Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ

BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Quốc Bình
Th.S. Lê Phương Thúy
CN. Nguyễn Xuân Linh
Nhóm sinh viên A3:

Nguyễn Cao Cường - NT
Trần Thị Hồng Nhung
Lê Thị Hồng Phượng
Tạ Thị Nguyệt
Nguyễn Văn Cường
Nguyễn Hồng Sơn
Lê Quang Huy
Trần Đức Việt
Chu Thị Kim Cúc

Hà Nội – 9/2012


MỤC LỤC
Lời mở đầu…………………………………………………..………………………...3
Chương 1: Tổng quan về bản đồ địa chính và phương pháp toàn đạc…………....4
1.1.

Tổng quan về bản đồ địa chính………………………………………………………4



1.2.

Phương pháp toàn đạc………………………………………………………………..8
Chương 2: Quy trình đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính…………………….....11

2.1.

Giới thiệu về khu vực đo vẽ………………………………………………………....12

2.2.

Công tác ngoại nghiệp……………………………………………………………….15

2.2.1. Thiết kế lưới khống chế…………………………………………………………
2.2.2. Đo chi tiết………………………………………………………………………...
2.3.

Công tác nội nghiệp…………………………………………………………………20

2.3.1. Bình sai lưới khống chế đo vẽ…………………………………………………..........20
2.3.2. Xử lý kết quả đo chi tiết……………………………………………………………...26
2.3.3. Biên tập, biên vẽ bản đồ địa chính bằng Microstation và Famis………………. …..27
2.4.

Những khó khăn, hạn chế trong quá trình đo vẽ và kinh nghiệm đạt được.........29
Kết luận và kiến nghị……………………………………………………………….30
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………......31

2



LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia. Ở Việt nam những vấn
đề về đất đai và quản lý đất đai đã được đưa vào Hiến pháp và hệ thống pháp luật. Ngành
Địa chính có chức năng chủ yếu là quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ, trong đó
đo đạc thành lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hiện nay của ngành. Công tác quản lý đất đai chỉ được thực hiện có hiệu quả khi hệ
thống hồ sơ địa chính, trong đó bản đồ địa chính và hồ sơ kỹ thuật thửa đất là một trong
những tài liệu quan trọng, được thành lập đầy đủ, chính xác.
Quá trình quản lý và sử dụng đất đai đang đặt ra yêu cầu hiện đại hoá, ứng dụng thành tựu
khoa học công nghệ tiên tiến để nhanh chóng xây dựng được cơ sở dữ liệu đất đai thống
nhất trong toàn quốc.
Công nghệ bản đồ số là một trong những công nghệ tiên tiến hiện nay đang được áp dụng
rộng rãi trong đo vẽ thành lập bản đồ địa chính và lập hồ sơ địa chính cho phép tự động
hoá các quá trình thu thập thông tin thực địa, lưu trữ, quản lý và khai thác thông tin . Công
nghệ thành lập bản đồ số địa chính có thể thực hiện chủ yếu bằng các phương pháp sau:
- Thành lập bản đồ số từ các số liệu đo trực tiếp ngoài thực địa bằng máy toàn đạc điện tử
(phương pháp toàn đạc) sử dụng các phần mềm vẽ bản đồ tương ứng.
- Thành lập bản đồ số từ số liệu đo vẽ ảnh hàng không bằng các máy vẽ (quang cơ, toàn
năng, và kỹ thuật ảnh số) và phần mềm tương ứng.
- Phương pháp kết hợp sử dụng ảnh hàng không với việc điều vẽ và đo vẽ bổ sung thực
địa.
- Số hoá, biên tập kết hợp đo vẽ bổ sung các bản đồ địa hình cùng tỷ lệ.
Hiện nay tại các khu xây dựng và khu dân cư phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa
sử dụng máy toàn đạc điện tử là phương pháp chủ yếu được sử dụng để đo vẽ thành lập
bản đồ. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và tầm quan trọng của việc thành lập bản đồ địa
chính, bộ môn công nghệ khoa Địa lý- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tổ chức đợt
thực tập đo vẽ bản đồ Địa chính tại khu vực trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Đại học Khoa học Tự nhiên và khu vực Cánh đồng Cày Máy tại địa bàn Trung Văn cho


3


toàn bộ sinh viên theo học nghành Địa Chính dưới sự chỉ đạo của PGS.TS Trần Quốc Bình
cùng với sự trực tiếp hướng dẫn của Th.S Lê Phương Thúy – CN. Nguyễn Xuân Linh.
Đợt thực tập này không những giúp sinh viên có cái nhìn thực tế về môn học mà còn
là cơ hội để sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc sau khi ra trường.

Mục đích:
- Củng cố lại những kiến thức đo đạc đại cương.
- Hệ thống lại những kiến thức của môn học “Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương
pháp toàn đạc”
- Cách sử dụng máy toàn đạc điện tử trong đo vẽ thực địa.
- Tìm hiểu các phương án kĩ thuật trong việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính dạng
số.
- Sử dụng phần mềm Microstation để biên tập, biên vẽ bản đồ theo qui chuẩn thành lập
bản đồ Địa chính của Bộ Tài Nguyên Môi Trường qui định.

Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát thực địa, tìm hiểu về khu vực nghiên cứu, thu thập tài liệu và thiết kế lưới
khống chế khu vực đo vẽ.
- Sử dụng máy toàn đạc điện tử Set để đo vẽ ngoài thực địa.
- Sử dụng các phần mềm chuyên ngành: GeoNet, Microstation để xử lý số liệu, biên
tập, biên vẽ và thành lập bản đồ.

