣời ta đã sản xuất
hàng loạt các chất có tác dụng tƣơng tự hoặc mạnh hơn rất nhiều MA, đồng thời
buôn bán và tổ chức sử dụng chúng [2,11].
Methamphetamine đƣợc tổng hợp bằng cách khử nhóm hydroxyl của
ephedrin (phenylmethylaminopropanol) hoặc pseudoephedrin. Nếu nguyên liệu là
ephedrin có từ cây Ma hoàng thì sản phẩm là d-methamphetamine có hoạt tính
mạnh. Nếu nguyên liệu từ ephedrin tổng hợp thì sản phẩm của chúng là d,lmethamphetamine có hoạt tính kém hơn. Ở châu Âu, ngƣời ta tổng hợp MA từ
phenylaxeton (benylmethylketon) [2,33].
3,4-methylenedioxyamphetamine (MDA) là chất ma túy tổng hợp dòng
amphetamine rất giống MDMA. Lần đầu tiên đƣợc tổng hợp vào năm 1910 để làm
thuốc giảm ngon miệng. Tuy nhiên do có tác dụng nguy hại đối với tâm thần, MDA
đã không đƣợc tung ra thị trƣờng nhƣ một loại thuốc hợp pháp. Tác hại của nó đối

8


với hành vi nhân cách đã đƣợc nghiên cứu vào thập niên 1960, và bắt đầu từ đó xuất
hiện trên thị trƣờng bất hợp pháp đầu tiên ở Mỹ rồi lan ra toàn thế giới. Nó gây ảo
giác mãnh liệt hơn MDMA và có thời gian tác dụng gấp đôi (từ 8 – 12 tiếng so với
MDMA chỉ có 3 – 5 tiếng). MDA thƣờng đƣợc chế tạo tại những địa điểm bí mật để

thay thế cho MDMA và tung ra thị trƣờng dƣới dạng độc lập hay kết hợp với các
loại ma túy khác[11].
3,4-methylendioxymethamphetamine, còn gọi là “ecstasy” (MDMA) lần đầu
tiên đƣợc tổng hợp năm 1914 để dùng làm thuốc giảm ngon miệng, nhƣng chƣa bao
giờ đƣợc công nhận là thuốc đã đăng ký. MDMA đƣợc dùng thử nghiệm trong điều
trị bệnh tâm thần. Ecstasy là loại ma túy ăn chơi phổ biến đầu tiên ở Mỹ, sau đó là
Châu Âu và ngày càng lan rộng ra những nơi khác trên thế giới. MDMA đƣợc chế
tạo tại những địa điểm bí mật dƣới dạng bột hay viên nén có nhiều màu sắc và hình
ảnh khác nhau.
3,4-methylendioxy-N-ethylamphetamine (MDEA) là chất tổng hợp dòng
amphetamine có tác dụng tƣơng tự nhƣ ecstasy (MDMA). Tiếng lóng gọi là “Eve”,
MDEA nổi tiếng là một loại ma túy của vũ trƣờng ở một số nƣớc. Nó đƣợc chế tạo
bí mật để thay thế MDMA, trốn tránh kiểm soát và buôn bán dƣới dạng viên nén
thuần chất hay kết hợp với một số ma túy khác.
Các thông tin về bốn chất ma túy tổng hợp đƣợc phân tích gồm: MA, MDA,
MDMA, MDEA trình bày trong bảng 1.1.

9


Bảng 1.1: Thông tin về các chất phân tích ( MA, MDA, MDMA, MDEA)

Chất

MA

Tên gọi hóa học

d-Methamphetamin
(phenylmethylaminopropan)


CTPT

CTPT dạng
phân tích

C10H15N

C10H15N.HCl

CTCT

KLPT
pKa
(g/mol)

185,7

9,9

215,68

9,7

C11H15NO2 C11H15NO2.HCl

229,7

9,9


C12H17NO2 C12H17NO2.HCl

243,77

9,9

Tính tan

Độ
Nhiệt tinh
độ
khiết
nóng dạng
chảy bazo
(%)

tan trong

171

Methanol

±5

tan trong

188

Methanol


±3

tan trong

149

Methanol

±3

tan trong

200

Methanol

±3

80,2

.HCl

MDA

MDMA

MDEA

3,4-methylendioxy
amphetamine

3,4-methylendioxy
methamphetamine

3,4-methylendioxy-Nethylamphetamin

C10H13NO2 C10H13NO2.HCl
.HCl

.HCl

10

82,8

83,71

84,66


1.1.2. Vai trò và tác dụng của ma túy tổng hợp ATS
Tác động chủ yếu trên hệ thần kinh – hệ tim mạch – hệ tiêu hóa. Các biểu
hiện đáng chú ý bao gồm: nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp kịch phát, bệnh lý mạch
máu não và viêm đại tràng thiếu máu. Những ngƣời lạm dụng ATS thƣờng có hành
vi tình dục không an toàn. Các tác dụng không mong muốn và ít nguy hiểm là: nóng
bừng mặt, xanh xao, tím tái thiếu ô xy, sốt, đau đầu, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn,
mất men răng, thở hụt hơi, run, loạng choạng. Ở phụ nữ có thai thƣờng thai nhi
chậm lớn, nhẹ cân,vòng đầu nhỏ, sinh non.
Nếu dùng lần đầu hoặc dùng ít làm ngƣời ta ảo tƣởng tăng năng lực phán
đoán, năng lực thần kinh, tăng hiệu quả làm với các công việc đơn giản. Nhƣng lại
giảm hiệu quả đối với công việc phức tạp do thiếu tập trung. Nếu dùng thƣờng

