Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

TÊN DỰ ÁN: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC LÀN ĐIỆU DÂN CA DÂN TỘC MÔNG TỈNH HÀ GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.61 MB, 49 trang )

TÊN DỰ ÁN: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC LÀN ĐIỆU DÂN CA
DÂN TỘC MÔNG TỈNH HÀ GIANG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dân ca là một loại hình trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam,
dân ca nói chung và dân ca dân tộc thiểu số nói riêng là một phần không thể
thiếu trong đời sống tinh thần của người dân. Nó bắt nguồn và phát triển từ
thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, giao lưu, tiếp biến văn hóa của cộng
đồng.
Dân ca chứa đựng tất cả những giá trị văn hóa truyền thống của một cộng
đồng dân tộc, thông qua đó con người thể hiện khát vọng của mình về một cuộc
sống ấm no, hạnh phúc, con người, thiên nhiên giao hòa. Dân ca Mông là một
bộ phận quan trọng của dân ca Việt Nam, và được lưu truyền qua nhiều thế hệ
và tồn tại cho đến ngày nay. Thời gian gần đây, dân ca các dân tộc thiểu số đã
được nhiều người quan tâm sưu tầm, nghiên cứu và đã đạt được một số kết quả
nhất định.Tuy nhiên phần lớn các đề tài tìm hiểu, nghiên cứu chỉ tập trung vào
việc giới thiệu các làn điệu dân ca hoặc giới thiệu một làn điệu tại một địa
phương nhất định.Việc nghiên cứu tìm hiểu các giá trị tiêu biểu của dân ca ở
phạm vi hẹp tại một tỉnh vẫn chưa có nhiều. Mặt khác, do mỗi tiểu vùng văn
hóa có sắc thái riêng, vì vậy, khi nghiên cứu về dân ca Mông, chúng ta không
thể bỏ qua việc nghiên cứu ở từng địa phương cụ thể.
Chính vì vậy, nghiên cứu về dân ca Mông ở mỗi địa phương là những bước
đi cần thiết và quan trọng để kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu
nhằm mục đích tiến tới xây dựng đời sống văn hóa mới và phát triển du lịch tại
các thôn bản trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

1



II.
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu về văn nghệ dân gian Mông và dân ca Mông đã thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà dân tộc học. Có thể kể đến một số công trình như sau:
- Hùng Đình Qúy (2000), Dân ca Mông Hà Giang (Hux Zangx Hmông), tập 1, Sở
Văn hóa Thông tin Hà Giang, HG.
- Hùng Đình Qúy (2001), Dân ca Mông Hà Giang, tập 2, Sở Văn hóa Thông tin
Hà Giang, HG.
- Hùng Đình Qúy (2003), Dân ca Mông Hà Giang, tập 3, Sở Văn hóa Thông tin
Hà Giang, HG
- Hùng Đình Qúy (2005), Tuyển tập song ngữ những bài Khèn ca tang lễ và dân
ca Mông Hà Giang, Nxb Văn hóa thông tin. H.
- Doãn Thanh sưu tầm, biên dịch (1974), Dân ca Mèo, Hội Văn học Nghệ thuật Lào
Cai xuất bản.
- Nguyễn Hữu Thu (1985), Dân ca Hmông, Nghiên cứu nghệ thuật, H, số 5.
- Lê Trung Vũ (1987), Tục ngữ và câu đố Hmông, Nxb Văn hóa dân tộc.
- Ban văn học Việt Nam tuyển chọn ( 2004), Tiếng hát tình yêu; dân ca Hmông, Tạp
chí Văn hóa các dân tộc, H, số 9.
Các công trình trên cho thấy các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm không ít đến vốn
văn hóa tinh thần phong phú của của dân tộc Mông và dân ca Mông thể hiện qua các
tác phẩm của họ. Trong đó, vốn dân ca đã có được một vị trí xứng đáng. Các tác
phẩm như vậy đã góp phần quan trọng trong việc lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn
hóa văn nghệ quý ở một tộc người, để cho người đời nay và mai sau được biết và trân
trọng.
III.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các làn điệu dân ca dân tộc Mông
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các làn điệu dân ca dân tộc Mông tỉnh Hà

Giang.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2


- Có vốn kiến thức phong phú, sâu sắc về dân tộc Mông tỉnh Hà Giang
- Phát triển du lịch văn hóa dân tộc Mông tỉnh Hà Giang nói chung và cao
nguyên đá Đồng Văn nói riêng.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về đời sống, những nét văn hóa cổ truyền
và dân ca của dân tộc Mông.
- Quảng bá du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Mông
tỉnh Hà Giang
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu về dân tộc Mông, văn hóa dân tộc Mông và dân ca Mông tỉnh Hà
Giang
- Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các làn điệu dân ca Mông, tỉnh
Hà Giang.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Công trình nghiên cứu này được thực hiện dựa trên một số phương pháp nghiên cứu
khoa học cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (xã hội học, văn học).
- Phương pháp sưu tầm các nguồn tài liệu, trang ảnh phục vụ cho việc xây dựng
nội dung công trình.
- Phương pháp miêu tả, so sánh, phân tích, tổng hợp để xử lý tư liệu thu được.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
VII. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIẾN.
1. Ý nghĩa khoa học