Kết quả đạt được:
- Bản đồ địa chính khu vực trường Đại học Khoa học Tự nhiên (tỉ lệ 1/500).
- Bản đồ địa chính khu vực cánh đồng Cày Máy xã Trung Văn (tỉ lệ 1/500).
-


Bản Báo cáo thực tập đo vẽ.

- Thuyết trình báo cáo.

4


CHƯƠNG 1. BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THÀNH
LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
1.1. KHÁI NIỆM:

1.1. 1. Khái niệm chung về bản đồ:
Theo khái niệm chung, bản đồ là hình ảnh thu nhỏ hiện trạng của một phần bề mặt tự
nhiên Trái đất và có ba tính chất cơ bản là: được xác định về mặt toán học, có hệ thống kí
hiệu qui ước và tính khái quát hóa. Hệ thống bản đồ gồm: bản đồ Địa lý chung và bản đồ
chuyên đề.

1.1.2. Khái niệm bản đồ địa chính:
Bản đồ địa chính dạng số hoặc dạng tương tự là bản đồ chuyên đề phục vụ cho công tác
quản lý nhà nước về đất đai. Bản đồ địa chính biểu thị hệ thống các thửa đất của từng chủ sử
dụng và các yếu tố nội dung thuộc tính khác được quy định cụ thể theo quy định của quy
phạm kĩ thuật, pháp luật và theo yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai. Bản đồ địa chính được
lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Trong quy phạm, phân biệt các thể loại bản đồ địa chính như sau:
Bản đồ địa chính cơ sở: là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ theo công nghệ ảnh
hàng không hay đo vẽ trực tiếp bằng phương pháp toàn đạc. Chỉ thể hiện những lô và thửa
đất rõ nét ở thực địa, có tính ổn định lâu dài. Phạm vi đo vẽ là kín khu đo, kín mảnh bản đồ.
Mục đích sử dụng của bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ sở để đo vẽ bổ sung, biên tập bản
đồ địa chính.

Bản đồ địa chính: là tài liệu được biên tập, biên vẽ trên cơ sở đo vẽ bổ sung dựa vào bản
đồ địa chính cơ sở, được giới hạn trong phạm vi đường địa giới hành chính cấp xã, phường,
thị trấn (cấp xã); được đo vẽ chi tiết đến từng thửa đất của mỗi chủ sử dụng đất theo đúng hồ
sơ quản lý đất đai của cấp xã. Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng nhất trong bộ hồ sơ địa
chính.
Mảnh bản trích đo (gọi chung là mảnh hoặc bản trích đo): là tên gọi cho bản vẽ có tỷ lệ
lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính , trên đó thể hiện chi tiết

5


từng thửa đất trong các ô thửa có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện các chi tiết theo yêu cầu
quản lý đất đai.
Thửa đất: là phạm vi giới hạn trong một đường bao khép kín thuộc quyền sử dụng của
của một chủ sử dụng xác định. Trên thửa đất phải thể hiện được 3 thông tin:
- Số hiệu thửa đất.
- Loại đất: mục đích sử dụng.
- Diện tích thửa đất (m2).

1.1.3. Nội dung của bản đồ địa chính:
1.1.3.1. Nội dung cơ sở địa lý:
1.1.3.1.1. Cơ sở toán học:
a. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ:
Bản đồ địa chính thành lập trong phạm vi địa giới hành chính cấp xã phải nằm trong hệ
quy chiếu quốc gia và hệ tọa độ thống nhất của toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(cấp tỉnh). Cơ sở trắc địa của lưới tọa độ địa chính phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính là lưới tọa
độ và độ cao nhà nước hiện hành trong hệ tọa độ VN-2000.
Những đặc trưng cơ bản của hệ tọa độ nhà nước VN-2000 bao gồm:
- Mặt toán học là mặt Ellipsoid WGS-84 (World Geodetic System) có các tham số
kích thước:

+ Bán trục lớn: a=6378137m
+ Bán trục nhỏ: b=6356752.31425m
+ Độ dẹt cực: 1/f=298.257223563
- Phép chiếu bản đồ là phép chiếu UTM (Universar Traverse Mecator) với múi
chiếu 30.
Hệ tọa độ phẳng thiếu lập theo múi chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM với sai số
biến dạng chiều dài tại kinh tuyến giữa múi 30 là 0.9999 tăng dần về hai phía biên múi
đến 1.0 tại hai kinh tuyến cát tuyến và đến khoảng 1.0001 ở biên múi 30.
- Kinh tuyến giữa múi (còn gọi là kinh tuyến trung ương-KTTƯ) được nhà nước quy
định thống nhất cho từng tỉnh nhằm hạn chế tối đa sai số do ảnh hưởng của biến
dạng chiều dài trong lưới chiếu bản đồ.
- Khối Ellipsoid WGS – 84 được định vị phù hợp với lãnh thỗ Việt Nam.

