Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích những lý do motivations chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ở kênh truyền thống chợ cóc, cửa hàng nhỏ và mua hàng ở kênh hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.05 KB, 13 trang )

GaMBA01.M04

Bài tập nhóm nhỏ_ môn Quản trị Marketing

Nhóm số 2.

BÀI TẬP NHÓM

A- CHỦ ĐỀ
Phân tích những lý do (motivations) chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ở
kênh truyền thống (chợ cóc, cửa hàng nhỏ,...) và mua hàng ở kênh hiện đại (siêu thị,
trung tâm thương mại...) phân tích sự khác nhau (nếu có) giữa các nhóm khách hàng
(già hơn và trẻ hơn; nhóm theo thu nhập, phong cách sống, tính cách cá nhân...).
B- BẢN BÁO CÁO
I- Đặt vấn đề:
Xã hội ngày càng phát triển theo xu hướng hội nhập và con người trong xã hội
luôn có xu hướng thích nghi, vận dụng những thành tựu của Khoa học kỹ thuật vào các
ứng dụng trong cuộc sống. Môi trường sống thay đổi, điều kiện sống thay đổi, chắc
chắn sẽ có nhiều ít làm ảnh hưởng đến các hành vi của con người, và trong đó hành vi
tiêu dùng của xã hội cũng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi sẽ khác nhau ở mỗi vùng
miền, mỗi nền văn hóa, mỗi độ tuổi hay giới tính của Con người. Với mong muốn tìm
hiểu và rút ra các kết luận có thể vận dụng trong Kinh doanh, đáp ứng tốt nhất yêu cầu
của xã hội, nhóm 2 lựa chọn chủ đề: “Phân tích những lý do (motivations) chủ yếu ảnh
hưởng đến hành vi mua hàng ở kênh truyền thống (chợ cóc, cửa hàng nhỏ,...) và mua
hàng ở kênh hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại...) phân tích sự khác nhau (nếu
có) giữa các nhóm khách hàng (già hơn và trẻ hơn; nhóm theo thu nhập, phong cách
sống, tính cách cá nhân...)” để điều tra nghiên cứu và lập báo cáo.
Để phân tích những lý do chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng ở kênh
truyền thống và kênh hiện đại, chúng ta phải làm rõ các khái niệm cơ bản và mục tiêu
nghiên cứu:
- Chủ đề nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng phản ánh một xã hội


về cả văn hóa, tập quán truyền thống đến các giá trị phát triển khác như dân trí, sự phát
triển của nền kinh tế, quan hệ cung cầu… có lẽ được phản ánh và thể hiện rõ nhất qua
các kênh phân phối hàng tiêu dùng, kể cả các chợ cóc, các của hàng bán nhỏ cũng như
hệ thống các siêu thị hoặc bán hàng trực tuyến.

1


GaMBA01.M04

Bài tập nhóm nhỏ_ môn Quản trị Marketing

Nhóm số 2.

- Tìm hiểu được các lý do cơ bản ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của các tầng
lớp dân cư là một điều kiện giúp các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể có được
việc lựa chọn đúng đắn cho bước đầu chiến lược kinh doanh của mình, đôi khi nó
quyết định cả sự thành bại.
- Mỗi nhóm khách hàng khác nhau, mỗi địa bàn khác nhau, mỗi văn hóa khác
nhau sẽ có các lựa chọn khác nhau.
Khách hàng luôn là trung tâm, là mối quan tâm hàng đầu của các công ty, thấu
hiểu được khách hàng, hành vi khách hàng sẽ là chìa khóa thành công đối với các công
ty trong kinh doanh.
Tuy nhiên đối với các công ty, khách hàng luôn là điều bí ẩn mà bất cứ công ty
nào cũng muốn khám phá. Trả lời được câu hỏi tại sao cùng một sản phẩm nhưng
doanh số bán hàng trong từng khu vực lại khác nhau? Điều gì làm nên sự khác biệt
giữa hành vi mua sắm của các nhóm người tiêu dùng? Là cả một quá trình tìm hiểu,
khám phá dày công và tốn kém....đòi hỏi các công ty phải đầu tư nghiên cứu.
Với các lý do trên, báo cáo này mong muốn dùng kiến thức về Marketing để
phân tích, đánh giá và có thể chỉ ra được các lý do cơ bản chi phối tác động đến tâm lý

