Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Bài Giảng Môn Học Thí Nghiệm Và Kiểm Định Chất Lượng Công Trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.95 KB, 17 trang )

TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐHGTVT

MÔN HỌC THÍ NGHIỆM VÀ KiỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
Phòng thí nghiệm VILAS047- Trung tâm KHCN- ĐHGTVT
Địa chỉ: Nhà A4 – Đại học GTVT
Lương Xuân Chiểu

: 0913399337-


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐH GTVT

NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔN HỌC
A. Phần lý thuyết
1.

Vai trò nhiệm vụ công tác thí nghiệm, kiểm định chất
lượng công trình.

2.

Một số dụng cụ và thiết bị đo sử dụng trong thí nghiệm
và kiểm định chất lượng công trình.

3.

Hướng dẫn xây dựng đề cương thí nghiệm, kiểm định.

4.


Thực hành thí nghiệm bê tông nhựa

5.

Thực hành thí nghiệm vật liệu gia cố

6.

Các yêu cầu về an toàn lao động khi thực hành tại PTN


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐH GTVT

NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔN HỌC (tiếp theo)
B. Phần thực hành:


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐH GTVT

NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔN HỌC (tiếp theo)
C. Phần kiểm tra (thi kết thúc môn học)
- Cách thức tổ chức thi.
+ Làm báo cáo thí nghiệm theo nhóm
+ Bảo vệ báo cáo thí nghiệm từng sinh viên (vấn đáp)
-

Nội dung thi.
+ Báo cáo kết quả thí nghiệm cần nêu rõ mục đích, yêu cầu,
dụng cụ, các bước thí nghiệm, kết quả thí nghiệm trên mô
hình hoặc mẫu chuẩn, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết

quả thí nghiệm, nhận xét kết quả thí nghiệm. Khuyến khích
các báo cáo có tham khảo hình thức trình bày theo báo cáo
của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐHGTVT

NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔN HỌC (tiếp theo)
C. Phần kiểm tra (thi kết thúc môn học)
* Cách thức chấm điểm môn học
- Điểm quá trình học tối đa A=30% (3 điểm)
- Điểm bảo vệ báo cáo môn học tối đa B=70% (7 điểm)
+ Phần lý thuyết: 30% x B (2,1 điểm)
+ Phần thực hành: 70% xB (4,9 điểm)
- Sinh viên không tham gia học sẽ không được bảo vệ
báo cáo thí nghiệm và phải học lại.


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐHGTVT

A. Phần lý thuyết- Mục 1: Vai trò của công tác thí nghiệm
và kiểm định chất lượng công trình
1. Các căn cứ pháp lý khẳng định vai trò của thí nghiệm
trong thực tiễn sản xuất.
- Luật xây dựng
+ Điều 76: Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây
dựng công trình quy định:
Nhà thầu xây dựng phải có nghĩa vụ
d) Kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng;



TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐHGTVT

CĂN CỨ PHÁP LÝ
Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình yêu cầu năng lực của tổ chức cá
nhân tham gia hoạt động xây dựng như sau:
Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về
năng lực:
a. Lập dự án đầu tư XD công trình; b. Quản lý dự án đầu tư XD công trình;
c. Thiết kế quy hoạch xây dựng;
d. Thiết kế xây dựng công trình;
đ. Khảo sát xây dựng công trình;
e. Thi công xây dựng công trình;
g. Giám sát thi công xây dựng công trình;
h. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
i. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
k. Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng
và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Năng lực của các tổ chức, cá nhân nêu trên được thể hiện dưới hình
thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công
việc đảm nhận.


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐHGTVT

CĂN CỨ PHÁP LÝ
Quyết định 22/2008/QĐ-BGTVT: Quy chế giám sát trong ngành
giao thông vận tải.
-


+ Yêu cầu tư vấn giám sát phải kiểm tra năng lực thí
nghiệm trước khi khởi công, thi công công trình.
- Quyết định 14/2008/QĐ-BGTVT: Ban hành Quy định công nhận và
quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao
thông.
Quyết định 11/2008/QĐ-BXD: Ban hành Quy định công nhận và
quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
-


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐHGTVT
1.

Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là phòng thí nghiệm thực hiện các thí
nghiệm, cung cấp các số liệu kết quả thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu,
khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu chất lượng vật liệu và công trình xây
dựng.

2. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận là phòng thí nghiệm
được Bộ Xây dựng hoặc Văn phòng Công nhận chất lượng – Tổng Cục Đo lường
chất lượng tổ chức xem xét, đánh giá và quyết định công nhận năng lực phòng
thí nghiệm với mã số LAS-XD hoặc VILAS. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây
dựng phải đăng ký hoạt động và được công nhận mới có giá trị pháp lý để cung
cấp các số liệu thí nghiệm.
3. Năng lực phòng thí nghiệm là khả năng hoạt động của phòng thí nghiệm, được
đánh giá thông qua các tiêu chí về: không gian và môi trường làm việc của phòng
thí nghiệm; trang thiết bị thí nghiệm và khả năng thực hiện của nhân viên thí
nghiệm tương ứng với các tiêu chuẩn kỹ thuật của phép thử; khả năng tổ chức
và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm; hệ thống quản lý chất lượng phòng thí

nghiệm.


