Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP CÔNG tác vận ĐỘNG QUẦN CHÚNG đấu TRANH PHÒNG CHỐNG TRUYỀN đạo TRÁI PHÉP TRONG VÙNG ĐỒNG bào CHĂM có đạo ở TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.27 KB, 31 trang )

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1.Lực lượng vũ trang

LLVT

2.Truyền đạo trái phép

TĐTP

3.Vận động quần chúng

VĐQC

4.Diễn biến hoà bình

DBHB

5.Bạo loạn lật đổ

BLLĐ

6.Xã hội chủ nghĩa

XHCN

7.An ninh chính trị

ANCT

8.Trật tự an toàn xã hội


TTATXH

9.Quốc phòng toàn dân

QPTD

10.An ninh nhân dân
11.Bộ tư lệnh Quân khu 5
12.Bộ chỉ huy quân sự
13.Đảng ủy quân sự Trung ương

ANND
BTLQK5
BCHQS
ĐUQSTW


2

MỞ ĐẦU
Hoạt động tự do tín ngưỡng tôn giáo đã trở thành món ăn tinh thần
trong đời sống chính trị – xã hội của nhân dân ta từ xưa đến nay. Ngày nay,
để thực hiện âm mưu “DBHB”, BLLĐ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch, chúng móc nối, cấu kết với nhau tăng cường các hoạt động tuyên
truyền, kích động, lôi kéo đồng bào các dân tộc có đạo nhất là đồng bào Chăm
nổi dậy chống phá Đảng, chính quyền địa phương, hòng tạo nên điểm nóng
làm bàn đạp xoá bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Do đó, công tác VĐQC nhân
dân đấu tranh phòng, chống TĐTP trong vùng đồng bào Chăm có đạo trở
thành một nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn cách mạng hiện nay của LLVT
tỉnh Ninh Thuận.

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC VĐQC
CHỐNG TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÉP TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO CHĂM CÓ
ĐẠO Ở TỈNH NINH THUẬN.

1. Một số vấn đề cơ bản về công tác VĐQC đấu tranh phòng chống
truyền đạo trái phép ở vùng đồng bào Chăm có đạo của LLVTtỉnh Ninh
Thuận.
* Quan niệm về hoạt động TĐTP
Hoạt động truyền đạo mang tính chất là một hoạt động xã hội nhằm
truyền bá tín ngưỡng tôn giáo trong một cộng đồng dân cư nhất định; nó có
đối tượng, nội dung, thời gian và không gian cụ thể. Do tổ chức và ảnh hưởng
của việc truyền đạo đến đời sống chính trị- xã hội nên nó phải chịu sự quản lý
chặt chẽ của Nhà nước và những quy định của pháp luật, đồng thời nó phải
phù hợp với các giá trị chuẩn mực đạo đức của xã hội đương thời. Vì vậy các
hoạt động truyền đạo không tuân theo những điều kiện như trên đều là bất
hợp pháp, là hoạt động TĐTP, vi phạm pháp luật.
Trong phạm vi chuyên đề này, việc sử dụng thuật ngữ “truyền đạo trái
phép” là nói đến những hoạt động truyền đạo, những hoạt động phát triển đạo


3

không còn là hành vi tín ngưỡng đơn thuần, nằm trong khuôn khổ sinh hoạt
tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân ta mà nó trái với những quy định của pháp
luật Nhà nước ta.
Từ cách hiểu và cách tiếp cận nêu trên chúng ta có thể khái quát :
Truyền đạo trái phép là hoạt động truyền bá tín ngưỡng tôn giáo không theo
các quy định của pháp luật Nhà nước hiện hành, không phù hợp với các chuẩn
mực xã hội, không được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép, làm
ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc và đời sống tinh thần của nhân dân.

Trong điều kiện hiện nay, ở nước ta đã và đang diễn ra các hoạt động
TĐTP trong các địa bàn dân cư hết sức phức tạp, xuất phát từ những âm mưu
chính trị đen tối của các thế lực thù địch bằng nhiều hình thức khác nhau, biểu
hiện :
Những người truyền đạo là những kẻ đội lốt tôn giáo, cơ hội chính trị,
bọn “việt gian”, “việt cách” được các tổ chức chính trị phản động và bọn cầm
đầu trong và ngoài nước hỗ trợ, tổ chức huấn luyện, đào tạo trở thành những
kẻ chống phá cách mạng, đi ngược lại lợi ích dân tộc, không được pháp luật
Nhà nước CHXHCN Việt Nam cho phép.
Hoạt động TĐTP không chỉ trái với phong tục, tập quán, tư tưởng văn
hoá dân tộc mà còn vi phạm pháp luật Nhà nước ta như : Những kẻ truyền
đạo tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo công dân theo đạo, vi phạm Bộ
luật Hình sự Việt Nam năm 1999, quy định Điều 87 về “gây chia rẽ giữa các
tầng lớp nhân dân, gây chia rẽ người theo tôn giáo và không theo tôn giáo,
chia rẽ giữa các tín đồ, chức sắc với chính quyền địa phương. Những kẻ
truyền đạo gắn vấn đề dân tộc, tôn giáo với chính trị để chống phá chính
quyền địa phương và Nhà nước ta. Lập các cơ sở thờ tự mới trái phép hoặc
khôi phục và mở rộng các cơ sở thờ tự trước đây để mở rộng phạm vi hoạt
động : in ấn, sao chép, phát tán tài liệu…Hoạt động TĐTP đã vi phạm nghiêm
trọng Điều 89, Bộ luật Hình sự nước ta vì đã có những hành vi kích động, lôi


4

kéo, tụ tập nhiều người, phá rối ANCT và TTATXH, gây hậu quả về kinh tế chính trị ở địa phương. Làm đảo lộn trật tự xã hội, tư tưởng của các tộc người,
làm đảo lộn kinh tế - xã hội vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
2. Vai trò công tác VĐQC đấu tranh phòng chống truyền đạo trái
phép ở vùng đồng bào Chăm có đạo của LLVT tỉnh Ninh Thuận.
Khi đánh giá về vai trò của quần chúng, chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng
định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “trong chiến tranh, ai có

nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực hơn, ai kiên trì đi sâu hơn
vào quần chúng nhân dân thì người đó thu được những thắng lợi”. Vận dụng
và phát triển tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn
thấy và đánh giá đúng vai trò của quần chúng nhân dân, Người cho rằng : Có
lực lượng nhân dân thì việc khó mấy, to mấy cũng làm được. Vì vậy, Người
căn dặn : Trong mọi việc đều phải dựa vào QCND, lấy sức quần chúng mà
vượt qua khó khăn. Vì thế, việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc
gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 75 năm qua luôn gắn với vai trò to
lớn của quần chúng nhân dân, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân. Đảng ta luôn coi trọng công tác VĐQC là một nhiệm vụ cơ
bản, thường xuyên, quan trọng. Vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân
phục vụ sự nghiệp cách mạng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định đến
sức mạnh và sự trường tồn của Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI khẳng định : Công tác VĐQC luôn luôn là vấn đề có tầm quan trọng
chiến lược trong mọi thời kỳ cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
luôn đánh giá cao vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp
cách mạng. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đồng bào các
dân tộc thiểu số đã góp phần to lớn vào sự nghiệp quản lý Nhà nước, quản lý
xã hội bảo đảm cho đất nước ổn định và phát triển.


