Tải bản đầy đủ (.doc) (169 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ mối QUAN hệ GIỮA VIỆC xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN với sự PHÁT TRIỂN đất nước THEO ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.16 KB, 169 trang )

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công cuộc đổi mới với những thành tựu bước đầu quan trọng đã
đưa đất nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước vào
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH). Những
thành tựu đạt được đã làm cho thế và lực của đất nước có bước phát triển
cao hơn, kinh tế, chính trị, xã hội cơ bản ổn định, đời sống nhân dân được
cải thiện. Đảng và Nhà nước ta tích lũy được những kinh nghiệm quý báu
trong tổ chức, quản lý và điều hành kinh tế - xã hội. Đó là những thuận lợi
cơ bản của sự phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Nhưng
vẫn còn những nhân tố gây mất ổn định như: sự phát triển chưa vững chắc
về kinh tế, tình trạng phân hóa giàu nghèo tăng lên, nạn tham nhũng và
những tệ nạn xã hội chậm được khắc phục, những hiện tượng mất dân chủ,
nhất là ở cơ sở gia tăng, những vấn đề sắc tộc và tôn giáo có xu hướng trở
nên phức tạp và hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch vẫn đang
tiếp diễn. Sự thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội nước ta đang làm
thay đổi nhanh chóng cơ sở hạ tầng của xã hội và đòi hỏi những thay đổi
tương ứng trong kiến trúc thượng tầng, trước hết là nhà nước. Sự vận động
và phát triển của xã hội đang đòi hỏi những thay đổi căn bản trong tổ chức
bộ máy và phương thức hoạt động của nhà nước phù hợp với điều kiện
mới. Nhà nước có định hướng được không và định hướng như thế nào nền
kinh tế thị trường đi theo quỹ đạo của CNXH và giải quyết những vấn đề
chính trị, xã hội trong điều kiện nền kinh tế đó là vấn đề thời sự hiện nay.
Thực tế quá trình đổi mới cho thấy vấn đề giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN) là hết sức khó khăn và có quan hệ mật thiết với
việc xây dựng và củng cố nhà nước trong sạch vững mạnh, thật sự của dân,
do dân, vì dân. Không thể giữ vững được định hướng XHCN trong quá
trình phát triển của đất nước hiện nay nếu không đổi mới và hoàn thiện

1




nhà nước. Đổi mới và hoàn thiện nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội trong điều kiện mới trở thành một nhu cầu tất yếu và dễ
nhận thấy. Nhưng khó khăn là ở chỗ đổi mới và hoàn thiện Nhà nước ta
như thế nào để tạo ra môi trường chính trị trực tiếp đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước theo định hướng XHCN. Trước vấn đề chính trị cấp bách và
hệ trọng đó, sự thống nhất quan điểm về nhà nước pháp quyền (NNPQ), về
NNPQ XHCN ở Việt Nam và mối quan hệ của nó với sự nghiệp đổi mới
còn đang trong quá trình tìm tòi, thể nghiệm.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
được thông qua tại Đại hội VII (1991) của Đảng nêu vấn đề xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước như là một trong những phương hướng cơ bản của sự
nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Sau đó vấn đề xây dựng NNPQ XHCN
đã được chính thức nêu trong Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa
nhiệm kỳ khóa VII (1994) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương (HNTƯ) Tám
khóa VII (1995). Những nghị quyết này xác định những quan điểm và
phương hướng cơ bản như là những định hướng chính trị chủ yếu cho quá
trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội
VII của Đảng, Hiến pháp 1992 và nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban
hành đã đặt cơ sở pháp lý cho việc đổi mới và hoàn thiện Nhà nước ta theo
hướng xây dựng NNPQ XHCN. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII (1996) và các Nghị quyết HNTƯ Ba và Bốn (khóa VIII) của Đảng
tiếp tục bổ sung và phát triển các quan điểm về việc củng cố và hoàn thiện
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo hướng xây dựng
NNPQ XHCN. HNTƯ Ba (khóa VIII) nhận định, mấy năm qua "đã từng
bước phát triển hệ thống các quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng
NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân"(1); nhiều nội dung quan trọng của
việc xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta đã được triển khai và thu được
những kết quả bước đầu quan trọng. Tháng 2 năm 1998 Bộ Chính trị đã ra

Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương khóa VIII. Nxb
CTQG - ST. Hà Nội 1997, tr. 36.
(1)

2


Chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp đổi mới. Đây là nội dung quan trọng của việc củng cố và
hoàn thiện chính quyền, thực hiện dân chủ ở cơ sở theo hướng xây dựng
NNPQ XHCN. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước theo hướng NNPQ
XHCN trở thành nhiệm vụ trọng tâm của việc đổi mới hệ thống chính trị
và trở thành nguyện vọng của nhân dân, quyết tâm của Đảng và Nhà nước
ta hiện nay. Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề xây dựng NNPQ XHCN để
đảm bảo định hướng XHCN ở Việt Nam vẫn là vấn đề mới mẻ cả về lý
luận và thực tiễn. Nó đòi hỏi vừa làm vừa rút kinh nghiệm và tiếp tục
nghiên cứu một cách có hệ thống của nhiều ngành khoa học, trong đó có
triết học. Việc chọn đề tài về "Mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước
pháp quyền với sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa" là nhằm góp phần vào quá trình nghiên cứu đó.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đổi mới và hoàn thiện Nhà nước là nội dung chủ yếu của đổi mới
chính trị nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh chóng và vững
chắc theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Từ khi HNTƯ Tám
(khóa VII) đặt vấn đề "Các cơ quan nghiên cứu khoa học về nhà nước và
pháp luật triển khai công tác nghiên cứu tư tưởng và đường lối quan điểm
của Đảng; tổng kết kinh nghiệm xây dựng nhà nước và pháp luật của nước
ta, góp phần làm sáng tỏ lý luận về NNPQ XHCN Việt Nam để xây dựng
một cách phù hợp"(1), thì việc nghiên cứu vấn đề NNPQ ở nước ta bắt đầu
thu hút đông đảo các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và quản lý. Các văn

kiện của Đảng và Nhà nước, các bài phát biểu quan trọng của các đồng chí
lãnh đạo là những định hướng cơ bản cho việc nghiên cứu và tiến hành
xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta. Có thể xem: Xây dựng NNPQ là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta
tại Hội nghị Bộ Tư pháp (8-1992), và các bài phát biểu tại Hội nghị đại
Đảng cộng sản Việt Nam - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Nxb
ST. Hà Nội 1991, tr. 49.
(1)

3


biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ và HNTƯ Tám (khóa VII), HNTƯ Ba và Bốn
(khóa VIII); kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa
IX (9/1992) và kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa X (9/1997) v.v... của đồng chí
Đỗ Mười. Các bài phát biểu này đề cập vấn đề xây dựng NNPQ như là một
trong những nội dung của sự nghiệp đổi mới vì CNXH ở nước ta.
Một số đề tài cấp nhà nước thuộc các Chương trình Khoa học Công nghệ thực hiện trong những năm 1991-1995 đã dành sự chú ý cần
thiết lý giải mối quan hệ giữa xây dựng NNPQ với giữ vững định hướng
XHCN, trên bình diện triết học. Có thể nêu một số đề tài sau: Đề tài KX
05-01: Chính trị và hệ thống chính trị trong Học thuyết Mác - Lênin và
những bài học về sự vận dụng nó ở các nước XHCN trước đây, (1993 1995), của Viện Thông tin Khoa học - Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh do Giáo sư Đào Duy Cận làm chủ nhiệm.
Đề tài này nêu vấn đề củng cố và hoàn thiện Nhà nước ta theo hướng xây
dựng NNPQ XHCN như một trong những nội dung chủ yếu của đổi mới
và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Đề tài KX 05-02:
Chính trị và hệ thống chính trị của các nước tư bản phát triển, (1993 1995), của Viện Khoa học Chính trị - Học viện Chính trị Quốc gia (CTQG)
Hồ Chí Minh do Giáo sư Hồ Văn Thông làm chủ nhiệm. Đề tài này nêu
nhiều giá trị tư tưởng chính trị - triết học có liên quan đến vấn đề NNPQ
và xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta. Đề tài KX 05-04: Đặc trưng cơ bản
của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn quá độ lên CNXH, (19921994) của Khoa Triết học - Học viện CTQG Hồ Chí Minh do Giáo sư, Phó

tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long làm chủ nhiệm. Đề tài này nêu nhiều ý kiến có
tính phương pháp luận về đặc điểm của NNPQ XHCN ở nước ta. Đề tài
KX 05-05: Cơ chế thực hiện dân chủ trong hệ thống chính trị ở nước ta,
(1992 -1993), của Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, do Phó giáo sư, Phó tiến sĩ Hoàng Chí Bảo làm chủ nhiệm. Đề
tài này đề cập vấn đề NNPQ trong mối quan hệ với dân chủ.