các nhóm khách hàng khi tham gia mua sắm hàng hóa, dịch vụ; và hy vọng rằng,
những kết quả phân tích đó có thể giúp ích cho các doanh nghiệp hoặc các hộ kinh
doanh cá thể khi lựa chọn kênh phân phối cho phù hợp.
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm hành vi người tiêu dùng
Hành vi mua của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc
lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm. Đó là cách thức mà người tiêu dùng sẽ thực
hiện để đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của mình, liên quan đến việc mua sắm và
sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân.
2. Các nhân tố chung ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng: Văn hóa; Xã hội;
Tâm lý; Cá nhân; Khả năng kinh tế; Sự phát triển của KHCN...
Khi nói về khách hàng là người ta nói đến hành vi của người tiêu dùng và hành
vi đó là sự lựa chọn, mua, và sử dụng như thế nào các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng, hoặc
kinh nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ.
2


GaMBA01.M04

Bài tập nhóm nhỏ_ môn Quản trị Marketing

Nhóm số 2.

Hành vi mua hàng của khách hàng được bắt đầu từ sự tác động của makerting và
các tác động khác đến người tiêu dùng. Các yếu tố (đặc điểm) của người mua hàng.
Sau đó là quá trình ra quyết định mua hàng của người mua. Và cuối cùng là quyết định
của người mua.
Nghiên cứu các yếu tố của người tiêu dùng, các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
người tiêu dùng rất quan trọng nó giúp chúng ta có những biện pháp marketing cho phù
hợp. Như các yếu tố về văn hóa nó ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến người tiêu dùng.

Văn hóa, tiểu văn hóa và tầng lớp xã hội là phần vô cùng quan trọng trong hành vi mua
của người tiêu dùng. Văn hóa là cơ sở để xác định những mong muốn và hành vi của
con người. Đối với người dân Việt Nam dấu ấn văn hóa càng được thể hiện rõ nét, nền
văn hóa Việt Nam mang bản sắc của văn hóa làng xã, thường tập trung đông người hay
nói cách khác là mang tính chất cộng đồng cao. Điều này cũng được thể hiện phần nào
thông qua các con số cụ thể về hoạt động mua sắm, tiêu dùng: Theo số liệu thống kê,
cả nước hiện có khoảng 9.000 chợ các loại, trong đó 75% là chợ nông thôn, 25% là chợ
thành thị và mới có 30/64 tỉnh thành có siêu thị. Vì thế, kênh phân phối hàng hoá qua
siêu thị mới chiếm khoảng 10% doanh thu bán lẻ của cả nước. Tuy nhiên, người tiêu
dùng đang ngày càng có thói quen đi mua sắm ở siêu thị, dự báo kênh phân phối này sẽ
chiếm từ 30-40% thị phần vào năm 2010 và 60% thị phần vào năm 2020.
Xét về mặt tầng lớp xã hội thì ở nước ta hiện nay đang nổi lên một lớp người trẻ
tuổi và trung niên là những “người tiêu dùng trẻ”, họ có mức thu nhập cao, số người
này ngày càng tăng lên. Đối với những “người tiêu dùng trẻ” này đang ngày càng có xu
hướng chuyển từ mua sắm tại chợ truyền thống sang mua sắm tại siêu thị, trung tâm
thương mại, số tiền chi cho tiêu dùng của họ cao hơn hẳn so với các lứa tuổi khác trong
xã hội. Hay các yếu tố về xã hội, người tiêu dùng thường để ý tới sự hướng dẫn và
chấp nhận của người khác. Các nhóm thành viên: Sơ cấp/ quan trọng nhất là gia đình
và bạn bè gần gũi; Thứ cấp xa hơn nhóm một, như đồng nghiệp ở cơ quan. Các yếu tố
về xã hội còn có ý kiến của người lãnh đạo. Những sản phẩm được sử dụng trước công
chúng như ô tô hay quần áo dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các nhóm liên quan. Gia đình là
nhóm có tác động quan trọng. Các yếu tố cá nhân cũng có tác động lớn đến hành vi của
người tiêu dùng như: Tuổi, giai đoạn trong chu kỳ sống của gia đình, nghề nghiệp,
hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, tính cách cá nhân và nhận thức về bản thân.