xuyên hoặc liều lƣợng lớn sẽ có tác dụng ngƣợc lại, nhƣ chán chƣờng, mệt mỏi, ảo
giác, hoang tƣởng, hoảng loạn, đau đầu, tim đập nhanh, rối loạn vận mạch, kích
động, lẫn lộn, suy nhƣợc tinh thần [2].
Tác dụng giảm đau: các chất ATS có tác dụng giảm đau nhẹ, tuy nhiên chƣa
đủ để điều trị có hiệu quả.
Tác dụng trên hô hấp: các chất này kích thích trung tâm hô hấp, làm tăng
nhịp và cƣờng độ hô hấp. Ở ngƣời bình thƣờng thì tác dụng không đáng kể nhƣng
khi hô hấp đã bị ức chế bởi các chất tác dụng trên hệ thần kinh trung ƣơng thì chúng
có tác dụng kích thích hô hấp rõ rệt.
Tác dụng gây chán ăn: amphetamin và các chất tƣơng tự đã từng đƣợc dùng
để điều trị chứng béo phì.
Về tâm thần: Bồn chồn, loạn khí sắc, mất ngủ, cáu kỉnh, hoảng sợ, lú lẫn, trở
nên thù địch, và các triệu chứng của rối loạn lo âu. Ý tƣởng liên hệ, hoang tƣởng
paranoid và các ảo giác cũng có thể xảy ra [2].
Liều dùng: ngƣời bình thƣờng sử dụng không quá

200 mg đối với

amphetamin và 1g đối với methamphetamine (MA), khi dùng quá liều sẽ gây hôn
mê, co giật, chảy máu não dẫn đến tử vong. MDMA và MDEA với liều 30-100 mg


có thể tạo ra tác dụng kích thích thần kinh vừa phải, gây khoái cảm và rối loạn nhận
thức, liều 100-200 mg gây lo lắng, hoản loạn, ảo giác và trầm cảm.
Nguyên nhân: Do các chất ATS có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung
ƣơng, làm mất ngủ, mất cảm giác đói, làm tăng thể lực và tinh thần một cách giả
tạo. Vì vậy, trƣớc đây các chất trong nhóm này đƣợc sử dụng trong y học làm thuốc
chống trầm cảm, giảm thể trọng... Cơ chế tác dụng là do chúng giải phóng các amin
nội sinh từ các vị trí ở đầu dây thần kinh, chủ yếu là norepinephrin. Một vài tác
dụng khác là do việc giải phóng dopamin.

1.1.3. Cơ chế hoạt động
Các chất nhóm ATS dễ hấp thu qua đƣờng dạ dày- ruột, dễ dàng đi qua hàng
rào máu - não để gây tác dụng. Sau thời gian bán hủy trong máu 8 - 12 giờ, chúng
bắt đầu đào thải vào nƣớc tiểu 20 phút sau khi đƣợc đƣa vào cơ thể. Thông thƣờng
amphetamin bài tiết vào nƣớc tiểu dạng tự do khoảng 20 - 30% liều dùng, còn các
dạng chuyển hóa khác khoảng 25%. Tốc độ bài tiết phụ thuộc vào pH của nƣớc tiểu.
Nếu pH kiềm thì sau 24 giờ lƣợng bài tiết là 45% liều và 2% ở dạng tự do. Nếu pH
axit thì lƣợng bài tiết là 78% và lƣợng tự do 68%. Ở điều kiện bình thƣờng sau 24
giờ khoảng 30% liều đƣợc bài tiết vào nƣớc tiểu dƣới dạng chƣa chuyển hóa, 90%
liều đƣợc đào thải trong 3 - 4 ngày [2].
Phần lớn các dẫn chất thay thế vòng của amphetamine đƣợc đào thải vào
nƣớc tiểu dƣới dạng không chuyển hóa. Khi sử dụng MDMA với liều 1,5mg/kg thể
trọng, nồng độ trong máu đạt đƣợc tối đa là 0,33 µg/mL sau 2 giờ, với nửa đời sinh
học là 8 giờ. Một lƣợng nhỏ MDMA chuyển hóa thành MDA. Sau khi uống MDEA
32 giờ, lƣợng MDEA chƣa chyển hóa trong nƣớc tiểu là 19%, trong khi đó các sản
phẩm chuyển hóa MDA là 28%, 4-hydroxy-3-methoxyethylphethamtamine
(HMEA) là 32% và 8 sản phẩm chuyển hóa khác dƣới dạng vết.
1.2. Tình hình sử dụng ma túy tổng hợp nhóm ATS trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Theo báo cáo của UNDOC về số ngƣời sử dụng ma tuý cho hay, toàn cầu có
từ 172 đến 250 triệu ngƣời từng sử dụng ma tuý trái phép ít nhất một lần trong năm.


16 đến 51 triệu ngƣời sử dụng duợc chất ma tuý thuộc nhóm amphetamin; 12 đến
24 triệu ngƣời sử dụng ma tuý tổng hợp estasy. Những con số trên đây là tính cả
những ngƣời từng một lần thử qua ma tuý (có thể chƣa nghiện). Còn về số ngƣời
nghiện ma tuý kinh niên, UNODC ƣớc tính vào khoảng 18 đến 38 triệu ngƣời. Hằng
năm có khoảng 200.000 ngƣời chết vì ma túy. Thực tế này cho thấy ma túy có ảnh
hƣởng xấu đến kinh tế, văn hóa của toàn thế giới. Vì vấn đề nghiêm trọng nên ngày
26/6 hàng năm đƣợc Liên Hợp Quốc chọn làm “Ngày quốc tế phòng, chống lạm