4


Vấn đề mối quan hệ giữa việc xây dựng NNPQ với sự phát triển
đất nước theo định hướng XHCN và sự cần thiết của việc xây dựng NNPQ
XHCN ở nước ta đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu của
các tác giả sau đây: Nguyễn Duy Quý - Một số suy nghĩ về xây dựng
NNPQ ở nước ta. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 năm 1992, trang
(tr.) 12-15. Vấn đề xây dựng NNPQ ở nước ta. Tạp chí Cộng sản, số 4 năm
1992, tr. 14-17. Những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH
ở nước ta, Nhà xuất bản (Nxb) CTQG - Sự thật (ST), Hà Nội - 1998. Mô
hình CNXH ở nước ta(1). Hồ Văn Thông - Vấn đề xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN ở nước ta hiện nay(2). Hệ thống chính trị ở các nước tư bản
phát triển. Nxb CTQG - ST, Hà Nội - 1998. Lê Hữu Nghĩa - Vai trò của
chính trị trong việc bảo đảm định hướng XHCN

(3)

. Nguyễn Hữu Khiển -

Tính tất yếu kinh tế và chính trị trong sự hình thành và phát triển của nhà
nước pháp quyền(4). Nguyễn Tiến Phồn - Vai trò lãnh đạo chính trị của
Đảng và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện nền kinh

tế thị trường ở nước ta hiện nay(5). Điểm nóng Thái Bình - những bài học
kinh nghiệm và những vấn đề lý luận (6). Nguyễn văn Oánh - Định hướng
XHCN ở Việt Nam: nội dung cơ bản và những điều kiện chủ yếu để thực
hiện(7). Trần Thành - Bệnh quan liêu của bộ máy nhà nước và phương
hướng khắc phục trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện
nay, Luận án Phó tiến sĩ Triết học, mã số 5. 01.02, Hà Nội - 1994.
Nguyễn Duy Quý - Mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Triết học, 4/1997, tr. 5-7.
Hồ Văn Thông - Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta. Cộng sản, số 20,
10/1996, tr. 23-28.
(3)
Lê Hữu Nghĩa - Vai trò của chính trị trong việc bảo đảm định hướng XHCN. Cộng sản, số 5/1996,
tr. 18-20.
(4)
Nguyễn Hữu Khiển - Tính tất yếu kinh tế và chính trị trong sự hình thành và phát tri ển của nhà
nước pháp quyền. Triết học, số 6, 12/1997, tr 18-20.
(5)
Nguyễn Tiến Phồn - Vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng và chức năng quản lý kinh tế của Nhà
nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Triết học, số 3, 9/1995, tr. 46-49.
(6)
Học viện CTQG Hồ Chí Minh - Điểm nóng Thái Bình - Những bài học kinh nghiệm và những vấn
đề lý luận. (Báo cáo của Ban chủ nhiệm đề tài khoa học "Xử lý điểm nóng chính trị - xã hội". Tài
liệu nghiên cứu nội bộ. Hà Nội 3/1998.
(7)
Nguyễn Văn Oánh - Định hướng XHCN ở Việt Nam: Nội dung cơ bản và những điều kiện chủ yếu
để thực hiện. Luận án phó tiến sĩ triết học, chuyên ngành ch ủ nghĩa cộng sản khoa học, mã số
5.01.03. Hà Nội 1994 (Bản tóm tắt).
(1)

(2)


5


Nhiều công trình nghiên cứu về NNPQ và xã hội công dân trong
mối quan hệ với CNXH của các tác giả nước ngoài: Liên-xô (cũ), Nga,
Trung Quốc, Pháp v.v... đã được công bố trong các "Tài liệu phục vụ
nghiên cứu", "Sưu tập chuyên đề" do Viện Thông tin Khoa học xã hội Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia ấn hành. Có thể xem:
Kudriaseve V. - Nhà nước pháp quyền - xã hội và cá nhân(1). Những phương
diện pháp luật của tự do(2). Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả
Liên Xô (cũ) như Kudriaseve V., Lukasheva E., Lazarev B.M., Vlasenko
N.A., Kopejchikov v.v., Borodin v.v. và Derov S.V.; của tác giả Đức như
Blankenagel A. (qua tổng thuật, lược thuật của các tác giả Việt Nam) (3) đã
trình bày quan niệm về NNPQ, NNPQ XHCN và quan hệ của chúng với
CNXH. Zheng Zhi Suo - Trung Quốc vì sao không thực hiện thể chế Tam
quyền phân lập. Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 1 năm 1992, tr. 1418. Đinh Vĩ - Cải cách thể chế chính trị và phát triển xã hội ở Trung Quốc,
Tài liệu nghiên cứu số tham khảo đặc biệt 96-13, Hà Nội - 1996. Sgard J.- Sự
cần thiết của pháp luật và nhà nước trong bước chuyển qua nền kinh tế thị
trường(4). Ở phương Tây "NNPQ đó chưa được hoàn thành và việc nghiên
cứu nó không chấm dứt"(5). Nhiều công trình nghiên cứu lớn của các tác giả

Kudriaseve V. - Nhà nước pháp quyền - xã hội và cá nhân. Thông tin khoa học xã hội, 5/1991, tr. 7-10,
24.
(2)
Kudriaseve V. - Những phương diện pháp luật của tự do. Tài liệu tham khảo IX - 1192, 11/1990.
Trung tâm Thông tin Tư liệu - Học viện Nguyễn Ái Quốc.
(3)
Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân. Sưu tập chuyên đề. Viện Thông tin khoa học xã hội - Viện
Khoa học xã hội Việt Nam. Hà Nội 1991.
(4)
Sgard J. - Sự cần thiết của pháp luật và nhà nước trong bước chuyển qua nền kinh tế thị trường. Hồng

Ngọc tổng thuật. Thông tin Khoa học xã hội, số 4/1996, tr 17 - 21.
(1)

(5)

Colas D. - Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Tổng hợp Pari 1987. (Bản dịch từ tiếng Pháp của
Viện khoa học Chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh), tr. 6.

6


Pháp(6) v.v... và Mỹ(7) v.v... về NNPQ ở mức độ nhất định, là những gợi mở
cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài này.
Có thể nói, những năm qua việc nghiên cứu vấn đề xây dựng
NNPQ XHCN trong mối quan hệ với sự nghiệp đổi mới đã thu hút sự quan
tâm của nhiều ngành khoa học, trong đó có triết học ở Việt Nam. Song,
một công trình với tính cách là một luận án triết học nghiên cứu mối quan
hệ biện chứng giữa xây dựng NNPQ với sự phát triển đất nước theo định
hướng XHCN, như đề tài này xác định, thì còn chưa thấy ở nước ta.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
Mục đích của luận án:
Thông qua việc giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa việc xây
dựng NNPQ với sự phát triển đất nước theo định hướng XHCN mà luận
chứng cho tính tất yếu của việc xây dựng NNPQ XHCN - một điều kiện
không thể thiếu của quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Nhiệm vụ của luận án:
Khái quát lịch sử tư tưởng về NNPQ, NNPQ hiện thực và vai trò
của nó trong sự phát triển của xã hội loài người.
Phân tích tính tất yếu khách quan của việc xây dựng NNPQ trong
mối quan hệ biện chứng với sự phát triển đất nước theo định hướng

XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Colas D. - Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Tổng hợp Pari 1987. (Bản dịch từ tiếng Pháp của
Viện khoa học Chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh); Nhà nước hiện đại: pháp quyền, không gian
và những hình thức nhà nước. Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pari xuất bản năm 1990. (Bản
dịch từ nguyên bản tiếng Pháp của Viện Khoa học chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh); Prelot M. Lescuyer G. - Lịch sử các tư tưởng chính trị. Precis Dalloz 1975. (Bản dịch từ nguyên bản tiếng Pháp của
Viện khoa học chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh).
(7)
Dye T. R. - Zeigler H., - The irony of Democracy - An Uncommon Intruction to American politics, 7 th
edition. Books cole publishing Company Prafic Grove. California USA, 1987; Greenberg E.S. Chủ
nghĩa tư bản và Tư tưởng chính trị Mỹ. M.E. Shape, IUC., Armon, Newyork, London, England, 1987.
(Bản dịch từ tiếng Anh của Viện Khoa học Chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh).
(6)

7


Nêu lên một số đặc điểm của NNPQ Việt Nam và phương hướng
cơ bản của việc giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng NNPQ với phát
triển đất nước theo định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.
4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Luận án nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa việc xây dựng
NNPQ với sự phát triển đất nước theo định hướng XHCN ở Việt Nam hiện
nay dưới góc độ triết học, phân tích và khái quát những vấn đề lý luận có
tính phương pháp luận. Để giải quyết mối quan hệ trên, luận án đề cập ở
mức cần thiết đến nội dung NNPQ cũng như định hướng XHCN ở Việt
Nam. Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa xây dựng NNPQ với phát triển
đất nước theo định hướng XHCN, nên vấn đề về NNPQ và tác động của
nó đối với định hướng không thể không chiếm phần ưu tiên.
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vận dụng tổng hợp các quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử (mà hạt nhân là phép biện chứng giữa kinh tế và chính trị) của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường lối của
Đảng và Nhà nước ta. Sử dụng phương pháp so sánh trong chính trị học để
phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa xây dựng
NNPQ với định hướng XHCN ở Việt Nam. Gắn lý luận với thực tiễn và
lấy thực tiễn làm cơ sở cho tư duy lý luận. Theo dõi sát những vấn đề
chính trị, kinh tế và xã hội thực tiễn của đất nước, lấy đó làm cơ sở và mục
đích hướng tới của việc phân tích và tổng kết lý luận.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Với những kết quả bước đầu, luận án đặt hy vọng vào việc góp
phần nghiên cứu cơ bản về vấn đề NNPQ trong mối quan hệ với định
hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. Những kết quả đó sẽ góp phần vào
việc thống nhất nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm xây dựng thành

8


công NNPQ XHCN đảm bảo sự phát triển đất nước theo đúng định hướng
XHCN ở Việt Nam hiện nay.
7. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
1. Trên cơ sở khái quát lịch sử tư tưởng và thể chế nhà nước có liên
quan, luận án rút ra những giá trị có tính phổ biến trong tư tưởng về
NNPQ và góp phần đưa lại một cách nhìn lịch sử về NNPQ cũng như vai
trò của nó đối với sự phát triển xã hội loài người.
2. Nêu một số nội dung cơ bản và tính chất của NNPQ trong thời
đại ngày nay trên cơ sở thống nhất tính giai cấp với tính nhân loại, đặc biệt
là thống nhất tính giai cấp công nhân và tính nhân loại trong NNPQ XHCN.
3. Vạch rõ mối quan hệ nội tại giữa NNPQ và Nhà nước XHCN.
NNPQ với đầy đủ ý nghĩa của nó chỉ có thể thực hiện qua Nhà nước

XHCN. Chứng minh NNPQ, cũng như tự do, dân chủ và nhân quyền với
đầy đủ ý nghĩa của chúng là phạm trù chính trị của CNXH.
4. Phân tích sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế - xã hội
trong điều kiện kinh tế thị trường với xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam
hiện nay. Nêu một số đặc điểm và phương hướng cơ bản của việc xây
dựng NNPQ XHCN đảm bảo định hướng XHCN ở nước ta. Qua đó bước
đầu làm rõ một số đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển của
NNPQ XHCN ở Việt Nam.
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án gồm 145 trang, chia làm 3 chương, 7 tiết.

9


Chương 1
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

Từ thời cổ đại, mầm mống tư tưởng về NNPQ đã xuất hiện dưới
dạng các quan điểm triết học, chính trị của các nhà tư tưởng, các nhà cầm
quyền có tinh thần cải cách. Sự hưng suy của các triều đại, các nền dân
chủ trước mỗi bước phát triển của lịch sử nhân loại đều đặt ra những câu
hỏi có tính phổ quát: quyền lực nhà nước từ đâu mà có; làm thế nào để
quyền lực nhà nước không bị thoái hóa, biến chất; nhà nước và pháp luật
là gì và kết hợp với nhau như thế nào; công dân có vị trí như thế nào trong
mối quan hệ với nhà nước và pháp luật; nhà nước như thế nào thì đáp ứng
được sự phát triển của xã hội v.v... Qua quá trình lịch sử lâu dài, loài người
dần dần tìm thấy câu trả lời cho những vấn đề trên bằng việc tổ chức nhà
nước thành NNPQ - nhà nước được tổ chức và vận hành bằng những cơ

chế bảo đảm quyền lực của nó thuộc về nhân dân, chứ không phải thuộc
về người cầm quyền; quản lý xã hội bằng pháp luật chứ không phải bằng ý
muốn chủ quan của người cầm quyền. Những hạt giống tư tưởng về NNPQ
có từ thời cổ đại, ấp ủ qua đêm dài trung cổ hàng nghìn năm, đã bừng nở
vào thời đại Phục hưng, Ánh sáng và nhất là vào thời kỳ chuẩn bị các cuộc
cách mạng tư sản ở Tây Âu các thế kỷ XVII -XVIII. Học thuyết về NNPQ
tư sản ra đời, dựa trên cơ sở các quan điểm pháp lý của giai cấp tư sản
đang lên, đã tấn công quyết liệt và làm sụp đổ từng mảng lớn chế độ phong
kiến độc đoán và chuyên quyền. Nó đã "phiên dịch ra ngôn ngữ pháp lý
yêu cầu của chủ nghĩa tự do kinh tế" (1) ở thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản
(CNTB) và góp phần xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
(TBCN). NNPQ từ những ý tưởng qua hàng nghìn năm đã trở thành học
thuyết và từ học thuyết qua ng trăm năm đã được hiện thực hóa một phần
trong các Nhà nước tư sản với những bản sắc dân tộc khác nhau. Cho đến
(1)




.

"



",
1975, 
20, p. 181

10



nay, NNPQ tư sản đã tích lũy được không ít những giá trị có tính phổ biến,
nhưng do bản chất giai cấp tư sản chi phối nên nó vẫn chưa phải là NNPQ
với đúng ý nghĩa của nó và không có khả năng đáp ứng sự phát triển tiếp
theo của lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa Mác - Lênin, dựa trên cơ sở thế giới
quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đã thực hiện cách tiếp cận mới
sâu sắc và triệt để hơn đối với vấn đề NNPQ. Giữa nhà nước XHCN và
những giá trị phổ biến của nhân loại về NNPQ có quan hệ nội tại với nhau.
Xây dựng NNPQ XHCN là nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị trong sự phát
triển tiếp theo của lịch sử nhân loại là quá độ lên CNXH. Ở đây vấn đề
NNPQ được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với tiến trình vận động
và biến đổi không ngừng của lịch sử. Mỗi thời đại lịch sử đều đặt ra và
làm rõ thêm quan niệm về NNPQ như là một nhà nước thỏa mãn các yêu
cầu phát triển của xã hội. NNPQ vừa là sản phẩm, vừa là sức mạnh thúc
đẩy xã hội loài người tiến lên. Khái quát lịch sử tư tưởng về NNPQ, thực
chất, là trình bày mối quan hệ giữa tư tưởng NNPQ và sự phát triển của xã
hội qua các thời đại lịch sử.
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
1.1.1. Những mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền
trong quá trình phát triển của xã hội cổ đại
Những mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong quá
trình phát triển xã hội phương Đông cổ đại
Ở phương Đông, do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, nên cùng
với sự ra đời của các quốc gia dân tộc là sự xuất hiện các nhà nước - công
xã nông thôn, những "hình thức nhà nước thô sơ nhất, tức là chế độ
chuyên chế phương Đông"(1). Đặc trưng cơ bản của chúng là: quyền lực tập
trung trong tay vua; bạo lực và tôn giáo là công cụ bảo đảm tính hợp pháp
của nhà nước; vua là con Trời, pháp luật là ý Trời; nhà nước là công cụ

(1)

C.Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập, tập 20. Nxb CTQG-ST. Hà Nội 1994, tr. 255.

