Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH TRỊ học tư TƯỞNG CHÍNH TRỊ mác lê NIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.63 KB, 27 trang )

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NINn
MỞ ĐẦU
Mục đích yêu cầu: Nắm vững những nguyên tắc mác-xít cơ bản về
chính trị và vận dụng chúng vào việc nhận thức các vấn đề lý luận chính trị,
vào việc nhận thức và giải quyết những vấn đề chính trị thực tiễn của công
cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Nội dung của chuyên đề:
1. Tư tưởng chính trị Mác - Lênin - sự hình thành và phát triển
2. Tư tưởng Mác - Lênin về chính trị và chính trị tư sản
3. Tư tưởng Mác - Lênin chính trị vô sản
4. Đặc điểm của tư tưởng chính trị Mác - Lênin
5. Một số luận điểm chính trị chủ yếu của Mác - Lênin
1. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - SỰ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN

1.1. Hoàn cảnh lịch sử của sự hình thành tư tưởng chính trị Mác - Lênin
Những quan điểm chính trị được Mác và Ăngghen nêu ra là kết quả của
quá trình tư duy lý luận, thừa kế những tinh hoa của các nhà tư tưởng, các nhà
chính trị lỗi lạc của nhân loại, kết hợp với quá trình tham gia vào thực tiễn
đấu tranh cách mạng sôi động của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Muốn tìm hiểu những quan điểm tư tưởng của một thời đại nào đó trước hết
phải xuất phát từ những điều kiện kinh tế - xã hội của thời đại đó. Mác và
Ăngghen đã sống và hoạt động trong những điều kiện kinh tế - xã hội (chủ
yếu là các nước Tây Âu và Bắc Mỹ) sau đây:
(1) Chủ nghĩa tư bản đã chiến thắng chế độ phong kiến lỗi thời, giành
được chính quyền từ tay giai cấp phong kiến quý tộc, nhờ sức mạnh của kinh
tế với việc lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ mà giành được thắng lợi về
chính trị, chính quyền nhà nước đã thuộc về giai cấp tư sản. (Nêu khái quát vè
một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như Hà Lan, Anh, Mỹ và Pháp).

1




(2) Sự hình thành thị trường thế giới, sự phát triển tự do cạnh tranh, các
cuộc khủng hoảng kinh tế, sự phát triển và sự tập trung sản xuất, sự tăng
cường bóc lột, áp bức đối với giai cấp vô sản.
(3) Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản có sự phát triển mạnh
mẽ. Giai cấp công nhân ngày càng tỏ ra là một lực lượng chính trị độc lập,
tách rời khỏi sự chỉ đạo, thao túng của giai cấp tư sản, tiến hành đấu tranh
chống lại chính kẻ thù của giai cấp mình chứ không còn đấu tranh chống lại
"kẻ thù của kẻ thù mình" như trước nữa. Các cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên
của giai cấp vô sản ở các trung tâm công nghiệp của Pháp, Anh, Đức ngay từ
đầu đã mang tính chính trị.
Ở Pháp có các cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt Li-ông (1831-1834).
1831: Từ bãi công biến thành khởi nghĩa đấu tranh vũ trang. Thành lập các
Ủy ban công nhân giám sát hoạt động của thị trưởng. 1834: Cuộc khởi nghĩa
lần thứ hai ở Li-ông, đòi thành lập nước Cộng hòa dân chủ và bảo đảm "các
quyền tự nhiên"cho nhân dân lao động.
Ở Anh Phong trào Hiến chương nêu ra 6 yêu sách về chế độ bầu cử
mới. Thoạt đầu thành phần xã hội của phong trào không đồng nhất (công
nhân lực lượng chính, cùng tham gia có bộ phận cấp tiến tiến của giai cấp tư
sản và tiểu tư sản). Trong hoàn cảnh đấu tranh quyết liệt của phong trào,
những thành phần tư sản rút lui ra khỏi phong trào. Thời kỳ từ 1836 đến 1842
đã đựơc Mác đánh giá là thời kỳ đấu tranh tự giác nhất của giai cấp công nhân
trong phong trào Hiến chương. Ph.Ăngghen nhận định rằng trong phong trào
đó, "toàn bộ giai cấp công nhân đứng dậy chống giai cấp tư sản, tiến công
trước hết vào chính quyền của giai cấp tư sản, tiến công vào bức tường pháp
luật mà giai cấp tư sản dùng để bảo hộ mình. (Ph.Ăngghen, Tình cảnh của
giai cấp lao động ở Anh - C.Mác-Ph.Ăngghen, Toàn tập, T2, Nxb Chính trị
Quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1995, tr.611-612). Lênin nhận xét, đó là "phong
trào cách mạng - vô sản to lớn đầu tiên, thật sự có tính chất chính trị.".

Ở Đức có cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Công nghiệp Xi-lê-di năm 1844
là cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên của giai cấp công nhân Đức. Mặc dù cuộc
khởi nghĩa lúc đầu dường như chỉ mang hình thức đấu tranh kinh tế nhưng ý
nghĩa của cuộc khởi nghĩa lại là ở chỗ giai cấp công nhân Đức đã có "ý thức
giác ngộ giai về bản chất của giai cấp vô sản".
Các cuộc khởi nghĩa của giai cấp công nhân phản ánh sự bắt đầu của một
quá trình giai cấp vô sản nhận thức được sức mạnh của mình về vật chất và tinh
thần, đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập chống lại giai cấp tư sản.
2


Các cuộc khởi nghĩa nói nên trên đã chứng minh cho công nhân thấy
rằng sức mạnh của họ là ở sự đoàn kết, ở sự thống nhất. Kết quả thực sự của
những cuộc đấu tranh này chủ yếu không chỉ là những kết quả về mặt kinh tế,
mà là "sự đoàn kết ngày càng rộng của những người lao động", là sự trưởng
thành của giai cấp vô sản về mọi mặt, đưa cuộc đấu tranh của họ ngày càng
trở thành cuộc đấu tranh chính trị. Mác nhận xét: "Để đánh giá đúng ý nghĩa
của các cuộc bãi công và các tổ chức liên minh của công nhân, chúng ta
không phải được để cho mình bị lừa dối bởi cái vẻ bề ngoài không đáng kể
của những kết quả kinh tế mà các cuộc bãi công đem lại mà, trước hết, phải
chú ý đến những ảnh hưởng tinh thần và chính trị của chúng. (C.Mác, Chính
sách của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ - C. Mác-Ph.Ăngghen, Toàn tập, Toàn tập,
T.9, Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.224).
Sự phát triển của phong trào đã nảy sinh một nhu cầu tất yếu, cần có
một lý luận - một hệ thống quan điểm chính trị chỉ ra cho một giai cấp công
nhân cần phải đấu tranh như thế nào, đấu tranh vì cái gì, mục đích trước mắt
và mục tiêu lâu dài của cuộc đấu tranh đó là gì.
1.2. Cuộc đấu tranh về lý luận chính trị của C. Mác, Ăngghen và Lênin
1.2.1. C. Mác, Ph. Ăngghen và cuộc đấu tranh chống các trào lưu tư
tưởng chính trị phong kiến, tư sản, tiểu tư sản núp dưới ngọn cờ CNXH

Chủ nghĩa vô chính phủ (một trong những người sáng lập chủ nghĩa vô
chính phủ là Pruđông Pie Giôdép, 1809 - 1865, nhà hoạt động chính trị tiểu tư
sản, người Pháp (xem “Sự khốn cùng triết học” của C. Mác trả lời cuốn “Triết
học về sự khốn cùng của ông Pruđông”và khuynh hướng vô chính phủ của
phái Dân tuý Nga, phái phủ nhận chủ nghĩa Mác, phủ nhận chuyên chính vô
sản, do Bacunin (1814 - 1876) đứng đầu):
Phản đối các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân từ bãi công đến đấu
tranh chính trị giành chính quyền từ tay giai cấp tư sản.
Phủ nhận hoàn toàn sự cần thiết tất yếu của cuộc đấu tranh chính trị của
giai cấp vô sản.
Muốn biến trật tự xã hội tư bản thành trật tự xã hội công bằng bằng
việc cải cách những quan hệ trao đổi, xoá bỏ những mâu thuẫn của trật tự
TBCN, tiến tới xây dựng một trật tự xã hội mới - một xã hội bao gồm những
người sản xuất hàng hóa nhỏ độc lập, liên kết với nhau bởi một hệ thống trao
đổi trực tiếp và công bằng.
3