3


Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đề tài có những ý nghĩa khoa học
dừng ở phạm vi đề tài nghiên cứu Khoa học xã hội như:
- Nghiên cứu và giới thiệu được những nét đặc sắc văn hóa của đồng bào dân
tộc Mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang, đặc biệt là dân ca Mông.
- Tìm hiểu và rút ra những kết luận ban đầu về thực tế và tiềm năng du lịch văn
hóa của dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giới thiệu được đến người dân, khách du lịch trong và ngoài tỉnh về nét đặc
sắc văn hóa dân tộc Mông. Từ đó đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền về dân ca Mông
- Đưa ra hệ thống các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các làn điệu dân ca
Mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Bước đầu thử nghiệm một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các làn
điệu dân ca dân tộc Mông.
VIII. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Đề tài ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, nội dung chính của khóa luận được thể hiện trong 4 chương sau:
- Chương I: Khái quát về dân tộc Mông tỉnh Hà Giang
- Chương II: Những nét đặc sắc về văn hóa dân tộc Mông tỉnh Hà Giang
- Chương III: Đặc điểm về dân ca dân tộc Mông
- Chương IV: Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các làn điệu dân ca dân
tộc Mông.

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC MÔNG TỈNH HÀ GIANG
1. Khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội vùng
dân tộc Mông tỉnh Hà Giang
4



Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới cực Bắc, nơi địa đầu Tổ quốc có vị trí chiến
lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng của đất nước. Hà Giang có
diện tích tự nhiên là 7.914,88 km2, phía Bắc và Tây Bắc giáp Trung Quốc, có đường
biên giới dài 277,5km, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai,
Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Hà Giang có địa hình rất phức tạp và
hiểm trở, có độ cao trung bình từ 1.200 đến 1.600m với nhiều dãy núi đồ sộ. Phía Bắc
của tỉnh là cao nguyên Đồng Văn, độ cao trung bình là 1.600m. Do vậy, hệ thống
đường giao thông đi lại ở đây gặp nhiều khó khăn, đường nhỏ, hẹp và dốc. Khí hậu ở
Hà Giang về cơ bản thuộc vùng nhiệt đới gió mùa. Ở các huyện vùng cao phía Bắc
khí hậu rất khắc nghiệt, số ngày mưa và ngày giá lạnh chiếm phần lớn thời gian trong
năm. Cấu trúc địa hình đã tạo ra cho Hà Giang có nhiều sông, suối, hồ phục vụ cho
đời sống dân cư và tưới tiêu đồng ruộng. Tuy nhiên do sự phân bố không đều nên
vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh rất ít sông suối, hàng năm vào mùa khô thường
thiếu nước nghiêm trọng. Dân số toàn tỉnh tính đến 31/12/2015 là 806.702 người; bao
gồm 19 dân tộc anh em đông nhất là dân tộc Mông.
Nhóm ngôn ngữ chính của các cư dân ở Hà Giang là: Việt – Mường, Tày –
Thái, Mông – Dao, Tạng – Miến, Hoa và các nhóm ngôn ngữ khác. Lịch sử Hà Giang
là một dòng chảy liên tục có những đóng góp tích cực vào quá trình dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam. Đồng bào các dân tộc Hà Giang vốn có truyền thống
đoàn kết trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng như trong xây dựng quê hương đất
nước. Nhân dân các dân tộc Hà Giang đã phát huy truyền thống bất khuất, kiên
cường, cùng cả nước đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc, xây dựng và
phát triển đất nước. Trong công cuộc đổi mới, Hà Giang đã có bước phát triển vượt
bậc về mọi mặt. Đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, tăng trưởng kinh
tế cao và liên tục, tỉ lệ đói nghèo giảm, hệ thống chính trị được xây dựng và củng cố
vững chắc. Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, thu ngân sách trên địa bàn
tăng cao, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 8,8%. Tổng sản phẩm bình quân
đầu người ước đạt 17,64 triệu đồng. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển

5


khai mạnh mẽ, đồng bộ, có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo. Giá trị sản xuất công
nghiệp tăng cao tạo nguồn thu cho địa phương. Kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế
biên mậu được ưu tiên đầu tư. Lĩnh vực du lịch có nhiều khởi sắc tạo. Lĩnh vực văn
hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí được nâng
lên; giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được khơi dậy và phát huy; các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể thao, thông tin, truyền thông được tổ chức tốt; công tác
phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân thường xuyên được quan tâm;
an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng
được cải thiện. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia được giữ vững; an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong
những năm qua có ảnh hưởng rất tích cực đến đời sống văn hoá của các dân tộc thiểu
số trong đó có dân tộc Mông.
2. Vài nét về dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Theo các nhà dân tộc học Việt Nam, phần lớn người Mông ở các tỉnh miền núi
phía Bắc đều di cư trực tiếp ở Qúy Châu, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) sang
Việt Nam. Một số nhóm ở Thanh Hóa, Nghệ An di cư đến Việt Nam qua Lào. Người
Mông đến Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau và chia thành nhiều đợt.
Dân tộc Mông là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông nhất ở tỉnh
Hà Giang, bằng 32,57% dân số cả tỉnh sinh sống chủ yếu ở các huyện Quản Bạ, Yên
Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc ở phía Bắc của tỉnh.
Người Mông ở Hà Giang gồm 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa sinh
sống chủ yếu ở các Huyện phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và hai
huyện phía tây Hoàng Su phì, Xín Mần. Người Mông cư trú xen kẽ với các dân tộc:
Dao, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao, Tày, Nùng ... Nằm trong nhóm các dân tộc nói ngôn ngữ
Mông – Dao (gồm 3 dân tộc Mông, Dao và Pà Thẻn).
Người Mông ở Hà Giang thích nghi với đời sống trên các dãy núi cao từ 800m
đến 1700m so với mặt nước biển. Núi bao quanh người Mông và người Mông gắn bó

