Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TỔNG hợp đề THI và HƯỚNG dẫn CHẤM THI HSG cấp TỈNH môn văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.53 KB, 17 trang )

Họ và tên thí sinh:……………………..…………..
Số báo danh:……………………………..………...
SỞ GDĐT BẠC LIÊU
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Gồm 01 trang)

Chữ ký giám thị 1:
…………….………………..

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015
* Môn thi: NGỮ VĂN
* Bảng: A
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ
Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)
Trong bộ phim ngắn có tựa đề Ngang qua đã kể một câu chuyện vô cùng
cảm động:
"Một bà mẹ tuổi đã cao, thường cô đơn ở nhà một mình bởi đứa con trai ở
xa, lại phải hay đi công tác. Một hôm, nhận được điện thoại của con trai bảo
rằng chuẩn bị lên tàu để về nhà, bà đã rất vui mừng, sau đó tất tả đi chợ mua
sắm thức ăn để nấu cho con những món ăn yêu thích. Nhưng rồi, món quà của
mẹ, lọ thức ăn được chuẩn bị rất kỳ công, bị đánh rơi xuống đất, lúc ấy người
con trai bật khóc".
Những giọt nước mắt muộn màng của người con trai như thức tỉnh lương
tâm để tất cả chúng ta tự soi lại chính mình. Trong cuộc đời này, chúng ta đã
từng bao lần "ngang qua" ba mẹ?
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về câu chuyện trên.
Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)


Quan niệm của anh, chị về một tác phẩm nghệ thuật đích thực.
--- HẾT ---

1


Họ và tên thí sinh:……………………..…………..

Chữ ký giám thị 1:

Số báo danh:……………………………..………...

…………….………………..

SỞ GDĐT BẠC LIÊU
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Gồm 01 trang)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015
* Môn thi: NGỮ VĂN
* Bảng: B
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ
Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)
Trong bộ phim ngắn có tựa đề Ngang qua đã kể một câu chuyện vô cùng
cảm động:
"Một bà mẹ tuổi đã cao, thường cô đơn ở nhà một mình bởi đứa con trai ở
xa, lại phải hay đi công tác. Một hôm, nhận được điện thoại của con trai bảo

rằng chuẩn bị lên tàu để về nhà, bà đã rất vui mừng, sau đó tất tả đi chợ mua sắm
thức ăn để nấu cho con những món ăn yêu thích. Nhưng rồi, món quà của mẹ, lọ
thức ăn được chuẩn bị rất kỳ công, bị đánh rơi xuống đất, lúc ấy người con trai
bật khóc".
Những giọt nước mắt muộn màng của người con trai như thức tỉnh lương
tâm để tất cả chúng ta tự soi lại chính mình. Trong cuộc đời này, chúng ta đã
từng bao lần "ngang qua" ba mẹ?
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về câu chuyện trên.
Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)
"Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có
dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu
chưa nói hết."
(Lý luận văn học, Phương Lựu chủ biên, NXB Giáo dục, tái bản lần
2, trang 398)
Anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học hiện
thực 30-45 đã học trong chương trình.
--- HẾT ---

1


SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
BÀ RỊA – VŨNG TÀU
────────

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2008 – 2009
──────────────────

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Hướng dẫn chấm này gồm 2 trang)

Yêu cầu chung
- Trình bày được nét độc đáo trong cách cảm nhận và cách thể hiện về đất nước của Nguyễn
Khoa Điềm qua đoạn trích (đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân;
nhân dân là người làm ra đất nước; giọng thơ trữ tình – chính luận, vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn
hoá dân gian, …)
- Bài làm tỏ ra có năng lực cảm thụ và phân tích văn chương, có vốn lý luận văn học và biết vận
dụng để giải quyết vấn đề. Bố cục khoa học, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, lập luận chặt chẽ, chữ viết dễ
xem, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