dụng ma túy” [10].
Hội nghị Báo cáo về tình hình ma túy trên toàn thế giới do Ủy ban Quốc tế
về phòng chống ma túy của Liên Hợp Quốc (UNODC) phối hợp với Văn phòng
Thƣờng trực phòng chống ma túy (SODC) tổ chức, đánh giá: Trong suốt 100 năm
qua, các quốc gia trên thế giới đã kiên trì đấu tranh với các loại tội phạm liên quan
đến ma tuý. Kết quả đạt đƣợc tuy có nhiều ấn tƣợng, song ma tuý vẫn chƣa bị nhổ
tận gốc khỏi đời sống con ngƣời. Năm 2012, có 6% trong tổng số ngƣời nghiện sử
dụng ATS, năm 2013 tăng lên 19%. Năm 2013, có tới gần 230 triệu viên
methamphetamine và 11,6 tấn methamphetamine dạng đá bị thu giữ. Cũng theo
UNODC, việc sử dụng methamphetamine tiếp tục gia tăng tại hầu hết các quốc gia
thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Trong vòng 3 năm qua, lƣợng
methamphetamine bị thu giữ đã tăng hơn 2 lần trên phạm vi toàn cầu. Hoạt động
sản xuất methamphetamine đƣợc mở rộng tại Bắc Mỹ. Trong 144 tấn chất kích
thích dạng amphetamine (ATS) bị thu giữ trên thế giới, một nửa đƣợc thu giữ tại
Bắc Mỹ và ¼ tại Đông Á và Đông Bắc Á. Từ năm 2009 đến 2013, số lƣợng các
chất kích thần không đƣợc quản lý trên thị trƣờng thế giới đã tăng hơn hai lần.
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á tiếp tục là nguồn cung cấp các tiền chất
pseudoephedrine và ephedrine sử dụng phi pháp vào việc sản xuất
methamphetamine trong khu vực và các khu vực khác trên thế giới. Các nƣớc đứng
đầu về lƣợng xuất khẩu tiền chất tại châu Á là Hàn Quốc, tiếp đến là Nhật Bản,
Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ [5].


Methamphetamine thống lĩnh thị trƣờng các loại ma túy tổng hợp toàn cầu và
đang mở rộng ở Đông Á và Đông Nam Á. Sử dụng methamphetamine dạng tinh thể
ngày càng tăng ở các khu vực thuộc Bắc Mỹ và châu Âu. Hiện nay, ATS vẫn là chất
ma túy chủ yếu sử dụng ở Nhật. Ngoài ra, số nguời đã sử dụng ATS ở Thụy Sĩ là
8%, Đức 2,8%, Tiệp Khắc 1,6%, Brazil là 5%. Tại Úc 25% nam và 12% nữ tuổi từ
20- 24 đã thử dùng ATS. Số lƣợng các vụ bắt giữ ATS kể từ năm 2009 – tăng gần
gấp đôi ở mức trên 144 tấn trong năm 2011 và 2012, và vẫn ở mức độ cao vào năm

2013 – cho thấy thị trƣờng ATS mở rộng nhanh chóng trên toàn cầu. Cho đến tháng
12 năm 2014, có tổng cộng 541 loại chất kích thần mới (NPS) có tác động tiêu cực
đến sức khỏe đã đƣợc phát hiện và báo cáo tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ - gia
tăng 20% so với số lƣợng 450 loại của năm ngoái.
1.2.2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tình hình buôn bán, vận chuyển ma túy ngày càng phức tạp.
Cuộc chiến chống buôn lậu ma túy đã diễn ra trên 30 năm qua, ngày càng trở lên
khốc liệt. Bọn tội phạm ma túy tự trang bị vũ khí quân dụng, ngày càng hung hăng,
dùng mọi phƣơng tiện để vận chuyển ma túy vào Việt Nam hay quá cảnh từ Việt
Nam đi các nƣớc khác. Trong vài năm gần đây, trên hai tuyến biên giới Việt nam Lào và Việt - Trung các lực lƣợng chức năng đã phát hiện, bắt giữ gần 5.340 vụ
(chiếm 30% tổng số vụ bị bắt giữ trên toàn quốc). Điều đáng lƣu ý là số vụ và lƣợng
ma túy tổng hợp (chủ yếu là ma túy đá) bị phát hiện, bắt giữ gia tăng nhanh chóng.
Các hình thức vận chuyển, cất giấu tinh vi, xảo quyệt nhƣ cất giấu trong hàng hóa,
trong cơ thể, hành lý để vận chuyển qua đƣờng hàng không,.... Theo thống kê của
Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2013, trong nhiều loại ma túy bị bắt giữ, có tới 46 kg
và 140 nghìn viên ma túy tổng hợp [10].
Trong năm 2014, tình hình mua bán, sử dụng ma túy tổng hợp, nhất là ma
túy tổng hợp dạng “đá” tiếp tục gia tăng, đặc biệt trong giới trẻ; số lƣợng ma túy
tổng hợp thu giữ đƣợc trong năm 2014 nhiều hơn 147,7 kg ma túy tổng hợp so với
năm 2013. Nguồn ma túy tổng hợp tại Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc vận
chuyển qua các biên giới thuộc tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn vào nội địa. Bên cạnh


đó, đối tƣợng phạm tội tiếp tục tìm cách sản xuất ma túy tổng hợp để tiêu thụ ngay
trong nội địa. Năm 2014, Lực lƣợng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã phối
hợp với các lực lƣợng chức năng phát hiện, bắt giữ 19195 vụ với 28880 đối tƣợng
liên quan đến tội phạm ma túy; thu giữ 573,2 kg heroin; 19,3 kg cocain; 28,8 kg
thuốc phiện; 1536 kg cần sa; 231,2 kg và 165314 viên ma túy tổng hợp cùng nhiều
phƣơng tiện, tài sản, vật chứng khác.
Một nghiên cứu về thực trạng sử dụng ma túy tổng hợp ở các thành phố lớn