Chủ nghĩa cộng sản không tưởng thế kỷ XIX (Vâytơlinh Vinhem, 1808
- 1871, nhà lý luận đầu tiên của Đức về CNXH không tưởng thé kỷ XIX):
Chủ trương giai cấp vô sản cần tiến hành cuộc cách mạng bằng sự nổi loạn tự
phát, từ đó đi tới một xã hội cộng sản chủ nghĩa công bằng. "Lý trí" "bản
tính", "công lý" kết hợp tôn giáo có thể dấy nên sự nổi dậy của quần chúng.
Kêu gọi thực hiện chủ nghĩa cộng sản ngay lập tức.
Quan điểm của Lui Bơlăng (L.Ôguýtxtơ, 1805 - 1881, một trong hai đại
biểu công nhân trong chính phủ lâm thời tư sản sau cách mạng tháng hai năm
1848 ở Pháp): Chủ trương xoá bỏ ách bóc lột TBCN bằng con đường mưu
phản của một số người có tinh thần cách mạng. Trong điều kiện của CNTB có
thể thực "Tổ chức lao động" và xây dựng CNXH dưới hình thức các xưởng
quốc gia và các loại hội sản xuất của công nhân và thợ thủ công. Ảo tưởng về

"CNXH không giai cấp"và "chính sách không giai cấp".
Mác và Ăngghen chỉ rõ những lý luận trên:
(1) "Một lý luận chưa thành thục thích ứng với một nền sản xuất TBCN
chưa thành thục, với những quan hệ giai cấp chưa thành thục”.
(2) “Phương pháp giải quyết những vấn đề xã hội còn bị che dấu trong
quan hệ kinh tế chưa phát triển, cho nên nó chỉ có thể phát minh, sáng tạo ra
bằng cái đầu". (Cả 2 ý trên xem: C.Mác-Ph.Ăngghen, Tuyển tập, Tập I, II, Sự
thật, Hà Nội, 1971, tr.145).
(3) Những quan điểm phản ánh nguyện vọng của giai cấp vô sản còn
chưa phát triển. Lý luận trên chưa có mối quan hệ chặt chẽ với giai cấp công
nhân và phong trào công nhân.
(4) Mới thấy sự cần thiêt phải xoá bỏ bất bình đẳng, nhưng chưa biết
phải làm thế nào. Không hiểu vai trò, sứ mệnh lịch sủ của giai cấp vô sản. Các
trào lưu tư tưởng trên thực chất là phủ nhận đấu tranh giai cấp của giai cấp vô
sản, phủ nhận sự cần thiết phải có Đảng cộng sản.
(5) Mác và Ăngghen phê phán toàn diện những quan điểm triết học,
quan điểm kinh tế và những kết luận chính trị rút ra từ những quan niệm trên
và chứng minh rằng trong cuộc đấu tranh chống tư bản, giai cấp vô sản phải
được tổ chức lại thành một giai cấp độc lập và phải tiến hành cuộc đấu tranh
chính trị chống lại giai cấp tư sản.
Các giai đoạn hình thành hệ thống tư tưởng lý luận chính trị của Mác,
Ăngghen qua ba giai đoạn, (1) từ trẻ đến 1848 - giai đoạn hình thành, (2) từ
4


1848 đến 1871 - Công xã Pari - giai đoạn phát triển, (3) từ 1871 đến cuối đời giai đoạn có những bổ sung và phát trển.
1.2.2. V.I. Lênin và cuộc đấu tranh bảo vệ, phát triển tư tưởng chính trị
của chủ nghĩa Mác
(1) V.I.Lênin (1870-1924) đã bảo vệ thành công chủ nghĩa Mác, chủ
nghĩa xã hội khoa học trước những xuyên tạc, những sự phản bội của chủ

nghĩa xét lại và chủ nghĩa cơ hội đủ mọi loại trong thời kỳ CNTB tự do cạnh
tranh đã chuyển sang CNTB độc quyền lũng đoạn nhà nước và CNĐQ vào
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và là thời kỳ của cách mạng vô sản:
Phê phán và vạch trần những mưu toan tầm thường hóa chủ nghĩa Mác,
làm mất đi sinh khí khoa học và ý nghĩa cách mạng của chủ nghĩa Mác bởi
quan niệm giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm, tính thực dụng thiển cận, tính
phô trương hình thức.
(2) Lênin là người đầu tiên, đã từ lý luận khoa học mác - xít tiến hành
thành công cuộc Cách mạng tháng Mười và xây dựng nhà nước XHCN đầu
tiên trên thế giới - mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.
(3) Lênin là người đã khai phá và thể nghiệm lý thuyết "phát triển rút
ngắn" tới CNXH trong thực tiễn, là tác giả của "chính sách kinh tế mới"thay
thế "quá độ trực tiếp" sang "quá độ gián tiếp" tới CNXH phù hợp với hoàn
cảnh và trình độ của các nước chưa phát triển. Xác định việc chuyển nhiệm vụ
trọng tâm chuyển từ đấu tranh lật đổ sang đấu tranh xây dựng, mà trọng tâm
là phát triển kinh tế - chính trị có nghĩa là biểu tập trung của kinh tế. Phát
triêrn kinh tế, nâng cao năng suất lao động là cái quyết định thắng lợi của chế
độ chính trị XHCN.
(4) Lênin là một nhà cách tân vĩ đại đầu tiên trong lịch sử CHXH hiện
thực, là một kiểu mẫu về nhận thức, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác một
cách khoa học và cách mạng, đặc biệt là về mặt chính trị.
(5) Những tư tưởng, quan niệm, những sự phân tích và bình luận của
Lênin về chính trị bao quát trên hai phương diện của cùng một vấn đề. Đó
chính là cuộc đấu tranh giai cấp, tiến hành cách mạng chính trị để giành
quyền lực về tay giai cấp công nhân và việc giai cấp công nhân cùng với
quần chúng lao động đấu tranh để giữ vững và thực thi quyền lực của mình
trong quá trình xây dựng CNXH.
5



Tư tưởng chính trị của Lênin có một giá trị và ý nghĩa đặc biệt cả về hai
phương diện lôgíc và lịch sử, bởi nó gắn liền với cách mạng tháng Mười, với
CNXH hiện thực, với thời đại lịch sử mới, với xu hướng và triển vọng của
bước quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN mà các dân tộc đang lựa chọn
như một tất yếu lịch sử.
2. TƯ TƯỞNG MÁC - LÊNIN VỀ CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN

2.1. Quan niệm của Mác - Lênin về chính trị
Chính trị, tiếng Hy lạp là politika, có nguồn gốc từ chữ polis, có nghĩa là
nhà nước, thành bang. Chính trị là việc giải quyết trực tiếp hoặc gián tiếp những
vấn đề có liên quan đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp hoặc nhóm xã hội.
Từ thời cổ đại nhiều nhà tư tưởng lớn ở cả phương Đông và phương
Tây đã để tâm suy nghĩ và trăn trở về chính trị, cố gắng làm sáng tỏ bản chất
của nó. Từ thực tế lịch sử, người cổ đại giải thích các hiện tượng chính trị một
cách lý tưởng hóa về những hình thức, tổ chức chính trị một cách hoàn thiện
và cân đối. Chính trị là lĩnh vực hoạt động nhằm định hướng việc điều hành
các hoạt động phức tạp của quốc gia, chính trị là cai trị.
Trong đêm trường trung cổ khi thần quyền câu kết với thế quyền thống
trị xã hội, thì chính trị được coi là lãnh địa riêng của giáo hội và tầng lớp quí
tộc phong kiến. Người ta đã giải thích chính trị dưới các lớp vỏ bọc của tôn
giáo trừu tượng và phi lịch sử. Tham gia vào các hoạt động chính trị, chỉ có thể
là những người giàu có, giới thượng lưu và tinh hoa trong xã hội. Nhân dân
lao động không thể tham gia vào các công việc chính trị, công việc nhà nước.
Sự phân chia xã hội thành các tầng lớp, giai cấp, đẳng cấp giàu nghèo là do ý
Chúa. Nhà nước không gì khác hơn là sản phẩm của sự sáng tạo của đấng Tối
cao.
Đến thời đại Phục Hưng và Ánh Sáng (các thế kỷ XVII - XVIII) thế
quyền - quyền lực thế tục được giải phóng khỏi thần quyền. Theo đó, Nhà
nước - nội dung chủ yếu của chính trị - được coi là sản phẩm do chính con
người tạo nên thông qua các khế ước xã hội. Giai cấp tư sản, một mặt, đề cao

chính trị trừu tượng như là sự tham gia của tất cả mọi người vào các hoạt
động chính trị; mặt khác, lại ra sức đề cao và chiếm đoạn bằng được quyền
độc tôn giải quyết các vấn đề chính trị. Theo đó, chỉ giai cấp tư sản mới có đủ

