Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Một số Bài tập tự luận Địa Lí 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.89 KB, 19 trang )

Câu 1:
Mục

Cơ cấu lao động (%)
Năm

Ngành
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ

1970

1980

1990

2000

81,6
6,4
12,0

72,1
15,6
12,3

60,0
21,4
18,6


50,0
24,0
26,0

Tỷ lệ đóng góp vào GDP (%)
200
1970 1980 1990
0
35,0
32,0
28,4 26,0
41,0
48,0
43,6 41,0
24,0
20,0
28,0 33,0

a) Vẽ 2 biểu đồ miền thể hiện về cơ cấu lao động và tỷ lệ đóng góp vào GDP
của các ngành kinh tế Trung Quốc
b) Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu lao động và tỷ lệ đóng góp vào GDP của
các ngành kinh tế ở Trung Quốc qua các năm và giải thích sự thay đổi đó.
Trả lời:
a) Vẽ 2 biểu đồ miền về cơ cấu lao động và tỉ lệ đóng góp của các ngành kinh tế
vào GDP Trung Quốc.
b) Nhận xét:
* Cơ cấu lao động:
+ Ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ lao động cao nhất từ 50%à 81,6%. Tuy
nhiên lại có xu hướng giảm mạnh, trong 30 năm từ 1970à 2000 giảm 31,6%.
Giảm nhanh nhất là giai đoạn 1980 - 1990; giảm 12,1%. Trung bình mỗi năm giảm

1,05%.
+ Ngành công nghiệp có tỷ lệ lao động thấp nhất từ 6,4% à 24%, đang có
xu hướng tăng mạnh. Từ 1970 à 2000 tăng 17,6%. Trung bình mỗi năm tăng
0,6%. Tăng nhanh nhất là giai đoạn 1970 à 1980 tăng 9,2%.
+ Ngành dịch vụ: có tỷ lệ lao động nhiều thứ 2 và có xu hướng tăng mạnh.
từ 1970 - 2000 tăng 14%, trung bình mỗi năm tăng 0,5%. Tăng nhanh nhất là giai
đoanh 1990 - 2000: tăng 7,4%.
*Tỉ lệ đóng góp của các ngành kinh tế vào GDP của Trung Quốc.
+ Ngành công nghiệp: đóng góp nhiều nhất vào GDP tuy nhiên chưa ổn
định.
+ Ngành dịch vụ: chiếm tỷ lệ nhỏ nhất vào năm 1970 vào có xu hướng tăng
nhanh vào năm 2000, đóng góp nhiều thứ 2 sau công nghiệp, do thiết bị, kết cấu hạ
tầng chưa đầy đủ. Việc đô thị hoá diễn ra chậm, gây khó khăn cho việc phát triển
dịch vụ.
Câu 2: Tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển (đơn vị: Tỉ USD)


Năm
Tổng nợ

1990
1310

1998
2465

2000
2498

2004

2724

a, Vẽ biểu đồ đường biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát
triển qua các năm.
b, Rút ra nhận xét.
Trả lời:
a. Vẽ biểu đồ
Vẽ biểu đồ đường.
b.Nhận xét:
- Tổng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển lớn và tăng theo các năm trong
giai đoạn 1990 - 2004.
- Giai đoạn 1990 - 1998 tăng rất nhanh từ 1310 lên 2465 tỉ USD, tăng gấp
1,9 lần.
- Giai đoạn 1998 - 2004 tăng chậm từ 2465 lên 2724 tỉ USD, gấp 1,1 lần.
Câu 3: Lập bảng trình bày về một số vấn đề môi trường toàn cầu:
Vấn đề
Nguyên nhân

Hậu quả

môi trường
Biến đổi khí - Hoạt động công - Gây hiệu ứng nhà
hậu
nghiệp và sinh hoạt kính, nhiệt độ Trái
thải CO2 vào khí Đất tăng lên.
quyển
- Mưa axít.
Ô nhiễm môi - Đưa chất thải - Ô nhiễm nguồn
trường nước công nghiệp
và nước ngọt gây thiếu

ngọt.
sinh hoạt
chưa nước sạch.
được xử lí vào - Ô nhiễm môi
sông, hồ, biển và trường biển.
đại dương.
Suy giảm đa - Con người khai - Mất đi nhiều loài
dạng sinh vật thác thiên nhiên sinh vật, gen di
quá mức.
truyền, nguồn thực
phẩm, thuốc chữa
bệnh, nguyên liệu
cho các ngành sản