cho thấy thuốc lắc (MDMA) là loại ATS phổ biến ở cả 3 thành phố, cao nhất là ở
thành phố Hồ Chí Minh với gần 80% đối tƣợng nghiên cứu báo cáo có sử dụng loại
ATS này. Methamphetamin cũng là loại ATS sử dụng phổ biến ở Hà nội và thành
phố Hồ Chí Minh (61,00% và 87.12%). Theo nhóm tuổi, các loại ATS nhƣ thuốc
lắc hay methamphetamin sử dụng phổ biến ở tất cả các nhóm tuổi (xấp xỉ từ 50%
đối tƣợng từng nhóm tuổi sử dụng), trong đó sử dụng phổ biến hơn ở nhóm dƣới 40
tuổi [12].
Nhƣ vậy, để thực hiện đẩy lùi đƣợc ma túy thì việc quan trọng là phải có
nguồn chứng cứ kịp thời nhằm thực thi luật pháp và điều trị ngộ độc, cai nghiện. Do
đó việc xây dựng một phƣơng pháp giám định ma túy nhanh, chính xác là rất cần
thiết.
1.3. Một số phƣơng pháp xác định ma túy tổng hợp nhóm ATS
Việc phân tích ma túy tổng hợp nhóm ATS đƣợc thực hiện bằng nhiều
phƣơng pháp khác nhau nhƣ các phƣơng pháp sắc ký, phƣơng pháp điện hóa,
phƣơng pháp phân tích miễn dịch học, phƣơng pháp điện di mao quản…
1.3.1. Phƣơng pháp điện hóa
E.M.P.J. Garrido cùng cộng sự [15] đã tiến hành nghiên cứu tính chất điện
hóa của amphetamin (A), methamphetamin (MA), methylenedioxyamphetamin
(MDA) và methylenedioxymethamphetamin (MDMA) trong các dung dịch đệm
khác nhau bằng phƣơng pháp vôn ampe vòng, sóng vuông, xung vi phân trên điện
cực glassy carbon trong khoảng pH 1,2 đến 12,2. Với MA, sóng anot xuất hiện ở
pH trên 9, Ep = +0,92V. Ở pH 2 có thể quan sát đƣợc sóng anot của MDA, Ep =
+1,17V. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng của MDMA khi sử dụng phƣơng


pháp von ampe xung vi phân tƣơng ứng là 1,2 và 3,7 µM. Các tác giả đã định lƣợng
MDMA trong mẫu huyết tƣơng thêm chuẩn. Kết quả thu đƣợc hiệu suất thu hồi
99,5%; 100,6%; 100,2%, độ lệch chuẩn (RSD) 1,4; 0,9; 1,1 % tƣơng ứng với các
mức hàm lƣợng thêm chuẩn 15; 30; 45µM.
1.3.2. Phƣơng pháp ELISA

Nguyên tắc: Phƣơng pháp ELISA có rất nhiều dạng mà đặc điểm chung là
đều dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể, trong đó kháng
thể đƣợc gắn với một enzyme. Khi cho thêm cơ chất thích hợp (thƣờng là
nitrophenol phosphate) vào phản ứng, enzyme sẽ thủy phân cơ chất thành một chất
có màu. Sự xuất hiện màu chứng tỏ đã xảy ra phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể với
kháng nguyên và thông qua cƣờng độ màu mà biết đƣợc nồng độ kháng nguyên hay
kháng thể cần phát hiện.
Marleen Laloup và cộng sự [24] đã sử dụng phƣơng pháp này để xác định
amphetamin, MDMA, MDA trong mẫu máu và nƣớc bọt. Phƣơng pháp phân tích
này có thể dự đoán đƣợc sự hiện diện của một trong hai amphetamin hoặc
MDMA/MDA (MDMA và sản phẩm chuyển hóa của nó MDA) với độ nhạy đạt
98,3% và độ đặc hiệu 100%. Đây là một kỹ thuật sàng lọc nhanh và chính xác để
xác định amphetamin, MDMA/MDA trong các mẫu nƣớc bọt và huyết tƣơng dƣơng
tính.
1.3.3. Các phƣơng pháp sắc ký
1.3.3.1. Phƣơng pháp sắc ký khí
Trong phƣơng pháp này, pha động là chất khí, pha tĩnh là rắn hoặc lỏng.
Phƣơng pháp có hiệu quả tách rất cao, thời gian phân tích nhanh, với detector phù
hợp thì giới hạn phát hiện của phƣơng pháp có thể đạt 0,1 ppb [8].


Bằng phƣơng pháp sắc ký khí sử dụng detector ion hóa ngọn lửa (GC/FID)

kết hợp kỹ thuật vi chiết pha rắn, Nikolaos Raikos và các cộng sự [25] đã đƣa ra
một quy trình phân tích amphetamin, MA, MDA, MDMA, MDEA trong mẫu nƣớc
tiểu. Quá trình phân tích đƣợc thực hiện với chế độ bơm mẫu chia dòng, khí mang
sử dụng heli với tốc độ dòng khí là 1 ml/phút, nhiệt độ ở bộ phận bơm mẫu và
detector lần lƣợt là 220 và 2800C. Nhiệt độ cột tách đƣợc giữ ở 400C trong vòng 1