3


GaMBA01.M04


Bài tập nhóm nhỏ_ môn Quản trị Marketing

Nhóm số 2.

Ngoài những nhân tố trên thì các yếu tố như khả năng kinh tế, sự phát triển của
khoa học công nghệ.
- Khả năng kinh tế: Khi khả năng kinh tế có hạn, sức mua nhỏ, con người có
tâm lý dễ chấp nhận khi mua sắm, ít lựa chọn hơn, quan tâm nhiều đến công năng và
hiệu quả sử dụng. Khi kinh tế phát triển, sức mua tăng, con người có xu hướng tăng
tiêu dùng và sự tăng lựa chọn, chú ý nhiều đến các tính năng khác biệt của sản phẩm,
do đó luôn có xu hướng cần sự so sánh để có thể lựa chọn sản phẩm tốt hơn.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: khi khoa học công nghệ phát triển, con
người tiếp cận với thông tin nhanh hơn, khối lượng thông tin lớn hơn, cho phép lựa
chọn dễ dàng hơn, và từ đó nhu cầu lựa chọn so sánh dần trở thành tất yếu.
Thống kê về xu hướng tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ và chi tiêu/ tổng thu
nhập của người Việt Nam.

STT

Nội dung chi tiêu

Tiêu dùng/
Tổng thu nhập

1

Thực phẩm và đố uống không cồn

31%


2

Đố uống có cồn, thuốc lá và các chất kích thích khác

2%

3

Quần áo và giày dép

3%

4

Tiền nhà, điện, nước và chi phí năng lượng khác

15%

5

Đồ đạc, thiết bị gia dụng

5%

6

Sức khoẻ

8%


7

Giao thông

10%

8

Viễn thông

1%

9

Văn hoá và giải trí

5%

10

Giáo dục

9%

11

Nhà hàng, khách sạn

7%


3. Kênh phân phối, các loại kênh phân phối phổ biến ở Việt Nam hiện nay; Các
nhân tố cơ bản của việc thỏa mãn khách hàng.
4


GaMBA01.M04

Bài tập nhóm nhỏ_ môn Quản trị Marketing

Nhóm số 2.

3.1. Kênh phân phối
Kênh phân phối bao gồm các tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động để chuyển sản
phẩm & quyền sở hữu sản phẩm từ khâu sản xuất tới tiêu dùng. (Bucklin - Theory of
Distribution Channel Structure 1966).
3.2. Các loại kênh phân phối, sự lựa chọn của khách hàng; Các nhân tố cơ bản của
việc thỏa mãn khách hàng: Yếu tố sản phẩm, yếu tố thuận tiện, yếu tố con người.
Hệ thống phân phối tại Việt Nam hiện nay chủ đạo bởi hệ thống phân phối truyền
thống với kênh phân phối chính là chợ cóc, cửa hàng nhỏ và các tiệm bán lẻ rải rác
khắp các địa phương. Điều này đối chọi với hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại và chủ
yếu là siêu thị như Coop Mart, MaxiMark... và các trung tâm bán sỉ lẻ lớn như Metro,
BigC. Tại các đô thị lớn - nơi có sức mua lớn nhất, nhịp sống dần dần được thay đổi
trong các gia đình đặc biệt là giới trẻ bởi thói quen cuối tuần đi siêu thị mua đồ dùng
cho cả gia đình trong một tuần. Thêm nữa, sự chênh lệch về phương thức kinh doanh,
sự đa dạng hàng hóa, giá cả, nhãn hiệu, an toàn thực phẩm... đã nghiêng cán cân lợi thế
về phía hệ thống phân phối hiện đại. Với sự phát triển hiện nay và khả năng liên kết
toàn cầu ngày cáng thuận lợi thì hệ thống phân phối hiện đại tất nhiên sẽ làm suy yếu
kênh phân phối truyền thống trong thời gian tới. Tuy nhiên xét về khu vực địa lý thì tốc
độ tăng trưởng này chủ yếu diễn ra tại các thành phố lớn là chính, cũng như ở đại bộ
phận tầng lớp trung lưu khá giả còn với các vùng nông thôn, những người có thu nhập

