Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bai tap quy luat di truyen hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.07 KB, 6 trang )

BÀI TẬP ÔN TẬP SINH HỌC 12- HK1
Nội dung: Chương 2: Tính quy luật của các hiện tượng di truyền
1. Quy luật phân ly, phân ly độc lập
Nội dung kiến thức:
 Các khái niệm cơ bản:
_ Alen: các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen hình thành do các đột biến gen.
VD: A và a; A1,A2,A3…An.
_ Tính trạng: đặc điểm hình thái, sinh lí, cấu tạo riêng của cơ thể dùng để phân biệt
với cơ thể khác. VD: Hoa đỏ, tím…⇒ tính trạng là cái nhìn thấy bằng mắt còn gen
và alen thì không.
_ Cặp tính trạng tương phản: 2 trạng thái đối lập của cùng 1 tính trạng
VD: Tính trạng màu hoa có cặp tính trạng tương phản là hoa đỏ và hoa trắng.
_ Locut gen: là vị trí của gen trên NST.
 Cách viết kí hiệu:

Alen: chỉ gồm 1 chữ cái hoặc in hoa hoặc thường (vd: a, A, B…..)
Kiểu gen: gồm 2 chữ cái (vd: AA, Aa…) do 1 kiểu gen do các cặp alen tạo thành.
 Nội dung quy luật:
_ Điều kiện: (1) Mỗi gen quy định 1 tính trạng; (2) Các gen nằm trên các cặp NST
tương đồng khác nhau;
_ Phát biểu: SGK 3 ý
_ CÁC DẠNG BÀI TÂP
a) Tính số loại giao tử, kiểu gen, kiểu hình qua các thế hệ:
• 1 tế bào giảm phân⇒luôn cho tối đa 4 giao tử
• CT: bố mẹ đem lai có kiểu gen với n cặp dị hợp:
+ Số loại giao tử: 2n
+ Số kiểu gen đời sau: (AA,Aa,aa)n ⇒3n
+ Số kiểu hình đời sau: (A-: aa)n ⇒ 2n
b) Xác định kết quả bài toán lai thuận- nghịch:
Bài toán cơ sở: Quy luật phân ly
(1)P: AA× AA⇒100% AA⇒1 KG,1KH.


(2)P: AA× Aa⇒1AA:1Aa ⇒ 2KG, 1KH.
(3)P: AA× aa ⇒ 100%Aa ⇒ 1 KG,1KH.
(4)P: Aa×Aa⇒…………………………..⇒KG? KH?...........................
(5)P: Aa×aa⇒………………………………………………………….
(6)P: aa×aa⇒…………………………………………………………..
Quy luật phân ly độc lập: Cách làm tương tự và nhân các tích tỉ lệ với nhau
VD: (2AA× 1Aa)( 1BB× 2bb)= (2AA×1BB): (2Aa×2bb):…….
BTVD:
Bài 1: Viết các loại giao tử tạo thành từ các cơ thể có kiểu gen sau:
a) Aa
b) AaBb
c) aaBbDDee
_
_


Bài 2: Viết kết quả của các phép lai trên. Biết A quy định màu sắc hoa đỏ, a quy định màu
hoa trắng; B quy định hạt vàng, b quy định màu xanh. Xác định tỉ lệ KG, KH ở các thế
hệ?
a) Aa × aa
b) AaBb × aaBb
c) aaBb × Aabb
d) AaBb × AaBb
Câu 3: Cho P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản: Hoa đỏ, hạt vàng
lai với cây hoa trắng, hạt xanh thu được F1 100% hoa đỏ, hạt xanh. Cho cây F1 tiếp tục
lai với cây Hoa đỏ hạt xanh thuần chủng thu được tỉ lệ KG,KH ở F2 như thế nào?
_ Gợi Ý:
(1) Xác định tính trạng trội, lặn và quy ước kiểu gen, kiểu hình.
(2) Viết kiểu gen từ P đến F1, các loại giao tử tạo thành và phép lai giữa F1 với
cây hoa đỏ hạt xanh

→ thuần chủng suy ra kiểu gen như thế nào?
(3) Viết sơ đồ lai: KG, KH ở F2.
Câu 4: Gen quy định nhóm máu ở người do 3 len (IA, IB, IO) nằm trên các NST thường
quy định hình thành 4 nhóm máu là A, B, O, AB. Theo đó: nhóm máu AB gồm 2 alen IA
và IB; Nhóm máu B chỉ cần có 1 alen IB, Nhóm máu A chỉ cần 1 alen IA và nhóm máu O
cần 2 alen IO.
(1) Viết các kiểu gen tạo thành các nhóm máu trên?
(2) Bố nhóm máu AB và mẹ nhóm máu O có thể sinh ra con có nhóm máu gì?
(3) Bố mẹ có nhóm máu A và B có thể sinh ra con có nhóm máu AB hoặc O không?
Gợi ý: Viết kiểu gen của bố mẹ, sau đó xác định tổ hợp kiểu gen nhóm máu ở con theo
quy luật phân ly: Bố cho 1 alen, mẹ cho 1 alen → kiểu gen của con. Tính tỉ lệ KG của cơ
thể con (nếu có thể)
2. Quy luật tương tác gen và gen đa hiệu
NỘI DUNG KIẾN THỨC:
 Khái niệm:
_ Tương tác gen là:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
⇒các gen trong tế bào không nằm 1 mình, nó tác động qua lại trong 1 thể thống nhất.
_ Gen đa hiệu là: 1 gen chi phối sự biểu hiện nhiều tính trạng.
VD: Máu khó đông SGK học thuộc
_ Tương tác cộng gộp là:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
⇒các gen phân ly độc lập, mỗi gen góp 1 phần vai trò như nhau trong sự biểu hiện
hình thành tính trạng.
VD: màu da người …SGK (học thuộc)
 Kí hiệu: Giống phân ly độc lập
 Nội dung quy luật:
Điều kiện:

• Mỗi gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng và phân ly độc lập với nhau.
⇒Tạo giao tử giống hệt như quy luật phân ly độc lập.


• Các gen chi phối lẫn nhau trong quá trình biểu hiện thành tính trạng:
Các tỉ lệ: 9:3:3:1; 9:6:1; 9:7; 15:1 hình thành khi nào? SGK
Các dạng bài tập: cho kiểu hình của P và F1, tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F2. Yêu cầu xác
định quy luật di truyền và viết SĐL.
BTVD
Bài 1: Cho P thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản: Hoa đỏ lai với cây
hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ, hạt xanh. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ
lệ KH 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Xác định quy luật di truyền và giải thích?
Gợi ý:
_ (1) Xác định trội- lặn và quy ước KG,KH.
_ (2) P khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản cho F2 có 16 tổ hợp (9+7) với tỉ lệ
kiểu hình 9:7→ Quy luật di truyền là………….
_ (3) Giải thích: Làm theo 3 bước: Xác định trội lặn và quy ước KG,KH.
Viết SĐL: Giống với bài toán phân ly độc lập
khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản(giao
tử, tỉ lệ KG là giống nhau. Chỉ khác khi biểu
hiện thành tính trạng: Có A-B- thì tính trạng
biểu hiện là:……..; KG chỉ có A-(A-bb) hoặc
chỉ có B-(aaB-) thì tính trạng là………………
và có aabb tính trạng là…………………
3. Quy luật liên kết gen và hoán vị gen
Nội dung kiến thức:
 Khái niệm:
_ Liên kết gen là sự di truyền cùng nhau của các gen nằm trên cùng NST.
Nguyên nhân: Trên 1 NST có chứa rất nhiều gen quy định tính trạng khác nhau.
⇒Nằm trên cùng 1 chiếc NST thường di truyền cùng nhau trong quá trình tạo giao tử.

_ Hoán vị gen: là sự trao đổi các gen nằm trên các cặp NST tương đồng cho nhau.
Trên cùng 1 chiếc NST, khoảng cách giữa 2 gen càng xa thì tần số hoán vị gen (HVG)
càng lớn.
⇒Nguyên nhân: do bắt cặp và trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng trong kì đầu
của GP I.
_ Ý nghĩa của liên kết gen và HVG:
• Liên kết gen làm giảm sự đa dạng loài nhưng lại duy trì được các gen quý di
truyền cùng nhau.
• HVG: tăng số giao tử ⇒tăng biến dị tổ hợp⇒tăng độ đa dạng loài.
 Kí hiệu:
Nhiều gen nằm trên cùng 1 NST: GIAO TỬ: AB; ab, Abde.
KIỂU GEN: AB; Ade
Ab aDE

 Nội dung quy luật:


_

Các gen cùng nằm trên 1 NST có xu hướng di truyền liên kết với nhau trong quá
trình hình thành giao tử: liên kết gen.⇒giao tử tạo thành là giao tử liên kết gen.

Trong quá trình giảm phân có xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST
tương đồng ⇒ có hoán vị gen. Khi đó 1 tế bào giảm phân sẽ cho 2 nhóm giao tử: 1
nhóm giao tử liên kết gen và 1 nhóm giao tử có hoán vị gen.
VD: Cơ thể có kiểu gen Ade có giao tử liên kết là: Ade, aDe. Giao tử hoán vị là: Ade,..
aDE
( giả sử có hoán vị gen xảy ra giữa gen A và D)
_ Tần số hoán vị gen f= số cá thể con có kiểu hình khác bố mẹ/ tổng số cá thể con.
0

CÁC DẠNG BÀI TẬP:
1. Tính tần số hóa vị gen:
2. Viết các loại giao tử, kết quả phép lai khi đã biết quy luật di truyền( bài toán thuận).
3. Cho thông tin về tỉ lệ KG, KH Ở F2 yêu cầu xác định quy luật di truyền và viết SĐL.
_

