Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý đất đai khu vực huyện ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ

Nguyễn Thị Hương

NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT
ĐAI KHU VỰC HUYỆN BA VÌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Ngành: Địa lý

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hiệu

Hà Nội - 2012


Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ cả về kiến thức, tinh thần và những ý kiến đóng góp
quý báu từ thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS
Nguyễn Hiệu – người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa Lý, bộ môn Địa
mạo đã quan tâm dạy bảo em trong suốt quá trình học tập tại khoa.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa Lý, Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội
đã tạo điều kiện tốt cho em học tập, nghiên cứu khoa học.
Qua đây em cũng xin cảm ơn đề tài QG.11.24 do PGS.TS Nguyễn Hiệu
chủ trì đã tạo điều kiện cho em đi khảo sát thực địa và thực hiện khóa luận tốt


nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn vì những sự giúp đỡ quý báu đó!

Hà Nội 5/2012
Sinh Viên

Nguyễn Thị Hương

1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 5
1.Tính cấp thiết ..................................................................................................................... 5
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ QUẢN LÝ
ĐẤT ĐAI .............................................................................................................................. 8
1.1 Một số khái niệm liên quan ...............................................................................8
1.1.1 Đất đai và đơn vị đất đai ............................................................................8
1.1.2 Đánh giá đất ...............................................................................................8
1.1.3 Quy hoạch sử dụng đất ..............................................................................9
1.1.4 Quản lý đất đai ..........................................................................................10
1.1.5 Địa mạo học ..............................................................................................11
1.2 Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lí đất đai ..................................................12
1.2.1 Nghiên cứu địa mạo cho việc xác định địa giới hành chính .....................13
1.2.2 Nghiên cứu địa mạo- thổ nhưỡng phục vụ đánh giá, phân hạng thích nghi
đất đai .................................................................................................................14
1.2.3 Nghiên cứu địa mạo cho quy hoạch sử dụng đất đai ................................23

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý đất đai .................27
1.3.1 Trên thế giới ..............................................................................................27
1.3.2 Ở Việt Nam ..............................................................................................28
1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................28
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO KHU VỰC HUYỆN BA VÌ .............................31
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thành tạo địa hình khu vực huyện Ba Vì ....31
2.1.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu ...............................................................31
2.1.2 Nhân tố địa chất ........................................................................................31
2.1.3 Nhân tố địa lý tự nhiên .............................................................................35
2.1.4 Các hoạt động kinh tế xã hội ....................................................................41
2.2 Đặc điểm địa mạo khu vực huyện Ba Vì .........................................................41

2


2.2.1 Khái quát địa hình khu vực .......................................................................41
2.2.2 Đặc điểm các kiểu nguồn gốc địa hình .....................................................45
2.3. Các quá trình địa mạo hiện đại và tai biến thiên nhiên ..................................50
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA MẠO CHO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN BA VÌ ............................................................................52
3.1 Thực trạng công tác quản lý đất đai huyện Ba Vì ...........................................52
3.1.1 Công tác đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai .....................................52
3.1.2 Hiện trạng sử dụng đất ..............................................................................53
3.2. Phân tích đánh giá điều kiện địa mạo cho quản lý đất đai huyện Ba Vì ............57
3.2.1. Phân tích địa mạo - thổ nhưỡng cho đánh giá và quy hoạch sử dụng đất ...57
3.2.2. Phân tích các quá trình địa mạo cho định hướng quy hoạch sử dụng đất ....63
3.2.3 Một số đề xuất cho công tác quản lý đất đai ở khu vực huyện Ba Vì trên
cơ sở nghiên cứu địa mạo..........................................................................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................78


3


Danh mục các hình
Hình 1 : Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Hình 2 : Sơ đồ về trình tự hoạt động đánh giá đất theo FAO [14]
Hình 3 : Bản đồ địa chất khu vực huyện Ba Vì
Hình 4 : Biến trình nhiệt độ trung bình năm theo độ cao trên núi Ba Vì
Hình 5 : Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở Ba Vì
Hình 6 : Bản đồ địa mạo khu vực huyện Ba Vì
Hình 7 : Lát cắt AB
Hình 8 : Lát cắt địa chất – địa mạo khu vực phía tây huyện Ba Vì
Hình 9 : Bản đồ thổ nhưỡng khu vực huyện Ba Vì
Hình 10 : Bản đồ xói mòn thực tế chưa phân loại (ảnh trái), đã phân loại (ảnh phải)
Hình 11 : Sơ đồ thể hiện mối tương quan tạo thổ nhưỡng với độ dốc địa hình
Hình 12: Bản đồ địa mạo ứng dụng khu vực huyện Ba Vì
Danh mục các bảng
Bảng 1: Các chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu đơn vị đất đai toàn quốc
Bảng 2 : Các chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu đơn vị bản đồ đất đai của huyện Ba Vì
Bảng 3:Một số chỉ tiêu khí hậu ở Ba Vì
Bảng 4: Kết quả phân hạng thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng lúa 2 vụ ở
huyện Ba Vì
Bảng 5: Một số đề xuất hỗ trợ cho công tác quản lý đất đai khu vực huyện Ba Vì
Danh mục các ảnh
Ảnh 1: Bề mặt tích tụ sông- hồ- đầm lầy ở khu vực xã Cẩm Lĩnh
Ảnh 2: Bề mặt thềm bị chia cắt mạnh ở khu vực xã Thái Hòa
Ảnh 3: Bãi nổi tuổi Holocen muộn
Ảnh 4: Bề mặt tích tụ sông – hồ ở khu vực hồ Suối Hai
Ảnh 5: Bề mặt đáy suối tích tụ ở phía Tây núi Ba Vì