thấp thì xu hướng này cũng dần chuyển dịch xong tốc độ diễn ra chậm hơn.
Vậy nguyên nhân, lý do nào khiến người dân lựa chọn kênh phân phối siêu thị
hay chợ cóc.
Để có được số liệu thống kê về thói quen tiêu dùng của người dân, nhóm số 2 đã
tiến hành 2 phương pháp: khảo sát qua phiếu điều tra nhu cầu đào tạo và tiến hành
khảo sát trên thực địa tại một số địa bàn cũng như một số đồng nghiệp tại cở quan làm
viêc. Mẫu phiếu khảo sát được thiết kế phù hợp với mỗi loại đối tượng khảo sát (phụ
lục đính kèm).
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng áp dụng phương pháp chọn mẫu trong quá
trình khảo sát đối tượng là cá nhân làm việc tại các văn phòng cơ quan và một bộ phận
người dân có mức thu nhập ở mức trung bình. Tuy nhiên, các mẫu lấy số liệu được

5


GaMBA01.M04

Bài tập nhóm nhỏ_ môn Quản trị Marketing

Nhóm số 2.

chọn sao cho có thể thu thập được ý kiến đại diện điển hình của đa số mức sống của
người dân tại Hà Nội làm đại diện.
Số liệu từ các phiếu điều tra cùng với những ý kiến thu thập được từ các cuộc tiếp
xúc phỏng vấn là cơ sở cho những phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận về những lý
do (motivations) chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ở kênh truyền thống (chợ
cóc, cửa hàng nhỏ,...) và mua hàng ở kênh hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại...).

BẢNG THỐNG KÊ THÓI QUEN MUA SẮM HIỆN NAY :
( số lượng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 300 người)


STT

Nội dung chi tiêu

Chỉ tiêu thống kê

1

Lựa chọn mua hàng tại chợ cóc, của hàng nhỏ

88,87%

2

Lựa chọn mua hàng tại siêu thị, TTTM

7,71%

- Số lần mua hàng/tháng tại chợ cóc

27 lần

3

4

- Cửa hàng tạp phẩm gần nhà

11,5 lần


- Cửa hàng bách hóa

4,4 lần

Số lần mua hàng/tháng tại siêu thị, TTTM

2,7 lần
Thực phẩm tươi sống,

5

Nhóm hàng thường mua nhất ở chợ

đồ dùng gia đình, sản
phẩm dệt may, nhu yếu
phẩm, hóa phẩm.
Hóa phẩm, dệt may,

6

Nhóm hàng thường mua nhất ở siêu thị

thực phẩm công nghiệp,
đồ dùng vệ sinh công
nghiệp, mỹ phẩm.

7
8


Lý do mua tại siêu thị thay vì chợ cóc, tạp hóa là
do giá cả
Lý do mua tại siêu thị thay vì chợ cóc, tạp hóa là

97,4%
94%
6


GaMBA01.M04

Bài tập nhóm nhỏ_ môn Quản trị Marketing

Nhóm số 2.

quan tâm đến chất lượng sản phẩm
9

Thủ tục thanh toán nhanh gọn

88,28

10

Lý do mua tại chợ cóc, tạp hóa là gần nhà

88,9%

11


Lý do mua tại chợ cóc, tạp hóa là dễ mua hàng...