Yêu cầu cụ thể về nội dung bài làm
- Bài viết cho thấy được chủ đề đất nước bao trùm trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975,
nhất là trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là một tiếng thơ trong trẻo
và đặc sắc, nói lên được sâu sắc những suy nghĩ và tình cảm thiết tha của tuổi trẻ đối với đất nước và
dân tộc. Đó là sự cảm nhận, phát hiện về đất nước trong cái nhìn tổng thể và toàn vẹn, mang tư tưởng
nhân dân, với một giọng điệu thiết tha sôi nổi mà sâu lắng, có sức mạnh động viên to lớn cho sự
nghiệp chống Mĩ cứu nước.
- Trong quá trình trình bày, thí sinh biết phân tích luận giải cho luận điểm theo bố cục hai phần
của đoạn thơ :
+ Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân.
+ Nhân dân là người làm ra đất nước.
- Những nét độc đáo chính trong cách cảm nhận và cách thể hiện về đất nước của Nguyễn Khoa
Điềm :
+ Không cảm nhận đất nước một cách chung chung trừu tượng mà cảm nhận qua những hình ảnh
và sự việc cụ thể để cho thấy Đất Nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân
dân, Nhân dân là người làm ra đất nước. Đối chiếu với Bình Ngô đại cáo của NT và các tác phẩm cùng
chủ đề đất nước trong VHHĐ như Đất nước của NĐT,… ta thấy chỉ đến Đất Nước của NKĐ thì sự
cảm nhận vừa nói trên về đất nước mới thể hiện rõ. (Trong Bình Ngô đại cáo : đất nước của vua; NĐT

: đất nước của chúng ta – cả 2 đều chưa rõ tư tưởng đất nước của nhân dân, nhân dân là người làm ra
đất nước, đất nước là sự hội tụ và kết tinh công sức và khát vọng của nhân dân).
+ Không chỉ cảm nhận theo không gian địa lí, chiều dài lịch sử mà đi sâu cảm nhận đất nước ở
nhiều phương diện, đặc biệt phương diện văn hoá dân gian… (NĐT cảm nhận chủ yếu qua không gian
địa lí và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm; Nguyễn Trãi chỉ cảm nhận khái quát về các mặt :
địa lí, lịch sử, văn hiến, nhân tài, phong tục).


+ Không thể hiện đất nước chỉ qua những hình ảnh khái quát mà chủ yếu qua những hình ảnh cụ
thể gần gũi đời thường (NĐT thì qua các hình ảnh biểu tượng khái quát, NT thì qua các khái niệm trừu
tượng). Cách thể hiện rất độc đáo, đầy chất lãng mạn trữ tình (Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn
trong nỗi nhớ thầm, Khi anh và em nắm tay nhau, Đất Nước hài hoà nồng thắm, ….)
+ Cách chiết tự rất độc đáo (chiết tự từ Đất Nước thành hai thành tố Đất và Nước).
+ Chất trữ tình - chính luận với giọng điệu sôi nổi, thiết tha, như lời tâm tình chân thành giục giã
có tác dụng hướng tuổi trẻ tới hành động cứu nước (đối chiếu với giọng thâm trầm, phấn khởi, tự hào
trong Đất nước của NĐT,…).

Biểu điểm
Điểm 20 : Đáp ứng các yêu cầu trên. Diễn đạt, lập luận tốt. Chữ viết dễ xem, rất ít mắc lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu. Năng lực cảm thụ và phân tích văn chương tốt.
Điểm 17 : Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu nêu trên. Diễn đạt, lập luận khá tốt. Chữ viết dễ xem,
rất ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Năng lực cảm thụ và phân tích văn chương khá tốt.
Hoặc : Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trên nhưng diễn đạt, lập luận chưa tốt, chữ viết dễ
xem, mắc không nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Năng lực cảm thụ và phân tích văn chương khá
tốt.
Hoặc : Đáp ứng được đa phần các yêu cầu trên; diễn đạt, lập luận tốt, chữ viết đẹp, ít mắc lỗi
chính tả, dùng từ, đặt câu. Năng lực cảm thụ và phân tích văn chương khá tốt.
Điểm 14 : Đáp ứng mức 2/3 các yêu cầu nêu trên. Hoặc : Nội dung có phần trên mức trung bình
nhưng hình thức trình bày lại dưới mức trung bình. Hoặc : Hình thức trình bày khá tốt nhưng nội dung
lại hơi đuối.

Điểm 10 : Bài làm còn sơ sài, diễn đạt nhiều chỗ còn lủng củng, lập luận chưa thật chặt chẽ, mắc khá
nhiều lỗi chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu.
Điểm 1 : Bài làm lạc đề hoặc hầu như không nói được điều gì./.


SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
BÀ RỊA – VŨNG TÀU
────────

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2008 – 2009
──────────────────

ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN THI : NGỮ VĂN LỚP 12
Thời gian làm bài : 180 phút
Ngày thi : 11/11/2008
……………………….