Giải pháp
- Hạn chế thải khí CO2vào
khí quyển.
- Trồng rừng và bảo vệ
rừng.
- Xử lí chất thải trước khi
đổ trực tiếp vào môi
trường nước.
- Hạn chế lượng chất thải
vào môi trường nước.
- Bảo vệ sinh vật biển.
- Bảo vệ và mở rộng diện
tích rừng.
- Bảo vệ và gia tăng số
lượng các loài sinh vật
quý hiếm.

- Khai thác hợp lí, nghiêm


xuất.

cấm chặt phá rừng và săn
bắn động vật quý hiếm.

Câu 4 :
Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật
Bản trong giai đoạn 1990 - 2004.
+ Xử lí số liệu (tính ra %):
Năm
1990
1995
2000
2001
2004
Xuất khẩu
55
57
56
54
55
Nhập khẩu
45
43
44
46
45

Trả lời:
+ Xử lí số liệu (tính ra %):
+ Vẽ biểu đồ miền.
Câu 5: Đặc điểm dân số của Đông Nam Á và những thuận lợi, khó khăn đến sự
phát triển kinh tế xã hội.
Trả lời:

Đặc điểm dân số
o
Đông dân, gia tăng dân số nhanh, đang có xu hướng giảm.
o
Mật độ dân số cao.
o
Phân bố dân cư không đều
o
Trình độ kỹ thuật hạn chế.

Thuận lợi:
o
Nguồn lao động dồi dào.
o
Thị trường tiêu thụ lớn
o
Năng động, sáng tạo, khả năng hội nhập cao.

Khó khăn:
o
Chất lượng lao động hạn chế.
o
Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao.

Câu 6: Đặc điểm tự nhiên Miền Đông Trung Quốc và những thuận lợi, khó khăn
của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
Trả lời:

Đặc điểm tự nhiên Miền Đông:
o
Địa hình phần lớn là đồng bằng châu thổ màu mỡ.


Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
o
Sông ngòi: có nhiều sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang)
o
Khoáng sản kim loại làu là chủ yếu.
Thuận lợi:
o
Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu gió
mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.
o
Tài nguyên khoáng sản phong phú tạo điều kiện phát triển công
nghiệp khai thác và luyện kim.
Khó khăn: thiên tai gây khó khăn cho đời sống và sản xuất (bão, lũ, lụt,..)
o





Câu 7:Dựa vào bảng dưới đây, nhận xét sự thay đổi tỉ lệ dân số châu Phi so với
các châu lục khác.

Năm
1985
2000
2005
Các châu
Châu Phi
11,5
12,9
13,8
Châu Mĩ
13,4
14,0
13,7
Trong đó Mĩ La tinh
8,6
8,6
8,6
Châu Á
60,0
60,6
60,6
Châu Âu
14,6
12,0
11,4
Châu Đại Dương
0,5
0,5
0,5
Thế giới

100,0
100,0
100,0
Trả lời:
1. Nhận xét
Từ 1985 đến 2005, tỉ lệ dân số giữa các châu lục có sự thay đổi.
- Tỉ lệ dân số châu Phi và châu á có xu hướng tăng, trong đó nhiều nhất
thuộc về châu Phi (2,3%).
- Dân số châu Mĩ tăng từ 13,4% năm 1985 lên 14% năm 2000 nhưng đến
2005 giảm xuống còn 13,7%.
- Tỉ trọng dân số châu Âu có xu hướng giảm mạnh từ 14,6% năm 1985 xuống
11,4% năm 2005.
- Châu Đại Dương không thay đổi ở mức 0,5%.
2. Giải thích
Từ 1985 đến năm 2005, tỉ lệ dân số châu Phi so với thế giới có xu hướng
tăng là do trong giai đoạn này châu Phi có tỉ suất sinh rất cao (gần 40‰), trung
bình tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên hàng năm luôn trên 2%, cao hơn tất cả các
châu lục và mức trung bình thế giới. Tỉ suất sinh cao trong nhiều năm đã dẫn đến


sự bùng nổ dân số trong giai đoạn này.
Câu 8:
Tổng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển
Năm