79%

Hiện nay mặc dù có nhiều siêu thị và trung tâm thương mại nhưng vẫn còn chợ,
vẫn còn nhiều người thích đi chợ, họ không chỉ là những người nghèo mà có không ít
những người giàu. Việc lựa chọn kênh phân phối này do thói quen mua hàng, nhờ sự
thuận tiện là gần nhà, dễ mua hàng, quen người bán hàng, không phải gửi xe… (Gần
nhà, thuận tiện về giao thông, và dễ mua hàng... cũng là những tiêu chí quan trọng lần
lượt được 88,9% và 79% người tiêu dùng quan tâm).
Tuy nhiên, xét về xu hướng chung của một xã hội hiện đại đang dần được hình
thành ở các đô thị lớn thì kênh phân phối siêu thị ngày càng được phát triển, một bộ
phận dân cư đặc biệt là giới trẻ và những gia đình có thu nhập cao thích đi siêu thị mua
sắm, họ tiêu xài nhiều và tiết kiệm ít hơn. Họ thường mua sắm khối lượng lớn cho cả
tuần tại các siêu thị, trung tâm mua sắm; Họ coi việc đi mua sắm tại siêu thị như là một
thú vui, một hoạt động giải trí đồng thời cũng nhằm thỏa mãn sở thích của những đứa
trẻ đơn giản vì nó thích được ăn uống hay chơi video game trong khi mẹ mua sắm, mà
chợ thì không có video game, đồ chơi đa dạng và chỗ ngồi ăn không thuyết phục được
nó. Theo con số thống kê khoảng 60-70% người dân ở Tp.HCM và 20% dân số ở Hà
Nội cho rằng họ thích mua sắm ở các siêu thị hơn là các khu chợ ngoài trời. Dự đoán
trong 10 năm tới, con số này có thể lên tương ứng đến 90% dân số ở Tp. HCM và 50%
ở Hà Nội. Ngoài những yếu tố trên thì việc quyết định lựa chọn mua sắm tại siêu thị
còn có các nguyên nhân như giá cả, chất lượng sản phẩm: có đến 97,4% người tiêu
dùng được hỏi quan tâm đến vấn đề giá cả, 94% quan tâm đến chất lượng sản phẩm
được bán tại siêu thị. Điều này hoàn toàn phù hợp với những mong muốn của người
tiêu dùng về các loại thực phẩm có giá cả hợp lý và đảm bảo được về mặt chất lượng.
Các tiêu chí quan trọng khác là thủ tục thanh toán nhanh gọn (88,2%), có bãi giữ xe
rộng (74%) và hàng hóa được bài trí gọn gàng, ngăn nắp (58,4%)... Các tiêu chí ít được
người tiêu dùng đánh giá cao là có nhiều chương trình khuyến mại, tặng quà (31,9%),


7


GaMBA01.M04

Bài tập nhóm nhỏ_ môn Quản trị Marketing

Nhóm số 2.

có dịch vụ vận chuyển hàng hóa (38,3%) và sự nhiệt tình, thân thiện của nhân viên bán
hàng (37,4%).
Ngoài những nguyên nhân kể trên ra thì một vấn đề cũng không thể không nhắc
đến ở đây đó là yếu tố trình độ của người dân mà biểu hiện cụ thể là ý thức, thái độ, kỹ
năng sống của người dân. Ý thức của người dân ở đây bao gồm cả người bán hàng và
người mua hàng. Có cung ắt có cầu và có cầu thì ắt có cung đáp ứng chính vì vậy mà
các chợ cóc, gánh hàng rong vẫn tồn tại trên các con phố, vỉ hè. Gánh hàng rong là một
trong những cách người nghèo chủ động tự xoay sở để mưu sinh trong bối cảnh muôn
vàn khó khăn. Nhưng các gánh hàng rong thường được hình thành một cách tự phát và
manh mún ấy cũng chỉ đủ mưu sinh với mức hết sức tằn tiện và kham khổ, không thể là
điểm tựa đủ để vươn lên làm giàu cho những người chủ của nó.
Gia nhập WTO và phát triển kinh tế mạnh mẽ, mức sống được cải thiện đã làm
thay đổi xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam: Trong thời gian tới, thị trường Việt Nam sẽ
có những thay đổi rất lớn trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, chuyển từ mua
sắm truyền thống (tại các cửa hàng tạp hóa, nhỏ lẻ, chợ) sang mua sắm-giải trí tại các
siêu thị, trung tâm thương mại lớn. Người tiêu dùng sẽ dần đến các siêu thị, cửa hàng
tiện ích để xem hàng và so sánh, chọn lựa khi các mặt hàng của nước ngoài tràn vào
ngày càng phong phú và cạnh tranh.