5

Trong tình hình mới, Đảng uỷ, Bộ tư lệnh Quân khu 5 đã giao nhiệm
vụ cho Đảng uỷ, BCHQS tỉnh Ninh Thuận phải liên hệ chặt chẽ với quần
chúng, dựa vào quần chúng để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tuyên truyền
vận động nhân dân, các dân tộc có đạo trong tỉnh tăng cường đoàn kết dân
tộc, thực hiện tốt các chủ trương, chương trình kinh tế-xã hội của Đảng, Nhà
nước, tích cực xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng nền QPTD gắn với thế trận

ANND trên địa bàn toàn tỉnh với các tỉnh bạn như Bình Thuận, Lâm Đồng và
Khánh Hoà.
Là một bộ phận công tác VĐQC của Đảng, của quân đội, công tác
VĐQC phòng, chống TĐTP ở vùng đồng bào Chăm có đạo của LLVT tỉnh
Ninh Thuận có vai trò đặc biệt quan trọng :
Một là, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa
Đảng, Nhà nước, quân đội với nhân dân các dân tộc trong tỉnh; xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện.
Hai là, trực tiếp góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho
nhân dân các dân tộc, đặc biệt là vùng đồng bào Chăm có đạo, làm thất bại
mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù; giữ vững ANCT và TTATXH
trên địa bàn toàn tỉnh.
Ba là, làm tốt công tác VĐQC đấu tranh phòng, chống TĐTP còn góp
phần tích cực trong việc xây dựng LLVT nhân dân địa phương vững mạnh
toàn diện.
3. Một số vấn đề có tính nguyên tắc chỉ đạo công tác VĐQC đấu
tranh phòng, chống truyền đạo trái phép vùng đồng bào Chăm có đạo ở
Ninh Thuận.
Công tác VĐQC đấu tranh phòng, chống TĐTP vùng đồng bào Chăm
có đạo ở Ninh Thuận của LLVT tỉnh phải nắm vững nguyên tắc tính Đảng,
tính khoa học. Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa công tác
VĐQC, công tác dân vận, CTĐ, CTCT với sự lãnh đạo của Đảng đối với quân
đội nói chung, đối với LLVT địa phương nói riêng.


6

Công tác VĐQC đấu tranh phòng, chống tuyên TĐTP vùng đồng bào
Chăm có đạo của LLVT tỉnh phải luôn bám sát địa bàn, gắn với yêu cầu,
nhiệm vụ chính trị của LLVT địa phương, đồng thời phải gắn với thực tiễn sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay.
Công tác VĐQC đấu tranh phòng, chống TĐTP vùng đồng bào Chăm
có đạo của LLVT tỉnh phải thực hiện tốt nguyên tắc kết hợp giữa phòng và
chống, trong đó lấy phòng ngừa là chính. Tập trung xây dựng, củng cố cơ sở
chính trị xã, phường, thị trấn vững mạnh, đặc biệt coi trọng việc sắp xếp, bố
trí đội ngũ cán bộ cốt cán ở địa phương. Đẩy mạnh phong trào cách mạng,
động viên quần chúng tích cực tham gia chương trình phát triển kinh tế-xã
hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Thực hiện tốt phương
châm lấy quần chúng để giải quyết việc quần chúng.
Công tác VĐQC vùng đồng bào Chăm có đạo ở Ninh Thuận của LLVT
tỉnh phải tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng tôn giáo và tự do tín ngưỡng kkông tôn giáo của nhân dân. Mọi
công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật, được pháp
luật bảo vệ, không phân biệt người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo và
giữa các tôn giáo với nhau. Thực hiện nhất quát chính sách tôn giáo của
Đảng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo
nào; bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường đúng pháp luật. Các tôn
giáo hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật.
4. Thực trạng công tác VĐQC đấu tranh phòng, chống truyền đạo
trái phép vùng đồng bào Chăm có đạo ở Ninh Thuận của lượng vũ trang
địa phương hiện nay.
* Những kết quả đạt được
Cấp uỷ, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trong LLVT tỉnh luôn nhận
thức đúng đắn vị trí, vai trò công tác VĐQC đấu tranh phòng, chống TĐTP ở
vùng đồng bào Chăm có đạo trong tỉnh. Trải qua hơn 10 năm (kể từ ngày tái


7

thiết lập tỉnh 1992) đến nay, LLVT tỉnh Ninh Thuận đã xác định 4 nội dung,

biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ củng cố và xây dựng nền QPTD
vững mạnh gắn với thế trận ANND vững chắc đó là: Tổ chức kết nghĩa, xây
dựng cơ sở chính trị, bám nắm địa bàn; xây dựng khu vực phòng thủ kết hợp
kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với quốc tế và công tác VĐQC. Trong
đó, công tác VĐQC được Đảng uỷ, BCHQS tỉnh xác định là nội dung, biện
pháp trọng tâm, cơ bản, then chốt; tổ chức kết nghĩa giữa cấp uỷ, chỉ huy các
cơ quan, đơn vị với cấp uỷ, chính quyền địa phương là vấn đề cơ bản, then
chốt là mạch máu quan trọng trong công tác VĐQC ở vùng đồng bào có đạo,
đạt hiệu quả thiết thực. LLVT tỉnh có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân
dân thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước, tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, văn hoá,
giáo dục - đào tạo, y tế, xây dựng nền QPTD gắn với thế trận ANND vững
chắc.
Trên cơ sở nhận thức rõ tính chất phức tạp và âm mưu thủ đoạn chính
trị đen tối, thâm hiểm của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo và nhân quyền để chống phá cách mạng nước ta, đặc biệt là chính quyền
địa phương. Các đơn vị LLVT tỉnh Ninh Thuận đã quán triệt sâu sắc Nghị
quyết TW8(b) khoá VI về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng tăng
cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và Nghị quyết 24/NQ-BCT của
Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”, các chỉ
thị, Nghị quyết của ĐUQSTW, Bộ Quốc phòng, chỉ thị 37 của TLQK5 và
hướng dẫn của Cục chính trị quân khu. Đảng uỷ, BCHQS tỉnh nhận thức sâu
sắc vị trí, vai trò công tác dân vận nói chung, công tác VĐQC vùng đồng bào
Chăm có đạo nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, đây là một đặc thù riêng của
tỉnh lại là tỉnh mới chia tách từ tháng 4/1992 đến nay. Tình hình chung các
mặt kinh tế, chính trị - xã hội và QPAN còn nhiều hạn chế, Đảng ủy, BCHQS
tỉnh đã chủ động tham mưu cho thường vụ tỉnh uỷ Ninh Thuận ra chỉ thị