Ảnh 6: Sườn xâm thực bóc mòn ở sườn Tây núi Ba Vì

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Địa mạo là một bộ môn khoa học nghiên cứu địa hình bề mặt Trái Đất về các
mặt hình thái, nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển. Đối tượng nghiên cứu của
địa mạo chính là địa hình bề mặt Trái Đất. Nhờ việc nghiên cứu địa mạo có thể xác
lập các đơn vị đất đai, đánh giá khả năng thích nghi đất đai từ đó cho phép xác định
tiềm năng sản xuất của đất và là cơ sở, căn cứ cho việc quy hoạch sử dụng đất.
Đồng thời đánh giá được các quá trình địa mạo đang diễn ra để đưa ra các kết luận
chính xác về các loại tai biến môi trường có khả năng xảy ra trong tương lai khi con
người tác động vào tự nhiên. Hiểu được nguồn gốc của địa hình cùng những quá
trình địa động lực đang diễn ra trên đó, việc sử dụng đất sẽ an toàn hơn, lâu bền hơn
và hợp lý hơn. Ngày nay, Địa mạo học cho phép ta hiểu được bản chất của bất kỳ
dạng địa hình nào gặp trên thực địa, và do đó sẽ giúp ích rất tốt cho công tác quản lý
và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai.
Ba Vì là một huyện của Hà Nội mới, khi được sáp nhập vào Hà Nội thì đây
trở thành nơi tập trung nhiều hoạt động phát triển kinh tế xã hội – khai thác tài
nguyên, đồng nghĩa với việc có những biến động về sử dụng đất và môi trường như:
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện ước tính đến năm 2015 tăng thêm khoảng
26.000 người, do đó nhu cầu đất ở cho người dân tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó để
đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đề ra thì các cơ sở kinh tế
công nghiệp và dịch vụ phải có quỹ đất tương đối lớn để xây dựng các công trình.
Nhu cầu cải tạo, nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện (như: Giao thông,
cấp thoát nước, các công trình phúc lợi công cộng, xã hội…) cũng gây sức ép lớn
đến đất đai.Với tốc độ đô thị hoá như hiện nay thì các điểm dân cư tập trung theo
kiểu đô thị (thị tứ) sẽ tiếp tục được mở rộng và nhanh chóng được hình thành như

thị trấn Tây Đằng, thị tứ Tản Lĩnh, Minh Quang, Nhông, Vạn Thắng, Sơn Đà và
cụm đô thị Suối Hai. Theo dự báo thì từ nay đến năm 2015, sự phát triển này sẽ làm
mất đi một diện tích lớn đất nông, lâm nghiệp và các loại đất khác. Và tài nguyên
thiên nhiên ở khu vực này đang bị con người khai thác ngày càng mạnh làm biến
đổi, phá vỡ cân bằng tự nhiên, làm biến đổi địa hình. Một số loại tài nguyên đang
ngày càng cạn kiệt và suy thoái dần như: đất bị suy thoái, xói mòn, laterit hóa;
nguồn nước ở các sông suối, hò chứa nước bị cạn dần và ô nhiễm…Vì vậy khi

5


hoạch định kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của huyện, của xã phải xuất phát từ
nhu cầu khách quan của sự phát triển xã hội trên cơ sở sử dụng quỹ đất hợp lý.
Như vậy, từ thực tế phát triển kinh tế xã hội những năm gần đây cũng như dự
báo phát triển trong tương lai gây áp lực đến sử dụng đất đai của huyện. Để thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2015 cần quản lý đất
đai một cách hiệu quả và phù hợp với những diễn biến về tài nguyên và môi trường
của Ba Vì.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và với mong muốn được góp phần vào việc
phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực huyện Ba Vì một cách bền vững; với mục đích
nghiên cứu địa mạo để góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai
nên sinh viên đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý đất đai
khu vực huyện Ba Vì”.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài
Làm rõ vai trò của nghiên cứu địa mạo cho công tác quản lý đất đai và đề
xuất hỗ trợ hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất đai huyện Ba Vì.
Nội dung nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu của khóa luận, nội dung nghiên cứu của đề tài tập
trung vào các vấn đề sau:

1.

Phân tích cơ sở khoa học của địa mạo trong quản lý đất đai.

2. Nghiên cứu đặc điểm địa mạo và mối quan hệ các nhân tố tự nhiên – xã
hội ảnh hưởng tới quá trình địa mạo ở khu vực nghiên cứu.
3. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất huyện Ba Vì.
4. Phân tích, đánh giá điều kiện địa mạo (địa hình, các quá trình địa mạo, địa
mạo thổ nhưỡng) cho quản lý đất đai huyện Ba Vì.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Phạm vi không gian lãnh thổ nghiên cứu là huyện Ba Vì, nằm
ở phía tây nội thành Hà Nội.

6


Hình 1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Về khoa học: Quản lý đất đai trên quan điểm địa mạo.
Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo được
trình bày trong 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý đất đai
Chương 2: Đặc điểm địa mạo khu vực huyện Ba Vì.
Chương 3: Phân tích đánh giá các điều kiện địa mạo cho công tác quản lý đất
đai huyện Ba Vì.

7


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Đất đai và đơn vị đất đai
- Đất đai (land): là một tổ hợp các dạng tài nguyên thiên nhiên dược đặc trưng
bởi một lãnh thổ, một chất lượng của các loại đất, bởi một kiểu khí hậu, một dạng
địa hình, một chế độ thủy văn, một kiểu thảm thực vật…Là một cơ sở không gian
(đơn vị lãnh thổ) của việc bố trí các đối tượng sản xuất, định cư và là phương tiện
sản xuất mà trước hết và rõ nhất là kinh tế nông- lâm ngư nghiệp với dân cư và xây
dựng dân dụng.v.v…Khi nói đến đơn vị đất đai có nghĩa là một bộ phận không gian
lãnh thổ đó đã kèm theo người sở hữu hoặc người có quyền sử dụng và quản lý nó
[12].
Đặc tính đất đai là các thuộc tính của đất tác động đặc biệt đến tính thích nghi
của đất đó đối với loại hình sử dụng đất. Các đặc tính đất đai ( như chế độ nhiệt, chế
độ ẩm, khả năng thoát nước, chế độ cung cấp dinh dưỡng của đất...) ảnh hưởng đến
tính thích hợp sản xuất của các loại hình sử dụng đất, nó trả lời trực tiếp cho yêu cầu
sử dụng đất.
- Đơn vị đất đai (land unit): là một khoanh đất cụ thể được thể hiện trên bản
đồ, có những đặc tính và tính chất tương đối đồng nhất mà nhờ đó có thể phân biệt
được ranh giới giữa nó với các khoanh đất khác [14].
Các tiêu chí/ cách thức để xác đinh một đơn vị đất đai hiện nay của Nhà nước
Việt Nam là gì?
1.1.2 Đánh giá đất
- Đánh giá đất theo FAO là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn
có của khoanh đất (vạt đất) cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử
dụng đất yêu cầu cần phải có [14].
Trong đánh giá đất, đất đai được định nghĩa như một khoanh đất được xác
định về vị trí địa lý, là một phần diện tích bề mặt Trái Đất với những thuộc tính