III. KẾT LUẬN
Với các kết quả điều tra phân tích như trên, ta có thể thấy rõ rằng xu hướng vận

động và thói quen mua hàng của các Khách hàng Việt Nam hiện nay đang có xu hướng
dịch chuyển rõ ràng từ việc chọn mua ở các kênh phân phối truyển thồng sang các kênh
phân phối hiện đại, mà rõ ràng nhất là ở các vùng thành thị, với độ tuổi trung niên, và
nhất là các nhóm hàng có tính chất áp dụng công nghệ cao, có sự khác biệt rõ ràng của
sản phẩm. Tuy nhiên, với tập quán sinh hoạt cố kết cộng đồng và nền văn hóa lúa nước
từ ngàn năm nay do đó hình ảnh “chợ quê” sẽ không chỉ là nơi mua, bán mà có thể còn
là nét văn hóa, nơi giao lưu, gửi gắm tình cảm quê hương,.. trong đó, và vì vậy, kênh
phân phối truyền thống ở Việt nam sẽ vẫn mãi mãi duy trì ở từng vùng miền, ở mỗi
loại mặt hàng.

8


GaMBA01.M04

Bài tập nhóm nhỏ_ môn Quản trị Marketing

Nhóm số 2.

Các doanh nghiệp hay các hộ kinh doanh cá thể khi dự kiến lựa chọn kênh phân
phối nào làm nơi giới thiệu để tung sản phẩm của mình ra thị trường chắc chắn cần
phải nghiên cứu kỹ các đặc điểm hành vị, thói quen tiêu dùng của Khách hàng với sản
phẩm của mình, từ đó dó lựa chọn hợp lý nhất. Tất nhiên, để có kết quả tốt nhất, bên
cạnh việc nghiên cứu đặc điểm hành vị của Khách hàng phản ứng với chủng loại sản
phẩm đó, nhà phân phối còn phải định vị được sản phẩm của mình như thế nào trên thị
trường, so sánh được với các đối thủ cạnh tranh khác để từ đó có các kế hoạch
marketing cụ thể.
Tóm lại, Khách hàng luôn điều quan tâm nhất của các nhà sản xuất, phân phối;
việc tìm hiểu các mối quan tâm, các hành vi, các yếu tố chi phối đến việc Khách hàng
mua sảm phẩm, dịch vụ luôn là một việc rất khó, thường xuyên thay đổi và chịu tác

động đa chiều, do đó nhà doanh nghiệp nào cũng phải luôn quan tâm tìm hiểu một cách
thấu đáo. Với báo cáo này, nhóm nghiên cứu mong muốn những số liệu phân tích,
những nhận định đánh giá trên có thể giúp ích cho các doanh nghiệp hoặc các hộ kinh
doanh cá thể khi lựa chọn kênh phân phối cho phù hợp./.

9


GaMBA01.M04

Bài tập nhóm nhỏ_ môn Quản trị Marketing

Nhóm số 2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giao trình Marketing do ĐH Griggs biên soạn;
2. A.Prof.S.Kumaran, December 2008, Marketing;
3. www.vneconomy.vn;
4. - Tài liệu tham khảo - Harvard Business School;
5. Một số tạp chí chuyên ngành của Việt Nam;
6. Phiếu khảo sát.

PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

PHIẾU KHẢO SÁT

Để có những thông tin phục vụ cho chiến lược chăm sóc khách hàng trong thời
gian tới, công ty chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát về “ hành vi mua sắm của người
tiêu dùng”. Các câu trả lời của quý vị sẽ được tổng hợp trong kết qủa nghiên cứu cuối
cùng của chúng tôi. Xin quý vị hãy dành thời gian hoàn thành các câu hỏi dưới đây

bằng cách đánh dấu X vào câu trả lời anh( chị) cảm thấy phù hợp nhất.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của anh (chị)!
I. THÔNG TIN CHUNG.
Tuổi : 18- 25



Giới tính:

Tình trạng hôn nhân

26- 35

36- 45

45- 55





tuổi

Nam

Nữ






Độc thân


 Trên 55


Đã có gia đình

10


GaMBA01.M04

Bài tập nhóm nhỏ_ môn Quản trị Marketing

Nhóm số 2.