8


06/CT ngày 11/9/1992 về việc LLVT tỉnh tham gia xây dựng cơ sở xã,
phường, thị trấn vững mạnh toàn diện. BCHQS tỉnh xây dựng kế hoạch, phân
công các cơ quan, đơn vị trực tiếp phụ trách địa bàn xã, phường, thị trấn nơi
có số đông đồng bào Chăm có đạo sinh sống (kể cả các đơn vị của Bộ đứng
chân trên địa bàn tỉnh như : Đoàn đặc công 5, Lữ đoàn không quân 937) và
chủ trì hiệp đồng triển khai, tổ chức thực hiện.
Thường xuyên chỉ đạo cấp uỷ, chỉ huy các cơ quan, đơn vị làm tốt công
tác giáo dục cán bộ, chiến sỹ nắm vững và chấp hành tốt chính sách dân tộc,
tôn giáo của Đảng, Nhà nước; tăng cường củng cố mối quan hệ mật thiết với
nhân dân, giữ nghiêm kỷ luật dân vận, đồng thời phải coi đây là chức năng
của quân đội, là nội dung xây dựng quân đội về mặt chính trị, là bản chất
truyền thống của quân đội ta.
Tiến hành rà soát, xác định địa bàn trọng điểm của công tác VĐQC đối
với các đơn vị LLVT tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào Chăm có
đạo, nơi mà tình hình kinh tế, chính trị-xã hội còn khó khăn, phức tạp. Nắm chắc
phong tục, tập quán của đồng bào, các đối tượng quần chúng, chủ động phối hợp
với cấp uỷ, chính quyền địa phương, xây dựng kế hoạch phối kết hợp hoạt động.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng cả về nội dung, phương pháp công tác
VĐQC đối với cấp uỷ, chỉ huy, các tổ, đội trực tiếp xuống địa bàn bám sát đối
tượng để cùng cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương đấu tranh ngăn
chặn, làm thất bại mọi âm mưu hoạt động tuyênTĐTP. Các cơ quan, đơn vị
chủ động sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo
VĐQC. Tiếp tục học tập, quán triệt, từng bước nâng cao nhận thức về tính
chất phức tạp của hoạt động TĐTP ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói
chung, vùng đồng bào Chăm nói riêng cũng như vị trí, vai trò và tầm quan
trọng của công tác VĐQC đấu tranh phòng, chống TĐTP.
* Kết quả công tác VĐQC đấu tranh phòng, chống TĐTP ở vùng
đồng bào Chăm có đạo của LLVT tỉnh Ninh Thuận từ 1992 – 2002.



9

- Thường xuyên khảo sát nắm chắc tình hình địa bàn, kịp thời đề xuất
với cấp uỷ, chính quyền địa phương tiến hành công tác VĐQC.
Các đơn vị LLVT trong tỉnh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp
uỷ Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương nơi đơn vị
đứng chân tham gia khảo sát tình hình các mặt, phân loại quần chúng, nắm
chắc các đối tượng chính trị, có kế hoạch xây dựng vành đai an toàn cho cơ
quan, đơn vị. Đồng thời tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương xây
dựng kế hoạch A, A2. Tổ chức diễn tập thực nghiệm, xử lý các tình huống A 2
dự kiến có thể xẩy ra ở một số xã, phường, thị trấn để rút kinh nghiệm. Đến
nay, đã có 100% đầu mối đơn vị xây dựng xong vành đai an toàn khu vực
đóng quân, có chương trình phối kết hợp hoạt động liên tịch trong hoạt động
công tác quân sự địa phương cấp tỉnh, huyện và một số cơ sở xã, phường
trọng điểm. Các đơn vị LLVT trong tỉnh đã làm tốt công tác VĐQC theo chỉ
lệnh của cấp trên cũng như khi có nhu cầu đột xuất ở địa phương.
- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết quân-dân, thực hiện quân với dân
một ý chí, xây dựng hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân các dân
tộc trong tỉnh, giữ nghiêm kỷ luật quan hệ quân-dân.
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình từng địa bàn hoạt động, nhiệm vụ chính
trị được phân công. Các đơn vị LLVT trong tỉnh đã chủ động phối hợp với
các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức kết nghĩa, ký kết liên tịch, đề
ra chương trình phối hợp hoạt động, tổ chức hành quân dã ngoại về vùng
đồng bào Chăm có đạo, vùng căn cứ kháng chiến cũ…Nên đã tạo được sự
giao lưu tình cảm giữa đồng bào chăm với bộ đội, khôi phục hình ảnh “Bộ
đội cụ Hồ” làm sống lại tình cảm gắn bó máu thịt giữa quân đội với nhân dân
mà có một thời gian dài bị mai một. Đối với các chức sắc, tín đồ trong đồng
bào chăm bước đầu đã tạo nên không khí cởi mở, sự cảm thông sâu sắc, xoá
dần các mặc cảm về tôn giáo, tín ngưỡng đã làm cho “các vị” hiểu được bản

chất truyền thống của quân đội ta là quân đội của dân, do dân, vì dân. Đến


10

nay, đã có 100% đầu mối đơn vị tổ chức kết nghĩa với cấp uỷ, chính quyền,
các tổ chức đoàn và trường học. Có 4/4 Cơ quan quân sự huyện và Cơ quan
quân sự thị xã tổ chức ký kết với 6 ngành liên tịch ở địa phương như: Hội phụ
nữ, Đoàn Thanh niên, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ và
Liên đoàn lao động tỉnh. Kết quả bước đầu đã mang lại nhiều hiệu quả thiết
thực trong công tác nắm bắt tình hình, VĐQC có đạo chấp hành nghiêm chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, sống tốt đời đẹp
đạo. Được chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá cao, đặc biệt công
tác dã ngoại kết hợp công tác VĐQC của các đơn vị LLVT trong tỉnh ở vùng
đồng bào Chăm có đạo. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động và
trực tiếp sinh hoạt với đồng bào Chăm, với những việc làm cụ thể, thiết thực
đã giúp đỡ đồng bào ổn định đời sống, với thái độ thật sự tôn trọng tự do tín
ngưỡng, phong tục, tập quán của đồng bào chăm có đạo như : Khi sinh hoạt
trong vùng đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo là không được ăn thịt heo, thịt
dông trong thôn, xóm, bộ đội ta đã chấp hành một cách triệt để, nên được bà
con giáo dân và các chức sắc tín đồ tôn trọng, tin tưởng và yêu mến bộ đội.
- Tham gia xây dựng cơ sở xã, phường, thị trấn vùng đồng bào Chăm
có đạo vững mạnh toàn diện, đáp ứng với yêu cầu củng cố quốc phòng – an
ninh.
Ninh Thuận sau khi chia tách tỉnh có 54 xã, phường và thị trấn, đến
tháng 11/1995 thành lập thêm 2 xã miền núi của huyện Ninh Sơn, nâng tổng
số toàn tỉnh lên 56 xã, phường. Trong đó có 19 xã đồng bằng, 17 xã miền núi,
9 xã vùng biển. Đồng bào Chăm sinh sống ở 22 thôn trong 12 xã (Ninh
Phước: 8; Ninh Hải: 2; Ninh Sơn: 1 và thị xã Phan Rang-Tháp Chàm: 1). Cuối
năm 1994 phân loại cơ sở xã, phường có 15 cơ sở khá, 13 cơ sở trung bình và

9 cơ sở yếu. Số cơ sở xã, phường trung bình và yếu đều rời vào vùng đồng
bào Chăm có đạo, đời sống kinh tế-xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Chấp hành
và thực hiện chỉ thị 37/CT của TLQK5, Chỉ thị 58 của thủ tướng Chính phủ,