6


Điểm gốc N00 đặt trong khuôn viên Viện nghiên cứu địa chính, đường Hoàng Quốc
Việt, Hà Nội. Các số liệu gốc quốc gia được thiết lập trên cơ sở bình sai tổng thể lưới
tọa độ quốc gia cấp “0” và lưới tọa độ hạng I, II toàn quốc.
b. Tỷ lệ của bản đồ địa chính đo vẽ bằng phương pháp toàn đạc:
Bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn nhưng tùy theo giá trị kinh tế của thửa đất và mức độ khó
khăn trong đo vẽ để chọn tỷ lệ bản đồ cho phù hợp:
- Tỷ lệ 1:200, 1:500 đối với đất thành phố, đô thị (thành phố, thị trấn, thị xã).
- Tỷ lệ 1:1000 đối với đất thổ cư nông thôn.
- Tỷ lệ 1:2000, 1:5000 đối với đất nông nghiệp và các loại đất khác.
c. Phương pháp chia mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa chính.
Bản đồ địa chính các tỷ lệ thực hiện trên bản vẽ hình vuông.
- Bản đồ tỷ lệ 1:5000: trên khu đo (tỉnh, thành phố) căn cứ vào đường xích đạo là
đường nằm ngang và kinh tuyến giữa múi đã được quy định. Dựng các ô vuông
có kích thước 3km x 3km (trên thực địa) thu nhỏ tỷ lệ 1:5000 trên giấy là 60cm x

60cm, diện tích là 9km2 = 900ha. Số hiệu mỗi tờ bản đồ gồm 6 con số, 3 số đầu
là số km của tọa độ X, 3 số tiếp theo là số km của tọa độ Y, ví dụ: 309497 (lưu ý:
số km là số đính phía trên, bên trái của ô vuông).
- Bản đồ tỷ lệ 1:2000: chia tờ bản đồ 1:5000 ra làm 9 phần (9 ô vuông), đánh số thứ
tự từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Kích thước tờ
bản đồ 1:2000 trên thực địa là 1km x 1km, trên giấy là 50cm x 50cm, diện tích là
1km2 = 100ha. Số hiệu mảnh bao gồm số hiệu mảnh bản đồ 1:5000, gạch nối “-”
và số thứ tự mảnh 1:2000. Ví dụ 309497-5. Sử dụng mảnh bản đồ 1:2000 làm cơ
sở chia và đánh số hiệu mảnh bản tỷ lệ 1:1000, 1:500, 1:200.
- Bản đồ tỷ lệ 1:1000: chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 4 mảnh tỷ lệ 1:1000 có kích
thước thực tế 500m x 500m, diện tích là 25ha và kích thước của tờ bản đồ là 50 x
50cm. Đánh số các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bằng chữ cái thường a, b, c, d từ
trái sang phải, từ trên xuống dưới.Số hiệu mảnh bản đồ gồm số hiệu mảnh bản đồ
1:2000, gạch nối “-” và chữ cái tương ứng. Ví dụ 309497-5-a.
- Bản đồ tỷ lệ 1:500: chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 16 mảnh bản đồ 1:500. Đánh
số từ từ 1 đến 16, có kích thước thực tế là 250x250m, diện tích là 6.25 ha và

7


kích thước của tờ bản đồ là 50x50cm. Số hiệu mảnh bản đồ 1:500 gồm số hiệu
mảnh bản đồ 1:2000, gạch nối “-” và số thứ tự từ 1 đến 16. Ví dụ 309497-5-1.
- Bản đồ tỷ lệ 1:200: chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 mảnh tỷ lệ 1:200 có kích
thước thực tế 100x100m, diện tích là 1ha và kích thước của mảnh bản đồ là
50x50cm. Đánh số các mảnh bản đồ 1:200 từ 1 đến 100 từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ 1:2000,
gạch nối “(-)”, số thứ tự mảnh bản đồ 1:200(từ 1 đến 100). Ví dụ 309497-5-(10).
Lưu ý:
- Số hiệu tờ bản đồ địa chính ngoài cách đánh số hiệu như trên còn có thể mang tên là
địa danh của đơn vị hành chính có diện tích lớn nhất trên tờ bản đồ.

- Kích thước của tờ bản đồ địa chính thường mở rộng từ 10 đến 20cm do yêu cầu đo vẽ
trùng giữa tờ nọ với tờ kia ở các vùng biên.

d. Độ chính xác của bản đồ địa chính:
- Sai số trung phương vị trí điểm ranh thửa, điểm góc thửa so với điểm khống chế
đo vẽ cấp cuối cùng (đường chuyền kinh vĩ cấp 2) không vượt quá 0.4mm x
mẫu số tỷ lệ bản đồ. Đối với điểm không rõ nét, sai số này không vượt quá
0.7mm x mẫu số tỷ lệ bản đồ.
-

Sai số trung phương chiều dài cạnh thửa đất không vượt quá 0.4mm x mẫu số tỷ lệ bản
đồ. Khi đo kiểm tra thì chênh lệch giữa kết quả đo với số liệu trên bản đồ (tính theo
tọa độ điểm ranh thửa) không được vượt quá 0.4mm x mẫu số tỷ lệ bản đồ. Chênh
lệch lớn nhất không vượt quá 0.8mm x mẫu số tỷ lệ bản đồ nhưng với số lượng không
quá 5% tổng số cạnh đo kiểm tra.

1.1.3.1.2. Các yếu tố nền:
-

Các điểm của lưới khống chế tọa độ và độ cao nhà nước, các điểm địa giới
hành chính các cấp, các điểm mắt lưới tọa độ x, y.

-

Đường ranh giới hành chính các cấp (bao gồm: biên giới quốc gia, ranh giới tỉnh,
huyện, xã) phù hợp với bản đồ địa giới hành chính của nhà nước.