phút và sau đó tăng lên 2800C với tốc độ 200C/phút, giữ trong 5 phút. Giới hạn phát
hiện cho MA, MDA, MDMA, MDEA lần lƣợt là 30; 40; 35; 35 ng/ml. Hiêu suất
thu hồi đạt đƣợc nhƣ sau: MA (20–38,1%), MDA (5,1–6,6%), MDMA (7–9,6%) và
MDEA (5,4–9,6%)
 Tác giả Eunyoung Han và cộng sự [16] đã sử dụng phƣơng pháp sắc ký khí
khối phổ (GC/MS) để xác định MDA, MDMA trong mẫu tóc và mẫu nƣớc tiểu. Các
tác giả sử dụng cột tách là cột mao quản silica (cột mao quản HP-5MS, 30,0 m ×
250 µm × 0,25 µm). Khí mang sử dụng là Heli với tốc độ dòng 1,0 ml/phút, nhiệt
độ bộ phận bơm mẫu là 2800C, duy trì nhiệt độ cột tách ban đầu 1000C trong 1 phút
sau đó tăng lên 2700C với tốc độ 200C/phút và duy trì nhiệt độ này trong 10 phút,
thể tích bơm mẫu là 1 µL. Chất phân tích đƣợc định danh dựa vào thời gian lƣu,
thời gian lƣu cho các chất tƣơng ứng: MDMA, m/z 154; 162; 7,56 phút; MDA, m/z
162; 135; 6,85 phút; MDMA-d5 (chất nội chuẩn), m/z 158, 167; 7,54 phút; MDAd5 (chất nội chuẩn) m/z167, 136, 6.84 phút.Giới hạn phát hiện đạt đƣợc cho cả hai
chất phân tích là 0,125 ng/mg khi sử dụng 10mg tóc. Hiệu suất thu hồi đạt đƣợc
97,19 % và 99,17 % lần lƣợt với MDMA và MDA. Kết quả phân tích cho thấy hàm
lƣợng MDMA, MDA tƣơng ứng trong mẫu tóc là 0,84 ng/mg ÷ 34,06 ng/mg, trong
mẫu nƣớc tiểu là 0,15 ng/mg ÷ 1,03 ng/mg
 Nhóm tác giả Đặng Đức Khanh, Trần Việt Hùng, Trần Thị Thúy đã xác định
MA, MDA, MDMA trong mẫu nƣớc tiểu bằng phƣơng pháp sắc ký khí - khối phổ
kết hợp chiết pha rắn [4]. Quy trình sử dụng chất nội chuẩn đồng vị là MDA-d5,
mẫu nƣớc tiểu đƣợc tách chiết và làm sạch trên cột chiết pha rắn C8 loại 500 mg,
chất ma túy đƣợc tạo dẫn xuất với trifluoroacetic anhydride trƣớc khi phân tích trên
sắc ký khí khối phổ. Quy trình xây dựng có độ thu hồi trong khoảng từ 89,0-97,2%;
độ lặp lại có RSD < 8%; giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng của các chất
MA, MDA, MDMA lần lƣợt là 1,4 ng/ml, 1,5 ng/ml, 1,1 ng/ml và 4,6 ng/ml, 4,9
ng/ml, 3,6 ng/ml. Ứng dụng quy trình đã xây dựng phân tích 56 mẫu nƣớc tiểu gửi
giám định ma túy, kết quả phát hiện các chất ma túy MA, MDA, MDMA trong mẫu
với nồng độ từ 30-480 ng/ml.



1.3.3.2. Phƣơng pháp sắc ký lỏng
Sắc ký lỏng là quá trình xảy ra trên cột tách với pha tĩnh là chất rắn và pha
động là chất lỏng (sắc ký lỏng - rắn). Mẫu phân tích đƣợc chuyển lên cột tách dƣới
dạng dung dịch [7]. Khi tiến hành chạy sắc ký, các chất phân tích đƣợc phân bố liên
tục giữa pha động và pha tĩnh. Trong hỗn hợp các chất phân tích, do cấu trúc phân
tử và tính chất lý hóa của các chất khác nhau nên khả năng tƣơng tác của chúng với
pha tĩnh và pha động khác nhau. Do vậy, chúng di chuyển với tốc độ khác nhau và
tách ra khỏi nhau. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau
sử dụng phƣơng pháp này, có thể kể đến nhƣ:
 Lin Zhang và cộng sự tại khoa Hóa dƣợc trƣờng đại học dƣợc Hebei đã sử
dụng phƣơng pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng (UPLC) [22] để xác định 12 loại ma
túy bị cấm amphetamin, methamphetamin, 3,4-methylenedioxyamphetamin,3,4methylene-dioxymethamphetamin,

N-methyl-1-(3,4-methyl-enedioxyphenyl)-2-

butanamin,3,4-methylenedioxyethylamphetamin,

p-methoxymethamphetamin,

ephedrin, N-methylephedrin, cathinon, methcathinon, ketamin trong mẫu máu và
mẫu nƣớc tiểu. Các chất phân tích đƣợc tách trên cột BEH Phenyl; 100mm ×
2,1mm, 1,7µm, đƣợc giữ ở nhiệt độ 350C. Dung dịch pha động gồm CAN (dung
dịch A) và dung dịch 0,3% FA trong nƣớc (dung dịch B). Chƣơng trình gradient
pha động với dung dịch Anhƣ sau: phút 0,00 - 3,00: tăng từ 10% đến 50% dung
dịch A; phút 3,00 - 4,00: tăng lên 90% dung dịch A; phút 4,00 - 4,10: giảm xuống
10% dung dịch A; từ phút thứ 4,00 – 6,00 duy trì 10% dung dịch A. Khoảng tuyến
tính cho các chất MA, MDA, MDMA, MDEA lần lƣợt là: 0,2 ÷ 20 ng/mL; 0,5 ÷ 50
ng/mL; 0,1 ÷ 10 ng/mL; 0,1 ÷ 10 ng/mL. Các tác giả cũng đã xác hàm lƣợng của
các chất này trong một số mẫu máu và mẫu nƣớc tiểu. Kết quả phân tích phát hiện
thấy MDA trong một mẫu nƣớc tiểu với hàm lƣợng 35ng/mL và cũng phát hiện

MA, MDEA, ketamin và một số chất khác trong các mẫu máu phân tích.
 Cũng với phƣơng pháp này, Marta Concheiro và cộng sự [22] đã tiến hành
xác định MDMA, MDEA, MDA, MBDB trong nƣớc bọt. Sau khi thực hiện chiết
lỏng – lỏng, các chất phân tích đƣợc xác định bằng phƣơng pháp HPLC kết hợp


detector huỳnh quang, bƣớc sóng kích thích là 285nm và bƣớc sóng phát xạ là 320
nm. Dung dịch pha động là hỗn hợp đệm photphat (pH = 5) và acetonitril (75:25) và
cột C8 5µm 250 mm × 4,6 mm, kết quả tách các chất đạt đƣợc tốt ở chế độ đẳng
dòng trong 10 phút. Phƣơng pháp này đạt giới hạn phát hiện 2ng/mL và giới hạn
định lƣợng 10ng/mL cho tất cả các chất phân tích.
 Sử dụng phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector diode array,
Hans-Jörg Helmlin và cộng sự đã nghiên cứu xác định MDMA và sự chuyển hóa
của nó trong mẫu nƣớc tiểu và mẫu huyết tƣơng [16]. Các tác giả đã sử dụng hệ
thống thiết bị Hewlett- Packard (HP)1090M với detector 1040M DAD. Các chất
phân tích đƣợc tách trên cột sắc ký 150 x