8



tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi
trường bên trên, bên trong và bên dưới bề mặt của nó như không khí, loại đất, điều
kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động tác động tác
động từ trước và hiện tại của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có
ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng khoanh đất đó trong hiện tại và tương lai.
Như vậy đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả
không gian, thời gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm đánh giá đất của FAO
là dựa vào những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng – định lượng
được. Cần thiết có sự lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trò tác động
trực tiếp và có ý nghĩa tới việc sử dụng hợp lý đất đai của vùng nghiên cứu.
Mục đích, ý nghĩa của viêc đánh giá đất:
- Kết quả đánh giá đất đai cho phép xác định tiềm năng sản xuất của đất đai
và là cơ sở, căn cứ cho việc quy hoạch sử dụng đất.
- Phục vụ cho việc định hướng sử dụng đất, đặc biệt đối với khu vực miền
núi, để đảm bảo an toàn lương thực, chống xói mòn, thoái hóa đất và bảo vệ môi
trường.
- Kết quả đánh giá đất là cơ sở cho việc xây dựng các dự án đầu tư sản xuất
và đề xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện của địa phương.
1.1.3 Quy hoạch sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực vô cùng quý giá của quốc gia song là
nguồn tài nguyên hạn chế. Trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước
ta hiện nay, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên này phục vụ các mục đích phát
triển kinh tế - xã hội một cách khoa học, tiết kiệm và có hiệu quả là vô cùng quan
trọng. Vì vậy công tác quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai là một công
cụ thiết yếu trong hệ thống quản lý đất đai ở nước ta.
Điều 6 của Luật đất đai năm 2003 xác định một trong những nội dung quản
lý nhà nước về đất đai là quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Hiểu theo nghĩa thông thường quy hoạch sử dụng đất là sự phân bổ, bố trí

đất đai cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của cả
nước và từng địa phương trong một giai đoạn nhất định ở tương lai [14].
Hiểu theo nghĩa rộng, quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh
tế, kỹ thuật, pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa

9


học và có hiệu quả cao; thông qua việc phân bổ quĩ đất đai cho các mục đích sử
dụng và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường [14].
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là quĩ đất đai của các cấp lãnh thổ hành
chính (cả nước, tỉnh, huyện, xã) hoặc của một khu vực. Căn cứ vào đặc điểm tự
nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa
phương, quy hoạch sử dụng đất được thực hiện nhằm xác định cơ cấu đất đai hợp
lý, phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng, các ngành kinh tế, xác định sử ổn
định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để tiến
hành giao đất vào đầu tư và phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn lương thực, phục
vụ các nhu cầu dân sinh, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất được lập cho thời kỳ 10 năm chẵn với tầm nhìn 20
năm. Một kỳ quy hoạch gồm 2 kỳ kế hoạch sử dụng đất đai cho từng giai đoạn 5
năm. Khi có thay đổi về cơ cấu sử dụng đất, thay đổi về mục đích sử dụng đất, thay
đổi về cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất do tác động của thiên tai, chiến tranh thì
quy hoạch sử dụng đất được điều chỉnh.
1.1.4 Quản lý đất đai (land management)
Quản lý đất đai là quá trình quản lý việc sử dụng và phát triển tài nguyên
đất đai. Tài nguyên đất đai được sử dụng cho nhiều mục đích, có thể bao gồm nông
nghiệp hữu cơ, trồng rừng, quản lý tài nguyên nước và các dự án du lịch sinh thái
[20].
Đất đai là tài nguyên vô giá, vì vậy quản lý đất đai là một nhiệm vụ của hệ

thống hành chính công do nhà nước thực hiện. Ở các quốc gia khác nhau thì có các
quan niệm khác nhau về nhiệm vụ của hệ thống quản lý đất đai. Có nước chỉ quan
tâm tới khía cạnh quản lý đất đai dưới góc độ tài sản, có nước quan tâm chủ yếu tới
khía cạnh thuế, có nước lại tập trung vào khía cạnh quy hoạch phát triển…Ở nước
ta nhà nước quản lý đất đai về mọi mặt như:
1. Quản lý về mặt hành chính lãnh thổ mà mỗi thửa đất là một đơn nguyên
của hệ thống quản lý, hay nói cách khác đây chính là quản lý ranh giới thửa đất để
xác định phần diện tích mà chủ sở hữu hay người sử dụng được pháp luật thừa nhận
về pháp lý, được nhà nước bảo hộ về việc thực hiện các quyền hợp pháp.
2. Quản lý về mặt tài sản dân sự đối với đất đai trong hệ thống đăng ký
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trước pháp luật.

10


3. Quản lý về mục đích sử dụng đất cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh
tế, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường được xác định trong quy hoạch sử dụng đất
đai.
4. Quản lý về mặt kinh tế đối với đất đai bao gồm định giá, xác định thuế và
các loại nghĩa vụ tài chính đối với đất đai.
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được ghi nhận tại điều 6 Luật đất đai
năm 2003, bao gồm 13 nội dung [16]:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó;
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính;
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng

đất;
e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
g) Thống kê, kiểm kê đất đai;
h) Quản lý tài chính về đất đai;
i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất;
l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
1.1.5 Địa mạo học