-

Các yếu tố giao thông, thủy hệ.


8


-

Các điểm địa vật quan trọng (điểm di tích, Ủy ban nhân dân, trạm y tế, điểm du lịch,
…).

-

Dáng đất biểu thị bằng các đường đồng mức cái (năm đường với khoảng cao đều h
thì biểu thị bằng một đường) hay là các điểm độ cao ( 4 điểm trên một ô vuông 10 x10
cm).

1.1.3.2. Nội dung chuyên đề địa chính:
-

Thể hiện ranh giới các thửa đất, thửa đất trên bản đồ địa chính được biểu thị bằng các
đường liền nét, khép kín, trên thửa đất thể hiện 3 thông tin về thửa, đó là: loại đất
(mục đích sử dụng), số hiệu thửa, diện tích (m2).

-

Các công trình trên đất được biểu thị bằng các đường nét đứt, trên đó có ghi các thông
tin về loại đối tượng như nhà (loại nhà, số tầng, bể nước…).

-

Các ghi chú về đơn vị hành chính, địa danh và chú giải bao gồm:

+ Tên xã, huyện, tỉnh được thể hiện trên bản đồ.
+ Số hiệu tờ bản đồ (theo nguyên tắc chia mảnh, đánh số mảnh hoặc lấy theo
tên đơn vị hành chính chiếm diện tích lớn nhất trên tờ bản đồ).

-

Nội dung pháp lý bao gồm:
+ Chữ ký người biên vẽ, người kiểm tra và cán bộ địa chính xã.
+ Chữ ký xác nhận và dấu xác nhận của UBND cấp xã.
+ Chữ ký duyệt và dấu của cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh.

→ Điểm đặc biệt của Bản Đồ Địa Chính phân biệt với các loại bản đồ khác:
-

Bản đồ Địa Chính là bản đồ hình vuông.

-

Mỗi tỉnh có một kinh tuyến giữa do Nhà nước qui định.

1.1.4. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.
- Căn cứ vào luật đất đai công bố vào ngày 20/7/1993.
- Căn cứ vào luật sửa đổi bổ sung một số điều luật của LĐĐ công bố vào ngày
11/12/1998.
- Căn cứ vào nghị định 34/CP ngày 23/4/1994 của chính phủ qui định chức năng, nhiệm
vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng Cục Địa Chính.
- Căn cứ vào LĐĐ ngày 26/11/2003.

9



- Căn cứ vào nghị định số 181/2004NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành
LĐĐ.
- Nghị đinh 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007.
- Căn cứ vào nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính Phủ qui định
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Nguyên Môi Trường.

1.1.5. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA CỦA VIỆC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA
CHÍNH.
-

Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng nhất, là cơ sở để thành lập hồ sơ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết các tranh chấp về đất đai.

-

Thể hiện hiện trạng và biến động của địa giới hành chính các cấp.

-

Thể hiện hiện trạng và biến động các loại đất trong phạm vi địa giới hành chính
của các cấp.

-

Làm cơ sở để tổng kiểm kê quĩ đất, lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

-

Làm cơ sở đánh giá và định giá đất.


- Phục vụ khảo sát, thiết kế, thi công các công trình liên quan đến đất trong các lĩnh
vực phát triển kinh tế - xã hội

1. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.
- Phương pháp toàn đạc đo vẽ thành lập bản đồ địa chính: đo vẽ trực tiếp trên thực
địa bằng máy SET - toàn đạc điện tử, khi đo vẽ tỷ lệ lớn 1:200, 1:500, 1:1000 và
1:2000 chủ yếu là ở đô thị, đất thổ cư nông thôn và khu xây dựng.
- Phương pháp ảnh hàng không: sử dụng ảnh chụp từ máy bay và các thiết bị, máy
móc đo vẽ ảnh để lập bản đồ, áp dụng ở vùng quang đãng, để lập bản đồ từ tỷ lệ
1:2000 đến 1:25000.
- Phương pháp biên tập, biên vẽ trên cơ sở đo vẽ bổ sung các nội dung bản đồ địa
chính, sử dụng bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. Phương pháp này áp dụng khi thành lập
bản đồ địa chính tỷ lệ 1:25000 và nhỏ hơn phục vụ quản lý đất lâm nghiệp hay là
kiểm kê quĩ đất.

Với mục đích thành lập bản đồ với tỷ lệ 1:500, trong đợt thực tập sinh viên sử
dụng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa bằng máy toàn đạc điện tử.
10


1.2.1. PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC:
1.2.1.1. Khái niệm:
Toàn đạc là phương pháp thành lập bản đồ địa chính dựa trên việc đo vẽ trực tiếp trên
thực địa bằng máy SET – toàn đạc điện tử (Electronic Total Station) khi đo vẽ thành lập bản
đồ địa chính tỷ lệ lớn 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, chủ yếu ở khu vực đô thị, đất thổ cư
nông thôn và khu xây dựng.
1.2.1.2 . Giới thiệu về máy toàn đạc điện tử SET - Sokkia:
1.2.1.2.1. Cấu tạo:
Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử Sokkia gồm có: tay cầm, ống kính, trục quay của ống

kính, vành độ đứng, giá đỡ, ống thăng bằng dài, tròn, vành độ ngang, đế máy, ốc cân, bộ
phận chiếu điểm, bộ phận lưu trữ dữ liệu…Theo chức năng có thể chia ra làm bốn bộ phận
chính sau đây:
- Bộ phận ngắm là ống kính. Nó chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng nhờ trục
quay đặt trên giá đỡ.
- Bộ phận hiển thị kết quả đo gồm 2 màn hình hiển thị kết quả giống nhau ở mặt
trước và mặt sau của máy, kèm theo với màn hình là bàn phím điều khiển.
- Bộ phận chiếu điểm và cân bằng máy bao gồm: ống thăng bằng dài, tròn, ốc cân và
ống kính dọi tâm.
- Bộ phận lưu trữ dữ liệu đo.