6


với núi non trong mọi đời sống: Sinh hoạt, tình cảm, tập tục và tâm linh. Di cư đến Hà
Giang đã gần 300 năm, giờ đây người Mông coi Hà Giang là quê hương, người Mông
truyền nhau:
"... Con chim có tổ
Người Mông ta cũng có quê
Quê ta Mèo Vạc ... "
Mèo Vạc là nơi tiêu biểu cho các khu định cư của cộng đồng dân tộc Mông ở
Hà Giang. Người Mông quan niệm về vũ trụ: Sở dĩ có trời và đất là do Vua trời cử
ông Chày sinh ra bầu trời và cử bà Chày sinh ra mặt đất, lúc mới được tạo ra mặt đất
hình vuông, 4 góc phẳng phiu, còn bầu trời tròn và nhỏ hơn mặt đất. ông Chày bèn
bảo bà Chày hãy co bớt mặt đất lại để nhỏ bằng mặt trời, bà Chày co lại và đã làm cho
mặt đất lồi lõm: Chỗ cao thành núi, chỗ thấp thành đồng bằng, chỗ hằn sâu thành
sông, suối, ao, hồ, chỗ lõm sâu thành biển cả ... và sau đó con người được sinh ra đó
là quan niệm thô sơ, ban đầu của người Mông cũng như một số dân tộc khác khi giải
thích về vũ trụ thời kỳ trước đây.

CHƯƠNG II: NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG
TỈNH HÀ GIANG

1. Bản, làng và nhà của người Mông ở Hà Giang
Người Mông gọi bản là giao, mỗi giao từ vài chục nóc nhà đến vài trăm nóc
nhà quây quần bên nhau. Cũng có khi các nóc nhà được phân bố theo cụm chừng vài
7


ba nhà trên một khu vực ở rải rác ven sườn núi, đồi. Nơi được chọn lập làng là nơi có
nguồn nước sinh hoạt cho cả người lẫn gia súc. Đất làng là toàn bộ những gì thuộc

không gian sinh tồn của làng. Bên cạnh khu vực cư trú còn có đất canh tác và những
khu vực thuộc quy định chung của làng: Rừng đầu nguồn, khu vực nghĩa địa của làng,
rừng thiêng.
Làng của người Mông quần tụ theo dòng họ. Người Mông quan niệm: "cùng
họ, cùng ma" và "anh em ghét nhau không bỏ được cái giường". Vì thế tuy sống
chung với nhau trong một làng nhưng các dòng họ cư trú theo từng cụm riêng, mỗi
cụm là một dòng họ. Ngày nay bắt đầu xuất hiện việc cư trú đan xen các dòng họ
trong một làng, tuy vậy đa số dân tộc Mông vẫn thích tách ra từng khu vực cho mỗi
dòng họ. Làng của người Mông dù mới thành lập hay định cư từ lâu đời đều có ranh
giới rõ ràng. Ranh giới làng được thoả thuận bằng miệng giữa những người có uy tín
của các làng lân cận. Cách đánh dấu ranh giới làng là lấy đỉnh đồi, núi làm mốc hoặc
dựa vào các dòng sông, con suối để phân định.
Nhà của người Mông thường dựng trên các triền núi, phía trước có suối, phía
sau có núi. Đó là những ngôi nhà trệt. Để chống gió, khí hậu lạnh, sương muối vùng
cao, những ngôi nhà Mông thường là thấp, vững chắc, kín đáo. Nhà thường có ba gian
hai chái, cửa chính ở giữa, cửa phụ ở hai bên đầu hồi. Xung quanh nhà thưng ván,
vách nứa hoặc đá xếp. Nhà những gia đình Mông khá giả thường làm khá rộng, cột gỗ
kê đá đẽo hình đèn lồng hay quả bí. Gian giữa nhà là nơi thờ tổ tiên và để dụng cụ sản
xuất. Hai gian hai bên, mỗi gian là một buồng ngủ và một bếp lò. Tuỳ theo gia chủ họ
gì mà bếp lò và buồng ngủ chủ nhà đặt bên trái hay bên phải. Cửa chính của nhà
thường treo một tấm vải đỏ hình chữ nhật, hoặc các tờ giấy bản để cầu phúc. Một số
nhà còn treo trước cửa một chén nước nguồn tinh khiết, được múc đúng vào ngày
mồng một tết Nguyên đán với ý nghĩa cầu mong bình yên, mát lành, phúc lộc đầy
nhà... Người Mông thường dựng nhà theo hướng Đông hoặc hướng Tây. Trước khi
dựng nhà, người ta phải xem xét chọn đất lành. Khi dựng nhà, việc quan trọng nhất là
dựng "cột ma". Trước khi dựng cột, chủ nhà mổ lợn, gà để cúng "cột ma". Dựng "cột
8


ma" phải chọn ngày tốt, giờ tốt. Làm xong thì phải làm lễ "ma nhà" và "cột ma". Chủ

nhà phải là người đầu tiên đích thân nhóm lửa vào các bếp để khai mở cuộc sống cho
ngôi nhà mới.

