Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MÙA KHÍ HẬU VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM (LUẬN VĂN THẠC SĨ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thị Lan Hƣơng

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MÙA KHÍ HẬU
VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2014

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
BIẾN ĐỔI MÙA KHÍ HẬU ......................................................................................4
1.1. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và mùa khí hậu trên thế giới ...................7
1.2. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và biến đổi mùa khí hậu ở Việt Nam...........10
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU ...............................14
2.1 . Số liệu nghiên cứu ........................................................................................14
2.2 . Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................16
2.2.1. Phƣơng pháp bản đồ ................................................................................16
2.2.2. Phƣơng pháp hồi quy tuyến tính đơn biến ...............................................17
2.2.3 Phƣơng pháp xác định mùa, thời điểm bắt đầu, kết thúc mùa .................18
CHƢƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI MÙA KHÍ HẬU Ở KHU VỰC .................................20
ĐÔNG BẮC VIỆT NAM..........................................................................................20
3.1. Kết quả phân tích trƣờng nhiệt độ ..................................................................20


3.1.1. Biến đổi của nhiệt độ mùa .......................................................................20
3.1.2. Biến đổi mùa nhiệt theo thời gian ............................................................35
3.1.3. Biến đổi của phân bố nhiệt độ mùa .........................................................40
3.2 Kết quả phân tích trƣờng mƣa .........................................................................44
3.2.1. Biến đổi của lƣợng mƣa mùa ...................................................................44
3.2.2. Biến đổi của mùa mƣa theo thời gian. .....................................................55
3.2.3. Biến đổi phân bố mƣa mùa ......................................................................60
KẾT LUẬN ...............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................65

2


MỞ ĐẦU
Trong những thập kỉ gần đây, nhân loại đã và đang trải qua các biến động bất
thƣờng của khí hậu toàn cầu. Bề mặt trái đất không ngừng nóng lên làm xáo động
môi trƣờng sinh thái, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy với đời sống loài ngƣời. Việt
Nam đƣợc đánh giá là một trong những Quốc gia sẽ chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất
của biến đổi khí hậu trong thế kỉ tới.
Ở thời điểm hiện tại có rất nhiều nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam
cũng nhƣ trên thế giới. Các hƣớng nghiên cứu chính bao gồm: 1) Nghiên cứu xu thế
biến đổi và tính biến động của các hiện tƣợng thời tiết và khí hậu cực đoan trong
mối liên hệ với sự biến đổi khí hậu dựa trên số liệu quan trắc từ mạng lƣới trạm khí
tƣợng; 2) Nghiên cứu ứng dụng các mô hình khí hậu toàn cầu và khu vực để mô
phỏng khí hậu hiện tại, qua đó đánh giá khả năng nắm bắt các hiện tƣợng khí hậu
cực đoan của các mô hình; và 3) Nghiên cứu dự báo hạn mùa và dự tính khả năng
xuất hiện các hiện tƣợng khí hậu cực đoan trong tƣơng lai với các quy mô thời gian
khác nhau. Trong luận văn này, phƣơng pháp bản đồ và phƣơng pháp thống kê đƣợc
sử dụng để xác định những đặc trƣng thay đổi của trƣờng nhiệt và trƣờng mƣa tại
khu vực Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1971-2010. Luận văn tiến hành phân tích

những xu thế biến đổi của lƣợng mƣa và nhiệt độ trong những giai đoạn dài (thập
kỉ) để đƣa ra những nhận định về biến đổi khí hậu diễn ra ở nơi đây. Đặc biệt, luận
văn tập trung phân tích những biến động mùa khí hậu để làm rõ sự dịch chuyển
mùa. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia làm 3 phần chính:
Phần 1: Tổng quan về các nghiên cứu biến đổi mùa khí hậu
Phần 2: Số liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Phần 3: Sự biến đổi mùa khí hậu khu vực Đông Bắc Việt Nam

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ BIẾN ĐỔI MÙA KHÍ HẬU
Theo IPCC (2007), biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống
khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của
các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng
thập kỉ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ
thống khí hậu hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do tác động thƣờng xuyên
của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển hoặc sử dụng đất. Biến đổi
khí hậu toàn cầu đang là mối đe doạ hiện hữu đối với mọi quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Biến đổi khí hậu cũng có khả năng làm thay đổi quy luật của
khí hậu, ảnh hƣởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực liên quan đến đời sống con ngƣời.
Những điều này rất đáng lo ngại vì Việt Nam là một trong những quốc gia trên
thế giới đạt đƣợc những thành quả phát triển ấn tƣợng nhất trong những năm gần
đây. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đi đúng hƣớng trong việc đạt đƣợc
các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào năm 2015. Việt Nam đã giảm tỷ lệ đói
nghèo từ khoảng 58% vào năm 1993 xuống 18% vào năm 2006. Tuy nhiên những
thành quả này giờ đây đang bị đe dọa bởi biến đổi khi hậu. Để ứng phó với biến đổi
cần phải có những đầu tƣ thích đáng và nỗ lực của toàn xã hội.
Các tác động của biến đổi khí hậu có thể kể đến bao gồm các tác động của sự

nóng lên phạm vi địa phƣơng, tác động tới tài nguyên nƣớc và tác động tới sức khỏe
con ngƣời. Các tác động của biến đổi khí hậu cho khu vực này có thể kể đến chi tiết
nhƣ sau:
Tác động của sự nóng lên phạm vi địa phương
Nhiệt độ tăng lên ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển
các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nƣớc ngọt, làm thay
đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn
đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.