11

Đảng uỷ, BCHQS tỉnh đã chủ động tham mưu cho Thường vụ Tỉnh uỷ ra chỉ
thị 06/CT đồng thời phân công 30/54 xã, phường cho các đơn vị LLVT trong
tỉnh đảm nhận gồm (Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Biên phòng, BCHQS tỉnh và
các đơn vị của Bộ đứng chân trên địa bàn tỉnh). Tham gia phối hợp cùng với
các địa phương phấn đấu xây dựng từ 30 đến 40% xã, phường vững mạnh về
QP-AN. Các đơn vị trong LLVT tỉnh đã phối hợp chặt chẽ cùng với cấp uỷ,
chính quyền, các đoàn thể địa phương tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng
tình hình địa bàn được phân công, xây dựng kế hoạch phối hợp tiến hành
công tác VĐQC xây dựng cơ sở, xã, phường vững mạnh, đặc biệt đối với các
vùng đồng bào dân tộc, vùng căn cứ kháng chiến, vùng đồng bào có nhiều
khó khăn, …qua triển khai hoạt động đã đạt được một số kết quả sau :
Một là, đối với công tác xây dựng cơ sở chính trị. Đã phối hợp với các
ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh tổ chức được 95 đợt tuyên truyền, với hơn
27.500 lượt người tham dự. Nội dung chủ yếu là tuyên truyền, VĐQC đồng
bào Chăm có đạo nhận rõ bản chất, âm mưu của các thế lực thù địch thực hiện
chiến lược “DBHB”, BLLĐ nhằm xoá bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Vấn đề
đoàn kết dân tộc giữa đồng bào Kinh- Chăm và đồng bào các dân tộc trong
tỉnh. Trên cơ sở đó, làm cho đồng bào Chăm nêu cao ý thức cảnh giác cách
mạng, không để kẻ địch lợi dung, mua chuộc, lôi kéo, kích động. Từ đó đồng
bào tham gia củng cố, xây dựng cơ sở chính trị cùng với cấp uỷ, chính quyền,
và các đơn vị LLVT tỉnh giải quyết tốt những vụ việc phức tạp xảy ra trong
nội bộ đồng bào Chăm. Công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, xây
dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể ở vùng đồng bào Chăm ngày càng vững

chắc và đi vào hoạt động có nề nếp, có chất lượng và số lượng cao, là lực
lượng đáng tin cậy phục vụ nhân dân ở cơ sở. Các đoàn thể ở vùng đồng bào
Chăm hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu, hầu hết các chi đoàn thanh niên
ở thôn, khu phố có đội văn nghệ, đội bóng đá, bóng chuyền. Nhân các ngày
lễ, tết đều tổ chức các hoạt động giao lưu giữa đồng bào Chăm với bộ đội


12

Hơn 10 năm qua, kể từ ngày tái lập tỉnh đến nay đã kết nạp được 87 đảng viên
người Chăm, nâng tổng số đảng viên người Chăm lên 124 ngưòi, đạt tỷ lệ
0,23% so với dân số Chăm, 100% các xã, phường vùng đồng bào Chăm sinh
sống đều có tổ chức Đảng. Thường xuyên theo dõi bám nắm địa bàn, sự phối
kết hợp hoạt động chặt chẽ giữa các cấp, các ngành ở địa phương với các đơn
vị LLVT trong tỉnh, hơn 10 năm qua công tác xây dựng cơ sở ở vùng đồng
bào Chăm có đạo đã từng bước ổn định, đi vào hoạt động đạt hiệu quả thiết
thực, góp phần làm chuyển biến tình hình ở cơ sở trên nhiều mặt, nhất là củng
cố hệ thống chính trị, xây dựng thực lực cách mạng, củng cố QPAN, tạo được
phong trào quần chúng hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp, xây dựng
được lực lượng nòng cốt trong vùng đồng bào Chăm có đạo. Đồng thời, bằng
nhiều biện pháp hữu hiệu, nhanh chóng đấu tranh với kẻ địch và các phần tử
xấu lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo để hoạt động chống phá ta.
Hai là, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Về kinh tế : Nhìn chung sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào Chăm
đang trên đà phát triển, đồng bào biết phát huy lợi thế của từng vùng, từng
khu vực để bố trí chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng phù hợp, tập trung vào
chăn nuôi gia súc có sừng như bò, dê, cừu…đạt hiệu quả kinht ế cao. Đồng
thời phát triển ngành, nghề, tiểu thủ công nghiệp như dệt thổ cẩm, làm đồ
gốm, kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp. Được sự quan tâm hỗ trợ của
các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương, đến nay đã có 19/22 thôn

đồng bào Chăm có điện sản xuất, sinh hoạt, đường giao thông nông thôn được
sửa chữa và nâng cấp; các công trình thuỷ lợi, trường học, trạm xá, nhà làm
việc của chính quyền thôn, xã được xây dựng khang trang. Nhờ sản xuất phát
triển, đời sống đồng bào Chăm được nâng lên rõ rệt, bình quân lương thực
đầu người từ 350 đến 380 kg/người/năm. Cá biệt có vùng đạt
400kg/người/năm. Qua khảo sát, năm 1992 vùng đồng bào Chăm có 20% hộ
khá giả, 60% trung bình và 20% hộ thiếu ăn thì đến năm 2002 có 3% hộ giàu,


13

15% hộ khá, 67% hộ trung bình và 15 hộ nghèo. Các đơn vị LLVT trong tỉnh
đã tích cực, chủ động cùng với cấp uỷ, chính quyền và các ban, ngành, đoàn
thể ở địa phương triển khai các dự án, chương trình phát triển kinh tế kết hợp
với QPAN, tham gia xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư, xây dựng mô hình
làng văn hoá 4/4 thôn người Chăm bao gồm (Hậu Sanh, Mỹ Nghiệp, Tuấn Tú
và An Hải). Hơn 10 năm qua LLVT tỉnh đã giúp 9650 ngày công khắc phục
hậu quả lũ lụt, 5180 ngày công đào đắp đường và sửa chữa kênh mương nội
đồng phục vụ tưới tiêu có hiệu quả, 4560 ngày công sửa chữa trạm xá, trường
học…đã góp phần cải thiện quan trọng đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung đặc biệt đối với đồng bào Chăm.
Nổi lên là các đơn vị Tiểu đoàn bộ binh 610, Đại đội trinh sát 5, cơ quan quân
sự huyện Ninh Phước, Ninh Hải và các đơn vị như : Đoàn Đặc công 5, Trung
đoàn không quân 937...
- Về văn hoá xã hội: Nền văn hoá của đồng bào Chăm tiếp tục được
củng cố và phát triển, những đặc trưng văn hoá Chăm được phục hồi, tái tạo
góp phần bảo tồn bản sắcvăn hoá dân tộc Chăm. Từ khi chia tách tỉnh đến
nay, đã thành lập đựoc trung tâm văn hoá, bảo tàng và đoàn nghệ thuật bán
chuyên Chăm. Đầu tư hàng tỷ đồng tu sửa và tôn tạo các tháp cổ như Tháp Po
Klong Gia Rai, tháp Pô rô mê, tạo điều kiện cho đồng bào Chăm sinh hoạt

truyền thống trong các dịp lễ hội và phục vụ du khách đến tham quan, tìm
hiểu. BCHQS tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy xây dựng và phát sóng chương
trình truyền thanh, truyền hình của đồng bào Chăm hàng tuần, tháng. Cùng
với cấp uỷ, chính quyền địa phương sửa chữa, nâng cấp hệ thống trường học,
100% địa phương người Chăm đều có trường cấp I, II, III và trường mầm
non. Giáo viên người Chăm ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng
hiện nay có 526 người (trong đó cấp I: 107, cấp II có 110, cấp III có 09) số
lượng học sinh Chăm tăng mỗi năm từ 15-20%. Cơ sở y tế được xây dựng ở
hầu hết các xã vùng đồng bào Chăm, có biên chế từ 4-5 y sĩ, y tá phục vụ