Nét độc đáo trong cách cảm nhận và cách thể hiện về đất nước của Nguyễn
Khoa Điềm qua đoạn trích Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng.

Họ tên thí sinh : ………………………………………….………………………………………….………………
Số báo danh : ………………………………… Chữ ký giám thị số 1 : ………………....………………..


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2009-2010

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN NGỮ VĂN
( Hướng dẫn chấm này gồm 3 trang )
C â u 1 ( 8 đ iể m )
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp và kĩ năng làm một bài văn Nghị luận xã hội.
- Diễn đạt trôi chảy, bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi
diễn đạt, dùng từ, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết cần đạt
được một số ý cơ bản sau :
- Giải thích nội dung ý nghĩa câu danh ngôn :
“cuộc hành trình” là quá trình nỗ lực thực hiện kế hoạch, mục tiêu.
“điểm đến” là kết quả đạt được.
Câu nói của A.Moravia nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của con đường đi đến thành
công, tức là quá trình hành động, nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Phân tích, bình luận :
+ Khi nào thì gọi là thành công ? Đó là khi người ta đạt được kết quả qua một “cuộc
hành trình” bền gan nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn gian khổ để thực hiện mục tiêu đề ra.
Thành công mà A.Moravia nói đây là thành công của một quá trình nỗ lực phấn đấu có mục
tiêu ấy chứ không phải là kết quả của những hành động ngẫu nhiên. Chính bởi vậy mà kết
quả nó đem lại mang ý nghĩa là thành công của cả một quá trình phấn đấu chứ không phải
là điểm đến của quá trình hành động hay kết quả của kết quả. Nếu ngẫu nhiên đạt kết quả thì
đó chỉ là cơ may chứ chưa phải là thành công. Chính vì vậy mà thành công sẽ để lại những
bài học quí giá và bổ ích, cái thành công ấy mới trở nên vô giá.
+ Đánh giá sự thành công nếu chỉ nhìn vào kết quả cụ thể trước mắt chưa đủ mà phải
thấy được “cuộc hành trình” đi đến kết quả ấy như thế nào. Bởi vì quá trình thực hiện để đạt

được mục đích như thế bao giờ cũng đúc kết nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm.
+ Để có được thành công, thực sự không dễ dàng. Con người ta phải tập trung tâm trí,
sức lực, phấn đấu kiên trì, bền bỉ, có lúc phải vượt qua những thử thách, vượt lên chính mình.
Dẫn chứng về sự thành công của một người hay một công ty… trong cuộc sống, trong
các lĩnh vực học tập, làm việc… Ví dụ : Bill Gate lập công ty Micrisoft, một học sinh đậu
thủ khoa Đại học, một nông dân chế tạo được máy gặt / nuôi kì đà xuất khẩu…

1


+ Không ai đạt được mong muốn, ước mơ mà không trải qua thử thách. Thành công
thực sự là niềm vui và hạnh phúc khi đó chính là kết quả của một quá trình bản thân quyết
tâm thực hiện theo kế hoạch đề ra.
+ Để thành công mỗi người cần phải xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt tới, lên kế
hoạch để thực hiện, biết cách đầu tư sức lực, thời gian, không ngừng nâng cao sự quyết tâm
phấn đấu. Cần biết đề ra những mục tiêu có triển vọng để định hướng cho cuộc đời và hành
động tiếp theo.
III. Biểu điểm
+ Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt những yêu cầu trên, lỗi diễn đạt không đáng kể.
+ Điểm 6: Bài làm đáp ứng phần lớn những yêu cầu trên, giải thích, phân tích - bình
luận rõ ràng, nhưng có thể thiếu một vài dẫn chứng tiêu biểu, mắc một số lỗi diễn đạt.
+ Điểm 4: Bài làm tỏ ra hiểu đề nhưng giải thích, phân tích - bình luận chưa sâu, mắc
một số lỗi diễn đạt.
+ Điểm 2: Bài làm còn sơ sài, diễn đạt lúng túng.
+ Điểm 0: Bài làm lạc đề.
Câu 2 (12 điểm)
Đề bài yêu cầu học sinh phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa cuộc sống với
văn học, từ đó phân tích làm bật mối quan hệ qua lại giữa hiện thực cách mạng và thơ Việt
Nam giai đoạn 1945-1975…
Khi trình bày quan điểm của Tố Hữu, thí sinh cần thể hiện khả năng giải thích vấn đề,