4


Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi và mùa vụ có thể thay
đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông có thể bị rút ngắn lại, thậm chí không có vụ
đông, vụ mùa thì kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác. Nhiệt
độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực
tiểu, cùng với biến đổi của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng
phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản lƣợng, tăng nguy cơ
rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lƣơng thực.
Vì sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng
nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại. Ranh giới của cây
trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi
thích nghi của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao và các vĩ độ phía
Bắc. Phạm vi thích nghi của các cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại.
Vào những năm 2070, cây á nhiệt đới ở vùng núi chỉ có thể sinh trƣởng ở
những độ cao trên 100 – 500m và lùi xa hơn về phía Bắc 100 – 200km so với
hiện nay.
Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao làm gia tăng làm gia tăng sức ép về nhiệt độ với
cơ thể con ngƣời, nhất là ngƣời già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh
nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn

trùng và vật mang bệnh, chế độ dinh dƣỡng và vệ sinh môi trƣờng suy giảm.
Sự gia tăng nhiệt độ còn ảnh hƣởng đến các lĩnh vực khác nhƣ năng lƣợng,
giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thƣơng mại,... liên quan đến chi
phí gia tăng cho việc làm mát, thông gió, bảo quản thiết bị, phƣơng tiện, sức bền vật
liệu.
Tác động đối với tài nguyên nước
Tài nguyên nƣớc đang đứng trƣớc nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một
tăng ở một số vùng, miền. Khó khăn này sẽ ảnh hƣởng đến nông nghiệp, cung cấp
nƣớc ở nông thôn, thành thị và dễ xảy ra tình trạng cháy rừng.
Hệ thống sông vùng Đông Bắc Việt Nam bao gồm các con sông: sông
Thƣơng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang, sông Kì Cùng. Các con sông này có vai

5


trò đặc biệt trong chế độ thủy văn, cung cấp nguồn nƣớc cho nông nghiệp và các
hoạt động sản xuất ở khu vực này. Nghiên cứu của IPCC (2007) cũng cho thấy
trong thế kỉ tới, có sự gia tăng của lƣợng mƣa tại khu vực phía bắc Việt Nam. Điều
này một mặt gia tăng những lợi ích về tài nguyên nƣớc nhƣng mặt khác cũng dẫn
đến các nguy cơ gây ngập lụt và sói lở đất.
Tác động đối với sức khoẻ con người
Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con ngƣời, dẫn đến
gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, ngƣời mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh.
Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc, mùa
đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con ngƣời.
Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt
xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trƣởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn
trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lƣợng ngƣời bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây
lan…
Thiên tai nhƣ bão, tố, nƣớc dâng, ngập lụt, hạn hán, mƣa lớn và sạt lở đất

v.v… gia tăng về cƣờng độ và tần số làm tăng số ngƣời bị thiệt mạng và ảnh hƣởng
gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trƣờng, suy dinh dƣỡng, bệnh tật do
những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế - xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập.
Những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu
số ở miền núi, ngƣời già, trẻ em và phụ nữ.
Đã có rất nhiều vấn đề quan trọng của biến đổi khí hậu đƣợc nghiên cứu, tuy
nhiên vấn đề đƣợc đặt ra: liệu biến đổi khí hậu có làm thay đổi, có làm dịch chuyển
mùa khí hậu hay không? Cụ thể hơn, mùa nhiệt (mùa mƣa) sẽ đến sớm hơn hay
muộn hơn, lƣợng mƣa thay đổi nhƣ thế nào, xu thế của nhiệt độ sẽ thay đổi nhƣ thế
nào và thay đổi bao nhiêu…? Nghiên cứu, trả lời những vấn đề đó giúp các nhà
hoạch định chính sách đƣa ra kế hoạch về hoạt động kinh tế, thay đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi, có kế hoạch sản xuất, làm việc và sinh hoạt phù hợp góp phần giải
quyết bài toán ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu.

6


Trên quan điểm đó, chúng tôi đặt vấn đề: "Nghiên cứu sự biến động mùa khí
hậu khu vực Đông Bắc Việt Nam" nhằm hƣớng tới vấn đề quan trọng này.
1.1. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và mùa khí hậu trên thế giới
Nguồn gốc của khoa học nghiên cứu về khí hậu bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII,
đầu thế kỉ XIX, chủ yếu nghiên cứu về các sông băng. Tới thập niên 1970, một nhà
khoa học Thụy Điển tên là Horace-Bénédict de Saussure cho rằng khí quyển trái đất
giống nhƣ một chiếc nhà kính, bảo về bề mặt trái đất và các sinh vật sống trong đó
khỏi các cực trị nhiệt độ. Sau đó, John Tyndall, một nhà khoa học Anh là ngƣời đầu
tiên tiến hành các thí nghiệm để khẳng định hiệu ứng nhà kính. Nhƣng trong thế kỉ
XIX, thuật ngữ “hiệu ứng nhà kính” chƣa đồng nghĩa với sự ấm lên toàn cầu. Thay
vào đó, các nhà khoa học lại lo lắng về một khía cạnh ngƣợc lại: sự lạnh đi toàn cầu
và sự quay ngƣợc trở lại thời kì băng hà sẽ đe dọa nền văn minh của loài ngƣời .
Trong thế kỉ XIX, nhà khoa học Thụy Điển Louis Agassiz đƣợc xem nhƣ học