1990

1998

2000


2004

Tổng nợ
1310
2465
2498
2724
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang
phát triển qua các năm.
b. Rút ra nhận xét.
Trả lời:
a. Vẽ biểu đồ đường
b. Tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển tăng lên qua các năm,
tuy nhiên giai đoạn từ 1998 - 2004 (trung bình tăng 43,2 tỉ USD/năm) tăng
chậm hơn rất nhiều giai đoạn 1990 - 1998 (trung bình tăng 144,4 tỉ
USD/năm). Điều đó chứng tỏ nền kinh tế của các nước đang phát triển đã
đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội.
Câu 9:
Dân số và tổng GDP của các tổ chức liên kết kinh tế
Tên tổ chức Số dân (triệu người)
GDP (tỉ USD)
NAFTA
435,7
13.323,8
EU
459,7
12.690,5
ASEAN

555,3
799,9
APEC
2648
23.008,1
MERCOSU
232,4
776,6
R
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện số dân và GDP của các tổ chức kinh tế trên.
b. Qua biểu đồ hãy rút ra những nhận xét.
Trả lời:
a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường.
b. - Dân số và tổng thu nhập GDP của các tổ chức kinh tế không đồng đều


+ Dân số: APEC có dân số đông nhất (2648 tr người), MERCOSUR có dân
số thấp nhất (232,4 tr người).
+ GDP: APEC có tổng thu nhập GDP cao nhất (23 008,1 tỉ USD),
MERCOSUR có tổng thu nhập GDP thấp nhất (776,6 tỉ USD).
- Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch khá lớn: NAFTA (30580
USD/người), EU (27606 USD/người), ASEAN (1440 USD/người), APEC
(8689 USD/người) và MERCOSUR (3342 USD/ người)
Trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực không đồng
đều.
Câu 10:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Nhóm
tuổi

0 - 14
15 - 64
65 trở lên
Nhóm nước
Đang phát triển
32
63
5
Phát triển
17
68
15

a. Vẽ biểu đồ so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát
triển và nhóm nước đang phát triển.

b. Nhận xét.
Trả lời:
a. Vẽ biểu đồ hình tròn (2 hình tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của
2 nhóm nước).
b. Nhận xét

Sự khác nhau về tỉ lệ dân số ở các nhóm tuổi từ đó rút ra dân số của các
nhóm nước thuộc kết cấu dân số già hay trẻ.
Câu 11: Em hãy cho biết đặc điểm khí hậu, cảnh quan của châu Phi.
Trả lời:
Đặc điểm khí hậu, cảnh quan của châu Phi.
+ Khí hậu: Phần lớn lãnh thổ nằm ở các vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu
cận xích đạo. Tại các vùng này, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm
không đáng kể. Miền Bắc và miền Nam châu Phi có khí hậu cận nhiệt đới. Châu

Phi có khí hậu khắc nghiệt, khô nóng.


+ Cảnh quan: Địa hình gồm núi, cao nguyên và sa mạc chiếm phần lớn diện
tích. Tổng diện tích hoang mạc ở châu Phi chiếm khoảng 10 triệu km 2 (hoang mạc
Sahara có diện tích trên 7 triệu km 2, sa mạc Namip và Calahari nhỏ hơn nằm ở phía
nam lục địa).
Câu 12: Tại sao Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các nước ở
châu Phi lại có nền kinh tế kém phát triển?
Trả lời:
Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các nước ở châu Phi đều có
nền kinh tế kém phát triển (châu Phi chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu năm 2004)