14

chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Công tác phòng và chữa bệnh của đồng bào
Chăm ngày càng tiến bộ, số lượng tử vong thấp nhờ có số lượng y, bác sĩ
ngày một đông. Đến nay, có 126 người trong đó bác sĩ là 22, y sĩ 56, y tá 48
người. Tư tưởng mê tín dị đoan trong cúng bái chữa bệnh đã từng bước giảm
dần, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình được đông đảo đồng bào Chăm
hưởng ứng và thực hiện. Hàng năm, BCHQS tỉnh thành lập và cử các tổ, đội
cộng tác quân - dân y kết hợp về vùng đồng bào Chăm tuyên truyền, vận
động, hỗ trợ khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho đồng bào… để lại
nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng đồng bào Chăm, được cấp uỷ, chính quyền
địa phương đánh giá cao.
- Củng cố QPAN và xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND.
Đảng uỷ, BCHQS tỉnh chỉ đạo chặt chẽ cấp uỷ, chỉ huy các cơ quan, đơn vị
làm tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương quán triệt
tốt chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ QPAN trong tình
hình mới. Các đơn vị LLVT trong tỉnh đã kết hợp việc xây dựng khu vực
phòng thủ với điều chỉnh địa bàn dân cư. Thực hành diễn tập vận hành cơ chế
3 cấp: Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành; các ban, ngành, đoàn thể làm

tham mưu; công an, quân sự làm nòng cốt ở các địa phương vùng đồng bào
Chăm. Nên hầu hết các đơn vị LLVT trong tỉnh đã tham mưu giúp cấp uỷ,
chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở địa phương xây dựng kế hoạch A,
A2, tổ chức huấn luyện, diễn tập vận hành cơ chế qua đó từng bước bổ sung
hoàn chỉnh kế hoạch, đáp ứng với đặc điểm tình hình của vùng đồng bào
Chăm và các địa phương. Đến nay có 5/5 huyện, thị xã và 54/54 xã, phường,
thị trấn thực hành diễn tập theo phương án A, A2 bước đầu đã nâng được
trình độ tổ chức, chỉ huy, điều hành tại cơ sở khi có tình huống xảy ra. Công
tác VĐQC ở vùng đồng bào Chăm có đạo của các đơn vị LLVT trong tỉnh đã
từng bước đi sâu vào giáo dục ý thức quốc phòng trong đồng bào Chăm, nâng
cao cảnh giác cách mạng, động viên và hướng dẫn đồng bào, các chức sắc, tín


15

đồ tích cực ham gia bảo vệ ANCT và TTãTH, xây dựng các công trình phòng
thủ. Hơn 10 năm qua, LLVT tỉnh đã tuyên truyền, giáo dục, vận động được
290 thanh niên Chăm thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tham mưu cho cấp uỷ,
chính quyền địa phương có người Chăm theo đạo xây dựng tổ an ninh nhân
dân tự quản và lực lượng dân quân tự vệ thường trực.
- Đấu tranh chống kẻ địch và những phần tử xấu lợi dụng chính sách
dân tộc, tôn giáo. Phối hợp cùng các địa phương trong tỉnh giải quyết điểm
nóng mâu thuẫn trong nội bộ đồng bào Chăm.
Hơn 10 năm qua, vùng đồng bào Chăm trong tỉnh nhìn chung được giữ
vững, song vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định,
đã và đang nổi lên 4 vấn đề lớn đó là: Hoạt động của bọn phản động; tình
trạng di dân tự do về vùng sâu, vùng xa; từ bỏ đạo truyền thống đi theo đạo
khác và khiếu kiện tập thể liên quan đến vấn đề dân tộc.
Một là, hoạt động của bọn phản động: ở nước ngoài có văn phòng
Chăm quốc tế do tên Quảng Đại Đủ làm cố vấn và Hội nghệ thuật văn hoá

Chăm pa quốc tế do tên Chế Linh thành lập. Trong đó hoạt động mạnh nhất là
văn phòng Chăm quốc tế. Các tổ chức này đang lợi dụng và khai thác triệt để
chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về “Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc”
để liên kết nhau thu thập nghiên cứu, chứng minh vấn dề cốt lõi là: Vương
quốc Chăm pa bị diệt vong từ năm 1832 chứ không phải năm 1697 (thực tế
lịch sử là năm 1697) để tìm cách quốc tế hoá vấn đề Chăm pa. Vừa qua chúng
ráo riết móc nối với một số trí thức Chăm để thu thập tài liệu, tin tức, nghiên
cứu và viết các đề tài văn hoá Chăm theo yêu cầu của tên Quảng Đại Đủ.
Năm 2002, người Chăm ở nước ngoài tài trợ cho người Chăm tỉnh Ninh
Thuận 5.540 USD, 30.000 EURO và 251 triệu đồng Việt Nam nhằm mục
đích thu thập tình hình kinh tế trong vùng đồng bào Chăm. Tổng lãnh sứ quán
Mỹ, Hàn Quốc, Nhật bản tại thành phố Hồ Chí Minh rất quan tâm đến chính
sách dân tộc, tôn giáo trong vùng đồng bào Chăm, thông qua các Đoàn đến


16

địa bàn tỉnh gặp gỡ, tiếp xúc với các đối tượng chức sắc, tín đồ và bọn phản
động. Hoạt động của bọn phản động người Chăm liên quan chặt chẽ với lực
lượng Furô cũ. Sau giải phóng 1975 trong tỉnh đã có 480 thanh niên Chăm ra
rừng tổ chức thành các toán Fun rô có vũ trang, hoạt động chống phá chính
quyền cách mạng do tên Huỳnh Ngọc Sắn cầm đầu (Sắn là chuẩn tướng Fun
rô). Đến tháng 8 năm 1984, ta tiêu diệt bọn cầm đầu và làm tan rã lượng
lượng Fun rô có vũ trang ngoài rừng. Hiện nay, số Fun rô cũ còn 299 tên làm
ăn sinh sống trên địa bàn tỉnh, tập trung sống ở vùng giáp ranh với các tỉnh
Bình Thuận, Lâm Đồng và Khánh Hoà.
Hai là, vấn đề đồng bào Chăm di dân tự do về vùng sâu, vùng xa. Qua
theo dõi nắm tình hình đã phát hiện thời gian gần đây có nhiều người Chăm di
chuyển tự do về vùng sâu, vùng xa của các huyện liên quan đến địa bàn hoạt
động của bọn Fun rô cũ. Toàn tỉnh có 7 điểm, gồm 857 hộ và 3.451 người

đang sinh sống, trong đó huyện Ninh Phước có 4 điểm, đó là khu vực núi
Vung Xả Phước Thái, khu vực đá tôn xã Phước Nam, khu vực Sa Rá xã
Phước Vinh, khu vực Giếng Trắc Xã Phước Hà, có 541 hộ và 2.372 người.
Huyện Ninh Sơn có 3 khu vực; khu vực Cho Mo và Hòn Khô thuộc xã Mỹ
Sơn, khu vực Rà Tọt xã Lâm Sơn có 316 hộ và 1.079 người sinh sống. Riêng
đồng bào Chăm di dân tự do ở 5 khu vực (Ninh Phước 4 và Ninh Sơn 1) Có
517 hộ, 2162 người. Đối tượng người Chăm đạo Bà La Môn 255 hộ, 980
người, nguỵ quân 4, nguỵ quyền 2. Fun rô 3 khu vực Sa Rá, xã Phước Vinh
huyện Ninh Phước. Người Chăm có 26/50 hộ, 48/194 người; người Chăm đạo
Bà La Môn 100% nguỵ quân 6, nguỵ quyền 8. Khu vực Giếng Trắc, xã Phước
Hà người Chăm có 51/129 hộ, 324/746 người, đạo Bà Ni 100% số hộ, trong đó
nguỵ quyền 4 hộ, nguỵ quân 8 hộ, Fun rô 11 hộ, khu vực Hòn Khô, xã Mỹ Sơn
người Chăm có 113/119 hộ 443/485 người, đạo Bà ni 417 người, tin lành 1 hộ
và 4 người, nguỵ quân 6, nguỵ quyền 4 và Fun rô 11.