11


Ngoài bốn bộ phận chính trên, máy toàn đạc điện tử còn có ốc hãm và các ốc vi động.
Chúng có tác dụng khống chế chuyển động của vành độ, vành độ ngang và vi chỉnh dây chữ
thập khi đo ngắm.
1.2.1.2.2. Chức năng:
Máy SET có chức năng đo trực tiếp và hiển thị kết quả 3 đại lượng sau:
- Đo góc nằm ngang: Góc ngang là góc hợp bởi hình chiếu của tia ngắm tới mặt
phẳng nằm ngang.
- Đo góc nghiêng (góc đứng) bằng bàn độ đứng.
- Đo khoảng cách nghiêng.
Các đại lượng đo khác như: chênh cao, khoảng cách ngang, offset (ofS)…là các đại lượng
đo gián tiếp, thực chất đó chỉ là hàm của 3 trị đo trực tiếp ở trên đã được máy tính toán và
hiển thị trên màn hình đọc số.
1.2.1.2.3. Các thao tác bắt đầu làm việc với máy SET ngoài thực địa:
Máy toàn đạc điện tử có độ chính xác cao nên các thao tác định tâm và cân bằng máy đòi
hỏi phải có độ chính xác theo yêu cầu kĩ thuật, để tiện cho việc nghiên cứu có thể chia việc
định tâm và cân bằng máy thành 3 giai đoạn:

1, Định tâm và cân bằng máy sơ bộ: Mở ốc hãm chân máy và điều chỉnh giá 3 chân
vừa tầm ngực của người đo, cố định ốc hãm. Đặt giá 3 chân tại điểm trạm máy sao cho 3
chân máy tương đối tạo thành hình tam giác đều, tâm của tam giác tương đối trùng vào
điểm trạm máy và để mặt trên của giá 3 chân tương đối nằm ngang, cố định vị trí 3 chân
máy xuống đất. Mở hộp đựng máy, một tay cầm máy, tay kia giữ giá 3 chân và đặt máy
lên giá, vặn chặt ốc hãm giữa máy với chân máy, kiểm tra 3 ốc cân đưa về vị trí cân bằng.
Nhìn vào ống kính dọi tâm và di chuyển chân máy sao cho nhìn thấy tâm điểm nằm trong
vòng tròn dọi tâm là được. Nhìn vào bọt nước tròn và điều chỉnh cao thấp của các chân
máy để đưa bọt nước vào vòng tròn tâm, kiểm tra lại tâm điểm.
2, Định tâm và cân máy chính xác: Nhìn vào ống thăng bằng dài, dùng 3 ốc cân máy
vi chỉnh để bọt nước dài vào chính giữa. Kiểm tra lại tâm điểm, nếu tâm điểm lệch một
chút thì mở ốc hãm giữa máy và giá 3 chân và dịch chuyển máy để tâm của ống kính dọi

12


tâm trùng với tâm điểm trạm máy. Kết quả thu được là: trục đứng của máy trùng với tâm
điểm trạm, máy được đặt trên mặt phẳng nằm ngang.
3, Cân bằng điện tử: lắp pin và khởi động máy, trong màn hình MEAS bấm phím
FUNCT để hiện ra nút TILT, bấm nút TILT (F2), điều chỉnh các ốc cân để cho các giá trị
x,y càng nhỏ càng tốt (độ lệch dưới 10’’). Bấm ESC để quay về màn hình MEAS.

13


CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH ĐO VẼ VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Quy trình đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc:
Thu thập tài liệu, khảo sát khu đo
Thiết kế kỹ thuật, lập luận chung

kinh tế kỹ thuật
Chuẩn bị máy móc, đánh dấu chôn
mốc
Đo và bình sai lưới khống chế đo vẽ

Đo vẽ chi tiết
Nhập và xử lý số liệu, biên vẽ bản đồ
Đối soát thực địa, chỉnh sửa các yếu
tố nội dung
Biên tập bản đồ
Lập hồ sơ kỹ thuật của thửa đất
In ấn, giao nộp

14


2.1. GIỚI THIỆU KHU ĐO.
2.1.1. Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên.
-

Vị trí: trường Đại học Khoa học Tự Nhiên số 334 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà
Nội, tiếp giáp với trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, xung quanh là khu
dân cư đô thị mật độ tương đối cao.

-

Địa điểm: mục đích sử dụng của khu đất là đất cơ sở giáo dục – DGD. Thửa đất này
thuộc diện đất được Nhà nước giao không thu tiền. Trên thửa đất có rất nhiều công
trình xây dựng và địa vật như dãy phòng học, bồn cây, khuôn viên, tường rào…và bản
đồ địa chính phải thể hiện được chính xác các yếu tố này.