vì:
- Do hậu quả thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân. Nguồn tài
nguyên ở châu Phi đang bị khai thác mạnh. Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức
để lấy gỗ, chất đốt và mở rộng diện tích đất canh tác làm cho đất đai bị hoang mạc
hóa. Khoáng sản bị khai thác nhằm mang lại lợi nhuận cho các công ti nước ngoài
làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường.
- Mặt khác, các cuộc xung đột sắc tộc, sự yếu kém trong quản lí đất nước
của nhiều quốc gia châu Phi còn non trẻ, trình độ dân trí thấp,... cũng hạn chế
nhiều đến sự phát triển của châu lục này.
Câu 13: Tại sao các nước châu Mĩ La tinh có nền kinh tế chậm phát triển nhưng lại
có tỉ lệ dân cư đô thị chiếm đến 75% dân số?
Trả lời:
- Hiện tượng đô thị hóa tự phát: dân cư đô thị Mĩ La tinh chiếm tới 75% dân số,
song có đến 1/3 dân số đô thị sống trong điều kiện khó khăn. Quá trình đô thị hóa
luôn diễn ra trước quá trình công nghiệp hóa gây nên tác động tiêu cực đến sự phát
triển kinh tế của các quốc gia Mĩ La tinh. Khu vực Mĩ La tinh có nhiều thành phố
đông dân như: Thủ đô Mê-hi-cô (26 triệu người) và các thành phố có số dân trên

10 triệu người (Xaopaolô, Riôđegianêrô, Buênôt Airet,...).
- Nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh: Do mức độ chênh
lệch quá lớn về thu nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông
thôn diễn ra ở hầu hết các nước Mĩ La tinh. Các cuộc cải cách ruộng đất không
triệt để tạo điều kiện cho các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác. Dân


nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm, gây nên hiện tượng đô thị
hóa tự phát.
Câu 14: Chứng minh rằng, khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng của các
nước Tây Nam Á và Trung Á.
Trả lời:
- Thế mạnh về nguồn tài nguyên dầu khí: Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ
lượng dầu mỏ lớn, chiếm trên 50% trữ lượng của thế giới.
- Sự phát triển của ngành khai thác dầu khí (so sánh lượng dầu thô khai thác
và lượng dầu thô tiêu dùng): Công nghiệp khai thác dầu mỏ phát triển mạnh, sản
lượng khai thác của một số nước năm 2003: Ả-rập Xê-út (263 tỉ thùng), I-ran (131
tỉ thùng), I-rắc (115 tỉ thùng),...
Sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn nhiều so với lượng dầu thô tiêu dùng. Cụ
thể:
Trung Á: lượng dầu thô khai thác là 1172,8 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô
tiêu dùng là 503 nghìn thùng/ngày (năm 2003).
Tây Nam Á: lượng dầu thô khai thác 21356,6 nghìn thùng/ngày, lượng dầu
thô tiêu dùng 6117,2 nghìn thùng/ngày (năm 2003).
- Vị trí của ngành khai thác dầu mỏ trong cơ cấu nền kinh tế của khu vực: các
nước này có sản lượng khai thác và xuất khẩu nhiều dầu lửa lớn nhất trên thế giới.
Sản lượng dầu lửa ở Tây Nam Á cung cấp 80% nhu cầu dầu mỏ cho Nhật Bản,
70% nhu cầu cho các nước EU và 40% nhu cầu cho Hoa Kì. Nguồn thu từ dầu mỏ
của các chiếm đến gần 90% giá trị GDP, thu nhập bình quân đầu người cao cũng
nhờ dầu mỏ.

Câu 15: Lạm phát hằng năm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
thời kì 2002 - 2005
Năm

2002

2003

2004

2005

Mức lạm phát (%)

7,5

8,0

9,2

8,7

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình lạm phát hằng năm của các nước khu vực
Tây Nam Á và khu vực Trung Á thời kì 2002 - 2005.


b. Nhận xét
Trả lời:
a. Vẽ biểu đồ đường.
b. Nhận xét

Mức lạm phát tăng từ năm 2002 đến năm 2004 và năm 2005 có xu hướng
giảm xuống. Tuy nhiên, mức lạm phát của khu vực Tây Nam Á và Trung Á vẫn
còn cao (số liệu để chứng minh).
Câu 16: Mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì và thế giới thời kì 1986 - 2004 (%)
Năm

1986-1995

1996-2005

2003

2004

Thế giới

3,3

3,8

3,9

5,0

Hoa Kì

3,0

2,8


2,1

3,6

a. Vẽ biểu đồ thích hợp để so sánh mức tăng trưởng kinh tế hằng năm của
Hoa Kì và của thế giới.