11


toàn năng của vua để trị nước, an dân. Nhà nước Ai Cập cổ đại xuất hiện
vào loại sớm nhất thế giới, tồn tại đến tận các thế kỷ IV và III trước Công
nguyên (tr.CN.). Theo truyền thuyết Ai Cập, Chúa Trời từng nói với vua
Ramgiêsu II (Ramses II, 1300 tr.CN) rằng: "Ta là cha của con... Ta trao cho
con sứ mệnh của trời đất để con cai quản..." (1). Ngay từ đầu người nô lệ đã
không tin vào tính hợp pháp và tính công bằng của nhà nước áp bức bóc
lột cho dù đã được thần thánh hóa. Họ từng bước nhận thức rằng quyền
lực nhà nước mà trao cho vua, dù vua anh minh nhường nào, thì bạo lực
vẫn xảy ra. Vua "khoác lên mình tấm áo của vị linh mục" là để che đậy sự
độc đoán, chuyên quyền. Ở Nhà nước Babilon (Babylone) cổ đại, bộ luật
của vua Hammurapi (Hammourabi, 1792 - 1750 tr.CN) là bộ luật thành văn
cổ nhất thế giới với 3900 năm tuổi. Vua chúa và tầng lớp chủ nô Babilon
cổ đại đã dùng hệ thống pháp luật này bảo vệ chế độ sở hữu của tầng lớp
chủ nô và cai trị xã hội. Trong nhà nước Ấn Độ cổ đại, pháp luật được sử
dụng rất sớm để bảo vệ các giáo sĩ đạo Bàlamôn và trừng trị những kẻ xâm
phạm đến chế độ tư hữu. Người Ấn Độ quan niệm, "Một chính quyền
trừng phạt mạnh đó là điều duy nhất bảo đảm cho sự tồn tại cho hôm nay
và tương lai"(2). Phật giáo Ấn Độ (xuất hiện vào thế kỷ VI-V tr.CN) cho
rằng những người cầm quyền "luôn luôn chìm đắm trong dòng xoáy triền
miên của sự tham lam, thì liệu còn ai có thể bình yên đi trên trái đất" (3).
Đấy là tiếng chuông cảnh tỉnh đầu tiên đối với những căn bệnh nan y của
các nhà nước phương Đông cổ đại.
Lịch sử xã hội chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc cổ đại (từ Thiên niên

kỷ thứ II tr.CN) là lịch sử đấu tranh quyết liệt xung quanh việc lựa chọn
phương thức trị nước an dân giữa các trường phái chính trị - xã hội khác
nhau (vô vi nhi trị, kiêm ái trị, nhân trị, lễ trị, đức trị và pháp trị...). Lão
giáo (do Lão Tử sáng lập vào khoảng thế kỷ thứ VI-V tr.CN) cho rằng
pháp luật do vua tạo ra là nguồn gốc của áp bức, bóc lột và trái với quy
Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới. Nxb CTQG-ST. Hà Nội 1993, tr. 31.
Sđd, tr. 42.
(3)
Sđd, tr. 45.
(1)

(2)

12


luật của tự nhiên, là người bạn đồng hành của tàn bạo và độc đoán. Tuân
thủ những quy luật tự nhiên (đạo) của cuộc sống là làm cho con người giữ
được trọn vẹn bản tính của mình. Lão Tử chủ trương lấy "vô vi nhi trị"
làm đường lối trị nước. Chủ trương này không phải là thái độ tiêu cực của
người yếm thế, phẫn thế, mà là không làm gì trái với tự nhiên, không đem tư
tâm can thiệp vào việc người, giữ xã hội trong trạng thái quân bình và đem
lại hạnh phúc cho con người. Nho giáo (do Khổng Tử, 551- 479 tr.CN, sáng
lập vào thế kỷ thứ VI-V tr.CN) lúc đầu chủ trương nhân trị, lễ trị hay đức trị
hoàn toàn, nhưng về sau do yêu cầu sự phát triển của xã hội đã phải tìm đến
những yếu tố thích hợp của tư tưởng pháp trị. Đến Mạnh Tử (372-289 tr.CN),
Nho giáo được phát triển thành thuyết vương chính và được lòng dân với tư
tưởng dân vi quý. Vua vâng mệnh Trời mà trị dân, nhưng mệnh Trời phải
hợp với lòng dân, người cầm quyền phải dựa vào dân. Tới Tuân Tử (~ 298238 tr.CN) thì chủ trương kết hợp "lễ" với "luật" để trị nước xuất hiện.
Tuân Tử cho rằng, pháp luật là "cái giá của thiên hạ" ngăn cấm điều bạo

ngược, ghét bỏ điều ác và ngăn chặn điều xấu chưa xảy ra. Đối với người tốt
thì dùng lễ, đối với người xấu thì dùng luật. Phái Mặc gia (do Mặc Tử, 478382 tr.CN, khởi xướng) khi luận về nhà nước lại cho rằng con người có
quyền bình đẳng tự nhiên với nhau và quyền lực tối cao trong xã hội là
thuộc về dân. Dân có quyền lựa chọn vua và kiểm tra hoạt động của vua.
Những người có đủ đức tài, không kể địa vị xã hội của họ, đều xứng đáng
tham gia lãnh đạo đất nước. Mặc Tử quan niệm không có số mệnh tiền định.
Cuộc sống của con người phụ thuộc vào việc thực hiện như thế nào những
nguyên tắc kiêm ái mà cơ sở của nó là ý Trời.
Cuối thời Xuân Thu (722-481 tr. CN), giai cấp địa chủ mới đã
giành được vai trò chủ đạo ở cơ sở hạ tầng của xã hội Trung Quốc. Nhà
Chu trở nên suy tàn, chiến tranh kéo dài, ruộng đất từ tay vua chuyển sang
tầng lớp địa chủ phong kiến mới. Giao thông vận tải mở mang. Đồ sắt xuất
hiện. Thương nghiệp, thủ công nghiệp và các đô thị lớn ra đời. Văn hóa