toát lên được kiến thức cơ bản về lí luận văn học (mối quan hệ giữa văn học và đời sống, các
chức năng của văn học…)
Khi làm sáng tỏ ý kiến của Tố Hữu, thí sinh biết chọn những dẫn chứng tiêu biểu từ các
bài thơ kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng đất nước.
Không chọn những bài diễn đạt lủng củng, đặt câu sai ngữ pháp, mắc nhiều lỗi chính tả.
I. Yêu cầu về kỹ năng
- Nắm vững phương pháp làm một bài văn NLVH kết hợp kiến thức lí luận văn học.
Dẫn chứng tiêu biểu, chính xác, phân tích dẫn chứng thuyết phục.
- Diễn đạt trôi chảy, bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi
diễn đạt, dùng từ, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết cần đạt
được một số ý cơ bản sau :
1. Giải thích
Câu nói của Tố Hữu chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa văn học và cuộc sống : văn
học xuất phát từ cuộc sống rồi quay trở lại phục vụ cho chính cuộc sống.
- Cuộc sống là nơi xuất phát của văn chương :
+ Cuộc sống cung cấp đề tài, chất liệu, ngôn ngữ… cho văn học.
2


+ Cuộc sống khơi nguồn cho những cảm hứng sáng tạo văn học. …
- Cuộc sống là nơi đến của văn chương :
Sứ mạng của văn học cũng như của mọi hình thái văn nghệ khác là vị nhân sinh, tức là
vì cuộc sống, vì con người. Ngoài sứ mạng đó, nó không còn sứ mạng nào khác, hay nói
cách khác, nếu không vị nhân sinh thì văn học nghệ thuật sẽ chẳng có ý nghĩa gì.
+ Tác phẩm văn học giúp người đọc nhận thức về cuộc sống, tác động cải tạo cuộc sống.
+ Tác phẩm văn học tác động vào tư tưởng, tình cảm, góp phần nhân đạo hoá con
người, động viên con người.
+ Tác phẩm văn học đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ, nâng cao thị hiếu thẩm mĩ của người đọc.

Tác phẩm văn học tham gia tích cực vào xây dựng cuộc sống của nhân dân ta…
2. Làm sáng tỏ ý kiến qua các bài thơ giai đoạn 1945-1975
Thí sinh dựa vào các luận điểm triển khai trong phần giải thích nói trên để lấy dẫn
chứng và phân tích làm bật mối quan hệ giữa thơ Việt Nam 1945 – 1975 và cuộc sống của
nhân dân ta về cả các mặt chiến đấu, lao động sản xuất, học tập, xây dựng cuộc sống (chủ
yếu là cái chung, nếu nói cả cái riêng thì càng tốt).
Trong quá trình phân tích làm sáng tỏ những điều trên, bài viết cần làm bật được nét
riêng của thơ Việt Nam giai đoạn 1945-1975 :
- Thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã gắn chặt và phản ánh hiện thực của đất
nước theo từng bước đi của lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và công
cuộc xây dựng đất nước.
- Thơ Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã đi vào cuộc sống của nhân dân, trở thành vũ
khí chiến đấu, món ăn tinh thần bồi đắp tư tưởng, tình cảm của nhân dân ta, động viên tinh
thần nhân dân ta.
Dẫn chứng cần chọn lọc, tiêu biểu, phong phú, toàn diện qua một số tác phẩm, tác giả,
chẳng hạn : Tây Tiến, Việt Bắc, Đất Nước, Tiếng hát con tàu, v.v…).
III. Biểu điểm
- Điểm 12 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng. Có thể mắc một số sai
sót không đáng kể.
- Điểm 9 : Hiểu ý nghĩa vấn đề. Đáp ứng khoảng 2/3 yêu cầu trên. Dẫn chứng tương đối
phong phú. Bố cục rõ ràng ; diễn đạt khá lưu loát, có thể mắc vài lỗi chính tả và ngữ pháp.
- Điểm 7 : Hiểu được ý nghĩa câu nói, nhưng lí giải còn sơ sài. Đáp ứng khoảng 1/2 yêu
cầu trên. Dẫn chứng đúng nhưng phân tích dẫn chứng chưa kĩ. Diễn đạt khá lưu loát.
- Điểm 5 : Có hiểu nội dung câu nói nhưng giải thích sơ sài. Có dẫn chứng nhưng chưa
thật chính xác. Diễn đạt chưa lưu loát.
- Điểm 2 : Bài sơ sài; chưa hiểu nội dung câu nói; thiếu dẫn chứng. Diễn đạt lủng củng.
- Điểm 0 : Không làm bài hoặc lạc hẳn đề.
(Giám khảo nên căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. Có thể
bài làm chưa toàn diện nhưng chú ý phát hiện, trân trọng sự độc lập trong tư duy, chất văn,
tính sáng tạo của học sinh).