6


năng lực và phẩm chất giải quyết các vấn đề chính trị. Nhân dân lao động,
trên thực tế, vẫn đứng ngoài các sinh hoạt chính trị.
Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời đưa lại cách đánh giá khoa học về chính trị:
Trên thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cũng như
những kinh nghiệm lịch sử của Công xã Pari và Cách mạng tháng Mười Nga,
đã lý giải một cách khoa học nguồn gốc và bản chất chính trị và nhà nước
trong mối quan hệ biện chứng với quá trình phát triển của xã hội.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự xuất hiện chế độ tư hữu và
phân hóa giai cấp cuối thời đại nguyên thủy đã làm cho nhà nước xuất hiện.
Nhà nước - sản phẩm của những mâu thuẫn xã hội không thể điều hòa - vừa
vừa thực hiện quyền lực công cộng nhằm duy trì xã hội trong vòng trật tự,
vừa là công cụ thực hiện chức năng giai cấp (khống chế đối kháng giai cấp).
Chính trị, về bản chất, là các quan hệ giai cấp, là sự tham gia vào các
công việc của nhà nước, vào việc quy định những hình thức, nhiệm vụ và nội
dung của hoạt động nhà nước.
Nội dung của chính trị thể hiện ở chế độ chính trị - xã hội, nhà nước,
quản lý xã hội, giai cấp và đấu tranh giai cấp, quan hệ quốc gia - dân tộc và
quốc tế.
Cuộc đấu tranh vì quyền lực chính trị giữa các giai cấp đối kháng tạo
nên cốt lõi của chính trị. Sự phát triển đa dạng và phức tạp của đời sống xã
hội đã dẫn đến việc hình thành kiến trúc thượng tầng và làm xuất hiện các
thiết chế chính trị như nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp trong việc giành, giữ và thực thi

quyền lực nhà nước. Chính trị còn là việc giải quyết các mối quan hệ về lợi
ích giữa các quốc gia dân tộc.
Chính trị là vấn đề của xã hội từ khi có giai cấp đến khi còn giai cấp.
Chính trị là hình thức đặc biệt và đặc trưng của hoạt động xã hội có giai cấp.
Nhu cầu về lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội là cái quy định nội dung
của các lợi ích chính trị.
Mác - Lênin đã nội dung giai cấp và đấu tranh vào phạm trù chính trị.
Chính trị là một phạm trù lịch sử:

7


Sự xuất hiện và tiêu vong của chính trị là một hiện tượng lịch sử. Trong
lịch sử đã có một thời kỳ không có chính trị (trạng thái tiền chính trị) khi xã
hội chưa có giai cấp, nhà nước. Tương lai, khi xã hội không còn giai cấp và
nhà nước thì không còn chính trị.
Các xã hội có giai cấp và nhà nước gắn chặt với chính trị, có chính trị.
Các xã hội không có giai cấp thì không có và không còn chính trị.
Chính trị, nhà nước của giai cấp vô sản là tự tiêu vong.
Chính trị có quan hệ với:
Tư tưởng và hệ tư tưởng của một giai cấp nhất định - giai cấp thống trị.
Truyền thống lịch sử, văn hoá, đặc điểm dân tộc, tôn giáo, dân tộc và
thời đại.
2.2. Quan niệm Mác - Lênin về chính trị và nhà nước tư sản
(1) Nhà nước (trong đó có nhà nước tư sản) về bản chất là công cụ
thống trị xã hội của một giai cấp, là "một bộ máy của một giai cấp này dùng
để trấn áp một giai cấp khác, điều đó, trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng
hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ” (C.Mác và Ph. Ăngghen. Toàn
tập, tập 22. Nxb CTQG-ST. H. 1995. Tr. 290-291).
(2) Việc xác định bản chất giai cấp của chính trị và nhà nước có ý nghĩa

chống lại các quan điểm duy tâm, tôn giáo về chính trị và nhà nước như là sự
thống trị trừu tượng hay nhà nước trừu tượng của đa số; chống lại các quan
điểm tư sản về nhà nước siêu giai cấp, nhà nước thịnh vượng chung, phúc lợi
chung v.v...
(3) Lý luận mác-xít đã chỉ ra các mặt tiến bộ, hạn chế và cải tạo có phê
phán các quan điểm tư sản, duy tâm về nhà nước và pháp quyền. C. Mác là
người đã phê phán tính vô căn cứ của triết học pháp quyền của Hêghen trong
việc bào chữa, tán dương Nhà nước quân chủ Phổ như là sự thể hiện bản chất
của nhà nước nói chung và sự phát triển cao nhất của xã hội, coi nhà nước là
cơ thể đạo đức tối cao và xã hội công dân là sự tự tha hóa của nhà nước.
Theo Người, “Nền cộng hòa đã trần tục hóa những cái mà các nền quân
chủ kia đã thần thánh hóa. Nó đã bỏ những danh hiệu thần thánh của những
lợi ích của giai cấp thống trị, mà thay chúng bằng những danh hiệu riêng, tư
sản” (C.Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập, tập 7. Nxb CTQG-ST. H. 1993. Tr.108).
8


(4) Từ phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C. Mác kết luận: nhà
nước cũng như pháp luật được hiểu không phải do chúng, cũng không phải do
sự phát triển chung của tinh thần nhân loại, mà bắt nguồn từ những điều kiện
tồn tại vật chất.
Xã hội loài người phân chia thành các giai cấp là theo các quan hệ kinh
tế. Giai cấp nào nắm quyền lực trong kinh tế thì sẽ nắm quyền thống trị trong
chính trị - nắm nhà nước và pháp quyền. Muốn thay đổi được nhà nước và
pháp quyền phải thay đổi từ cac quan hệ kinh tế, trước hết là quan hệ sở hữu.
Muốn chuyển nhà nước và pháp quyền tư sản thành nhà nước và pháp
quyền của nhân dân lao động thì phải thay đổi từ quan hệ kinh tế, trước hết là
thay thế chế độ tư hữu TBCN về TLSX thành chế độ công hữu.
(5) “Vậy, nhà nước quyết không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp
đặt vào xã hội. Nó cũng không phải là cái “hiện thực của ý niệm đạo đức”, là

“hình ảnh và hiện thực của lý tính” như Hêghen khẳng định” (C.Mác và Ph.
Ăngghen. Toàn tập, tập 21. Nxb CTQG-ST. H. 1995. Tr. 252).
(5) Tính hiện thực của nhà nước chỉ có thể bảo đảm trước hết bằng nội
dung kinh tế, vì “Quyền không bao giờ lại có thể ở một mức cao hơn chế độ
kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định”
(C.Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập, tập 19. Nxb CTQG-ST. H. 1995. Tr. 36).
(6) Trong chế độ tư bản, về lý thuyết, pháp luật quy định và bảo vệ
quyền tự do và dân chủ đối với công dân, nhưng trên thực tế chỉ có một bộ
phận công dân tức giai cấp tư sản mới có các điều kiện thực hiện. Bởi vì “Giai
cấp đó giải phóng toàn thể xã hội, nhưng chỉ trong trường hợp giả định rằng
toàn thể xã hội cũng ở trong địa vị của giai cấp đó, nghĩa là phải có tiền và
học thức chẳng hạn, hoặc có thể kiếm được tiền và học thức theo ý muốn”
(C.Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập, tập 1. Nxb CTQG-ST. H.1995.Tr. 584).
Lý luận mác-xít trong khi nhấn mạnh bản chất giai cấp vẫn đề cao chức
năng xã hội của nhà nước.“Chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính
trị, và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức
năng xã hội đó của nó” (C.Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập, tập 20. Nxb CTQGST. H. 1994. Tr. 253).
(7) Lý luận mác-xít phê phán quan điểm tư sản cho rằng pháp luật là
cái áp đặt từ bên ngoài và từ bên trên vào xã hội; pháp luật thực định do nhà

9


nước đưa ra là bản sao của pháp luật tự nhiên. Nó khẳng định pháp luật là ý
chí của giai cấp thống trị, mà nội dung của nó do những điều kiện sinh hoạt
vật chất của giai cấp ấy quy định. “Pháp luật phải lấy xã hội làm cơ sở, pháp
luật phải là sự biểu hiện của lợi ích và nhu cầu chung của xã hội do một
phương thức sản xuất vật chất nhất định sản sinh ra, mà không phải là do ý
muốn tùy tiện của một cá nhân” (C.Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập, tập 6. Nxb
CTQG-ST. H. 1993. Tr. 332-333).