17

Ba là, vấn đề người Chăm từ bỏ đạo truyền thống đi theo đạo tin lành
và thiên chúa giáo. Đây là diễn biến mới trong đồng bào Chăm, hiện nay toàn
tỉnh có khoảng 700 người Chăm từ bỏ đạo truyền thống là Bà La Môn và đạo
Bà Ni (đi theo đạo tin lành khoảng 500 người, đi theo đạo Thiên Chúa khoảng
200 người). Địa bàn tập trung ở 5 xã thuộc huyện Ninh Phước đó là các xã
Phước hậu, Phước Hải, Phước Thái, Phước Nam, Phước Hữu và một số thôn
Chăm khác ở huyện Ninh Sơn và Ninh Hải, trọng điểm là địa bàn xã Phước
Hậu và xã Phước Hữu của huyện Ninh phước. Trong những năm qua các đơn
vị LLVT trong tỉnh đã phối kết hợp cùng cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể
địa phương tuyên truyền, vận động, định hướng đồng bào Chăm thực hiện tự
do tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật, kiên quyết đấu tranh
chống TĐTP, từ bỏ đạo truyền thống đi theo đạo khác.

Bốn là, việc khiếu kiện tập thể liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo.
Vào khoảng tháng 8/2002 một số trí thức chăm công tác ở trường đại học
khoa học xã hội và nân văn tại thành phố Hồ Chí Minh về thăm quê mang
theo quyển sách “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối
quan hệ dân tộc, tôn giáo hiện nay” do nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất
bản năm 2001, được chuyển đến tay một số trí thức Chăm ở tỉnh Ninh Thuận
nghiên cứu và bàn luận phần viết về dân tộc Chăm. Sau đó, ông Nguyễn Tỷ ở
xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải (sinh năm 1938, trước năm 1975 là giáo viên
trường Pô K Long từ năm 1979-1997 là trưởng ban biên soạn sách bằng chữ
Chăm trong tỉnh, nay đã nghỉ hưu) phô tô thành nhiều bản và gửi cho nhiều
người khác. Cuối tháng 9/2002 ông Tỷ đã bàn với một số trí thức người Chăm
trong chế độ cũ như Thành Bá Phú, Lâm Gia Tịnh, Lưu Quang Hàm…viết
đơn gửi lên các cấp để kiến nghị. Đầu tháng 11/2002, trực tiếp Tỷ và Phú cầm
đơn đi vận động 18 người khác cùng ký vào đơn gửi ra Trung ương. Tổng
cộng có 20 người ký đơn gồm: 2 chức sắc tôn giáo (1 cả sư Bà la môn, 1 chủ
tịch hội viên chùa đạo Bà ni) 8 người tham gia nguỵ quân, nguỵ quyền cũ


18

(trong đó có tên Phó ty phát triển sắc tộc nguỵ, một uỷ viên hội đồng xã
Nguỵ, 1 Fun rô cũ, số còn lại là giáo viên trước năm 1975. Các đối tượng này
rất có uy tín với đồng bào Chăm, coi như là thủ lĩnh tinh thần của họ. Nội
dung đơn kiện tập thể mang tính chất suy diễn, xuyên tạc sự thật, phủ nhận sự
quan tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương đối với đồng bào Chăm, tạo
ra tâm lý nghi kỵ trong giới trí thức, chức sắc tôn giáo, dễ bị các phần tử phản
động, kích động trở thành “điểm nóng” và lan rộng, kéo dài nếu cấp uỷ, chính
quyền và các đoàn thể ở địa phương không giải quyết tốt thì hậu quả sẽ khó
lường.
- Đối với công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ là đồng bào Chăm

trong cơ cấu cán bộ các cấp ở địa phương. Trên cơ sở quán triệt và nhận thức
sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng về chiến lược phát triển con người và
công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ của Đảng. Đảng uỷ,
BCHQS tỉnh đã chủ động chỉ đạo cấp uỷ, chỉ huy các cơ quan, đơn vị LLVT
trong tỉnh làm tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương
nơi đóng quân có kế hoạch xây dựng, đào tạo, cơ cấu cán bộ là đồng bào
Chăm ở các cấp, các ngành. Chăm lo xây dựng, củng có các tổ chức như
Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân và Hội Cựu chiến binh, tạo điều
kiện giúp nhau phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo. Trong đó, tập
trung công tác xây dựng, quy hoạch cán bộ, phát triển đảng viên là đồng bào
Chăm được cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh
đã có 258 đảng viên là người Chăm (chiếm 3,72% đảng viên toàn tỉnh) có 07
chi bộ ở cùng làng Chăm. Hầu hết đảng viên người Chăm đều trẻ, có trình độ
và lòng nhiệt tình cách mạng, đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền, vận
động đồng bào Chăm chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật Nhà nước, đặc biệt là chính sách dân tộc, tôn giáo và hoạt động tự
do tín ngưỡng tôn giáo. Đối với công tác cán bộ, đã có 292 cán bộ người
Chăm giữ các chức vụ quan trọng trong cấp uỷ, chính quyền (cấp tỉnh 05; cấp


19

huyện 17, cấp xã, phường, thị trấn 270), có 02 tỉnh uỷ viên người Chăm
(chiếm tỷ lệ 21%) ngoài ra, có 250 cán bộ công chức người Chăm đang công
tác ở các sở, ban, ngành, đoàn thể và doanh nghiệp, có 35 người giữ chức vụ
từ cấp phòng trở lên (trong đó có 21 đảng viên). Đối với cán bộ là đồng bào
Chăm trong LLVT tỉnh hiện nay có 13 sĩ quan và đang gửi đi tạo nguồn thiếu
sinh quân 6 đồng chí tại trường quân sự Quân khu 5.
5. Nguyên nhân và kinh nghiệm trong công tác VĐQC chống
truyền đạo trái phép ở vùng đồng bào Chăm có đạo của LLVTtỉnh Ninh

Thuận.
* Nguyên nhân đạt được
Với những kết quả công tác tuyên truyền, VĐQC ở vùng đồng bào
Chăm có đạo trong việc phòng, chống hoạt động TĐTP của LLVT tỉnh Ninh
Thuận, đã góp phần tích cực việc hạn chế, ngăn chặn hiện tượng lợi dụng
chính sách dân tộc, tôn giáo để hoạt động tuyên truyền đạo trái phép có những
nguyên nhân cơ bản sau :
Một là, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng công tác VĐQC trong
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, luôn trung thành và vận dụng linh hoạt,
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác quần
chúng, luôn chủ động đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, kịp thời, phù hợp
để lãnh đạo công tác VĐQC nhân dân. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc những
quan điểm, tư tưởng về công tác dân vận, VĐQC trong thời kỳ mới. Đảng uỷ,
BCHQS tỉnh đã kịp thời cụ thể hoá và xác định nội dung, biện pháp tổ chức
thực hiện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội, xây dựng LLVT
địa phương vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đã có những chủ
trương, biện pháp quan trọng trong củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động
công tác VĐQC ở vùng đồng bào Chăm có đạo trong tỉnh.
Hai là, đồng bào Chăm có đạo và không có đạo trong tỉnh vốn có
truyền thống yêu nước trong suốt chiều dài lịch sử, trong công cuộc đấu tranh