3


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2009-2010

ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN THI : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài thi : 180 phút
Ngày thi : 24/ 11/ 2009

Câu 1 (8 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau đây của A.Moravia : “Thành công
là một cuộc hành trình chứ không phải là điểm đến”.
Câu 2 (12 điểm)
“Cuộc sống là nơi xuất phát và cũng là nơi đến của văn chương.”
(Tố Hữu)
Anh (chị) hiểu như thế nào về quan niệm trên của Tố Hữu ? Bằng những hiểu biết
về thơ Việt Nam giai đoạn 1945-1975, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

___________________________

HẾT

___________________________


Họ và tên thí sinh :……………………………………… Chữ kí giám thị số 1:………………
Số báo danh : ………………………………....

1


SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
_________________

KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12THPT
DỰ THI QUỐC GIA,NĂM HỌC 2010-2011
___________________

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN THI: Ngữ văn

( Hướng dẫn chấm có 03 trang)
Câu 1. 8 điểm)
I. Về kỹ năng: Nắm được yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội từ các mặt: Bố
cục, lập luận, sử dụng dẫn chứng, diễn đạt theo các mức độ từ bình thường, khá, tốt, đến
xuất sắc.
II.Về nội dung:
- Nắm vững yêu cầu nội dung: Nghị luận một vấn đề thuộc về quan điểm rèn luyện
phẩm chất ý chí của con người.
- Nội dung câu nói:
+ Thất bại là khó tránh khỏi vì có nhiều trở ngại khách quan, chủ quan.
+ Điều quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại bằng cách rút ra kinh nghiệm, có
nghị lực, ý chí vươn lên sau mỗi thất bại.

+ Sự thất bại với chính bản thân mình là thảm hại nhất vì nó thể hiện sự yếu mềm của
những người thiếu ý chí: không chiến thắng được bản thân thì con người không thể thành
công trong bất kỳ công việc nào.
III. Biểu điểm:
- Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt những yêu cầu trên, lỗi diễn đạt không đáng kể.
- Điểm 6: Bài làm cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên. Giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận rõ ràng, nhưng còn thiếu một vài dẫn chứng tiêu biểu, mắc
một số lỗi diễn đạt và chính tả.
- Điểm 4: Bài làm tỏ ra hiểu đề nhưng Giải thích, phân tích, chứng minh, bình
luận chưa sâu, mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ.
- Điểm 2: Bài làm sơ sài, diễn đạt lúng túng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả,
dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Bài làm hoàn toàn lạc đề.

Câu 2.(12 điêm)
I. Yêu cầu kỹ năng:
- Nắm được yêu cầu của đề về mặt thể loại : Giải thích – Phân tích – Bình luận
- Bố cục lập lụân rõ ràng, lý lẽ sắc bén, phân tích sâu dẫn chứng, diễn đạt giàu “chất
văn”.
II. Yêu cầu về nội dung:
A. Giải thích:
- Hiểu được ý nghĩa câu nói: Nhà văn khẳng định một cách mạnh mẽ có tính chất
tiên quyết,sống còn “ Nhà văn tồn tại ở trên đời ….là để nâng giấc cho những người cùng
đường tuyệt lộ… bênh vực cho những người không còn được ai bênh vực”. Đó chính là
thiên chức cao cả , nặng nề và cũng đầy vinh quang của người nghệ sỹ.
- Nói như vậy không có nghĩa là nhà văn phủ nhận các mặt giá trị khác như là giá trị
hiện thực, giá trị chiến đấu của văn học. Vấn đề ở đây là Nguyễn Minh Châu coi chủ nghĩa
nhân đạo là tiêu chí hàng đầu trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.