4.6-mm, pha động sử dụng là

acetonitril/nƣớc (96:904, v/v) có chứa5,0 mL (8,5 g) acid orthophosphoric (85%) và
0,28 mL (0,22 g) hexylamintrên1000 mL, tốc độ dòng là 1mL/phút. Mẫu nƣớc tiểu
và mẫu huyết tƣơng đƣợc xử lý bằng cách sử dụng phƣơng pháp chiết pha rắn trên
cột trao đổi cation SCX. Phƣơng pháp này cùng với các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ
ra hƣớng chuyển hóa chính của MDMA ở con ngƣời có sự phân cắt cầu
methylendioxy và sự kết hợp với HMMA và HHMA đƣợc coi là hƣớng chuyển hóa
chính trong nƣớc tiểu.
1.3.4. Các phƣơng pháp điện di mao quản
Điện di mao quản (CE) là một kỹ thuật tách [6] các chất dựa trên cơ sở sự di
chuyển khác nhau của các phần tử chất (chủ yếu là các ion mang điện tích) trong
dung dịch chất điện giải (có chất đệm pH), dƣới tác dụng của điện trƣờng E nhất

định (do thế V đặt vào hai đầu mao quản sinh ra) và tính chất (đặc trƣng) của dòng
điện di thẩm thấu (EOF) trong sự phụ thuộc vào điện tích và kích thƣớc của chúng.
*Detector đo độ dẫn không tiếp xúc kết nối kiểu tụ điện
Nguyên tắc của detetor đo độ dẫn là đo liên tục điện trở (trở kháng) của dung
dịch bằng một mạch điện sử dụng dòng xoay chiều (AC).


Hình 1.1. Nguyên lý hoạt động của cảm biến đo độ dẫn không tiếp xúc

Hình 1.2. Sơ đồ biểu diễn cấu trúc (A) và mạch điện tƣơng đƣơng (B)
của cảm biến đo độ dẫn không tiếp xúc
Detector C4D gồm 2 điện cực hình ống và ở khoảng giữa 2 điện cực này
đƣợc đặt một vách ngăn Faraday để tránh sự kết nối điện dung trực tiếp của hai điện
cực.
Trong detector C4D, hai điện cực hình ống tạo với dung dịch bên trong mao
quản 2 tụ điện C nhƣ mô tả ở hình 2.3. Khoảng dung dịch nằm giữa 2 điện cực đóng
vai trò nhƣ điện trở R. Khi nguồn điện xoay chiều (V) với tần số (f) đƣợc áp vào
điện cực thứ nhất, dòng điện sẽ đi qua khối dung dịch giữa hai điện cực và đi đến
điện cực thứ 2. Tại điện cực thứ 2, tín hiệu phân tích thu đƣợc là do sự thay đổi độ
dẫn của khối dung dịch nằm trong mao quản ở khoảng giữa hai điện cực. Tín hiệu
đo đƣợc ở dạng cƣờng độ dòng điện (I). Sau đó, tín hiệu đầu ra thu đƣợc sẽ đƣợc
chuyển đổi và khuếch đại thành tín hiệu dạng vôn thế (xoay chiều), thông qua việc
sử dụng một điện trở khuếch đại. Vôn thế xoay chiều sau đó đƣợc chuyển đổi thành
vôn thế một chiều, lọc nhiễu và khuếch đại, sau cùng chuyển đổi thành tín hiệu số
hóa trƣớc khi đƣợc hiển thị và lƣu trữ trên máy tính.


Nhƣ vậy, detector đo độ dẫn không tiếp xúc ngoài ƣu điểm là phân tích đa
năng còn có ƣu điểm là không nhất thiết phải có sự tiếp xúc trực tiếp của các điện
cực với dung dịch đo nhờ lợi dụng tính chất kết nối tụ điện với dung dịch bên trong

mao quản hoặc ống phản ứng. Đây là một cách rất thông minh loại trừ ảnh hƣởng
của điện thế cao trong quá trình phân tách điện di đến hệ điện tử của detector và
không làm nhiễm bẩn dung dịch phân tích.
Cũng nhƣ các phƣơng pháp phân tích khác, phƣơng pháp điện di mao quản
đã và đang phát triển ở mức độ cao và đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của khoa
học, công nghệ, y dƣợc và sinh học [1,3,6]. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu sử dụng
phƣơng pháp này để phân tích các chất ma túy tổng hợp nhóm ATS, dƣới đây là
một số nghiên cứu tiêu biểu:
Phƣơng pháp CE - C4D cũng đƣợc tác giả Thitirat Mantim và cộng sự dùng
để tách các chất kích thích [30] nhƣ: amphetamine (Amp), methamphetamine (MA),
ephedrin (EP), pseudoephedrin (PE), norephedrin (NE) và norpseudoephedrin
(NPE). Đệm là axit acetic với pH tối ƣu là 2,5. Đồng thời các chất: carboxymethyl b -cyclodextrin (CMBCD), heptakis (2,6- di -O- methyl )-b -cyclodextrin
(DMBCD) và đồng phân bất đối ether (1)-(18 -crown- 6) axit -2,3,11,12 tetracarboxylic (18C6H4) cũng đã đƣợc nghiên cứu để thêm vào pha động điện di
nhằm tăng hiệu quả phân tách. Việc sử dụng các chất này đã đƣợc áp dụng thành
công cho việc tách đồng phân đối quang của NE và NPE. Giới hạn phát hiện đạt
đƣợc trong khoảng 2,3 - 5,7 µmol/L. Hiện nay, một số nƣớc phát triển đã áp dụng
thành công phƣơng pháp CE - C4D trong việc phân tích các mẫu nƣớc tiểu của các
vận động viên để xác định các đồng phân đối quang của các chất kích thích.
Một số hợp chất ATS (amphetamine, dextroamphetamine, methamphetamine
và 3,4-methylendioxymethamphetamine) đã đƣợc Rochelle Epple và các cộng sự
[26] xác định bằng phƣơng pháp điện di mao quản vùng sử dụng detector độ dẫn
không tiếp xúc kết nối kiểu tụ điện (CE-C4D) và detector UV. Dung dịch pha động
điện di gồm 30 mM hydroxypropyl-b-cyclodextrin (HPβCD) trong dung dịch đệm
75 mM acid acetic + 25 mM natri acetat (chỉnh pH đến 4,55 trên máy đo pH). Mao