11


Thuật ngữ “Địa mạo học” đã được đưa vào văn liệu các khoa học về Trái đất
từ cuối thế kỷ XIX, sau khi xuất hiện những công trình nghiên cứu tổng quát nổi
tiếng của các nhà địa lí và địa chất, như Powell, Gilbert, Davis, Richthofen,
A.Penck và nhất là của W.Penck, khoa học địa mạo mới được hình thành như chúng
ta thấy ngày nay: Địa mạo học là bộ môn khoa học nghiên cứu địa hình bề mặt Trái
Đất về các mặt hình thái, nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển” [1]. Nó không
những nghiên cứu những quy luật biến đổi hiện tại mà cả quá khứ cũng như hướng
phát triển tương lai của địa hình mặt đất.
Từ khoảng giữa thế kỷ XX đến nay, trên cơ sở các thành tựu tiến bộ về khoa
học cũng như công nghệ, những vấn đề lý thuyết của Địa mạo học cũng đã được
làm sáng tỏ và cụ thể hơn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lý thuyết chu trình địa

mạo (hay chu trình xâm thực) của Davis W.M. được đưa ra từ năm 1899 mới chỉ
phỏng theo thuyết tiến hóa sinh vật của Darwin Ch., chứ chưa dựa trên nguyên lý
của khoa học vật lý và hóa học như trước đó Gilbert G.K. đã thực hiện. Mặc dù đã
có định nghĩa về địa mạo học từ lâu, nhưng vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhiều
nhà khoa học vẫn tiếp tục đưa ra các định nghĩa về khoa học này một cách cụ thể
hơn. Trong đó, đáng lưu ý là định nghĩa của Easterbrook D.J. vào năm 1993: “Địa
mạo là khoa học nghiên cứu nguồn gốc và sự tiến hóa của địa hình bởi các quá
trình vật lý và hóa học xảy ra tại bề mặt hoặc gần bề mặt Trái Đất, nghiên cứu các
quá trình trên mặt và các thành tạo địa hình và cũng giống như các khoa học khác,
Địa mạo học cũng phụ thuộc vào việc ứng dụng các nguyên lý cơ bản của vật lý,
hóa học, sinh học và toán học đối với các hệ tự nhiên” [9]. Định nghĩa này đã cho
phép các nhà địa mạo tiến hành xây dựng các mô hình thực nghiệm, mô hình tương
tự để theo dõi sự thay đổi một hiện tượng hay quá trình nào đó (biến đổi lòng sông,
trượt đất, xói lở bờ biển, v.v.) trong thiên nhiên phục vụ cho các mục đích thực tiễn.
1.2 Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lí đất đai
Quản lý đất đai là một công việc phức tạp phải giải quyết nhiều vấn đề như:
sử dụng hợp lý và bảo vệ đất, sử dụng các tài nguyên, giảm thiểu tai biến thiên
nhiên, nghỉ ngơi, giải trí, phát triển bền vững, v.v. và ở nhiều quy mô không gian
khác nhau từ toàn cầu đến địa phương. Các vấn đề toàn cầu như nóng lên của khí
hậu, ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất và sa mạc hóa, v.v. Còn quy mô ở địa
phương là các vấn đề về xói mòn đất, phá hủy sườn, bồi lắng, lũ lụt, v.v. Nguyên
nhân của những vấn đề trên đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến địa hình
cũng như quá trình phát triển của nó.

12


1.2.1 Nghiên cứu địa mạo cho việc xác định địa giới hành chính
- Địa giới hành chính là giới hạn phần lãnh thổ của các đơn vị hành chính
các cấp, được thể hiện cụ thể bằng đường địa giới hành chính và các mốc địa giới

hành chính các cấp. Đường địa giới hành chính có thể là một con sông, một dãy
núi...v.v.
- Các vùng khác nhau có điều kiện kinh tế - xã hội cũng như đặc điểm tự
nhiên khác nhau.
- Dựa vào đặc điểm tự nhiên khác nhau mà chúng ta phân ra các vùng khác
nhau, các đơn vị hành chính khác nhau. Ví dụ như: dựa vào các yếu tố tự nhiên (vị
trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn…) và các yếu tố dân cư, xã hội mà đã chia
nước ta thành các vùng sau:
+ Vùng Đông Bắc: vùng núi và vùng trung du Đông Bắc có địa hình không
cao so với vùng Tây Bắc, phía tây của vùng có những dãy núi chạy theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam, đặc biệt dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipan cao hơn 3000m.
Ở phía Đông của vùng khí hậu nhiệt đới, nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh
nhất của gió mùa Đông Bắc, là khu vực có mùa đông lạnh nhất ở nước ta.
+ Vùng Tây Bắc: đặc trưng nổi bật của vùng này là địa hình núi cao, hiểm
trở với dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ biên giới
Việt Trung về đồng bằng. Địa hình cắt xẻ mạnh, đại bộ phận lãnh thổ của vùng
thuộc lưu vực sông Đà. Vùng có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh ảnh hưởng của chế độ
gió mùa: mùa hè với gió mùa Tây Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết
nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông với gió mùa Đông Bắc, kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau, có thời tiết lạnh, khô và ít mưa. Tháng 4 và tháng 10 là những
tháng giao mùa.
+ Vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa trung du,
miền núi phía Bắc và Tây Bắc với vùng biển phía Đông. Địa hình ở đây tương đối
bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đồng bằng sông Hồng vốn là sản phẩm
bồi tụ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Nét đặc trưng cuả vùng là có một
mùa đông lạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Đồng thời mùa này
cũng là mùa khô.