Hình ảnh: Nhà của người Mông trên cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang

Hình ảnh: Những bước tường rào đá bao quanh ngôi nhà của người Mông

2. Hoạt động kinh tế của người Mông Hà Giang

9


Người Mông có tập quán trồng cây xen canh đã lâu đời. Thông thường người ta
trồng ngô có khoảng cách khá thưa, giữa các luống ngô là các loại đậu: cô ve, đậu vàng,
đậu hoà lan. Trên nương lúa thường trồng xen các loại bí, các loại rau xanh... ở nhiều nơi,
xung quanh nương lúa, nương ngô thường được bao bọc bởi cây ý dĩ. Sau khi thu hoạch
vụ hè thu, người ta còn trồng thêm đậu răng ngựa. Việc trồng xen canh không những để có
thêm thực phẩm mà còn làm cho đất tốt hơn. Trong các loại cây công nghiệp, lanh là cây
trồng phổ biến, chiếm một diện tích khá lớn trên đất người Mông sinh sống. Trừ một vài
nhóm Mông trồng bông dệt vải, tất cả các nhóm Mông còn lại đều trồng lanh. Vải lanh
dùng làm váy, may quần áo, khâu bao đựng bột, làm mặt chăn, địu v.v..

Hình ảnh: Trồng ngôn trên cao nguyên đá Đồng Văn

10


Hình ảnh: Những cây ngô sống trên đá núi

Chăn nuôi gia súc ở vùng người Mông khá phát triển. Trâu bò cần cho sức kéo,

ngựa cần cho việc thồ hàng. Các loại gia súc này được chăm sóc khá chu đáo, không
những được bảo tồn mà còn tăng trưởng hàng năm. Người Mông nuôi gà rất nhiều,
mỗi gia đình thương có từ 20 - 40 con, có gia đình phát triển đến hàng trăm con. Đặc
biệt, lợn là giống gia súc rất được người Mông ưa chuộng. Mỗi gia đình có ít nhất đến
5-7 con, nhiều nhà nuôi đến vài chục con. Trong truyền thuyết, lợn là vị thần đã có
công giúp người Mông. Vì thế, ai không nuôi lợn đều bị coi là không phải người
Mông.
3. Văn hoá ẩm thực của người Mông Hà Giang.
Bữa ăn của người Mông với thực phẩm truyền thống là ngô đồ hay cơm, rau
xào mỡ và canh. Ngô thường được xay bột nấu chín nửa vời rồi đồ, gọi là mèn mén.
Mèn mén khi ăn sẽ được dùng môi gỗ đánh lên rồi xúc ra bát. Và ở mỗi tỉnh vùng cao
lại có cách thưởng thức mèn mén khác nhau. Như ở Hà Giang có thể thưởng thức mèn
mén với canh bí, canh rau cải nương.

11


Hình ảnh: Mèn mén – món ăn truyền thống của dân tộc Mông tỉnh Hà Giang

Thường ngày bà con ăn cơm gạo tẻ được chế biến theo cách đồ trong chõ gỗ,
gạo nếp thì đồ xôi hoặc làm bánh dày ăn trong các dịp tết lễ. Người Mông thường ăn
thìa bằng gỗ, đũa chỉ là phụ. Thắng cố (canh chảo) là món ăn được ưa thích của người
Mông. Đó là món canh gồm các loại thịt, xương, lòng, gan, tim, phổi của bò, dê hay
ngựa. Tất cả được cắt thành từng miếng nhỏ, được nấu chung trong chảo lớn. Người
Mông thường nấu thắng cố khi nhà có cúng lễ hay trong các phiên chợ phiên. Đồng
bào cũng rất thích ăn tiết lợn, tiết dê. Riêng tiết gà chỉ dùng cho lễ kết nghĩa anh em,
nhận họ hàng, người thân. Mỗi họ Mông đều kiêng ăn một số con vật hoặc bộ phận
con vật hay một loại hoa quả nào đó. Ví như họ Giàng kiêng ăn tim, họ Lý kiêng ăn lá
lách, họ Thào kiêng ăn dưa chuột... Mâm cơm cúng, mỗi họ dùng số bát và bày bát
khác nhau. Ví dụ họ Vàng bày 33 bát, họ Sùng bày 13 bát, họ Mùa bày 19 bát v.v..

Người Mông rất thích uống rượu, đặc biệt là rượu ngô tự tay họ chưng cất, khi uống
dùng bát hay chén, ngày cúng lễ, đám cưới, ma chay đồng bào dùng chén làm bằng
tre.
4. Trang phục của người Mông Hà Giang.
12


Trang phục của người Mông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm. Trang phục cổ
truyền của người phụ nữ Mông gồm: váy, áo xẻ ngực, yếm lưng, có tấm vải che phía
trước và vuông vải nhỏ che lưng phía sau, thắt lưng, khăn quấn đầu, chân vấn xà cạp.
Váy hình nón cụt, xếp nhiều nếp xòe rộng. Nam giới mặc áo khoác ngoài kép và xẻ
ngực, cổ đứng, thường có 4 túi, cài 4 khuy, quần ống rộng. Phụ nữ Mông thường đeo
đồ trang sức như: khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, nhẫn đồng, nhẫn bạc, nhẫn vàng.
Nếu trên tay đeo hai nhẫn là đã có vợ hoặc chồng. Phụ nữ thích dùng chiếc ô màu sắc
đep làm vật trang sức cho mình, tạo nên nét duyên dáng. Ngày nay trang phục phụ nữ
Mông có nhiều thay đổi. Bộ phận duy trì trang phục truyền thống đậm nét nhất là
nhóm phụ nữ cao tuổi. Họ vẫn sử dụng trang phục truyền thống trong đời sống sinh
hoạt hay trong ngày lễ tết cổ truyền.