giả đầu tiên nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Agassiz đƣa ra các lí thuyết dựa trên
thông tin về sự phát triển và rút lui của các sông băng trong các giai đoạn tại Alps
và Châu Âu, Great Lake tại Bắc Mĩ và các khu vực khác. Ông cho rằng trái đất đã
trải qua sự thay đổi của nhiệt độ và các điều kiện thời tiết khác nhau. Năm 1890,
Svante Arhenius, theo sau Tyndall, đã tính toán tác động của CO2 tới nhiệt độ khí
quyển. Nhƣng không giống nhƣ những nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở thời điểm
đó, Arrhenius ủng hộ các ý tƣởng về sự ấm lên, cũng nhƣ ông nghĩ rằng điều đó sẽ
giúp cải thiện điều kiện thời tiết và nông nghiệp tại Scandinavia.
Sang thế kỉ XX, một nhà khoa học khác là Guy Callendar đã ủng hộ các
nghiên cứu của Arrhenius và tiếp tục nỗ lực để làm rõ các hiểu biết khoa học về vai
trò của carbon dioxide trong biến đổi khí hậu. Tuy nhiên những quan điểm Yet
Callendar đã không đƣợc coi trọng. Năm 1951, một nhà khoa học bảo thủ cho rằng
“lí thuyết về CO2 sẽ không bao giờ đƣợc chấp nhận rộng rãi và sẽ bị bỏ rơi”.
Thập kỉ 1950 đánh dấu sự ra đời của các mô hình khí hậu. Bắt đầu với những
nghiên cứu về nhiệt độ ở các lớp khác nhau trong đại đƣơng của nhà đại dƣơng học
Roger Revelle và các đồng nghiệp tại Scripps Institution of Oceanography. Sang

7


thập kỉ 1960, một số vấn đề về biến đổi khí hậu đã bắt đầu đƣợc thảo luận trong giới
chính trị. Năm 1969, thƣợng nghị sĩ Mĩ Daniel Patrick Moynihan đã gửi bức thƣ lên
tổng thống Mĩ Richard Nixon. Trong bức thƣ nói nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ
tăng lên khoảng 7oC cho tới năm 2000 và cùng với sự dâng của mực nƣớc biến sẽ
đồng nghĩa với “Tạm biệt New York” và “Tạm biệt Washington”.
Năm 1970, diễn ra hàng loạt các cuộc tranh cãi giữa 2 trƣờng phái chính, một
ủng hộ quan điểm ấm lên toàn cầu và trƣờng phái còn lại ủng hộ quan điểm lạnh đi
toàn cầu và sự trở lại của một giai đoạn băng hà mới. Nhƣng những tiến bộ vƣợt bậc
của công nghệ vệ tinh và mô hình số đã củng cố quan điểm về sự ấm lên toàn cầu.
Các mô hình đã cho thấy các hoạt động của con ngƣời có một vai trò rất lớn trong

việc làm tăng lƣợng khí nhà kính CO2 trong khí quyển . Cột mốc quan trọng trong
nghiên cứu biến đổi khí hậu chỉ thực sự đánh dấu trong năm 1988, khi tổ chức liên
chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đƣợc thành lập. Đây là một tổ chức bao gồm
các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới, đƣa ra những báo cáo
tổng hợp về các nghiên cứu biến đổi khí hậu ở thời điểm hiện tại.
Hội nghị quốc tế do Liên hiệp quốc triệu tập tại Rio de Janeiro năm 1992 đã
thông qua Hiệp định khung và Chƣơng trình hành động quốc tế nhằm cứu vãn tình
trạng “xấu đi” nhanh chóng của bầu khí quyển trái đất. Tại Hội nghị Kyoto năm
1997, Nghị định thƣ Kyoto đã đƣợc thông qua vào đầu Tháng 2/2005 đã đƣợc
nguyên thủ 165 quốc gia trong đó có Việt Nam phê chuẩn. Nghị định thƣ này bắt
đầu có hiệu lực từ 10/2/2005.
Theo IPCC [14], kịch bản biến đổi khí hậu là bức tranh toàn cảnh của khí hậu
trong tƣơng lai dựa trên một tập hợp các mối quan hệ khí hậu, đƣợc xây dựng để sử
dụng trong nghiên cứu những hậu quả của biến đổi khí hậu do con ngƣời gây ra và
thƣờng đƣợc dùng nhƣ là đầu vào cho các mô hình đánh giá tác động. Các kết quả
của IPCC đã đƣợc trình bày trong các báo cáo lần thứ nhất năm 1992 đến báo cáo
lần thứ tƣ năm 2007.
Dựa trên các nghiên cứu về biên độ dao động chạy mô hình với các kịch bản
B1, A1B, và A2 cho thế kỉ 21, tất cả các vùng của châu Á đƣợc dự tính sẽ ấm lên

8


trong thế kỉ tới, sự nóng lên có khả năng cao hơn so với trung bình toàn cầu diễn ra
ở các vùng trung tâm Châu Á, cao nguyên Tibet và phía bắc Châu Á. Sự ấm lên
thấp hơn so với trung tâm toàn cầu có khả năng diễn ra ở Đông Nam Á. Các sóng
nóng/ các giai đoạn nóng trong mùa hè đƣợc dự đoán sẽ tăng lên cả về cƣờng độ lẫn
thời gian kéo dài cũng nhƣ tần xuất xuất hiện. Số ngày lạnh đƣợc dự đoán sẽ ít hơn
tại Đông Á và Đông Nam Á.
Mƣa mùa đông rất có khả năng tăng lên ở phía bắc Châu Á và cao nguyên