- Đó cũng chính là giá trị nhân đạo của nền văn học Cách mạng được thể hiện trong
ba tác phẩm: Vợ Nhặt - Vợ chồng A Phủ - Chiếc thuyền ngoài xa với các nhân vật : Người
vợ nhặt - Mỵ - Người đàn bà hàng chài.
B. Phân tích: Hiểu biết về ba nhân vật.
1. Nhân vật người vợ nhặt:
- Nạn nhân của nạn đói 1945: Sống một cuộc đời trôi dạt, vất vưởng vẻ ngoài nhếch
nhác, dơ dáng, ăn nói “ chao chát, chỏng lỏn”, đến với Tràng giống như một đồ vật mà
người ta có thể nhặt nhãnh vơ vào (“ Vợ nhặt”). Nhân vật được đặt ở ranh giới của sự sống
và cái chết, con người và đồ vật …
- Ấy thế mà, sau tất cả những gì đã nói ở trên là một người đàn bà có lòng ham sống
mãnh liệt, là một người biết điều, ý tứ và cũng là người phụ nữ hiền hậu, đúng mục, biết lo
toan. Cuối cùng, thị đã được cứu vớt, đã tìm được tổ ấm gia đình, có người thông cảm, chia
sẻ và tác giả cũng hé lộ con đường về ngày mai và tương lai cho cả ba nhân vật.
- Ý nghĩa thiên truyện : Con người lao động trong bất kỳ tình huống nào luôn
khao khát tình thương yêu và hạnh phúc gia đình, luôn tin ở sự sống và tương lai. Công
đầu thuộc nhà văn, nhà nhân đạo chủ nghĩa Kim Lân.
2. Nhân vật Mỵ :
a. Là nạn nhân của xã hội thực dân, phong kiến, thần quyền:
- Là con dâu “ gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra.
- Là “con rùa lầm lũi nơi xó cửa”: một nô lệ trá hình bị tước hết quyền sống, quyền
tự do, quyền hạnh phúc ( Mỵ hoàn toàn mất nhu cầu của một con người bình thường, nhu
cầu nữ tính, trở thành con người vô cảm).
- Không có ai là người bênh vực chia sẻ, cuộc sống được đặt trong ranh giới mong
manh giữa con người và con vật.
b. Sức sống tiềm tàng :
- Mỵ có tuổi trẻ, có sắc đẹp, có tài thổi sáo .
- Mỵ giàu sức phản kháng: Từ khóc đến muốn chết, uống rượu và cuối cùng là cởi
trói và chạy theo A Phủ. Mỵ được tự do, được sánh vai trong cuộc sống hạnh phúc cùng A
Phủ.
- Ý nghĩa thiên truyện cũng là tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài : Người dân miền

núi mà tiêu biểu là Mỵ và A Phủ trong quá trình đấu tranh dành quyền sống và hạnh
phúc đã trải qua bao tủi cực đắng cay . Họ đấu tranh để được giải phóng bằng sức quật
khởi của chính họ.
3. Người đàn ba hàng chài
+ Người đàn bà xấu xí, thô kệch, cam chụi, nhẫn nhục, quê mùa, thất học, nạn nhân
của nạn bạo hành. Chị là hiện thân của sự bất hạnh thiệt thòi “dồn đến chân tường” “ cùng
đường tuyệt lộ”, “ không còn ai bênh vực” ....
+ Nhưng đằng sau người phụ nữ ấy là hiện thân của một tấm lòng vị tha, nhân hậu,
độ lượng, giàu đức hy sinh. Một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi. Một
người phụ nữ thấu hiểu sâu sắc lẽ đời....
+ Đó chính là “ sự nâng giấc”, “ bênh vực” của nhà văn Nguyễn Minh Châu cho
“đứa con tinh thần” của mình.
4. Khái quát:


+ Cả ba nhân vật bên cạnh những nét khác biệt đều là hiện thân của những phụ nữ
bất hạnh, khổ đau... cần được bảo vệ , bênh vực, che chở.
+ Là những hình tượng điển hình cho những vẻ đẹp khuất lấp, cho những kết thúc “
có hậu” của nền Văn học Cách Mạng. Trong đó, không thể không nói đến thiên chức và sứ
mệnh nhân văn cao cả của các nhà văn, những người cầm bút .
C. Bình luận:
+ Quan niệm nghệ thuật nói trên của nhà văn Nguyễn Minh Châu có giá trị như một
“ Tuyên ngôn” về thiên chức người cầm bút và sứ mệnh của nền văn học chân chính, văn
học Cách Mạng.
+ Trong thực tế và bằng các sáng tác của mình, nhà văn đã thể hiện một cách hùng
hồn sâu sắc và thấm thía quan điểm nghệ thuật nói trên. Sáng tác của ông ở giai đoạn sau
1975 với dòng cảm hứng thế sự - đời tư đã chứng tỏ Nguyễn Minh Châu xứng đáng là nhà
văn “ mở đường tinh anh và tài năng ....” . Ông đã luôn tìm tòi, phát hiện, hướng về những
giá trị nhân văn vừa rất thế sự đời thường và cũng đầy tính phổ quát, nhân loại: nỗi âu lo
thắc thỏm về thân phận con người, đặc biệt là người nghèo khổ và lòng yêu thương vô bờ

bến của ông dành cho họ.
III/ Biểu điểm:
- Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu,
phong phú có thể mắc một vài sai sót nhỏ không đáng kể.
-

Điểm 9: Hiểu ý nghĩa vấn đề. Đáp ứng khoảng 2/3 yêu cầu trên. Dẫn chứng tiêu
biểu, chính xác, biết phân tích dẫn chứng.

-

Điểm 7: Hiểu được ý nghĩa đề ra nhưng bài làm còn sơ sài. Đáp ứng khoảng ½
yêu cầu trên. Dẫn chứng đúng nhưng phân tích dẫn chứng chưa sâu. Diễn đạt
tương đối lưu loát.

-

Điểm 5: Có hiểu nội dung đề ra nhưng bài làm sơ sài. Có dẫn chứng chưa chưa
tiêu biểu hoặc chưa thật chính xác. Diễn đạt chưa trôi chảy. Có mắc một số lỗi
chính tả, dùng từ, đặt câu.

-

Điểm 2: Bài làm quá sơ sài, chưa hiểu nội dung đề ra.

-

Điểm 0: Bài làm lạc đề hoặc không làm bài.

...........................................................Hết...................................................................................



PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU THÀNH

(Đề chính thức)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ:
Câu 1 (6 điểm):
Xác định và phân tích giá trị thẩm mĩ của các biện pháp
tu từ có trong đoạn thơ:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không
kính - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2 (14 điểm):
Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt
nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội,
Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong
mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.


----Hết---(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)


PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU THÀNH

(Đề chính thức)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
(Thời gian: 120 phút)

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1. (6.00 điểm)
Yêu cầu: Học sinh xác định được các biện pháp tu từ và chỉ ra được giá trị
thẩm mĩ có trong đoạn thơ:
- Điệp ngữ: “không có” ( lặp lại 3 lần) nhấn mạnh thêm tính chất khốc
liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như
chiếc xe không thể chạy được nữa. (2.00 điểm)
- Tương phản: Giữa “không” và “có” đó là sự đối lập giữa phương tiện
vật chất và tinh thần của người chiến sĩ. .(2.00 điểm)
- Hoán dụ: + “miền Nam”  chỉ nhân dân miền Nam)
+ “một trái tim”  chỉ người lính lái xe với một tấm lòng,
một tình yêu nước, một khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và
đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. .(2.00 điểm)
Câu 2. (14.00 điểm)
1. Về kĩ năng:
- Học sinh phải xác định được đây là một bài văn nghị luận về một vấn đề tư
tưởng đạo lí.

- Bố cục rõ ràng, kết hợp nhiều thao tác như giải thích, chứng minh, bình luận.
- Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, hạn chế lỗi chính tả.
2. Về kiến thức:
Học sinh phải đạt được những yêu cầu sau:
- Giới thiệu và giải thích được vấn đề cần bàn luận.
+ Con người trước mỗi thất bại không nên thất vọng mà phải nhận ra được bài
học để rồi đi đến thành công . ( Thất bại là mẹ thành công.)
+ Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
+ Mầm mống nghĩa ở đây là nguyên nhân, là bài học bổ ích mà ta nhận ra được
từ sự thất bại đó.
+ Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định vấn đề trên là đúng:
+ Trong cuộc sống, con người phải có niềm tin và nó chính là nền tảng để đi đến
thành công.
+ Thiếu niềm tin và nghị lực thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa.
+ Con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng bằng phẳng, xuôi dòng
+ Thất bại là điều khó tránh khỏi vì nhiều trở ngại do chủ quan, khách quan. Dẫn
chứng trong lịch sử đấu tranh, trong thời kì xây dựng, thời kì đổi mới.
+ Điều quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại bằng cách rút kinh nghiệm và
xem đó là cơ hội để ta giàu thêm ý chí, nghị lực để vươn lên ( Ai chiến thắng mà
không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần)