Pháp luật chỉ là việc nói lên hay ghi lại quyền lực của các mối quan hệ
kinh tế. Chế độ kinh tế qui định tính chất và hình thức của hệ thống pháp luật.
Với quan niệm này, nhận thức duy tâm siêu hình về pháp luật đã được khắc phục
triệt để. Các quan hệ kinh tế và xã hội sản sinh ra các quan hệ pháp lý, chứ
không phải ngược lại như quan niệm tư sản. Pháp luật là hiện tượng xã hội
đồng thời xuất hiện cùng với nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý của xã hội.
Quan niệm này là một bước tiến so với quan niệm cho rằng pháp luật có trước
nhà nước.
Cần phải đặt nhà nước dưới pháp luật, theo Ph. Ăngghen, thì mới ngăn
ngừa được sự chuyển hóa của nhà nước "từ chỗ là công bộc của xã hội thành
ông chủ đứng trên đầu xã hội” ( V.I. Lênin - Toàn tập, tập 33. Nxb Tiến Bộ,
Matxcơva 1976. Tr. 95). “Tự do là ở chỗ biến nhà nước, cơ quan tối cao vào
xã hội, thành một cơ quan hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội” (C.Mác và Ph.
Ăngghen. Toàn tập, tập 19. Nxb CTQG-ST. H. 1995. Tr. 46).
(8) Chỉ ra thực chất của:
Dân chủ tư sản, bầu cử tư sản, nghị viện tư sản.
- Nhà nước tư sản, tam quyền phân lập trong nhà nước tư sản.
- Chính trị tư sản.
(9) Khẳng định CNTB, nền chính trị tư sản tất yếu diệt vong, CNXH,
chính trị XHCN tất yếu thay thế CNTB.
3. TƯ TƯỞNG MÁC - LÊNIN VỀ CHÍNH TRỊ VÔ SẢN

3.1. Tư tưởng về đấu tranh giành quyền lực chính trị, quyền lực
nhà nước của giai cấp vô sản
Mục tiêu: Mác cùng với Ăngghen và sau này là Lênin xây dựng nên cả
một hệ thống khoa học vạch ra một thời đại mới trong lịch sử nhận thức và
hoạt động giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng nhân loại, giải phóng
10



con người trong cuộc đấu tranh chống tư bản, giai cấp vô sản phải được tổ
chức lại thành một giai cấp độc lập và phải tiến hành cuộc đấu tranh chính trị
chống lại giai cấp tư sản.
Giải phóng lực lượng sản xuất bao hàm nội dung giải phóng con người
trong lực lượng sản xuất đó, đại diện cho lực lượng sản xuất đó và cũng có
nghĩa là giải phóng cho số đông, cho nhân dân lao động.
Giải phóng lực lượng sản xuất tạo ra sự phát triển, và phát triển vì đa số
con người (nhân dân lao động) là thực chất tư tưởng của các tác giả kinh điển
mác-xít về cách mạng xã hội của giai cấp vô sản.
Xuất phát điểm và mục đích đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản giải
phóng nhân loại cần lao bị áp bức, bóc lột và nô dịch. Tư tưởng chính trị Mác
- Lênin vạch ra tất yếu lịch sử và vận dụng tất yếu đó để giải phóng nhân loại
trong hiện thực.
Lý luận của Mác là lý luận về sự phát triển và phát triển vì con người.
Không thấy con người đâu cả trong chủ nghĩa Mác là cách hiểu sai hoặc
xuyên tạc tư tưởng của Mác về xã hội.
Con đường:
(1) Trước hết, giai cấp vô sản phải trở thành giai cấp - dân tộc, phải
giành lấy dân chủ, phải giành lấy quyền lực nhà nước.
Đấu tranh chính trị - đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp
tư sản tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản. Thừa nhận tất yếu này là hòn đá
thử vàng của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Đấu tranh kinh tế (tự phát) - hình thức thấp của đấu tranh giai cấp (tuy
rất cần thiết) nhưng phải dẫn đến đấu tranh chính trị (tự giác) - hình thức cao
của đấu tranh giai cấp.
Khi loại hình quan hệ kinh tế thống trị không còn phù hợp, cản trở sự
phát triển của lực lượng sản xuất thì một thời kỳ cách mạng xã hội, mà trước
hết là cách mạng chính trị bắt đầu.
Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
(2) Dùng quyền lực chính trị để từng bước đoạt lấy quyền lực kinh tế.

Sử dụng quyền lực nhà nước tác động đến việc thay đổi, xây dựng những
quan hệ kinh tế mới hướng vào giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất.

11


Tất yếu của vận động lịch sử, trước hết là tính tất yếu kinh tế dẫn đến
đấu tranh chính trị, chống lại sự thống trị của quan hệ tư bản, giành lấy quyền
lực nhà nước về tay những người đại diện cho lực lượng sản xuất, tức giai cấp
vô sản cùng với toàn thể nhân dân lao động.
Chế độ chính trị nào ưu việt hơn, trước hết nó phải tạo ra năng suất lao
động cao hơn chế độ xã hội mà nó vượt qua.
Lực lượng của cách mạng vô sản:
Giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử lật đổ CNTB và xây dựng CNXH
và CNCS.
Giai cấp vô sản phải trưởng thành từ giai cấp kinh tế thành giai cấp
chính trị. Giai cấp công nhân tự phát phải trở thành giai cấp công nhân cách
mạng. Giai cấp công nhân tự phát chỉ dẫn đến chủ nghĩa công đoàn (chủ
nghĩa công liên - Lênin). Giai cấp vô sản phải được trang bị, được giác ngộ
bởi lý luận cách mạng - CNXH khoa học. (Xem “Làm gì?” của Lênin).
Giai cấp vô sản phải tổ chức được chính đảng của giai cấp mình trên cơ
sở những nguyên tắc của CNXH khoa học.
Liên minh công - nông và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Phương thức và nghệ thuật giành chính quyền của giai cấp vô sản:
Tình thế và thời cơ chính trị, phương pháp giành chính quyền chín
muồi dần (do quy luật khách quan chi phối và vai trò của nhân tố chủ quan,
tranh thủ thời gian, thời cơ giành chính quyền).
Với hai phương thức bạo lực (chính trị, quân sự) và hoà bình (mới có
những mầm mống). Trong đó, bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội mới đang được
thai nghén trong lòng xã hội cũ. Không tuyệt đối hoá một khả năng nào. Mỗi

thời đại nổi lên những khả năng khác nhau.
Nghệ thuật thoả hiệp, thoả hiệp, theo nghĩa hẹp, là liên quan đến đấu
tranh giành quyền lực giữa các lực lượng đối kháng nhau (chính trị). Thoả
hiệp, theo nghĩa rộng, là nhân nhượng, chờ đợi trong nội bộ của những người
có chung lợi ích (xã hội).
Thoả hiệp là một yêu cầu khách quan, do tương quan lực lượng chính
trị, tương quan lực lượng giai cấp quyết định. Thoả hiệp thể hiện phương

12


pháp luận biện chứng mác xít, phân tích cụ thể một thình hình cụ thể. Thoả
hiệp do tính phức tạp của chính trị quy định, do nội dung của chính trị (khái
niệm chính trị mác xít) quy định.
Thoả hiệp, chủ yếu, được xem xét trong cách mạng giành chính quyền cách mạng chính trị. Thoả hiệp còn diễn ra trong quá trình xây dựng xã hội
mới. Chính sách kinh tế mới của Lênin thể hiện sự thoả hiệp giữa giai cấp
công nhân (đảng, nhà nước) với các tầng lớp, giai cấp tiểu nông, tiểu thương,
trong đó có mang lại lợi ích cho cả công nhân, nông dân và tiểu thương, phục
vụ CNXH. Từ bỏ con đường quá độ trực tiếp (chính sách cộng sản thời chiến)
đẻ chuyển sang quá độ gián tiếp lên CNXH.
Thoả hiệp trong đối kháng giai cấp và không đối kháng giai cấp - trong
nội bộ một công đồng dân tộc, nội bộ xã hội.
Thoả hiệp là hình thái cụ thể của khoa học và nghệ thuật chính trị. Tính
khoa học khoa học thể hiện ở lôgic, ở quy luật của chính trị, ở chiến lược cách
mạng - là cái bất biến. Tính nghệ thuật thể hiện ở sách lược, sự khôn khéo,
mềm dẻo, linh hoạt - là cái vạn biến.
Thoả hiệp là sự chấp nhận những giải pháp đau đớn trong khi giải
quyết những nhiệm vụ to lớn và phức tạp của chính trị.
Thoả hiệp có hai loại lâu dài và tạm thời. Cả hai loại thoả hiệp này đòi
hỏi không bao giờ được hy sinh lợi ích cơ bản, mục tiêu lý tưởng của cách

mạng. (Thực tế cải tổ ở Liên xô, Đông Âu là bài học phản diện nổi bật).
Thoả hiệp có nguyên tắc là thoả hiệp không từ bỏ lợi ích căn bản, lâu
dài. Thoả hiệp chỉ là sự nhượng bộ cho kẻ thù một cái gì đó - lợi ích tạm thời,
cục bộ, không căn bản. Thoả hiệp khi lực lương cách mạng còn non yếu nhằm
tạo, tranh thủ thời gian tập hợp, xây dựng lực lượng cách mạng. Người cách
mạng giữ thế chủ động. Thể hiện tính quyết đoán, thận trọng. Nắm vững và
chớp thời cơ.
Thoả hiệp vô nguyên tắc là từ bỏ, bán rẻ hoặc xâm phạm cơ bản lợi ích
căn bản, phản bội mục tiêu lý tưởng (cố ý hay vô tình): làm tan rã lực lượng
cách mạng (kể cả Đảng), làm tổn hại niềm tin của quần chúng, đồng loã với
kẻ thù.