Hình ảnh: Thiếu nữ Mông trong trang phục truyền thống
13


Hình ảnh: Phụ nữ Mông thêu, dệt trang phục truyền thống

5. Tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông tỉnh Hà Giang
Tín ngưỡng tôn giáo của người Mông có nhiều nét tương đồng với tín ngưỡng
tôn giáo của các tộc người khác. Trong các hình thức tín ngưỡng truyền thống của
người Mông, việc thờ cúng tổ tiên là một hình thức tôn giáo quan trọng của người
Mông, sự thờ cúng tổ tiên thể hiện trong quan niệm, nghi lễ các điều kiêng kị, huyền

thoại về tổ tiên. Việc thờ cúng cộng đồng làng “giao” cũng được quan tâm.
Người Mông quan niệm một số loài trong thế giới thực vật và con người đều
có phần xác và phần hồn. Quan niệm này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thờ
cúng tổ tiên, đến Sa man giáo – một loại hình phổ biến ở vùng người Mông. Đây là
hình thức tôn giáo chuyên biệt, nó có người chuyên nghiệp hành nghề tôn giáo gọi
là thầy Sa man – những người được xem là có khả năng phù phép đưa mình vào
trạng thái hôn mê, trực tiếp giao thiệp với các thần.
Ngoài ra, ở một số vùng người Mông vẫn còn tồn tại tàn dư các tôn giáo sơ
khai tác động đến đời sống tinh thần của người dân. Đó là tàn dư tô tem giáo, các tàn
dư ma thuật.
14


6. Văn hoá nghệ thuật truyền thống của người Mông Hà Giang
Lịch sử người Mông là lịch sử dân tộc đã qua nhiều cuộc thiên di, lại sống ở
vùng núi cao, sự tiếp xúc với các dân tộc khác còn nhiều hạn chế. Trong điều kiện đó
cùng với tri thức, tín ngưỡng dân gian, văn hoá nghệ thuật dân gian đóng một vai trò
quan trọng trong đời sống tinh thần người Mông. Người Mông có một kho tàng văn
học dân gian đa dạng và phong phú với các thể loại như truyện thần kỳ, truyện cổ
tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, dân ca, tục ngữ, thành ngữ... phản ánh thế giới
quan, nhân sinh quan và cuộc sống lao động, đấu tranh của dân tộc Mông. Đặc biệt
nhiều sử thi Mông truyền từ đời này qua đời khác, thực sự là những tác phẩm văn học
có giá trị cao như: Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát mồ côi, Tiếng hát tình yêu... Qua một
số truyện, nhất là truyện Khủa kê có thể hiểu được nhận thức của người Mông về thế
giới quan, nhân sinh quan, nguồn gốc người Mông, nguồn gốc vũ trụ và con người.
Người Mông ai cũng biết hát dân ca, nam nữ thanh niên Mông sử dụng thành thạo
nhiều nhạc cụ, ai cũng biết gẩy đàn môi, thổi khèn lá. Đàn môi, khèn lá tuy giản dị
nhưng phát ra những âm thanh vừa kỳ lạ vừa hấp dẫn, đó là những nhạc cụ độc đáo, là
phương tiện tâm tình của trai gái Mông. Sau một ngày lao động vất vả, sau những lần
chinh chiến gian lao, các chàng trai thường cất lên những điệu khèn môi da diết. Đàn

lá thường để cho các cô gái bày tỏ nỗi lòng yêu thương của mình. Trong đêm vắng
lặng hay bên suối buổi hoàng hôn, tiếng đàn lá, khèn môi thật quyến rũ bạn tâm tình,
người thương… Trai gái Mông rất thích tụ họp để hát giao duyên, gọi là gầu plềnh,
đặc biệt những dịp lễ tết, hát giao duyên là một sinh hoạt văn hoá không thể thiếu. Hát
giao duyên bao gồm các hình thức hát tình ca, hát đối đáp để thi thố tài nghệ và cũng
là để trai gái tìm hiểu nhau. Những bài hát thường là sáng tác tức thì, vì thế những
tâm sự thầm kín, những lời ngỏ kín đáo cũng nhân dịp này mà bày tỏ. Những chàng
trai Mông thường thể hiện tài năng của mình bằng những điệu múa khèn rất đặc sắc.
Ngày lễ tết, đám cưới, phiên chợ..., ở cuộc vui nào cũng không thể thiếu các điệu múa
khèn. Các chàng trai vừa thổi khèn vừa đi những đường lượn, vòng quanh giữa đám
đông, khi lui khi tiến nhịp nhàng. Điệu múa khèn như gió mát lướt trên thảm cỏ, như
15


con công chụm chân xoè cánh, như con nai nhảy nhẹ nhàng trong rừng xuân, điệu
khèn khoan nhặt da diết bao giờ cũng làm say đắm lòng người.