Số con (nếu có)…..
Hiện tại anh (chị)đang sống tại
thuê

Nhà riêng

Nhà




Số thành viên sống cùng…..


Thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình:
3-5 triệu

5- 8 triệu





8-12 triệu

Trên 12 triệu




II. NỘI DUNG KHẢO SÁT.
1. Trong gia đình anh(chị) có các đồ dùng/ dịch vụ tiện ích sau không?
Tivi


lạnh



Máy giặt




Điều hòa nhiệt độ  Bếp gas

Mạng Internet



Máy tính xách tay



Truyền hình cáp


2. Anh ( chị ) thường dùng thời gian rỗi của minh để tiêu tiền vào mục đích
gì?
Đi du lịch

Đi mua sắm 



Về quê

 Tụ tập bạn bè 

3. Anh chị thường đi các siêu thị/ trung tâm thương mại bao nhiêu lần
/tháng?
Không đi




1 lần/tháng

tháng  4 lần/tháng

2 lần/tháng



đi liên tục ( nhiều lần)



3 lần/




4. Anh chị thường đi chợ/ cửa hàng tạp hóa bao nhiêu lần /tháng?
Không đi



1 lần/tháng

tháng  4 lần/tháng



2 lần/tháng




3 lần/



đi liên tục ( nhiều lần)



5. Anh (chị) thường mua các đồ dùng gia đình ở đâu?
Chợ/ Hàng rong/ Của hàng nhỏ

Siêu thị \Trung tâm thương mại lớn 

Mua qua hệ thống bán hàng trực tuyến( Internet/ truyền hình) 
6. Ai là người thường xuyên đi mua sắm đồ cho gia đình?
Anh (chị) 

Bố/ mẹ/ người nhà 

Người giúp việc 

11


GaMBA01.M04

Bài tập nhóm nhỏ_ môn Quản trị Marketing


Nhóm số 2.

7. Trước khi đi mua hàng anh (chị) thường dựa trên yếu tố/ tiêu chí nào đẻ
lựa chọn sản phẩm:
Nghe/ xem quảng cáo

Nhãn hiệu



 Nghe giới thiệu

Xuất xứ sản phẩm



Khuyến mãi 



8. Khi đi mua hàng anh chị thường lựa chọn sản phẩm theo các tiêu chí
nào? ( đánh số thứ tự theo các tiêu chí lựa chọn )
Màu sắc/ kiểu dáng 
mãi

Nhãn hiệu




xuất xứ sản phẩm

phù hợp/ tiện lợi dễ dàng sử dụng



 Dịch vụ hậu



9. Theo anh (chị) cách mua hàng nào là tiện lợi/ hiệu phù hợp an toàn hiệu
quả nhất với anh (chị)?
Đi siêu thị/ trung tâm thương mại 

Đi chợ

Cửa hàng tạp hóa





Mua hàng qua các kênh thông tin trực tuyến 
10. Theo anh (chị) mua sắm ở những trung tâm thương mại/ siêu thị có
những đặc điểm / yếu tố gì?
10.1. Mua ở siêu thị/ trung tâm thương mại/ qua các kênh mua hàng trục tuyến
hiện đại:
Dễ mua




an toàn





Tiện lợi



giá rẻ



giá đắt


Nhiều mặt hàng

Phục vụ/ chăm sóc khách hàng tốt


Chất lượng đảm bảo 

10.2 mua hàng ở chợ cóc, của hàng nhỏ
Dễ mua

an toàn




 nhiều mặt hàng 
hàng tốt

giá rẻ 



Tiện lợi



giá đắt

Phục vụ/ chăm sóc khách



Chất lượng đảm bảo 

12


GaMBA01.M04

Bài tập nhóm nhỏ_ môn Quản trị Marketing

Nhóm số 2.


13



×