LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Trần Thị Bích
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..................................................................viii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Trong những năm qua quản lý thu NSX ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định đã có những thành tựu đáng ghi nhận và đã góp phần thực hiện tốt
các nhiệm vụ đặt ra ở điạ phương. Tuy nhiên, do có những tác động chủ
quan lẫn khách quan mà quản lý thu NSX vẫn còn nhiều bất cập tồn tại,
cần phải được xem xét và giải quyết. Một trong những vấn đề mà cần
quan tâm nhất hiện nay là việc tổ chức quản lý nguồn thu cũng như trình
độ cán bộ trong quản lý thu NSX. Chính vì vậy, tìm hiểu rõ được nguyên
nhân từ đó đưa ra được giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu Ngân
sách xã có một ý nghĩa quan trọng............................................................1
Chương 2: Thực trạng quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.....................................................................3
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu NSX ...........3
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hoàng Thị Thuý Nguyệt – giáo
viên trực tiếp hướng dẫn tôi và các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý
tài chính công, khoa Tài chính công, trường Học viên Tài chính cùng với
các cô chú và anh chị trong phòng TC-KH huyện Nghĩa Hưng đã tận tình
giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài luận văn này..............................................3
CHƯƠNG 1.......................................................................................................4
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ...........4
1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THU NGÂN SÁCH XÃ.............................................4
1.1.1. Khái niệm thu ngân sách xã............................................................4
iii
Thu NSX là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực của mình đề động
viên một bộ phận nguồn tài chính Quốc gia hình thành quỹ tiền tệ của
chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm đáp ứng các nhu cầu của chính
quyền cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý
được thực hiện bằng hệ thống các chính sách, pháp luật do Nhà nước ban
hành...........................................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm thu ngân sách xã..............................................................4
Thu ngân sách xã có những đặc điểm sau:................................................4
Một là, thu NSX chứa dựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị
nảy sinh trong quá trình nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần
nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của chính
quyền Nhà nước cấp xã.............................................................................4
Hai là, hoạt động thu của NSX luôn gắn chặt với nhiệm vụ của chính
quyền xã được phân cấp; đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ
quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã. Chính vì vậy các chỉ tiêu thu luôn
mang tính pháp lý......................................................................................4
Ba là, thu NSX phản ánh quan hệ lợi ích giữa hai bên, một bên là lợi ích
chung của cộng đồng cấp cơ sở đại diện là chính quyền xã với một bên là
lợi ích chung của các chủ thể kinh tế khác................................................4
Bốn là, hoạt động thu NSX luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự
vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập,..............4
Năm là, thu NSX có các quan hệ thu rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau. Nhưng các khoản thu này chỉ được chỉ được thừa
nhận khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.....................4
1.1.3. Nội dung thu ngân sách xã..............................................................5
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ..........................................................6
1.2.1. Chu trình quản lý thu ngân sách xã.................................................7
1.2.1.1. Lập dự toán thu ngân sách xã...................................................7
1.2.1.2. Chấp hành dự toán thu ngân sách xã........................................8
1.2.1.3. Kế toán và quyết toán thu ngân sách xã...................................9
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ...........10
CHƯƠNG 2.....................................................................................................12
iv
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NSX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA
HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH............................................................................12
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KT-XH HUYỆN NGHĨA
HƯNG..................................................................................................................................12
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội huyện Nghĩa Hưng...............12
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Nghĩa Hưng................13
2.1.3. Khái quát về cơ cấu tổ chức phòng TC-KH huyện Nghĩa Hưng. .14
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng TC–KH huyện Nghĩa Hưng:..................................................15
2.2. TÌNH HÌNH THU NGÂN SÁCH XÃ..........................................................................15
Hình 2.1. Cơ cấu các khoản thu trong tổng thu NSX (2011 - 2013)..................................18
2.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ........................................................21
2.3.1. Lập dự toán ngân sách xã..............................................................21
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản.....................23
Bảng 2.4: Tổng hợp dự toán khoản thu khác tại xã, thị trấn huyện Nghĩa Hưng năm 2013
.........................................................................................................................................24