13


dân tộc phục hưng. Tầng lớp trí thức hình thành. Nhiệm vụ còn lại của tầng
lớp địa chủ mới là tạo ra những thay đổi tương ứng trong kiến trúc thượng
tầng và xác lập quan hệ sản xuất mới để hoàn thành quá trình phong kiến
hóa. Giai cấp địa chủ đang lên muốn dùng bạo lực kiên quyết chống lại các
tàn dư của chế độ công xã thị tộc, gia trưởng để nhanh chóng kết thúc cục
diện phân tán, thống nhất quốc gia và tập trung phát triển sức sản xuất của
xã hội. Tư tưởng pháp trị xuất hiện phản ánh ý chí của giai cấp địa chủ
mới đó.
Tư tưởng pháp trị do Quản Trọng (~ 683-640 tr.CN) - người nước
Tề và Tử Sản (~ -522 tr.CN) - người nước Trịnh khởi xướng. Tư tưởng
pháp trị sơ kỳ này chủ trương tôn trọng vua, vì vua là người đặt ra pháp
luật. Còn vua phải yêu dân thì mới được dân phục tùng. Yêu dân là vì yêu
vua. Vua và pháp luật của vua quý hơn dân. Pháp luật của vua phải rành

mạch về luật - hình - chính và hợp với lợi ích của dân theo thiên thời, địa
lợi và nhân hòa. Pháp luật trước khi ban hành phải được cân nhắc chu đáo, ít
thay đổi. Trời không vì vật mà thay đổi bốn mùa, minh quân thánh nhân
không vì một vật mà thay đổi pháp luật. Vua, tôi, trên, dưới, sang, hèn đều
phải tuân thủ pháp luật (quân, thần, thượng, hạ, quý, tiện giai tòng pháp).
Việc xét xử phải tuân thủ theo pháp luật (pháp bất vị thân). Thương Ưởng (~
347 tr.CN) - tướng quốc nước Tần, người đề xướng chủ trương "biến pháp
canh tân" - đã phát triển tư tưởng pháp trị lên một bước mới. Đó là chủ
trương trị nước phải có ba yếu tố: pháp luật, quyền lực và lòng tin của dân.
Pháp luật là phương tiện xác định tính hợp pháp của việc chiếm hữu ruộng
đất bằng mua bán, xác lập quyền bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội và
thiết lập chế độ chuyên chế trung ương tập quyền. Nhờ "tân pháp" của
Thương Ưởng mà nhà Tần trở nên hùng mạnh nhất trong các nước chư
hầu và làm cơ sở để nó thống nhất toàn Trung Quốc.
Hàn Phi (280-230 tr.CN) là người phát triển tư tưởng pháp trị lên
đỉnh cao. Theo đó, pháp luật là cơ sở duy nhất điều khiển công việc nhà

14


nước và xã hội. Thời thế thay đổi thì pháp luật cũng thay đổi. Tự nhiên
phát triển theo quy luật tự nhiên, thì xã hội phát triển theo quy luật xã hội và
một triết lý. Pháp luật định chuẩn hành vi con người và xã hội. Tư tưởng
pháp trị của Hàn Phi là sự kế thừa các giá trị trong tư tưởng "trọng thế" của
Thận Đáo, "trọng pháp" của Thương Ưởng và "trọng thuật" của Thân Bất
Hại (~ 385-337 tr.CN). Pháp luật muốn thực hiện được thì phải dựa vào "thế"
và "thuật". Nội dung chủ yếu của tư tưởng pháp trị này là thừa nhận quyền
bình đẳng của các tầng lớp địa chủ phong kiến trước pháp luật; lấy pháp
luật thay cho lễ làm công cụ trị nước, an dân và tiền đề cho việc xây dựng
chế độ phong kiến vững mạnh; tôn trọng pháp luật là điều kiện làm cho

đất nước giàu mạnh. "Làm việc theo lòng tư lợi thì hỗn loạn, làm việc theo
công pháp thì ổn định" (1). Hình phạt không trừ bậc đại phu.Tư tưởng pháp
trị thể hiện sự tin tưởng vào tiến hóa của lịch sử. Khi chế độ phong kiến
suy tàn thì việc duy trì lễ, nhạc của nó chỉ làm mất đi cơ hội phát triển của
xã hội. Chủ trương pháp trị của Hàn Phi thích ứng với xu thế vận động
khách quan của xã hội Trung Quốc đương thời là kết thúc chế độ phong kiến
cát cứ "tranh bá đồ vương", thiết lập chế độ phong kiến trung ương tập
quyền.
Giá trị lớn nhất của tư tưởng pháp trị là đặt sự quan tâm lớn đến lợi
ích quốc gia, dũng cảm chấp nhận chuyển biến, đổi mới, chống hoài cổ và
tạo điều kiện xây dựng quốc gia hùng mạnh. Tư tưởng pháp trị của Hàn
Phi không chỉ là sản phẩm của lịch sử, mà còn là yếu tố có ý nghĩa quyết
định trong việc cải tạo và đưa nước Trung Hoa cổ đại vào thời kỳ phát
triển mới. Sự sụp đổ của nhà Tần sau 15 năm tồn tại và phục hồi Nho giáo
trong các triều đại phong kiến sau đó không làm mất đi những giá trị hiện
thực của tư tưởng pháp trị. Các chế độ chính trị của Trung Quốc sau này
đề cao nhân - lễ trị của Nho giáo, nhưng vẫn kết hợp dương nho - âm
pháp.

(1)

Hàn Phi Tử - Sự phát triển của tư tưởng pháp gia. Nxb Đồng Nai, 1995, tr. 71.

15


Như vậy là, sự phát triển của xã hội có giai cấp ở phương Đông từ
thời cổ đại đã cần đến một nhà nước vững mạnh, quản lý đất nước bằng
pháp luật. Ngay từ khi có nhà nước, người phương Đông đã thấy được xu
hướng lạm dụng và thèm khát quyền lực của người cầm quyền. Việc tìm

kiếm phương thức quản lý xã hội có hiệu quả lại gặp mâu thuẫn là: quản lý
theo kiểu đức trị là đề cao tấm gương đạo đức của kẻ cai trị để dân noi
theo và duy trì sự ổn định xã hội. Kiểu quản lý này có vẻ nhân đạo, ôn hòa
và có thể duy trì lâu dài sự ổn định xã hội, nhưng thật khó có những bước
phát triển mạnh mẽ. Quản lý xã hội theo kiểu pháp trị hà khắc và tàn bạo,
không cần đến đạo đức và lòng tin thì thật khó có sự phát triển bền vững.
Vì pháp luật chỉ là ý chí của vua được luật hóa và buộc dân phải theo. Đức
trị và pháp trị bị áp dụng cực đoan đều bóp nghẹt các con đường dẫn đến
sự phát triển của xã hội. Các tư tưởng về nhà nước và pháp luật trên, về cơ
bản, đều dựa trên thế giới quan duy tâm, siêu hình và trình độ tri thức kinh
nghiệm. Xã hội phương Đông cổ đại được quản lý theo kiểu pháp trị trong
thời gian ngắn hơn so với đức trị là vì nó chưa thoát ra khỏi những định đề
có sẵn (lời dạy của tiên vương, thánh hiền) để vươn lên khái quát những tư
tưởng mới phản ánh đúng yêu cầu phát triển của mỗi thời đại.
Những mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong quá
trình phát triển xã hội phương Tây cổ đại
Tư tưởng về nhà nước, pháp luật và các hình thức tổ chức chính trị
thực tiễn ở phương Tây cổ đại gắn liền với quá trình tiến hóa của xã hội
chiếm hữu nô lệ và nền dân chủ Hy Lạp, La Mã qua các nền cộng hòa dân
chủ A-ten, Spáctơ và La Mã. Đây là thời kỳ kinh tế nông nghiệp phát triển
mạnh mẽ, thủ công nghiệp và thương nghiệp hưng thịnh. Đây cũng là thời
kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai đường lối trị nước là chủ nô dân chủ
(đại diện cho thợ thủ công và thương gia) và chủ nô chuyên chính (đại
diện cho nông dân). Cuối cùng đường lối dân chủ đã thắng. Các tư tưởng
về dân chủ và pháp luật hình thành dựa trên cơ sở phương pháp tư duy
triết học mang đặc trưng là khám phá, tìm tòi cái duy lý theo nhiều hướng