13



+ Vùng Bắc Trung Bộ: đây là nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn
Đông đổ xuống vịnh Bắc Bộ và Biển Đông có độ dốc khá lớn. Đại bộ phận lãnh thổ
là đồi núi lớn. Đồng bằng nhỏ hẹp và bị chia cắt, sông suối dốc, chảy xiết, thường
gây lụt bất ngờ. Là vùng khắc nghiệt nhất so với các vùng trong cả nước. Hàng năm
có nhiều thiên tai nhất trong cả nước, chịu ảnh hưởng của gió phơn (gió Lào).
+ Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: phía bắc có những khối núi đâm thẳng ra
tận bờ biển, phía nam địa hình có phần thoải hơn và có những đồng bằng ven biển.
Về khí hậu, trên nền chung của cả nước là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa; khí hậu
của vùng còn mang sắc thái của khí hậu á xích đạo.
+ Vùng Tây Nguyên: địa hình bao gồm các cao nguyên lượn sóng ở độ cao
600-800m so với mực nước biển. Tây Nguyên nằm về phía Tây của dãy Trường
Sơn, bề mặt địa hình dốc, thoải dần từ Đông sang Tây, thuộc chiều đón gió Tây và
Tây Nam. Sườn Đông dốc đứng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào. Địa hình bị chia
cắt phức tạp, có tính phân bậc rõ rang. Các bậc cao nằm về phía Đông, bậc thấp
nhất ở phía Tây. Tây Nguyên có nhiều địa hình khác nhau, nhưng có thể khái quát
thành 3 dạng địa hình: địa hình cao nguyên, địa hình vùng núi, địa hình thung lũng.
+ Vùng Đông Nam Bộ: nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng,
chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long với những
vùng đất gò đồi lượn sóng.
+ Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long: địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao
trung bình so với mực nước biển là 3-5m.
- Địa hình là cơ sở của việc phân định ranh giới hành chính giữa các vùng
lãnh thổ khác nhau.
- Vì vậy việc nghiên cứu địa mạo là rất quan trọng đối với việc phân định
ranh giới hành chính trong cả nước.
1.2.2 Nghiên cứu địa mạo- thổ nhưỡng phục vụ đánh giá, phân hạng
thích nghi đất đai
Thổ nhưỡng là nơi tạo ra môi trường sống cho con người và các loài sinh vật
trên Trái Đất, là nền móng, nơi diễn ra mọi hoạt động sống, là nơi thiết đặt các hệ

thống nông – lâm nghiệp để sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người.
Sự hình thành và phát triển thổ nhưỡng gắn liền với sự phát triển của địa hình. Trên
dạng địa hình nào sẽ hình thành nên loại thổ nhưỡng đó, vì vậy trong nghiên cứu
thổ nhưỡng phục vụ mục đích nông nghiệp cần quan tâm đến nguồn gốc phát sinh,

14


lịch sử phát triển của nó. Địa hình là cấu trúc của cảnh quan còn thổ nhưỡng phản
ánh các dạng địa hình và các quá trình địa mạo. Giữa địa hình và thổ nhưỡng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau.
Có thể nói cảnh quan địa mạo nào sẽ cho thổ nhưỡng ấy [2]. Mối quan hệ
giữa địa mạo và thổ nhưỡng là mối quan hệ trái ngược nhau: Khi quá trình tạo hình
thái mạnh, tức là bề mặt địa hình bị biến đổi mạnh thì quá trình tạo thổ nhưỡng sẽ
giảm yếu, hơn nữa đất còn bị bào mòn, cắt cụt và trẻ hóa liên tục. Điều này đặc biệt
thấy rõ trong các miền bán khô hạn. Khí hậu khắc nghiệt làm cho lớp phủ thực vật
nghèo nàn thưa thớt, sườn bị các quá trình phong hóa vật lý và trọng lực bóc lộ liên
tục. Lớp thổ nhưỡng do đó mỏng dần, vì phần được cải tạo mới không bù lại được
phần đã bị bóc đi.
Mối tương quan này ảnh hưởng đến quá trình phát sinh thổ nhưỡng. Nếu địa
hình bị biến đổi mạnh mẽ sẽ dẫn tới sườn bị bóc lộ liên tục, lớp vỏ thổ nhưỡng
không những bị nghèo, luôn bị trẻ hóa mà trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, dễ có
cơ hội tạo lớp vỏ phong hóa cứng như lớp vỏ phong hóa laterit điển hình ở Việt
Nam.
Trong Đệ Tứ trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và ở đồng bằng sông Hồng
nói riêng đã nhiều lần diễn ra sự biến đổi tương quan này. Nguyên nhân sâu xa là do
sự dao động khí hậu toàn cầu trong Đệ Tứ liên quan đến các thời kì nóng ẩm khác
nhau. Vào những giai đoạn khí hậu nóng là giai đoạn diễn ra quá trình phong hóa
vật lý phát triển mạnh làm phá hủy đá gốc, tích tụ vật liệu, vỏ phong hóa khá dày.
Vào giai đoạn khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, tập trung làm cuốn trôi, vận chuyển vật

liệu theo cả dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm, hình thành các khe xói chia cắt bề
mặt địa hình, khi đó quá trình tạo hình thái diễn ra mạnh mẽ. Các sản phẩm phong
hóa được vận chuyển từ trên núi cao, những nơi địa hình cao xuống nơi địa hình
thấp và tích tụ ở đó.
Vật liệu ở những nơi có địa hình cao – nơi có quá trình tạo hình thái mạnh bị
vận chuyển đi nơi khác, có khi bị lộ trơ đá gốc tạo điều kiện cho quá trình phong
hóa đá tiếp tục xảy ra vào những giai đoạn khí hậu khô nóng; còn những nơi có địa
hình thấp trũng, quá trình tạo hình thái diễn ra yếu hoặc không diễn ra sẽ tập trung
vật liệu kết hợp với lớp phủ thực vật dày hình thành lớp vỏ phong hóa khá dày, lớp
vỏ thổ nhưỡng dày mà không bị vận chuyển đi nơi khác.

15


Do đó, khi xem xét mối tương quan giữa quá trình tạo hình thái và quá trình
tạo thổ nhưỡng không thể tách rời yếu tố khí hậu của môi trường địa lý và yếu tố
vật chất, thạch học. Qúa trình trên mới chỉ dừng lại ở mức bóc mòn di chuyển vật
liệu ở dạng thô. Còn quá trình tạo lớp vỏ phong hóa laterit liên quan đến sự di
chuyển của các oxit chứa trong thành phần thạch học của từng loại đá. Sự hình
thành lớp vỏ phong hóa này bị ảnh hưởng ngoài điều kiện khí hậu còn bị tác động
rất lớn của điều kiện địa hình và thành phần thạch học. Vì không phải vỏ phong hóa
laterir ở đâu cũng hình thành mà nó chỉ hình thành ở những địa hình gò đồi thoải,
dốc từ 3-8º để có sự lưu thông nước ngầm tạo ra đới laterit ở trên những loại đá
chứa nhiều khoáng vật silimanit, các đá giàu sắt, nhôm như: Nhóm đá phun trào
trung tính – bazo như andezit, andezitobazan, trachit…Các đá này nghèo SiO2,
tương đối giàu Al2O3 và cao oxit sắt và kiềm thổ. Loại đá này có hàm lượng SiO2
thấp < 52%, lượng SiO2 chỉ vừa đủ để cân bằng với lượng oxit sắt, oxit nhôm và
các oxit khác để tạo thành khoáng vật. Do đó có nhiều khả năng sinh ra các quặng
sắt, hoặc tạo vỏ phong hóa nhiều sắt, nhôm là kiểu feralit có tầng sét màu nâu đỏ,
hình thành khung xương, kết von.