-

Ảnh chụp vệ tinh khu trường:

-

Những thuận lợi và khó khăn khi đo vẽ:

15


Thuận lợi:
+ Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho cân bằng máy và đi mia.
+ Khu vực đo không quá rộng nên dễ dàng cho việc liên lạc giữa người đứng máy, đi
mia, vẽ sơ đồ và ghi sổ.
Khó khăn:
+ Các công trình phân bố khá phức tạp, nhiều cây cối ảnh hưởng đến công tác đo vẽ.
Nhiễu chỗ khuất sâu trong ngõ ngách nên phải bắn nhiều cọc phụ, nhiều điểm phải
tiến hành đo trực tiếp bằng thước dây làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
+ Các điểm đo đều vướng người và xe cộ đi lại nên phải khá thận trọng trong việc
bảo vệ máy, tránh bị lệch khỏi trạng thái cân bằng.
+ Thời tiết nắng mưa thất thường cũng làm cản trở cho công tác đo đạc.
2.1.2. Cánh đồng Cày Máy – Trung Văn:
-

Vị trí: Cánh đồng Cày Máy thuộc địa phận xã Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội.
Giáp với ngã tư giao nhau giữa đường Trung Văn và đường Lê Văn Lương kéo dài.

-


Ảnh chụp google maps khu vực cánh đồng Cày Máy:

16


-

Đặc điểm: đất ở đây là loại đất bằng trồng cây hằng năm khác – BHK, gồm nhiều
thửa đất có ô thửa rõ ràng. Hiện nay khu đất đang chịu ảnh hưởng của đô thị hóa nên
rất nhiều thửa bị bỏ hoang.

-

Thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi:
+ Cánh đồng Cày Máy tương đối bằng phẳng nên việc đặt máy toàn đạc nhìn chung
cũng thuận lợi.
+ Các thửa đất rất vuông vắn nên thuận lợi cho việc đo đạc, vẽ sơ đồ phác thảo cũng
rất dễ dàng.
+ Khu vực đo vẽ rất thông thoáng cho nên tầm nhìn của máy toàn đạc rất rộng, ít
phải bắn điểm cọc phụ nên thời gian đo đạc rất nhanh.
Khó khăn:
+ Nền đất khá mềm nên việc đặt máy và cân bằng máy gặp đôi chút khó khăn.
+ Trên toàn bộ khu đo chỉ đặt máy tại một điểm trạm duy nhất nên sự liên lạc, thống
nhất giữa người đo, người đi gương, người vẽ sơ họa và người ghi sổ rất khó khăn.
+ Trên các thửa đất trồng chủ yếu là cây rau muống rất dễ bị dập nát nên trong quá
trình đo cần chú ý không làm tổn hại đến cây trồng của người dân.

2.2. CÔNG TÁC NGOẠI NGHIỆP.

2.2.1. Thiết kế lưới khống chế đo vẽ:
2.2.1.1. Khái niệm:
-

Lưới khống chế đo vẽ là hệ thống các điểm tọa độ (mặt bằng) và độ cao, thông
thường các điểm này đủ để đảm bảo đo vẽ chi tiết.

-

Tại khu thực tập trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học
Khoa học tự nhiên, lưới khống chế được thiết kế gồm 8 điểm trong đó có 3 điểm thuộc
trường khoa học xã hội và nhân văn, 3 điểm thuộc trường đại học khoa học tự nhiên,
và 2 điểm chung cho cả 2 trường.

-

Tại khu vực cánh đồng Cày Máy chỉ có 2 điểm trạm máy, một điểm khống chế đo vẽ
của bộ tài nguyên môi trường gọi là điểm số 5000, điểm còn lại được bắn cọc phụ từ
điểm 5000 là điểm 5001.

17


2.2.1.2. Nguyên tắc thiết kế lưới:
-

Các điểm khống chế phải bao quát toàn bộ khu đo, vị trí dễ quan sát và xung quanh
phải tương đối thoáng.

-


Từ một điểm khống chế phải nhìn thấy ít nhất là 2 điểm khống chế khác ở 2 bên.

-

Các điểm khống chế phải được tiến hành đo đạc, tính toán, bình sai và vẽ với độ
chính xác cao.

Để đảm bảo độ chính xác thì lưới đường chuyền phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật sau:
STT

Các yếu tố của lưới đường chuyền kinh vĩ 2

Chỉ tiêu kĩ thuật

1

Chiều dài lớn nhất của đường chuyền đơn Smax

300 m

2

Sai số trung phương đo góc mβ

15”

3

Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai


≤ 0.015m

4

Sai số khép tương đối giới hạn đường chuyền

≤ 1/2500

5

Sai số giới hạn khép góc đường chuyền fβ

2mβ√n

2.2.1.3. Đo lưới khống chế:
Đo lưới khống chế bằng máy toàn đạc với các thông số phải đo như sau:
-

Chiều dài cạnh đường chuyền.

-

Góc bằng giữa 2 cạnh đường chuyền.

-

Đo chênh cao giữa các điểm đường chuyền.

a) Nửa lần đo thuận kính: Tại mỗi một trạm đo, sau khi định tâm và cân bằng máy

xong, phải tiến hành khai báo các thông số trạm đo như: số hiệu trạm máy, cao máy.
-

Ngắm vào vị trí thấp nhất của gương (thường là chân gương) tại điểm khởi đầu, khóa
vành độ đứng, vành độ ngang, dùng ốc vi động để vi chỉnh tâm dây chữ thập vào
chính giữa chân gương.