16



mới phong phú và được thể nghiệm trong không khí dân chủ phát triển
đến trình độ tương đối cao. Những tư tưởng trên được hình thành qua
nhiều giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất (thế kỷ VIII - V tr.CN) gắn với sự hình
thành của các nhà nước và pháp luật. Giai đoạn thứ hai (thế kỷ V - nửa
đầu thế kỷ IV tr.CN) gắn với sự phát triển cao của các thể chế nhà nước.
Giai đoạn thứ ba (nửa sau thế kỷ IV- thế kỷ II tr.CN) gắn với sự suy vong
của nhà nước thành bang Hy Lạp cổ đại.
Trong thế kỷ thứ VI tr.CN, Xôlông (Solon, 638-559 tr.CN) khi chủ
trương cải cách triệt để Nhà nước thành bang Hy Lạp đã cho rằng quyền lực
cần được đặt ngang hàng với pháp luật và cả hai đều là phương tiện để đạt tới
tự do và công bằng. Xôlông xác định sẽ giải phóng mọi người bằng quyền
lực của luật pháp, bằng sự kết hợp sức mạnh với pháp luật. Trên thực tế
"nhà nước đã đến cứu giúp nhân dân bằng một tổ chức cai quản do Xôlông
áp dụng"(1). Cải cách của Xôlông (594 tr. CN) với việc thành lập Hội đồng
quí tộc, Hội đồng chấp chính và Tòa bồi thẩm vừa đem lại cơ hội cho
những người quyền quý nắm các chức vụ nhà nước, vừa đem lại cơ hội
cho những người bình dân quyền lựa chọn và giám sát các quan chức nhà
nước. Cuộc cải cách này đặt nền móng cho nền dân chủ chính trị A-ten,
phát triển tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp, điều hòa lợi ích giữa các
giai cấp xã hội. Giữa thế kỷ này Pitago (580-500 tr.CN) đòi phải thực hiện
mệnh lệnh của nhà nước tức là phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật phải được
đặt cao hơn các phong tục, tập quán truyền thống không thành văn. Cuối thế
kỷ thứ VI - đầu thế kỷ V tr.CN, Hêracơlít (Heraclite, 530-470 tr.CN) hết sức
coi trọng pháp luật và quan niệm rằng, pháp luật là phương thức để thực
hiện cái phổ biến. Do đó, "nhân dân cần phải đấu tranh bảo vệ pháp luật
như bảo vệ chốn nương thân của mình" (2). Thế kỷ V tr.CN, Hêrôđôt
(Herodote, 480-425 tr.CN) khi so sánh ba chính thể quân chủ, quý tộc và
cộng hòa, đã gợi ý về một thể chế chính trị hỗn hợp giữa các giá trị của ba
C.Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập, tập 21. Nxb CTQG-ST. Hà Nội 1995, tr. 173.
Đinh Ngọc Vượng (chủ biên) - Thuyết "Tam quyền phân lập" và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại. Tái

bản có sửa chữa và bổ sung.Viện Thông tin Khoa học xã hội - Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Hà Nội
1992, tr. 6.
(1)

(2)

17


loại chính thể trên. Quyền lực trong xã hội là thuộc về dân, xã hội phải được
quản lý theo nguyên tắc công bằng trước pháp luật. Đêmôcơrít (Democrite,
460-370 tr.CN) cho rằng nhà nước và pháp luật là sản phẩm của cuộc đấu
tranh lâu dài của con người nhằm liên kết với nhau thành cộng đồng. Nhà
nước là sự thể hiện quyền lực chung của công dân. Tự do của công dân
nằm trong sự tuân thủ pháp luật. Đến giữa thế kỷ V tr.CN, sự thắng lợi của
nền dân chủ A-ten đã tạo điều kiện cho sự ra đời của lý thuyết pháp quyền
tự nhiên do các nhà ngụy biện nêu ra. Theo lý thuyết này, nhà nước và
pháp luật là nhân tạo và được tạo nên bởi những thỏa thuận để bảo vệ an
ninh chung cho xã hội và quyền lợi công dân. Pháp luật là sức mạnh điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Cuối thế kỷ V tr.CN, khi nền dân chủ A-ten lâm
vào khủng hoảng, Xôcơrat (Socrate, 469-399 tr.CN) cho rằng dân chủ không
thể tồn tại được vì thiếu pháp luật hay pháp luật bất lực thì công bằng và
công lý sẽ bị vi phạm.
Cuối thế kỷ V đầu thế kỷ IV tr.CN, Platôn (Platon, 427-347 tr.CN)
xác định rằng, người cầm quyền phải gạt sang một bên ý chí cá nhân để
tuân thủ và nhân danh ý chí của pháp luật. Ông cho rằng nhà nước sẽ sụp
đổ ở nơi nào mà pháp luật không được đề cao và nằm dưới quyền lực của
một ai đó. Pháp luật đứng trên các nhà cầm quyền là sự cứu thoát nhà nước
và những lợi ích. Ở đâu có pháp luật - cái được xuất phát từ bản chất con
người mà định ra - thì ở đó mới có chế độ nhà nước. Nhà nước và viên

chức của nó tôn trọng pháp luật là điều kiện sống còn của một nhà nước.
Tôn trọng pháp luật là tôn trọng lý trí, trí tuệ phổ biến. Theo ông, sự thiếu
công bằng sẽ làm lạc đường quyền lực và quyền lực sai lạc là quyền lực tự
làm mất mình. Sự sụp đổ của nền dân chủ A-ten vào giữa thế kỷ thứ IV
tr.CN đã làm cho Arixtốt (Aristote, 384-322 tr.CN) đi đến những kết luận
mới về nhà nước. Theo đó, quyền lực nhà nước hình thành một cách tự
nhiên. Pháp luật là quy tắc khách quan, chính trực và vô tư. Pháp luật chỉ
tồn tại giữa các công dân bình đẳng và tự do. Nó phải được bổ sung và
điều chỉnh theo yêu cầu của đời sống xã hội. Hình thức nhà nước thích hợp

18


là hình thức mà ở đó có sự phân biệt cần thiết giữa ba loại quyền lực: nghị
luận, chấp hành và xét xử. Tiến hóa tất yếu của các nhà nước là từ chỗ
nằm trong tay một người (vua) đến một số người (quý tộc) và của đa số
người (nhân dân). Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhà nước sụp đổ là sự
quá bình đẳng hay quá bất bình đẳng. Khi quyền lực nhà nước bị lạm dụng
thì kẻ thống trị sợ mất quyền, người bị trị sợ trừng phạt; người cai trị tàn
ác và tham lam, người bị trị bị bạo ngược và sát hại. Tư cách người công
dân (động vật công dân) là can đảm, tự do, cao thượng và chính nghĩa. Tuy
vậy nền cộng hòa của Arixtốt là nền cộng hòa của các nhà thông thái, các
công dân - triết gia có đủ điều kiện vật chất và tinh thần thực hiện các
quyền của mình. E.J.Cheaolier nhận xét: "Tia sáng đến từ Hy Lạp cổ đại
chắc chắn không phải là cái duy nhất soi sáng thời kỳ hiện đại, nhưng
không có nó, thì nền văn minh và ý thức châu Âu ngày nay đụng phải cơn
kịch phát của cuộc khủng hoảng của nó, sẽ không được hiểu biết một cách
đầy đủ"(1).
Lịch sử La Mã cổ đại là lịch sử hình thành và củng cố nhà nước và
chế độ chính trị của chính nó. Bộ luật La Mã xuất hiện là một bước tiến bộ

đánh dấu sự ra đời của một nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và tạo
điều kiện cho người dân tham gia vào đời sống chính trị của đất nước. Đối
với La Mã cổ đại những mầm mống tư tưởng và tổ chức chính trị, nhà
nước có liên quan đến NNPQ đã được tích lũy trong điều kiện phát triển
cao nhất và sự sụp đổ sau đó của chế độ dân chủ chủ nô. Theo A.Sudre,
"La Mã - tổ quốc của pháp quyền, có tình cảm và bản năng chính trị nhưng
nó đã không có trí tuệ được suy nghĩ về khoa học đó" (2). Hai đại biểu của
trí tuệ La Mã về NNPQ là Pôlybi và Xixêrôn. Pôlybi (Polybe, 201-120
tr.CN) là người La Mã đầu tiên nêu lên những tư tưởng quan trọng về nhà
nước và pháp quyền. Theo ông, "không phải lý trí mà còn kinh nghiệm dạy
cho chúng ta rằng hình thức của chính phủ hoàn hảo nhất là hình thức
Prelot M. - Lescuyer G. - Lịch sử các tư tưởng chính trị. Precis Dalloz 1975. (Bản dịch từ nguyên bản
tiếng Pháp của Viện khoa học chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh), tr. 15.
(2)
Sđd, tr. 135.
(1)