Thông qua việc phân tích đặc điểm của thổ nhưỡng và sự xuất hiện của lớp
vỏ phong hóa laterit có thể đánh giá được quá trình tạo hình thái. Ngược lại thông
qua hình thái địa hình có thể xác định được nguồn gốc của các loại đất khác nhau.
Trong cùng một điều kiện khí hậu, trên cùng một loại đá nhưng có nơi hình thành
loại đất này, có nơi hình tành loại đất khác do đó sẽ ảnh hưởng tới loại cây trồng và
hướng sử dụng tài nguyên đất.
Trên mỗi đơn vị địa hình khác nhau sẽ xảy ra quá trình tạo hình thái khác
nhau quyết định đến tính chất và độ dày của thổ nhưỡng. Trên bề mặt đỉnh các núi
thấp, thường thoải, độ dốc không lớn có khả năng lưu giữ các sản phẩm phong hóa,
vì vậy tầng đất khá dày và thực vật phát triển mạnh. Trên các sườn núi quá trình
trọng lực xảy ra chủ yếu đã vận chuyển các vật liệu phong hóa tại chỗ xuống chân
sườn. Vì vậy, thổ nhưỡng rất mỏng hay có chỗ không có và lộ trơ đá gốc. Dưới
chân sườn chủ yếu xảy ra quá trình tích tụ vật liệu do đó lớp thổ nhưỡng dày. Tuy
nhiên để có những hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất ở mỗi vùng lãnh thổ mà
không gây hậu quả về sau thì cần phải phân tích đặc điểm địa mạo – thổ nhưỡng của
khu vực đó.
Sau khi phân tích đặc điểm địa mạo – thổ nhưỡng của khu vực nghiên cứu
thì các nhà quản lý đất đai cần tiến hành công tác đánh giá, phân hạng đất. Các kết

16


quả đánh giá đất là cơ sở xác định tiềm năng đất đai, lập quy hoạch sử dụng đất, thu
thuế sử dụng đất và phục vụ cho nhiều mục đích phát triển kinh tế - xã hội khác
nhau, nhất là đối với nông – lâm nghiệp.
Căn cứ vào hướng dẫn của FAO, quy trình thực hiện đánh giá đất và quy
hoạch sử dụng đất gồm 9 bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu cần đánh giá.
Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu.
Bước 3: Xác định các đơn vị đất đai.

Bước 4: Xác định các loại hình sử dụng đất.
Bước 5: Đánh giá khả năng thích nghi.
Bước 6: Xác định và đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường.
Bước 7: Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp nhất.
Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất.
Bước 9: Ứng dụng kết quả của việc đánh giá đất.
Chín bước trên không phải tách rời nhau mà có quan hệ hữu cơ với nhau.
Tuy nhiên có thể tách quá trình này thành 2 công đoạn lớn:
1. Đánh giá đất đai (bước 1- 7)
2. Quy hoạch sử dụng đất (bước 8 -9)
Sơ đồ về trình tự hoạt động đánh giá đất được trình bày tại hình 1.
Như vậy quá trình đánh giá đất bao gồm các nội dung chính sau:
- Dựa vào mục tiêu và quy mô của từng dự án tiến hành thu thập các tài liệu,
thông tin có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội có liên quan đến sử dụng
đất của vùng nghiên cứu nhằm phục vụ cho mục đích đánh giá đất đai.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mô tả các đơn vị bản đồ đất đai dựa trên
kết quả điều tra tài nguyên đất (loại đất, khí hậu, địa hình, thực vật, thủy văn, nước
ngầm…)
- Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất với các thuộc tính chính liên
quan đến:

17


Hình 2: Sơ đồ về trình tự hoạt động đánh giá đất theo FAO [14]

18


+ Các chính sách và mục tiêu phát triển

+ Những hạn chế chủ yếu trong sử dụng đất
- Đối chiếu, xếp hạng thích nghi của đơn vị đất đai đối với loại hình sử dụng
đất trên cơ sở so sánh các yêu cầu sử dụng đất của từng loại hình với các tính chất
của các đơn vị đất đai
- Lựa chọn loại hình sử dụng đất thích hợp nhất, đáp ứng các mục tiêu kinh
tế, xã hội, môi trường và đề xuất các hệ thống sử dụng đất tối ưu phục vụ quy hoạch
sử dụng đất vùng nghiên cứu.
Qua đây ta thấy, vai trò của nghiên cứu địa mạo góp phần không nhỏ trong
quy trình đánh giá đất đai. Mà thể hiện rõ nhất ở khâu xác định các đơn vị đất đai và
đánh giá thích nghi đất đai.
Việc lựa chọn các chỉ tiêu xác định các đơn vị đất đai căn cứ vào mục đích,
phạm vi đánh giá và yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất trong vùng
nghiên cứu. Có thể chia ra các nhóm chỉ tiêu xác định các đơn vị bản đồ đất đai như
sau:
- Nhóm các chỉ tiêu về đất: bao gồm loại đất, tầng dày lớp đất, độ dốc, độ
phì, thành phần cơ giới…
- Nhóm các chỉ tiêu về chế độ nước: như điều kiện tưới tiêu, mức độ ngập lụt
và tình trạng xâm nhập mặn…
- Nhóm các chỉ tiêu về khí hậu thời tiết: nhiệt độ, lượng mưa, gió, sương
mù…Các chỉ tiêu trên được phân cấp thành các chỉ tiêu chi tiết hơn nhằm phân biệt
rõ các đơn vị đất đai với nhau và đáp ứng các yêu cầu đánh giá thích nghi đất đai
đối với loại hình sử dụng đất.
Chẳng hạn, theo kết quả đánh giá đất cấp toàn quốc của Viện Quy hoạch và
thiết kế nông nghiệp cho thấy các chỉ tiêu xác định các đơn vị đất đai bao gồm 7 chỉ
tiêu: loại đất, tầng dày lớp đất, độ dốc, lượng mưa trung bình/năm, thủy văn nước
mặt, điều kiện tưới tiêu và nhiệt độ