13


3.2. Tư tưởng về thực thi và gìn giữ quyền lực chính trị của giai cấp
vô sản
(1) Tư tưởng chính trị Mác - Lênin đã vạch ra hệ thống chính trị quá độ
để chuyển từ xã hội có giai cấp sang xã hội không giai cấp. Đó là thời kỳ
chuyên chính vô sản. (Xem Phê phán Cương lĩnh Gô-ta).
Quan niệm về chuyên chính vô sản:
Chuyên chính vô sản là chính quyền nhà nước của giai cấp vô sản được
thiết lập do việc xoá bỏ chế độ tư bản và đập tan bộ máy nhà nước tư sản.
Đặc điểm của chuyên chính vô sản:
(a) Chuyên chính của một giai cấp lao động hiện đại, chuyên chính của
đa số đối với thiểu số. Giai cấp công nhân cầm quyền không phải tạo ra một
quyền lực nhà nước cho riêng mình mà tạo ra một nhà nước của đa số. Giai
cấp công nhân cầm quyền cũng có nghĩa là nhân dân lao động cầm quyền.
Chuyên chính vô sản là thực hiện quyền lực của số đông, dân chủ của
số đông (khác với dân chủ phe phái, đóng khung một cách hình thức trong

nghị viện và do giới chủ chi phối). Các cơ quan đảng và nhà nước được xây
dựng thực sự như công cụ phục vụ dân. (Công xã Pari và ý kiến Mác về trả
lương viên chức nhà nước như công nhân (có nghề).
(b) Chức năng cơ bản của chuyên chính vô sản không chủ yếu là công
cụ chuyên chính mà là chức năng tổ chức xây dựng xã hội mới. Chuyên chính
vô sản không chủ yếu hướng vào giai cấp đối lập mà chủ yếu hướng vào phát
triển sản xuất và phát triển xã hội.
(c) Nhà nước nào cũng là chuyên chính của một giai cấp, nhà nước nào
cũng phải thực hiện chức năng giai cấp trên cơ sở thực hiện chức năng xã hội.
Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chức năng xã hội là sự thể hiện bản
chất bên trong của mình và không bị giới hạn bởi lợi ích hạn hẹp nào.
(d) Chuyên chính vô sản là sự chuyên chính để xóa bỏ quan hệ áp bức
giai cấp, là sự chuyên chính nhằm xóa bỏ chuyên chính chính trị. Tuy nhiên,
để tiến đến không còn chính trị thì càng cần tăng cường chính trị chứ không
phải ngược lại, nhà nước cũng tương tự.
(đ) Liên minh công - nông với vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
(thông quan đội tiền phong của nó là đảng cộng sản) là nguyên tắc cao nhất
của chuyên chính vô sản.
14


Giai cấp vô sản (giai cấp công nhân) cầm quyền có đặc điểm là:
(a) Giai cấp công nhân tiêu biểu chủ yếu không phải ở chỗ nghèo khổ,
đó chỉ là hệ quả, điều cơ bản đó là giai cấp đại diện và bản thân nó là lực
lượng sản xuất công nghiệp hiện đại (con đẻ của đại công nghiệp). Nó tồn tại
và phát triển qua sự tồn tại và phát triển của lực lượng sản xuất đó. Nói lực
lượng sản xuất hiện đại, xét đến cùng là cái quyết định tất cả, điều ấy cũng có
nghĩa là những người lao động của lực lượng sản xuất đó sẽ giữ vai trò quyết
định của sự phát triển lịch sử đương đại. Giai cấp gông nhân cầm quyền
chống lại mọi sự cản trở đối với việc phát triển lực lượng sản xuất.

(b) Giai cấp công nhân cầm quyền không đại diện cho lợi ích riêng mà
đại diện cho sự giải phóng lao động, làm cho lao động - vốn là phương thức
sáng tạo của con người, nhưng bị tha hoá trong các xã hội có giai cấp áp bức
bóc lột nhất là CNTB - trở lại là phương thức hoạt động tự do, sáng tạo của
con người.
Giai cấp công nhân là giai cấp không có lợi ích hạn hẹp, riêng biệt khi
cầm quyền. Giai cấp công nhân cầm quyền là vì lợi ích của toàn thể nhân dân
lao động và, do đó, cũng là vì lợi ích của tiến bộ nhân loại. Lợi ích của giai
cấp công nhân và lợi ích nhân loại thống nhất nội tại với nhau.
Giai cấp chủ nô cầm quyền thì chiếm hữu nô lệ, giai cấp địa chủ phong
kiến cầm quyền thì bóc lột địa tô, giai cấp tư sản cầm quyền thì bóc lột giá trị
thặng dư. Giai cấp công nhân cầm quyền là nhằm giải phóng giai cấp mình và
đồng thời giải phóng toàn thể những người lao động. Giai cấp công nhân cầm
quyền chống lại mọi áp bức, bóc lột giai cấp.
(c) Trong lịch sử đã có chuyên chính chủ nô, chuyên chính của quý tộc
phong kiến, chuyên chính vô sản và trong chủ nghĩa xã hội thì đó là chuyên
chính vô sản. Đây không phải là sự tưởng tượng mà là hiện thực lịch sử đã và
đang diễn ra. Chuyên chính vô sản hình thành một cách tự nhiên không phụ
thuộc vào ý muốn của ai cả. Nó bị biến dạng là do sai lầm chủ quan và trở nên
quái gở trong sự tuyên truyền của những kẻ chống cộng, khi họ lấy những sai
lầm chủ quan quy thành bản chất khách quan để xuyên tạc, nhất là sau khi
Liên Xô đã tan rã.
Xây dựng thể chế chính trị:
Xây dựng thể chế Đảng cầm quyền: Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo
hệ thống chính trị, lãnh đạo xã hội, mối quan hệ Đảng - Nhà nước. Toàn bộ
15


thành bại của cách mạng, của xây dựng chế độ mới phụ thuộc vào sự lãnh đạo
của Đảng. Đảng cầm quyền là một bước ngoặt trong vị thế và vai trò của

Đảng. Xây dựng thể chế nhà nước.
Xây dựng xã hội công dân là lĩnh vực hoạt động vật chất của con người
và quy định NNPQ chứ không phải ngược lại. Xã hội công dân là “tòa nhà
đời sống chung” của loài người và hoạt động của xã hội công dân là động lực
thúc đẩy xã hội phát triền.
Tăng cường pháp chế XHCN (Lênin): Quan điểm mác-xít cho rằng
trong Nhà nước XHCN, việc tăng cường pháp chế là một yêu cầu khách quan
của việc tổ chức và quản lý xã hội. Ph. Ăngghen viết: "Đối với chúng ta,
ngược lại, một điều bất di bất dịch là quan hệ giữa người cầm quyền và người
bị lãnh đạo cần phải được thiết lập trên cơ sở pháp luật trước khi quan hệ đó có
thể trở nên thân thiết" (C. Mác - Ph. Ăngghen - Tuyển tập, Tập 41. Nxb Chính
trị. M. 1970. Tiếng Nga. Tr. 125).
Khi lãnh đạo xây dựng Chính quyền Xô-viết sau Cách mạng tháng
Mười,V.I. Lênin đặc biệt chú ý đến việc tăng cường pháp chế XHCN với tính
cách là cơ chế bảo đảm triệt để tuân thủ pháp luật, chống sự thoái hóa, biến
chất của nhà nước. Lý thuyết pháp chế của V.I. Lênin là sự phát triển sáng tạo
lý luận về nhà nước và pháp luật của C. Mác và Ph. Ăngghen trong thời đại
chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vô sản. Nội dung học thuyết này tập trung
vào việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện ý chí, nguyện
vọng, quyền và nghĩa vụ công dân trên cơ sở nhận thức đúng các quy luật
khách quan và tình hình thực tế của xã hội; đồng thời xây dựng những cơ chế
bảo đảm áp dụng pháp luật trong toàn thể dân cư. Tăng cường pháp chế
XHCN là điều kiện bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được và đi
tới thắng lợi của CNXH.
Tăng cường pháp chế XHCN là nhằm tổ chức toàn dân kiểm kê, kiểm
soát hết sức chặt chẽ sự sản xuất và phân phối sản phẩm, kiểm tra cán bộ và
viên chức nhà nước nhằm chiến thắng thứ giặc nội xâm nguy hiểm đe dọa sự
tồn tại của Chính quyền Xô-viết là nạn đút lót, mua chuộc, môi giới, hối lộ và
v.v... Cần chú ý là, “Hễ hơi làm trái luật pháp, làm mất trật tự Xô-viết một
chút, thế là đã có một lỗ hổng cho bọn thù địch của người lao động lợi dụng

ngay” (V.I. Lênin - Toàn tập, tập 39. Nxb TB, M. 1977. Tr.179).