b. Nhận xét
Trả lời:

a. Vẽ biểu đồ đường, 1 đường thể hiện mức tăng trưởng kinh tế của thế
giới, 1 đường thể hiện mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì.
b. Nhận xét
- Mức tăng trưởng của thế giới luôn tăng qua các năm, đặc biệt năm
2004 đạt 5%/năm. Giải thích: nền kinh tế của các nước đạt được mức
tăng trưởng cao, đặc biệt là các nước công nghiệp mới (NICs).
- Mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì có xu hướng giảm từ năm 1986
đến năm 2003, năm 2004 mức tăng trưởng kinh tế tăng lên và đạt mức
tăng trưởng cao nhất trong thời kì 1986 – 2004.
Câu 17: Hoa Kì là siêu cường quốc kinh tế số một trên thế giới nhưng tại sao giá trị
nhập siêu của Hoa Kì ngày càng tăng?
Trả lời:
- Hoa Kì là nước có quy mô nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tổng kim ngạch xuất,
nhập khẩu của Hoa Kì năm 2004 là 2344,2 tỉ USD (chiếm khoảng 12% tổng giá trị


ngoại thương thế giới). Giá trị nhập siêu của Hoa Kì năm 1990 là 123,4 tỉ USD,
nhưng năm 2004 đã tăng lên 707,2 tỉ USD.
- Quy mô nền kinh tế lớn nên dù Hoa Kì có nguồn tài nguyên đa dạng và
phong phú cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế. Các mặt hàng nhập

khẩu của Hoa Kì chủ yếu là nguyên, nhiên liệu, nông phẩm, sản phẩm dệt may,...
Câu 18: Cho bảng số liệu:
Bảng 6.3. GDP của Hoa Kì và một số châu lục năm 2004 (tỉ USD)
Toàn thế giới

Hoa Kì

Châu Âu

Châu Á

Châu Phi

Khác

40887,8

11667,5

14146,7

10092,9

790,3

4190,4

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP của Hoa Kì so với thế giới
năm 2004.


b. So sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và một số khu vực..
Trả lời:
a. Vẽ biểu đồ hình tròn.
b. Nhận xét
- Tổng giá trị GDP của Hoa Kì cao nhất thế giới (số liệu chứng minh).
- Giá trị GDP của Hoa Kì cao hơn tổng GDP của châu Á và châu Phi,
gần bằng châu Âu và chiếm 28,5% tổng GDP của thế giới (GDP của Hoa Kì
gấp bao nhiêu lần so với châu Á, châu Phi,...).
Câu 19: Một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới
Chỉ số

EU

Hoa Kì

Nhật Bản

459,7

296,5

127,7

12690,5

11667,5

4623,4

Tỉ trọng xuất khẩu

trong GDP (%)

26,5

7,0

12,2

Tỉ trọng trong xuất
khẩu của thế giới

37,7

9,0

6,25

Số dân (tr. người)
GDP (tỉ USD)


(%)
Dựa vào bảng 7.1, so sánh vị thế kinh tế của EU với Hoa Kì và Nhật Bản.
Trả lời:
EU, Hoa Kì và Nhật Bản là 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
- Dân số: Dân số của EU cao hơn nhiều so với Hoa Kì và Nhật Bản, chiếm 7,1%
dân số của thế giới (năm 2005).
- GDP: GDP năm 2004 của EU đạt 12690,5 tỉ USD, chiếm 31% trong tổng giá trị
kinh tế của thế giới. Tổng GDP của EU cao hơn Hoa Kì và gấp 3 lần so với GDP của
Nhật Bản.

- Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP năm 2004 đạt 26,5%, gấp 3,7 lần so với Hoa Kì
và gấp hơn 2 lần so với Nhật Bản.
- Tỉ trọng xuất khẩu của EU trong tỉ trọng xuất khẩu của thế giới chiếm 37,7%,
gấp 6 lần Nhật Bản và hơn 4 lần so với Hoa Kì. Từ những số liệu trên đã chứng tỏ EU là
tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.