19



Bảng 1: Các chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu đơn vị đất đai toàn quốc
Chỉ tiêu
1. Loại đất

Phân cấp
1. Đất cát
2. Nhóm đất phù sa
3. Nhóm đất mặn

Ký hiệu
G1
G2

- Mặn mùa khô

G3

- Mặn thường xuyên

G4

4. Nhóm đất phèn
- Không mặn

G5

- Phèn trung bình và nhẹ
5. Nhóm đất xám
6. Nhóm đất thung lũng dốc tụ
7. Nhóm đất đen và than bùn

8. Nhóm đất đỏ trên đá macma bazo, trung tính
9. Nhóm đất đỏ vàng trên đá khác

G6
G7
G8
G9
G10
G11

10. Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi và đất mùn
trên núi cao
11. Nhóm đất mòn trơ sỏi đá

G12

2.Tầng dầy 1. Lớn hơn 100cm
lớp đất
2. Từ 50cm đến 100cm

G13
D1
D2

3. Nhỏ hơn 50cm

D3

3. Độ dốc


1. Nhỏ hơn 8º
2. Từ 8º đến 15º
3. Từ 15º đến 25º
4. Trên 25º

SL1
SL2
SL3
SL4

4. Lượng
mưa trong

1. Lớn hơn 2500mm
2. Từ 1500mm đến 2500mm

R1
R2

năm

3. Nhỏ hơn 1500mm

R3

1. Không bị ngập
2. Ngập nhỏ hơn 30cm
3. Ngập từ 30cm đến 60cm
4. Ngập triều hàng ngày


F1
F2
F3
F4

5. Thủy
văn, nước
mặt
a/Ngậplụt

20


b/ Xâm
nhập mặn
6.
tiêu

1. Không bị xâm nhập mặn

SA1

2. Xâm nhập mặn dưới 3 tháng/năm
3. Xâm nhập mặn trên 3 tháng/năm

SA2
SA3

4. Xâm nhập mặn thường xuyên


SA4

Tưới 1. Tưới tiêu chủ động
2. Tưới tiêu bán chủ động

I1
I2

3. Không được tưới tiêu

I3

7. Nhiệt độ
(tổng tích

1.Lớn hơn 8000ºC
2. Từ 7000ºC đến 8000ºC

T1
T2

ôn)

3. Nhỏ hơn 7000ºC

T3

Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 1995.
Đối với các khu vực đánh giá có diện tích không lớn và có cùng điều kiện
khí hậu thời tiết thì trong xác định các đơn vị bản đồ đất đai một số các chỉ tiêu

được coi là đồng nhất như lượng mưa, nhiệt độ…Mặt khác, để làm rõ sự khác biệt
về tính chất đất đai có thể dung các chỉ tiêu phân cấp chi tiết hơn như thành phần cơ
giới, độ phì nhiêu,…
Bảng2: Các chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu đơn vị bản đồ đất đai của huyện Ba Vì
Chỉ tiêu
1. Loại đất

Phân cấp

Ký hiệu

1. Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit
2. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét
3. Đất đỏ vàng trên đá macma axit
4. Đất nâu vàng trên phù sa cổ
5. Đất vàng nhạt trên đá cát
6. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ
7. Đất phù sa không được bồi hàng năm

G1
G2
G3
G4
G5
G6
G7

8. Đất phù sa được bồi hàng năm
9. Đất đỏ vàng trên đá macma bazo và trung tính
10. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

11. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

G8
G9
G10
G11

21


Chỉ tiêu
2. Độ dầy

Phân cấp chỉ tiêu

Ký hiệu

1. Trên 100cm
2. Từ 50 đến 100cm

D1
D2

3. Dưới 50cm

D3

1. Dưới 8º
2. Từ 8º đến 15º


SL1
SL2

3. Từ 15º đến 25º

SL3

4. Trên 25º

SL4

4. Thành

1. Cát pha, thịt nhẹ

T1

phần cơ giới

2. Thịt trung bình
3. Thịt nặng hoặc sét

T2
T3

3. Độ dốc

Phân hạng thích nghi đất đai là công việc so sánh, đối chiếu giữa các đặc
tính, tính chất của đơn vị đất đai với các yêu cầu của loại hình sử dụng đất để xác
định mức độ thích nghi đất đai [11].

Theo hướng dẫn của FAO thì yêu cầu sử dụng đất được xác định theo các chỉ
tiêu tạo lập đơn vị đất đai (như thổ nhưỡng, tầng dầy của đất, độ dốc, thành phần cơ
giới…) và các chỉ tiêu phân cấp của chúng theo hướng mức độ thích nghi từ cao tới
thấp; gồm có 4 cấp:
S1 là rất thích nghi.
S2 là thích nghi trung bình.
S3 là ít thích nghi.
N là không thích nghi.
Quy trình đánh giá thích nghi được tiến hành theo các bước sau:
- Đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững và ổn định của hiện tại để
phát triển tiếp tục cho giai đoạn tương lai.
- Xem xét, đánh giá các loại hình sử dụng đất không bền vững ở thời điểm
hiện tại.
- Xây dựng phương án quy hoạch và các biện pháp cải tạo đất, cải tạo hệ
thống thủy lợi và thiết kế đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng (tức là thay đổi
loại hình sử dụng đất).
- Xác định các loại hình sử dụng đất cho tương lai.
- Phân hạng thích nghi đất đai cho giai đoạn tương lai.