20

giải phóng dân tộc; đồng bào Chăm luôn đoàn kết gắn bó cùng với đồng bào
các dân tộc trong tỉnh như Rác lay, K.ho…đứng lên đánh đuổi giặc ngoại
xâm. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương
đồng bào Chăm có đạo trong tỉnh đã đoàn kết một lòng đi theo Đảng, tin
tưởng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp đổi mới đất
nước, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Ba là, cấp uỷ, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trong LLVT tỉnh
Ninh Thuận luôn xác định tốt chức trách, nhiệm vụ chính trị được giao; thực
hiện tốt chức năng làm nòng cốt cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc
biệt là đồng bào Chăm có đạo đấu tranh phòng, chống các hoạt độngTĐTP,
góp phần giữ vững ANCT và TTATXH ở địa phương.
Bốn là, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp uỷ, chỉ huy các cơ quan, đơn
vị trong LLVT tỉnh với cấp uỷ, chính quyền địa phương nơi đóng quân là
nhân tố quan trọng trực tiếp quyết định thắng lợi trong đấu tranh phòng,
chống truyền đạo trái phép ở vùng đồng bào Chăm có đạo ở Ninh Thuận.
* Những hạn chế, thiếu sót
- Sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ bằng chiến lược
“DBHB”, BLLĐ. Trong những năm qua, các lực lượng thù địch đã và đang
tăng cường hoạt động chống phá đối với đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đặc
biệt là vùng đồng bào Chăm có đạo. Nhằm mục đích kích động, lôi kéo đồng
bào Chăm thực hiện âm mưu thành lập “Vương quốc Chăm pa”. Các thế lực
thù địch chủ trương đột phá tuyên truyền đạo tin lành trong thế kích động đạo
Bà la môn, đạo Bà ni truyền thống của người Chăm, làm ngọn cờ tinh thần để
lôi kéo đồng bào các dân tộc trong tỉnh, gắn tuyên truyền đạo trái phép với di
dân tự do hòng biến đồng bào Chăm thành “điểm nóng” về ANCT và
TTATXH ở địa phương.
- Sự phối hợp chỉ đạo của các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành,
các đoàn thể của tỉnh trong việc ngăn chặn các hoạt động tuyên truyền đạo


21

trái phép trong đồng bào Chăm có đạo chưa kịp thời, còn lúng túng về chủ
trương và biện pháp. Chính sách và chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã
hội ở vùng đồng bào Chăm có đạo chậm được triển khai, vẫn còn tình trạng
đói nghèo (chiếm khoảng 35-40%).

- Nhận thức của đồng bào Chăm có đạo ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa
còn hạn chế, tình trạng mù chữ chậm được khắc phục có biểu hiện gia tăng,
phong tục, tập quán của đồng bào Chăm còn lạc hậu, nhất là quan hệ gia đình
theo chế độ mẫu hệ, tệ nạn mê tín dị đoan trong cúng bái chữa bệnh…là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo và lạc hậu.
- Việc nhận thức về dân tộc, tôn giáo ở một số cơ quan, đơn vị trong
LLVT địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thấy hết tính chất phức tạp,
lâu dài về vấn đề dân tộc và tôn giáo, thậm chí còn chưa phân định rõ ràng
giữa hoạt động tuyên truyền đạo trái phép và tự do tín ngưỡng tôn giáo, nên bị
động, lúng túng trong công tác VĐQC đấu tranh cũng như việc giải quyết các
tình huống xảy ra trên địa bàn đóng quân. Mặt khác, công tác tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên truyền, VĐQC cho cán bộ, chiến sĩ
chậm đổi mới cả về nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành. Tỷ lệ cán
bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp là người Chăm còn ít. Số cán bộ, sỹ
quan trẻ và quân nhân chuyên nghiệp làm công tác bám nắm địa bàn, bám sát
cơ sở còn hạn chế trong sử dụng tiếng nói và chữ viết của đồng bào Chăm.
- Tính chủ quan, rập khuôn máy móc, mất cảnh giác hoặc xem thường
công tác VĐQC ở vùng đồng bào Chăm có đạo trên địa bàn đóng quân ở một
số cơ quan, đơn vị, thậm chí ngay cả trong cấp uỷ, chỉ huy vẫn còn diễn ra;
chưa làm tốt việc lồng ghép, kết hợp giữa các biện pháp đấu tranh với tuyên
truyền phòng, chống hoạt động truyền đạo trái phép trong tình hình hiện nay.
* Những kinh nghiệm trong công tác VĐQC ở vùng đồng bào Chăm
có đạo của LLVT trong tỉnh Ninh Thuận.


22

- Phải luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo các quan điểm, chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo.
Thực chất của công tác VĐQC là một cuộc vận động chính trị sâu rộng

trong nhân dân. Do đó, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trên địa
bàn toàn tỉnh, xác định trọng tâm là đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó
trọng điểm là vùng đồng bào Chăm có đạo. Đòi hỏi cán bộ, chiến sỹ các cơ
quan, đơn vị trong LLVT tỉnh phải chủ động quán triệt và vận dụng đúng đắn,
sáng tạo các quan điểm, chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng,
ổn định dân cư, chăm lo phát triển kinh tế-xã hội. Thực hiện và chấp hành
nghiêm Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng uỷ, BTLQK 5, Nghị quyết của Tỉnh uỷ,
Ninh Thuận; đồng thời phải thường xuyên bám sát địa bàn để có kế hoạch tổ
chức VĐQC và xác định nội dung, hình thức biện pháp hoạt động phù hợp.
- Phải có niềm tin vững chắc vào nhân dân, thường xuyên liên hệ mật
thiết với nhân dân, kiên trì vận động nhân dân đặc biệt là vùng đồng bào
Chăm có đạo chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
Nhà nước về vấn đề dân tộc và tôn giáo. Tôn trọng tự do tín ngưỡng của đồng
bào có đạo trong khuôn khổ pháp luật và các quy định của địa phương.
- Trong đấu tranh phòng, chống TĐTP phải lấy phòng ngừa là chính,
đồng thời kết hợp giữa đấu tranh trực diện với đấu tranh giáo dục, thuyết
phục, lấy giáo dục, thuyết phục làm chính. Chăm lo bồi dưỡng kiến thức,
năng lực tổ chức hoạt động tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ làm công tác
VĐQC ở vùng đồng bào Chăm có đạo.
- Công tác VĐQC đấu tranh phòng, chốngTĐTP ở vùng đồng bào
chăm có đạo của LLVT tỉnh Ninh Thuận phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ
đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp hoạt
động giữa các cơ quan, đơn vị trong LLVT tỉnh với các cấp, các ngành, các
đoàn thể ở địa phương nơi đóng quân.