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện thu tiền cấp quyền sử dụng đất tại huyện Nghĩa Hưng....27
2.3.2.1. Khoản thu NSX hưởng 100%.................................................28
Bảng 2.6: Tình hình các khoản thu NSX được hưởng 100% trên......................................30
địa bàn huyện Nghĩa Hưng..............................................................................................30
2.3.2.2. Khoản thu Ngân sách xã hưởng theo tỷ lệ điều tiết................33
Bảng 2.7: Tình hình các khoản thu NSX phân chia tỷ lệ trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng.35
2.3.2.3. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.........................................37
Bảng 2.8. Tình hình các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên..................................37
2.3.3. Kế toán và quyết toán thu NSX và công khai tài chính xã............39
Bảng 2.9: Tổng hợp các lỗi tính toán sai...........................................................................41
Bảng 2.10: Tổng hợp tên gọi các khoản thu được sử dụng.................41
2.3.4. Đánh giá chung..............................................................................43
2.3.4.1. Những kết quả đạt được.........................................................43
2.3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.............................................43
CHƯƠNG 3.....................................................................................................46
v
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU NSX TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH..............................46
3.1.1. Định hướng phát triển KT-XH......................................................46
Để từng bước giải quyết bài toán phát triển KT-XH, trong thời gian tới huyện Nghĩa Hưng
tập trung phát huy tối đa những lợi thế sẵn có của huyện và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực để phát triển KT-XH nhanh và bền vững, phấn đấu trở thành một trong những huyện
dẫn đầu các phong trào của tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi như chính trị ổn định, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững huyện cũng gặp không ít khó khăn, thách thức khi kinh tế của
một số xã trong huyện vẫn ở trình độ thấp, tụt hậu so với một số xã trong huyện cũng như
trên địa bàn tỉnh Nam Định và bình quân chung cả nước; nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao;
kết cấu hạ tầng KT-XH chưa đồng bộ; nguồn thu ngân sách hạn hẹp, thiếu vốn cho đầu tư
phát triển,…Do đó, cần phải có định hướng, mục tiêu cụ thể trong thời gian tới................46
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý thu ngân sách xã.....................47
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU NSX TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG............................................................................................48
3.2.1. Đối với khâu lập dự toán thu NSX................................................48
3.2.2. Đối với khâu chấp hành dự toán NSX...........................................49
3.2.3. Đối với công tác quyết toán...........................................................49
3.2.4. Quản lý thu ngân sách xã gắn với nâng cao hiệu quả KT-XH; tích
cực khai thác, phát triển nguồn thu trên địa bàn xã quản lý....................50
3.2.5. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cơ quan chức năng. Tăng
cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên quản lý thu NSX.....51
3.2.6. Tăng cường quản lý, đào tạo và tập huấn, bồi dưỡng cán bộ tài
chính - kế toán các xã trên địa bàn huyện...............................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................55
PHỤ LỤC........................................................................................................56
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTHQT
:
Báo cáo tổng hợp quyết toán
CNH – HĐH
:
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
vi
DT
:
Dự toán
GTGT
:
Gía trị gia tăng
HĐND
:
Hội đồng nhân dân
KBNN
:
Kho bạc nhà nước
KT-XH
:
Kinh tế - xã hội
MLNS
:
Mục lục ngân sách
NSNN
:
Ngân sách nhà nước
NSX
:
Ngân sách xã
QT
:
Quyết toán
TC-KH
:
Tài chính- kế hoạch
THDT
:
Tổng hơp dự toán
TNCN
:
Thu nhập cá nhân
TT
:
Thị trấn
UBND
:
Uỷ ban nhân dân
VAT
:
Gía trị gia tăng
XDCB
:
Xây dựng cơ bản
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..................................................................viii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Trong những năm qua quản lý thu NSX ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định đã có những thành tựu đáng ghi nhận và đã góp phần thực hiện tốt
các nhiệm vụ đặt ra ở điạ phương. Tuy nhiên, do có những tác động chủ
quan lẫn khách quan mà quản lý thu NSX vẫn còn nhiều bất cập tồn tại,
cần phải được xem xét và giải quyết. Một trong những vấn đề mà cần
quan tâm nhất hiện nay là việc tổ chức quản lý nguồn thu cũng như trình
độ cán bộ trong quản lý thu NSX. Chính vì vậy, tìm hiểu rõ được nguyên
nhân từ đó đưa ra được giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu Ngân
sách xã có một ý nghĩa quan trọng............................................................1
Chương 2: Thực trạng quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.....................................................................3
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu NSX ...........3
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hoàng Thị Thuý Nguyệt – giáo
viên trực tiếp hướng dẫn tôi và các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý
tài chính công, khoa Tài chính công, trường Học viên Tài chính cùng với
các cô chú và anh chị trong phòng TC-KH huyện Nghĩa Hưng đã tận tình
giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài luận văn này..............................................3
CHƯƠNG 1.......................................................................................................4
viii
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ...........4
1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THU NGÂN SÁCH XÃ.............................................4
1.1.1. Khái niệm thu ngân sách xã............................................................4