-

Từ màn hình đo MEAS bấm nút Func sao cho trên màn hình hiện ra phím 0 SET.

-

Bấm 0SET (F3) 2 lần để quy 0, góc HAR sẽ trở thành 00o00’00”.

18


-

Mở khóa vành độ ngang và đứng, ngắm vào chính giữa mặt gương đặt tại điểm khởi
đầu.

-

Trên trang 3 của màn hình MEAS, vào chức năng DIST DATA.

-

Bấm nút F1 để đo khoảng cách, chờ máy kêu tit tit 2 lần thì nhấn vào F4 (stop), bạn

sẽ quay về màn hình đo đạc MEAS.

-

Bấm phím F2 (SHV) để chuyển sang chế độ hiển thị khoảng cách ngang (H) và
chênh cao (V).

-

Ghi khoảng cách ngang (H) và chênh cao (V).

-

Để quay về màn hình đo góc bấm F2 (SHV).

-

Quay máy theo chiều thuận kim đồng hồ về điểm thứ 2 (điểm cần đo), ngắm vào
chân gương đọc góc ngang rồi ngắm lên tâm gương đọc số chiều dài và chênh cao.

b)

Nửa lần đo đảo kính:

-

Đảo ống kính, quay máy ngược chiều kim đồng hồ ngắm về chân gương điểm cần
đo, đọc giá trị góc ngang rồi ngắm lên tâm gương và đọc giá trị chiều dài cạnh.

-


Quay máy ngược chiều kim đồng hồ ngắm về chân gương điểm khởi đầu đọc giá trị
góc ngang, ngắm lên tâm gương và đọc chiều dài cạnh khởi đầu.
Như vậy trong mỗi một lần đo, điểm khởi đầu đều được ngắm và đọc số 2 lần.
Hai số đọc này chênh nhau một đại lượng được gọi là sai số quy 0 và nó được quy
định theo từng loại máy. Đồng thời giữa số đo góc bằng ở 2 lần đo cũng chênh nhau
1800, nếu khác sẽ tồn tại sai số 2c = Trái- (phải-1800). Trị số này cũng được quy định
theo từng máy.
Đến đây kết thúc một lần đo, để đảm bảo độ chính xác phải đo nhiều lần tại mỗi
trạm. Đối với các trạm đo khác thao tác tương tự, kết qủa được ghi vào sổ đo.

2.2.2. Đo chi tiết:
2.2.2.1. Khái niệm:
-

Đo vẽ chi tiết nhằm xác định ranh giới của các thửa đất, các điểm góc thửa, các công
trình xây dựng trên thửa đất, hệ thống giao thông, thủy văn, các điểm đặc trưng…

-

Đo vẽ chi tiết được thực hiện sau khi đã có mạng lưới khống chế. Điểm chi tiết là
những điểm biểu diễn đặc trưng đường biên địa vật, ranh giới phân vùng đất đai, dân
cư, đồng thời còn là những điểm đặc trưng cao thấp của địa hình.

19


-

Để đo chi tiết, trên mỗi trạm đo dùng các điểm khống chế đã được đánh dấu, chôn

mốc (lưới này tương đương lưới đường chuyền kinh vĩ cấp 2).

-

Với điều kiện tự nhiên của khu đo (trường Khoa học Tự Nhiên, cánh đồng Cày Máy)
thì phương pháp đo vẽ chi tiết được sử dụng là phương pháp tọa độ cực.

2.2.2.2. Sử dụng máy toàn đạc điện tử SOKKIA để đo và ghi kết quả:
-

Sau khi cân bằng máy xong, cần phải chọn job để lưu trữ kết quả đo chi tiết, máy toàn
đạc SOKKIA có tất cả là 10 job, tiến hành đổi tên job mình mong muốn.

-

Trên màn hình MEAS bấm phím FUNC cho đến khi hiện ra nút REC.

-

Bấm F4 (REC).

-

Chọn Stn data, bấm enter.

-

Đặt tên trạm (Pt.) và cao máy (Inst.h) theo cách sau:
+ Đưa con trỏ về vị trí cần sửa (ví dụ Inst.h).
+ Bấm F4 (Edit).

+ Đưa con trỏ về số cần sửa
+ Bấm phím FUNC chọn số cần thiết, bấm F1-F4 để nhập số đó vào.
+ Bấm enter

-

Sau khi chỉnh sửa xong các tham số bấm F1(OK) để ghi lại.

-

Quay về màn hình REC.

-

Chọn Dist data, bấm enter.

-

Ngắm về điểm khởi đầu để quy 0 (tương tự như quy 0 trong đo khống chế).

-

Ngắm lên mặt gương tại điểm khởi đầu, khóa các vành độ.

-

Bấm F2 (DIST), chờ máy kêu tit tit 2 lần thì bấm STOP (F4), đọc giá trị khoảng
cách cho người ghi sổ.

-


Nút REC xuất hiện trên màn hình, bấm REC (F4).

-

Chỉnh sửa tên điểm khởi đầu (Pt.) và cao gương (tgt.h).

-

Bấm enter để chấp nhận và quay về màn hình trước.

-

Bấm OK (F1) để lưu kết quả.

-

Mở các vành độ, ngắm vào mặt gương đặt tại điểm chi tiết và khóa các vành độ.

-

Sử dụng chức năng DITS để đổi tên điểm chi tiết và cao gương (nếu cần) tương tự
như đối với điểm khởi đầu.

20


-

Bấm F1 (OK) để ghi lại kết quả.