16


Chính quyền cách mạng càng vững mạnh, kinh tế, xã hội càng phát
triển, thì càng cần “một pháp chế cách mạng rộng lớn hơn”. Coi thường việc
tăng cường pháp chế XHCN là không tưởng và nguy hiểm. Theo V.I. Lênin,
“Tất cả những gì đã có trong sách báo và trong kinh nghiệm của các nước Tây
Âu mà bảo vệ lợi ích của những người lao động, đều nhất thiết phải lấy" (V.I.
Lênin - Toàn tập, tập 44. Nxb TB, M. 1978. Tr. 507) vào việc xây dựng nền
pháp chế XHCN. Nền pháp chế Xô-viết là thống nhất, không thể có “pháp chế
của tỉnh Culuga hoặc của tỉnh Cadan”. Tư tưởng pháp chế của V.I. Lênin đã
kế thừa tư tưởng NNPQ trong lịch sử, đề cao giá trị của pháp luật và thực hiện
pháp luật.
V.I. Lênin khẳng định, "Chính quyền Xô-viết dùng những phương
pháp của mình và căn cứ vào những luật lệ của mình để áp dụng trong thực
tiễn những khẩu hiệu ấy (chỉ những nhiệm vụ truớc mắt của chính quyền Xôviết - người trích giải thích) - là điều kiện cần thiết và đầy đủ để cho CNXH
thắng lợi triệt để " (V.I. Lênin - Toàn tập, tập 36. Nxb TB, M. 1976. Tr. 211-212).
Thể chế dân chủ XHCN - mục tiêu và động lực của CNXH. Giai cấp
công nhân trước hết phải giành lấy dân chủ, phải thực hiện dân chủ.
Xây dựng hệ thống thể chế nhằm chống quan liêu, tham nhũng - nguy
cơ lớn nhất của Đảng cầm quyền, chống cho được ba kẻ thù: bệnh kiêu ngạo
cộng sản, bệnh quan liêu, nạn hối lộ. Củng cố cơ sở chính trị xã hội của chính
trị, hệ thống chính trị.
Công tác cán bộ: Vì việc mà xếp người. Chọn đúng người. Giao đúng
việc. Kiểm tra thường xuyên. Kết hợp hài hoà các lợi ích, lợi ích với tuyên
truyền giáo dục.
Phát triển tính tích cực chính trị - xã hội của quần chúng: Xây dựng và
thực hiện quyền làm chủ của quần chúng trực tiếp và ián tiếp thông qua các tổ

chức chính trị - xã hội của quần chúng.
Chống chủ nghĩa quan liêu - xây dựng nền dân XHCN:
Chủ nghĩa xã hội không phải là kết quả của những sắc lệnh từ trên ban
xuống. Tính chất máy móc hành chính quan liêu không dung hợp được với
chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội sống động, sáng tạo là sự nghiệp của bản
thân quần chúng nhân dân (T.35, tr.64). Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội,

17


Lênin nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt và ý nghĩa sống còn của cuộc đấu
tranh chống quan liêu đối với sự thành bại của chế độ mới.
Cần chống căn bệnh quan liêu từ thói quan liêu trong tác phong, trong
phương pháp công tác hàng ngày đến chủ nghĩa quân liêu, chế độ quan liêu
trong hệ thống tổ chức bộ máy. Cuộc đấu tranh này phải làm thường xuyên,
kết hợp mọi biện pháp, trong đó phải đặc biệt chú trọng xây dựng kỷ luật và
tăng cường pháp luật, xử lý thuật nghiêm khắc những tệ nạ quan liêu gây hậu
quả tiêu cực đối với xã hội.
Quan liêu thường gắn liền với lãng phí, tham ô, tham nhũng và tình
trạng trốn tránh trách nhiệm, thói xấu chủ quan và kiêu ngạo và Lênin gọi
thẳng tên là bệnh kiêu ngạo cộng sản. Nó xa lạ và đối lập với dân chủ. Đây là
nguy cơ tha hóa quyền lực trong nhà nước và sự biến dạng chính trị trong
Đảng. Đó sẽ là một tai họa nguy hiểm đối với giai cấp công nhân và Đảng của
nó khi đã ở vào vị trí cầm quyền.
Nguy cơ lớn về chính trị và đã sớm cảnh báo rằng, sự nghiệp của chúng
ta có thể thất bại. Cái giết chết nó là chính là chủ nghĩa quan liêu. Vì vậy, phải
kiên quyết nhổ sạch những cỏ dại quan liêu chủ nghĩa trên mảnh đất chủ
nghĩa xã hội.
Đấu tranh chống quan liêu phải đi liền với xây dựng và phát triển nền
dân chủ, mở rộng quyền dân chủ cho nhân dân lao động, lôi cuốn rộng rãi mọi

người vào hoạt động quản lý, vào công việc kiểm tra, kiểm kê,k kiểm sát của
các cơ quan nhà nước ở tất cả các cấp. Đó là giải pháp cơ bản nhất để nhanh
chóng phát hiện và xử lý căn bệnh nguy hiểm đó.
Phải bằng sức mạnh của dân chủ, pháp luật và đạo đức lẫn văn hóa nói
chung của toàn xã hội mà đấu tranh loại trừ chủ nghĩa quan liêu. Đây cũng
chính là con đường thực thi và bảo vệ quyền lực chính trị của nhân dân lao động.
Khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và thiết lập nền chuyên
chính vô sản là nhà nước kiểu mới của mình thì bắt đầu từ đây, sự tồn tại của
chuyên chính vô sản, sức mạnh của nhà nước chuyên chính vô sản phải đồng
thời và đồng nghĩa với việc dung nạp, thực hiện đầy đủ và toàn diện nền dân
chủ (T.49, tr.42).
Như đã nói ở trên, đó chỉ có thể là nền dân chủ thực sự cho số đông, là
quyền lực chính trị của nhân dân lao động được thực thi một cách có hiệu quả
18


trong đời sống hiện thực của xã hội. Nó không còn là đặc quyền của một
nhóm nhà giàu có, không còn là hình thức trong những lời tuyên bố trừu
tượng, hoa mỹ và bị cắt xén như trong nền dân chủ tư sản.
Không chỉ là tăng cường kỷ luật và giáo dục pháp luật trong nhân dân
mà còn phải dùng tới sức mạnh của các tòa án nhân dân. Lênin đòi hỏi không
chỉ là sự phê phán bằng dư luận xã hội mà còn trừng trị bằng pháp luật bất kỳ
một nhân viên nhà nước, một cán bộ lãnh đạo nào do hành vi quan liêu tham
nhũng gây tổn hại cho sự nghiệp chung. Càng là những đảng viên của đảng có
chức, có quyền càng phải bị trừng trị nghiêm khắc hơn khi phạm tội. Lênin
chỉ thị: các tòa án phải chú ý nhiều hơn nữa đến việc dùng pháp luật để trừ tệ
quan liêu, giấy tờ, hiện tượng lơ là kinh tế (T.33, tr.265).
Tính công khai, tôn trọng sự thật, khách quan, tính trung thực và thái
độ dũng cảm nhìn vào sự thật, thái độ thừa nhận khuyết điểm sai lầm và có đủ
dũng khí, quyết tâm sửa chữa sai lầm, đó là những phẩm chất cần thiết của

mỗi cán bộ, đảng viên - những nhà lãnh đạo chính trị của nhân dân. Một đảng
mà che dấu khuyết điểm sai lầm, thậm chí bao che và dung túng cho những kẻ
thoái hóa trong đảng thì đảng đó không còn là một đảng mácxít nữa.
Phải biết cách học lấy sự thật, dù là sự thật đáng buồn nhất thì mới đi
tới chiến thắng được. Sự thật, đó là vũ khí, là sức mạnh của chúng ta để có thể
tẩy sạch những tệ quan liêu chủ nghĩa, cắt bỏ những ung nhọt trên cơ thể, dù
có phải đau đớn nhưng để làm cho cơ thể được lành lạnh.
Trong cuộc đấu tranh này, báo chí phản ánh trung thực những sự thật,
phải cung cấp kịp thời những thông tin đã không bị sửa chữa bởi sự giải dối
và quan liêu, phải hỗ trợ đắc lực cho công tác thanh tra của Đảng và các đại
diện dân cư, công tác xử lý của các cơ quan pháp luật. Đó là cũng là cách tốt
nhất để giáo dục và bảo vệ cán bộ.
Để đấu tranh chống quan liêu và xây dựng thể chế dân chủ, theo Lênin
còn phải đề cao nguyên tắc lãnh đạo tập thể gắn với chế độ trách nhiệm của
từng cá nhân phụ trách, phê bình và tự phê bình, thực hiện nghiêm ngặt
nguyên tắc tập trung dân chủ.
Lãnh đạo tập thể là điều cần thiết trong công tác lãnh đạo của Đảng,
cho việc giải quyết các công việc của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng
không nên quên rằng, mọi sự thái quá về lãnh đạo tập thể, mọi sự lệch lạc đưa