Thu NSX là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực của mình đề động
viên một bộ phận nguồn tài chính Quốc gia hình thành quỹ tiền tệ của
chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm đáp ứng các nhu cầu của chính
quyền cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý
được thực hiện bằng hệ thống các chính sách, pháp luật do Nhà nước ban
hành...........................................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm thu ngân sách xã..............................................................4
Thu ngân sách xã có những đặc điểm sau:................................................4
Một là, thu NSX chứa dựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị
nảy sinh trong quá trình nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần
nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của chính
quyền Nhà nước cấp xã.............................................................................4
Hai là, hoạt động thu của NSX luôn gắn chặt với nhiệm vụ của chính
quyền xã được phân cấp; đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ
quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã. Chính vì vậy các chỉ tiêu thu luôn
mang tính pháp lý......................................................................................4
Ba là, thu NSX phản ánh quan hệ lợi ích giữa hai bên, một bên là lợi ích
chung của cộng đồng cấp cơ sở đại diện là chính quyền xã với một bên là
lợi ích chung của các chủ thể kinh tế khác................................................4
Bốn là, hoạt động thu NSX luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự
vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập,..............4
Năm là, thu NSX có các quan hệ thu rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau. Nhưng các khoản thu này chỉ được chỉ được thừa
nhận khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.....................4
1.1.3. Nội dung thu ngân sách xã..............................................................5
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ..........................................................6
1.2.1. Chu trình quản lý thu ngân sách xã.................................................7
1.2.1.1. Lập dự toán thu ngân sách xã...................................................7
1.2.1.2. Chấp hành dự toán thu ngân sách xã........................................8
1.2.1.3. Kế toán và quyết toán thu ngân sách xã...................................9
ix
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ...........10
CHƯƠNG 2.....................................................................................................12
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NSX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA
HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH............................................................................12
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KT-XH HUYỆN NGHĨA
HƯNG..................................................................................................................................12
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội huyện Nghĩa Hưng...............12
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Nghĩa Hưng................13
2.1.3. Khái quát về cơ cấu tổ chức phòng TC-KH huyện Nghĩa Hưng. .14
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng TC–KH huyện Nghĩa Hưng:..................................................15
2.2. TÌNH HÌNH THU NGÂN SÁCH XÃ..........................................................................15
Hình 2.1. Cơ cấu các khoản thu trong tổng thu NSX (2011 - 2013)..................................18
2.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ........................................................21
2.3.1. Lập dự toán ngân sách xã..............................................................21
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản.....................23
Bảng 2.4: Tổng hợp dự toán khoản thu khác tại xã, thị trấn huyện Nghĩa Hưng năm 2013
.........................................................................................................................................24
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện thu tiền cấp quyền sử dụng đất tại huyện Nghĩa Hưng....27
2.3.2.1. Khoản thu NSX hưởng 100%.................................................28
Bảng 2.6: Tình hình các khoản thu NSX được hưởng 100% trên......................................30
địa bàn huyện Nghĩa Hưng..............................................................................................30
2.3.2.2. Khoản thu Ngân sách xã hưởng theo tỷ lệ điều tiết................33
Bảng 2.7: Tình hình các khoản thu NSX phân chia tỷ lệ trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng.35
2.3.2.3. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.........................................37
Bảng 2.8. Tình hình các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên..................................37
2.3.3. Kế toán và quyết toán thu NSX và công khai tài chính xã............39
Bảng 2.9: Tổng hợp các lỗi tính toán sai...........................................................................41
Bảng 2.10: Tổng hợp tên gọi các khoản thu được sử dụng.................41
2.3.4. Đánh giá chung..............................................................................43
x
2.3.4.1. Những kết quả đạt được.........................................................43
2.3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.............................................43
CHƯƠNG 3.....................................................................................................46
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU NSX TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH..............................46
3.1.1. Định hướng phát triển KT-XH......................................................46
Để từng bước giải quyết bài toán phát triển KT-XH, trong thời gian tới huyện Nghĩa Hưng
tập trung phát huy tối đa những lợi thế sẵn có của huyện và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực để phát triển KT-XH nhanh và bền vững, phấn đấu trở thành một trong những huyện