-

Tại mỗi một trạm máy, bắt đầu từ điểm chi tiết thứ 2 trở đi, thay vì sử dụng chế độ
DIST thì chúng ta sử dụng chế độ AUTO (F1), máy sẽ tự động nhảy tên điểm và kết
quả cũng được tự động lưu lại. Chế độ AUTO giúp cho thời gian đo đạc được rút
ngắn.

-

Trong thực tế có những khu vực do đặt máy tại các điểm khống chế không thể ngắm
tới các điểm chi tiết cần đo khác do bị che khuất nên ta phải bắn thêm cọc phụ để làm
điểm trạm máy (tại khu đo trường Đại học Khoa học Tự Nhiên phải bắn rất nhiều
điểm cọc phụ). Ngoài ra còn phải kết hợp với việc đo bằng thước dây.

2.2.2.3. Sơ đồ phác thảo khu vực đo vẽ:
-

Là sơ đồ thể hiện được hình dáng tương đối của các thửa đất và các công trình trên
đất, trên đó thể hiện được vị trí tương đối của các điểm chi tiết và các đặc điểm thuộc
tính của các công trình trên đất được đo vẽ.

-

Thể hiện được khoảng cách đo thiếu, đo thừa (kết quả đo bằng thước dây).

-

Người đi gương đặt gương tại điểm nào phải do người vẽ sơ đồ phác thảo chỉ định.


-

Người vẽ sơ đồ phải am hiểu về khu vực đo vẽ thông qua việc khảo sát thực địa.

2.2.2.4. Sổ đo chi tiết:
-

Là sổ ghi chú tất cả những tình huống, đặc điểm bất thường trong quá trình đo đạc
như: dựng cọc phụ, dựng thêm điểm, thay đổi cao gương…

-

Ghi điểm trạm, điểm quy 0, khoảng cách cạnh khởi đầu, cao máy.

-

Trong quá trình đo, nếu có bắn điểm cọc phụ thì ghi lại khoảng cách từ trạm máy tới
điểm cọc phụ. Có thay đổi về cao gương thì phải ghi giá trị cao gương. Những điểm
đo thiếu, đo thừa để dựng hình cũng phải ghi lại.

-

Người ghi sổ, người đo và người vẽ sơ đồ phải thường xuyên thống nhất với nhau về
số thứ tự điểm đo chi tiết.

2.3. CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP.
2.3.1. Bình sai lưới khống chế đo vẽ:
Lưới khống chế đo vẽ phải có độ chính xác cao vì thế sử dụng
phương pháp bình sai chặt chẽ bằng các phần mềm chuyên dụng. Trong


21


đợt thực tập này chúng ta sử dụng phần mềm GeoNet do PGS.TS.Trần Quốc Bình viết
năm 2004, đây là phần mềm chuyên dụng để bình sai lưới khống chế đo vẽ.

Hình 7: Kết quả đo lưới khống chế
Các sai số khi đo:
Trường Đại Học Khoa Học

Trường Đại Học Khoa Học

Tự Nhiên

Xã Hội & Nhân Văn

đo

i = 539059’0’’

i=54002’23’’

Theo lý thuyết

lt=(n-2) * 1800 = 5400

lt=(n-2) * 1800 = 5400

Sai số khép góc


f=i - lt = 60’’

f=i - lt = 2’23’’

Sai số chênh cao

fh=-0,0125mm

fh=8.5mm

Như vậy phải tiến hành bình sai để loại bỏ những sai số này.

22


-

Vào phần mềm GeoNet → New, để các tham số theo mặc định, nhấn OK, một cửa sổ mới
sẽ hiện ra.

-

Để nhập tọa độ, ta vào New Station, kích vào một vị trí bất kì, một hộp thoại xuất hiện
yêu cầu nhập tên trạm (hình 8).

Hình 8: Sử dụng GeoNet

-

Nhập tên trạm rồi nhấn OK, một hộp thoại mới xuất hiện yêu cầu nhập loại điểm và tọa độ

điểm khống chế, điểm 1 type là 3D, điểm 6 type là 2D, các điểm còn lại type là network.
Tọa độ, độ cao nhập ở dạng Plan map (NEH). Chỉ những điểm nào đã biết tọa độ hoặc độ
cao thì mới nhập, nếu không có thì cứ để như mặc định (hình 9

Hình 9: Nhập các thông số, số liệu cho các điểm trạm
-

Sau khi nhập các điểm trạm xong, chọn New Observation, kích chuột trái nối 2 điểm
khống chế với nhau. Nhập các giá trị Distance (khoảng cách), Hors.Angle (góc bằng),
Height Diff (chênh cao), nhấn ok (hình 10).

23


Hình 10: Nhập khoảng cách, góc bằng, chênh cao giữa các trạm

-

Sau khi nhập xong tất cả lưới khống chế, chúng ta tiến hành bình sai.

-

Vào Run → 2D adjust để bình sai lưới mặt bằng. Trong hộp thoại hiện ra đặt Maximal
number of iterations = 2, Terminate when coor.Corrections less than = 2 (hình 11).

Hình 11: Bình sai mặt bằng
-

Nhấn Start và máy tính sẽ hiện thị kết quả.


-

Vào chức năng Run → Height Adjust → trong hộp thoại hiện ra đặt các tham số tương tự
như bình sai mặt bằng → Start.

24


Hình 12: Kết quả bình sai lưới mặt bằng

25


×