19


đến tình trạng chậm chạp quan liêu, thiếu trách nhiệm, biến các cơ quan lãnh
đạo tập thể thành chỗ bàn cãi suông... đều là những tai hoạ rất lớn cần phải
chấm dứt cho bằng được. Muốn vậy cần phải quy định rõ rệt trách nhiệm cho
từng người một đối với một công tác nào đó. Hiện tượng trốn tránh trách nhiệm,
lấy cơ là lãnh đạo tập thể là một tai họa nguy hiểm nhất (T.39, tr.52-53).
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tập trung và dân chủ không tách
rời, chúng cần thiết tất yếu vì mục tiêu dân chủ. Tập trung không đối lập với

dân chủ mà đối lập với tự do vô chính phủ, tính tản mạn, phân tán, cục bộ và
tư tưởng phường hội. Mặt khác, dân chủ cũng không đối lập với tập trung mà
đối lập với quan liêu chuyên chế, độc tài.
Thắng lợi thực sự của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và của chủ nghĩa
xã hội chỉ đạt được khi nào quần chúng nhân dân trưởng thành đầy đủ cả ý
thức dẫn năng lực thực hành dân chủ trong mọi phương diện của hoạt động
thực tiễn, kể cả hoạt động chính trị. Muốn vậy phải tiến hành cuộc cách mạng
trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng mà trước hết là nâng cao trình độ dân trí, học
thức cho nhân dân.
3.3. Tư tưởng về văn hoá chính trị vô sản
"Người mù chữ sẽ đứng ngoài chính trị". Chừng nào quần chúng chưa
ra khỏi tình trạng lạc hậu, tăm tối và dốt nát cùng với sự cực khổ thì chừng ấy,
hoạt động chủ động, tích cực và sáng tạo của họ trong chính trị, trong quản lý
nhà nước chưa thật tự trở thành một nhu cầu, một động lực phát triển. Cuộc
đấu tranh để thanh toán ba kẻ thù chính của mỗi người cộng sản: kẻ thù thứ
nhất, tính tự cao tự đại cho mình là người đảng viên cộng sản; kẻ thù thứ hai:
nạn mù chữ; kẻ thù thứ ba: nạn hối lộ (T.33, tr.105)... không những đòi hỏi
một nỗ lực tự giáo dục phi thường của bản thân họ mà còn có sự hỗ trợ phổ
biến của qc và sự chi phối của pháp luật, kỷ luật xã hội.
Điều đó cho thấy, sự thống nhất hữu cơ giữa xây dựng Đảng, củng cố
nhà nước và phát huy tính chủ động sáng tạo của quần chúng trong nội dung
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng hệ thống chính trị xã hội
chủ nghĩa.
Ở đây, Lênin cung cấp thêm nhiều chỉ dẫn quý báu và luôn luôn có ý
nghĩa thời sự đối với hoạt chính trị thực tiễn trong điều kiện Đảng đã cầm quyền.

20


Nói về sức mạnh căn bản của chế độ mới là ở tính sáng tạo, chủ động

của nhân dân, Lênin nhấn mạnh: Đối với giai cấp tư sản, một nước chỉ mạnh
là khi nào nó có thể dùng hết thảy các thế lực của bộ máy chính phủ của nó để
ném quần chúng vào chỗ mà bọn lãnh đạo tư sản muốn ném. Đối với chúng
ta, một nước mạnh là nhờ ở sự giác ngộ của quần chúng. Nước mạnh là khi
nào quần chúng biết rõ tất cả mọi cái, quần chúng có thể phán đoán được về
mọi cái và đi vào hành động một cách có ý thức (T.26, ST, H1963, tr.290).
Nói về bộ máy nhà nước, Lênin cho rằng, một bộ máy vững mạnh thì
phải thích ứng được với mọi biến đổi. Nhưng nếu sự vững mạnh của bộ máy
đó lại trở thành cứng nhắc và làm trở ngại những sự chuyển biến thì khi ấy sẽ
không tránh khỏi nổ ra đấu tranh. Cho nên chúng ta phải đem hết sức ra để
hoàn toàn đạt được những mục tiêu của mình. Để làm cho bộ máy hoàn toàn
phục tùng chính trị (T.32, tr.292).
Không bao giờ được quên rằng, bộ máy để phục vụ chính trị chứ chính
trị không phục vụ bộ máy (T.43, tr.373).
Chính căn bệnh quan liêu và chủ nghĩa quan liêu trong chính trị đã làm
cho nguyên lý đó bị đảo ngược, làm suy yếu chính trị và cản trở các mục tiêu
của nó.
Đặc biệt là, Lênin đã chỉ rõ, suy xét đến cùng từ mọi hiện trạng và sự
yếu kém hiện nay, phải thấy một trong những cái thiếu nhất của chúng ta đó
là văn hóa, là "trình độ văn hóa của những người cộng sản lãnh đạo". Và hoàn
toàn có thể học lãnh đạo được. Muốn thế, phải học tập, mà ở nước ta (nước
Nga) người ta lại không chịu học tập. Người ta cứ liên tiếp tung ra những chỉ
thị và sắc lệnh (T.33, tr.427).
Lênin đã lưu ý: ra lệnh là đơn giản nhất, nhanh nhất và dễ làm nhất
nhưng đó cũng là điều tệ hại nhất. Nó tiếp tục kéo dài chủ nghĩa quan liêu cản
trở quá trình giáo dục và thực hành dân chủ.
Lênin đòi hỏi không chỉ học tri thức khoa học, luật pháp, nghệ thuật
quản lý, thậm chí những người cộng sản cũng phải học buôn bán, phải học
tinh thần, thái độ, phương pháp ứng xử dân chủ với nhân dân, từ những nhân
viên thường trở đi. Theo Lênin, "sự tự phụ của sự ngu dốt" của các cán bộ

lãnh đạo là rất có hại. Vì mắc vào cái đó mà người ta đem quyền uy, chức vụ
ra để bác bỏ hồ đồ các công trình nghiên cứu khoa học, lấy cái quyền "không
21


phê chuẩn" để che dấu tình trạng không hiểu biết, không biết làm việc, lẩn
trốn vấn đề và tự tiện sửa đổi một cách hồ đồ công tác của hàng trăm chuyên
gia ưu tú nhất... Lênin coi đó là một điều nhục nhã (T.32, tr.178).
Chính vì thế, rất nhiều lần, Lênin nhất mạnh: lãnh đạo dân chủ phải biết
khuyến khích phê bình và đề cao trách nhiệm khi phê bình. Không nên đi tìm
"âm mưu" ở những nơi không hề có âm mưu nào hết. Không nên đi tìm "sự
chống đối" ở những người có suy nghĩ khác hoặc làm theo cách khác. Cần
phải coi trọng những người có đầu óc độc lập (T.54, tr.73 - Thứ gửi người
lãnh đạo Bộ Dân ủy nông nghiệp Oxinxki).
Người yêu cầu, phải biết quý trọng khoa học, gạt bỏ thái độ huyênh
hoang "Cộng sản" của các nhà tài tử, của những anh chàng quan iêu, phải học
tập làm việc một cách có hệ thống, sử dụng chính ngay kinh nghiệm của mình
và thực tiễn của mình (T.32, tr.178).
Quan liêu sẽ chìm ngập trong vũng lầy trì trệ và thất bại mà Lênin gọi
là, rốt cuộc sẽ bị treo cổ một cách đáng đời (T.54, tr.114) và dân chủ sẽ phát
huy sức mạnh, sẽ tìm thấy chìa khóa giải quyết thành công mọi vấn đề, lựa
chọn đúng người, giao đúng việc, kiểm tra công việc và sự thực hiện đúng lúc
(T.44, tr.450).
Mọi thành công trong lãnh đạo và quản lý là ở chỗ biết sống trong lòng
quần chúng, biết rõ tâm trạng quần chúng. Biết tất cả, hiểu quần chúng, biết đến
với quần chúng và giữ được lòng tin yêu tuyệt đối của quần chúng" (T.44, tr.608).
Có thể nói, tư tưởng chính trị Mác Lê nin vạch ra sự vận động khách
quan của lịch sử hiện đại, tất yếu sẽ dẫn đến việc giai cấp công nhân nắm lấy
quyền lực nghiên cứu, xây dựng một nhà nước lấy lợi ích và quyền lực của
nhân dân lao động làm cái chi phối, tạo ra sự phát triển với tính chất là phát

triển vì con người. Qua đó, từng bước làm cho mỗi nột con người đều trở
thành những cá nhân, những nhân cách tự do.
4. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

4.1. Đặc điểm về nội dung tư tưởng
Tư tưởng chính trị mác-xít mang tính khoa học, tính cách mạng và tính
nhân văn sâu sắc.