dẫn đầu các phong trào của tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi như chính trị ổn định, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững huyện cũng gặp không ít khó khăn, thách thức khi kinh tế của
một số xã trong huyện vẫn ở trình độ thấp, tụt hậu so với một số xã trong huyện cũng như
trên địa bàn tỉnh Nam Định và bình quân chung cả nước; nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao;
kết cấu hạ tầng KT-XH chưa đồng bộ; nguồn thu ngân sách hạn hẹp, thiếu vốn cho đầu tư
phát triển,…Do đó, cần phải có định hướng, mục tiêu cụ thể trong thời gian tới................46
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý thu ngân sách xã.....................47
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU NSX TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG............................................................................................48
3.2.1. Đối với khâu lập dự toán thu NSX................................................48
3.2.2. Đối với khâu chấp hành dự toán NSX...........................................49
3.2.3. Đối với công tác quyết toán...........................................................49
3.2.4. Quản lý thu ngân sách xã gắn với nâng cao hiệu quả KT-XH; tích
cực khai thác, phát triển nguồn thu trên địa bàn xã quản lý....................50
3.2.5. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cơ quan chức năng. Tăng
cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên quản lý thu NSX.....51
3.2.6. Tăng cường quản lý, đào tạo và tập huấn, bồi dưỡng cán bộ tài
chính - kế toán các xã trên địa bàn huyện...............................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................55
PHỤ LỤC........................................................................................................56
xi
xii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) là một cấp chính quyền cơ sở trong
hệ thống nhà nước pháp quyền của nước ta, gắn bó mật thiết với người dần và
là đại diện cho Nhà nước giải quyết trực tiếp mối quan hệ lợi ích giữa Nhà
nước và nhân dân. Ngân sách xã là phương tiện vật chất đảm bảo sự hoạt
động bình thường của chính quyền cấp xã, đồng thời là công cụ tài chính giúp
chính quyền cấp xã thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao. Do vậy,
quản lý NSX là việc rất quan trọng. Quản lý thu NSX là một trong những mặt
quan trọng của công tác quản lý NSX, vì vậy đòi hỏi quản lý thu NSX phải
không ngừng hoàn thiện, nâng cao trình độ quản lý đảm bảo huy động đầy đủ,
kịp thời các nguồn thu để có thể đáp ứng các nhiệm vụ chi đồng thời không
ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu NSX nói riêng và NSNN nói
chung.
Trong những năm qua quản lý thu NSX ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định đã có những thành tựu đáng ghi nhận và đã góp phần thực hiện tốt các
nhiệm vụ đặt ra ở điạ phương. Tuy nhiên, do có những tác động chủ quan lẫn
khách quan mà quản lý thu NSX vẫn còn nhiều bất cập tồn tại, cần phải được
xem xét và giải quyết. Một trong những vấn đề mà cần quan tâm nhất hiện
nay là việc tổ chức quản lý nguồn thu cũng như trình độ cán bộ trong quản lý
thu NSX. Chính vì vậy, tìm hiểu rõ được nguyên nhân từ đó đưa ra được giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu Ngân sách xã có một ý nghĩa quan trọng.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Quản lý thu Ngân sách xã trên địa bàn huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cuối khoá
của mình với hi vọng có thể giúp huyện Nghĩa Hưng tháo gỡ được phần nào
những khó khăn trong quản lý thu NSX.
1
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nhằm những ưu điểm, hạn chế, nguyên
nhân, phân tích thực trạng của việc quản lý thu NSX trong những năm gần
đây trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng
Mục đích nghiên cứu: Tìm ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản
lý thu NSX trong giai đoạn tới, giúp tăng thu, tiết kiệm chi tạo đà phát triển
kinh tế - xã hội tại xã nhằm ổn định tình hình chính trị, an ninh, trật tự xã hội
tại cơ sở theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Huyện Nghĩa Hưng.
- Thời gian nghiên cứu: Phân tích đánh giá thực trạng quản lý thu NSX
trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2011- 2013 và đề xuất giải pháp trong
những năm tới.
- Nội dung nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến tình hình thu và quản lý
thu NSX trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thu thập ở phòng TC-KH huyện
Nghĩa Hưng: Báo cáo tổng hợp dự toán thu NS xã, thị trấn, báo cáo tổng hợp
quyết toán thu NSX, thị trấn trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng năm 2011- 2013,
các văn bản pháp luật có liên quan. Phương pháp thực nghiệm thông qua quan
sát, phỏng vấn trực tiếp cán bộ phòng TC-KH huyện, kế toán xã về tình hình
lập, chấp hành và quyết toán thu NSX. Phương pháp đối chiếu – so sánh,
phương pháp phân tích – tổng hợp.
4. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của bản luận văn gồm 3
chương:
2
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý thu ngân sách xã.
Chương 2: Thực trạng quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu NSX .
Trong quá trình viết chuyên đề do khả năng, thời gian hạn chế nên đề tài
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được các thầy cô giáo, các cán bộ
Tài chính và bạn đọc góp ý kiến để luận văn hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hoàng Thị Thuý Nguyệt – giáo viên
trực tiếp hướng dẫn tôi và các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý tài chính
công, khoa Tài chính công, trường Học viên Tài chính cùng với các cô chú và
anh chị trong phòng TC-KH huyện Nghĩa Hưng đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt bài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ
1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THU NGÂN SÁCH XÃ
1.1.1. Khái niệm thu ngân sách xã.
Thu NSX là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực của mình đề động viên
một bộ phận nguồn tài chính Quốc gia hình thành quỹ tiền tệ của chính quyền
Nhà nước cấp xã nhằm đáp ứng các nhu cầu của chính quyền cấp cơ sở trong
khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý được thực hiện bằng hệ
thống các chính sách, pháp luật do Nhà nước ban hành.