Câu 20: Vì sao nói EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới?
Trả lời :
- Dân số của EU so với thế giới: dân số của EU năm 2005 là 459,7 triệu người
chiếm 7,1% dân số thế giới.
- EU là trung tâm kinh tế lớn, GDP năm 2004 đạt 12690,5 tỉ USD, chiếm 31%
trong tổng giá trị kinh tế của thế giới. Quy mô GDP của EU lớn hơn GDP của Hoa Kì và
Nhật Bản.
- Một số ngành sản xuất phát triển mạnh của EU: ngành sản xuất ô tô, công nghiệp
chế tạo máy,...
- Tỉ trọng GDP xuất khẩu trong GDP của EU và tỉ trọng xuất khẩu của EU trong
tỉ trọng xuất khẩu của thế giới chiếm tỉ lệ cao: tỉ trọng xuất khẩu trong GDP năm 2004
đạt 26,5%, trong xuất khẩu của thế giới đạt 37,7%. EU là tổ chức thương mại lớn trên thế
giới.


Câu 21: GDP và dân số của EU và một số nước trên thế giới
Chỉ số
GDP
Dân số
Các nước
EU
30,1
7,1
Hoa Kì

28,5
4,6
Nhật Bản
11,3
2,0
Trung Quốc
4,0
20,3
Ấn Độ
1,7
17,0
Các nước còn lại
23,5
49,0

a. Vẽ biểu đồ thể hiện GDP và dân số của EU với một số quốc gia trên thế
giới.

Trả lời:
a. Vẽ 2 biểu đồ hình tròn.
Câu 22:Cho bảng số liệu: Số lượt khách quốc tế đến CHLB Đức hằng năm
Năm

2001

2002

2003

Số lượt khách (tr. lượt khách)


17,9

18,0

18,4

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện số lượt khách quốc tế đến CHLB Đức hằng
năm.

b. Nhận xét.
Trả lời:

a. Vẽ biểu đồ hình cột.
b. Nhận xét .
- Số lượt khách du lịch quốc tế đến CHLB Đức đông và có xu hướng tăng,
năm 2003 tăng nhiều hơn năm 2002 (số liệu chứng minh). Điều đó chứng tỏ
ngành du lịch của CHLB Đức có bước phát triển mạnh.


Câu 23: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy chứng minh LB Nga từng là bộ phận trụ cột
của Liên Xô trước đây.
Tỉ trọng một số sản phẩm công - nông nghiệp chủ yếu của LB Nga trong Liên Xô
cuối thập niên 80 thế kỉ XX (của Liên Xô tính là 100%)
Sản phẩm
Tỉ trọng
Than đá
56,7
Dầu mỏ
87,2

Khí tự nhiên
83,1
Điện
65,7
Thép
60,0
Gỗ, giấy và
90,0
xenlulô
Lương thực
51,4

Trả lời:
LB Nga từng là trụ cột trong LB Xô Viết trước đây vì:
Sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
trong LB Xô Viết, hầu hết sản phẩm của các ngành công nghiệp đều chiếm hơn
50% trong tổng sản phẩm của Liên Xô cũ. Đặc biệt, trong đó nhiều nhất là gỗ, giấy
và Xenlulô chiếm 90%; dầu mỏ chiếm 87,2%; thép chiếm 60%; điện chiếm 65,7%,
than đá 56,7%. Các sản phẩm này chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp
năng lượng - ngành có vai trò quan trọng của một quốc gia. Ngoài ra, sản lượng
lương thực chiếm trên 50% sản lượng toàn Liên bang.
Câu 24: Cho bảng số liệu sau:
Bảng 8.4. Sản lượng một số ngành công nghiệp của LB Nga
Năm
Sản phẩm
Dầu mỏ (triệu tấn)
Than (triệu tấn)
Thép (triệu tấn)

1995


2001

2003

2005

305
270,8
48

340
273,4
58

400
294
60

470
335
66,3


a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản phẩm của một số ngành công nghiệp của
LB Nga.

b. Nhận xét
Trả lời:


a. Vẽ biểu đồ cột nhóm.
b. Nhận xét
Nhận xét chung về sự tăng trưởng của sản lượng dầu mỏ, than và thép trong
giai đoạn 1995-2005. Trong đó sản lượng ngành nào tăng nhanh nhất, tăng bao
nhiêu triệu tấn, trung bình một năm tăng bao nhiêu triệu tấn. Tương tự đối với các
sản phẩm khác.