19


được cấu thành từ ba hình thức: quân chủ, quý tộc và dân chủ" (3). Trong đó
cơ quan chấp chính tối cao thuộc về vua, nguyên lão viện (nghị viện)
thuộc về quý tộc và các cơ quan bảo dân (hội đồng) thuộc về nhân dân
(chủ nô). Phân bố và giám sát quyền lực hợp lý, chặt chẽ là hai yếu tố cơ
bản bảo đảm một nhà nước hùng mạnh và mở rộng đế quốc La Mã ra khắp
vùng Địa Trung Hải lúc bấy giờ.
Xixêrôn (Ceceron, 106-43 tr.CN) cho rằng, nhà nước là một cộng
đồng pháp lý. Nhà nước là của chung nhân dân và là trật tự chung. Nhân
dân là một tập hợp liên kết với nhau bằng sự thỏa thuận về pháp luật và
bằng tính cộng đồng của các lợi ích chung. Nhà nước chỉ có ở nơi nào

không có bạo lực và chuyên quyền. Sự cần thiết của nhà nước bắt nguồn
từ bản chất trốn chạy sự cô đơn và khao khát đời sống cộng đồng của con
người. Công bằng là mệnh lệnh từ lý trí của con người mà nhà nước phải
tuân theo. Pháp luật là lẽ công bằng chính trực phù hợp với bản chất có
trong tất cả mọi sinh vật. Pháp luật là công pháp giữ vai trò điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội. Phục tùng pháp luật là bắt buộc đối với tất cả mọi người.
Phẩm chất cần có của người cầm quyền là tài năng, tâm hồn hướng
thượng, sự hy sinh vì lợi ích chung và bỏ qua những lợi ích riêng tư không
chính đáng. Người cầm quyền là người tốt nhất, chứ không phải người già
nhất, giàu nhất, hay khỏe nhất. Công dân lý tưởng là người tham gia tích
cực vào đời sống chính trị như là biểu hiện cao nhất của đời sống con
người và dành cho xã hội "cái tốt nhất mà tâm hồn và trí tuệ mà mình có
được". Nhà nước hỗn hợp, kết hợp các yếu tố tích cực của các chính thể
quân chủ, quý tộc và cộng hòa là hình thức có thể hạn chế sự thoái hóa
quyền lực.
Những tư tưởng trên phản ánh cuộc đấu tranh tư tưởng nhằm tìm
ra hình thức nhà nước đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội, thoát khỏi
vòng luẩn quẩn của nền chính trị Hy Lạp, La Mã cổ đại là: Chế độ quân
Prelot M. - Lescuyer G. - Lịch sử các tư tưởng chính trị. Precis Dalloz 1975. (Bản dịch từ nguyên bản
tiếng Pháp của Viện khoa học chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh), tr. 140.
(3)

20


chủ bắt đầu từ những ông vua có công khai quốc, sống vì nước vì dân,
nhưng các thế hệ vua sau đó lại đem đến bất hạnh cho dân và lạc hậu cho
đất nước. Quyền lực của vua trở nên vô giới hạn. Tài năng và đức độ bị vùi
dập, sự phỉnh nịnh và vu cáo sinh sôi. Chế độ quân chủ cuối cùng lại trở
thành chế độ độc tài và thay thế nó là chế độ quý tộc trị. Chế độ quý tộc do

một hội đồng có chủ quyền tối thượng bao gồm những phần tử ưu tú nhất
của một quốc gia nắm giữ. Lúc đầu nó tập hợp được trí tuệ sáng suốt của
những người ưu tú, tránh được sự độc đoán của vua chúa và sự hỗn loạn,
dễ kích động của "đám đông dân chúng kém hiểu biết". Nhưng dần dần
trong giới ưu tú xuất hiện cá nhân hay nhóm nhỏ thâu tóm quyền hành và
tàn sát nhau mưu lợi ích riêng. Cuối cùng chế độ quý tộc cũng trở nên độc
tài. Chế độ cộng hòa dân chủ hình thành bằng con đường bốc thăm, trao
những chức vụ công cộng cho những ai có khả năng và uy tín trong nhân
dân, nhưng lại có nguy cơ lạm dụng quyền lực từ một số người được ủy
quyền. Dân chủ trở thành hình thức nhà nước có khả năng đáp ứng yêu
cầu phát triển của lịch sử, nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ
tổ chức quản lý thấp, nên chế độ cộng hòa dân chủ khó có thể tồn tại. Dân
chủ là công cụ chế ngự sự lạm dụng quyền hành, nhưng lại dễ trở thành
công cụ của những kẻ mị dân.
Hy Lạp và La Mã là những quốc gia phương Tây đã phát triển có
tính điển hình về chính trị, kinh tế và xã hội thời cổ đại. Tư duy về nhà
nước và pháp quyền của người Hy Lạp và La Mã cổ đại thật phong phú.
Tư duy ấy vừa phản ánh hiện thực chính trị - xã hội biến đổi không ngừng,
vừa thúc đẩy hiện thực ấy phát triển. Tư duy về nhà nước và pháp quyền
Hy Lạp - La Mã cổ đại quan trọng đến mức mà "không có cái cơ sở của nền
văn minh Hy Lạp và Đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại" (1). Hay
theo cách nói của Ph. Ăng ghen, không có dân chủ chủ nô thì không có
châu Âu hiện đại và không có CNXH hiện đại.

(1)

C.Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập, tập 20. Nxb CTQG-ST. Hà Nội 1994, tr. 254.

21



Như vậy là, xã hội phương Tây ngay từ thời cổ đại đã đề cao vấn
đề dân chủ như một hình thức nhà nước. Nhà nước chỉ là sự thể hiện
quyền lợi chung của công dân và lấy việc phục vụ dân làm mục đích tồn
tại. Sự kết hợp giữa nhà nước và pháp luật là cách tốt nhất để khách quan
hóa nhà nước, hạn chế ý chí chủ quan của người cầm quyền. Nhà nước
tuân thủ pháp luật là tuân thủ ý chí chung của xã hội. Chính trị hiện thực ở
phương Tây cổ đại đã kiểm nghiệm chân lý: "Nhà nước không biết đến
pháp quyền không phải chỉ là một nhà nước thoái hóa, mà đó là một nhà
nước tự tiêu diệt"(1). Nhà nước dù của vua, quý tộc hay dân đều thông qua
các cá nhân cầm quyền và có xu hướng bị lạm dụng. Quyền lực nhà nước
luôn luôn cũng có xu hướng bành trướng và hạn chế quyền tự do của con
người. Để khắc phục tình trạng này cần phân biệt quyền lực nhà nước
thành các quyền khác nhau theo chức năng, nhiệm vụ của nó. Cùng với tư
tưởng quản lý xã hội bằng pháp luật, tư tưởng phân chia và kiểm soát
quyền lực trong một NNPQ đã phôi thai. Lần đầu tiên trong lịch sử, ý
tưởng về con người với tư cách động vật công dân được xuất hiện. Đó là
con người biết liên kết với nhau tạo nên xã hội và nhà nước.
Đến đây có thể nêu nhận xét về các giá trị tư tưởng có liên quan
đến NNPQ thời cổ đại là: Quyền lực nhà nước là thuộc về dân. Nhân dân
là chủ thể của quyền lực nhà nước. Những người cầm quyền, dù họ là ai,
cũng không có quyền, mà chỉ được ủy quyền. Người cầm quyền phải biết
dựa vào dân. Phương thức cai trị có hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế, thống nhất và mở rộng quốc gia, ổn định xã hội là kết hợp nhà
nước với pháp luật. Quyền lực nhà nước phải được phân biệt, kiểm soát và
hạn chế. Những ý tưởng có liên quan đến NNPQ thời cổ đại thực sự có giá
trị về lý luận và thực tiễn đối với quá trình phát triển tiếp theo của lịch sử
nhân loại. Chúng vừa là sản phẩm, vừa là nhân tố tích cực tác động vào
quá trình phát triển lịch sử. Đây là mầm mống của tư tưởng về NNPQ.
Prelot M. - Lescuyer G. - Lịch sử các tư tưởng chính trị. Precis Dalloz 1975. (Bản dịch từ nguyên bản

tiếng Pháp của Viện khoa học chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh), tr. 231-232.
(1)

