Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm : Hình thành kỹ năng giải bài tập quy luật di truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.75 KB, 13 trang )

-1-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
ĐỀ TÀI :
HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP
VỀ QUY LUẬT DI TRUYỀN
Người thực hiện : Phan Văn Bước
Thàng 3 - Năm 2008
-2-
PHẦN I : MỞ ĐẦU
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa
VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, đã khẳng định :
“Rà soát lại và đổi mới một bước sách giáo khoa, loại bỏ những nội dung không
cần thiết theo hướng bảo đảm cơ bản, cập nhật với tiến bộ khoa học, công
nghệ…Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học…”
Vì vậy, trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chủ
trương và biện pháp để cải tiến nội dung chương trinh và nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên, như : thí điểm chương trình phân ban mới, bồi dưỡng chu kỳ
thường xuyên cho giáo viên về nội dung kiến thức cũng như phương pháp giảng
dạy; đặc biệt là đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy học theo hướng lấy học
sinh làm trung tâm.
Để đổi mới phương pháp dạy học, cần sử dụng rất nhiều biện pháp. Chẳng
hạn, trước hết cần đổi mới phương pháp kiểm tra - đánh giá, tăng cường sử dụng
phương tiện dạy học…Trong đó sử dụng bài tập giúp học sinh nắm và vận dụng
kiến thức là một trong những biện pháp có nhiều hiệu quả nhất.
Trong dạy học nói chung và trong dạy học sinh học nói riêng, bài tập có
vai trò định hướng hoạt động tư duy của học sinh, giúp học sinh phát huy tính
tích cực, năng lực chủ động sáng tạo trong học tập. Đặc biệt ở những nội dung
kiến thức có nhiều mối quan hệ thì việc giải bài tập có thể giúp học sinh mở
rộng được kiến thức. Vì vậy kỹ năng giải bài tập có một vai trò rất quan trong


trong biện pháp tổ chức hoạt động học tập cho học sinh hiện nay. Học sinh có kỹ
năng giải bài tập sẽ rất thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động nhận thức và củng
cố mở rộng kiến thức.
Thực tế ở một số môn học khoa học tự nhiên như : Toán, Vật lý, Hóa học,
…việc hình thành kỹ năng giải bài tập là một việc làm thường xuyên và không
thể thiếu được.
Tuy nhiên đối với môn sinh học, rất ít tài liệu đề cập đến vấn đề này. Qua
điều tra về thực trạng kỹ năng giải bài tập các quy luật di truyền (QLDT) của
học sinh nói chung và của học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh hiện
nay cho thấy phần lớn học sinh còn lúng túng, chưa có các kỹ năng cơ bản để
giải bài tập di truyền trong sách giáo khoa một cách hoàn chỉnh. Chính điều đó
đã hạn chế rất nhiều đến việc tiếp thu kiến thức di truyền học của học sinh cấp
trung học phổ thông.
Nguyên nhân của thực trạng trên, theo tôi có một số nguyên nhân sau :
-3-
- Về phía giáo viên : Việc trang bị cho học sinh những kiến thức có liên
quan đến kỹ năng giải bài tập di truyền chưa được đầy đủ. Ví dụ như kiến thức
về quá trình giảm phân phát sinh giao tử, các mối quan hệ trong các QLDT …
- Về phía học sinh : Nhiều em chưa có phương pháp học tập phù hợp, học
theo kiểu thụ động hoặc xem môn sinh học là môn học phụ. Chính điều này đã
ảnh hưởng không ít đến chất lượng học tập bộ môn.
- Theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bố trí tiết bài
tập cho học sinh rất ít (chỉ có 2 tiết : tiết 38 và tiết 46 trong phân phối chương
trình lớp 11-THPT). Vì vậy, giáo viên cũng rất khó sửa bài tập cho học sinh theo
đúng yêu cầu.
Để có thể nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh học nói chung và các
QLDT nói riêng, đòi hỏi mỗi giáo viên cần có những biện pháp cụ thể, nhất là
hình thành cho học sinh được kỹ năng giải bài tập di truyền, góp phần khắc phục
những yếu kém của học sinh hiện nay.
Với những lý do trên mà tôi chọn nội dung nghiên cứu : Hình thành kỹ