Tibet, và có khả năng tăng ở Đông Á và phía nam của Đông Nam Á. Mƣa mùa hè
có khả năng tăng ở bắc châu Á, đông và nam Á và hầu hết các vùng tại đông nam Á
nhƣng có khả năng giảm ở trung tâm châu Á. Cƣờng độ và lƣợng mƣa rất có khả
năng tăng ở Nam Á và đông nam á.
Mƣa cực đoan kết hợp với gió và xoáy thuận nhiệt đới có khả năng tăng ở
Đông Á, Đông nam Á và Nam Á. Cƣờng độ hoàn lƣu có mùa có xu hƣớng yếu đi.
Khu vực Bắc Á và trung tâm châu Á là những khu vực có số mô hình cho
lƣợng mƣa tăng nhiều nhất. Do đó có thể thấy mƣa tăng ở các vĩ độ cao là rất có
khả năng xảy ra. Trong khi đó số mô hình cho lƣợng mƣa tăng ở vùng cận nhiệt đới
rất ít, tƣơng ứng với lƣợng mƣa giảm ở nơi đây cho thấy khu vực ngoại nhiệt đới rất
có khả năng giảm mƣa trong thập kỉ tới.
Nghiên cứu gần đây đƣợc Hiệp hội các trƣờng đại học công bố tại Trƣờng đại
học Copenhagen Tháng 3/2009 cho thấy nhiều khả năng tác động của biến đổi khí
hậu trong thế kỷ XXI sẽ trầm trọng hơn những con số dự báo của IPCC đã công bố
năm 2007.
Do đặc tính của mùa khí hậu thƣờng gắn liền với vị trí, địa điểm cụ thể và
mang tính quy mô nhỏ nên cũng đƣợc nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới. Sự dịch
chuyển mùa cũng là vấn đề thu hút rất nhiều nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên các
nghiên cứu này chƣa đƣợc công bố rộng rãi trên toàn thế giới mà thƣờng chỉ trong
phạm vi bài báo, các tạp chí khoa học trong nƣớc. Chính vì vậy, việc tiếp cận những
nghiên cứu về biến đổi mùa khí hậu trên thế giới còn khá hạn chế.

9


Một số nghiên cứu nhƣ Piervitali (2003) [19] về xu thế giảm lƣợng giáng thủy
năm tại Địa Trung Hải. Hay Shi (2003), Weng (1999), Gong (2002) cho thấy sự
biến đổi thập kỉ của giáng thủy ở phía Tây Bắc Trung Quốc; lƣợng mƣa mùa thu và
mùa đông tăng lên ở phía Đông Trung Quốc và giảm đi ở phía bắc Trung Quốc. Các
phân tích ở phạm vi hẹp cho thấy xu hƣớng tan sớm của tuyết trong mùa xuân cùng

với sự ấm lên đƣợc quan trắc ở các vĩ độ trung bình (Nicholls, 1996). Độ phủ của
tuyết trong mùa xuân ở bắc bán cầu đã giảm rất mạnh từ 1988 tới 1994, trùng với
các mùa xuân ấm hơn (Grosman, 1994). Ở phía đông bắc Hoa Kì, mùa tan băng
(frost-free) bắt đầu sớm hơn trung bình khoảng 11 ngày so với thập kỉ 1950 (Karl,
1997). Cùng với sự ấm lên toàn cầu, rất nhiều dòng sông băng đã tan băng (ice-free)
hoặc trở thành những dòng sông chỉ bị băng che phủ ở những thời điểm nhất định
trong năm. Ở những khu vực lạnh hơn, sự hiện diện của băng có thể ngắn hơn tới
hàng tháng cho tới năm 2050 (Fitzharris,1996) [15] . Fickling (2006) [16] cũng cho
thấy ở Châu Âu, mùa xuân đến sớm hơn và mùa thu bắt đầu muộn hơn do biến đổi
khí hậu. Điều này khiến cho mùa hè trở nên dài hơn, sự tăng lên của số ngày nắng
nóng cũng đƣợc quan sát thấy rất rõ.
1.2. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và biến đổi mùa khí hậu ở Việt Nam
Trong những năm qua, Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng, cơ
quan đi đầu trong các nghiên cứu về biến đổi khí hậu, đã chủ trì thực hiện hàng loạt
nghiên cứu về biến đổi khí hậu nhƣ: Chiến lƣợc quốc gia giảm phát thải khí nhà
kính với chi phí thấp nhất; Vấn đề kinh tế của việc hạn chế phát thải khí nhà kính;
Chiến lƣợc quốc gia về cơ chế phát triển sạch; Nghiên cứu tác động của biến đổi khí
hậu ở lƣu vực sông Hƣơng và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang (tỉnh Thừa
Thiên Huế); Lợi ích của thích ứng với biến đổi khí hậu từ các nhà máy thủy điện
vừa và nhỏ đồng bộ với phát triển nông thôn; Tác động của biến đổi khí hậu lên tài
nguyên nƣớc và các biện pháp thích ứng; Các kịch bản về nƣớc biển dâng và khả
năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai ở Việt Nam. Viện đã chủ trì biên soạn “Thông
báo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ƣớc Biến đổi khí hậu” và nhiều
nghiên cứu khác. Những kết quả nghiên cứu đã giúp nâng cao hiểu biết và nhận

10


thức về biến đổi khí hậu. Viện cũng đã chủ trì xây dựng và triển khai các chƣơng
trình quốc gia nhƣ: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu,

kịch bản biến đổi khí hậuvà nƣớc biển dâng cho Việt Nam, Chƣơng trình khoa học
công nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu, các chƣơng trình hợp tác với UNDP, ADB,
với WB, với DANIDA, JICA, Hà Lan, USA v.v.. Trong thời gian gần đây nhất
(2008 – 2010), Viện đã chủ trì thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp nhà
nƣớc KC.08.13 “Nghiên cứu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lƣợc phòng tránh, giảm
nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt Nam”, thuộc
chƣơng trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi
trƣờng và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, KC.08”. Một trong những kết quả
của đề tài là cuốn “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” đã đƣợc biên soạn
nhằm giới thiệu những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, thực trạng biến đổi khí
hậu toàn cầu và ở Việt Nam, kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, tác động của
biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực và các khu vực địa lí-khí hậu trong cả
nƣớc.
Tƣơng tự với tình hình chung của thế giới, hầu hết các công trình khoa học đã
công bố rộng rãi ở Việt Nam tập trung vào dự báo các kịch bản Biến đổi khí hậu
toàn cầu và nƣớc biển dâng. Hầu hết các công trình đều sử dụng dự báo của IPCC,
UNDP, WB có đề cập đến vùng Nam Á, Đông Nam Á và Việt Nam nhƣng ở mức
độ sơ bộ trên phạm vi rộng. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2003) [1], Thông báo đầu tiên của Việt Nam
cho công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Bản dự thảo chương trình Quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu trình Chính phủ. Nhận định xu thế biến đổi khí hậu ở
Việt Nam: Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC vào năm 2100.
Lƣợng mƣa có xu thế biến đổi không đồng đều giữa các vùng, có thể tăng (từ 0%
đến 10%) vào mùa mƣa và giảm (từ 0% đến 5%) vào mùa khô. Tính biến động của
mƣa tăng lên.