Hình ảnh: Trai gái múa khèn Mông

Tết Nguyên đán là ngày hội lớn của người Mông. Hội Gầu tào được tổ chức
vào những ngày đầu năm mới là lễ hội quan trọng của người Mông được tổ chức để
cầu phúc, cầu sức khoẻ, mùa màng bội thu. Hội Gầu tào thường được tổ chức vào
ngày mồng 2 tết và kéo dài từ 2 - 3ngày. Lễ hội diễn ra nhiều sinh hoạt văn hoá dân
gian hấp dẫn như bắn nỏ, múa khèn, hát giao duyên, chọi quay, nhảy đồng... Hội Gầu
tào thu hút hầu hết người dân Mông, từ già tới trẻ, đàn ông và đàn bà, ai cũng được
tham dự trong các trò chơi dành riêng cho mình. Đặc biệt người Mông Hà Giang có
phiên chợ tình (chợ phong lưu) ở Khâu Vai (Mèo Vạc), Lũng Hồ, Du Già tổ chức vào
tháng 2 – 3 âm lịch hàng năm. Chợ tình người đến chợ k hông để bán mua mà để gặp
lại bạn tình xưa. Cả nhà: ông, bà, cha, mẹ, con cái cùng đi, không có sự ghen tuông,
nghi kỵ. Những đôi lứa yêu nhau ngày xưa dù đã lên ông, lên bà, dù đã có vợ, có

chồng đều có thể gặp lại bạn cũ để tha thiết tâm tình. Tan chợ ai về nhà nấy còn
quyến luyến, vấn vương gì thì lại đợi ngày này phiên chợ năm sau. Đây là một hình
16


thức sinh hoạt văn hoá độc đáo mang tính nhân văn sâu sắc. Chợ tình là ngày hội lớn
của người Mông Hà Giang.
Có thể thấy bản sắc văn hoá của dân tộc Mông hiện nay còn giữ được, thể hiện
ở những phương diện: Tiếng nói, Kiến trúc nhà ở, Sắc hoa văn trên váy áo, Âm nhạc,
nhạc cụ độc đáo (khèn, sáo) và trình diễn dân ca, Văn hoá chợ. Những giá trị văn hoá
truyền thống đặc sắc, hiếm thấy đó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá của
người Mông hiện nay và cần được bảo tồn và phát huy hơn nữa.

17


CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN CA DÂN TỘC MÔNG

I. Dân ca
1. Khái niệm “dân ca”
Để có một khái niệm chuẩn về dân ca thật không đơn giản. Người Đức gọi dân
ca là volkslied (tạm dịch là: bài ca của nhân dân), người Pháp gọi là chanson
populaire (tạm dịch là: bài ca phổ cập trong quần chúng), người Anh gọi dân ca là
folk song (tạm dịch là bài ca mang tính dân tộc). Ngay cả trong các tài liệu Việt Nam
về dân ca hay công trình Nghiên cứu của GS. TS Vũ Ngọc Khánh “Tiếp cận kho tàng
folklore Việt Nam” cũng không có khái niệm cụ thể hay một định nghĩa công thức về
dân ca như các định nghĩa về những phạm trù khác.
Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền, qua việc truyền khẩu,
truyền ngón các bài dân ca, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự do, góp phần
sáng tạo của mình vào tác phẩm trong quá trình biểu diễn. Do vậy họ gần như là

“đồng tác giả” với những người sáng tác mà người sáng tác ban đầu không rõ là ai.
Một bài dân ca thường tồn tại với một bản coi như bản gốc, gọi là lòng bản và nhiều
bản được ứng tấu thêm hay sửa đổi gọi là dị bản. Những bài dân ca được nhiều người
yêu thích sẽ được truyền bá đi khắp nơi. Hiện nay các nhạc sĩ đã sáng tác thêm những
lời ca mới dựa trên các làn điệu đã có tạo nên sự đa dạng và phong phú cho dân ca .
Các dịp biểu diễn thường là lễ hội, hát làng nghề ngoài ra thường ngày cũng được hát
lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa
người và người. Tuy nhiên mỗi tỉnh thành, dân ca Việt Nam lại có phát âm, giọng nói
và các từ khác nhau nên cũng có thể phân theo tỉnh cho dễ gọi vì nó cũng có tính
chung của miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Ngày nay, khi khảo sát một bài dân
ca được phổ biến ở một vùng nào đó, muốn biết được xuất xứ của chúng, người ta
thường dựa vào một vài đặc điểm có trong đó ví dụ như tiếng địa phương, những địa
18


danh. Đây là cách dễ nhận biết nhất để nhận ra xuất xứ của một bài dân ca. Nói chung
trong các bài dân ca miền Bắc thường có những từ đệm như: “rằng, thì, chứ...” và các
dấu giọng như: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được dệt bới những nốt nhạc sao cho việc
phát âm được rõ nét. Một số phụ âm được phát âm một cách đặc thù như: “r, d, gi”
hay “s và x” phát âm giống nhau, không phân biệt nặng nhẹ. Dân ca miền Trung thì
thường có chữ “ ni, nớ, răng, rứa...” dấu sắc được đọc thành dấu hỏi (so với giọng
người Bắc), dấu hỏi và ngã đều được đọc giống nhau và trầm hơn chữ không dấu.
Những bài dân ca miền Nam thì thường có chữ “má (mẹ), bậu (em), đặng (được)...”
chữ “ê” đọc thành chữ “ơ”, dấu ngã đọc thành dấu hỏi,... Nhưng nhìn chung thì vẫn là
thoát thai từ lòng dân với đậm tính chất mộc mạc giản dị của họ.
Theo GS.TS Trần Quang Hải làm việc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu
khoa học về Sơ lược về dân ca Việt Nam: “Dân ca là những bài hát, khúc ca được
sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào. Đầu
tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người từ đời này
qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc… Các bài dân ca được gọt

giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững với thời gian”.
Trong cuốn giáo trình về Văn học dân gian các dân tộc thiểu số của trường Đại
học Sư phạm, trích theo Văn học dân gian Việt Nam định nghĩa “Dân ca là những bài
hát có hoặc không có chương khúc do nhân dân sáng tác, lưu truyền trong dân gian ở
từng vùng hoặc phổ biến ở nhiều vùng có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về
nhạc”.
Nói đến dân ca, người ta nghĩ đến cả ba yếu tố cơ bản cấu thanh nó: âm nhạc, lời
ca và phương thức diễn xướng.
Như vậy để tiện cho việc nghiên cứu có thể kết luận rằng: Dân ca là những bài
hát cổ truyền do nhân dân sáng tác, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và
được nhân dân hát theo phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc.