quản sử dụng là mao quản silica đƣờng kính trong ID 50 µm, tổng chiều dài 90cm
(chiều dài hiệu dụng 81,5 cm với detector UV và 77cm với detector C4D), thế sử
dụng là 30kV, bơm mẫu 5s với áp suất 30mbar. Khoảng tuyến tính cho MDMA và
amphetamine là 0,5 ÷ 10 ppm và 0,5 ÷ 30 ppm cho các chất khác với hệ số tƣơng

quan R2>0,99. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng cho tất cả các chất lần lƣợt
là 1,3 ppm; 4,4 ppm với detector C4D; 1,0 và 3,3 ppm khi sử dụng detector UV. Kết
quả cho thấy có sự tƣơng quan tốt khi so sánh C4D với UV. Vì vậy, phƣơng pháp
này thích hợp cho việc phân tích các chất ma túy tổng hợp và Dexamphetamine
dạng viên.
Phƣơng pháp điện di mao quản cũng đƣợc Satoshi Chinaka [27] cùng với các
cộng sự sử dụng để xác định một số hợp chất ATS. Cụ thể, các tác giả đã sử dụng
CE/UV để xác định 9 ATS (18 enantiomers): MA, amphetamine (AP), DMA, EP,
norephedrin (NE), methylenphedrin (ME), MDMA, MDA, MDEA. Dụng dịch đệm
điện di là dung dịch Tris (pH 2,5) có chứa β-CD và heptakis (2,6-di-O-methyl) –β–
CD (DM-β-CD). Phƣơng pháp này đã tách đƣợc 18 enantiomers, giới hạn phát hiện
cho tất cả các enantiomers là 0,1 µg/mL.
Các tác giả khẳng định điện di mao quản là một phƣơng pháp nhanh, hiệu
quả kinh tế cao, một phƣơng pháp tách các chất cho độ phân giải cao. Phƣơng pháp
này có thể mở rộng cho nhiều đối tƣợng phân tích khác nhau.
1.4. Các phƣơng pháp xử lý mẫu phẩm sinh học
Hàm lƣợng ma túy nhóm ATS trong mẫu phẩm sinh học thƣờng nhỏ vì thế
việc nghiên cứu phƣơng pháp để xử lý làm giàu mẫu là rất cần thiết. Hiện nay có 2
phƣơng pháp chiết xuất thuờng dùng là chiết lỏng – lỏng và chiết pha rắn.
1.4.1. Phƣơng pháp chiết lỏng – lỏng
Chiết là quá trình chuyển chất tan từ pha này sang pha khác[7].
Chiết các chất vô cơ: các chất vô cơ nhƣ là các ion kim loại, các anion tan
trong nƣớc là chất có khả năng hydrat hóa rất lớn. Muốn chuyển các ion này vào
pha hữu cơ cần phá bỏ lớp hydrat hóa, tạo liên kết giữa chúng với các tác nhân chiết
theo các cơ chế khác nhau, hình thành dạng chiết tan tốt trong dung môi hữu cơ và
dễ dàng chuyển vào pha hữu cơ. Để tăng cƣờng tính chọn lọc của phƣơng pháp có


thể sử dụng các điều kiện chiết phù hợp bao gồm: pH của dung dịch, nồng độ chất
tạo phức, nồng độ thuốc thử…, khi đó chất phân tích do tính chất khác nhau có khả

năng phản ứng chọn lọc với các tác nhân chiết cũng nhƣ các phân tử dung môi hữu
cơ.
Chiết các chất hữu cơ: để chuyển đƣợc các chất tan hữu cơ từ pha nƣớc sang
pha hữu cơ thì nguyên tắc cơ bản là các chất tƣơng tự nhau sẽ hòa tan vào nhau.
Các chất hữu cơ có lực tƣơng tác với các phân tử trong pha hữu cơ theo các lực
phân cực hoặc lực phân tán, tuy nhiên để chiết đƣợc triệt để, hiệu suất chiết cao
trƣớc hết phải chọn các dung môi chiết cho phù hợp để các chất phân tích phải tan
tốt vào pha hữu cơ theo sự tƣơng tự về tính chất của chúng [7].
Mặt khác phải sử dụng các kỹ thuật chiết lặp, giải chiết, rửa chiết để có đƣợc
chất phân tích tinh khiết, hiệu quả chiết cao.
Chiết lỏng-lỏng là phƣơng pháp chiết dựa trên sự phân bố khác nhau của
chất tan giữa hai pha không trộn lẫn vào nhau thƣờng một pha là nƣớc và pha còn
lại là dung môi hữu cơ không tan hoặc rất ít hòa tan trong nƣớc. Quá trình chiết là
quá trình chuyển chất tan từ pha nƣớc vào pha hữu cơ đƣợc thực hiện qua bề mặt
tiếp xúc giữa hai pha nhờ các tƣơng tác hóa học giữa tác nhân chiết và chất cần
chiết [8,9].
Để có đƣợc kết quả chiết tốt, quá trình chiết phải có các điều kiện chiết cần
thiết. Điều kiện chiết chất phân tích vào pha hữu cơ:
+ Dung môi chiết và dịch chiết là hai pha không đƣợc trộn lẫn, trong đó dung
môi phải có độ tinh khiết cao, đảm bảo không làm nhiễm bẩn chất phân tích;
+ Hệ số tách α càng khác 1 càng tốt
+ Cân bằng chiết đạt đƣợc nhanh và thuận nghịch, sự phân lớp phải rõ ràng
để giải chiết đƣợc tốt
+ Phải chọn đƣợc điều kiện chiết tối ƣu bao gồm pH của dung dịch, nồng độ
tác nhân chiết, nồng độ thuốc thử, chất phụ gia…
Phƣơng pháp chiết lỏng – lỏng có thể áp dụng cho các chất bay hơi, chất lỏng
và rắn với những ƣu điểm nhƣ các thiết bị đơn giản, hiện có rất nhiều dung môi tinh