11



- Nguyễn Đức Ngữ (2008) [6], Biến đổi khí hậu và khô hạn, hoang mạc hóa,
Báo cáo tại Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam,
Hà Nội, 26-29/2/2008.
- Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Đức Ngữ, Trần Thục (2008) [8], Biến đổi khí
hậu Việt Nam và giải pháp ứng phó, Viện Khí tƣợng Thủy văn, Hà Nội.
- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam.
- Phan Văn Tân, 2009-2010 [10] , Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu
toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự
báo và giải pháp chiến lược ứng phó. Đề tài cấp Nhà nƣớc, mã số KC08.29/06-10.
Dựa trên các nghiên cứu đó, một cách tổng quan, biến đổi khí hậu ở Việt Nam
có những điểm đáng lƣu ý sau:
- Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình năm
ở Việt Nam đã tăng lên 0,7oC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961
- 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trƣớc đó (1931 - 1960). Nhiệt độ
trung bình năm của thập kỷ 1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh đều
cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 – 1940 lần lƣợt là 0,8; 0,4 và 0,6oC. Năm
2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ
1931 – 1940 là 0,8 – 1,3oC và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000 là 0,4 – 0,5oC.
- Lƣợng mƣa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lƣợng mƣa trung bình
năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 – 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các
vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Trên lãnh thổ
Việt Nam, xu thế biến đổi của lƣợng mƣa cũng rất khác nhau giữa các khu vực.
- Mực nƣớc biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm
Cửa Ông và Hòn Dấu cho thấy, mực nƣớc biển trung bình đã tăng lên khoảng
20cm.
- Số đợt không khí lạnh ảnh hƣởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập
kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16
đợt không khí lạnh, bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trƣờng hợp có số đợt


12


không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI-III) thấp dị thƣờng (0-1 đợt) cũng rơi
vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị
thƣờng gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu là đợt
không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm
2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.
- Bão: Những năm gần đây, số cơn bão có cƣờng độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo
bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều
cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thƣờng hơn.
- Số ngày mƣa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 –
1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.
Các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến sự biến đổi của các hiện tƣợng và các yếu
tố khí hậu. Hoặc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng, rủi ro do tác động của BĐKH đến
các lĩnh vực khác nhau và các phƣơng án thích ứng với BĐKH. Mặc dù chƣa có
những nghiên cứu môt cách có hệ thống tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi
mùa khí hậu song cũng có một số bài báo đăng trên các tạp chí, hoặc các báo cáo tại
các hội nghị khoa học đề cập đến vấn đề này. Chẳng hạn ngƣời ta đã nhận thấy dấu
hiệu của sự dịch chuyển theo thời gian và không gian của phân bố lƣợng mƣa, của
quỹ đạo bão hoặc đã chỉ ra đƣợc sự biến đổi trong cƣờng độ của chúng. Tuy nhiên
những nghiên cứu về sự biến đổi mùa khí hậu ở Việt Nam còn rất ít, đặc biệt sự
biến đổi mùa cho từng tiểu vùng khí hậu gần nhƣ là chƣa có. Tại khu vực Đông Bắc
Việt Nam, chƣa có công trình nghiên cứu nào về biến đổi mùa khí hậu. Do đó luận
văn hƣớng đến vấn đề quan trọng này.

13



CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU
2.1 . Số liệu nghiên cứu
Khu vực Đông Bắc Việt Nam (sau đây gọi tắt là khu vực Đông Bắc) là một
phần phía Đông Bắc Bộ, bao gồm một phần đồng bằng duyên hải Bắc Bộ (Quảng
Ning, Hải Phòng), miền núi và trung du phía đông dãy Tam Đảo cũng nằm trong số
đó (Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh). Vùng này có đặc điểm địa hình
phía nam tƣơng đối bằng phẳng và thấp (đồng bằng duyên hải Bắc Bộ). Phía đông
bắc có các dãy núi với độ cao1000 m ÷ 2000 m, nằm theo hình nan quạt trên các
hƣớng Đông Bắc-Tây Nam, Bắc-Nam, rồi Bắc Tây Bắc-Nam Đông Nam, chụm lại
hƣớng về phía dãy núi Tam Đảo (đó là cánh cung Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn,
sông Gâm, và kết thúc là dãy Tam Đảo, tạo thành các sƣờn dẫn gió mùa Đông Bắc
và gió Bắc thƣờng thổi về mùa đông. Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc bộ về phía
Đông Nam, phía Tây đƣợc chắn bởi dãy Tam Đảo cao hơn 2000 m, nên chịu ảnh
hƣởng của khí hậu Đại dƣơng… Vì vậy, khu vực Đông Bắc chịu ảnh hƣởng trực
tiếp của bão nhiệt đới, về mùa hè, ít chịu ảnh hƣởng của gió Lào (gió fơn).