19


2. Những đặc trưng cơ bản của dân ca
Dân ca gắn liền với lao động sản xuất: Đây có thể xem là cơ sở ra đời của dân
ca. Các thể loại văn học dân gian ra đời đều có mối quan hệ gắn bó mật thiết với lao
động sản xuất, nhưng dân ca gắn bó gắn bó trực tiếp hơn cả.
Dân ca mang tính tổng hợp cao: Tính tổng hợp của dân ca được hiểu theo hai
góc độ: góc độ chỉ sự phát triển khá cao của dân ca trên phương diện giá trị thẩm mĩ.
Trên phương diện thứ hai, khái niệm tổng hợp của dân ca được nhìn nhận dưới góc độ
diễn xướng. Ngay từ yêu cầu tối thiểu để hình thành thể loại, dân ca cũng buộc phải
có sự xuất hiện của ít nhất hai thành tố: giai điệu và lời ca.
3. Phân loại
Dân ca có hai chức năng chính: chức năng gốc và chức năng phái sinh. Tuy
nhiên, việc phân loại dân ca là dựa vào chức năng gốc (chức năng ban đầu khiến nó ra
đời).
Vì vậy, có thể chia dân ca theo các loại sau: dân ca nghi lễ - phong tục, dân ca
lao động, dân ca giao duyên, dân ca sinh hoạt.

Dân ca nghi lễ - phong tục: gắn với các sinh hoạt nghi lễ - phong tục, giúp con
người thực hiện các thủ tục mang tính tâm linh thông qua các bài ca, dân ca nghi lễ phong tục ra đời từ rất sớm.
Dân ca lao động: phản ánh sinh hoạt lao động của đồng bào các dân tộc, có thể
gắn với lao động nhưng cũng có thể gắn với các các sinh hoạt văn hóa dân gian khác.
Dân ca giao duyên: sử dụng trong việc giao duyên của các đôi trai gái, có thể
được trình diễn theo những nguyên tắc nghiêm ngặt nhưng cũng có thể được trình
diễn một cách tự do, ngẫu hứng, chứa đựng tình yêu đôi lứa, quê hương.
II. Đặc điểm về dân ca Mông
1.1. Khái quát về dân ca Mông

20


Trong mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có những vốn văn hóa truyền thống độc đáo
riêng, việc đó tạo thành bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và từng vùng. Dân ca là một
trong những thứ “đặc sản” của dân tộc Mông, tập trung nhiều nhất ở Hà Giang, Tuyên
Quang, Lào Cai, Sơn La,Yên Bái...
Vậy dân ca Mông là gì?
Nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn, đã nêu lên quan niệm về dân ca Mông như sau:
“Dân ca Mông là những bài hát do nhân dân tự sáng tác và lưu truyền trong dân gian.
Các bài ca này có phần lời ca, âm nhạc và cả nghệ thuật diễn xướng” [50; tr130].
Có thể nói, đời sống người Mông không thể thiếu lời ca tiếng hát, vui cũng
như buồn. Vì vậy, ngay từ khi xuất hiện người Mông thì cũng xuất hiện dân ca
Hmông, dân ca Mông đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời
sống sinh hoạt của họ. Mặc dù trước kia chưa có chữ viết nhưng nền dân ca ấy vẫn
lưu truyền một cách rộng rãi, nội dung lời hát được ổn định.
Phương thức diễn xướng được thể hiện chủ yếu dưới hai dạng thức (hát có lề
lối và hát tự do) và diễn xướng trong môi trường thực hành.
- Những bài dân ca được được thể hiện trong những dịp hội hè, trong đám cưới
và tang ma là những bài dân ca được hát theo lề lối.

- Diễn xướng bằng hình thức hát tự do rất đa dạng, tiếng hát có thể được cất lên
ở mọi lúc mọi nơi, trong cuộc sống hằng ngày.
- Diễn xướng trong môi trường lao động.
2. Phân loại dân ca Mông và một số tác phẩm tiêu biểu.
Nhà sưu tầm văn học dân gian Doãn Thanh trong công trình “Dân ca Mèo” đã
phân loại dân ca Mông thành 5 loại: tiếng hát mồ côi (gầu tú giua), tiếng hát làm dâu

21


(gầu ua nhéng), tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), tiếng hát cưới xin (gầu xống), tiếng hát
cúng ma (gầu tu ớ).
Trong cuốn “Văn hóa Hmông” của Trần Hữu Sơn, dân ca Mông được phân loại
thành ba loại hình chính: dân ca giao duyên, dân ca than thân, dân ca nghi lễ phong
tục gia đình.
Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi tìm hiểu những bài dân ca trong cuốn
Dân ca Mông do tác giả Hùng Đình Qúy sưu tầm được ở vùng đồng bào Mông Hà
Giang. Dựa trên cách phân loại dân ca của Doãn Thanh, dân ca Mông Hà Giang có
thể xếp thành 5 nhóm chủ đề chính: tiếng hát làm dâu, tiếng hát cưới xin, tiếng hát
tình yêu, tiếng hát mồ côi, tiếng hát cúng ma.
Tiếng hát cưới xin (gầu xống): chủ yếu phục vụ trong các đám cưới, nhưng đã
phản ánh được nhiều mặt trong tập quán sinh hoạt của đồng bào. Đặc biệt là quan
niệm về hôn nhân gia đình, quan hệ nam nữ.