+ Gục ngã, buông xuôi trước một thất bại là kẻ yếu mềm, thiếu ý chí, không
chiến thắng được bản thân thì không thể thành công trong công việc. ( Không có
viêc gì khó…ắt làm nên…)
Lưu ý: HS có thể có những kiến giải khác, quan trọng có sức thuyết phục là được.
- Mở rộng, bàn bạc :
+ Con người cần có những thành công cho mình và cho cộng đồng.
+ Xem sự thất bại là mẹ đẻ của thành công

+ Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.
3. Biểu điểm:
- Điểm 13.00-14.00: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, nắm chắc vấn đề, giải
quyết vấn đề đúng hướng, rõ trọng tâm; lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc trôi
chảy, không vi phạm các lỗi về chính tả, về ngữ pháp…..
- Điểm 10.00-12.00: Bài làm đáp ứng trên 2/3 các yêu cầu của đề, nắm chắc vấn
đề, giải quyết vấn đề đúng hướng, rõ trọng tâm; lập luận khá chặt chẽ, diễn đạt
mạch lạc trôi chảy, còn vi phạm nhỏ các lỗi về chính tả, về ngữ pháp…..
- Điểm 7.00-9.00: Bài làm đáp ứng trên 1/2 các yêu cầu của đề, nắm được vấn đề, giải
quyết vấn đề đúng hướng, rõ trọng tâm; lập luận tương đối chặt chẽ, diễn đạt khá
mạch lạc trôi chảy, còn vi phạm nhỏ các lỗi về chính tả, về ngữ pháp…..
- Điểm 5.00-6.00: Bài làm đáp ứng 1/2 các yêu cầu của đề, có nắm được vấn đề,
giải quyết vấn đề khá đúng hướng, nêu được trọng tâm; lập luận tương đối chặt
chẽ, diễn đạt tương đối mạch lạc trôi chảy, còn vi phạm khá nhiều các lỗi về
chính tả, về ngữ pháp…..
- Điểm 3.00-4.00: Bài làm đáp ứng dưới 1/2 các yêu cầu của đề, có nắm được vấn đề,
giải quyết vấn đề còn lang mang, không nêu được trọng tâm; lập luận thiếu chặt chẽ,
diễn đạt còn hạn chế, còn vi phạm nhiều các lỗi về chính tả, về ngữ pháp…..
- Điểm 1.00-2.00: Bài làm đáp ứng rất hạn chế các yêu cầu của dàn bài, chưa nắm
được vấn đề, giải quyết vấn đề lang mang, không nêu được trọng tâm; diễn đạt
còn rất hạn chế, còn vi phạm rất nhiều các lỗi về chính tả, về ngữ pháp…..
- Điểm 0.00: Bài làm lạc đề.
--------------HẾT---------------


CẤU TRÚC ĐỀ:
Câu 1:
- Tuần 10
- Tiết 47
- Bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Câu 2:
- Tích hợp Kiểu bài văn nghị luận của chương trình lớp 7, 8 và lớp 9
- Nghị luận giải thích
- Nghị luận chứng minh
- Bình luận


SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
_____________

KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12THPT
DỰ THI QUỐC GIA,NĂM HỌC 2010-2011
__________________

MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài thi: 180 phút
Ngày thi: 07/12/2010
(Đề thi có 01 trang)
Câu 1. (8 điểm)
Anh ( chị) hãy bình luận câu nói sau :
“Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần; nhưng với bản thân bạn
không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”
(Trích Lời cỏ cây – Bàn về thân phận con người trong cuộc đời, của nhà văn
Márai Sádor người Hunggari)

Câu 2. (12 điểm)
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng “ Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết là để làm
công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hay số
phận đen đủi dồn đến chân tường, bênh vực cho những con người không còn được ai bênh

vực”.
Từ sự hiểu biết về các nhân vật: Người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân), Mỵ (Vợ chồng A
Phủ - Tô Hoài), Người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu), anh
(chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
-----------------------------------------------------Hết---------------------------------------------------------

Họ và tên thí sinh:………………………………Chữ ký giám thị số 1:…………….
Số báo danh:……………………………………



×