1.1.2. Đặc điểm thu ngân sách xã.
Thu ngân sách xã có những đặc điểm sau:
Một là, thu NSX chứa dựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị
nảy sinh trong quá trình nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn
tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của chính quyền Nhà nước
cấp xã.
Hai là, hoạt động thu của NSX luôn gắn chặt với nhiệm vụ của chính
quyền xã được phân cấp; đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ
quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã. Chính vì vậy các chỉ tiêu thu luôn mang
tính pháp lý.
Ba là, thu NSX phản ánh quan hệ lợi ích giữa hai bên, một bên là lợi ích
chung của cộng đồng cấp cơ sở đại diện là chính quyền xã với một bên là lợi
ích chung của các chủ thể kinh tế khác.
Bốn là, hoạt động thu NSX luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận
động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập,...
Năm là, thu NSX có các quan hệ thu rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau. Nhưng các khoản thu này chỉ được chỉ được thừa nhận
khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4
1.1.3. Nội dung thu ngân sách xã
Theo thông tư số 60/2003/TT-BTC của Bộ Tài Chính ra ngày 23/06/2003
quy định về quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị
trấn thì thu NSX gồm: Các khoản thu NSX hưởng 100%, các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSX với ngân sách cấp trên và các khoản
thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Các khoản thu NSX hưởng 100%
Là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài
chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư. Căn cứ quy mô nguồn
thu, chế độ phân cấp quản lý KT-XH và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại
chỗ cân đối cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu,
HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho NSX hưởng 100% các khoản thu dưới đây:
-
Các khoản phí, lệ phí thu vào NSX theo quy định.
-
Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSNN theo
chế độ quy định.
-
Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi
công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý.
-
Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản
đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do
HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện
khác.
-
Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước
trực tiếp cho NSX theo chế độ quy định.
-
Thu kết dư NSX năm trước.
-
Các khoản thu khác của NSX theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ điều tiết
Theo quy định của Luật NSNN gồm:
5
-
Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
-
Thuế nhà, đất (năm 2011), từ năm 2012 được gọi là Thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp).
-
Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh.
-
Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình.
-
Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Các khoản thu trên, tỷ lệ NSX, thị trấn được hưởng tối thiểu 70%. Căn
cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn, HĐND cấp tỉnh có thể
quyết định tỷ lệ NSX, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100%.
-
Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định NSX còn được HĐND
cấp tỉnh bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, lệ phí
phân chia theo Luật NSNN đã dành 100% cho xã, thị trấn và các khoản thu
NSX được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi.
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho NSX
-
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho NSX gồm:
Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi
được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp. Số bổ sung cân đối
này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn
định từ 3 đến 5 năm.
Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã
thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể theo quy định.
-
Ngoài các khoản thu trên, chính quyền xã không được đặt ra các
khoản thu trái với quy định của pháp luật.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ
Quản lý thu NSX là sự tác động của các bộ phận làm nhiệm vụ thu NSX
lên các khoản thu NSX bằng cách hoạch định kế hoạch, tổ chức triển khai kế
hoạch và phối hợp, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch thu NSX.
6
1.2.1. Chu trình quản lý thu ngân sách xã
1.2.1.1. Lập dự toán thu ngân sách xa
Lập dự toán thu NSX là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp dự toán
nhằm xác lập các chỉ tiêu thu của Ngân sách xã dự kiến có thể đạt được kỳ kế
hoạch đồng thời xác lập các giải pháp chủ yếu để có thể đạt được dự toán đó.
Căn cứ lập dự toán
Dự báo những xu hướng, cơ hội, thách thức trong phát triển KT-XH
ở địa phương có tác động đến nguồn thu của xã năm kế hoạch.
Các nhiệm vụ phát triển KT-XH đảm, bảo an ninh quốc phòng, trật
tự an toàn xã hội của xã.
Chính sách, chế độ thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu NSX và tỷ
lệ phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định.
Số kiểm tra về dự toán thu NSX do UBND huyện thông báo.
Tình hình thực hiện dự toán thu NSX năm hiện hành và một số năm
liền kề, ước thực hiện ngân sách năm báo cáo.
Quy trình lập dự toán thu NSX
Hướng dẫn xây dựng dự toán
Bước 1: Phòng TC-KH hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán thu ngân
sách cho các xã.