22


Tính khoa học: Lôgíc khách quan của chính trị, quy luật hình thành,
phát triển và tiêu vong.
Tính cách mạng: Đây là khoa học đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính
trị, đấu tranh cách mạng triệt để. Cách mạng cả trong tư tưởng lẫn trong hành
động, trong thực tiễn. Cách mạng không ngừng.
Tính nhân văn: Lý luận giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân
lao động, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Thực hiện lý tưởng, mục
tiêu của CNXH, CNCS, hướng đến sự phát triển tự do, toàn diện, hài hoà của
con người.
4.2. Đặc điểm về phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận chính trị từ kinh tế:
(1) Chính trị là chính trị của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Các xã hội dù khác nhau thế nào cũng có thể quy vào một hình thái (cơ
thể) bao gồm các yếu tố, các quan hệ cơ bản của con người với tự nhiên, con
người với con người về kinh tế, chính trị và tư tưởng v.v... Không có xã hội
nào tồn tại bằng từng mặt cô lập. Tất cả đều có liên quan nội tại với nhau, tạo
thành các cơ thể sống trong tồn tại và phát triển.
Trong sản xuất, con người có những quan hệ với nhau, những quan hệ
nhất định tất yếu không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản

xuất. Đây là cơ sở trực tiếp tạo nên liên kết xã hội, kết cấu xã hội của con
người. Tất yếu những hiện tượng chính trị - tư tưởng xét đến cùng, sẽ được
quy định từ cơ sở này. Các quan hệ xã hội như thế nào lại do trình độ và yêu
cầu phát triển của lực lượng sản xuất quy định.
Đem quy các quan hệ xã hội vào các quan hệ sản xuất, đem quy các
quan hệ sản xuất vào trình độ và yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất,
chúng ta sẽ thấy quá trình lịch sử tự nhiên của đời sống con người ở 3 mặt chủ
yếu sau đây:
a) Trình độ và yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, xét cùng sẽ
quy định tất cả. Về cơ bản, cái gì phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển
của lực lượng sản xuất là cái tất thắng, tiến bộ và ngược lại.
b) Lực lượng sản xuất tác động chủ yếu phải qua quan hệ sản xuất và
quan hệ sản xuất là cái cơ sở, là bộ xương để tạo nên kết cấu xã hội và quy
định đời sống chính trị.
23


c) Mọi hoạt động cụ thể của con người đều diễn ra theo suy nghĩ và
điều khiển của ý thức tư tưởng. Sức mạnh của trí tuệ, của ý chí, của các cá
nhân đặc biệt đều để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử. Nhưng tất cả
điều đó đều bị giới hạn và bị quy định bởi trình độ của lực lượng sản xuất và
tính chất của quan hệ sản xuất.
Các quy luật chung này chính là sự tác động qua lại giữa 3 mặt cơ bản:
Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, trong đó lực
lượng sản xuất quy định quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế quy định kiến trúc
thượng tầng chính trị.
Các quan điểm nêu trên về xã hội giúp chúng ta vừa hiểu tính chất và
quy luật hoạt động của mọi hình thái kinh tế - xã hội cũng như tính chất, quy
luật vận động của từng hình thái kinh tế xã hội riêng biệt. Và từ đấy mà hiểu
đúng đời sống chính trị của một xã hội.

Tiếp cận chính trị từ kinh tế, từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ
quan hệ sản xuất. Sự phát triển của sản xuất đến một trình độ nhất định - thì sinh
ra tư hữu - chế độ tư hữu sinh ra giai cấp - xã hội có giai cấp thì có đấu tranh
giai cấp - đấu tranh giai cấp dẫn đến sự ra đời của nhà nước - có nhà nước nghĩa
là có chính trị. Cách tiếp cận hình thái đối với chính trị có ưu thế rõ ràng hơn
cách tiếp cận hỗn tạp, đa trục, độc lập hay kết hợp một cách máy móc.
Phương pháp tiếp cận chính trị từ góc độ lý luận hình thái kinh tế - xã
hội đã chỉ ra nguồn gốc của chính trị, mối quan hệ của chính trị với các lĩnh
vực khác của đời sống xã hội. Vạch ra con đường, phương pháp, lực lượng
giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân loại.
(2) Cơ sở kinh tế nào thì quan hệ chính trị ấy:
Sở hữu nào thì chính trị, nhà nước ấy. Nhà nước bao giờ cũng là nhà
nước của giai cấp chiếm hữu tư liệu sản xuất.
Kiến trúc thượng tầng trong đó có chính trị phản ánh quan hệ kinh tế
thông qua quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất phải phù hợp với lượng
lượng sản xuất.
Thiết lập quyền lực nhà nước là bảo vệ một quan hệ kinh tế. Sinh mệnh
của một chế độ chính trị phụ thuộc trực tiếp vào sự tồn tại của một quan hệ
kinh tế nhất định. Trong lý luận về hình thái kinh tế - xã hội thì điều đó có ý
nghĩa là sinh mệnh của một chế độ chính trị phụ thuộc vào việc bảo vệ một
24


quan hệ kinh tế có làm cho lực lượng sản xuất phát triển hay không. Nếu
không, thì chế độ chính trị trước sau cũng tan vỡ một cách tất yếu.
Không ai có thể tiêu diệt một quan hệ kinh tế khi nó còn làm phát triển
lực lượng sản xuất, cũng không ai có thể bảo vệ một quan hệ kinh tế khi nó đã
là lực cản của sự phát triển lực lượng sản xuất.
Việc xem xét chính trị trong mối quan hệ với kinh tế phải thông qua
quan hệ kinh tế - quan hệ sản xuất, chứ không phải trực tiếp với lực lượng sản

xuất. Tất yếu khách quan này phải do tất yếu kinh tế chi phối chứ không phải
do ý muốn chủ quan của con người, của một giai cấp. Đó là điều rất cơ bản
trong lý thuyết về hình thái kinh tế - xã hội mà nhiều học giả mácxít và một
số cán bộ lãnh đạo cộng sản đã không làm rõ hoặc hiểu không đúng làm phát
sinh những hậu quả thực tiễn tai hại.
Chính trị có quy luật hình thành và phát triển của nó. Chính trị tồn tại
khách quan, độc lập với ý chí con người, do kinh tế chi phối và quy định.
(3) Chính trị bảo vệ và phát triển kinh tế:
Sau khi một giai cấp giành được chính quyền, chính trị trở thành công
cụ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị, mà trước hết là bảo vệ lợi ích kinh tế
của giai cấp thống trị, trong đó cốt lõi là bảo vệ chế độ sở hữu tư liệu sản
xuất.
Việc thiết lập quan hệ sản xuất mới phải trên cơ sở phù hợp với tính
chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Cần chú ý rằng trước đây chúng ta
thường tập trung sự chú ý vào quan hệ sản xuất và mối quan hệ của nó với
chính trị, ít chú ý đến mối quan hệ của lực lượng sản xuất với chính trị. Từ đó
không thấy được vấn đề là ở chỗ quan hệ sản xuất được coi là tiến bộ phải là
quan hệ làm phát triển lực lượng sản xuất.
Chính trị xét đến cùng phải làm phát triển kinh tế. Chính trị tác động
đến kinh tế (lực lượng sản xuất) thông qua quan hệ sản xuất.
Đặc điểm về phương pháp nghiên cứu:
Duy vật và biện chứng, chứ không duy tâm và siêu hình.
Thực tiễn chứ không tư biện, chủ quan.
Sáng tạo chứ không giáo điều.

25


×