22


Trên cơ sở kết quả phân hạng thích nghi đất đai và từ phân tích điều kiện
kinh tế xã hội và môi trường tiến hành đề xuất sử dụng đất cho vùng nghiên cứu
giai đoạn hiện tại và tương lai với nội dung chủ yếu sau:
- Xác định được các hệ thống sử dụng đất thích hợp cho vùng nghiên cứu.
- Đề xuất loại hình sử dụng đất thích hợp nhất tức là cho hiệu quả kinh tế
cao và bền vững cả về điều kiện xã hội và môi trường.
- Đề xuất các chính sách sử dụng đất, các dự án đầu tư sản xuất và các biện
pháp khoa học kỹ thuật phù hợp với loại hình sử dụng đất đã được lựa chọn cho

vùng nghiên cứu.
1.2.3 Nghiên cứu địa mạo cho quy hoạch sử dụng đất đai
Địa hình là một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt đã được con người sử
dụng từ rất lâu phục vụ cho các nhu cầu cuộc sống cuả mình. Trong suốt lịch sử
phát triển của loài người, địa hình có nhiều chức năng khác nhau: là môi trường
sống; là ranh giới tự nhiên và ranh giới hành chính giữa các quốc gia, các khu vực;
địa hình có chức năng du lịch giải trí, chức năng văn hóa tinh thần, chức năng bảo
vệ, góp phần đáp ứng nhu cầu cả về vật chất và tinh thần của con người. Vì vậy, địa
hình là một phần quan trọng trong sự phát triển bền vững, là đối tượng quy hoạch
và quản lý lãnh thổ. Địa hình vừa là nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa hỗ trợ cho
các hoạt động của con người. Các nhà quy hoạch và quản lý đất đai phải hiểu rõ
từng đơn vị địa hình để từ đó vạch ra các phương án quy hoạch sử dụng đất thích
hợp.
Quy hoạch sử dụng đất được xem là công việc rất phức tạp giải quyết các
vấn đề như sử dụng và bảo vệ đất, giảm thiểu các tai biến thiên nhiên một cách tối
ưu hướng tới phát triển bền vững ở từng địa phương và từng thời điểm nhất định.
Theo Pierre Merlin, quy hoạch nói chung là sự can thiệp cố ý, nghĩa là những
hành động được thực hiện có thỏa thuận nhằm bố trí, sắp đặt có trật tự đối với các
khu dân cư, các hoạt động kinh tế, các công trình xây dựng, các thiết bị, cơ sở hạ
tầng và các hoạt động truyền thông. Để đảm bảo quy hoạch lãnh thổ đạt hiệu quả
tốt, việc quy hoạch cần phải đạt được 3 yêu cầu sau:
+ Sử dụng và có hiệu quả cao nhất các tài nguyên lãnh thổ
+ Giảm bớt sự phát triển bất cân đối trong sự phát triển các lãnh thổ
+ Tiên đoán để có sự phát triển tốt hơn về mặt lãnh thổ, đảm bảo ổn định môi
trường tự nhiên và xã hội.
Các yêu cầu này chỉ đạt được khi công tác quy hoạch lãnh thổ đi theo con
đường hòa hợp với thiên nhiên, tức là phải theo quan điểm sinh thái môi trường. Cơ

23



sở lý luận và thực tiễn của việc quy hoạch nói chung đã khẳng định, để đạt được các
mục tiêu kinh tế, chính trị của công tác này thì các nhiệm vụ chuyên môn – nghiên
cứu các điều kiện tự nhiên trong đó việc nghiên cứu địa mạo vô cùng quan trọng và
hết sức cần thiết.
Nghiên cứu địa mạo có vai trò quan trọng trong việc chọn và đánh giá mặt
bằng xây dựng, xác định các điều kiện đặt nền móng cho các công trình, xác định
quy luật phát triển theo thời gian và không gian của các quá trình động lực ngoại
sinh quyết định đến sự ổn định địa hình và các công trình xây dựng trên nó. Các tài
liệu địa mạo còn có ý nghĩa lớn đối với việc tìm kiếm và xác định các quy luật
thành tạo, phân bố các khoáng sản ngoại sinh đặc biệt là vật liệu xây dựng. Việc
nghiên cứu, tìm hiểu những đặc trưng địa mạo khu vực, đặc biệt là động lực của các
quá trình ngoại sinh là đối tượng không thể thiếu được trong quy hoạch sử dụng đất
đai.
Kết quả cuối cùng của mỗi cuộc nghiên cứu địa mạo trên bất kỳ lãnh thổ nào
thường là việc xây dựng bản đồ địa mạo lãnh thổ đó. Bản đồ này biểu thị sự mô tả
cụ thể sự phân bố về mặt không gian theo lãnh thổ hay các dạng địa hình cơ bản
riêng biệt nào phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh này hay nguồn gốc phát sinh
khác, hay các thể tổng hợp của chúng (kiểu địa hình) tùy thuộc vào tỷ lệ của bản đồ.
Bản đồ địa mạo thật ra là cơ sở để đặt kế hoạch và lập dự án cho các biện pháp và
công trình xây dựng đòi hỏi phải nghiên cứu sơ bộ địa hình, và cũng là theo yêu cầu
của công tác đó mà bản đồ đã được thành lập một cách thích hợp. Có thể định nghĩa
“bản đồ địa mạo là sản phẩm của công trình nghiên cứu địa hình bề mặt Trái Đất về
các mặt hình thái, nguồn gốc, lịch sử phát triển và những thay đổi hiện tại của nó”
Bản đồ địa mạo phải nêu đặc tính của các thành phần địa hình đó về mặt
nguồn gốc phát sinh trong mối liên hệ về cấu trúc bên trong của chúng, thí dụ có thể
thể hiện dải đất cao có sườn không đối xứng như là một địa hình dạng đơn nghiêng
có sườn dốc là bậc đoạn tầng có sự xen kẽ những lớp nham thạch có độ cứng không
đồng nhất hoặc ít thể hiện những dãy, cồn cát được thành tạo do hoạt động của gió.
Trên cơ sở bản đồ địa mạo hiện nay của một lãnh thổ nào đó, có thể dựng lại

được với một mức độ chính xác nhiều hay ít của địa hình lãnh thổ trong quá khứ và
cũng có làm dự đoán sự phát triển trong tương lai của địa hình lãnh thổ đó. Thông
qua bản đồ địa mạo có thể hiểu được đến chừng mực nào đó lịch sử phát triển của
địa hình lãnh thổ vẽ trên bản đồ. Bản đồ địa mạo không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa
học mà rất quan trọng đối với việc lập kế hoạch xây dựng các công trình, quy hoạch
đô thị góp phần cảnh báo các tai biến thiên nhiên sẽ xảy ra trong tương lai. Việc

24


×