Hình 2.1: Bản đồ các trạm khí tƣợng khu vực Đông Bắc Việt Nam

14


Trong luận văn này sử dụng số liệu nhiệt độ trung bình ngày và tổng lƣợng
mƣa mƣa ngày quan trắc tại 12 trạm tại khu vực Đông Bắc từ năm 1971 tới 2010.
Danh sách các trạm bao gồm: Bắc Giang, Bảo Lạc, Bãi Cháy, Cao Bằng, Đình Lập,
Hữu Lũng, Lạng Sơn, Lục Ngạn, Móng Cái, Nguyên Bình, Phủ Liễn, Sơn Động.
File số liệu đƣợc định dạng ở dạng Excel với hàng ngang là các tháng và hàng dọc
là các ngày trong tháng. Số liệu nhiệt độ cao nhất Tx và nhiệt độ thấp nhất Tm cũng
đƣợc sử dụng trong luận văn.
Bảng 2.1 Vị trí và độ cao các trạm quan trắc trong khu vực Đông Bắc Việt Nam


STT

Trạm

Kinh độ

Vĩ độ

Độ cao

(độ kinh đông)

(độ vĩ bắc)

(m)

1

Bắc Giang

106.2

21.28

8.0

2

Bãi Cháy


107.04

20.58

37.9

3

Bảo Lạc

105.4

22.57

210.0

4

Cao Bằng

106.15

22.40

244.1

5

Đình Lập


108.0

21.32

191.0

6

Hữu Lũng

106.35

21.5

41.0

7

Lạng Sơn

106.46

21.50

257.9

8

Lục Ngạn


106.33

21.23

14.6

9

Móng Cái

107.58

21.31

6.9

10

Nguyên Bình

105.57

23.39

531.0

11

Phù Liễn


106.38

20.48

113.0

12

Sơn Động

106.5

21.2

59.0

15


Hình 2.2. Định dạng của file số liệu nhiệt độ và lƣợng mƣa của các trạm

2.2 . Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này sử dụng 2 phƣơng pháp phân tích chính đó là phƣơng
pháp bản đồ và phƣơng pháp hồi quy tuyến tính đơn biến. Phƣơng pháp bản đồ giúp
đƣa ra những nhận xét về xu thế thay đổi của nhiệt độ, lƣợng mƣa, của mùa khí hậu
theo không gian qua các thập kỉ, còn phƣơng pháp hồi quy đƣợc sử dụng nhằm xác
định những xu thế tăng hoặc giảm của cả nhiệt độ và lƣợng mƣa một cách định
lƣợng thông qua hệ số a của phƣơng trình hồi quy. Ngoài ra, phƣơng pháp xác định
mùa, thời điểm bắt đầu, kết thúc mùa đƣợc sử dụng để nghiên cứu sự biến đổi mùa
theo thời gian

2.2.1. Phương pháp bản đồ
Phƣơng pháp bản đồ là phƣơng pháp đƣợc sử dụng từ lâu trong việc phân tích
các trƣờng khí quyển. Phƣơng pháp này giúp đƣa ra góc nhìn trực quan về xu thế

16


biến đổi của các trƣờng đƣợc phân tích, tuy nhiên phƣơng pháp này đòi hỏi ngƣời
phân tích phải có nhiều kinh nghiệm để nhận định vấn đề.
2.2.2. Phương pháp hồi quy tuyến tính đơn biến
Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng rất phổ biến trong khí tƣợng để đánh giá,
phân tích các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu với các đặc trƣng thống kê, cũng có thể
đƣợc sử dụng để xây dựng các phƣơng trình dự báo. Do mục đích của luận văn này
chỉ dừng lại ở phân tích các xu thế biến đổi của nhiệt độ và lƣợng mƣa trong quá
khứ, do đó luận văn chỉ đề cập đến phƣơng pháp hồi quy xu thế tuyến tính đơn biến.
Đây cũng là một trong những phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng trong việc nghiên
cứu dao động khí hậu.

Hình 2.3. Đồ thị hồi quy tuyến tính
Trƣớc hết , từ chuỗi số liệu lƣợng mƣa ngày của các trạm, đã thành lập chuỗi
lƣợng mƣa tích lũy cho từng năm. Trên cơ sở đó, các phƣơng trình hồi qui tuyến
tính một biến dạng

đã đƣợc xác định, trong đó y là lƣợng mƣa tích

lũy từng năm của mỗi trạm, t là số thứ tự năm,
xác định bởi :

17




là các hệ số hồi qui đƣợc


Xu thế tăng, giảm của chuỗi lƣợng mƣa năm đƣợc xác định bởi dấu và trị số
tuyệt đối của hệ số góc

của phƣơng trình hồi qui. Hệ số

dƣơng (hoặc âm) cho

biết xu thế tăng ( hoặc giảm) của lƣợng mƣa năm trong giai đoạn xem xét, đồng thời
giá trị tuyệt đối của hệ số

càng lớn có nghĩa xu thế biến đổi càng mạnh.

2.2.3 Phương pháp xác định mùa, thời điểm bắt đầu, kết thúc mùa
Căn cứ vào những nghiên cứu trong khí hậu đã và đang đƣợc sử dụng [9, 11,
14], trong luận văn sử dụng một số khái niệm sau:
- Các tháng mùa lạnh: gồm 6 tháng từ tháng XI năm trƣớc đến tháng IV năm sau.
- Các tháng mùa đông: gồm 3 tháng XII- I- II.
- Tháng đặc trƣng của mùa đông: tháng I.
- Các tháng mùa nóng: gồm 6 tháng từ tháng V đến tháng X.
- Các tháng mùa hè: gồm 3 tháng VI-VII-VIII,
- Tháng đặc trƣng của mùa hè: tháng VII.
- Thời điểm bắt đầu mùa đông đƣợc xác định là pentad đầu tiên trong tháng
mƣời hoặc tháng mƣời một có nhiệt độ trung bình của pentad đó nhỏ hơn 18oC.
Thời điểm kết thúc mùa đông đƣợc xác định là pentad đầu tiên trong tháng ba hoặc
tháng tƣ có nhiệt độ trung bình 2 pentad liên tiếp đạt trên 18oC. Giá trị này đƣợc lựa