Câu 25: Xu hướng biến động dân số Nhật Bản
Năm

1950

1970

1997

2001

2025 (dự
báo)

83

104

126

127.1

117


Dưới 15 tuổi (%)

35,4

23,9

15,3

13,9

11,7

15- 39 tuổi (%)

39,3

43,8

34,2

32,9

25,0

40- 64 tuổi (%)

20,3

25,2


34,8

34,0

35,1

65 tuổi trở lên (%)

5,0

7,1

15,7

19,2

28,2

Số
dân
người)

(triệu

Dựa vào bảng số liệu sau,

a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của
Nhật Bản.
b. Nhận xét

Trả lời:

a. Vẽ biểu đồ miền
b. Nhận xét:


+ Số dân đông, song tăng chậm (83 triệu dân năm 1950 lên 127 triệu năm 2001,
dự báo 2025 giảm còn 117 triệu dân.
+ Tỷ lệ nhóm tuổi < 15 giảm liên tục và giảm mạnh từ 35,4 % (1950) xuống
13,9 % (2005), giảm 2,5 lần.
+ Tỷ lệ nhóm tuổi 15-39 giảm từ 39,3 % (1950) -> 32,9 % (2005) và 25%
(2025 dự báo).
Ngược lại:
+ Tỷ lệ nhóm tuổi 40-64 tăng liên tục từ 20,3 % 91950) -> 34,1 (2005) và 35,1
% (2025 dự báo), tăng 1,7 lần.
+ Tỷ lệ nhóm tuổi > 65 tuổi tăng liên tục từ 5,0% (1950) lên 19,2% (2005),
tăng gần 4 lần và dự báo năm 2025 là 28,2% (tăng 5,6 lần so với năm 1950).

Câu 26:
Tình hình sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản qua các năm
Năm

1965

1975

1985

1988


2000

Diện tích (nghìn ha)

3123

2719

2318

2067

1600

Năng suất (tấn/ha)

4,03

4,5

4,8

4,9

6,0

12585

12235


11428

10128

9600

Sản lượng (nghìn
tấn)

a. Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ 3 đường biểu diễn: diện tích, năng suất, sản
lượng lúa của Nhật Bản trong thời kì 1965-2000 (cho năm 1965 = 100%)
b. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa gạo của Nhật Bản trong thời
gian trên.
Trả lời:

a. + Vẽ 3 đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng của diện tích, năng suất, sản
lượng cùng xuất phát từ một điểm bất kỳ trên trục tung (100%)
+ Trục hoành biểu diễn các năm (lưu ý: năm 1965 nằm tại gốc tọa độ,
khoảng cách các năm).
b. - Nhận xét:
+ Diện tích trồng lúa, gạo ngày càng giảm (số liệu)


+ Năng suất ngày càng tăng (số liệu)
+ Sản lượng ngày càng giảm (chứng minh)
Câu 27: Tại sao dân cư Trung Quốc lại phân bố tập trung ở khu vực miền Đông?
Trả lời:
Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở khu vực miền Đông vì:
- Khu vực miền Đông của Trung Quốc tiếp giáp với biển, mở rộng ra Thái
Bình Dương với nhiều cảng biển lớn thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế và

nuôi trồng thủy hải sản.
- Miền Đông có tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế: địa hình đồng bằng
với đất đa phì nhiêu; khí hậu chịu ảnh hưởng của biển nên rất thuận lợi để phát
triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp.
- Miền Đông là nơi được khai phá sớm hơn nên có sự tập trung dân cư đông.
- Các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị cũng phần lớn
tập trung ở khu vực này nên thu hút sự tập trung của dân cư.
Câu 28: Phân tích bảng số liệu sau để thấy rõ sức mạnh và vị trí của ngành công
nghiệp Trung Quốc.
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc
Năm

1985

1995

2004

Xếp hạng
trên thế giới

Than (triệu tấn)

961,5

1536,9

1634,9

1


Điện (tỉ kWh)

390,6

956,0

2187,0

2

Thép (triệu tấn)

47

95

272,8

1

Xi măng (triệu tấn)

146

476

970,0

1


Phân
tấn)

