Chuyªn ®Ò thùc tËp Tr êng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp
muốn tồn tại, đứng vững và lớn mạnh đòi hỏi doanh nghiệp đó phải quan
tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phải làm sao
để chi phí bỏ ra ít nhất mà hiệu quả lại thu lại cao nhất; có như vậy doanh
nghiệp mới đạt được lợi nhuận tối đa và thực hiện được mọi nghĩa vụ đối
với Nhà nước, có điều kiện cải thiện đời sống cho người lao động.
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá trị nguyên vật liệu dùng thường
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Vì
vậy, để giảm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm thì trước hết
phải tổ chức hạch toán hợp lý nguyên vật liệu từ khâu cung ứng, dự trữ cho
đến khâu sử dụng nguyên vật liệu...
Đối với mỗi doanh nghiệp tài sản cố định là yếu tố cơ bản của vốn kinh
doanh, nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và
thế mạnh của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, đồng thời là điều
kiện cần thiết để giảm bớt sức lao động và nâng cao năng suất lao động.
Tài sản cố định gắn liền với doanh nghiệp trong mọi thời kỳ phát triển của
nền kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện khoa học kỹ thuật trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của tài sản cố định ngày càng quan
trọng.
Vậy nên để có thể quản lí tốt và hiệu quả tài sản nguyên liệu có chất lượng
phục vụ sản xuất là một vấn đề không kém phần quan trọng trong các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều tài
liệu lí thuyết được áp dụng trong mỗi đơn vị sản xuất để đáp ứng yêu cầu
này. Nhưng vấn đề là mỗi đơn vị lại có một cách đánh giá và đầu tư cho
hoạt động quản lí chất lượng hàng hoá nguyên vật liệu một cách khác nhau.
- 1 -
Chuyªn ®Ò thùc tËp Tr êng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
Nhằm mục đích củng cố các kiến thức lý luận và nâng cao năng lực thực
hiện các công việc sau khi tốt nghiệp, rèn luyện kĩ năng,phương pháp làm
việc của nhà quản trị, vận dụng các công cụ, phương pháp phân tích, đánh
giá, nghiên cứu kinh doanh để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp cũng như
phục vụ những yêu cầu của công việc trên thực tế.
Để góp phần nâng cao sự hiểu biết về hoạt động nhập khẩu cũng như bước
đầu tìm hiểu và tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vật tư nguyên
vật liệu và tài sản cố định phục vụ cho sản xuất, em đã chọn đề tài : “Tập
trung nghiên cứu tình hình quản lý và kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố
định phục vụ sản xuất ở Công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý vật tư phục vụ sản xuất”.
Kết cấu chính của chuyên đề gồm 3 phần:
- Phần I: Giới thiệu về Công ty Nam Dương, một số kết quả sản xuất
kinh doanh đạt được và kế hoạch phấn đấu phát triển đến năm 2010.
- Phần II: Thực trạng hoạt động quản lý kho tàng và sự liên hệ với kế
toán nguyên vật liệu, tài sản cố định phục vụ Sản xuất của công ty Nam
Dương.
- Phần III: Một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
kho hàng.
Tuy nhiên trong quá trình viết báo cáo chuyên đề của em còn nhiều hạn
chế về kiến thức thực tiễn, em mong rằng các thầy cô trong khoa QTKD
nhận xét và chỉ ra những thiếu sót và hạn chế để bài báo cáo chuyên đề của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Ngô
Anh Lưu
- 2 -
Chuyªn ®Ò thùc tËp Tr êng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................1
PHẦN I..........................................................................................................4
CÔNG TY CP ĐầU TƯ & XÂY DựNG NAM DƯƠNG- MộT Số KếT
QUả ĐạT ĐƯợc trong HOạT Động SảN XUấT KINH DOANH Và Kế
HOạCH PHáT TRIểN ĐếN NĂM 2010.......................................................4
I -BỘ MÁY QUẢN LÝ:...............................................................................4
1. Đặc điểm của bộ máy quản lý:..................................................................4
2. Tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý:...........................................................5
3. Các ngành kinh doanh chính:....................................................................5
I. Một số kết quả đạt được sau khi tiến hành cải tiến phương pháp quản lý
hàng tồn kho:.................................................................................................7
II: Phương hướng phấn đấu phát triển của công ty đến năm 2010:............11
PHẦN II......................................................................................................13
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHO NGUYÊN VẬT LIỆU-
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH....................................................................................13
I: Quản lý chất lượng trong công tác bảo quản là một yếu tố quan trọng cho
chất lượng sản phẩm, các yếu tố:...............................................................13
1.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu ở công ty:.......................................14
1.2 Thủ tục nhập kho đối với vật liệu mua ngoài :.....................................14
1.3 Thủ tục nhập kho đối với vật liệu tự gia công:...................................15
1.4. Thủ tục nhập kho đối với vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất nhưng
không dùng hết:...........................................................................................15
2. Thủ tục xuất nguyên vật liệu ở công ty:..................................................16
3. Các phương pháp quản lý hàng hoá xuất nhập:......................................19
II. Các hoạt động quản lý chất lượng trong công tác bảo quản:..................21
1. Một số vấn đề cơ bản về quản lý và kế toán nguyên vật liệu trong sản
xuất:.............................................................................................................21
1.1 Đặc điểm và vị trí của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh:.....21
- 3 -
Chuyªn ®Ò thùc tËp Tr êng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
1.2 Yêu cầu về quản lý và hạch toán nguyên vật liệu:................................22
1.3 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu:.................................................23
1.4 Phân loại nguyên vật liệu:.....................................................................23
2. Tài sản cố định và tính cần thiết phải hạch toán:....................................25
2.1 Tài sản cố định và đặc điểm của nó:.....................................................25
2.2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp xây dựng:. .29
2.2.1 Đặc điểm của TSCĐ:.........................................................................29
2.2.2 Yêu cầu của việc quản lý TSCĐ:.......................................................30
2.2.3 Phân loại TSCĐ:.................................................................................31
2.2.4 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:...........................................36
2.2.5 Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng:...........................................36
3: Một số bảng mẫu phục vụ công tác quản lý của bộ phận kho:...............37
II. Đánh giá tình hình hoạt động quản lý:...................................................54
1. Những ưu điểm và thành quả đạt được:..................................................54
2. Những khó khăn và hạn chế:...................................................................55
PHầN III......................................................................................................58
Một số GiảI pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kho hàng......58
1.Hoàn thiện phương pháp sử dụng hệ thống kanban giúp vận hành tốt hệ
thống quản lý kho tàng:...............................................................................58
2. Giải pháp hoạch định nhu cầu nguyên liệu:............................................60
KẾT LUẬN.................................................................................................65
- 4 -