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐHGTVT

Hệ thống LAS-XD

Hệ thống VILAS

- Cơ quan đánh giá công nhận:
+ Bộ Xây dựng

+ Văn phòng Công nhận chất lượng –
Tổng cục Đo lường – Chất lượng

- Chuẩn mực để đánh giá:
+ Phù hợp với tiêu chuẩn: TCXDVN
297:2003 “Phòng thí nghiệm chuyên
ngành Xây dựng – Tiêu chuẩn công
nhận”.

+ TCVN ISO/IEC 17025:2005 “Yêu cầu
chung năng lực của phòng thử nghiệm
và hiệu chuẩn”.


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐHGTVT

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI PTN ĐƯỢC CÔNG NHẬN
1- Phạm vi hoạt động:

- Chỉ có quyền thực hiện những thí nghiệm ghi trong danh mục trong
quyết định công nhận.

2. Tổ chức và quản lý:
Phòng thí nghiệm phải có quyết định thành lập của 1 tổ chức hoặc cá
nhân có thẩm quyền.
-

3. Đảm bảo chất lượng
Phải có đủ trang thiết bị, tay nghề và trình độ quản lý, đảm bảo các số
liệu và kết quả thí nghiệm đã công bố là chuẩn xác, sai số nằm trong
phạm vi quy định của tiêu chuẩn tương ứng.
-


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐHGTVT

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI PTN ĐƯỢC CÔNG NHẬN
4. Lực lượng cán bộ
Phải có Trưởng phòng, các phó phòng (nếu có), một số
công nhân, TNV cho mỗi lĩnh vực TN và những cán bộ cần
thiết khác.
-

Trưởng, phó phòng phải có trình độ đại học chuyên ngành
xây dựng và được đào tạo về quản lý PTN
-

5. Diện tích mặt bằng
Diện tích mặt bằng: Phải có diện tích mặt bằng tối thiểu,

đạt yêu cầu về điều kiện môi trường làm việc. Diện tích tối
thiểu cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm không dưới 15m2. Nếu là
PTN tổng hợp, diện tích mặt bằng tối thiểu không dưới 30m2
-


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐHGTVT

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI PTN ĐƯỢC CÔNG NHẬN
6. Môi trường
PTN phải có điều kiện môi trường thoả mãn yêu cầu, có
chỗ lưu mẫu theo quy định.
-

7. Quản lý chất lượng
Phải xây dựng hệ thống QLCL theo ISO 9001 hoặc theo
ISO/IEC 17025.
-

8. Trang thiết bị
Phải đáp ứng các trang thiết bị theo yêu cầu của từng tiêu
chuẩn thí nghiệm quy định (tham khảo phụ lục TCXDVN
297:2003).
-


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐHGTVT

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI PTN ĐƯỢC CÔNG NHẬN
9. Tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn thí nghiệm

PTN phải có đầy đủ tiêu chuẩn, phương pháp thử hoặc tài
liệu hướng dẫn thí nghiệm tương đương.
-

10. Quản lý mẫu thử
PTN phải có nơi lưu mẫu, bảo quản mẫu, bảo dưỡng mẫu
theo đúng yêu cầu quy định của mỗi phương pháp thử
-

11. Lưu hồ sơ
PTN phải lưu giữ hồ sơ báo cáo kết quả đã công bố tối
thiểu 5 năm, trường hợp đặc biệt có quy định riêng.
-


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐHGTVT

A. Phần lý thuyết- Mục 1: Vai trò của công tác thí nghiệm
và kiểm định chất lượng công trình
2. Vai trò của thí nghiệm đối với công tác nghiên cứu
- Nghiên cứu tính chất cơ lý của vật liệu .
+ Thông qua thí nghiệm người ta có thể đánh giá được tính
chất cơ lý của vật liệu từ đó đề xuất ứng dụng làm các cấu
kiện phù hợp.
+ Là thông số đầu vào quan trọng cho việc tính toán kết cấu
+ Kiểm chứng các loại vật liệu mới và đề xuất hình dạng, kết
cấu mới, kết cấu đặc biệt .


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐHGTVT


2. Vai trò của thí nghiệm đối với công tác nghiên cứu
- Thí nghiệm đo đạc đánh giá cấu kiện, kết cấu mới.
+ Bổ trợ cho việc tính toán lý thuyết (tính toán cần giả thiết một số
tham số đầu vào, có nhiều sai số).
+ Thực hiện đo đạc trên mô hình kết hợp với tính toán lý thuyết
giúp cho việc ứng dụng kết cấu đảm bảo an toàn, tiết kiệm.
-Thí

nghiệm đo đạc lập trạng thái ban đầu, đánh giá tuổi thọ còn
lại của công trình.
+ Việc đo đạc lấy các thông tin trạng thái ban đầu để khẳng định
chất lượng theo yêu cầu của thiết kế và là cơ sở để theo dõi chất
lượng công trình theo thời gian.
+ Thông qua đo đạc kiểm tra hiện trạng dự báo tuổi thọ còn lại
của công trình


TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GTVT- ĐHGTVT

2. Vai trò của thí nghiệm đối với công tác nghiên cứu
- Nghiên cứu điều chỉnh giả thiết lý thuyết.
+ Trong khoa học kỹ thuật chuyên ngành, trong cơ học vật rắn
biến dạng, cơ học công trình việc nghiên cứu lý thuyết chưa giải
quyết được đầy đủ mà phải có kết quả nghiên cứu thực nghiệm
để làm cơ sở cho việc đánh giá sự phù hợp của các giải thiết đưa
ra và xác nhận giái trị đúng đắn của kết quả nhận được từ nghiên
cứu lý thuyết




×