13

26

28,1

1

Sản phẩm

đạm

(triệu

Trả lời: : xử lí bảng số liệu để thấy được sự tăng lên của sản lượng các ngành công
nghiệp những năm sau so với năm 1985 theo bảng sau :


Năm

Sản lượng năm Sản lượng năm
1995 so với
2004 so với
năm 1985
năm 1985


Xếp hạng
trên thế
giới

Sản phẩm

1985

Than (triệu tấn)

961,5

Điện (tỉ kWh)

390,6

2

Thép (triệu tấn)

47

1

Xi măng (triệu tấn)

146

1


Phân
tấn)

13

1

đạm

(triệu

+ 575,4

+ 673,4

1

- Sản lượng của các ngành công nghiệp đều tăng qua các năm nhưng không đồng
đều giữa các ngành (lấy số liệu chứng minh).
- Đặc biệt các ngành thép, điện, xi măng có sự tăng trưởng rất cao (liên lệ
nhu cầu để thực hiện hiện đại hóa ngành công nghiệp).
- Các ngành này chiếm vị trí cao trên thế giới và đây cũng là các ngành công
nghiệp thể hiện sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc.

Câu 29: Cho bảng số liệu:
Bảng 11.2. Tốc độ tăng GDP của các nước qua các năm (đơn vị:%)
Năm

1996


1997

1999

2001

2003

Lào

6,89

6,91

7,28

5,76

5,90

Ma-lai-xi-a

10,00

7,32

6,14

0,32


5,20

Xin-ga-po

7,71

8,51

6,42

-2,37

1,09

Thái Lan

5,90

-1,37

4,45

2,14

6,75

Việt Nam

9,34


8,15

4,71

6,93

7,24

Nước

Qua bảng số liệu hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước ASEAN
qua các năm.


Trả lời:
- Các nước Đông Nam Á có tôc độ tăng trưởng kinh tế chưa thật sự vững chắc và
đồng đều ở các quốc gia (lấy số liệu chứng minh).
- Sở dĩ các nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định
và ở mức thấp như Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a trong thời gian trên là do bị
ảnh hưởng nặng nề của các cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực năm 1997, ảnh
hưởng của dịch Sarh và cúm gia cầm,... các yếu tố này ảnh hưởng đến ngành du
lịch, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, thị trường tài chính.
Một số nước có tốc độ tang trưởng kinh tế cao và ổn định hơn : Lào, Việt
Nam là do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp khi có chiến lược phát triển kinh tế
phù hợp thì có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Câu 30:
Lượng khách di lịch quốc tế đến các nước ASEAN (1992 - 2002)
(Triệu lượt người)
Năm


1992

1994

1996

1997

1998

2000

2002

Khách du
lịch quốc tế

21,8

25,3

30,9

31,0

29,7

39,1


44,0

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện số lượt khách du lịch quốc tế đến các nước
ASEAN giai đoạn 1992- 2002.
b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân.
Trả lời:
a. Vẽ biểu đồ đường hoặc biểu đồ cột với:
- Trục tung: thể hiện số lượt khách du lịch quốc tế (triệu lượt khách).
- Trục hoành: thể hiện thời gian (năm).
b. Nhận xét và giải thích:
- Số lượt khách du lịch quốc tế đến ASEAN ngày càng tăng, trong vòng 10
năm số lượt khách du lịch quốc tế đến ASEAN tăng hơn 2 lần (số liệu chứng minh).


Năm 1998 số lượt khách du lịch quốc tế đến ASEAN có sự giảm hơn so với năm
1997 (số liệu chứng minh).
- Số lượt khách du lịch quốc tế đến ASEAN ngày càng tăng là do khu vực
ASEAN có nhiều thắng cảnh đẹp và có nguồn tài nguyên diu lịch nhân văn đa
dạng, phong phú và đặc sắc. Các nước trong khu vực đã quan tâm đầu tư quy
hoạch phát triển du lịch từ thập niên 70 đến nay, ngành du lịch trở thành kinh tế
mũi nhọn, có vi trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN.
Năm 1998, số lượt khách du lịch quốc tế đến ASEAN thấp hơn năm 1997 là
do hậu quả của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á mà tâm điểm là ở khu vực Đông
Nam Á.



×