khiết với độ hòa tan và chọn lọc tốt, hòa tan mẫu thuận lợi và phù hợp với thiết bị

sắc ký.
Phƣơng pháp này đã đƣợc Jos´e Luiz da Costa và Alice Aparecida da Matta
Chasin sử dụng để xử lí mẫu nƣớc tiểu xác định MDMA, MDA, MDEA [18]. Cho
100µL dung dịch chất nội chuẩn MBDB, 2g NaCl và 0,5mL dung dịch NaOH 1M
vào 4ml nƣớc tiểu, hỗn hợp này đƣợc lắc đều trong 10 phút và ly tâm trong 10 phút.
Dịch chiết đƣợc chuyển sang một ống khác có chứa 50µL MeOH/HCl (axit HCl 5M
trong Methanol) sau đó cho bay hơi đến khô dƣới dòng khí nitơ ở nhiệt độ 300C.
Phần cặn chiết còn lại đƣợc hòa tan bằng 250µL pha động và bơm vào hệ thống
HPLC để phân tích. Hiệu suất thu hồi ở mức hàm lƣợng 300 ng/mL là 102,0; 105,1;
101,2 % và ở mức hàm lƣợng 500 ng/mL là 90,0; 85,5; 98,8 % lần lƣợt cho
MDMA, MDEA và MDA.
Marta Concheiro và cộng sự [22] cũng sử dụng phƣơng pháp chiết lỏng –
lỏng để xác định amphetamin, MA, MDA, MDMA, MDEA và PMA trong nƣớc
tiểu nhƣ sau: Thêm 50 µL của chất nội chuẩn nồng độ 1 mg/L; 0,5 mL NaOH 1N và
3ml dietyl ete vào 0,5 ml nƣớc tiểu sau đó lắc trong 15 phút, ly tâm ở tốc độ 3500
vòng/phút. Pha hữu cơ đƣợc chuyển sang một ống khác. Dung dịch này đƣợc thêm
100mL hỗn hợp MeOH : HCl (99:1 v/v) sau đó cho bay hơi dƣới dòng khí Nitơ ở
350C. Phần chất rắn còn lại sau khi bay hơi hết dung môi đƣợc hòa tan trong 100 µL
đệm amoni format pH 3,0 sau đó tiến hành bơm mẫu vào hệ thiết bị sắc ký. Kết quả
thu đƣợc hiệu suất thu hồi của amphetamin, MA, MDA, MDMA, MDEA và PMA
lần lƣợt là 86,9 %; 92,1%; 85,9 %; 88,8%; 88,3%; 81,1%.
1.4.2. Phƣơng pháp chiết pha rắn
Chiết pha rắn là một dạng sắc ký lỏng đƣợc cải tiến thành hấp thụ pha rắn
với các cơ chế khác nhau. Kỹ thuật này dựa trên nguyên tắc sự phân bố của chất tan
giữa hai pha không tan vào nhau [8].
Cơ chế của sự chiết pha rắn có thể có các bản chất theo các kiểu nhƣ sau:
- Theo cơ chế tƣơng tác hấp phụ của chất rắn (chất chiết pha thƣờng, hệ NP,
pha ngƣợc, hệ RP)



Với các chất tan Xi ở dạng phân tử trung hòa điện tích, không phân cực và ít
phân cực. Cơ chế chiết này xảy ra chủ yếu với các chất hữu cơ và các hợp chất phức
theo cân bằng
Xi + SPEx ↔ Xi.SPEx
- Theo cơ chế trao đổi ion (cation và anion)
Với các chất tan ở dạng ion (cation và anion) hay các chất tan (chất phân
tích), khi trong dung dịch nƣớc môi trƣờng axit hay bazơ loãng, chúng phân ly đƣợc
thành các ion. Ví dụ chiết các cation kim loại và các anion
Men+ + SPEx-H ↔ SPEx-Me + H+
- Theo kiểu trao đổi tạo cặp ion
Theo kiểu này phải có chất tạo cặp với chất chiết, để hình thành ion cửa (ion
đối) của sự trao đổi ion
- Theo kiểu hợp chất liên hợp phân tử, dạng RNH2.HX
Trong cách chiết này, trƣớc tiên ngƣời ta phải thêm một thuốc thử tạo phức
liên hợp với chất phân tích có trong mẫu phân tích để có đƣợc phức liên hợp phân
tử. Ví dụ thuốc thử HCl để chiết các amin loại R-NH2
R-NH2 + HCl = R-NH2.HCl (phức liên hợp)
Sau đó nạp mẫu phức liên hợp này lên cột SPE, để chất chiết hấp thu phức
liên hợp này và giữ lại trong cột chiết. Làm sạch cột chiết sau đó giải hấp chất RNH2.HCl bằng một dung môi thích hợp, ta sẽ thu đƣợc dung dịch của chất R-NH2
- Kiểu chiết rây hay sàng lọc phân tử theo độ lớn
Với cách này, chất chiết là cột chiết có chứa mạng Gel xốp và mạng Gel xốp
này sẽ hấp thu sàng lọc các chất phân tích khi ta dội mẫu vào cột chiết theo độ lớn
phân tử chất. Cách chiết này chủ yếu chỉ dùng cho các chất cao phân tử, có M >
1000 đvC, ví dụ các polyme, monome nhƣ protein, DNA, lipit,…
Các loại cột SPE:
- Loại chứa các chất nhƣ silica, florisil, amino alumina,… có gắn các nhóm
nhƣ –OH, -NH2, -CN chủ yếu dùng để tách các chất tƣơng đối phân cực. Phần lớn



×