chọn là ngƣỡng khi nhiệt độ khí quyển hạ xuống do xâm nhập lạnh và cũng là nhiệt
độ đặc trƣng của mùa đông.
- Thời điểm bắt đầu mùa hè đƣợc xác định là pentad đầu tiên trong tháng tƣ
hoặc tháng năm có nhiệt độ trung bình của pentad đó lớn hơn 25oC. Thời điểm kết
thúc mùa hè đƣợc xác định là pentad cuối cùng trong tháng chín hoặc tháng mƣời
có nhiệt độ trung bình của pentad đó lớn hơn 25oC. Giá trị này đƣợc lựa chọn là
ngƣỡng nhiệt độ của miền nhiệt đới và cũng là nhiệt độ đặc trƣng của mùa hè.
- Thời điểm bắt đầu mùa mƣa tại Đông Bắc trong luận văn này đƣợc xác định
là pentad (5 ngày) đầu tiên của tháng tƣ, tháng năm, ở đó lƣợng mƣa trung bình
pentad lớn hơn hoặc bằng lƣợng mƣa trung bình pentad năm. Trong pentad đó, số
ngày mƣa trên 10 mm/ngày đạt ít nhất 2 ngày, tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo sự

18


xuất hiện của mƣa kéo dài. Tiêu chuẩn pentad trong tháng tƣ, tháng năm nhằm loại
đi những đợt mƣa dị thƣờng ở các tháng mùa đông, không phải là mƣa mùa hè.
- Thời điểm kết thúc mùa mƣa đƣợc định nghĩa là pentad đầu tiên trong Tháng
Chín, Tháng Mƣời hoặc Tháng Mƣời Một sao cho lƣợng mƣa tổng của pentad đó và
pentad liền sau đó nhỏ hơn lƣợng mƣa trung bình pentad năm. Khoảng thời gian 10
ngày nhằm đảm bảo không xác định nhầm ngày kết thúc này với các giai đoạn gián
đoạn của mùa mƣa.
- Để nghiên cứu sự biến đổi thời điểm xuất hiện nhiệt độ cực trị trong mùa,
luận văn đƣa ra khái niệm pentad mùa. Pentad mùa là khoảng thời gian 5 ngày liên
tiếp, tính từ ngày bắt đầu mùa đến ngày kết thúc mùa.

19


CHƢƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI MÙA KHÍ HẬU Ở KHU VỰC

ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

3.1. Kết quả phân tích trƣờng nhiệt độ
3.1.1. Biến đổi của nhiệt độ mùa
Do các đặc điểm địa lý, nhiệt độ của khu vực Đông Bắc khá thấp trong mùa
đông do chịu tác động của xâm nhập lạnh, nhƣng lại không quá cao trong mùa hè
do địa hình núi cao ở phía bắc và giáp biển ở phía nam. Các giá trị nhiệt độ trung
bình đƣợc biểu diễn trong Bảng 3.1 cho thấy khu vực này có nhiệt độ trung bình
năm thấp nhất so với cả nƣớc, dao động trong khoảng 22oC tới 23oC. Nhiệt độ đo
đƣợc thấp nhất vào ba Tháng: Tháng Mƣời Hai, Tháng Một, Tháng Hai với giá trị
dao động từ khoảng 13oC tới 18oC. Mặt khác, nhiệt độ cao nhất đo đƣợc từ Tháng
Sáu tới Tháng Tám với nhiệt độ trong khoảng 26oC tới 29oC. Có thể thấy khu vực
Đông Bắc Bắc Bộ có sự dao động nhiệt độ giữa các mùa tƣơng đối lớn, chênh lệch
giữa Tháng có nhiệt độ cao nhất với Tháng có nhiệt độ thấp nhất xấp xỉ 13oC. Với
nhiệt độ không quá cao vào mùa hè, hiện tƣợng nắng nóng rất ít xảy ra tại khu vực
này, nhƣng lại thƣờng xuyên xuất hiện hiện tƣợng rét đậm, rét hại kéo dài trong các
Tháng mùa đông. Đặc biệt thời gian gần đây, các đợt lạnh kéo dài lâu hơn và nhiệt
đột hạ xuống thấp hơn, ví dụ nhƣ đợt rét kỉ lục kéo dài 38 ngày xảy ra năm 2008
hay đợt rét kéo dài gần 21 ngày năm 2011 với nhiệt độ giảm xuống 7oC. Sự xuất
hiện dƣờng nhƣ thƣờng xuyên hơn và khắc nghiệt hơn của các đợt rét này đã cho
thấy những xu hƣớng trong sự thay đổi của hình thế nhiệt độ tại Đông Bắc. Trong
bối cảnh biến đổi nhiệt độ chung toàn cầu, có thể thấy đây cũng có thể coi là những
tín hiệu của biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ở quy mô địa phƣơng tại các vùng
của Việt Nam.

20


Bảng 3.1. Nhiệt độ tháng và năm các trạm khu vực nghiên cứu
giai đoạn 1971-2010.