BTVD:
Bài 1: 1000 tế bào tham gia giảm phân tạo giao tử có 400 tế bào có hoán vị gen. tính tần
số hoán vị gen?
Gợi ý: _ 1 tế bào giảm phân cho số giao tử là: …..→1000 tế bào giảm phân cho số giao
tử là………………..
_ 400 tế bào giảm phân có hoán vị gen: cho 2 nhóm giao tử có hoán vị và giao tử liên kết
+ số giao tử liên kết là:………………………
+ số giao tử hoán vị là:………………………
⇒tần số HVG = số giao tử hoán vị của 400 tế bào/ tổng số giao tử của 1000 tế bào
………………………………………………………………………………………………
Bài 2: Viết các loại giao tử được tạo thành từ các cơ thể có kiểu gen sau:
a) Aa/BB
b) Aa/Bb
c) aa/bb
d) aa/Bb
TH1: Gen liên kết hoàn toàn:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TH2: Có xảy ra HVG: ( GỢI Ý: Viết giao tử liên kết và giao tử hoán vị riêng)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TH3: Có hoán vị gen với tần số 20% ( GY: Viết các loại giao tử rồi xác định tỉ lệ của 2

nhóm giao tử)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
4. Quy luật di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân


 Khái niệm:
_ NST giới tính mang gen quy định tính trạng giới tính và tính trạng thường.
_ Đặc điểm:
+ Cặp NST giới tính ở người, ruồi giấm:………………………………….
+ ở côn trùng:

…………………………………………………………………………
+ ở chim:………………………………………………………………………
_ trên X và Y có những vùng tương đồng (vùng trên X và Y đều có các gen quy định
các tính trạng giống nhau) và vùng không tương đồng (chỉ mang gen có trên X mà
không có trên Y- gọi là vùng không tương đồng trên X, và tương tự vùng không
tương đồng trên Y là…………………………………………………….)
_ Di truyền ngoài nhân hay di truyền tế bào chất: là sự di truyền mà con lai luôn
luôn biểu kiểu hình giống với cơ thể mẹ⇒DI TRUYỀN THEO DÒNG MẸ
Nguyên nhân: trong quá trình giao tử tổ hợp lại thành hợp tử, giao tử đực hầu như
CHỈ CHO NHÂN mà Không truyền TẾ BÀO CHẤT⇒ gen trong tế bào chất ( ở
lục lạp và ti thể) của hợp tử hoàn toàn lấy từ cơ thể mẹ⇒giống mẹ.
 Kí hiệu:
Gen trên X: XA; Xa….⇒kiểu gen con cái: XA XA; XA Xa; Xa Xa.
Con đực: XaY; XAY.
Gen trên Y: YA, Ya….⇒ Kiểu gen X YA; X Ya.
 Nội dung quy luật:

Tính tỉ lệ: sinh con trai= con gái= nhân ½ ( do quy ước giới tính; không quy ước thì
không nhân).
Sự di truyền các gen trên X: Nguyên tắc truyền chéo: Mẹ→ con trai
Nguyên nhân: Bệnh do gen lặn trên X quy đinh nếu là con gái cần phải ở dạng đồng hợp
Xa Xa mới biểu hiện còn ở nam chỉ cần 1 chiếc XaY đã biểu hiện thành bệnh.
VD: P:
Xa Xa
×
XAY.
có bệnh
K có bệnh
A
a
a
F1:
1X X:1XY
Ko bệnh: có bệnh
→ Gen lặn trên X phải ở dạng đồng hợp mới bị bệnh, còn gen trội chỉ cần 1 alen đã bị
bệnh.
Sự di truyền các gen trên Y: Nguyên tắc truyền thẳng và chỉ biểu hiện ở nam giới.
Nguyên nhân: do gen bệnh chỉ có trên NST Y mà không có trên vùng tương đồng của X.
VD:
X Ya
×
XX
Có bệnh
F1:
1XX: 1 X Ya ⇒ cứ con trai là bị bệnh.
Các dạng bài tập:
(1). Tính tỉ lệ con lai mắc bệnh di truyền liên kết giới tính khi gen nằm trên X hoặc trên

Y.( sử dụng sơ đồ phả hệ)
BTVD:


Bài 1: Bệnh mù màu đỏ- xanh lục do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định.
Xác định tỉ lệ người con đầu mắc bệnh này là bao nhiêu nếu:
a) Bố mắc bệnh và mẹ mắc bệnh?
Biểu diễn dạng sơ đồ phả hệ:
P:
Nam bị bệnh
Nữ bị bệnh
F1:

?

Nam bình thường
Nữ bình thường

b) Bố không bị bệnh và mẹ bị bệnh?
P:
F1:
?
Gợi ý:
_ Gen trên X → các alen là XA và Xa.
_ Ở nữ, các kiểu gen: XA Xa, XA XA: không bị bệnh; KG: Xa Xa: bị bệnh.
_ Ở nam: XaY: bị bệnh; XAY: không bệnh
_ Viết kiểu gen của bố, mẹ; viết giao tử và xác định kiểu gen của con.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×