Bước 2: UBND xã tổ chức triển khai xây dựng dự toán thu NSX và giao
số kiểm tra cho các ban, tổ chức thuộc UBND xã.
Lập và tổng hợp dự toán NSX
Bước 3: Các ban, tổ chức lập dự toán của đơn vị mình; kế toán xã lập dự
toán NSX.
Bước 4: UBND xã thảo luận với các ban, tổ chức về dự toán ngân sách;
kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX.
Bước 5: UBND xã báo cáo Thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về
dự toán NSX.
Bước 6: Căn cứ vào ý kiến của Thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn
chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi phòng TC-KH huyện.
Bước 7: Phòng TC-KH huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với
các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở
7
những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh
dự toán ngân sách huyện báo cáo UBND huyện.
Phân bổ và quyết định dự toán ngân sách xã
Bước 8: UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã sau
khi có Nghị quyết của HĐND huyện.
Bước 9: UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán trình HĐND quyết định.
HĐND xã tổ chức thảo luận và quyết định về dự toán thu NSX.
Bước 10: UBND xã giao dự toán cho các ban ngành, đoàn thể đồng thời
gửi phòng TC-KH huyện, KBNN huyện; thực hiện công khai dự toán NSX.
Sau khi dự toán NSX được HĐND quyết định, UBND xã báo cáo UBND
huyện, Phòng TC-KH huyện, đồng thời thông báo công khai dự toán NSX
cho nhân dân biết theo chế độ công khai NSNN đã quy định.
1.2.1.2. Chấp hành dự toán thu ngân sách xa
Chấp hành thu NSX là sự phối hợp các biện pháp về kinh tế, tài chính và
hành chính nhằm biến các chỉ tiêu đã được ghi trong dự toán thu trở thành
hiện thực.
Nội dung tổ chức hành thu NSX
Bộ phận Tài chính- kế toán xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan
thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu vào NSX.
Đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, căn cứ vào thông báo
thu của cơ quan thu hoặc của tài chính xã, lập giấy nộp tiền (nộp bằng chuyển
khoản hoặc nộp bằng tiền mặt) nộp tiền trực tiếp vào NSNN tại KBNN.
Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộp
tiền trực tiếp vào ngân sách nhà nước tại KBNN theo chế độ quy định, thì:
Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan thuế thu,
sau đó lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN. Trường hợp cơ quan thuế ủy
quyền cho tài chính xã thu thì cũng được thực hiện theo quy định trên và được
hưởng phí ủy nhiệm thu theo chế độ quy định. Đối với các khoản thu thuộc
nhiệm vụ thu của Tài chính xã, Tài chính xã thu, sau đó lập giấy nộp tiền và
8
nộp tiền vào KBNN hoặc nộp vào quỹ của NSX để chi theo chế độ quy định
nếu là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện giao dịch thường
xuyên với KBNN và được sự đồng ý của Sở tài chính bằng văn bản.
Nghiêm cấm thu không có biên lai, thu để ngoài sổ sách; khi thu phải
giao biên lai cho đối tượng nộp. Tránh hình thành nên nhiều bộ phận thu và
nhiều quỹ tại các bộ phận thu.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phải hoàn trả khoản
thu NSX, KBNN xác nhận rõ số tiền đã thu vào NSX của các đối tượng nộp
trực tiếp hoặc chuyển khoản vào KBNN; đối với đối tượng nộp qua cơ quan
thu thì cơ quan thu xác nhận để Tài chính xã làm căn cứ hoàn trả.
1.2.1.3. Kế toán và quyết toán thu ngân sách xa
Kế toán thu ngân sách xa
Thời gian chỉnh lý quyết toán NSX hết ngày 31 tháng 01 năm sau.
Để thực hiện công tác khoá sổ và quyết toán hàng năm, bộ phận Tài
chính- kế toán xã thực hiện các việc sau đây:
Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu theo dự toán, có
biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách. Trường hợp có khả
năng hụt thu phải chủ động có phương án sắp xếp lại các khoản chi để đảm
bảo cân đối NSX.
Phối hợp với KBNN huyện nơi giao dịch đối chiếu tất cả các khoản thu
NSX trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản thu theo
Mục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách
theo tỉ lệ quy định.
Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét xử
lý hoặc hoàn trả, trường hợp chưa xử lý được, thì phải làm thủ tục chuyển
sang năm sau.
Các khoản thu phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theo
nguyên tắc sau: Các khoản thu phải nộp chậm nhất trước cuối giờ làm việc
9
ngày 31/12, nếu nộp sau thời hạn trên phải hạch toán vào thu ngân sách năm
sau.
Quyết toán thu ngân sách xa hàng năm:
Kế toán xã lập báo cáo quyết toán thu NSX hàng năm trình UBND
xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng TC-KH huyện
để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng TC-KH huyện
do UBND cấp tỉnh quy định.