22


1.1.2. Một số giá trị tư tưởng về nhà nước pháp quyền thời
trung cổ và bước chuyển tiếp đến thời cận đại
Đêm dài trung cổ kéo dài hàng ngàn năm dưới ách thống trị của
các chế độ chuyên chế vương quyền, thần quyền đầy bạo lực và cuồng tín
tôn giáo. Sự hiện diện của Nhà nước phong kiến hàng ngàn năm ở phương
Đông và hàng trăm năm ở phương Tây - nhà nước không hoặc ít biết đến
pháp quyền - là một trong những nguyên nhân của tình trạng kém phát
triển kéo dài. Tuy nhiên, thời kỳ này ở phương Tây đã có không ít những
quan điểm tiến bộ của các nhà tư tưởng, các nhà thần học góp phần bảo
tồn và làm phong phú thêm những ý tưởng về NNPQ thời cổ đại. Những
quan điểm ấy phải ẩn dấu trong các lớp vỏ bọc tôn giáo.
S. Ôguýtxtanh (Saint Augustin, 357-430) - giáo chủ Bắc Phi - cho
rằng quyền lực nhà nước phải được thực hiện như một thứ quyền lực phục
vụ. Đó là công cụ để thực hiện tình yêu và công bằng. Những người cầm
quyền phải đặt quyền uy vào sự phục vụ nhân dân; lấy công bằng làm gốc,
từ thiện làm ngọn; phải điều độ, dám hy sinh vì người khác và biết giới
hạn khát vọng cá nhân. Việc thực thi quyền lực nhà nước không chấp
nhận sự tầm thường về tri thức, sự yếu mềm về ý chí. Ngược lại, nó đòi
hỏi tầm nhìn xa trông rộng, óc phán đoán và tính cương nghị không thể
lay chuyển. Sự sa sút về phẩm chất và tư cách người cầm quyền là nguyên
nhân chủ yếu làm sụp đổ nhà nước.
Tômát Đacanh (T.D’Aquin, 1225-1274) cho rằng trật tự pháp lý
đem đến cho mỗi người cái thuộc về họ và làm cho họ có thể đạt tới sự dồi
dào về vật chất và tinh thần. Xã hội công dân trước sau sẽ thay thế xã hội

thần dân, vì nó là sản phẩm của lý trí, chứ không phải là sản phẩm thuần
túy bản năng. T. Đacanh phân chia thành bốn loại luật khác nhau. Luật
Vĩnh cửu là luật của Chúa. Luật Tự nhiên phản chiếu luật Vĩnh cửu bằng ý
chí con người. Nhân luật là pháp luật phong kiến hiện hành, phản ánh luật
Tự nhiên. Sau cùng, Thần luật là luật của Kinh thánh. Trong đó nhân luật

23


không được phản tự nhiên, vì bất luận trong hoàn cảnh nào thì con người
cũng cần được sống. Nhà cầm quyền không được cấm thần dân sống, hôn
nhân và sinh đẻ như dưới thời nô lệ.
Giăng Bôđanh (Jean Bodin, 1530-1596) - luật sư người Angiêri, là
người sáng lập lý thuyết chủ quyền nhà nước. Định nghĩa của ông về
nguyên tắc pháp quyền của nhà nước là một nguyên tắc tiến bộ nhằm xác
lập trật tự tối thiểu làm cơ sở cho sự ra đời của xã hội mới - xã hội tư sản.
Theo ông, nhà nước nhân dân là nhà nước mà ở đó nhân dân chỉ huy
quyền tối thượng bằng tập thể và bằng cá nhân.
Sự ra đời của chủ nghĩa chuyên chế cá nhân - bước tiến hóa của
chủ nghĩa chuyên chế - đã dẫn đến cuộc cách mạng về pháp quyền tự
nhiên thời Phục hưng, Ánh sáng. Khi chủ nghĩa chuyên chế soi sáng xuất
hiện ở thế kỷ XVIII, người ta chủ trương xây dựng nhà nước mạnh hơn.
Điều đó kích thích vua xứng đáng là vua, phải có học vấn. Bên cạnh vua
phải có pháp quan đoàn và nghị viện. Tuy nhiên, quan niệm pháp quyền tự
nhiên thời trung cổ không gì khác hơn là hành động đi từ ý chí cá nhân lên
Thượng đế bằng trật tự có sẵn ở bản chất con người. Quan niệm pháp
quyền tự nhiên ấy tồn tại hơn một thế kỷ. Ở phương Đông, trải qua hàng
ngàn năm thời trung cổ các nhà nước phong kiến, mặc dù lấy đức trị của
Nho giáo làm rường cột để trị nước an dân, nhưng vẫn phải dựa vào pháp
luật, coi trọng pháp luật như các đế chế phong kiến Trung Hoa. Nhà nước

và pháp luật đã không tách rời nhau.
Ở Việt Nam, đường lối trị nước của các thời đại phong kiến Lý,
Trần, Lê, Nguyễn, trong các thế kỷ từ X đến XIX, cơ bản là đường lối tổng
hợp, vận dụng cả tư tưởng đức trị của Nho gia và tư tưởng pháp trị của
Pháp gia. Các Nhà nước phong kiến Việt Nam ở những mức độ khác nhau
đã đề cao pháp luật trong việc tổ chức nhà nước và quản lý đất nước. Vua
Lê Thái Tổ hạ chiếu rằng, "Từ xưa tới nay trị nước phải có pháp luật,
không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa, đặt ra pháp luật là

24


để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ biết thế nào
là thiện, là ác, điều luật thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi
phạm

pháp"(1). Trong quan niệm của người Việt Nam xưa, việc sơn hà xã

tắc là việc khó nhất. Sự vận động và biến đổi của xã hội thật khôn lường,
không có pháp luật làm định chuẩn thì làm sao có thể thu giang sơn về một
mối. Theo Lê Quý Đôn, "Nhân tâm thì không định, thế biến thì không
thường, do đó mà trị nước là việc rất khó, và chỉ có một cách là ước thúc
nhân tâm và chế ngự thế biến, đó là pháp chế mà thôi" (1). Nhiều triều đại
phong kiến Việt Nam đã để lại những bộ luật có giá trị lịch sử, mà tiêu
biểu như: Hình thư đời Lý, Quốc triều hình luật đời Trần, Quốc triều hình
luật đời Lê v.v...
1.1.3. Nhà nước pháp quyền tư sản và vai trò của nó trong sự
phát triển của xã hội cận và hiện đại
Sự hình thành học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản
Sau thời Phục hưng ở phương Tây, trong những năm cuối cùng của

thế kỷ XVII một trật tự mới của các sự vật đã thực sự bắt đầu. Sự phát
triển của các yếu tố kinh tế TBCN - có trước đó hàng thế kỷ - đã đến lúc
đòi hỏi xác lập một cách chính thức các quan hệ sản xuất TBCN dựa trên
cơ sở các quan hệ pháp lý tư sản. Các quan hệ kinh tế cấu thành cơ sở hạ
tầng của xã hội đòi hỏi sự thay đổi có tính cách mạng trong kiến trúc
thượng tầng, trong đó yếu tố quan trọng nhất là nhà nước. Tất yếu kinh tế
và chính trị ấy đòi hỏi phải thay thế Nhà nước phong kiến độc đoán và
chuyên quyền, lạc hậu và phản động bằng Nhà nước tư sản tiến bộ hơn.
Học thuyết về NNPQ tư sản từng bước hình thành trên cơ sở thế giới quan
mới của giai cấp tư sản đang lên - thế giới quan pháp lý (Ph. Ăngghen). Đó
là sự phục hồi, kế thừa các giá trị tư tưởng có liên quan đến NNPQ thời cổ
đại và đưa các giá trị đó lên tầm cao hơn phù hợp với đòi hỏi mới của lịch
(1)
(1)

Quốc triều hình luật. Nxb pháp lý. Hà Nội 1991, tr. 16.
Lê Quý Đôn - Vân đài loại ngữ. Nxb Văn hóa, 1962, tr. 11.

25


×