Tên
trạm
Bắc
Giang

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm


15.9

17.3

20.2

24.0

27.1

29.1

28.4

27.6

27.0

25.4

21.2

17.7

23.4

Bãi Cháy

16.2


17.1

19.5

23.3

26.8

28.5

28.6

27.9

27.0

24.8

21.2

17.9

23.2

Bảo Lạc

14.5

17.2


20.3

24.1

26.4

27.5

27.6

27.1

25.9

22.7

18.8

15.4

22.3

Cao
Bằng

13.8

15.0


18.2

22.2

24.9

26.2

27.2

26.8

25.4

22.6

18.5

15.1

21.3

Đinh Lập 14.1

15.9

18.7

22.5


25.6

27.0

27.1

26.5

25.3

22.7

18.9

15.4

21.6

15.3

16.9

19.3

23.2

27.0

28.5


28.5

27.9

26.8

24.2

20.3

16.9

22.9

13.1

14.8

18.0

22.2

25.4

26.9

27.1

26.6


25.1

22.2

18.1

14.7

21.2

16.2

17.5

20.5

24.6

27.6

28.9

29.1

28.5

27.2

24.4


21.0

17.7

23.6

12.6

14.3

17.7

21.7

24.5

26.0

26.0

25.5

24.0

21.4

17.3

13.8


20.4

Phủ Liễn

16.3

17.1

19.4

23.0

26.4

28.2

28.4

27.7

26.8

24.5

21.2

18.1

23.1


Sơn
Đông

15.6

17.2

20.2

24.1

27.1

28.3

28.2

27.5

26.3

24.1

20.3

16.8

23.0

Hữu

Lũng
Lạng
Sơn
Lục
Ngạn
Nguyên
Bình

Nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm của các trạm Đông Bắc đƣợc
biểu diễn trong Bảng 3.1. Có thể thấy, nhiệt độ trung bình năm tại nơi đây dao động
từ 21oC tới 23oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất là Tháng Một với nhiệt độ dƣới 15oC
và tháng có nhiệt độ cao nhất là Tháng Bẩy với nhiệt độ khoảng 28oC. Sự chênh
lệch nhiệt độ giữa 2 tháng liền kề nhau là không thật sự lớn, khoảng 2 đến 4 oC. Do
đó, quá trình chuyển từ mùa đông sang mùa hè ở nơi đây không thật sự rõ ràng. Nếu
lấy nhiệt độ lớn hơn 25oC là các tháng mùa hè và nhỏ hơn 18oC là các tháng mùa
đông, thì có thể nhận định, mùa đông tại Đông Bắc kéo dài từ Tháng Mƣời Một tới
Tháng Ba, còn mùa hè bắt đầu từ Tháng Tƣ và kết thúc vào Tháng Mƣời. Tất nhiên,
sự phân chia này mang tính khí hậu và làm tham chiếu để tính toán các quá trình
biến đổi mùa diễn ra trong thập kỉ gần đây.
Xu thế tuyến tính của nhiệt độ trung bình năm của các trạm Đông Bắc giai
đoạn 1971-2010 đƣợc biểu diễn trong Hình 3.1. Xu thế chung đƣợc nhận thấy rất rõ
nét ở tất cả các trạm là sự tăng của nhiệt độ bề mặt trong toàn bộ giai đoạn. Đây có
21


thể coi là một bằng chứng rõ nét nhất của sự ấm lên trên phạm vi khu vực đang diễn
ra tại Việt Nam. Các trạm có xu thế tăng mạnh nhất là Hữu Lũng và Bãi Cháy. Các
trạm còn lại xu thế tăng là tƣơng đối giống nhau, chỉ trừ trạm Bắc Giang có xu thế
tăng không thật rõ ràng. Mặc dù trong suốt giai đoạn chứng kiến hai đợt giảm mạnh
của nhiệt độ bề mặt vào những năm 1981-1986 và 1996-2000, tuy nhiên xu thế

chung vẫn là xu thế tăng do có các đợt tăng nhiệt độ rất mạnh vào các năm 1980,
1986, 1991 và 2001. Xu thế tăng của nhiệt độ là ổn định trong suốt 3 thập kỉ đầu,
tuy nhiên trong thập kỉ thứ 4, xuất hiện các đợt giảm mạnh của nhiệt độ vào cuối
thập kỉ. Các đợt giảm mạnh của nhiệt độ này do những đợt rét kỉ lục gây lên, điển
hình là các đợt rét năm 2008 và năm 2009. Điều này khiến cho mức tăng có nhiệt
độ có xu thế chậm hơn trong thập kỉ này so với các thập kỉ trƣớc đó. Những quá
trình thay đổi của trƣờng nhiệt độ đƣợc nhận thấy ở hầu hết các trạm diễn ra trong
giai đoạn dài nên có thể khẳng định khu vực Đông Bắc đang diễn ra quá trình biến
đổi khí hậu khá rõ nét.

22


Hình 3.1. Xu thế tuyến tính của nhiệt độ trung bình năm của khu vực
nghiên cứu giai đoạn 1971-2010.

23


Bảng 3.2. Phƣơng trình xu thế tuyến tính của nhiệt độ trung bình năm của
các trạm Đông Bắc giai đoạn 1971-2010

Tên trạm

Phƣơng trình xu thế

1.

Bắc Giang


y = 0.014x + 23.15

2.

Bãi Cháy

y = 0.027x + 22.72

3.

Bảo Lạc

y = 0.023x + 21.85

4.

Cao Bằng

y = 0.024x + 21.18

5.

Đinh Lập

y = 0.021x + 21.25

6.

Hữu Lũng


y = 0.037x + 22.36

7.

Lạng Sơn

y = 0.024x + 20.71

8.

Lục Ngạn

y = 0.023x + 23.17

9.

Nguyên Bình

y = 0.016x + 20.1

10.

Phủ Liễn

y = 0.022x + 22.66

11.

Sơn Động


y = 0.018x + 22.66

STT

Dựa vào phƣơng trình hồi quy tuyến tính của nhiệt độ trung bình năm theo
thời gian của các trạm tại Đông Bắc biểu diễn trong Hình 3.1 có thể thấy, xu thế
tăng của nhiệt độ diễn ra trên toàn bộ các trạm với hệ số a của tất cả các phƣơng
trình hồi quy đều là dƣơng, dao động trong khoảng từ 0.014 tới 0.027. Các trạm ở
khu vực đồng bằng thƣờng có mức độ tăng nhiệt độ mạnh hơn so với các trạm có
địa hình đồi núi.
3.1.1.1. Mức độ biến động của nhiệt độ trung bình 6 tháng mùa lạnh

24


Hình 3.2 .Xu thế tuyến tính của nhiệt độ trung bình 6 tháng mùa lạnh
của các trạm Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1971-2010.

25


×