Quyết toán chi NSX không được lớn hơn quyết toán thu NSX. Kết
dư NSX là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi NSX. Toàn
bộ kết dư năm trước (nếu có) được chuyển vào thu ngân sách năm sau.
Sau khi HĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05
bản để gửi cho HĐND xã, UBND xã, Phòng TC-KH huyện, KBNN nơi xã
giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách) và thông báo công khai
nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết.
Phòng TC-KH huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu
NSX, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã
điều chỉnh.
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH
XÃ
Xuất phát từ vị trí, vai trò của chính quyền cấp xa trong sự phát triển
KT-XH ở Việt Nam .
Hệ thống chính quyền của nước ta hiện nay gồm 4 cấp, trong đó chính
quyền xã là đơn vị hành chính cấp cuối cùng hay còn gọi là cấp cơ sở. Đây là
cầu nối trực tiếp giữa dân với Đảng, nhà nước, là nơi triển khai, thực hiện các
đường lối chính sách của Đảng nhà nước tới nhân dân. Trong quá trình đổi
mới kinh tế các thành phần kinh tế được phát triển mạnh mẽ, nguồn thu của
chính quyền cấp xã không ngừng tăng. Điều này đặt ra yêu cầu quản lý thu
NSX cũng phải được nâng cao, giúp cho quá trình huy động các nguồn lực
10
vào việc phát triển kinh tế một cách hợp lý hiệu quả, thúc đẩy nhanh quá trình
CNH - HĐH nông thôn mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.
Xuất phát từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay.
Đất nước đang đổi mới nền kinh tế đi theo hướng nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà
nước, vì vậy yêu cầu đổi mới nền tài chính quốc gia là rất cần thiết. Để phù
hợp với sự vận hành theo cơ chế mới - cơ chế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, mở cửa nền kinh tế và hội nhập với toàn thế giới thì cơ chế
quản lý tài chính xã - nơi gần dân nhất rất cần phải được đổi mới và hoàn
thiện. Trong đó quản lý thu NSX là một bộ phận của quản lý NSX cũng cần
phải được nâng cao và hoàn thiện hơn. Hoàn thiện quản lý thu NSX không
những tăng cường quản lý NSX mà còn là vấn đề phát huy được vai trò của
chính quyền cấp xã, trong việc chủ động khai thác tiềm năng và thế mạnh của
địa phương để tạo nguồn thu cho ngân sách, làm tiền đề tài chính để có thể
đổi mới và đưa đất nước tiến nhanh tới quá trình CNH - HĐH mà Đảng và
Nhà nước ta đề ra.
Xuất phát từ những tồn tại trong quản lý Ngân sách xa tại địa phương
cũng như trên cả nước.
Những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, NSX đã có những
chuyển biến tích cực tạo nguồn thu ngày càng lớn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu
phong phú và đa dạng của chính quyền cấp xã. Các địa phương đã chủ động
khai thác các nguồn thu tiềm năng, phát huy tích cực việc tăng thu và nuôi
dưỡng nguồn thu bằng nhiều hình thức khác nhau. Công tác lập dự toán, chấp
hành dự toán và quyết toán NSX có nhiều địa phương thực hiện tốt theo đúng
quy định của Nhà nước, tổ chức xây dựng và bảo vệ kế hoạch kịp thời, có
chất lượng. Thực hiện thu đúng thu đủ và phản ánh kịp thời đầy đủ vào sổ
sách kế toán.
11
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó quản lý thu NSX vẫn còn nhiều
tồn tại đáng kể như: Vẫn chưa khai thác triệt để các nguồn thu, cơ cấu thu
chưa hợp lý, chưa quan tâm đặc biệt tới việc nuôi dưỡng nguồn thu, nhiều xã
trên cả nước đã đặt ra các khoản thu, mức thu chưa hợp lý gây nhiều tranh cãi.
Tóm lại, xuất phát từ những yêu cầu trên việc hoàn thiện các cơ chế quản
lý thu ngân sách xã là thực sự cần thiết để khắc phục những hạn chế còn tồn
tại và góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính nhà nước, từ đó tạo điều
kiện thuận lợi giúp đất nước phát triển theo định hướng của và Đảng và Nhà
nước.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NSX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA
HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KT-XH HUYỆN
NGHĨA HƯNG
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội huyện Nghĩa Hưng.