23

Tóm lại: Hơn 10 năm qua, kể từ ngày tái lập tỉnh (1992) đến nay,
LLVT tỉnh Ninh Thuận đã quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của

Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở,
từ LLVT Quân khu đến LLVT tỉnh về công tác VĐQC đấu tranh phòng,
chống hoạt động TĐTP ở vùng đồng bào Chăm có đạo đạt được nhiều kết quả
quan trọng, trực tiếp góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá-xã
hội, y tế, giáo dục và đào tạo, củng cố thế trận QPAN vững chắc ở vùng đồng
bào Chăm. Tuy nhiên, hoạt độngTĐTP trên địa bàn tỉnh nói chung, trong
đồng bào Chăm có đạo ở Ninh Thuận hiện nay đã và đang diễn ra rất phức tạp
cả về quy mô, nội dung và hình thức tổ chức; hòng chuyển Ninh Thuận thành
“điểm nóng” về an ninh chính trị và TTATXH. Do vậy, LLVT tỉnh là lực
lượng nòng cốt, lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
ANCT, xây dựng nền QPTD vững mạnh gắn với thế trân ANND vững chắc.
LLVT tỉnh phải thường xuyên đổi mới cả về nội dung, hình thức và biện pháp
tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh phòng, chống TĐTP
trong vùng đồng bào Chăm có đạo, tăng cường hơn nữa công tác VĐQC góp
phần làm thất bại âm mưu “đạo hoá” trong vùng đồng bào Chăm trên địa bàn
toàn tỉnh, đặc biệt chú trọng ở khu vực giáp ranh với các tỉnh bạn như Bình
Thuận, Lâm Đồng và Khánh Hoà.
II. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP VẬN ĐỘNG
QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH, PHÒNG, CHỐNG TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÉP Ở
VÙNG ĐÒNG BÀO CHĂM CÓ ĐẠO CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỈNH NINH
THUẬN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

1. Đặc điểm, tình hình đồng bào Chăm ở Ninh Thuận hiện nay:
Tỉnh Ninh Thuận có diện tích tự nhiên 3.36006km, trong đó khoảng
70% diện tích là rừng, núi, có 105 km bờ biển. Tổ chức hành chính có 1 thị
xã, 05 huyện bao gồm (Ninh Sơn, Bác ái, Ninh Phước, Ninh Hải và Thuận
Bắc), 59 xã, phường, thị trấn (trong đó có 20 xã miền núi). Dân số toàn tỉnh


24


514.680 người; có 27 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó có số đông là
các dân tộc Kinh 308.055 người, Chăm 60.340 người, Rác lay 47.635 người,
có 7 tôn giáo chính là Thiên Chúa giáo (10.728 hộ, 62.462 người chiếm
12,13% dân số); Tin lành (1.191 hộ, 5.498 người chiếm 1,07 dân số); cao đài
(342 hộ, 1.556 người chiếm 0,3% dân số); Bà la môn (7.269 hộ, 34.637 người
chiếm 6,4% dân số); Bà ni hồi giáo cũ (4.559 hộ, 22.133 người chiếm 4,1%
dân số); Islam hồi giáo mới (318 hộ, 1.564 người chiếm 0,3% dân số).
Người Chăm trong tỉnh có 12.783 hộ, 60.304 người (chiếm tỷ lệ
11,72% dân số toàn tỉnh và (chiếm hơn 50% đồng bào Chăm cả nước), sống
tập trung ở vùng đồng bằng, xen kẽ với các dân tộc anh em ở 22 thôn, thuộc
12 xã của 5/6 huyện, thị trong tỉnh (trừ huyện Bác ái). Trong đó, số người
Chăm theo đạo Bà la môn 34.637 người (chiếm 57,4%); đạo bà ni (hồi giáo
cũ) 22.113 người (chiếm 36,64%); đạo Islam (hồi giáo mới) 1.564 người
(chiếm 2,6%) số còn lại theo một số đạo khác như: Tin lành, thiên chúa giáo,
cao đài…Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, một số ít đồng bào trồng
cây công nghiệp, cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Có một số thôn
chuyên làm nghề dệt thổ cẩm, làm đồ gốm, trồng và chế biến thuốc nam.
Đồng bào Chăm có trình độ dân trí cao so với các dân tộc thiểu số khác trong
tỉnh, có nền văn hoá đa dạng, phát triển từ lâu đời này. Hiện tại, vẫn còn lưu
giữ nhiều công trình có giá trị như: Đền tháp Poklong, tháp Pô rô mê, đền Pô
nư ga…đặc biệt là ngôn ngữ và chữ viết Chăm ngày càng được củng cố, phát
triển góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá dân tộc.
Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện có 570 đồng bào Chăm Ninh Thuận
sinh sống ở 15 nước, đông nhất là ở Mỹ 245 người, có 9/11 tổ chức hội, nhóm
người Chăm ở nước ngoài, trong đó đáng chú ý nhất có hai tổ chức phản động.
Một là, văn phòng Chăm quốc tế (IOC- Compa) trụ sở ở Mỹ, có chi
nhánh ở Pháp và Malaixia. Tổ chức này do tên Quảng Đại Đủ sáng lập và
hiện đang giữ vai trò cố vấn, thường xuyên kích động hận thù Chăm – Kinh,



25

ca ngợi bọn Fun rô, kêu gọi người Chăm trong và ngoài nước đoàn kết tìm lại
đất nước Chăm pa.
Hai là, Hội nghệ thuật văn hoá Chăm pa quốc tế do tên Chế Linh thành
lập từ năm 2000 tại Canada, có nhiều hoạt động chống phá cách mạng Việt
Nam, kích động đồng bào Chăm nhằm phục hồi “Vương quốc” Chăm pa.
2. Những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến công tác vận động
quần chúng đấu tranh phòng, chống truyền đạo trái phép ở vùng đồng
bào Chăm có đạo của lực lượng vũ trang tỉnh Ninh Thuận hiện nay.
* Âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ và các
thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá cách mạng Việt Nam.
Kết thúc chiến tranh lạnh, thế giới đang phát triển theo xu thế hoà bình,
hợp tác cùng phát triển, nguy cơ chiến tranh thế bị đẩy lùi. Nhưng, các cuộc
chiến tranh cục bộ, chiến tranh mang màu sắc tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp
lãnh thổ, tài nguyên…đặc biệt là ý thức tộc người đang “dần bừng tỉnh”, đang
diễn ra quyết liệt, tính chất ngày càng phức tạp hơn, chứa đựng nhiều nhân tố
gây mất ổn định chính trị cả thế giới và khu vực. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX nhận định: “…Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang,
xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp chính trị
và âm mưu lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi, với tính chất phức tạp
ngày càng tăng”
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang đẩy mạnh thực hiện âm
mưu “DBHB”, BLLĐ nhằm mục tiêu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, lật đổ chế độ XHCN ở nước ta, chúng lợi dụng xu thế hợp tác
hoá, toàn cầu hoá và chính sách mở cửa nền kinh tế để đầu tư, chi phối về
kinh tế, lũng đoạn về chính trị, gây sức ép về tự do dân chủ, nhân quyền, hòng
chia rẽ Đảng với nhân dân, Đảng với quân đội; tập hợp các lực lượng, các
phần tử phản động trong nước tăng cường hoạt động phá hoại, gây mất trật tự

chính trị- xã hội, làm cho quần chúng hoang mang, nghi ngờ về đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.


×