năng giải bài tập về quy luật di truyền.
-4-
PHẦN II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG
GIẢI BÀI TẬP QUY LUẬT DI TRUYỀN
1.1. Kỹ năng
1.1.1. Quan niệm về kỹ năng
Theo Trần Bá Hoành (1996), kỹ năng là khả năng vận dụng những tri
thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết
sức thành thạo, khéo léo thì sẽ trở thành kỹ xảo. Mỗi kỹ năng chỉ biểu hiện
thông qua một nội dung. (Trần Bá Hoành - Kỹ thuật dạy học sinh học - 1996 -
NXB Giáo dục).
Vậy kỹ năng không chỉ là kỹ thuật, cách thức hành động mà kỹ năng còn
là một biểu hiện của năng lực con người, đòi hỏi con người phải luyện tập theo
một quy trình xác định mới hình thành được được kỹ năng đó.
1.1.2. Vai trò của kỹ năng
Kỹ năng là thành tố cấu trúc nên mục tiêu dạy học và cũng là thành tố tạo
nên năng lực của người học. Do đó trong dạy học, tùy mục đích mà sử dụng kỹ
năng tương ứng. Mặc khác, kiến thức và kỹ năng tuy là hai thành tố nhưng
chúng lại thống nhất và tác động lẫn nhau. Nhờ có kiến thức mới hình thành
được kỹ năng, có kỹ năng tức là đã vận dụng được kiến thức. Do vậy nắm vững
kiến thức là điều kiện để hình thành kỹ năng.
1.2. Bài tập
1.2.1. Khái niệm về bài tập
Theo từ điển Tiếng việt do Hoàng Phê chủ biên, thì bài tập là bài ra cho
học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học. (Hoàng Phê - Từ điển Tiếng
Việt - 2000).
Bài tập được chia làm hai nhóm : bài tập định tính và bài tập định lượng.
Bài tập định tính là bài tập mà muốn hoàn thành chúng học sinh phải sử
dụng tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, cụ thể hóa,… nhằm giải

quyết vấn đề nhận thức.
Bài tập định lượng là dạng bài tập mà khi giải học sinh phải thực hiện
thao tác tính toán.
1.2.2. Bài tập sinh học - Bài tập về QLDT
Bản chất của bài tập sinh học là sự mâu thuẫn giữa những mối quan hệ
sinh học đã biết với những mối quan hệ sinh học cần tìm.
-5-
Bài tập QLDT là dạng bài tập trong đó chứa đựng các mối quan hệ về di
truyền. Chẳng hạn bài tập về lai một cặp tính trạng, phân ly độc lập, liên kết gen,
hoán vị gen,…
1.3. Cơ sở xác định kỹ năng giải bài tập về QLDT
1.3.1. Dựa vào mục tiêu cơ bản về dạy học các QLDT
*) Về kiến thức :
- Học sinh giải thích được cơ chế hình thành tính trạng ở sinh vật .
- Giải thích được cơ chế và QLDT tính trạng từ thế hệ trước sang thế hệ
sau.
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình trong điều kiện môi
trường nhất định.
*) Về kỹ năng :
Vận dụng kiến thức về nội dung các QLDT, nắm vững mối quan hệ thuận
- nghịch giữa thế hệ trước và thế hệ sau để xác định được :
+ Kiểu di truyền.
+ Kiểu gen của bố, mẹ.
+ Giao tử của bố, mẹ : số loại, tỷ lệ của mỗi loại.
+ Tỷ lệ các tổ hợp kiểu gen của đời con.
+ Tỷ lệ các loại kiểu hình ở đời con.
+ Thiết lập được sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình từ P đến F
2
.
1.3.2. Dựa vào đặc điểm các bài tập về QLDT

Việc hình thành kỹ năng giải bài tập nói chung, bài tập QLDT nói riêng
còn phải căn cứ vào đặc điểm của bài tập. Nghĩa là căn cứ vào đặc điểm của mối
quan hệ chứa đựng trong bài tập.
Bài tập về các QLDT chứa đựng mối quan hệ giữa kiểu gen , kiểu hình ,
kiểu di truyền , kiểu phân ly một cách khắng khít và lôgic cả về mặt định tính và
định lượng.
Qua nghiên cứu trong phạm vi giữa P và F chúng tôi nhận thấy có các mối
quan hệ sau : (Sơ đồ 1)

×