Nghĩa Hưng là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Nam Định, nằm lọt trong
ba con sông: Sông Đào, sông Ninh Cơ và sông Đáy. Nghĩa Hưng phía Đông
giáp các huyện Hải Hậu, Trực Ninh; phía Tây giáp Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình);
phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Nam Trực và Ý Yên. Nơi đây
là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các khu vực trong vùng. Tổng
diện tích toàn huyện là 250.47 km 2 trong đó đất 2 lúa 11200 ha, đất nuôi trồng
thủy sản 3000 ha, đất làm muối 53.5 ha, đất bãi bồi ven biển 5000 ha. Huyện
có chiều dài 60 km, chiều ngang chỗ rộng nhất là 12 km, chỗ hẹp nhất khoảng
700 m, có bờ biển dài 12 km. Toàn huyện có 25 xã, thị trấn, với tổng dân số
12
khoảng 21 vạn người (năm 2007 dân số là 202281 người) với hai tôn giáo
chính là Phật giáo và Thiên Chúa giáo, trong đó 48.9% theo đạo Thiên Chúa.
Địa hình đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, hơn nữa huyện thuộc vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.
Huyện Nghĩa Hưng là một trong những vùng trọng điểm lúa của tỉnh Nam
Định. Với chiều dài bờ biển trải dài 12 km, vùng tiếp giáp với cửa sông Ninh
Cơ là các bãi cát, đụn cát và đầm nước mặn tạo cho huyện tiềm năng rất lớn
để phát triển kinh tế biển.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản còn nhiều khó khăn như thời tiết do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu nên diễn biến phức tạp; nguy cơ dịch bệnh bùng
phát trên cây trồng, gia súc, gia cầm vẫn tiềm ẩn; nền kinh tế có dấu hiệu
phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều bất lợi cho sản xuất kinh
doanh. Song dưới sự quyết tâm, nỗ lực khắc phục khó khăn trong 3 năm đầu
kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 cũng đã đạt được những thành
tích đáng biểu dương.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Nghĩa Hưng
Theo báo cáo của UBND huyện, bên cạnh những thuận lợi cơ bản như:
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, môi trường đầu tư
tiếp tục được cải thiện. Các công trình hạ tầng kinh tế xã hội thiết yếu quan
trọng, xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đầu tư xây dựng đã tạo nên động
lực mới cho phát triển KT-XH. Cũng còn có nhiều khó khăn: Tình hình của
suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh còn
diễn biến phức tạp khó lường; việc đầu tư nâng cấp các công trình hạ tầng
thiết yếu vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ so với yêu cầu; nguồn vốn ngân sách
đầu tư hạn chế do tiếp tục thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công, khả
năng huy động nguồn lực đầu tư phát triển khó khăn...ảnh hưởng tới tình hình
phát triển KT-XH của huyện. Trong điều kiện đó dưới sự lãnh đạo Đảng bộ
13
huyện, sự chỉ đạo, điều hành của Chính quyền và cố gắng nỗ lực của nhân dân
trong huyện, KT-XH tiếp tục ổn định, có sự phát triển và đã đạt được những
thành tích đáng khích lệ như:
-
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11.29%, cao hơn tốc độ
tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh.
-
Cơ cấu kinh tế chuyển dich theo hướng giảm tỷ trọng ngành Nông-
lâm-thủy sản, tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp-XDCB và ngành dịch vụ:
Nông nghiệp: năm 2013 chiếm 40.83%, giảm 8.84% so với năm 2011.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp, sản xuất hàng hóa theo hướng tập
trung quy hoạch vùng sản xuất.
Công Nghiệp- XDCB: năm 2013 chiếm 25.92%, tăng 17.93% so với năm
2011
Dịch vụ: năm 2013 chiếm 33.25%, tăng 0.06% so với năm 2011. Huyện
Nghĩa Hưng có 19 km bờ biển, hơn 8800 ha bãi bồi, 2 cửa sông lớn là cửa
Lạch Giang và cửa Đáy; trên địa bàn huyện có 3 thị trấn phân bố dọc theo
tỉnh lộ 490C và hành lang thương mại theo tuyến đường duyên hải Bắc Bộ…
Đây là những lợi thế để huyện thu hút đầu tư phát triển thương mại dịch vụ ,
làm cơ sở thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững.
2.1.3. Khái quát về cơ cấu tổ chức phòng TC-KH huyện Nghĩa Hưng
Cơ cấu tổ chức của phòng TC–KH gồm 1 trưởng phòng làm việc và điều
hành theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của phòng
trước cơ quan cấp trên, 1 phó phòng phụ trách kế hoạch đầu tư, quản lý giám
sát đáng giá về đầu tư, tổng hợp tài sản công và giá, 1 phó phòng phụ trách
ngân sách xã, thị trấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của phòng, một phó phòng phụ trách thu chi ngân sách
các đơn vị dự toán nhà nước và 12 chuyên viên làm công tác chuyên môn
nghiệp vụ.
14