Tiếng hát làm dâu (gầu ua nhéng): là tiếng hát tâm tình của những cô gái bị ép
duyên, tảo hôn, hay những cô gái bị gia đình nhà chồng ngược đãi. Đó là những lời ca
chứa chan nước mắt và tâm sự đau đớn trong hạnh phúc gia đình của những người
con gái có số phận bất hạnh.Ví dụ:
Niêx mangz niêx suôr zuôr tsir
Zuôr tsês pangr liêx tsil uô

Nôngs zangx zuôr tsil muôx qơư điz
Nyei cur chêr chiêx luôs gâux luôs nhangz tangs
Caox tuôx zuôr tsil muôx luz qơư njiz,

22


Nôngs zangx zuôr tsil muôx qơư kuôx
Nyei cur chêr chiêx luôs gâux luôs nhangz tangs
Caox zuôr tsil muôx luz qơư tuôx.
(Người Di người Hán sắp chạy
Họ bỏ đám ruộng không làm
Con chim dà dua không còn nơi kêu
Em thành dâu thành vợ người rồi
Anh về còn đâu nơi gặp nhau,
Con chim dà dua không còn nơi hót
Em thành dâu thành vợ người xong
Anh về còn đâu chốn gặp được)...
[Ziv nzux siêz; 323]

Tiếng hát mồ côi (gầu tú giua): là tiếng hát của những thân phận em út trong cổ
tích, là nỗi thống khổ của những mảnh đời không cha mẹ, không người thân thích, là
lời kêu gọi cộng đồng và xã hội hãy quan tâm hơn nữa đến những đứa trẻ mồ côi.
Dưới đây là những lời kể lể, tâm sự của những mảnh đời mồ côi bất hạnh:
Luôs muôx niêv muôs txi
Luôs uô jông nênhx cxiêz niês puôl shông
Njaox njuôl cur nor tsil muôx niêv tsil muôx txi

23



Plaox nteil tsil muôx nênhs nôngs Mông
(Người có mẹ có cha
Sống đời vui sướng ngàn trăm năm
Mồ côi như tôi đây không mẹ không cha
Biệt tin chẳng ai thèm hỏi thăm).
[Ntâux kangz ciêz kâuv ciêz njiê;181]
Lời ca là tâm trạng đau khổ, tủi thân của những mảnh đời mồ côi, sống một
cuộc đời lay lắt, thậm chí có “bặt tin” cũng chẳng ai hỏi thăm.
Có thể nói tiếng hát làm dâu và tiếng hát mồ côi trong dân ca Mông Hà Giang
là tiếng hát đầy lòng nhân ái và giàu tính nhân văn cao cả.
Tiếng hát tình yêu người Mông gọi là “Gầu plềnh”. Người Mông quan niệm
rằng tiếng hát tình yêu là tiếng hát từ trái tim mình, thể hiện được sâu sắc thế giới nội
tâm phong phú và tâm hồn khát khao yêu đương, khát khao hạnh phúc gia đình. Con
trai con gái Mông hát “Gầu Plềnh” khi đi chợ, đi làm nương, hát trong ngày hội Gầu
tào. Nội dung chủ yếu của những bài hát đó là lời tỏ tình, tương tư, thề thốt với tất cả
các cung bậc tình cảm, có nhớ nhung, có ca thán vì những éo le trắc trở, nhưng tình
yêu chung thủy luôn là nội dung hàng đầu. Dân ca giao duyên của người Mông luôn
đề cao tình yêu chân chính, coi trọng hạnh phúc gia đình, phản ánh những khát vọng
đẹp về tình yêu. Họ quan niệm tình yêu là dâng hiến, là trọn đời vì nhau, như lời bài
hát:
Ví dụ:
Txir lênhx tuz tiêl nxeil gâux tangz
Caox niêv caox txi naox đangz tsi zus caox
24


Caox txưv pangx flu ntir têl maol nhôngl xưl trêrmê pangx ntơư
Nxeil gâux tangz tiêl
Zaos cur naox cur niêv mil cur pư txir qơư,

Caox txưv pangx flu ntir têl maol nhôngl xưl trêr pangx nhiês
Nxeil gâux tangz tiêl
Zaos cur naox cur niêv mil cur pư cur txir ntiês.
(Đrâu Mông rằng gầu Mông
Bố mẹ em ăn gì sinh ra em
Để mặt mũi chân tay em mượt mà như hoa giấy đỏ
Gầu Mông rằng
Đó là em bú sữa mẹ em ngủ lòng bố em,
Cho chân tay mặt mũi mượt mà tựa giấy bạc hoa
Gầu Mông rằng
Đó là em bú sữa mẹ em ngủ lòng của ba)…
[Thiêx zuôr tâu caox; 75]
Ở bài ca trên ta thấy sự luân phiên hỏi - đáp giữa cô gái và chàng trai Mông
trong tình yêu. Nội dung đối – đáp như sau:
Đrâu Mông (anh): hỏi về việc Gâu Mông (em) nguyên do cớ vì sao mà mặt mũi
chân tay mượt mà như hoa giấy đỏ?
Đáp lại câu hỏi của Đrâu Mông, Gầu Mông trả lời: sự xinh đẹp đó là do em bú
sữa mẹ, ngủ lòng bố em.
25


×